Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 18 May 2019 01:38:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nhiễm khuẩn sau sinh https://benh.vn/nhiem-khuan-sau-sinh-2989/ https://benh.vn/nhiem-khuan-sau-sinh-2989/#respond Fri, 07 Sep 2018 04:24:51 +0000 http://benh2.vn/nhiem-khuan-sau-sinh-2989/ Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Trước đây, cứ 10 sản phụ gặp tai biến này thì một tử vong. Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 0,3% nhờ phân lập được vi khuẩn gây bệnh và dùng kháng sinh.

Bài viết Nhiễm khuẩn sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Trước đây, cứ 10 sản phụ gặp tai biến này thì một tử vong. Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 0,3% nhờ phân lập được vi khuẩn gây bệnh và dùng kháng sinh.

nhiễm khuẩn sau sinh

Nhiễm khuẩn sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất

Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh nở nên tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm hẳn so với trước. Tuy vậy, tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh vẫn còn khá phổ biến. Tác nhân gây bệnh thường là liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn, các khuẩn yếm khí… Chúng có ở môi trường xung quanh, trên các đồ vật, ở trong không khí, trong nước hay trên cơ thể những người bị mụn nhọt, viêm họng; khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập cơ thể sản phụ.

Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn khác là các sản phụ không giữ gìn vệ sinh khi thai nghén, sức khỏe yếu, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, bế sản dịch, sót rau…

Vi khuẩn từ không khí, dụng cụ đỡ đẻ, quần áo sản phụ hay ở tay người hộ sinh đưa vào bộ phận sinh dục của sản phụ khi thăm khám, đỡ đẻ hoặc bóc rau. Từ đó, chúng xâm nhập các tổn thương sây sát ở âm đạo, âm hộ hay vùng rau bám ở tử cung. Mức độ nhiễm khuẩn nặng nhẹ tùy vào sức khỏe bệnh nhân, loại vi khuẩn (tụ cầu vàng có độc tính cao hơn; vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm và khó điều trị hơn), thời điểm phát hiện, điều kiện chăm sóc và điều trị.

Các trường hợp nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung… rất hay gặp nhưng diễn biến nhẹ. Nhiễm khuẩn ở tử cung ít gặp hơn nhưng thường diễn biến nặng. Còn chứng viêm phúc mạc toàn bộ rất nguy hiểm, phải điều trị bằng phẫu thuật. Viêm tắc tĩnh mạch chi làm cho chân bị phù và đau; viêm tĩnh mạch có thể gây tử vong đột ngột. Một số ít trường hợp bị nhiễm khuẩn máu, diễn biến rất nặng và khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Các ca nhiễm khuẩn tử cung nếu không được phát hiện và điều trị chu đáo sẽ dẫn đến hình thái nặng hơn như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn máu.

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn sau sinh

Bình thường sau khi sinh, sản phụ cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, tử cung thu hồi bé dần, sản dịch ra ít dần, đến ngày thứ 20 thì hết. Nhưng nếu sau khi đẻ khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ thấy khó chịu, nhiệt độ tăng lên 38 – 39 độ C, tử cung không co hồi, sản dịch bị ứ lại và có mùi hôi, ấn vào vùng tử cung thấy đau nhiều thì chứng tỏ sản phụ đã bị nhiễm khuẩn sau đẻ.

Nếu không được điều trị chu đáo, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, có thể biến chứng viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu, rất nguy hiểm cho sản phụ. Muốn điều trị có hiệu quả, sản phụ phải được theo dõi và phát hiện bệnh sớm.

Phòng bệnh

Giữ vệ sinh sạch sẽ trong thai kỳ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa trước nhiễm khuẩn sau sinh

Muốn tránh tai biến nhiễm khuẩn sau sinh, chủ yếu là phải phòng ngừa trước. Phải giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần đẻ; không tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Nếu bị nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt thì phải đến cơ sở y tế để chữa. Chỉ xuất viện về nhà khi thật ổn định (không có dấu hiệu nhiễm khuẩn), sau đó vẫn cần được cán bộ y tế theo dõi trong 1 tuần. Hằng ngày, sản phụ phải rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và thay băng vệ sinh ít nhất 3-4 lần.

Nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường, phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Nếu có chẩn đoán nhiễm khuẩn thì phải điều trị bằng kháng sinh.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Nhiễm khuẩn sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-khuan-sau-sinh-2989/feed/ 0
Nhiễm khuẩn hậu sản, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị https://benh.vn/nhiem-khuan-hau-san-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-2990/ https://benh.vn/nhiem-khuan-hau-san-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-2990/#respond Mon, 27 Aug 2018 04:24:52 +0000 http://benh2.vn/nhiem-khuan-hau-san-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-2990/ Nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh lý rất thường gặp ở chị em phụ nữ sau khi sinh. Bệnh nếu không được lưu ý, giữ gìn vệ sinh và điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề sau này.

Bài viết Nhiễm khuẩn hậu sản, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh lý rất thường gặp ở chị em phụ nữ sau khi sinh. Bệnh nếu không được lưu ý, giữ gìn vệ sinh và điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề sau này.

Phụ nữ sau sinh dễ nhiễm khuẩn hậu sản

Phụ nữ sau sinh có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (ảnh minh họa)

1. Đại cương

Nhiễm khuẩn hậu sản (NKHS) là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa

1.1. Định nghĩa

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản tức là trong vòng 6 tuần lễ sau sinh.

1.2. Đường vào

– Đường máu

– Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo hoặc từ cổ tử cung

– Qua các tổn thương của sinh dục trong khi sanh: âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung

– Sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn

1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

– Cơ địa sản phụ kém, hoặc mắc các bệnh mãn tính

– Xuất huyết trong thai kỳ, khi chuyển dạ hay sau khi sanh

– Cơ sở vật chất trang thiết bị không đảm bảo vô khuẩn

– Các thủ thuật sản khoa không vô trùng

– Chăm sóc trước, trong và sau đẻ không đảm bảo qui trình

– Các sang chấn đường sinh dục

– Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm

– Sót nhau

1.4. Tác nhân gây bệnh

Trên thực tế thường là liên cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn và các lọai vi khuẩn yếm khí.

2. Các hình thái lâm sàng

2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo

Đây là hình thái nhẹ nhất của NKHS, tiến triển thường tốt nếu phát hiện điều trị kịp thời

2.1.1. Triệu chứng

  • Thể trạng chung trung bình, sốt 38 – 38,5 độ C
  • Vùng tầng sinh môn có biểu hiện viêm tấy, đỏ, đau, trường hợp nặng có mủ, khối máu tụ âm hộ, âm đạo là nơi đặc biệt dễ nhiễm khuẩn

2.1.2. Điều trị

  • Cắt chỉ toàn bộ nếu vết may viêm tấy đỏ có mủ
  • Kháng sinh đường uống hoặc đường toàn thân
  • Vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng dung dịch Betadine 10%

2.2. Viêm nội mạc tử cung

Đây là hình thái nhẹ của nhiễm trùng tử cung, nếu không điều trị hữu hiệu sẽ đưa đến các biến chứng trầm trọng hơn

2.2.1. Triệu chứng

  • Sốt xuất hiện 3-4 ngày sau sanh, sốt 38- 39 độ C
  • Tử cung co hồi chậm, mềm, ấn đau
  • Sản dịch hôi, có thể có mủ

2.2.2. Điều trị

  • Kháng sinh đường tiêm
  • Thuốc co hồi tử cung
  • Nong cổ tử cung trường hợp do bế sản dịch
  • Cấy sản dịch, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ
  • Nạo buồng tử cung nếu do sót nhau sau khi đã dùng kháng sinh

2.3. Viêm tử cung toàn bộ

Đây là hình thái viêm tử cung nặng hơn, không những chỉ có lớp niêm mạc bị nhiễm trùng mà còn có những ổ mủ trong lớp cơ tử cung. Tiến triển có thể dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết

2.3.1. Triệu chứng

  • Sốt cao 39- 40 độ C, biểu hiện nhiễm trùng nặng
  • Tử cung to mềm, ấn đau
  • Sản dịch hôi thối màu nâu đen

2.3.2. Điều trị

  • Nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải, truyền máu nếu cần
  • Dùng kháng sinh đường tiêm liều cao. phổ rộng và phối hợp. Cấy sản dịch và điều trị theo kháng sinh đồ
  • Thuốc co hồi tử cung
  • Phẩu thuật cắt tử cung nếu điều trị nội không hữu hiệu

2.4. Viêm chu cung và phần phụ

Từ tử cung, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan rộng đến dây chằng rộng, vòi trứng, buồng trứng…

2.4.1. Triệu chứng

  • Xuất hiện chậm 8-10 ngày sau đẻ
  • Sốt cao kéo dài, mệt mỏi kèm đau bụng dưới
  • Tử cung vẫn còn to, ấn đau, sản dịch hôi
  • Sờ nắn thấy khối u cạnh tử cung đau, bờ không rõ

2.4.2. Điều trị

  • Nâng cao thể trạng
  • Kháng sinh liều cao thích hợp
  • Giảm đau, kháng viêm
  • Nếu tiến triển thành túi mủ nằm thấp thì dẫn lưu túi mủ qua âm đạo
  • Nếu nặng phải cắt tử cung và dẫn lưu

2.5. Viêm phúc mạc chậu

2.5.1. Triệu chứng

Có thể xuất hiện sớm 3 ngày sau sanh hoặc chậm hơn 15 ngày sau sanh sau các hình thái khác của NKHS

  • Sốt cao 39-40 độ C, rét run, mạch nhanh
  • Biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
  • Đau nhiều vùng bụng dưới, có phản ứng thành bụng
  • Hội chứng giả lỵ
  • Khám âm đạo, tử cung còn to, đau, di động kém, các túi cùng dầy nề đau

2.5.2. Điều trị

  • Nội khoa: điều trị kháng sinh liều cao phối hợp
  • Ngoại khoa: Dẫn lưu mủ từ từ túi cùng sau qua âm đạo, chỉ mổ khi có biến chứng viêm phúc mạc toàn bộ

2.6. Viêm phúc mạc toàn bộ

2.6.1. Triệu chứng

  • Tổng trạng mệt mỏi, sốt cao 39-40 độ C, rét run, mạch nhanh, khó thở, nôn ói
  • Nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, hơi thở hôi
  • Bụng chướng, có phản ứng thành bụng
  • Tử cung to đau
  • Các túi cùng căng đau

Tiên lượng rất nặng nếu chẩn đoán muộn và dẫn đến nhiễm trùng huyết

2.6.2. Điều trị

Nội khoa:

  • Nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải
  • Kháng sinh liều cao và phối hợp

Ngoại khoa: phẩu thuật cắt tử cung

2.7. Nhiễm khuẩn huyết

Là hình thái nặng nhất do điều trị các tình trạng NKHS không đúng cách

2.7.1. Triệu chứng

  • Hội chứng nhiễm trùng nặng: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác do mất nước và nhiễm độc
  • Hội chứng thiếu máu
  • Các dấu hiệu choáng nhiễm trùng: hôn mê, tụt huyết áp và rối loạn vận mạch
  • Tử cung to đau, sản dịch hôi thối
  • Trường hợp nặng còn xuất hiện các ổ nhiễm khuẩn thứ phát như ở gan, phổi, thận
  • Cấy máu để chẩn đoán xác định
  • Chức năng gan thận suy giảm, rối loạn các yếu tố đông máu

2.7.2. Điều trị

Nội khoa:

  • Hồi sức chống choáng, truyền dịch, cân bằng nước điện giải
  • Kháng sinh liều cao dựa theo kháng sinh đồ

Ngoại khoa : giải quyết ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, cắt tử cung và 2 phần phụ

3. Dự phòng nhiễm khuẩn hậu sản

Trong lúc mang thai, điều trị tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng. Phát hiện và điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước đẻ

Trong lúc chuyển dạ, tránh chuyển dạ kéo dài, đảm bảo điều kiện vô khuẩn khi đỡ đẻ, thăm khám và khi tiến hành các thủ thuật phẩu thuật sản khoa Trong thời kỳ hậu sản, vệ sinh bộ phận sinh dục, tránh các ổ nhiễm trùng.

Benh.vn

Bài viết Nhiễm khuẩn hậu sản, nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-khuan-hau-san-nguyen-nhan-trieu-chung-va-huong-dieu-tri-2990/feed/ 0
Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/ https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/#respond Mon, 02 Jul 2018 07:26:17 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/ Quá trình mang thai đã vô cùng vất vả nhưng mẹ bầu vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ sau sinh. Những nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến bà bầu tử vong.

Bài viết Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quá trình mang thai đã vô cùng vất vả nhưng mẹ bầu vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ sau sinh. Những nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến bà bầu tử vong.

nguy cơ khi mang thai

Bà bầu sau sinh vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, có thể gây nguy hiểm tính mạng

Cùng Benh.vn tìm hiểu về những nguyên nhân sau sinh có thể khiến bà bầu tử vong

Sản giật, tiền sản giật

Ngay khi còn trong thai kỳ, sản giật đã là mối đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi với các dấu hiệu tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu dẫn đến co giật hoặc hôn mê. Kèm theo đó là các cơn đau đầu dữ dội, giảm hoặc loạn thị lực. Người mang thai lần đầu, song thai, thai phụ trên 35 tuổi, thai phụ tăng huyết áp trong thai kỳ, có đái tháo đường và mắc các bệnh lý về thận… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật trong thai kỳ.

Băng huyết

Băng huyết là nguyên nhân phổ biến nhất trong các ca tử vong sau sinh được ghi nhận. Đây là hiện tượng xuất huyết không ngừng sau khi sinh dẫn đến mất máu trầm trọng (từ 500ml trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh) và tử vong là điều khó tránh khỏi. Nếu băng huyết xảy ra trong quá trình chuyển dạ còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết tức thời là do tử cung giảm độ đàn hồi (tử cung bị đờ) hoặc do âm đạo, cổ tử cung bị rách trong quá trình sinh nở. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ băng huyết bao gồm: con lớn, đa sản, có can thiệp giục sinh…

Băng huyết có thể gây tử vong do mất máu quá nặng

Sốt sau sinh

Để quá trình sinh diễn ra nhanh hơn, các bác sĩ sản khoa có thể cho mẹ sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Những dụng cụ này nếu không được sát trùng kỹ lưỡng có thể mang theo các cầu khuẩn gây viêm nhiễm hậu sản và sốt là một trong những triệu chứng của tình trạng này.

Sốt cao có thể dẫn đến co giật, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó, khả năng gây tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài nguyên nhân kể trên, các yếu tố như thời tiết, gió, sinh khó…cũng có thể dẫn đến những cơn sốt hậu sản.

Sót nhau thai

Trường hợp này có thể xảy ra trong thời gian 30 phút sau sinh, tử cung co thắt và đẩy nhau thai ra ngoài. Nếu không đẩy hết hoàn toàn nhau thai ra ngoài do bất thường của nhau thai, viêm nhiễm tử cung… thì sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm cho sản phụ. Khi sản phụ bị sót nhau thì sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu nhiều, đau từng cơn âm ỉ ở bụng dưới.

Nhiễm khuẩn sau sinh

Trường hợp này thường xảy ra do điều kiện y tế không được đảm bảo, tình trạng chăm sóc không sạch sẽ. Tuy nhiên, đối với sức khỏe thai phụ kém, tình trạng nhiễm độc thai, thiếu máu, sót nhau, bế sản dịch… sẽ dễ xảy ra nhiễm khuẩn sau sinh, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ.

Tắc mạch ối

Điều nguy hiểm nhất của hiện tượng tắc mạch ối là chúng có thể xảy ra ở bất cứ thai phụ nào, sinh lần đầu hoặc sinh nhiều lần. Chúng tiến triển khá nhanh và không có bất kỳ chuẩn đoán hay phương pháp dự phòng nào trước đó.

Khi rơi vào tình trạng này, thai phụ sẽ nhanh chóng bị tắc mạch máu não, tắc phổi, mất khả năng tuần hoàn máu, dẫn tới suy hô hấp và tử vong sau đó. Hiện tượng này là do tử cung co thắt mạnh khiến nước ối tràn ra ngoài khoang tử cung và nhau màng ối khiến mạch máu trở thành ống hút nước ối vào mạch máu. Từ đó, theo các cơn co thắt nước ối sẽ tràn lên phổi và gây tắc mạch phổi.

Những phụ nữ trẻ hoặc trên 35 tuổi người có bệnh về máu hoặc nhau thai bất thường thường có nguy cơ bị tắc mạch ối cao hơn so người khác. Mặc dù hiện tượng này không quá phổ biến nhưng có đến 90 % nguy cơ tử vong đều do tính chất nguy hiểm của biến chứng bệnh.

Cách chăm sóc sản phụ sau sinh

Sau sinh sản phụ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá độ, ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị có chất kích thích như ớt, cà phê, trà sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

Đối với vú, sau khi sinh từ 2-3 ngày, sữa bắt đầu tiết ra, nên cho bé bú ngay sữa non, bú nhiều lần trong ngày để kích thích tiết sữa. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi.

Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó với con nơi người mẹ.

Đối với vệ sinh thân thể, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm.

Benh.vn (Nguồn Khoevadep)

Bài viết Những nguyên nhân khiến bà bầu tử vong khi sinh nên chú ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguyen-nhan-khien-ba-bau-tu-vong-khi-sinh-nen-chu-y-9964/feed/ 0
Điều trị nhiễm trùng nặng do sản khoa Bộ Y tế ban hành https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-trung-nang-do-san-khoa-bo-y-te-ban-hanh-7314/ https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-trung-nang-do-san-khoa-bo-y-te-ban-hanh-7314/#respond Sun, 01 Apr 2018 06:18:46 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-nhiem-trung-nang-do-san-khoa-bo-y-te-ban-hanh-7314/ Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp, đặc biệt ở các nơi có trình độ và cơ sở vật chất yếu kém. Sự xuất hiện của kháng sinh và sự ra đời các dòng và thế hệ kháng sinh mới đã góp phần làm giảm bớt các hậu quả của nó

Bài viết Điều trị nhiễm trùng nặng do sản khoa Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị nhiễm trùng nặng do sản khoa Bộ Y tế ban hành

1. Đại cương

– Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp, đặc biệt ở các nơi có trình độ và cơ sở vật chất yếu kém. Sự xuất hiện của kháng sinh và sự ra đời các dòng và thế hệ kháng sinh mới đã góp phần làm giảm bớt các hậu quả của nó. Tuy nhiên các nhiễm khuẩn nặng vẫn còn và là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong mẹ nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời.

– Nguyên nhân của các nhiễm khuẩn sản khoa gồm: Sót rau, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật ở trong tử cung không đảm bảo vô khuẩn…

– Các thủ thuật sản khoa có thể gây nhiễm khuẩn nặng như: Sẩy thai, sau đẻ, mổ lấy thai.

– Vi khuẩn gây bệnh hay gặp: E. coli, S. aureus, S. pyogenes, C. perfungeus, C. seuclellii…

– Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn nặng bao gồm: Viêm tử cung toàn bộ, nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc…

2. Triệu chứng

a) Viêm tử cung toàn bộ

– Là biến chứng của viêm niêm mạc tử cung hoặc bế sản dịch.

– Sốt cao, mệt mỏi, khó chịu.

– Sản dịch ít hoặc không có. Khi nắn tử cung có sản dịch chảy ra thối, đen (đặc biệt ngày thứ 8, thứ 10).

– Nắn tử cung đau.

– Tiến triển thành viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết.

b) Viêm phúc mạc toàn bộ

– Xảy ra sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ, viêm phúc mạc tiểu khung hay viêm phần phụ.

– Thời gian: Sau đẻ hoặc mổ đẻ 7 – 10 ngày.

– Toàn thân: Dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

– Nôn, đau khắp bụng: Tắc ruột hoặc bán tắc ruột.

– Ỉa chảy phân khắm.

– Thực thể: Bụng chướng, phản ứng phúc mạc.

– Cận lâm sàng: X-quang bụng không chuẩn bị có hình ảnh mức nước – hơi.

– Tiên lượng: Chẩn đoán và mổ sớm thì tiên lượng tốt, nếu mổ chậm thì tiên lượng xấu và có thể tử vong.

c) Nhiễm khuẩn huyết

– Thứ phát sau nhiễm khuẩn hậu sản chủ yếu từ vùng rau bám ở tử cung.

– Toàn thân: Sốt cao liên tục hoặc dao động hoặc kéo dài, mệt mỏi, suy sụp, lờ đờ. Có thể sốc, hôn mê, thiểu niệu, khó thở, vàng da.

– Sản dịch hôi, có máu và mủ. Tử cung to, co hồi chậm và ấn đau.

– Gan lách to, bụng chướng…

– Chẩn đoán xác định: Cấy máu (lúc sốt cao), cấy sản dịch từ buồng tử cung, cấy nước tiểu.

– Hồng cầu giảm, bạch cầu tăng cao hoặc giảm.

– Tiên lượng nặng, nguy cơ tử vong cao.

3. Điều trị

3.1. Nguyên tắc

– Cấy máu, cấy sản dịch và cấy nước tiểu trước khi điều trị kháng sinh.

– Kháng sinh phối hợp phổ rộng khi chưa có kháng sinh đồ. Nếu có kháng sinh đồ thì điều trị theo kháng sinh đồ.

– Bù dịch.

– Sử dụng vận mạch nếu huyết áp hạ không phục hồi sau khi bù dịch.

– Thở oxy.

– Giải quyết ổ nhiễm khuẩn.

3.2. Sử dụng kháng sinh

a) Phối hợp 3 loại kháng sinh:

– Ceftriaxon 1g tĩnh mạch/ 24 giờ.

– Azithromycin 500mg tĩnh mạch/ 24 giờ. – Metronidazol 500mg tĩnh mạch/ 12 giờ.

b) Nếu dị ứng penicilin:

– Phối hợp thuốc:

+ Gentamicin tĩnh mạch 4 – 6mg/kg cho liều đầu tiên, liều tiếp theo dựa vào độ thanh thải của thận.

+ Clindamycin 600mg tĩnh mạch/8 giờ. – Hoặc phối hợp thuốc:

+ Gentamicin tĩnh mạch 4 – 6mg/kg cho liều đầu tiên, liều tiếp theo dựa vào độ thanh thải của thận.

+ Lincomycin 600mg tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

3.3. Ngoại khoa

– Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn. Khi nhiệt độ trở lại bình thƣờng, tiến hành cắt tử cung bán phần.

– Đối với viêm phúc mạc toàn thể: Mổ lau rửa ổ bụng, cắt tử cung bán phần và dẫn lƣu ổ bụng.

4. Dự phòng

– Chú ý công tác vô khuẩn khi thăm khám và thủ thuật điều trị tích cực các nhiễm khuẩn hậu sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Therapeutic guidelines: Antibiotic. Therapeutic Guidelines Limited 2010. version14.

2. Hướng dẫn điều trị tập II – BYT 2006.

3. Trường đại học Y Hà nội: Bài giảng sản phụ khoa. NXB y học 2002.

4. David E. Soper. Early recognition of serious infections in obstetrics and gynecology. Clinical obstetrics and Gynecology. Vol 55, No 4, p858-63.

Benh.vn (Nguồn Bộ Y tế)

Bài viết Điều trị nhiễm trùng nặng do sản khoa Bộ Y tế ban hành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-nhiem-trung-nang-do-san-khoa-bo-y-te-ban-hanh-7314/feed/ 0
Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh https://benh.vn/nguyen-nhan-nhiem-khuan-sau-sinh-3161/ https://benh.vn/nguyen-nhan-nhiem-khuan-sau-sinh-3161/#respond Thu, 04 Aug 2016 04:27:59 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-nhiem-khuan-sau-sinh-3161/ Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh là gì ? Làm thế nào để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh ?

Bài viết Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh là gì ? Làm thế nào để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh ?

Trả lời:

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh mà khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám). Vi khuẩn gây bệnh có thể từ cơ thể sản phụ, người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn: Dinh dưỡng kém, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, đã bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung từ trước…

Như vậy là tuy bạn giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn còn rất nhiều các tác nhân khác có thể gây bệnh. Theo như bạn mô tả, tôi đoán là bạn đẻ mổ vì bạn đã nằm viên 5 ngày và vẫn đang được tiêm kháng sinh. Có thể do tuổi cao, sức khỏe kém nên tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn cứ yên tâm vì bạn đang nằm viện nên các bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc để bạn nhanh chóng lành bệnh. Tuy nhiên ở tuổi cao có thể bạn sẽ không đáp ứng thuốc nhanh như khi bạn còn trẻ.

Chúc bạn mau khỏe

Nguyễn Thu Hồng – BV Phụ sản HN 

Bài viết Nguyên nhân nhiễm khuẩn sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-nhiem-khuan-sau-sinh-3161/feed/ 0
Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản https://benh.vn/trieu-chung-cua-nhiem-khuan-hau-san-3195/ https://benh.vn/trieu-chung-cua-nhiem-khuan-hau-san-3195/#respond Mon, 04 Jan 2016 04:30:44 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-cua-nhiem-khuan-hau-san-3195/ https://benh.vn/hoan-canh-7-co-nong-dan-ngheo-mac-benh-nan-y-can-giup-do-3194/

Bài viết Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vấn đề thường gặp và cũng là thắc mắc của các mẹ bầu đó là về triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản. Cùng nghe chuyên gia trả lời

Trả lời:

Triệu chứng ban đầu của nhiễm khuẩn hậu sản có thể chỉ là sốt nhẹ (>38độC) nhưng bạn sẽ bị đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém… Nếu nặng, bạn có thể sốt rất cao, rét run, choáng, hạ huyết áp…

Có rất nhiều hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch.

Mỗi hình thái sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng tuy nhiên nếu bạn bị sốt trong  thời kì này thì phải đặc biệt lưu ý vì đây là biểu hiện ban đầu của mọi hình thái nhiễm khuẩn hậu sản. Bạn cần đi khám ngay để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Chúc bạn chóng khỏe!

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-cua-nhiem-khuan-hau-san-3195/feed/ 0