Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 30 Aug 2023 04:18:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Điều trị nứt kẽ hậu môn https://benh.vn/dieu-tri-nut-ke-hau-mon-3186/ https://benh.vn/dieu-tri-nut-ke-hau-mon-3186/#respond Sun, 13 May 2018 04:30:31 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-nut-ke-hau-mon-3186/ Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp, có đến 80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu tiên của cuộc đời. Nứt hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật.

Bài viết Điều trị nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Trả lời:

Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp, có đến 80% trẻ em bị nứt hậu môn trong năm đầu tiên của cuộc đời. Nứt hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải mất đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn. Nếu vết nứt không lành sau 6 đến 8 tuần có thể phải sử dụng đến phẫu thuật.

Con bạn thường xuyên bị táo bón gây ra hiện tượng này. Vậy việc đầu tiên cần làm là cho cháu ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và tập thói quen đi ngoài ngày một lần để cháu không bị táo bón nữa. Bạn có thể dùng một số thuốc hỗ trợ như men tiêu hóa, tảo biển để giúp tiêu hóa tốt hơn, làm mềm phân như vậy khi rặn sẽ không nứt hậu môn nữa

Nếu các phương trên vẫn không hiệu quả với con mà bạn, bạn nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khám và làm xét nghiệm…để được chữa trị.

TS. BS. Nguyễn M. T. – BV Bạch Mai

Bài viết Điều trị nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-nut-ke-hau-mon-3186/feed/ 0
Triệu chứng và chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn https://benh.vn/trieu-chung-va-chan-doan-benh-nut-ke-hau-mon-3172/ https://benh.vn/trieu-chung-va-chan-doan-benh-nut-ke-hau-mon-3172/#respond Fri, 09 Feb 2018 04:28:11 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-chan-doan-benh-nut-ke-hau-mon-3172/ Nứt kẽ hậu môn gặp ở cả nam và nữ, thường nam nhiều hơn nữ. Về vị trí, có sự khác nhau giữa nam và nữ. Khoảng tuổi hay mắc bệnh là từ 30-50.

Bài viết Triệu chứng và chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

TRIỆU CHỨNG

Nứt kẽ hậu môn gặp ở cả nam và nữ, thường nam nhiều hơn nữ. Về vị trí, có sự khác nhau giữa nam và nữ. Khoảng tuổi hay mắc bệnh là từ 30-50.

Triệu chứng khác nhau tùy theo thể bệnh:

Đau ở hậu môn

– Ở giai đoạn cấp tính

  • Đau khi đại tiện, lúc phân đi qua hậu môn, nhất là khi phân cứng.
  • Đau rất nhiều, đau làm cho nhiều bệnh nhân không dám ăn sợ ăn nhiều phải đại tiện nhiều.

Cơn đau do nứt kẽ hậu môn điển hình có ba giai đoạn:

  1. Đau khi phân đi qua thương tổn.
  2. Hết đau 10-15 phút.
  3. Đau trở lại và kéo dài nhiều giờ rồi tự nhiên hết đau. Cường độ đau và tính chất đau đặc hiệu này giúp rất nhiều cho chuẩn đoán. Ngoài cơn đau, người bệnh hoàn toàn bình thường.

– Ở giai đoạn mãn tính

Cơn đau giảm nhẹ vì hiện tượng co thắt mất dần và thay vào đó là hiện tượng tăng trương lực cơ.

Khám hậu môn

– Ở giai đoạn cấp tính

  • Khi nhìn, thấy da chung quanh hậu môn co dúm lại. Khi sờ, cảm thấy được một vòng xơ cứng. Da co dúm và vòng xơ cứng là do cơ thắt hậu môn co thắt mạnh và tăng trương lực.
  • Khi bệnh nhân rặn, các nếp nhăn ở da mất đi và có thẻ thấy chỗ loét nông hình vợt, bờ rõ, đáy màu đỏ có vài sợi dây chằng liên cơ thắt hay vài thớ cơ vòng của cơ thắt trong.

– Ở giai đoạn mãn tính

  • Thương tổn có nhiều thay đổi. Ổ loét sâu hơn, bờ nổi cao hơn, ở đáy ổ loét có các thớ của cơ thắt trong, ở đầu ngoài ổ loét có một búi trĩ đi kèm, ở đầu trong có thể có một cục u nhú, u nhú này có khi khá to.
  • Khi có nhiễm trùng, ổ loét được bao phủ bởi một lớp mủ đặc. Có thể đã tạo lên một đường rò mà lỗ ngoài nằm núp sau mảng da thừa.
  • Không nên thăm hậu môn trực tràng bằng ngón tay vì thăm sẽ làm bệnh nhân rất đau, không chịu nổi. Bệnh nhân luôn luôn từ chối không cho thầy thuốc thăm khám hậu môn trực tràng.

nứt kẽ hậu môn

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán Nứt hậu kẽ hậu môn không khó, căn cứ vào tính chất đau đặc hiệu, căn cứ vào quan sát thương tổn.

Nội soi trực tràng bằng ống mềm hoặc ống cứng là phương pháp chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh nứt kẽ hậu môn tốt nhất.

Cần phân biệt với các loét ở vùng rìa hậu môn do những nguyên nhân được xác định rõ ràng:

  • Trầy xước: Chỉ là vết loét nông, bờ dẹt, có thể ở bất kỳ vị trí nào quanh hậu môn. Các vết trầy xước chỉ tồn tại trong thời điểm nhất định. Hậu môn có hoặc không có búi trĩ đi kèm, chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa.
  • Lao: Thương tổn lao có thể ở một nơi, có thể ở nhiều nơi. Phải đi tìm thương tổn lao ở các nơi khác vì ít khi có lao nguyên phát ở vùng hậu môn. Cần khám toàn thân kỹ lưỡng, chụp Xquang phổi, xét nghiệm đờm, làm phản ứng nội bì với tuberculin, tốc độ máu lắng. Cần làm xét nghiệm mô học thương tổn để xác định.
  • Bệnh Crohn: Thương tổn loét của bệnh Crohn có ở bất cứ điểm nào của vòng hậu môn, thường có ở nhiều nơi, bờ thương tổn loét rỉ nước, mô của thương tổn bong ra, phù nề. Chuẩn đoán dựa trên lâm sàng và tren xét nghiệm giải phẫu bệnh. Khoảng chừng 15% số bệnh nhân Crohn bắt đầu bằng các thương tổn ở vùng hậu môn.
  • Ung thư hậu môn thể loét: Thương tổn loét chỉ có một nơi, lồi lên, thâm nhiễm, chảy nước. Lúc đầu vì triệu chứng không rõ rệt nên dễ lẫn lộn. Bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm mô học.
  • Giang mai: Giang mai đau ít, nứt hậu môn đau rất nhiều. Giang mai không có hiện tượng co thắt cơ. Thương tổn giang mai thường nằm ở phía bên, nứt hậu môn trong đa số trường hợp nằm ở phía sau. Giang mai thường có hạch bẹn đặc trưng. Cần làm huyết thanh chuẩn đoán.
  • Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và các bệnh khác.

Xem thêm: Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

 Benh.vn

Bài viết Triệu chứng và chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-chan-doan-benh-nut-ke-hau-mon-3172/feed/ 0
Tại sao bị nứt kẽ hậu môn https://benh.vn/tai-sao-bi-nut-ke-hau-mon-3171/ https://benh.vn/tai-sao-bi-nut-ke-hau-mon-3171/#respond Tue, 06 Feb 2018 04:28:10 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-bi-nut-ke-hau-mon-3171/ Nứt kẽ hậu môn (anal fissure, fissure anale) là bệnh được đặc trưng bởi một vết loét nông giống như một vết rách nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Bệnh được Edouard Quesnu mô tả từ năm 1895. Nhưng cho tới nay, bênh sinh chưa được hiểu biết một cách tường tậnn và hiện nay còn có những giả thuyết được nêu ra.

Bài viết Tại sao bị nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nứt kẽ hậu môn (anal fissure, fissure anale) là bệnh được đặc trưng bởi một vết loét nông giống như một vết rách nằm ở ống và rìa ống hậu môn. Bệnh được Edouard Quesnu mô tả từ năm 1895. Nhưng cho tới nay, bệnh sinh chưa được hiểu biết một cách tường tận và hiện nay còn có những giả thuyết được nêu ra.

Bệnh gặp khá nhiều, đứng hàng thứ ba sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Trong 4 năm rưỡi, từ 1-7-1997 đến 31-12-2001, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 58 trường hợp.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi đi đại tiện. Lý do vào viện của hầu hết các trường hợp là đau dữ dội ở hậu môn khi đại tiện. Vì cơn đau dữ dội chắc chắn sẽ xảy ra khi đại tiện nên nhiều bệnh nhân không dám ăn vì sợ ăn nhiều sẽ đại tiện nhiều, đau nhiều.

Về điều trị, có nhiều phương pháp, từ nội khoa đến thủ thuật và phẫu thuật. Gần đây các phương pháp phẫu thuật có những thay đổi do những hiểu biết mới về bệnh sinh.

SINH BỆNH HỌC

Có nhiều giả thuyết giải thích sự xuất hiện của thương tổn nứt và giải thích vị trí ở phía sau của nó. Sau đây là những quan điểm về sinh bệnh học:

Thuyết giải phẫu

Ở phía sau của hậu môn, cả nam và nữ, có chỗ yếu. Đó là vùng Brick, còn được gọi là tam giác Minor. Ở nữ giới, lại có thêm một điểm yếu ở phía trước hậu môn, cho nên thương tổn nứt thấy không những ở phía sau mà còn thấy cả ở phía trước.

Thuyết mạch máu

Bằng phẫu tích (Klosterhalfen) và bằng siêu âm DOPPLER (Schouten), người ta thấy cực sau của hậu môn được nuôi dưỡng kém, ở đây có hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Viêm xơ cơ thắt

Về cơ năng, áp lực của cơ thắt lúc nghỉ tăng cao. Về mô học, ở vùng này có viêm xơ cơ thắt (Arnous, Brown). Cơ thắt bị co thắt và bị viêm xơ là những nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu máu.

Sừng hóa da

Ở vùng có thương tổn nứt thường có hiện tượng sừng hóa của da. Da bị sưng hóa bị cứng và mất tính đàn hồi, nên dễ bị rách (Arnous).

Nhiễm khuẩn

Hậu môn là vùng bẩn nên lớp liên bào biểu mô phủ ở đây dễ bị nhiểm khuẩn (Duhamel).

Cơ học

Phân rắn đi qua hậu môn, cọ sát mạnh vào hậu môn, nhất là ở phía sau. Nứt hậu môn cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt trĩ và các thủ thuật sản khoa.

THƯƠNG TỔN

Vị trí 

Thương tổn của nứt hậu môn là một viêm loét ở da-niêm mạc của vùng lược. Về chiều cao, ổ loét đi từ rìa hậu môn ở phía ngoài tới đường lược phía trong. Theo chu vi của vòng hậu môn, thương tổn nứt trong hầu hết các trường hợp ở phía sau, nơi 6h.

Kèm với ổ loét của nứt hậu môn có thể có, ở đầu ngoài thương tổn loét, một búi trĩ (sentinel pile) hay một mảng da thừa và ở đầu trong sát với đường lược một chút phì đại (hyperrtrophic papilla). Như vậy, búi trĩ, loét, nhú phì đại là bộ ba kinh điển của thương tổn Nứt hậu môn.

Ngoài ra còn thấy ở các vị trí khác: phía dưới nơi 12h, ở cả sau và trước, ở bên. Vì hầu hết là ở phía sau, cho nên khi thấy thương tổn không nằm ở phía sau phải nghĩ đến các bệnh khác. Ở giới nữ, vị trí trước nhiều hơn ở giới nam, 10% so với 1%.

 

J.C Sarles

161 BN

R. Copes

440 BN

Sau

86%

71,4%

Trước

11%

15,2%

Bên

1%

4,5%

Sau và trước

2%

8,9%

Tiến triển

Thương tổn của bệnh nứt hậu môn tiến triển theo hai giai đoạn:

Giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, thương tổn là một vết rách rất nông, hình cái vợt mà đầu to ở phía ngoài đầu nhỏ ở phía trong, bờ thấp, đáy màu hồng. Tiếp sau giai đoạn cấp tính là giai đoạn mãn tính.

Giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, thương tổn là một vết loét sâu, bờ nổi cao, đáy màu trắng và có những sợi vòng của cơ thắt chạy ngang qua. Trước kia người ta tưởng đó là những thớ của bó dưới da cơ thắt ngoài. Những nghiên cứu gần đây đã xác định chúng là những thớ của cơ thắt trong.

Thương tổn nứt có thể được phủ bởi một lớp u hạt viêm. Khi bị nhiễm trùng, thấy ở đây vài giọt mủ. Hiện tượng co thắt cơ trong giai đoạn cấp tính dần dần được thay thế bằng hiện tượng tăng trương lực cơ trong giai đoạn mãn tính.

Nếu không được điều trị kịp thời và có hiệu quả, ổ loét của nứt hậu môn có thể tiến triển thành áp xe hậu môn và nếu áp xe không được điều trị đúng qui cách, sẽ thành rò hậu môn.

Benh.vn

Bài viết Tại sao bị nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-bi-nut-ke-hau-mon-3171/feed/ 0
Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn https://benh.vn/dieu-tri-benh-nut-ke-hau-mon-3179/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-nut-ke-hau-mon-3179/#respond Sun, 04 Feb 2018 04:28:18 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-benh-nut-ke-hau-mon-3179/ Với thương tổn mới có thể chích thuốc tại chỗ hoặc nong hậu môn. Nếu không có kết quả phải can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật là cắt mở cơ thắt trong đơn thuần hoặc cắt bỏ thương tổn nứt kèm với cắt mở cơ thắt trong.

Bài viết Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

NỘI KHOA

– Điều chỉnh lưu thông ruột để không có những cơn đau quặn bụng mót rặn.

– Dùng các thuốc có tác dụng làm mềm phân

– Chống táo bón bằng thuốc và bằng chế độ ăn uống: ăn nhiều rau, nhiều trái cây, chuối và đu đủ rất có hiệu quả, uống thêm nhiều nước.

– Giảm đau bằng thuốc và ngâm hậu môn bằng nước ấm

– Dùng các thuốc mỡ giảm đau, chống phù nề

– Thuốc bôi có gốc nitrit có tác dụng với hiện tượng co thắt

– Thuốc dãn cơ

– Thuốc giúp lành sẹo.

nứt kẽ hậu môn

TIÊM THUỐC VÀO DƯỚI THƯƠNG TỔN

Gây tê tại chỗ bằng tiêm Lidocaine ở phía sau thương tổn nứt kẽ, vào hệ thống cơ thắt rồi sau đó chích vài giọt chlohydrat quinine-urea 5% vào đáy thương tổn. Tiêm thuốc được coi như cắt cơ thắt bằng hóa chất. Tai biến của chích là áp xe dưới thương tổn hoặc nhiễm trùng hay hoại tử vô trùng. Có thể dùng hydrocortisone.

Trước mắt có kết quả tốt.

NONG HẬU MÔN

Thủ thuật nong hậu môn được thực hiện lần đầu bởi Recamier, năm 1838.

Mục đích của thủ thuật nong hậu môn là làm dãn cơ thắt hậu môn vì trong nứt hậu môn bao giờ cũng có tình trạng co thắt liên tục của cơ thắt hậu môn. Nong hậu môn được thực hiện bằng tay hay bằng dụng cụ.

Vùng hậu môn rất nhạy cảm nên trước khi tiến hành thủ thuật nong, bệnh nhân cần được chuẩn bị chu đáo. Cho thuốc tiền mê. Vô cảm bằng mê tĩnh mạch hay mê nội khí quản, thường dụng là gây tê ống cùng.

Nong hậu môn bằng tay

Đầu tiên dùng hai ngón trỏ banh rộng hậu môn sang hai phía, sau đó thêm hai ngón giữa và có thể thêm hai ngón nhẫn.

Nong hậu môn bằng dụng cụ

Nong bằng dụng cụ các loại banh thông thường. Tốt hơn là dùng banh Treslat. Banh treslat có nhiều nấc giữ và mở rộng hơn các banh hậu môn trực tràng khác, rất thích hợp cho điều trị thương tổn này.

Hậu môn được nong càng rộng càng tốt. Nong  theo chiều phải trái rồi chiều trước sau. Thời gian nong khoảng 5 phút.

Với thương tổn cấp tính, phương pháp nong rất hiệu quả. Nhược điểm của phương pháp nong là có thể gây nên hiện tượng đại tiện mất tự chủ vì nong mạnh và đột ngột không chỉ cắt cơ thắt trong mà còn có thể cắt cả một phần cơ thắt ngoài. Thật ra tai biến này ít xảy ra và nếu có xảy ra cũng chỉ tạm thời, sau một vài ngày sẽ tự nhiên hết.

Một số phẫu thuật viên cho rằng nong là phương pháp cắt cơ thắt một cách mù quáng, cho nên không chủ trương sử dụng và khuyên nên bỏ. Nhưng vì là một phương pháp rất đơn giản nên đối với các bệnh viện tuyến cơ sở, nó là phương pháp được ưu chuộng.

MỞ CƠ THẮT BẰNG HÓA CHẤT

Các loại hóa chất được dùng là:

  • Glucagon: Neostigmine, Cisagmine, Phentilamine
  • Alpha 1 Adrenergic: Indoramine, Alfuzosine
  • Ức chế Calci: Nifedipine, Diltiazem, Nicardipine
  • Dẫn xuất của Nitro
  • Độc tố thần kinh Botulinum

PHẪU THUẬT

Có ba loại phẫu thuật

  1. Cắt bỏ thương tổn
  2. Thương tổn nứt ở hậu môn được cắt bỏ hết. Sau khi lấy bỏ thấy rõ các thớ của cơ thắt trong chạy theo vòng hậu môn. Cắt bằng dao mổ thường, bằng dao điện hay bằng dao Laser.
  3. Cắt cơ thắt trong

Phẫu thuật này được thực hiện lần đầu tiên bởi Dupuytren năm 1883. Mục đích của phẫu thuật là làm giảm trương lực cơ thắt trong vì một trong những nguyên nhân sinh bệnh của nứt kẽ hậu môn là cơ thắt trong tăng trương lực và co cứng. Phẫu thuật được ưu chuộng và phổ biến. Cơ thắt được cắt ở hai vị trí:

Cắt cơ thắt trong ở phía sau, nơi 6h. Đường cắt ở ngay nơi thương tổn nứt hậu môn.

Cắt cơ thắt trong ở phía trên, nơi 3h hoặc 9h được Parks mô tả năm 1967.

  • Phương pháp cắt hở: rạch ở vị trí 3h hay 9h, phẫu tích cơ thắt trong và cắt mở cơ này. Đường rạch da được khâu lại hay để hở không khâu.
  • Phương pháp cắt kín: dùng dao mổ đầu nhọn, rạch một đường rất ngắn chỉ 1cm ở rãnh liên cơ, quay mũi dao về phía trong để cắt cơ thắt trong dưới niêm mạc. Không cần khâu lại vì đường rạch rất ngắn.

Kết quả của hai phương pháp cắt mở cơ thắt trong còn đang được thảo luận.

Nhược điểm của đường bên là không xử lý được thương tổn.

Cắt cơ thắt trong và tạo hình hậu môn

Cắt bỏ thương tổn nứt kèm với mở cơ thắt và tạo hình lại hậu môn được Eisenhammers chủ trương năm 1951 và được Parnaud hoàn chỉnh kỹ thuật năm 1968. Tạo hình hậu môn bằng cách phẫu tích để kéo niêm mạc từ trong lòng ống hậu môn xuống, khâu với cơ thắt đã được cắt mở.

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

Khó có sự thống nhất trong chỉ định điều trị. Mỗi phẫu thuật viêm quen và ưa thích một cách điều trị. Tuy nhiên có thể tóm tắt như sau:

– Bao giờ cũng phải điều chỉnh lưu thông ruột, chống táo bón bằng nhiều cách, dùng các thuốc giảm đau uống bôi tại chỗ.

– Với thương tổn mới có thể chích thuốc tại chỗ hoặc nong hậu môn. Nếu không có kết quả phải can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật là cắt mở cơ thắt trong đơn thuần hoặc cắt bỏ thương tổn nứt kèm với cắt mở cơ thắt trong.

– Với thương tổn lâu ngày, cắt bỏ thương tổn có kèm với tạo hình hậu môn.

– Với nứt hậu môn nhiễm trùng phải cắt bỏ, nên dùng dao điện hay dao Laser.

– Khi có trĩ kèm theo, cắt trĩ kèm với cắt cơ thắt hoặc cắt trĩ kèm với tạo hình hậu môn.

Bệnh viện Việt Đức-Hà Nội: trong 5 năm có 42 trường hợp. Nam 24% nữ 76%. Tuổi 20-40 chiếm 80%. Triệu chứng: đau 96%, rỉ máu ở hậu môn 86%, cơ thắt co cứng 100%. Thương tổn kèm theo: trĩ 21%, rò hậu môn 55%, cắt bỏ thương tổn bằng dao điện 24%, cắt cơ thắt vào tạo hình hậu môn 21%.

Xem thêm: Tại sao bị nứt kẽ hậu môn

Benh.vn

Bài viết Điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-nut-ke-hau-mon-3179/feed/ 0
Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-tranh-benh-nut-ke-hau-mon-4787/ https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-tranh-benh-nut-ke-hau-mon-4787/#respond Wed, 29 Apr 2015 05:10:32 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-phong-tranh-benh-nut-ke-hau-mon-4787/ Một số người ít vận động, lười  uống nước, ăn rau, quả…nên thường xuyên bị táo bón. Đặc biệt, những phụ nữ trong thời kỳ mang thai, do ảnh hưởng của thai kỳ nên cũng hay gặp phải triệu chứng này.

Bài viết Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số người ít vận động, lười  uống nước, ăn rau, quả…nên thường xuyên bị táo bón. Đặc biệt, những phụ nữ trong thời kỳ mang thai, do ảnh hưởng của thai kỳ nên cũng hay gặp phải triệu chứng này.

Táo bón lâu ngày gây nên nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, trong đó phải kể đến bệnh nứt kẽ hậu môn. Vậy, bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một ổ loét ở niêm mạc da ống hậu môn, nằm ở vùng lược, thường kèm theo sự co thắt của cơ thắt hậu môn và gây đau dữ dội sau đại tiện.

Vết loét thường ở vị trí 6 giờ (tính theo mặt kim đồng hồ, bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa). Đôi khi ở vị trí 12 giờ (thường ở nữ giới), hiếm khi có cả vị trí 6 và 12 giờ.

nut-ke-hau-mon

Bệnh nứt kẽ hậu môn (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn

  • Do táo bón lâu ngày, phân cứng làm cho hậu môn bị căng cứng.
  • Do ngồi đại tiện không đúng cách: ngồi xổm, hút thuốc, đọc sách báo…kéo dài thời gian gây tụ máu trong hậu môn trực tràng.
  • Do khi đi đại tiện dặn quá mạnh.
  • Do tổn thương: phẫu thuật ở vùng hậu môn, sinh đẻ…
  • Do viêm nhiễm hậu môn.
  • Do viêm xơ cơ thắt trong.
  • Do thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không liền được (loét thiếu máu).
  • Do cấu trúc khuyết hổng của cơ thắt hậu môn từ bào thai…

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

  • Đại tiện khó, táo bón.
  • Đau hậu môn khi đại tiện.
  • Chảy máu tươi máu bám theo phân hoặc nhỏ giọt…
  • Mẩn ướt, ngứa.
  • Vết loét niêm mạc hậu môn…

Đặc tính các cơn đau

  • Đau khởi phát khi đi ngoài.
  • Cơn đau dịu đi vài phút, sau đó kéo dài vài giờ đối với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn lâu ngày.

Nứt kẽ hậu môn dẫn đến hậu quả gì

  • Ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
  • Gây đau lưng, đau xương chậu
  • Táo bón
  • Sa trĩ.
  • Khi chỗ nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm sẽ gây sốt, sưng và chảy máu hậu môn.
  • Rối loạn các chức năng về tiêu hóa…
  • Gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…

Bệnh nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)

Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn

Chế độ ăn uống

  • Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống để tránh bị táo bón.
  • Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 đến 2,5 lít.
  • Hạn chế uống trà, rượu, cà phê, hút thuốc.
  • Không ăn nhiều muối, nhiều đường.
  • Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Ăn đúng giờ, tăng chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…

Bổ sung các thức ăn chứa nhiều magiê để nâng cao nhu động ruột (Ảnh minh họa)

  • Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê (magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột): sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu.
  • Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như: cháo, súp đặc, các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao…
  • Khi sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp… phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục, đi bộ thường xuyên …để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
  • Không nhịn đi đại tiện (khi cảm thấy muốn đi vệ sinh phải đi ngay).
  • Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

Duy trì đại tiện hàng ngày, tránh rặn khi đi đại tiện (Ảnh minh họa)

  • Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tạo thành thói quen đi vào buổi sáng hoặc tối.
  • Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như: trĩ, nứt thành hậu môn..
  • Tránh stress.

Lời kết

Do đặc thù công việc, phụ nữ mang thai, thói quen ăn ít rau, quả…khiến số người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nói chung và chứng kẽ nứt hậu môn nói riêng đang ngày càng gia tăng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả để tăng cường chất xơ, tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày, thường xuyên tập thể dục… để tăng cường sức khỏe và giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.

Bài viết Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-phong-tranh-benh-nut-ke-hau-mon-4787/feed/ 0