Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Mar 2024 09:43:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/#respond Mon, 25 Mar 2024 05:17:53 +0000 http://benh2.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/ Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, số lượng trẻ bị sởi dẫn đến biến chứng: viêm phổi, suy hô hấp…đang tăng cao. Dịch sởi hoành hành gây lo lắng, hoang mang cho các bà mẹ có con nhỏ, nhất là các cháu độ tuổi mẫu giáo vì môi trường lây lan rất cao.

Để phòng bệnh cho các con, mọi biện pháp phòng bệnh sởi được áp dụng, trong đó dùng mùi tắm để phòng bệnh được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dùng cây mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi có những nguyên tắc riêng mà không phải ai cũng biết.

Vậy, tác dụng của lá mùi, hạt mùi trong việc phòng bệnh sởi như thế nào? Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi?

Bệnh sởi

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải (trẻ em, người lớn, người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị tổn thương…) đặc biệt bệnh sởi ở trẻ em (dưới 3 tuổi) gây biến chứng tử vong rất cao.

Đặc trưng của sởi là ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao…

Tìm hiểu về rau mùi

Rau mùi tên khoa học là Coriandrum sativum L hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi ta, ngổ thơm…là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Tại Việt Nam, rau mùi được trồng ở khắp nơi, dùng làm rau, gia vị và làm thuốc.

Rau mùi được dùng làm gia vị, làm thuốc để phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Thành phần hóa học trong rau mùi già

  • Trong rau mùi chứa 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140 mg%).
  • Trong hạt mùi có nước, từ 16 – 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. ..

Tác dụng của lá mùi, dầu mùi

Hạt mùi

  • Hạt mùi già có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
  • Giúp phòng tránh bệnh sởi.

Dầu mùi

  • Có khả năng kháng khuẩn.
  • Là một trong 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như một chất phụ gia thực phẩm.
  • Có tác dụng giảm đau, giảm chuột rút, co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…
  • Giúp kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh…

Cách sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng sởi

Tắm cho trẻ bằng lá mùi

  • Rửa sạch lá mùi (tươi hoặc khô).
  • Cho lá mùi đã rửa sạch vào nước và đun sôi (5 đến 10 phút).
  • Dùng hỗn hợp nước mùi (để nguội) để tắm cho trẻ…

Lá mùi dùng để tắm giúp trẻ kháng khuẩn và phòng bệnh sởi (Ảnh minh họa)

Đun hạt mùi lấy nước uống

  • Rửa sạch hạt mùi.
  • Cho hạt mùi vào ấm đun sôi từ 10 đến 15 phút (để nhỏ lửa).
  • Dùng hỗn hợp nước hạt mùi đã nguội cho trẻ uống để phòng bệnh sởi…

Những lưu ý khi dùng hạt mùi, lá mùi để phòng sởi

  • Việc phòng ngừa bằng rau mùi và hạt mùi để phòng sởi có tác dụng tốt, tuy nhiên chỉ có tính chất phòng bệnh.
  • Có thể cho trẻ uống nước hạt mùi sắc (áp dụng đối với những trẻ không bị mẫn cảm với rau mùi, hạt mùi).
  • Khi trẻ bị sởi tuyệt đối không tắm hạt mùi, rau mùi…

Phương pháp phòng tránh bệnh sởi

  • Người lớn sau khi ra ngoài đường, đi làm về cần vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, các yếu tố gây bệnh sởi.
  • Đối với với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh cho trẻ ra chỗ đông người.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị ốm sốt thì phải thu xếp cho trẻ nghỉ học và đi khám sớm.
  • Khi trẻ bị sởi, gia đình cho trẻ nghỉ học để tránh dịch bùng phát mạnh hơn.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và duy trì càng lâu càng tốt.
  • Cho trẻ tiêm đủ các mũi vacxin sởi theo đúng quy định.
  • Với các mẹ đang chuẩn bị có bầu cần đi tiêm phòng mũi Sởi – Thủy đậu – Rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời…

Tiêm vacxin phòng sởi là phương pháp hữu hiệu nhất (Ảnh minh họa)

Lời kết

Thời tiết giao mùa từ xuân sang hạ gây mưa, nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành cả nước. Đặc biệt tại các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trẻ em nhập viện vì biến chứng sởi rất cao.

Vì vậy, đề phòng bệnh sởi và bảo vệ sức khỏe cho con em mình, các bà mẹ cần: cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đi tiêm phòng sởi đầy đủ, cách ly trẻ bị sởi, tránh cho trẻ ra chỗ đông người…Ngoài ra cần cho trẻ tắm nước rau mùi hàng ngày để kháng khuẩn, đề phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, việc dùng hạt mùi hay cây mùi để tắm cho trẻ chì là cách phòng bệnh (kháng khuẩn) cho trẻ chứ không phải là vị thuốc “thần kỳ” . Đặc biệt trẻ có cơ địa nhạy cảm không nên dùng mùi, khi trẻ bị sởi không dùng lá mùi để tắm…

Bài viết Những lưu ý khi sử dụng lá mùi, hạt mùi để phòng bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-la-mui-hat-mui-de-phong-benh-soi-5147/feed/ 0
Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/ https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/#respond Mon, 22 Oct 2018 05:09:57 +0000 http://benh2.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/ Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hấp phát triển: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản…đặc biệt là trẻ em tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch của các em còn non nớt. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông là việc làm cần thiết để tránh những căn bệnh này.

Bài viết Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hấp phát triển: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản…đặc biệt là trẻ em tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch của các em còn non nớt. Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông là việc làm cần thiết để tránh những căn bệnh này.

Vậy, cách giữ gìn sức khỏe cho bé vào mùa đông như thế nào?

Tìm hiểu về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể, bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường.

Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp bé tránh được các loại bệnh và phát triển khỏe mạnh.

Tại sao cần tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ?

Sau khi sinh, lượng kháng thể của bé nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật trong môi trường.

Trong không khí, tỷ lệ các vi khuẩn gây hại rất lớn nên hệ hô hấp là cơ quan dễ bị mắc bệnh nhất ở trẻ nhỏ. Vì vậy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh lả hết sức cần thiết.

Phương pháp giữ gìn sức khỏe cho bé vào mùa đông

Lối sống

Không nên “cấm cung” bé trong nhà

Khi thời tiết lạnh, bố mẹ có tư tưởng “thương con” nên cho con nghỉ đi lớp vì sợ con bị lạnh mà ốm…Tuy nhiên, quan điểm này không đúng.

Nguyên nhân:

  • Bé ở trong nhà thiếu không khí trong lành sẽ khiến cho hệ miễn dịch yếu đi.
  • Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gây bệnh cho bé.

cho bé ra ngoài trời vào mùa đông

Cho bé ra ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Giải pháp:

  • Vào những ngày hửng nắng cho bé ra vườn hoa, công viên… để bé làm quen với môi trường và tiếp xúc với không khí trong lành sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • Lưu ý khi cho bé ra ngoài trời cần mặc đủ quần áo, giầy tất…để giữ ấm cho bé.

Tắm nắng cho trẻ

Mùa đông dù mặc nhiều quần áo nhưng người lúc nào cũng co ro vì lạnh nên người ta quên đi việc tắm nắng cho trẻ. Tuy nhiên, việc tắm nắng lại rất cần thiết.

Nguyên nhân:

  • Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe.
  • Ngoài ra, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Giải pháp:

  • Tắm nắng cho trẻ vào những ngày nắng ấm.
  • Thời điểm tắm nắng thích hợp cho trẻ: sáng từ 8h – 9h30; chiều từ 16h – 17h.
  • Ngoài ra, cần tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.

Cho bé mặc trang phục thoải mái, dễ chịu

Nhiều ông bố, bà mẹ cho bé mặc đủ các loại quần áo để phòng rét, tuy nhiên thân nhiệt trẻ nóng hơn người lớn, vì vậy khi bé ở trong nhà chỉ nên mặc đủ ấm để bé dễ dàng vận động khi chơi, ăn, ngủ

Giải pháp:

  • Mặc cho bé những trang phục thoải mái để dễ dàng cho việc vận động giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ưu tiên chất liệu mềm, thông thoáng, thấm mồ hôi…
  • Lưu ý cho bé đi tất, găng tay, mũ để giữ ấm cổ, chân và đầu cho bé.

Giữ bé không bị mưa ướt

Mùa đông miền bắc thường rét kèm theo mưa phùn ẩm ướt. Tuy nhiên, vì lượng nước mưa rất nhỏ nên mọi người thường không mặc áo mưa. Điều này chính là nguyên nhân gây bệnh cho bé.

Giải pháp:

  • Mặc cho bé loại áo khoác có mũ không ngấm nước mưa.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh, sau đó cho bé uống một cốc sữa ấm để bé bớt lạnh.

Giữ tay sạch sẽ

Trời lạnh, cha mẹ thường “ngại tắm” cho con vì sợ con ốm, đôi khi việc rửa tay cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, tay bẩn chứa nhiều virus gây bệnh.

Giải pháp:

  • Cho bé rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
  • Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên rửa tay để tránh lây nhiễm virus cho bé.

Ngủ ngon và thư giãn

Ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc giúp bé khỏe mạnh, khôi phục các chức năng của cơ thể và hạn chế bệnh tật. Ngược lại, thiếu ngủ, mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Giải pháp:

  • Cho bé ngủ đủ thời gian từ 8 đến 10h/ ngày.
  • Không nên cho bé xem vô tuyến trước giờ đi ngủ.
  • Ngoài ra, bé cần được thư giãn mỗi tuần như: đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Mùa đông cơ thể cần nhiều dinh dưỡng hơn để chống rét và phòng bệnh. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các nhóm vitamin cho cơ thể.

Giải pháp:

  • Tăng cường nguồn dinh dưỡng từ: thịt bò, gà, các loại cá…
  • Cung cấp vitamin từ các loại rau xanh: cải bắp, bí ngô, súp lơ, cà rốt…
  • Đảm bảo các chất khoáng có trong hoa quả: cam, bưởi, chuối, táo, lê…
  • Cho bé uống thêm các loại sữa tươi, sữa chua…

Uống đủ nước

Không chỉ mùa hè mà mùa đông cơ thể cũng cần cung cấp đủ nước. Nước giúp cơ thể thanh lọc độc tố, tăng cường khả năng phòng bệnh…

cho trẻ uống đủ nước vào mùa đông

Cho bé uống đủ nước để tăng cường khả năng phòng bệnh…(Ảnh minh họa)

Giải pháp:

  • Cho bé uống đủ lượng nước từ: 1 đến 1,5lít/ngày (tùy theo lứa tuổi).
  • Lưu ý khi cho trẻ dùng đèn sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn hơn.

Lời kết

Giữ sức khỏe cho bé không chỉ mùa đông mà mùa nào cũng rất cần thiết vì cơ thể bé còn nhỏ, hệ miễn dịch kém… Tuy nhiên, mùa đông trời lạnh, cơ thể một phần chống rét, một phần phải chống lại các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp: ho, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,… nên đòi hỏi việc chăm sóc của bổ mẹ cần chu đáo, kỹ càng hơn.

Vì vậy, ngoài việc giữ ấm cho bé, bố mẹ không nên “bao bọc” con quá kỹ mà cần cho con đi tắm nắng, thư giãn mỗi khi trời hửng nắng. Bên cạnh đó bổ sung calo, dinh dưỡng, các loại vitamin từ trái cây, cho bé ngủ đủ, ngủ đúng giờ để bảo vệ sức khỏe.

Benh.vn

Bài viết Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-quyet-giu-gin-suc-khoe-cho-be-trong-mua-dong-4756/feed/ 0
Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/ https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/#respond Thu, 16 Aug 2018 01:00:17 +0000 http://benh2.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/ Giao mùa là thời điểm nhạy cảm với nhiều trẻ, là thời điểm trẻ quay lại với trường học, không khí bắt đầu trở nên mát hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển.

Bài viết Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa là một trong những chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Đây là thời điểm nhạy cảm với nhiều trẻ, là thời điểm trẻ quay lại với trường học, không khí bắt đầu trở nên mát hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển. Sau đây, chuyên gia của benh.vn sẽ cùng chia sẻ với các phụ huynh về vấn đề trên.

benh-tre-em-mua-dong

Giao mùa là khoảng thời gian tuyệt đẹp trong năm nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh (ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa sang Thu, Đông, các loại virus hợp bào phát triển rất mạnh. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ hô hấp. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, độ ẩm cao càng tạo điều kiện cho virus gây bệnh.

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ có dấu hiệu như đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ cần cho trẻ khám bác sĩ để được điều trị đúng hướng.

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản cũng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là 3-6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít. Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà. Chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh thiếu nước.

Để giúp bé dễ thở và bú tốt hơn thì cần làm thông thoáng mũi cho bé, có thể bằng cách rửa mũi bằng nước muối NaCl 0,9%. Khi bé có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng cần cho bé nhập viện để điều trị.

tre-bi-benh-ho-hap

Trong thời gian giao mùa như hiện nay, cha mẹ cần lưu ý viêm phổi ở trẻ sơ sinh vì bệnh diễn tiến nặng rất nhanh và biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn nên dễ bị bỏ qua. Bệnh ở trẻ lớn có những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều; còn trẻ dưới 6 tháng tuổi đây không phải là dấu hiệu quan trọng. Nhiều bé thậm chí không sốt, không ho, nhưng đã bị viêm phổi rất nặng. Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi thậm chí thân nhiệt còn hạ một chút

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng, tránh tình trạng mặc nóng, mồ hôi ra nhưng không được lau đi khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Ban ngày cần mở cửa phòng thông thoáng để không khí được lưu thông tốt, các tác nhân gây bệnh không có điều kiện sinh sôi. Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Đặc biệt chú ý, rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.

Song song các bệnh về hô hấp, thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Các biểu hiện thường gặp là trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi ngoài phân sống, tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn không phù hợp, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu.

Khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu và lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy khi thời tiết lạnh giao mùa cha mẹ cần đặc biết chú ý chăm sóc trẻ.

Bài viết Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-tranh-benh-ho-hap-cho-tre-khi-giao-mua-7696/feed/ 0
Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/ https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/#respond Sun, 17 Jun 2018 04:31:49 +0000 http://benh2.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/ Nhiễm trùng máu ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh... Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ.

Bài viết Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh… Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ.

nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh trước khi sinh

  • Bà mẹ phải được khám thai định kỳ và tiêm chủng đầy đủ. Nếu có viêm nhiễm âm đạo (hoặc bệnh lây qua đường tình dục…) thì phải được chữa trị triệt để.
  • Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
  • Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
  • Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh trong khi sinh

  • Khi đẻ, phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng, bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Bảo đảm sinh sạch.
  • Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Phòng nhiễm trùng huyết trẻ sơ sinh sau khi sinh

  • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh nhiễm trùng máu.
  • Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt của trẻ
  • Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có đủ ánh sáng.
  • Dùng tã lót, áo mũ sạch sẽ vô trùng
  • Cho trẻ bú sữa mẹ.

Xem thêm: Nhiễm trùng máu sơ sinh

Bài viết Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-benh-nhiem-trung-huyet-o-tre-so-sinh-3246/feed/ 0