Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 10 Aug 2023 03:08:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nhiễm trùng máu sơ sinh https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/ https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/#respond Sat, 29 Jul 2023 04:31:46 +0000 http://benh2.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/ Nhiễm trùng máu sơ sinh là là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên phát: E.coli, liên cầu, Listeria hay Thứ phát: Thường là Klebsiella, tụ cầu, Pseudomonas.

Bài viết Nhiễm trùng máu sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng máu sơ sinh là là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu.

Nguyên nhân có thể:

  • Nguyên phát: E.coli, Liên cầu, Listeria
  • Thứ phát: Thường là Klebsiella, tụ cầu, Pseudomonas

Chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

Để chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh cần dựa vào lâm sàng và cấy máu giúp đưa ra chẩn đoán chính xác và từ đó có hướng điều trị đúng.

1.1. Chẩn đoán lâm sàng nhiễm trùng máu sơ sinh

Khai thác tiền sử bệnh nhi

  • Trẻ có đẻ non hoặc đẻ thấp cân không.
  • Mẹ có sốt trước khi đẻ không, có nhiễm trùng trước đẻ không.
  • Thời gian vỡ ối trên 12 giờ trước đẻ
  • Nước ối đục, bẩn, hôi
  • Có hồi sức lúc đẻ

Triệu chứng thực thể nghèo nàn không đặc hiệu:

  • Rối loạn thân nhiệt: Sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Tiêu hóa: Bỏ bú, nôn, chướng bụng, ỉa chảy, gan lách to, xuất huyết tiêu hóa
  • Hô hấp: Khó thở, tím tái, có thể ngừng thở.
  • Tuần hoàn: Mạch nhanh, có thể sốc nhiễm trùng
  • Thần kinh: Li bì hoặc kích thích, co giật, liệt. Thóp phồng nếu có viêm màng não mủ
  • Da: viêm tấy lan tỏa hoặc viêm loét mủ nhiều.
  • Phù cứng bì nếu nhiễm trùng nặng

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

  • CTM, tiểu cầu
  • Cấy máu
  • Cấy dịch các ổ nhiễm trùng: da, rốn, phân, nước tiểu…
  • Chọc tủy sống nếu nghi ngờ viêm màng não, xét nghiệm tế bào, protein, đường, muối trong nước não tủy.

Chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

Chẩn đoán xác định: cấy máu (+)

Nghi ngờ nhiễm trùng huyết: Khi có một số triệu chứng lâm sàng nêu trên và các xét nghiệm gợi ý nhiễm trùng huyết như:

  • CTM: BC giảm (≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 25.000/mm3)
  • Tỷ lệ bạch cầu hạt non/bạch cầu hạt trưởng thành ≥ 0.2
  • Tiểu cầu <100000/mm3
  • CRP>10mg/l

Điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh

Để điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh cần sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh phù hợp và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa.

2.1. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh

Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường dùng kháng sinh có phổ rộng, phốii hợp 2 loại hoặc dựa vào vi khuẩn trẻ bị nhiễm để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Nếu bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh phối hợp:

  • Ampicillin: 100mg/kg/24 giờ
  • Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ

Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:

  • Cefotaxime: 100mg/kg/24 giờ
  • Amikacin: 15mg/kg/24 giờ

Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:

  • Cefotaxime: 100mg/kg/24 giờ
  • Amikacin: 15mg/kg/24 giờ

Có kết quả KSĐ: điều trị theo KSĐ

Thời gian điều trị kháng sinh: 10-15 ngày và đến khi kết quả cấy máu (-), hết các dấu hiệu lâm sàng

2.2. Điều trị hỗ trợ nhiễm trùng máu sơ sinh

  • Chống suy hô hấp
  • Nuôi dưỡng đầy đủ
  • Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn.
  • Chống sốc nếu có

Theo Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em

Bài viết Nhiễm trùng máu sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/feed/ 0
Thật ngạc nhiên, hệ vi sinh vật đường ruột có thể đang bảo vệ bạn khỏi bệnh nhiễm trùng máu https://benh.vn/that-ngac-nhien-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dang-bao-ve-ban-khoi-benh-nhiem-trung-mau-58320/ https://benh.vn/that-ngac-nhien-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dang-bao-ve-ban-khoi-benh-nhiem-trung-mau-58320/#respond Fri, 08 Mar 2019 11:26:01 +0000 https://benh.vn/?p=58320 Đây là kết luận mà các nhà khoa học tại Trường Y khoa Perelman tại Đại học Pennsylvania, bang Philadelphia Mỹ đã đưa ra sau khi nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột, kháng thể Immunoglobulin A (IgA), và bệnh nhiễm trùng máu ở chuột.

Bài viết Thật ngạc nhiên, hệ vi sinh vật đường ruột có thể đang bảo vệ bạn khỏi bệnh nhiễm trùng máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đây là kết luận mà các nhà khoa học tại Trường Y khoa Perelman tại Đại học Pennsylvania, bang Philadelphia Mỹ đã đưa ra sau khi nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột, kháng thể Immunoglobulin A (IgA), và bệnh nhiễm trùng máu ở chuột.

Nhóm tác giả đã phát hiện ra rằng nồng độ IgA trong máu tăng lên khi chuột được tiếp xúc với một lượng chủng đặc thù, trong đó có các chủng thuộc ngành Proteobacteria.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Tế bào chủ và Vi khuẩn (Cell Host & Microbe), trưởng nhóm nghiên cứu David Allman – giáo sư bệnh học và y học thí nghiệm tại Trường Y khoa Perelman – và các cộng sự đã giải thích rằng các cá thể chuột có thể kháng lại nhiễm trùng máu khi trong ruột của chúng giàu vi khuẩn ngành Proteobacteria.

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện

Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết là một tình trạng nghiêm trọng do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức khi bị nhiễm trùng. Bệnh không thể dự đoán trước và thường diễn biến rất nhanh.

Ở bệnh nhân nhiễm trùng máu, hệ miễn dịch giải phóng rất nhiều chất hóa học vào máu và dẫn tới một loạt các phản ứng viêm. Những phản ứng viêm này lại khiến các mạch máu bị tổn thương và hình thành nhiều cục máu đông. Chuỗi phản ứng này khiến dòng máu giàu dinh dưỡng không thể tới được các cơ quan, khiến các cơ quan này bị hư tổn, hoặc nghiêm trọng hơn là suy tạng.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nhiễm trùng máu có thể bị sốc, suy đa tạng và tử vong.

Mỗi năm, nhiễm trùng máu ảnh hưởng tới khoảng 30 triệu người trên thế giới và gây ra 6-9 triệu ca tử vong. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện.

Nhiễm trùng máu bắt nguồn từ các nhiễm trùng do vi sinh vật như vi rút, nấm, và phổ biến hơn cả là vi khuẩn. Các ca nhiễm trùng máu nghiêm trọng thường xuất phát từ sự nhiễm trùng đã lan ra nhiều nơi trên cơ thể thông qua đường máu.

Nhiễm trùng máu có thể khởi nguồn từ nhiễm trùng đường tiết niệu, phổi, ruột thừa và da. Các can thiệp y khoa cũng có khả năng dẫn tới bội nhiễm vi sinh vật vào máu, ví dụ như đặt ống thông mạch máu.

Mặc dù nhiễm trùng máu có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bệnh thường gặp ở người già, trẻ sơ sinh, trẻ em và những người mắc một số bệnh hoặc chấn thương cụ thể.

IgA và hệ vi sinh vật đường ruột

Trong nghiên cứu này, giáo sư Allman và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa IgA và hệ vi sinh vật đường ruột.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy: Nhiễm trùng máu cũng thường gặp ở những người thiếu kháng thể IgA. Ngoài ra, các vi khuẩn trong máu có thể nhanh chóng kích hoạt các kháng thể IgM, từ đó dẫn tới hệ vi sinh vật đường ruột kích hoạt kháng thể IgG để bắt các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Vậy thì những phát hiện này có thực sự liên quan tới nhau. Hay nói cách khác, liệu các vi khuẩn đường ruột có liên quan gì tới nguy cơ nhiễm trùng huyết qua cơ chế tác động trên kháng thể IgA của chúng?

Nhóm tác giả cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu IgA trong máu có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn xâm nhập mà không cần kích hoạt phản ứng viêm hay không.

Nghiên cứu của họ đã cho thấy một số chủng vi khuẩn đường ruột có thể liên quan tới việc điều hòa miễn dịch IgA toàn thân.

Làm giàu hệ vi sinh vật đường ruột có thể tăng khả năng đề kháng với nhiễm trùng máu

Trong nghiên cứu, chuột thí nghiệm được tiếp xúc với một hệ vi sinh vật đường ruột “độc nhất nhưng hoàn toàn tự nhiên” – chứa vài vi khuẩn ngành Proteobacteria. Nghiên cứu thu được 2 kết quả rõ ràng: chuột thí nghiệm đã tăng IgA phụ thuộc tế bào T trong máu, và dẫn tới gia tăng một lượng lớn tế bào plasma sinh IgA trong tủy xương.

Thí nghiệm cho thấy IgA phản ứng rất hiệu quả với một nhóm vi khuẩn. Và chuột có thể sản sinh IgA để đáp ứng đặc hiệu với “sự xâm chiếm đường ruột” của vi khuẩn Helicobacter muridarum.

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng: việc làm giàu hệ vi sinh vật đường ruột của chuột bằng các vi khuẩn ngành Proteobacteria khiến chúng có thể kháng lại “nhiễm trùng máu do đa trùng,” nhờ có kháng thể IgA.

Cuối cùng, thí nghiệm cho thấy rằng việc truyền máu không có IgA vào chuột bị nhiễm trùng máu dẫn tới chết gần như toàn bộ số chuột (chỉ còn 1 con sống sót) trong vòng 48 giờ. Trong khi đó, các chuột bị nhiễm trùng máu được truyền máu giàu IgA sống được lâu hơn rất nhiều.

Từ những kết quả này, nhóm tác giả kết luận rằng hệ vi sinh vật đường ruột “ảnh hưởng quá mức” tới nồng độ IgA trong máu, “nhờ đó hình thành khả năng bảo vệ chuột khỏi nhiễm trùng máu do vi khuẩn.”

Giáo sư Allman giải thích rằng những phát hiện của nhóm “bị giới hạn bởi sự khác biệt giữa hệ gen vi sinh vật đường ruột microbiome của người và động vật”, và hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tiến hành trên động vật.

Ông và các cộng sự hiện tại muốn hiểu rõ hơn về cơ chế giúp kháng thể IgA bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng máu, và tại sao một số chủng vi khuẩn cụ thể lại dẫn tới đáp ứng của IgA.

Trong lúc đó, nhóm tác giả cũng cảnh báo cần thận trọng nếu muốn áp dụng những kết quả mới này. Giáo sư David Allman nói: “IgA đã bảo vệ các cá thể chuột trong nghiên cứu của chúng tôi, nhưng không nên cho rằng IgA có thể thay thế các liệu pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân nhiễm trùng máu tại các cơ sở y tế.”

Benh.vn

Bài viết Thật ngạc nhiên, hệ vi sinh vật đường ruột có thể đang bảo vệ bạn khỏi bệnh nhiễm trùng máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/that-ngac-nhien-he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dang-bao-ve-ban-khoi-benh-nhiem-trung-mau-58320/feed/ 0
Bệnh nhiễm trùng máu https://benh.vn/benh-nhiem-trung-mau-4026/ https://benh.vn/benh-nhiem-trung-mau-4026/#respond Tue, 14 Aug 2018 04:48:10 +0000 http://benh2.vn/benh-nhiem-khuan-huyet-4026/ Nhiễm trùng máu là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ tử vong nhanh do choáng (shock) và suy cơ quan, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn khởi điểm.

Bài viết Bệnh nhiễm trùng máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Định nghĩa

– Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ tử vong nhanh do choáng (shock) và suy cơ quan, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn khởi điểm.

– Khác với vãng khuẩn huyết (Bacteremia) là vi khuẩn chỉ vào qua máu một lần rồi đến gây bệnh ở các bộ phận và không có biểu hiện lâm sàng nặng.

– Vi khuẩn bất kể độc tính mạnh hay yếu đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết khi sức đề kháng của cơ thể giảm.

nhiễm khuẩn huyết

2. Căn nguyên

Thường có 3 loại

– Các vi khuẩn Gr (+): tụ cầu, phế cầu, liên cầu

– Vi khuẩn Gr (-):

  • Não mô cầu
  • Các trực khuẩn Gr (-) đường ruột: E.coli. Klesbsiella pneumoniae, Proteus, Enterobacter…
  • Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa

– Các vi khuẩn kỵ khí; hầu như đi cùng Gr (-), Bacteroid fragilis, Clostridium perfringens..

3. Lâm sàng

Các triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi đầu

– Đó là các biểu hiện viêm tại các ổ nhiễm trùng khởi đầu.

– Trong trường hợp ổ nhiễm trùng ở sâu trong nội tạng như: gan, mật, tiêu hóa, tiết niệu… cần thăm khám kỹ mới phát hiện được. Ví dụ:

  • Nhiễm khuẩn huyết sau vết thương nhiễm trùng vết thương trên da: da vùng vết thương viêm tấy, sưng nóng đỏ đau, đôi khỉ chỉ là một vết sẹo đã lành.
  • Nhiễm khuẩn huyết sau viêm họng: sưng tấy, phù nề vùng họng.
  • Nhiễm khuẩn huyết do nhổ răng, đinh râu: sưng cả vùng mặt, hàm, mắt lồi và sưng chứng tỏ có cả viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
  • Nhiễm khuẩn huyết do sót rau sau đẻ: tử cung to, chảy sản dịch hôi.

Triệu chứng do vi khuẩn vào máu

Sốt cao rét run

– Thoạt đầu rét run, run bắp thịt, đau mình mẩy sau đó phải đi đắp chăn vì rét.

– Nhiệt độ tăng cao dần, một ngày có thể nhiều cơn

– Các kiểu sốt: sốt liên tục, sốt cao dao động hoặc thất thường không theo quy luật.

– Hạ thân nhiệt: gặp trong các trường hợp nặng do cơ thể mất khả năng đề kháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị nhiễm độc.

Các triệu chứng khác do hậu quả của quá trình đáp ứng viêm

– Tinh thần, thần kinh: kích thích, mê sảng hoặc lơ mơ, li bì

– Tim mạch: mạch nhanh nhỏ, không đều, HA thấp hoặc hạ

– Hô hấp: thở nhanh nông

– Tiêu hóa: lưỡi khô bẩn, viêm xuất huyết dạ dày, ruột

– Da: xanh tái, có khi có ban xuất huyết.

– Trong trường hợp nặng sẽ xuất hiện sock nhiễm khuẩn.

Triệu chứng do phản ứng của hệ liên võng nội mạc và các bộ phận tạo huyết

Viêm nội mạc mao quản

– Có thể có nốt phỏng mủ trong, có chứa vi khuẩn

– Có khi xuất huyết do rối loạn đông máu, thời gian đông máu kéo dài, Prothrombin giảm

Gan lách: sưng to, ấn tức, mật độ mềm

Biến đổi huyết đồ

– Bạch cầu: tăng, tăng tỷ lệ đa nhân trung tính

– Hồng cầu: số lượng giảm. Hb giảm. Nặng: cơ thể suy kiệt, bạch cầu giảm, tỷ lệ đa nhân trung tính cũng giảm

– Tiểu cầu: số lượng và độ tập trung giảm.

Triệu chứng do tổn thương di bệnh khu trú nội tạng

– Vi khuẩn theo đường máu tới tất cả các cơ quan. Tùy từng loại vi khuẩn, có các tổn thương di bệnh với mức độ khác nhau, các phương tiện kỹ thuật càng cao càng có phát hiện ổ di bệnh tốt hơn.

– Các ổ di bệnh thường gặp:

  • Phổi: các ổ áp xe, micro áp xe giống hình ảnh thả bóng bay trong nhiễm trùng huyết do tụ cầu, tràn mủ màng phổi.
  • Tim mạch: Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch thứ phát.
  • Thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
  • Gan; vàng da nhiễm trung, viêm đường mật, áp xe đường mật
  • Thận: suy thận cấp với ure máu tăng cao, thiểu niệu hoặc vô niệu, apxe quanh thận
  • Dạ dày – ruột; viêm hoại tử ruột chảy máu
  • Khớp xương: viêm tràn dịch mủ khớp, viêm tủy xương
  • Da, cơ: mụn mủ, đám tắc tĩnh mạch hoại tử, đặc biệt ở đầu chi, phát ban, viêm cơ, viêm mô tế bào, apxe dưới da…
  • Giác quan: viêm mống mắt thể mi, viêm mủ tiền phòng, viêm mủ nhãn cầu
  • Thượng thận: xuất huyết thượng thận lan tỏa gây trụ mạch không hồi phục.

4. Các thể Lâm sàng

Thể kịch phát: Tiến triển trong 1 tuần.

Thể cấp tính: Tiến triển 1-4 tuần, có khi kéo dài đến 3 tháng.

Thể bán cấp: Kéo dài 3-6 tháng.

Thể mãn tính: Kéo dài 1 hay vài năm.

Triệu chứng học theo từng thể

Thể kịch phát

Tiến triển dữ dội, triệu chứng nhiễm độc rất nặng, kèm theo truỵ tim mạch. Tử vong trong 1-2 ngày đầu. Các ổ di căn chưa kịp hình thành.

Thể cấp tính

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết đa dạng. Về cơ bản gồm những triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân và biểu hiện lâm sàng của những ổ di căn. Còn ổ nguyên phát (cửa vào) của nhiễm khuẩn huyết không phải bao giờ cũng thấy được rõ ràng về mặt lâm sàng (nhiễm khuẩn huyết nội sinh)

Thể bán cấp và thể mãn tính

Bệnh kéo dài từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm khuẩn từng đợt tung vào máu. Bệnh nhân suy kiệt dần và tử vong cao

5. Chẩn đoán

Căn cứ lâm sàng

– Ổ tiên phát (có thể thấy hoặc không).

– Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng, tổn thương nhiều cơ quan.

– Ổ di căn.

Căn cứ xét nghiệm

– BC tăng cao, N tăng (Trong nhiễm khuẩn huyết gram (-) BC thường giảm).

– Tốc độ máu lắng tăng.

– HC thường giảm.

– Thường có: Urê tăng, creatinin tăng, bilirubin tăng, men SGOT, SGPT tăng, đường máu tăng (gặp ở 50% bệnh nhân). Nước tiểu có Albumin, HC, BC, trụ hình.

– Chẩn đoán quyết định phải có cấy máu (+). Kết luận (+) chắc chắn khi: cấy máu (+) 2 lần hoặc cấy máu và cấy ổ tiên phát, thứ phát có cùng 1 loại vi khuẩn.

Căn cứ dịch tễ

– Nhiễm khuẩn huyết thường xảy ra lẻ lẻ, không thành dich lớn

6. Biến chứng

– Suy hô hấp: Nhiễm khuẩn gây nên hội chứng suy hô hấp cấp- ARDS (Adult Respiratory Distress Syndrome).

– Suy giảm các yếu tố đông máu.

– Suy thận

– Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock) Là biến chứng hay gặp trong nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt trong nhiễm khuẩn huyết G (-).

– Các cơ quan khác: Hoại tử cơ tim, gan, thận, lách, hoại tử xuất huyết ruột…vv

7. Điều trị

Nguyên tắc điều trị

– Diệt mầm bệnh.

– Điều chỉnh các rối loạn do nhiễm khuẩn huyết gây ra.

– Nâng cao sức đề kháng.

Điều trị nguyên nhân

– Dùng kháng sinh theo nguyên tắc:

  • Dùng kháng sinh theo mầm bệnh và kháng sinh đồ.
  • Liều kháng sinh phải cao.
  • Dùng kháng sinh đường tiêm, tốt nhất là đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.
  • Cần phối hợp kháng sinh (với vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa rõ mầm bệnh).
  • Thời gian dùng kháng sinh không dưới 2 tuần, tuỳ trường hợp cụ thể có thể phải dùng hàng tháng…

– Kết hợp kháng sinh khi:

  • Để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh.
  • Mầm bệnh kháng kháng sinh hoặc nhiễm trùng do nhiều mầm bệnh gây nên.
  • Dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện chủng kháng.
  • Tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh.

Cần chú ý: Phải giải quyết triệt để các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như các catheter, các sonde dẫn lưuvv…

– Một số phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết có hiệu quả hiện nay

Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (+) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ I với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.

Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram (-) thường kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III với nhóm Quinolon hoặc nhóm aminoglycozid.

Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

– Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các dung dịch Dextro, Ringerlactat.

– Chống toan hoá máu (PH < 7,2): điều trị dung dịch Bicarbonat

– Khi có hội chứng DIC, điều trị Heparin.

– Trợ tim mạch, hồi sức hô hấp, tim mạch.

Điều trị sốc sepsis

– Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: bằng truyền máu, đạm, sinh tố.

– Chế độ ăn: Tăng đạm, hoa quả.

Phòng bệnh

Công tác vô trùng trong bệnh viện: Đặc biệt khi làm các phẫu thuật, thủ thuật…

Điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ apxe. Không tự nặn, trích sớm những mụn nhọt nhất là đinh râu, hậu bối.

Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột…).

Dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ chặt chẽ và dùng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân.

Benh.vn

Bài viết Bệnh nhiễm trùng máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhiem-trung-mau-4026/feed/ 0
Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-hieu-cua-benh-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh-va-huong-dieu-tri-3245/ https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-hieu-cua-benh-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh-va-huong-dieu-tri-3245/#respond Thu, 05 Jul 2018 04:31:48 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-dau-hieu-cua-benh-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh-va-huong-dieu-tri-3245/ Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ mới sinh là bệnh nguy hiểm phát trên toàn thân, các loại vi khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ mới sinh, sinh sôi nảy nở trong máu và sản sinh ra độc tố khiến trẻ bị trúng độc nhiễm trùng nặng và có thể tử vong. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Bài viết Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là bệnh nguy hiểm phát trên toàn thân, các loại vi khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ mới sinh, sinh sôi nảy nở trong máu và sản sinh ra độc tố khiến trẻ bị trúng độc nhiễm trùng nặng và có thể tử vong. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Vi khuẩn gây bệnh thường thấy là khuẩn que ruột già, tụ khuẩn cầu, mấy năm gần đây, bệnh do các loại tụ khuẩn cầu biểu bì, khuẩn que biến hình và khuẩn que mủ xanh có xu hướng tăng lên.

Nhiễm trùng máu có thể xảy ra sớm nhưng cũng có thể xảy ra muộn từ một đến hai tuần sau khi sinh.

Con đường nhiễm bệnh nhiễm trùng máu chủ yếu:

– Nhiễm trùng trong tử cung: vi khuẩn truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai

– Nhiễm trùng khi sinh: thời gian sinh nở kéo dài, màng thai vỡ sớm… vi khuẩn xâm nhập vào khoang màng ối qua đường sản đạo, thai nhi có thể hít phải hoặc nuốt nước ối bẩn vào trong bụng gây viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu, cũng có thể do khử trùng không tốt, bị thương khiến vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào máu từ những chỗ bị thương trên niêm mạc da.

– Nhiễm trùng sau khi sinh: vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu qua các con đường như niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, rốn cũng là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.

Sức đề kháng của trẻ mới sinh đối với các loại vi khuẩn còn kém và có liên quan đến chức năng miễn dịch kém của bản thân:

– Chức năng miễn dịch phi đặc dị kém, chức năng che chở của da, niêm mạc và hạch bạch huyết thấp

– Chức năng miễn dịch đặc dị có khuyết tật: thai nhi không thể nhận được kháng thể IgM kháng khuẩn que Gram negative từ cơ thể mẹ, do đó dễ bị nhiễm trùng máu do khuẩn que Gram negative gây ra. IgM trong máu của trẻ mới sinh và IgA được tiết ra không đủ thì dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Trẻ thường mắc bệnh khi người mẹ mang thai nhiễm trùng trước khi sinh và lúc sắp sinh, sinh nở bất thường, viêm rốn, tổn thương niêm mạc da và từng bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu

nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới sinh khác với dấu hiệu nhiễm trùng ở những trẻ lớn, triệu chứng không nổi bật là: nuốt không có sức, không bú sữa, phản ứng chậm, tiếng khóc yếu, buồn ngủ hoặc ngủ li bì; sốt cao trên 38 độ C hoặc hạ nhiệt độ dưới 35 độ C; vàng da; tím tái hoặc xám; da xanh (do thiếu máu); suy hô hấp làm cho trẻ thở thanh hoặc chậm; rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, bụng trướng căng); gan, lách to. Trong trường hợp nặng, bệnh nhi có thể bị suy thận cấp và tiểu ít.

Khi kiểm tra thấy rốn bị sưng đỏ, trên da có những nốt mủ nhỏ… gan tỳ sưng to, da có nốt xuất huyết, nổi cục cứng.

Kiểm tra trong phòng thí nghiệm: thực hiện quan sát mẫu trên phiến kính và nuôi cấy các mẫu chất tiết ra từ ổ bệnh, nuôi máu: lượng máu lắng: ≥ 15 mm/1tiếng, phản ứng C> 15µg/mỗi ml, giúp hỗ trợ chẩn đoán. IgM huyết rốn của trẻ mới sinh tăng cao, thể hiện khả năng bị nhiễm trùng trong tử cung.

Nếu chỉ có một trong các dấu hiệu trên thì có thể do một nguyên nhân khác chứ không phải nhiễm trùng máu, nhưng nếu có nhiều dấu hiệu trên cùng lúc thì thường là nhiễm trùng máu.

Tùy loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ có các biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau, tiên lượng bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Chẳng hạn, nếu máu nhiễm liên cầu nhóm B thì triệu chứng xuất hiện sau khi sinh 3 – 4 giờ, nếu muộn cũng chỉ 1 – 2 tuần với những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng mão mủ (ngừng thở, huyết áp hạ…). Nếu bệnh do tụ cầu (ít gặp hơn) thì thường nặng và có biểu hiện ở xương và da (viêm da nhiễm trùng).

Những điểm cần chú ý khi điều trị và chăm sóc bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ mới sinh:

– Trị liệu miễn dịch: có thể bổ sung trực tiếp các loại nhân tử miễn dịch và các kháng thể vào trong máu của trẻ mới sinh, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy bệnh phục hồi. Bao gồm: truyền nhiều lần, mỗi lần một ít máu mới hoặc huyết tương, mỗi lần 10mg/1000g; chữa trị bằng cách thay máu có ưu điểm là bổ sung dung lượng máu, cải thiện vòng tuần hoàn nhỏ, phục hồi huyết áp, giúp cải thiện cung cấp ô xy cho các tổ chức. Thay ra rất nhiều các chất nội độc tố, serum bilirubin, truyền vào cơ thể các kháng thể, thể bổ sung và các tế bào có chức năng thôn tính, giúp cải thiện trạng thái miễn dịch của cơ thể. Giúp chữa bệnh thiếu máu, bổ sung các nhân tử đông máu; tiêm hemoglobin miễn dịch vào tĩnh mạch, mỗi lần 1g/1000g trọng lượng cơ thể, liên tục hai lần và đây là phương pháp chữa trị phụ trợ cho chứng bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ mới sinh.

– Xử lý các ổ nhiễm bệnh: nhiễm trùng phần rốn, da bôi Ethanol 75%. Trường hợp bị viêm rốn nặng có thể dùng dung dịch Nitrofural đắp ướt, đồng thời kiểm tra và chữa trị các ổ mưng mủ chuyển dịch.

– Để việc điều trị đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh. Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần. Ngoài ra, phải điều trị tích cực các triệu chứng đi kèm như tình trạng mất nước, co giật do trẻ nôn nhiều.

Xem thêm: Nhiễm trùng máu sơ sinh

Bài viết Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-dau-hieu-cua-benh-nhiem-trung-mau-o-tre-so-sinh-va-huong-dieu-tri-3245/feed/ 0
Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/ https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/#respond Sun, 17 Jun 2018 04:31:49 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/ Nhiễm trùng máu ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh... Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ.

Bài viết Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh… Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ.

nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh trước khi sinh

  • Bà mẹ phải được khám thai định kỳ và tiêm chủng đầy đủ. Nếu có viêm nhiễm âm đạo (hoặc bệnh lây qua đường tình dục…) thì phải được chữa trị triệt để.
  • Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
  • Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
  • Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh trong khi sinh

  • Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Bảo đảm sinh sạch.
  • Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh sau khi sinh

  • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu.
  • Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt của trẻ
  • Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có đủ ánh sáng.
  • Dùng tã lót, áo mũ sạch sẽ vô trùng
  • Cho trẻ bú sữa mẹ.

Xem thêm: Nhiễm trùng máu sơ sinh

Bài viết Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/feed/ 0
Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành (Phần 2) https://benh.vn/nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-phan-2-7276/ https://benh.vn/nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-phan-2-7276/#respond Thu, 15 Mar 2018 06:17:59 +0000 http://benh2.vn/nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-phan-2-7276/ Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương khớp, hô hấp, tiêu hóa...dẫn đến sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.

Bài viết Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành (Phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương khớp, hô hấp, tiêu hóa…dẫn đến sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.

4. Điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

Điều trị kháng sinh

Nguyên tắc

– Điều trị sớm ngay trong giờ đầu khi nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn sau khi đã cấy máu.

– Sử dụng liệu pháp kinh nghiệm theo chiến lược xuống thang, kháng sinh phổ rộng bao phủ được tác nhân gây bệnh (phối hợp kháng sinh nếu cần), kháng sinh thấm tốt vào tổ chức bị bệnh và sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ theo hướng kháng sinh phổ hẹp nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh.

– Ưu tiên sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm

a) Đối với các người bệnh chưa xác định được ổ nhiễm khuẩn trước đó trên lâm sàng và không có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện

– Với người bệnh có đáp ứng miễn dịch bình thường: Tùy thuộc vào thông tin vi khuẩn và nhạy cảm kháng sinh tùy từng đơn vị có thể lựa chọn sau đây

  • Sử dụng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch sớm ngay trong giờ đầu: Phối hợp một kháng sinh nhóm penicilin phổ rộng (piperacilin-tazobactam) hoặc cephalosporin thế hệ ba (ceftriaxon, cefotaxim, ceftazidim, cefoperazol…) hoặc thế hệ bốn (cefepim, cefpirom) phối hợp với một kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin hoặc moxifloxacin) hoặc với một kháng sinh nhóm aminoglycosid (amikacin, neltimicin…)
  • Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S. aureus (tụ cầu vàng), cân nhắc sử dụng các kháng sinh chống tụ cầu như oxacilin, cloxacilin, cefazolin (khi nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng nhạy methicilin, MSSA) hoặc vancomycin, teicoplanin hoặc daptomycin (đối với trường hợp nghi nhiễm tụ cầu kháng methicilin, MRSA).
  • Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn kỵ khí, cân nhắc sử dụng metronidazol.

– Với các người bệnh có giảm bạch cầu hạt, suy giảm miễn dịch.

  • Cần dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch nếu số lượng bạch cầu hạt < 0,5 x 109/L hoặc dự đoán sẽ giảm < 0,5 x 109/L ở các người bệnh có số lượng bạch cầu hạt < 1 x 109/L.
  • Phối hợp một kháng sinh nhóm carbapenem (ertapenem, imipenem- cilastatin, doripenem, meropenem) hoặc kháng sinh nhóm penicilin phổ rộng (piperacilin-tazobactam) với một kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin hoặc moxifloxacin) hoặc với một kháng sinh nhóm aminoglycosid (amikacin, neltimicin).
  • Tùy theo điều kiện của cơ sở điều trị, có thể sử dụng liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm như phần a, mục 4.1.2.
  • Nếu người bệnh vẫn sốt kéo dài tới 96 giờ khi đã dùng liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm ban đầu, cần tìm kiếm các nguyên nhân nhiễm khuẩn bệnh viện và cân nhắc bổ sung thuốc kháng nấm phù hợp.

b) Đối với các người bệnh chưa xác định được ổ nhiễm khuẩn khởi điểm nhưng có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện

– Cần dựa vào thông tin vi khuẩn học và nhạy cảm kháng sinh của từng bệnh viện để lựa chọn kháng sinh kinh nghiệm cho phù hợp:

  • Có thể phối hợp một kháng sinh có tác dụng chống P. aeruginosa nhóm carbapenem (imipenem-cilastatin, doripenem, meropenem) hoặc kháng sinh nhóm penicilin phổ rộng nhƣ piperacilin-tazobactam với một kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin hoặc moxifloxacin) hoặc với một kháng sinh nhóm aminoglycosid (amikacin, neltimicin) hoặc với fosfomycin. Chú ý cần chỉnh liều các kháng sinh theo độ thanh thải creatinin.
  • Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S. aureus (tụ cầu vàng) kháng methicilin (MRSA), cần cân nhắc sử dụng thêm vancomycin, teicoplanin hoặc daptomycin.
  • Nếu nghi ngờ tác nhân vi khuẩn Gram-âm đa kháng (kháng carbapenem): Phối hợp kháng sinh nhóm carbapenem có tác dụng chống A. baumanii và/hoặc kháng sinh nhóm penicilin phổ rộng phối hợp với các chất ức chế beta-lactamase (piperacilin-tazobactam hoặc ampicilin-sulbactam) với colistin để tăng tác dụng hiệp đồng.

c) Đối với người bệnh có ổ nhiễm khuẩn chỉ điểm

– Khi chưa xác định được căn nguyên gây bệnh, cần sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Khi có kết quả nuôi cấy, chuyển dùng kháng sinh phổ hẹp nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh khi có kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Cần chỉnh liều kháng sinh theo độ thanh thải creatinin ở các người bệnh có suy thận.

– Nhiễm khuẩn đường mật hay tiêu hóa:

  • Nhiễm khuẩn gan mật: K. pneumoniae là vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn huyết và áp xe gan ở Việt Nam. Sử dụng kháng sinh nhóm cepalosporin thế hệ 3 hoặc 4, hoặc carbapenem (nếu người bệnh có nguy cơ nhiễm vi khuẩn sinh beta-lactamase phổ rộng – ESBL) phối hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycosid (amikacin, neltimicin) hoặc metronidazol khi nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí.
  • Nhiễm khuẩn ống tiêu hóa: Sử dụng kháng sinh nhóm cepalosporin thế hệ 3 hoặc 4, hoặc carbapenem hoặc quinolon (ciprofloxacin) phối hợp với metronidazol (khi nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí).

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

– Nhiễm khuẩn tim mạch: Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S. aureus (tụ cầu vàng), cân nhắc sử dụng các kháng sinh chống tụ cầu như oxacilin, cloxacilin, cefazolin (đối với tụ cầu vàng nhạy methicilin, MSSA) hoặc vancomycin, teicoplanin, daptomycin (đối với trường hợp tụ cầu kháng methicilin, MRSA) đường tĩnh mạch.

– Nhiễm khuẩn liên quan đến các dụng cụ mạch máu: Nếu nghi ngờ do tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA), cần dùng vancomycin, linezolid, teicoplanin hoặc daptomycin.

– Nhiễm khuẩn sinh dục ở nữ giới: Dùng ceftriaxon tĩnh mạch 1gam hàng ngày phối hợp với azithromycin tĩnh mạch 500mg hàng ngày và metronidazol 1g/ngày. Nếu nghi ngờ có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện dùng kháng sinh nhóm carbapenem (imipenem-cilastatin, meropenem) hoặc piperacilin- tazobactam phối hợp với azithromycin và metronidazol, nếu nghi ngờ do vi khuẩn đa kháng thuốc phối hợp colistin.

– Nhiễm khuẩn da: Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là S. aureus (tụ cầu vàng), cân nhắc sử dụng các kháng sinh chống tụ cầu như oxacilin, cloxacilin, cefazolin (đối với tụ cầu vàng nhạy methicilin, MSSA) hoặc vancomycin, teicoplanin hoặc daptomycin (đối với trường hợp tụ cầu kháng methicilin, MRSA). Đối những người bệnh tổn thương da (ví dụ do bỏng), cần cân nhắc nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện và sử dụng các kháng sinh có tác dụng diệt P. aeruginosa.

Lựa chọn kháng sinh dựa theo thông tin vi khuẩn gây bệnh

Kháng sinh được lựa chọn dựa trên thông tin về vi khuẩn gây bệnh được thể hiện trong Bảng II.10.

Bảng II.10. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm

Vi khuẩn

Kháng sinh lựa chọn

Kháng sinh thay thế

Vi khuẩn Gram-âm đƣờng ruột họ Enterobacteriaceae (không sinh ESBL)

400mg x 2 đến 3 lần/ngày, tối đa không quá 1200mg/ngày, truyền tĩnh mạch

+ Ceftriaxone 2 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 12 giờ/lần

Các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 và 4 khác

Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon

Vi khuẩn Gram-âm đƣờng ruột họ Enterobacteriaceae (sinh ESBL)

Ertapenem 1g/ lần/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3-4 giờ

Imipenem-cilastatin 500 mg/lần, truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ/lần

Meropenem 1g/lần, truyền tĩnh mạch 8 giờ/lần

Doripenem 500 mg/lần, truyền tĩnh mạch 8 giờ/lần

Pseudomonas aeruginosa

Ceftazidime 2 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 8 giờ/lần

Cefepim 2 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 8h /lần

Piperacillin-tazobactam 4,5 g/lần, tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ/lần

Ciprofloxacin x 400-1200 mg/ngày

Imipenem-cilastatin 1 g/lần, truyền tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ/lần

Meropenem 1 g/lần, đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ/lần

Burkholderia pseudomallei

Ceftazidime 2 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 8 giờ/lần

Imipenem-cilastatin 1g/lần, truyền tĩnh mạch 8 giờ/lần. Meropenem 1g/lần, đường tĩnh mạch 8 giờ/lần

Streptococcus pneumoniae

Ceftriaxone 2 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 12 giờ/lần

Cefotaxime 2 g/lần tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ/lần

Levofloxacin 750 mg/ngày

Vancomycin 1 g/lần, truyền tĩnh mạch cách mỗi 12 giờ

Staphylococcus aureus

(nhạy Methicilin)

Oxacilin 100-200 mg/kg/ngày chia tiêm tĩnh mạch chậm cách 6 giờ/lần

Vancomycin 1 g/lần truyền tĩnh mạch cách mỗi 12 giờ

Staphylococcus aureus

(kháng Methicilin)

Vancomycin 1 g/lần truyền tĩnh mạch cách mỗi 12 giờ

Daptomycin 4-6 mg/kg/ngày

Streptococcus suis

Ampicilin: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ/lần. Trẻ em 200-250 mg/kg/ngày

Ceftriaxon: 2g/lần, tiêm tĩnh mạch12h/lần. Trẻ em 100mg/kg/ngày

Clostridium perfringens

Penicilin 3-4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch cách 4 giờ/lần

Metronidazole truyền tĩnh mạch liều tấn công 15 mg/kg sau đó sử dụng liều duy trì 7,5 mg/kg trong 1 giờ cách mỗi 6 giờ/lần

Clindamycin truyền tĩnh mạch 6-9 g/ngày chia liều cách mỗi 8 giờ/lần

Bacteroides fragilis

Metronidazole truyền tĩnh mạch liều tấn công 15 mg/kg sau đó sử dụng liều duy trì 7,5 mg/kg trong 1 giờ cách mỗi 6 giờ/lần

Cách dùng cụ thể các loại kháng sinh

Liều dùng và cách dùng của một số kháng sinh được thể hiện trong Bảng II.11.

Bảng II.11. Liều dùng – cách dùng của một số kháng sinh

Loại kháng sinh

Cách sử dụng

Ceftriaxon

1-2g x 1 lần/ngày (hoặc chia 2 liều), tối đa 4g/ngày.

Cefepim

1-2g mỗi 12 giờ, tối đa 6g/ngày. Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: 2g mỗi 8-12 giờ.

Ceftazidim

1-2g mỗi 8-12 giờ.

Ampicilin-sulbactam

1,5-3g mỗi 6 giờ, đƣờng tĩnh mạch.

Ertapenem

1g x 1 lần/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3-4 giờ.

Imipenem

0,5g-1g mỗi 6 giờ, tối đa 4g/ngày, truyền tĩnh mạch trong 3-4 giờ.

Meropenem

1g mỗi 8 giờ, tối đa 2g mỗi 8 giờ, đƣờng tĩnh mạch.

Piperacilin-tazobactam

4,5g mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch.

Levofloxacin

500-750 mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Moxifloxacin

400mg/ngày, truyền tĩnh mạch

Ciprofloxacin

400mg x 2 đến 3 lần/ngày, tối đa không quá 1200mg/ngày, truyền tĩnh mạch.

Amikacin

16-24 mg/kg x 1lần/ngày, truyền tĩnh mạch.

Tobramycin

4-7mg/kg x 1lần/ngày, truyền tĩnh mạch.

Gentamicin

4-7mg/kg x 1lần/ngày, truyền tĩnh mạch.

Linezolid

600mg x 1 lần/ngày.

* Liều dùng có thể thay đổi tùy theo kết quả theo dõi nồng độ thuốc trong máu (TDM)

Xử trí ổ nhiễm khuẩn khởi điểm

– Dẫn lưu ổ áp xe, dẫn lưu màng phổi, màng tim, dẫn lưu túi mật, lấy sỏi đường mật khi có tắc mật…

– Rút các dụng cụ/thiết bị y khoa là đường vào của nhiễm khuẩn nếu có chỉ định.

Điều trị hỗ trợ và hồi sức

– Đề phòng và điều trị sốc nhiễm khuẩn.

– Đảm bảo hô hấp: Đảm bảo thông khí, thở ôxy, đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo khi cần thiết.

– Điều chỉnh cân bằng nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan. – Điều trị suy thận: Truyền đủ dịch, lợi tiểu.

– Lọc máu liên tục khi có chỉ định.

– Điều trị xuất huyết và đông máu rải rác trong lòng mạch. – Hạ sốt, dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

– Chăm sóc vệ sinh, chống loét.

Tài liệu tham khảo

1. Dellinger, R.P., et al., Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012. Intensive Care Med, 2013. 39(2): p. 165-228.

2. De Kraker, M.E., et al., The changing epidemiology of bacteraemias in Europe: trends from the European Antimicrobial Resistance Surveillance System. Clin Microbiol Infect, 2013. 19(9): p. 860-8.

3. Martin, G.S., Sepsis, severe sepsis and septic shock: changes in incidence, pathogens and outcomes. Expert Rev Anti Infect Ther, 2012. 10(6): p. 701-6.

4. Marin H. Kollef and Scott T. Micek (2012), ”Severe septic and Septic shock”, The Washington Manual of Critical Care, 2rd Edition 2012, P 11-18.

5. The GARP Vietnam National Working Group, Situation Analysis Reports: Antibiotic use and resistance in Vietnam. 2010.

Xem thêm: Bệnh nhiễm trùng máu

Bài viết Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Bộ Y tế ban hành (Phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-bo-y-te-ban-hanh-phan-2-7276/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn của Bộ Y tế (Phần 1) https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-phan-1-7275/ https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-phan-1-7275/#respond Sun, 04 Feb 2018 06:17:58 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-dieu-tri-nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-phan-1-7275/ Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 - 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.

Bài viết Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn của Bộ Y tế (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Đại cương về nhiễm khuẩn huyết

– Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ra do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết.

nhiễm khuẩn huyết

– Các yếu tố nguy cơ:

  • Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
  • Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
  • Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…

2. Nguyên nhân

– Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như: da, mô mềm, cơ, xương khớp, hô hấp, tiêu hóa…

– Các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết

  • Một số vi khuẩn Gram-âm gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp: Vi khuẩn Gram-âm đường ruột họ Enterobacteriacae: bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩn Enterobacter…; Pseudomonas aeruginosa; Burkholderia pseudomallei.
  • Một số vi khuẩn Gram-dương gây bệnh thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis…
  • Các vi khuẩn kị khí thường gặp: Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

3. Triệu chứng và chẩn đoán

Nhiễm khuẩn huyết

– Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán xác định dựa trên kết quả cấy máu.

Lâm sàng

– Sốt và các triệu chứng toàn thân.

  • Sốt là triệu chứng rất thường gặp, có thể kèm theo rét run hoặc không. Trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể hạ thân nhiệt.
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh, có thể thay đổi tình trạng ý thức.
  • Phù, gan lách to.

– Triệu chứng ổ nhiễm khuẩn khởi điểm:

  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Áp xe gan, viêm túi mật, viêm ruột, viêm đại tràng, thủng ruột hay các ổ áp xe khác.
  • Nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu: Viêm đài bể thận, áp xe thận, sỏi thận có biến chứng, áp xe tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn vùng tiểu khung: Viêm phúc mạc vùng tiểu khung, áp xe buồng trứng – vòi trứng.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm mủ màng phổi, áp xe phổi…
  • Nhiễm khuẩn mạch máu do các đường truyền tĩnh mạch, các catheter mạch máu, thiết bị nhân tạo nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn tim mạch: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, áp xe cơ tim, áp xe cạnh van tim.
  • Các nhiễm khuẩn da và niêm mạc.

– Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan: Suy gan, suy thận…

– Biến chứng: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Xét nghiệm

– Cấy máu dương tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý là kết quả cấy máu âm tính cũng không loại trừ được nhiễm khuẩn huyết, có khoảng 60% nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu âm tính.

Nên cấy máu 02 lần (đối với cả nuôi cấy hiếu khí và kỵ khí) trước khi điều trị kháng sinh với thể tích máu tối thiểu là 10 ml/mẫu. Tuy nhiên tránh để việc lấy bệnh phẩm trì hoãn việc sử dụng kháng sinh > 45 phút. Nếu lấy 2 mẫu máu đồng thời thì cần lấy ở 2 vị trí khác nhau. Trong trường hợp có catheter mạch máu đã đặt quá 48 giờ, cần lấy ít nhất một mẫu bệnh phẩm qua catheter này.

– Xét nghiệm huyết học: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi > 12 G/l hoặc < 4 G/l hoặc tỉ lệ bạch cầu non > 10%, giảm tiểu cầu (< 100 G/L), rối loạn đông máu (INR > 1.5 hoặc aPTT > 60 giây)

– Xét nghiệm sinh hóa: Giảm oxy máu động mạch: PaO2/FIO2 < 300, creatinin tăng, tăng bilirubin máu, tăng men gan, protein phản ứng C (CRP) thường > 150 mg/l, tăng procalcitonin > 1,5 ng/ml

– Các xét nghiệm khác đánh giá tổn thương cơ quan theo vị trí nhiễm khuẩn khởi điểm như xét nghiệm dịch não tủy, tổng phân tích nước tiểu, X- quang ngực, siêu âm…

Sốc nhiễm khuẩn

– Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng, rối loạn chức năng các cơ quan.
  • Tụt huyết áp (HA tâm thu < 90 mmHg, HA trung bình < 70 mmHg, HA tâm thu giảm > 40 mmHg hoặc huyết áp giảm dưới 2 lần độ lệch chuẩn so với giá trị bình thường của lứa tuổi đó) và không hồi phục khi bù đủ dịch hoặc cần phải dùng thuốc vận mạch.

Xem tiếp phần 2: Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn của bộ y tế (phần 2)

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn của Bộ Y tế (Phần 1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-dieu-tri-nhiem-khuan-huyet-va-soc-nhiem-khuan-cua-bo-y-te-phan-1-7275/feed/ 0
Người đàn ông nhiễm liên cầu lợn sau khi mổ thịt con vật ốm https://benh.vn/nguoi-dan-ong-nhiem-lien-cau-lon-sau-khi-mo-thit-con-vat-om-8404/ https://benh.vn/nguoi-dan-ong-nhiem-lien-cau-lon-sau-khi-mo-thit-con-vat-om-8404/#respond Sat, 03 Sep 2016 06:48:07 +0000 http://benh2.vn/nguoi-dan-ong-nhiem-lien-cau-lon-sau-khi-mo-thit-con-vat-om-8404/ Một tuần sau khi làm thịt con lợn nhà bị ốm, người đàn ông 51 tuổi ở Thanh Hóa sốt cao, xuất hiện ban hoại tử, vào viện thì đã hôn mê, suy gan thận, chẩn đoán bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Bài viết Người đàn ông nhiễm liên cầu lợn sau khi mổ thịt con vật ốm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một tuần sau khi làm thịt con lợn nhà bị ốm, người đàn ông 51 tuổi ở Thanh Hóa sốt cao, xuất hiện ban hoại tử, vào viện thì đã hôn mê, suy gan thận, chẩn đoán bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Người đàn ông nhiễm khuẩn liên cầu lợn

Người nhà đưa ông vào bệnh viện tỉnh khám với chẩn đoán bị nhiễm khuẩn huyết, được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tại đây, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốc, hôn mê, suy gan, thận, 2 ngày sau phải chuyển tiếp sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng, các ban hoại tử xuất hiện ở tay và chân.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 14/8 được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do liên cầu lợn. Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, suy thận, rối loạn đông máu, được thở máy, chống sốc, lọc máu liên tục. Bệnh nhân làm nghề thợ xây hay bị xây xát chân tay, được cho là có thể dễ lây nhiễm khuẩn liên cầu lợn khi giết mổ con lợn ốm.

Chia sẻ của bác sĩ về bệnh viêm cầu lợn

Theo bác sĩ, bệnh lây từ lợn sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Bệnh nhân tử vong do nhiễm độc tố vi khuẩn, gây hiện tượng sốc. Có bệnh nhân chỉ 3 ngày đã bị sốc nhiễm khuẩn, có người phải 10 ngày mới diễn biến nặng, tùy vào cơ địa. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể tái phát.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa… của lợn. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.

Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Khi người bệnh sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ…, có thể khó thở, nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.

Benh.vn (Theo yhocvn.net)

Bài viết Người đàn ông nhiễm liên cầu lợn sau khi mổ thịt con vật ốm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-dan-ong-nhiem-lien-cau-lon-sau-khi-mo-thit-con-vat-om-8404/feed/ 0