Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 27 Feb 2020 07:46:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hệ vi sinh vật đường ruột có thể “đóng góp” vào bệnh Parkinson https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dong-gop-vao-benh-parkinson-58857/ https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dong-gop-vao-benh-parkinson-58857/#respond Mon, 18 Mar 2019 13:30:47 +0000 https://benh.vn/?p=58857 Những năm gần đây, các nhà khoa học đã công bố một loạt thông tin về mối liên quan giữa hệ gen vi sinh vật đường ruột microbiome và sức khỏe con người. Gần đây, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cell cũng chỉ ra vai trò quan trọng của hệ vi sinh vật này tới căn bệnh Parkinson.

Bài viết Hệ vi sinh vật đường ruột có thể “đóng góp” vào bệnh Parkinson đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã công bố một loạt thông tin về mối liên quan giữa hệ gen vi sinh vật đường ruột microbiome và sức khỏe con người. Gần đây, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cell cũng chỉ ra vai trò quan trọng của hệ vi sinh vật này tới căn bệnh Parkinson.

Nhóm tác giả khẳng định: sự thay đổi hệ gen vi sinh vật đường ruột của các chuột bị Parkinson đã dẫn tới những bất thường ở não bộ và các đặc điểm giảm khả năng vận động.

Phát hiện này có thể giúp chúng ta sớm tìm ra phương pháp điều trị bệnh Parkinson – một rối loạn vận động tiến triển đang ảnh hưởng tới khoảng 1 triệu người Mỹ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Sarkis Mazmanian, Viện nghiên cứu Công nghệ California ở Pasadena nói: “Chúng tôi đã lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ sinh học giữa hệ gen vi sinh vật đường ruột và bệnh Parkinson”.

“Tổng quát hơn, nghiên cứu này đã hé lộ rằng bệnh thoái hóa thần kinh có thể bắt nguồn từ trong ruột, không chỉ từ não bộ như chúng ta đã biết trước đó.”

Hệ gen vi sinh vật đường ruột và sức khỏe

Trong ruột của chúng ta đang có hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật sinh sống, với tối thiểu 1,000 loài vi khuẩn đã biết và hơn 3 triệu gen.

Trong khi một phần ba số vi khuẩn trong ruột thường gặp ở hầu hết mọi người, hai phần ba còn lại là đặc trưng riêng của mỗi cá thể. Chúng phát triển cùng con người từ bé tới lớn. Chúng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, lối sống và sự tiếp xúc môi trường của mỗi người.

Thú vị hơn, các nhà khoa học đang tìm hiểu xem sự thay đổi hệ gen vi sinh vật đường ruột microbiome tác động gì tới sức khỏe và các nguy cơ bệnh tật của con người. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa những thay đổi này tới bệnh béo phì, ung thư, thậm chí là các bệnh tâm thần như tự kỷ, lo âu và trầm cảm.

Mazmanian và cộng sự đã củng cố thêm mối liên hệ giữa ruột và não bộ bằng nghiên cứu mới này của họ.

Nghiên cứu trước đó của nhóm đã chỉ ra rằng hệ gen vi sinh vật đường ruột bị biến đổi ở các bệnh nhân Parkinson. Những bệnh nhân này thường bị táo bón và gặp các vấn đề đường tiêu hóa khác nhiều năm trước khi khởi phát các triệu chứng về vận động.

Ông Mazmanian nói: “Đáng chú ý là, 70% neron trong hệ thần kinh ngoại biên không nằm ở não hay tủy sống mà là ở đường ruột. Và hệ thống thần kinh ruột lại được kết nối trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị.”

“Những vấn đề đường tiêu hóa thường xuất hiện trước các triệu chứng về vận động nhiều năm, và phần lớn các ca Parkinson có nguyên nhân từ môi trường. Vì vậy, chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng vi khuẩn trong dạ dày có thể liên quan tới căn bệnh Parkinson này.”

Chuột vô khuẩn bị Parkinson thể hiện khả năng vận động tốt hơn

Để kiểm chứng giả thuyết, Mazmanian và các cộng sự đã sử dụng chuột bị biến đối gen để biểu hiện quá mức protein alpha-synuclein, loại protein có thể liên quan tới sự phát triển của bệnh Parkinson.

Kết quả là các con chuột đã xuất hiện những triệu chứng vận động và tổng hợp alpha-synuclein, những đặc điểm của căn bệnh Parkinson.

Có 2 nhóm chuột được thí nghiệm: chuột vô khuẩn – được nuôi trong môi trường hoàn toàn tiệt trùng do vậy bị thiếu hụt vi khuẩn đường ruột, và chuột thường – nuôi trong môi trường thường và hệ vi khuẩn đường ruột rất đa dạng.

Khi cả 2 nhóm chuột được kiểm tra khả năng vận động – như chạy trên máy chạy bộ và băng qua cầu –chuột vô khuẩn đã có kết quả tốt hơn chuột bình thường.

Điều phối nghiên cứu, tiến sỹ sinh học và công nghệ sinh học Timothy Sampson tại Viện nghiên cứu Công nghệ California nói: “Đây là khoảnh khắc “eureka” tuyệt vời của chúng tôi.”

“Những con chuột này có đặc điểm gen giống nhau, cả 2 nhóm chuột đều sản sinh quá nhiều alpha-synuclein. Sự khác biệt duy nhất là có hay không có hệ vi sinh vật đường ruột. Khi không có gen vi sinh vật đường ruột, những con chuột này có khả năng vận động bình thường dù cơ thể vẫn sản sinh quá nhiều alpha-synuclein.

“Giờ chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng hệ vi khuẩn đường ruột điều hòa và thậm chí là yếu tố cần có để biểu hiện triệu chứng bệnh Parkinson.”

Hệ vi khuẩn đường ruột ở bệnh nhân Parkinson làm khởi phát các triệu chứng tương tự ở chuột

Sau đó, các nhà khoa học đã cấy vi khuẩn đường ruột (được phân lập từ mẫu phân) của những bệnh nhân Parkinson hoặc người khỏe mạnh vào chuột vô khuẩn.

Những con chuột được nhận vi khuẩn ruột từ bệnh nhân Parkinson bắt đầu biểu hiện các triệu chứng tương tự, bao gồm vấn đề về vận động, tăng sinh alpha-synuclein và viêm. Trong khi đó, những chuột nhận vi khuẩn ruột từ người khỏe mạnh vẫn bình thường.

Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu còn thấy rằng những chuột vô khuẩn có triệu chứng Parkinson cũng có nồng độ acid béo chuỗi ngắn cao hơn trong phân.

Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy acid béo chuỗi ngắn (short-chain fatty acid) có thể khởi phát những đáp ứng miễn dịch trong não. Như vậy, nhóm tác giả suy đoán rằng sự mất cân bằng acid béo chuỗi ngắn gây ra viêm não. Điều này dẫn tới tổn thương và gây chết tế bào thần kinh, từ đó gây ra biểu hiện bệnh Parkinson.

Sau tất cả, phát hiện này chỉ ra rằng hệ gen vi sinh vật đường ruột rất có thể đóng vai trò tối quan trọng trong căn bệnh Parkinson. Nó hoàn toàn thay đổi niềm tin vốn có trước đây rằng căn bệnh này chỉ hoàn toàn liên quan tới những biến đổi trong não bộ.

“Những phát hiện của chúng tôi cung cấp một mô hình mới về các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới bệnh Parkinson và rất có thể cả những bệnh thoái hóa thần kinh khác. Khái niệm rằng không chỉ não mà bệnh sinh trong đường ruột cũng có thể tác động tới những bệnh này là một hướng đi cấp tiến. Nó khác biệt hẳn với các nghiên cứu truyền thống trong lĩnh vực thần kinh học.

Bệnh Parkinson rất phức tạp. Cũng có nhiều khuynh hướng di truyền, nguy cơ từ môi trường có thể có vai trò sinh bệnh, nhưng chúng tôi tin rằng những phát hiện của mình đã tìm ra một mảnh ghép quan trong và chưa từng được ghi nhận trong toàn bộ bức tranh về căn bệnh này.”

Những liệu pháp điều trị mới cho bệnh Parkinson

Nghiên cứu này có thể là tiền đề cho những phương pháp điều trị bệnh Parkinson trong tương lai, có thể dưới dạng chế phẩm probiotic và prebiotic.

Mặc dù vậy, trước khi được công nhận, các nhà khoa học vẫn cần xác định chính xác những chủng vi khuẩn nào có liên quan tới Parkinson.

“Chúng ta vẫn chưa có dữ liệu để biết rằng những chủng nào có tác động tốt hoặc xấu lên bệnh Parkinson.”

“Cần phải nhấn mạnh rằng hiện không có kháng sinh hay liệu pháp vi khuẩn nào trên người có thể tạo ra hiệu quả tương tự như những gì chúng tôi đã quan sát thấy trên chuột.”

“Mặc dù vậy, bước tiếp theo chúng tôi sẽ định danh những chủng vi khuẩn cụ thể có thể làm gia tăng tình trạng bệnh Parkinson. Chúng có thể trở thành những dấu ấn sinh học để xác định sớm các bệnh nhân có nguy cơ. Thêm vào đó, những phát hiện này cũng tạo ra nhiều hướng điều trị mới lạ nhằm tránh biến chứng thường gặp khi vận chuyển thuốc điều trị Parkinson tới não, thậm chí có thể an toàn và hiệu quả hơn.”

Bài viết Hệ vi sinh vật đường ruột có thể “đóng góp” vào bệnh Parkinson đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-co-the-dong-gop-vao-benh-parkinson-58857/feed/ 0
Bệnh Parkinson triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/benh-parkinson-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-5194/ https://benh.vn/benh-parkinson-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-5194/#respond Thu, 14 Jun 2018 05:18:58 +0000 http://benh2.vn/benh-parkinson-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-5194/ Khi mắc phải bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh này chết dần nên chất dopamin cũng giảm dần, do đó người bệnh không còn cử động nhanh nhẹn như trước nữa mà trở nên chậm chạp, khó khăn hơn.

Bài viết Bệnh Parkinson triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Parkinson là gì?

Con người có thể cử động nhanh nhẹn, linh hoạt được là do các tế bào thần kinh khỏe mạnh trong não điều khiển. Trong đó, có một số tế bào thần kinh sản xuất ra một chất hóa học gọi là dopamin, và chính chất dopamin này giúp cho não của chúng ta điều khiển các cử động nhanh nhẹn.

Khi mắc phải bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh này chết dần nên chất dopamin cũng giảm dần, do đó người bệnh không còn cử động nhanh nhẹn như trước nữa mà trở nên chậm chạp, khó khăn hơn. Vì vậy có thể hiểu bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển của não.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson

– Đầu cứng và run.

– Thân khom ra trước.

– Chân tay cứng và run.

– Tay gấp ở khuỷu ít đu đưa.

– Háng, đầu gối gấp nhẹ.

– Chân lê bước ngắn.

– Rối loạn bước đi và thăng bằng.

Bệnh nhân Parkinson (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân Parkinson:

  • Viết khó khăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, chảy nước dãi….
  • Rối loạn đường tiểu: đi tiểu không kiểm soát, tiểu khó…
  • Rối loạn sinh dục: giảm ham muốn tình dục, bất lực…
  • Tụt huyết áp tư thế, mất ngủ.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Chưa ai biết chính xác tại sao các tế bào thần kinh sản xuất dopamin lại bị chết. Để giải đáp vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để  tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, các yếu tố gây bệnh thường gặp:

– Do gen.

– Do môi trường.

Bệnh Parkinson do gen (Ảnh minh họa)

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh Parkinson hoàn toàn dựa vào các thông tin lâm sàng như đã nói ở trên. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể thử điều trị để xem thuốc đó hiệu quả không từ đó biết người đó có phải bị bệnh Parkinson hay không.

Điều trị bệnh Parkinson

Cho đến vẫn chưa có phương thức nào chữa lành bệnh Parkinson. Tuy nhiên người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng, giúp cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh Parkinson

– Levodopa, ví dụ thuốc điển hình là Madopar (levodopa + benserazide), Sinemet (levodopa + carbidopa), vốn là những thuốc thông dụng và kinh điển để điều trị bệnh Parkinson.

– Thuốc đồng vận dopamine ví dụ như pramipexol, piribedil, ropinirol…

– Thuốc kháng cholinergic như trihexyphenydil.

– Ức chế MAo-B (selegiline…)

– Amantadine.

Thiết bị cấy ghép não có ích cho bệnh nhân Parkinson:

Nghiên cứu được công bố trên New England Journal of Medicine.

Điều trị cấy ghép não cho bệnh nhân Parkinson (Ảnh minh họa)

Giáo sư thần kinh học Gunther Deushcl từ Trường đại học Christian-Albrechts ở Kiel (Đức) và các đồng nghiệp ở Pháp tiến hành nghiên cứu 251 đối tượng trong vòng 2 năm. Đây là những bệnh nhân tại Đức và Pháp mắc bệnh Parkinson khoảng 7 năm.

Nhóm nghiên cứu đã cấy ghép vào não của một số đối tượng thiết bị điện kích thích não sâu; trong khi một số đối tượng khác chỉ điều trị bằng thuốc. Thiết bị được cấy ghép tương tự như thiết bị điều hòa nhịp tim, kết nối với những điện cực được đặt vào những nơi nhất định trong não. Thiết bị kết nối với một pin nhỏ đặt dưới da ở ngực hoặc ở bụng để phát ra những tín hiệu điện nhẹ nhằm kích thích não. Một thiết bị cầm tay sẽ được dùng để mở hoặc tắt thiết bị.

Khi hoạt động, thiết bị sẽ ngăn những tín hiệu thần kinh bất thường có thể dẫn đến những triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy những đối tượng được cấy ghép thiết bị trên đã cải thiện được 26% chất lượng sống (như đi lại, nói chuyện, viết), so với tình trạng không cải thiện ở những người chỉ điều trị bằng thuốc.

Biến chứng có thể xảy ra

Sa sút trí tuệ là một trong những biến chứng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson giai đoạn trễ (Ảnh minh họa)

Các biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân Parkinson giai đoạn trễ. Bao gồm:

  • Té ngã: rất thường gặp, gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi.
  • Sa sút trí tuệ (suy giảm trí nhớ)
  • Nhiễm trùng phổi, đường tiểu
  • Sụt cân, suy kiệt
  • Ngoài ra còn xuất hiện các biến chứng do điều trị thuốc levodopa như dao động vận động, loạn động. Biến chứng này thường khó tránh vì hầu hết bệnh nhân đều cần điều trị levodopa trong một thời gian dài, nói cách khác là dùng levodopa suốt đời.

Xã hội phát triển cùng với sự tiến bộ của y học đã đẩy lùi một số căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của con người như: Lao, phong… Hy vọng trong tương lai y học sẽ tìm ra loại thuốc đặc trị căn bệnh Parkinson góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Benh.vn

Bài viết Bệnh Parkinson triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-parkinson-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-5194/feed/ 0
Muỗng triệt tiêu rung chấn cho bệnh nhân Parkinson https://benh.vn/muong-triet-tieu-rung-chan-cho-benh-nhan-parkinson-4295/ https://benh.vn/muong-triet-tieu-rung-chan-cho-benh-nhan-parkinson-4295/#comments Thu, 13 Oct 2016 04:53:40 +0000 http://benh2.vn/muong-triet-tieu-rung-chan-cho-benh-nhan-parkinson-4295/ Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Khi người bệnh càng tập trung trong vận động thì run tay càng tăng lên, do đó làm khó khăn tự phục vụ trong bữa ăn.

Bài viết Muỗng triệt tiêu rung chấn cho bệnh nhân Parkinson đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Khi người bệnh càng tập trung trong vận động thì run tay càng tăng lên, do đó làm khó khăn tự phục vụ trong bữa ăn.

Hãng công nghệ Lift Labs tại San Francisco (Mỹ) vừa công bố muỗng thông minh có khả năng ổn định những cơn rung tay ở người bệnh Parkinson và những rối loạn liên quan.

Muỗng chống rung cho bệnh nhân Parkinson

Muỗng chống rung cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân Parkinson

Muỗng Liftware sử dụng công nghệ “chủ động triệt tiêu những rung chấn”, nhằm đối phó với sự rung tay và hỗ trợ ngăn chặn tình trạng rơi đổ thức ăn ở những bệnh nhân này, theo CNet.

“Ý tưởng là sử dụng công nghệ chủ động triệt tiêu hiện được triển khai ở tai nghe khử tiếng ồn nhằm điều chỉnh chuyển động ở qui mô lớn hơn”, theo Anupam Pathak, nhà sáng lập Lynx Design, hãng chịu trách nhiệm Lift Labs.

Trong khi nghiên cứu các vật liệu mới liên quan đến công nghệ chủ động triệt tiêu, ông Pathak nghĩ ra cách chế tạo đồ dùng nhằm trung hòa chuyển động rung ở người.

Muỗng Liftware liên tục ổn định nó ngay cả khi tay người dùng cứ rung lật bật, sử dụng các cảm biến nhằm phát hiện chuyển động và phân biệt giữa tình trạng tay rung với những chuyển động có chủ đích của người dùng.

Các động cơ nằm ở cán muỗng có tác dụng di chuyển lên xuống và trái phải, triệt tiêu hiệu quả những chuyển động rung do bệnh Parkinson.

Benh.vn (Theo TNO)

Bài viết Muỗng triệt tiêu rung chấn cho bệnh nhân Parkinson đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/muong-triet-tieu-rung-chan-cho-benh-nhan-parkinson-4295/feed/ 2
TPHCM: Đặt điện cực vào não chữa Parkinson cho bệnh nhân https://benh.vn/tphcm-dat-dien-cuc-vao-nao-chua-parkinson-cho-benh-nhan-7814/ https://benh.vn/tphcm-dat-dien-cuc-vao-nao-chua-parkinson-cho-benh-nhan-7814/#respond Sat, 16 Jul 2016 06:28:36 +0000 http://benh2.vn/tphcm-dat-dien-cuc-vao-nao-chua-parkinson-cho-benh-nhan-7814/ Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, Bệnh viện vừa phẫu thuật thành công việc đặt điện cực kích thích não sâu cho bệnh nhân T.V.K. (60 tuổi, Bình Định) bị bệnh Parkinson. Qua đó, mở ra cơ hội mới cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh này...

Bài viết TPHCM: Đặt điện cực vào não chữa Parkinson cho bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, Bệnh viện vừa phẫu thuật thành công việc đặt điện cực kích thích não sâu cho bệnh nhân T.V.K. (60 tuổi, Bình Định) bị bệnh Parkinson. Qua đó, mở ra cơ hội mới cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh này…

Ông T.V.K bị mắc căn bệnh Parkinson đã lâu và được điều trị, theo dõi nội khoa tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Với mong muốn điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả hơn thay vì uống các loại thuốc thông thường, bệnh nhân và gia đình đã đề xuất để các bác sĩ thực hiện phương pháp phẫu thuật đặt điện cực vào não.

Ngày 23-11 ông K được các bác sĩ phẫu thuật, khoan sọ một lỗ khoảng 1cm để đưa điện cực đặt vào nhân xám ở đáy não. Điện cực này có nhiệm vụ giúp kích thích tế bào trực tiếp, giúp ức chế các cử động bất thường do bệnh gây ra. Sau gần 7 tiếng phẫu thuật ca mổ hoàn tất.

Kết quả, sau gần một tuần phẫu thuật đặt điện cực, sức khỏe bệnh nhân K đã ổn định, tình trạng rối loạn trương lực cải thiện được khoảng 80-85%, tình trạng run rẩy tay chân đã không còn.

Được biết, ở thời điểm hiện tại, việc đặt điện cực vào não chữa Parkinsonlà phương pháp hiệu quả để điều trị căn bệnh gây khó chịu này. Tuy nhiên, kinh phí cho ca bệnhxấp xỉ 800 triệu đồng,trong đó chỉ riêng điện cực đặt vào não đã mất 750 triệu đồng nên rất khó thực hiện đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Hải Yến

Bài viết TPHCM: Đặt điện cực vào não chữa Parkinson cho bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tphcm-dat-dien-cuc-vao-nao-chua-parkinson-cho-benh-nhan-7814/feed/ 0
Parkinson bệnh liệt rung của người cao tuổi https://benh.vn/parkinson-benh-liet-rung-cua-nguoi-cao-tuoi-4301/ https://benh.vn/parkinson-benh-liet-rung-cua-nguoi-cao-tuoi-4301/#respond Sun, 01 May 2016 04:53:47 +0000 http://benh2.vn/parkinson-benh-liet-rung-cua-nguoi-cao-tuoi-4301/ Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt - liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.

Bài viết Parkinson bệnh liệt rung của người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt – liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.

Nguyên nhân

Cho tới nay nguyên nhân của bệnh lý này vẫn còn chưa rõ nên nhiều tác giả cho là bệnh tự phát (idiopathic) và người ta xếp vào các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương. Sự thóa hóa trên gây bệnh Parkinson (Parkinson disease) hay còn gọi liệt rung (paralysis agitants) liên quan đến:

– Yếu tố di truyền, tuy nhiên chỉ có 10% mang tính chất gia đình, phát hiện được kháng nguyên HLA BW18 hoặc B14. Một số mang tính chất gia đình di truyền trội với chỉ điểm gen ở nhiễm sắc thể 4q21 – q23 hay trên nhiễm sắc thể số 6 được mã hóa bởi một protein gọi là Parkine.

– Ngoài ra khi phân tích trình tự đoạn cho thấy có sự biến dị ở gen mã hóa của alpha synuclein. Khiếm khuyết men thủy phân carboxy ubiquitin – LI cüng dẫn tới thoái hóa tế bào thần kinh.

Nguyên nhân gây hủy hoại tế bào trong bệnh Parkinson còn chưa rõ, song người ta thấy rằng có sự tạo các gốc tự do và từ đó gây stress oxy hóa tại thể nhạt – liềm đen. Cüng đã chứng minh men monoamine oxydasse B phân hủy dopamine thành những chất oxy hóa gây thoái hóa tế bào thần kinh. Bằng chứng sélégiline (déprényl) ức chế men monoamine oxydasse B nên rất có hiệu quả nếu điều trị sớm. Trong liềm đen còn thấy những thay đổi chuyển hóa sắt, thay đổi chức năng ty lạp thể.

– Siêu vi chậm: phát hiện được trong máu của bệnh nhân có kháng thể kháng hệ giao cảm điều đó nói lên vai trò tự miễn gây bệnh.

– Yếu tố môi trường: Do nhiễm độc các thuốc diệt cỏ và côn trùng chứa méthylphényl -t trahydropyriđine (MPTP) hay chất diệt côn trùng rotenon gây tổn thương chọn lọc nơron chủ vận dopamine.

Từ những lý do trên cho thấy có vai trò di truyền và độc tố của môi trường gây oxy hóa trong bệnh Parkinson.

Dịch tễ học

Bệnh Parkinson được James Parkinson mô tả lần đầu tiên vào năm 1817. Là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh, chỉ sau bệnh Alzheimer. Tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ là 107-187/100.000, sau 65 tuổi chiếm 34%. Ở Tây Âu khoảng 100-200/100.000 dân, còn ở Pháp chiếm 0,4% dân số từ 40 tuổi trở lên và chiếm 1,5% dân số từ 65 tuổi trở lên.

Người ta còn thấy rằng 70% khởi bệnh giữa tuổi 45 và 70. Tuổi khởi bệnh trung bình thường gặp là 55 tuổi, nam ưu thế hơn nữ.

Ở nước ta chưa có điều tra dịch tễ về mặt bệnh này.

Các tác giả cüng cho thấy bệnh lý này ít gặp ở Trung Quốc và ở châu Phi. Song những người gốc Phi hay gốc Trung Quốc ở Mỹ thì cüng có tỷ lệ hiện mắc như dân da trắng thổ địa.

Giải phẫu bệnh

Tổn thương hệ thống dopaminergic

Tổn thương liềm đen (locus niger) là hằng định đã được Tretiakoff mô tả từ năm1919. Nghiên cứu cho thấy tổn thương chủ yếu phần đặc (Pars Compacta) đặc biệt phần bụng bên của liềm đen, số lượng nơron chứa sắc tố giảm nhiều. Ðặc hiệu cho bệnh Parkinson là thể vùi Lewy. Thể Lewy là chất vùi bào tương dạng đồng tâm trong ở các tế bào thần kinh. Thành phần của thể Lewy là các sợi tơ thần kinh, ubiquitin và alpha synuclein.

Tổn thương hệ thống không dopaminergic (non dopaminergic)

Thể Lewy có thể thấy ở nhân lục, nhân vận động lưng của dây X, thể vân (striatum) gồm nhân đuôi (nucleus caudatus) và nhân vỏ hến (putamen), cầu nhợt (pallidum), và các tế bào thần kinh cholinergic của não trước, tuy nhiên không hằng định và ít đặc hiệu.

Sự thoái hóa trên 70-80% liềm đen mới gây triệu chứng, còn tổn thương từ 90% trở lên thì gây triệu chứng nặng.

Sinh lý bệnh

Xuất phát điểm của bệnh Parkinson và các hội chứng Parkinson là sự thiếu hụt men tyrosinehydroxylase (nó chuyển tyrosine thành L-dopa). Dopa đến lượt nó chuyển hóa thành dopamin bởi men dopadecarboxylase.

Như vậy, dopamin đựơc tổng hợp tại phần đặc liềm đen đi theo sợi trục bó liềm đen-thể vân và phóng thích dopamine ở thể vân gây ức chế các nơron GABA-ergic. Trong bệnh Parkinson tổn thương liềm đen đẫn đến sự thiếu hụt dopamine sinh 2 hệ quả:

– Thứ nhất là làm cho thụ thể D2 ở nhân vỏ hến (của thể vân) không còn bị ức chế nữa nên sự ức chế của GABA lên thể nhạt ngoài tăng, từ đó giảm ức chế lên nhân dưới đồi, chính nhân dưới đồi kích thích mạnh thể nhạt trong và phần lưới của liềm đen. Thể nhạt trong và phần lưới của liềm đen ức chế mạnh lên nhân bụng bên, nhân bụng trước, nhân trung tâm giữa từ đó giảm kích thích lên vỏ não vùng trán, trước vận động và vùng vận động phụ.

– Thứ hai là thụ thể D1 không còn bị kích thích nữa. Như vậy, ức chế của hệ GABA lên thể nhạt trong và phần lưới của liềm đen bị giảm, tiếp sau là hai tổ chức này gia tăng ức chế lên đồi thị.

Từ hai hệ quả trên làm tăng các xung động dẫn truyền đi của hệ GABA-ergic từ thể vân và góp phần làm các động tác nghèo nàn và chậm chạp. Tóm lại, sự suy giảm chức năng của cầu nhạt dẫn đến sự vô động (akinésie) hay giảm động (hypokinésie) là biểu hiện của sự thiếu hụt DOPA.

Tăng trương lực cơ ngoại tháp có bản chất phản xạ do sự đáp ứng thêm vào mang tính chất pha đối với những thông điệp sinh ra khi k o dài các cơ. Còn run sinh ra từ nhân bụng giữa của đồi thị vì khi phá hủy nhân này thì run cüng biến mất.

Triệu chứng bệnh Parkinson

Khởi đầu thường kín đáo với các triệu chứng không điển hình như vô cảm, mệt mỏi, ít linh hoạt nên thông thường nhầm với trầm cảm. Khoảng 80% số ca dấu hiệu làm cho bệnh nhân hoặc người xung quanh để ý là run. Từ đó gợi ý tìm các dấu hiệu khác. Ðến giai đọan toàn phát có 3 dấu hiệu chính sau:

Run tĩnh trạng

. Run lúc nghỉ ngơi, mất khi làm động tác hữu ý và khi ngủ.

. Run chủ yếu ở ngọn chi, chi trên là chủ yếu tạo nên dấu hiệu bóp vụn hoặc như đếm tiền.

. Ít thấy run ở đầu nhưng đôi khi thấy run ở môi, cằm và lưỡi.

. Run với tần số 4-6 chu kỳ giây biên độ nhỏ.

. Run tăng lên khi xúc cảm, mệt mỏi hoặc tập trung cao độ hay gắng sức tay bên đối diện.

Vô động (akinésie) hay giảm động (hypokinésie)

. Ở mặt: rất ít chớp mắt, vẻ mặt ít linh họat, đờ đẫn, lạnh nhạt và mất nét. Ðầu ít cử động chỉ có nhãn cầu khi có kích thích.

. Tay: giảm hoặc không vung vẩy khi đi, hai tay dán sát vào thân.

Tăng trương lực cơ

. Dấu hiệu bánh xe răng cưa.

. Giữ tư thế mới lâu (kiểu uốn sáp, uốn ống chì).

. Tăng trương lực tất cả các cơ nhưng ưu thế cơ gấp nên tạo tư thế hơi gấp (đầu cúi ra trước, lưng cong, gối và khuỷu gấp). Trương lực cơ tăng hơn khi làm động tác hữu ý như nắm chặt các ngón tay bên đối diện-nắm đấm (dấu Froment).

Sự phối hợp 3 dấu hiệu trên dẫn đến một số rối lọan sau:

– Rối lọan đi: khởi động chậm, khó khăn, đi bước nhỏ thân cúi ra trước, khó vượt qua bậc cửa và rất dễ ngã.

– Rối loạn lời nói và viết: khó nói, thường bị lắp các từ cuối. Chữ viết không đều, nhỏ, viết chậm.

Các dấu hiệu khác

– Rối lọan thực vật:

. Ra nhiều mồ hôi, tăng tiết tuyến bã thường sớm và gây khó chịu cho bệnh nhân.

. Tiết nhiều nước bọt.

. Hạ huyết áp tư thế đứng.

– Rối loạn khác:

. Rối lọan cảm giác chủ quan như kiến bò, chuột rút, bất an (akathisie)

. Rối lọan tâm thần: ý tưởng chậm chạp, trầm cảm, quên sự kiện mới, ảo tưởng thị giác.

– Thể lâm sàng:

. Theo triệu chứng. Nếu ưu thế run gọi là thể run, thể này ít đáp ứng với điều trị nhưng tiên lượng nhẹ hơn vì tiến triển chậm, còn thể vô động – tăng trương lực nhạy cảm với điều trị tiên lượng lại nặng hơn thể run.

. Theo vị trí: một bên hay hai bên.

Tiến triển của bệnh Parkinson

Trong những năm đầu của bệnh điều trị cải thiện rõ nét các dấu hiệu nên gọi là tuần “trăng mật” giữa bệnh Parkinson và thuốc L- dopa. Sau đó có những diễn biến thất thường như rối loạn tư thế, hạ huyết áp tư thế, rối loạn vận động do thuốc hay lú lẫn tâm thần liên quan đến thuốc L- dopa hay kháng cholinergic quá liều có thể xảy ra.

Thông thường bệnh có chiều hướng tăng dần, kéo dài khoảng chục năm, tuổi khởi đầu càng trẻ thì càng kéo dài. Thể vô động/giảm động tiến triển nhanh hơn thể run.

Dần dần bệnh nhân liệt giường, biến chứng nhiễm trùng hô hấp, đường tiểu, lóet, gãy xương đùi. Sa sút tâm thần, trầm cảm, lú lẫn…

Chẩn đoán phân biệt

Với các nguyên nhân run khác

– Run ở người già: thường kín đáo và nhanh hơn, run chủ yếu chi trên và cả đầu. Không kèm tăng trương lực.

– Run mang tính chất gia đình: thường khởi đầu từ lúc còn trẻ, không có tăng trương lực.

– Run do hystérie: thường biên độ lớn, ở nơi đông người, và thay đổi luôn, run cả khi vận động, gặp ở người trẻ.

– Run trong cường giáp: đầu ngọn chi, tăng lên khi giơ tay ra kèm hội chứng cường giáp (mắt lồi, bướu mạch, da ẩm, mạch nhanh, sợ nóng…)

– Run do ngộ độc: thủy ngân, cocaine, rượu (chú ý bối cảnh xảy ra).

Với bệnh khác gây tăng trương lực

– Bệnh Wilson: khởi bệnh từ tuổi trẻ do rối loạn chuyển hóa đồng. Có các động tác bất thường kèm tăng trương lực chủ yếu ở mặt, cơ phát âm, thân có thể có run nhưng khi đều, có dạng múa giật, có vòng Kayser-Fleischer ở mắt, định lượng ceruloplasmine trong máu thấp < 40mg%; có thể kèm xơ gan.

– Múa giật Huntington: giống vì tăng trương lực cơ và vô động. Bệnh hiếm gặp, mang tính chất gia đình, di truyền tính trội, múa giật kèm rối lọan tinh thần kiểu sa sút trí tuệ.

– Bệnh não gan: dấu rung rü cánh kèm tăng trương lực kiểu ống chì, nhưng bệnh cảnh lâm sàng là xơ gan mất bù.

– Liệt trên nhân tuần tiến (hội chứng Steele-Richarson-Olszewski): tăng trương lực như Parkinson nhưng khác là tăng chủ yếu ở thân còn tay chân vẫn mềm mại. Nhưng về sau thì có thể xâm phạm từ gốc đến ngọn chi kèm sút trí tuệ trán-thái dương, rối loạn về nói, nuốt và loạn trương lực cơ của thân. Liệt chức năng liếc dọc (hội chứng Parinaud).

– Tăng trương lực kiểu tháp: cần phân biệt với bệnh Parkinson nửa người. Tổn thương tháp tăng trương lực chọn lọc, có phản xạ gân xương tăng. Có dấu Babinski (+).

– Hội chứng giả hành tủy: co cứng khi cười hoặc khóc, rối lọan nuốt, có dấu Babinski, sa sút trí tuệ, đi bước nhỏ nhưng tay vung vẫy. Chụp não cắt lớp vi tính thấy nhün não nhiều ổ nhỏ(lacunes).

– Trầm cảm: ít nói, ít linh hoạt, giảm động nên lúc đầu khó phân biệt, vả lại trầm cảm và bệnh Parkinson có thể đi song hành.

– Hội chứng Shy-Drager: là bệnh lý thoái hóa với biểu hiện giống như Parkinson kèm hạ huyết áp tư thế, vô tiết mồ hôi, rối loạn cơ tròn, liệt dương. Ngoài ra còn có dấu tổn thương tháp, tiểu não. Thoái hóa hạch đáy não và vỏ não đặc trưng bởi tăng trương lực cơ, vận động chậm chạp, run, rối loạn tư thế, loạn trương lực kèm rối loạn vận động và cảm giác, thất điều, giật cơ, sa sút trí tuệ, thất ngôn. Triệu chứng không đối xứng.

– Bệnh thể Lewy lan tỏa: thường thấy ở tuổi 60-80, sa sút trí tuệ, ảo tưởng, dấu ngoại tháp, giật cơ. Ðáp ứng không hoàn toàn với L- Dopa.

– Bệnh Creutzfeldt-Jakob: có thể kèm theo triệu chứng của bệnh Parkinson, nhưng sa sút trí tuệ, giật cơ luôn hiện diện. Ðôi khi thất điều nổi trội, có thể có dấu tháp, rối loạn thị giác. Ðiện não đồ phát hiện sóng kịch phát mang tính chu kỳ là đặc trưng.

– Não úng thủy áp lực: bình thường gây rối loạn dáng đi, rối loạn cơ tròn, sa sút trí tuệ. Chụp não cắt lớp vi tính thấy não thất giãn rộng nhưng không có teo não. Thường xảy ra sau chấn thương sọ não, xuất huyết não, viêm não màng não.

Ðiều trị bệnh Parkinson

L- Dopa

Thay thế sự thiếu hụt dopamine, để tránh L- Dopa chuyển thành dopamine ở ngoại vi nên thường phối hợp với benséraside hoặc carbidopa với các biệt dược tương ứng:

– Modopar: 62,5 – 125 – 250mg (1,5 – 25 – 50mg benséraside) có loại nhanh và chậm LP.

– Sinemet: 100 – 250mg (10-25 mg carbidopa) có loại nhanh và chậm R.

L- dopa tác dụng tốt lên bất động và tăng trương lực, rất yếu lên triệu chứng run. Bắt đầu bằng liều thấp có thể 62,5mg ngày 2-3 lần sau đó cứ 3-5 ngày lại tăng liều cho đến liều tác dụng (thông thường 3-6 viên Modopa 125 mg, chia thành 3-4 lần trong ngày). Không ngừng thuốc đột ngột. Dùng thuốc sau khi đã loại trừ chống chỉ định (lọan tâm thần, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng, lọan nhịp tim, loét dạ dày tá tràng, có thai tháng đầu) và nên tránh một số phối hợp vì làm giảm tác dụng của thuốc như ăn nhiều đạm, vitamine B6 (đồng tác dụng men dopadécarboxylase) thuốc an thần kinh (vì làm nghẽn thụ thể sau sináp), aldomet (làm nghẽn tổng hợp cuối cùng của L. Dopa), IMAO, các thuốc chống axít điều trị loét gây giảm hấp thụ L. Dopa, mọi thuốc hạ huyết áp (vì bản thân nó có tác dụng hạ huyết áp).

Tác dụng của L. Dopa tốt thường chỉ 2-4 năm sau đó người bệnh lại bị các vấn đề về rối loạn vận động do thuốc gây nên.

Các thuốc đồng vận tác dụng kiểu dopamine

Loại thuốc này tác dụng động trực tiếp vào sau sinap, thời gian bán hủy loại thuốc này thường dài hơn L.Dopa.

– Bromocriptine (Parlodel viên 2,5 và 10mg liều từ 1-6 viên/ngày.

Chống chỉ định như hội chứng Raynaud vì gây co mạch sinh hoại tử. Có thể phối hợp với L.dopa nhằm giảm liều L.dopa.

– Amantadine (Mantadix viên 100 mg) ngoài ra còn có tác dụng kiểu choline liều 1-2 viên/ngày.

Tác dụng chủ yếu lên vô động.

– Piribédil (trivastal) viên 20mg ngày 2-3 viên, viên chậm 50mg ngày 1-2 viên. Tác động chủ yếu lên triệu chứng run.

– Lisuride (Dopergine viên 0,5mg và 0,2mg) khởi đầu với liều nửa viên 0,2mg vào buổi tối sau đó tăng 1/2 viên mỗi tuần, uống lúc ăn. Có thể phối hợp với L. Dopa.

– Apomorphine: (apokinon – ống 30mg) làm giảm thời gian và độ nặng của giai đọan mất tác dụng của L.dopa. Liều 1 mg tiêm dưới da.

Các thuốc chống tác dụng kiểu choline

Tác dụng chủ yếu trên run, chống chỉ định khi bị thiên đầu thống, u xơ tiền liệt tuyến, rối lọan trí tuệ đó là thuốc triexylphenidyle (Artane viên 2 và 5mg ) liều 4-6 mg ngày chia 3 lần. Có thuốc ống 10 mg dùng trong trường hợp cấp cứu.

Ức chế chọn lọc monoaminôxydate (IMAO)

Sélégiline (D pr nyl) viên 5mg được sử dụng như là điều trị nguyên nhân vì nó làm giảm quá trình oxy hóa ở nơron tác dụng kiểu dopamine. Làm tăng tác dụng của L-dopa. Liều 10 mg/ngày trong đơn trị liệu còn kết hợp với L- Dopa thì 5mg ngày.

Tóm lại khi ưu thế giảm hay mất động chọn lựa mantadix, ưu thế run chọn trivastal hoặc Artane. Cüng có thể dùng L- Dopa ngay và liều thấp. Nếu bệnh nhân đã điều trị thì nên chia thuốc L.dopa nhiều lần hơn (4-8 lần), nếu thất bại thì kết hợp với bromocriptine, song nên giảm liều L- Dopa. Nếu thất bại hoặc không dung nạp bromocriptine thì chọn thuốc phụ trợ thêm một trong các loại thuốc sau mantadix, trivastal, atrium hoặc déprényl.

Benh.vn

Bài viết Parkinson bệnh liệt rung của người cao tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/parkinson-benh-liet-rung-cua-nguoi-cao-tuoi-4301/feed/ 0
Hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson với liệu pháp gene https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-benh-nhan-parkinson-voi-lieu-phap-gene-4819/ https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-benh-nhan-parkinson-voi-lieu-phap-gene-4819/#respond Sun, 26 Apr 2015 05:11:10 +0000 http://benh2.vn/hy-vong-moi-cho-benh-nhan-parkinson-voi-lieu-phap-gene-4819/ Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt - liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.

Bài viết Hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson với liệu pháp gene đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa, nguồn gốc chưa rõ, đặc trưng bởi quá trình thoái hóa tuần tiến nơron dopaminergic thể nhạt – liềm đen gây mất cân bằng về sinh hóa và chức năng hệ thống ngoại tháp.

Vai trò di truyền và độc tố của môi trường gây oxy hóa trong bệnh Parkinson

Cho tới nay nguyên nhân của bệnh lý này vẫn còn chưa rõ nên nhiều tác giả cho là bệnh tự phát (idiopathic) và người ta xếp vào các bệnh thoái hóa thần kinh trung ương. Sự thóa hóa trên gây bệnh Parkinson (Parkinson disease) hay còn gọi liệt rung (paralysis agitants) liên quan đến:

– Yếu tố di truyền, tuy nhiên chỉ có 10% mang tính chất gia đình, phát hiện được kháng nguyên HLA BW18 hoặc B14. Một số mang tính chất gia đình di truyền trội với chỉ điểm gen ở nhiễm sắc thể 4q21 – q23 hay trên nhiễm sắc thể số 6 được mã hóa bởi một protein gọi là Parkine.

– Ngoài ra khi phân tích trình tự đoạn cho thấy có sự biến dị ở gen mã hóa của alpha synuclein.

Khiếm khuyết men thủy phân carboxy ubiquitin – LI cüng dẫn tới thoái hóa tế bào thần kinh.

Nguyên nhân gây hủy hoại tế bào trong bệnh Parkinson còn chưa rõ, song người ta thấy rằng có sự tạo các gốc tự do và từ đó gây stress oxy hóa tại thể nhạt – liềm đen. Cüng đã chứng minh men monoamine oxydasse B phân hủy dopamine thành những chất oxy hóa gây thoái hóa tế bào thần kinh. Bằng chứng sélégiline (déprényl) ức chế men monoamine oxydasse B nên rất có hiệu quả nếu điều trị sớm. Trong liềm đen còn thấy những thay đổi chuyển hóa sắt, thay đổi chức năng ty lạp thể.

– Siêu vi chậm: phát hiện được trong máu của bệnh nhân có kháng thể kháng hệ giao cảm điều đó nói lên vai trò tự miễn gây bệnh.

– Yếu tố môi trường: Do nhiễm độc các thuốc diệt cỏ và côn trùng chứa méthylphényl -t trahydropyriđine (MPTP) hay chất diệt côn trùng rotenon gây tổn thương chọn lọc nơron chủ vận dopamine.

Từ những lý do trên cho thấy có vai trò di truyền và độc tố của môi trường gây oxy hóa trong bệnh Parkinson.

Các cuộc thử nghiệm mới về liệu pháp gene điều trị bệnh Parkinson đã cho kết quả đáng khích lệ, mang lại hy vọng cho hàng triệu người mắc hội chứng liệt rung này trên toàn thế giới.

Thông tin này được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh số ra ngày 10/1.

Thử ngiệm với liệu pháp mới

Liệu pháp mới, mang tên ProSavin, đã được cấp phép thử nghiệm trên người sau khi được thực hiện đối với khỉ trong phòng thí nghiệm.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thử nghiệm liệu pháp mới này đối với 15 bệnh nhân ở độ tuổi 48-65 mắc bệnh Parkinson.

Liệu pháp này nhằm cải thiện tình trạng thiếu dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động.

Trước tiên, các nhà khoa học đưa ba loại gene mã hóa có tác dụng kích thích các tế bào não sản xuất dopamine vào một virus (loại lentivirus) đã được làm suy yếu.

Sau đó, các bác sỹ cấy loại virus này vào khu vực não cần thiết của bệnh nhân, nơi loại virus này thâm nhập và thúc đẩy các tế bào não tiếp tục sản xuất dopamine.

Kết quả khả quan

Kết quả cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng ProSavin có sự phối hợp và cân bằng vận động tốt hơn, giảm rung, co cứng cơ và cải thiện hành vi nói.

Sau 12 tháng trị liệu, những triệu chứng về vận động tiếp tục được cải thiện ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là những người sử dụng liều gene cấy cao. Liệu pháp này cũng được chứng minh là an toàn với bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo nhà khoa học Jon Stoessl thuộc Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, liệu pháp mới trên không chữa trị các vấn đề không thuộc thần kinh vận động do bệnh Parkinson gây ra.

Benh.vn (Theo TTXVN)

Bài viết Hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson với liệu pháp gene đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-benh-nhan-parkinson-voi-lieu-phap-gene-4819/feed/ 0