Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:55:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/#respond Fri, 24 Mar 2023 04:32:36 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 - 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc đặc trị, kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng...

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể có nhiều dấu hiệu sớm dễ thấy như ho, sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này dễ lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.

Dấu hiệu bệnh viêm phổi

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở nhanh bất thường
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Giảm hoạt động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)
  • Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Triệu chứng bệnh viêm phổi

Đôi khi ở trẻ chỉ có một triệu chứng là thở nhanh. Khi viêm phổi nằm ở dưới phổi gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau tùy theo loại viêm phổi, tác nhân gây viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi do virus: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phổi do mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

Các giai đoạn, xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để biết chẩn đoán bệnh viêm phổi, cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào và con đường lây nhiễm ra sao.

Các giai đoạn bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh của viêm phổi khác nhau tuỳ thuộc vào các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số thời kỳ ủ bệnh thường gặp: do RSV là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm phổi

Tiếng ran ở phổi khi nghe bằng ống nghe.

Chụp X quang phổi để xác định viêm phổi cũng như vị trí và phạm vi của tổn thương ở phổi.

Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.

Quá trình lây lan bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Điều trị và phòng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do đó không chỉ cần quan tâm tới việc điều trị bệnh viêm phổi mà phòng bệnh viêm phổi cũng cực kỳ quan trọng.

Điều trị bệnh viêm phổi.

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vaccine ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vaccine chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vaccine hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vaccine cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sơ sinh sinh non có thể được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

  • Tiêm vaccin đầy đủ
  • Rửa tay thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
  • Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/feed/ 0
Chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc Plasma – TSN, Hoạt chất sát trùng thế hệ mới https://benh.vn/chuyen-giao-doc-quyen-nguyen-lieu-nano-bac-plasma-tsn-hoat-chat-sat-trung-the-he-moi-79714/ https://benh.vn/chuyen-giao-doc-quyen-nguyen-lieu-nano-bac-plasma-tsn-hoat-chat-sat-trung-the-he-moi-79714/#respond Tue, 03 Nov 2020 10:46:21 +0000 https://benh.vn/?p=79714 Sáng ngày 31/10/2020, buổi lễ “Lễ công bố và chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc Plasma – TSN, Hoạt chất sát trùng thế hệ mới” đã được tổ chức long trọng bởi Innocare Pharma và Viện nghiên cứu công nghệ Plasma.  Buổi lễ có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia […]

Bài viết Chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc Plasma – TSN, Hoạt chất sát trùng thế hệ mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sáng ngày 31/10/2020, buổi lễ “Lễ công bố và chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc Plasma – TSN, Hoạt chất sát trùng thế hệ mới” đã được tổ chức long trọng bởi Innocare Pharma và Viện nghiên cứu công nghệ Plasma. 

Buổi lễ có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, TS.BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch hội tiêu hóa Hà Nội cùng đông đảo các Bác sĩ, Dược sĩ và các chuyên gia công nghệ Plasma.

le-cong-bo-va-chuyen-giao-doc-quyen-nguyen-lieu-nano-bac-hoat-chat-kiem-soat-nhiem-trung-the-he-moi
Lễ công bố và chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc biến tính Plasma – Hoạt chất kiểm soát nhiễm trùng thế hệ mới

Thực trạng sử dụng Nano bạc hiện nay

Nano bạc là nguồn nguyên liệu đã được sử dụng rộng rãi từ xa xưa làm chất sát trùng da và niêm mạc bởi khả năng ức chế, tiêu diệt đến 650 loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, nano bạc thông thường khó bám dính lên bề mặt virus, do đó nano bạc gần như không có hiệu quả trên virus. Hơn nữa, ở các kích thước khác nhau, độc tính của nano bạc đối với cơ thể người cũng khác nhau, do vậy rất khó để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Trong khi đó, dịch bệnh do vi sinh vật gây ra cùng với các bệnh lý mạn tính trên da và niêm mạc ngày càng gia tăng là một thách thức lớn đối với ngành y tế. Các hoạt chất được ứng dụng điều trị các bệnh lý kể trên như kháng sinh, corticoid, chống viêm,… đem đến hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên chúng gây ra không ít tác dụng phụ, dùng lâu ngày có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.

Chính vì vậy, việc tạo ra một chế phẩm Nano bạc đem đến hiệu quả diệt virus tốt và an toàn cho người sử dụng là bài toán khó cho các nhà nghiên cứu bởi công nghệ chế tạo nano bạc từ trước đến nay đều khó đảm bảo độ an toàn của nano bạc. 

TSN – Hoạt chất sát trùng tại chỗ ưu việt nhất 

Sau một thời gian không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học của Innocare Pharma và Viện khoa học Plasma đã nghiên cứu thành công phức hệ TSN gồm acid Tannic và Nano bạc công nghệ Plasma cho hiệu quả diệt virus cực mạnh và an toàn cho người sử dụng.

tsn-chat-sat-trung-tai-cho-uu-viet-nhat-hien-nay
TSN – Chất sát trùng tại chỗ ưu việt nhất hiện nay

Acid Tannic là chất sát trùng, chống viêm, liền vết, loét tự nhiên được sử dụng trong y học từ xưa. Trên bề mặt phức hệ TSN, acid Tannic có khả năng kết tụ protein trên vỏ capsid của virus. Nhờ điều này, các tinh thể Nano bạc được giải phóng và tiếp xúc tối đa với virus, tiêu diệt virus và ngăn chặn virus gây bệnh ở cả 4 bước bám dính, xâm nhập, nhân lên và thoát tế bào. 

Nguyên liệu TSN được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn của một chất sát trùng thế hệ mới với khả năng diệt virus, vi khuẩn, vi nấm, kháng viêm và làm liền da, niêm mạc hiệu quả. Đặc biệt, TSN rất an toàn cho người sử dụng, tính an toàn của TSN đã được chứng minh ở nhiều tài liệu trên thế giới.

Ưu điểm của phức hệ TSN so với các dạng Nano bạc thông thường

TS.Đỗ Hoàng Tùng, chuyên gia công nghệ Plasma cho biết: “Phức hệ TSN có acid Tannic và Nano bạc Plasma chuẩn hóa hội tụ gần như đầy đủ các tiêu chuẩn của Nano bạc theo văn bằng quốc tế. Bằng phương pháp Plasma, các hạt nano có kích thước hình cầu từ 10-30nm với độ đồng đều cao bám dính tốt trên bề mặt virus và niêm mạc da ngăn cản virus xâm nhập vào bên trong tế bào từ đó ngăn chặn sự xâm nhập ở bước đầu tiên của quá trình gây bệnh.”

TS. Đỗ Hoàng Tùng cũng cho biết thêm: “Độ tinh khiết của hạt Nano bạc được chế tạo theo công nghệ Plasma cao trên 99%, không lẫn muối bạc và các hóa chất độc hại khác đem đến hiệu quả tối ưu và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, phức hệ TSN đã được kiểm nghiệm tại Viện vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia và cho kết quả là phức hệ TSN có khả năng diệt virus, vi khuẩn chỉ trong 30 giây.”

ts-do-hoang-tung-cho-biet-tsn-co-do-an-toan-cao-va-kha-nang-diet-virus-vi-khuan-trong-30s
TS. Đỗ Hoàng Tùng cho biết TSN có độ an toàn cao và khả năng diệt virus, vi khuẩn trong 30 giây

Phức hệ TSN được phát triển nhằm tăng cường hiệu quả trong kiểm soát nhiễm trùng hô hấp – bệnh lý phổ biến tại Việt Nam và kiểm soát nhiễm trùng trên da. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy TSN có khả năng ức chế nhiều loại virus gây bệnh khác nhau như Adenovirus, Herpes virus, virus cúm A,… và cả các loại vi khuẩn kháng thuốc.

TSN và tiềm năng phát triển trong tương lai

Đánh giá về tiềm năng ứng dụng của phức hệ TSN, Chuyên gia Dược học Nguyễn Thị Kiều Oanh chia sẻ: “TSN là phức hệ Nano bạc thế hệ mới, lựa chọn tối ưu cho các chất sát trùng thông thường hiện nay bởi các chất sát trùng này có nhiều nhược điểm về mùi vị, hiệu quả kháng viêm và liền vết loét kém. TSN có tiềm năng lớn ứng dụng vào sản xuất các dòng sản phẩm phục vụ phòng ngừa và điều trị bệnh đường hô hấp, da liễu, phụ khoa, làm đẹp,…Đặc biệt, đây là nguồn nguyên liệu mà Việt Nam làm chủ công nghệ do đó có thể chủ động được trên quy mô lớn mà không lo ngại thiếu hụt nguồn cung, nhất là trong tình huống khẩn cấp như đại dịch vừa qua.”

chuyen-gia-duoc-hoc-nguyen-thi-kieu-oanh-danh-gia-cao-tiem-nang-phat-trien-cua-tsn-trong-tuong-lai
Chuyên gia Dược học Nguyễn Thị Kiều Oanh đánh giá cao tiềm năng phát triển của TSN trong tương lai

Cũng trong buổi lễ chuyển giao công nghệ, Dược sĩ Nguyễn Bá Nghĩa – Tổng giám đốc Innocare Pharma chia sẻ: “ 70 – 80% bệnh nhiễm trùng hô hấp là do virus gây nên với triệu chứng đặc trưng là ho, rát họng, sưng amidan, hơi thở nóng,… Các loại thuốc kháng sinh và chất sát khuẩn thông thường không tiêu diệt được virus, việc sử dụng các thuốc này không chỉ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và lây lan trong cộng đồng mà còn gia tăng nguy cơ kháng thuốc.”

TSN đem đến xu hướng mới trong điều trị bệnh

Xu hướng chung trong điều trị bệnh hiện nay là ưu tiên sử dụng các biện pháp sát trùng tại chỗ nhằm tăng cường hiệu quả điều trị, giảm nhanh triệu chứng bệnh, giảm tình trạng tái đi tái lại và giảm nguy cơ kháng kháng sinh.

Hiểu được mong muốn đó, Innocare Pharma đã ứng dụng thành công phức hệ TSN trong sản phẩm Súc họng miệng PlasmaKare với khả năng diệt khuẩn cực mạnh và an toàn cho người sử dụng. Đây là bước đột phá trong việc kiểm soát nhiễm trùng trong tình hình dịch bệnh khó kiểm soát như hiện nay.

Trao đổi với chúng tôi, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh nhận định: “Việc nghiên cứu và ứng dụng thành công phức hệ TSN trong sản phẩm Súc họng miệng PlasmaKare là bước tiến mới trong y học Việt Nam. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid vừa qua cho thấy tầm quan trọng của các vũ khí mới chống lại virus do đó chế phẩm Súc họng miệng PlasmaKare cần được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để phòng bệnh và phối hợp điều trị bệnh, nhất là ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.”

Súc họng miệng PlasmaKare – Giải pháp đột phá cho bệnh nhiễm trùng hô hấp

Súc họng miệng PlasmaKare với sự kết hợp hoàn hảo giữa phức hệ TSN kháng virus vi khuẩn cực mạnh và Keo ong nhập khẩu Italy đem đến tác dụng hiệp đồng giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp kéo dài. 

suc-hong-mieng-plasmakare-giai-phap-dot-pha-kiem-soat-nhiem-trung-ho-hap
Súc họng miệng PlasmaKare – Giải pháp đột phá kiểm soát nhiễm trùng hô hấp
  • Súc họng miệng PlasmaKare tăng cường hoạt tính kháng virus hiệu quả: hoạt chất TSN trên thực nghiệm có khả năng tiêu diệt 100% virus, vi khuẩn như Tụ cầu vàng, Liên cầu tan huyết nhóm A, E.Coli,… trong 30 giây.
  • Súc họng miệng PlasmaKare giúp chống viêm và làm liền vết loét nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng, viêm amidan và các bệnh nhiễm trùng ho hấp như đau họng, ngứa họng, khản tiếng, ho,…

Bên cạnh đó, các thành phần trong súc họng miệng PlasmaKare đã được chứng minh hoàn toàn an toàn khi sử dụng lâu dài cho cả trẻ em và phụ nữ có thai. Đây cũng là sản phẩm phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả, đặc biệt trong thời điểm trở lạnh như hiện nay.

Công nghệ Plasma và phức hệ TSN đánh dấu bước ngoặt lớn trong kiểm soát nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng trên da trong tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng hiện nay. Lựa chọn chế phẩm sát trùng tại chỗ Plasmakare để phòng ngừa và điều trị bệnh là giải pháp được ưu tiên và được các chuyên gia khuyến cáo.

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm Súc họng miệng PlasmaKare tại: https://plasmakare.vn/sp/suc-hong-mieng-plasmakare-250ml/ hoặc gọi ngay Hotline 0976648102 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp. 

Công ty TNHH Dược phẩm Innocare

Số 347 đường Ỷ La, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

 

Bài viết Chuyển giao độc quyền nguyên liệu Nano bạc Plasma – TSN, Hoạt chất sát trùng thế hệ mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuyen-giao-doc-quyen-nguyen-lieu-nano-bac-plasma-tsn-hoat-chat-sat-trung-the-he-moi-79714/feed/ 0
Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/ https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/#respond Sat, 18 May 2019 04:14:06 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/ Hoạt động của hệ hô hấp một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng.

Bài viết Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoạt động của hệ hô hấp

Là một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một chức năng riêng.

Không khí khi hít vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên (mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản) lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi (đường hô hấp dưới) rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể. Lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thoát ra môi trường bên ngoài. Do vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong năm (3-5 lần) do đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em nguyên nhân là do vi rút.

Phân loại

Nhiễm khuẩn đường hô hấp được chia làm 2 loại:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường nhẹ, hay gặp hơn bao gồm: Viêm mũi họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, các trường hợp ho, cảm lạnh…

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi.

Triệu chứng

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu như sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, tím tái… Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn, bệnh sẽ diễn biến nặng lên nhanh, trẻ sẽ bị viêm phế quản, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm phổi. Trên thực tế người ta có thể dựa vào các dấu hiệu ban đầu như ho, thở nhanh và một số dấu hiệu khác như nôn hoặc quấy khóc ở trẻ để phân loại mức độ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Có định hướng điều trị luôn tránh để bệnh diễn biến nặng.

Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do nguyên nhân vi rút với khả năng lây nhiễm dễ dàng. Tỷ lệ người lành mang vi rút cao và khả năng miễn dịch của vi rút ngắn và yếu. Ở nước ta và các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng, nấm và ký sinh trùng cũng được nhắc đến là thủ phạm của nhiễm khuẩn tuy rất hiếm gặp.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính

– Trẻ đẻ thiếu cân

– Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính hơn trẻ bình thường và khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thì thời gian điều trị kéo dài hơn và có tiên lượng xấu hơn.

– Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

– Ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ

– Không giữ ấm cho trẻ và chăm sóc trẻ đúng cách lúc giao mùa

– Không được tiên chủng và uống vitamin đầy đủ

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp

1. Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ

(Không viêm phổi) trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. Cần lưu ý rằng phải quan sát nhịp thở của trẻ trong lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Trẻ được coi là thở nhanh khi nhịp thở trên 60 lần/ phút đối với trẻ sơ sinh và trên 50 lần/ phút đối với trẻ từ 2-12 tháng, trên 40 lần/ phút đối với trẻ từ 1- 5 tuổi. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ dưới 2 tháng tuổi phải là rút lõm lồng ngực mạnh mới có giá trị vì bình thường ở những trẻ này có thể cũng có dấu hiệu rút lõm lồng ngực nhẹ.

2. Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa

(Viêm phổi) nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng không rút lõm lồng ngực.

3. Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng

(Viêm phổi nặng) khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Không uống được, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, rút lõm lồng ngực, suy dinh dưỡng nặng.
  • Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở khò khè.

Mặc dù nguyên nhân chủ yếu của viêm đường hô hấp cấp tính là do vi rút nhưng tránh hoàn toàn việc không bị bội nhiễm thêm vi khuẩn là điều khó thực hiện được. Tuy nhiên dùng kháng sinh loại gì và theo cách nào cần phải có chỉ định của bác sỹ.

Nhìn chung các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể theo dõi và điều trị tại nhà . Hãy đưa trẻ đến khám lại nếu ho kéo dài hoặc trẻ khó thở hơn, thở nhanh hơn, bú kém, mệt. Nên điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp mức độ vừa trở lên.

Biện pháp phòng ngừa

1. Bảo đảm cho trẻ được bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm

3. Bảo đảm vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

4. Không hút thuốc trong phòng có trẻ nhỏ

5. Luôn giữ ấm cho trẻ về mùa đông và lưu ý khi thay đổi thời tiết.

6. Đảm bảo lịch tiêm chủng đầy đủ

7. Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-bien-phap-phong-ngua-nhiem-khuan-duong-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-2441/feed/ 0
Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/ https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/#respond Wed, 13 Mar 2019 04:25:45 +0000 https://benh.vn/?p=58536 Thuốc lá là nguyên nhân không chỉ gây ung thư phổi mà còn có thể gây ra nhiều bệnh phổi khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản...

Bài viết Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc lá là nguyên nhân không chỉ gây ung thư phổi mà còn có thể gây ra nhiều bệnh phổi khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…

Ảnh hưởng đến chức năng phổi

Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra ngoài lại kém hơn. Hậu quả là lớp chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại từ khói thuốc và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở lưu thông khí.

Dòng máu lưu thông qua phổi ở những người hút thuốc lá bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể.

Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể gặp tình trạng khó thở.

Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Ở lứa tuổi từ 20 – 30 thì những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian kể từ hút đến khi có bệnh hô hấp càng ngắn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn thông khí và tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài nhiều năm. Cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng thứ 4 trên thế giới. Mối liên quan giữa căn bệnh này và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi.

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Có khoảng 15% người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng của bệnh và 80 – 90% người mắc căn bệnh này là nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá còn làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh trở nên mạnh hơn. Ngoài ra, người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Bệnh hen phế quản

Hen phế quản được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, khiến bệnh nhân thở khò khè, ho và hoặc khó thở.

Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc cao gấp hơn 2 lần so với người không hút thuốc.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Người hút thuốc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn người không hút thuốc. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.

Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.

Những người hút thuốc cũng thường hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc. Tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Bài viết Thuốc lá và ảnh hưởng của nó lên các bệnh hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc-la-va-anh-huong-cua-no-len-cac-benh-ho-hap-58536/feed/ 0
Phát hiện mới: Ánh nắng giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp https://benh.vn/phat-hien-moi-anh-nang-giup-giam-nhiem-trung-duong-ho-hap-8846/ https://benh.vn/phat-hien-moi-anh-nang-giup-giam-nhiem-trung-duong-ho-hap-8846/#respond Mon, 04 Jul 2016 06:56:23 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-moi-anh-nang-giup-giam-nhiem-trung-duong-ho-hap-8846/ Ánh nắng mặt trời giàu vitamin D có tác dụng tránh còi xương cho trẻ, không chỉ vậy loại nhiên liệu quý giá này của vũ trụ còn giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp…

Bài viết Phát hiện mới: Ánh nắng giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ánh nắng mặt trời giàu vitamin D có tác dụng tránh còi xương cho trẻ, không chỉ vậy loại nhiên liệu quý giá này của vũ trụ còn giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp…

Theo nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of the American Geriatrics Society cho thấy những ai bổ sung liều cao vitamin D giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở người lớn tuổi.

Nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung liều cao vitamin D giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hiểm nghèo, tình trạng suy nhược cơ thể và tử vong ở những bệnh nhân sống tại viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người già khác.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Adit Ginde Said tại Đại học Colorado (Mỹ) cho biết “Vitamin D cải thiện khả năng phòng chống các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm của hệ miễn dịch vì nó tạo lá chắn phòng bệnh cho cơ thể”.  Đặc biệt, ở những người lớn tuổi, khả năng phòng bệnh thường bị suy giảm. Tuy nhiên, vitamin D có thể củng cố khả năng phòng bệnh này và giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm phổi, cúm và viêm phế quản. Do đó, bổ sung vitamin D cũng có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) như khí phế thũng.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D như cá hồi, cá thu, trứng, gan bò… Ngoài ra, tắm nắng 10 – 15 phút/ngày để tăng cường vitamin D cho cơ thể.

Benh.vn (theo thanhnien.vn)

Bài viết Phát hiện mới: Ánh nắng giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-moi-anh-nang-giup-giam-nhiem-trung-duong-ho-hap-8846/feed/ 0