Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 18 Jul 2023 04:58:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Có nên cho trẻ dùng váng sữa thường xuyên? https://benh.vn/co-nen-cho-tre-dung-vang-sua-thuong-xuyen-5093/ https://benh.vn/co-nen-cho-tre-dung-vang-sua-thuong-xuyen-5093/#respond Fri, 28 Jul 2023 08:30:50 +0000 http://benh2.vn/co-nen-cho-tre-dung-vang-sua-thuong-xuyen-5093/ Váng sữa được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà nhiều gia đình tin dùng cho con với mong muốn trẻ tăng cân nhanh và phát triển tốt. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về váng sữa và biết được cho trẻ dùng váng sữa thế nào là tốt nhất.

Bài viết Có nên cho trẻ dùng váng sữa thường xuyên? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Váng sữa được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà nhiều gia đình tin dùng cho con với mong muốn trẻ tăng cân nhanh và phát triển tốt. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về váng sữa và biết được cho trẻ dùng váng sữa thế nào là tốt nhất.

Vậy có nên cho trẻ ăn váng sữa thường xuyên? Cho trẻ ăn váng sữa thế nào là đúng và tốt nhất, hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Váng sữa là gì

Váng sữa (tiếng Nga là Smetana) là thực phẩm được làm từ men sữa cho lên men lactic. Smetana là một trong những thực phẩm tiêu biểu nhất của ẩm thực Nga đồng thời rất phổ biến ở Đông Âu.

vang-sua-cho-tre

Váng sữa là thực phẩm được làm từ men sữa cho lên men lactic (Ảnh minh họa)

Phân loại váng sữa

  • Tuỳ thuộc cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau.
  • Thông thường, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và làm lạnh, gọi là váng sữa tự nhiên.
  • Trên thị trường cũng xuất hiện các loại váng sữa nhân tạo, được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung casein (đạm sữa bò) và đường lactose (đường có trong sữa bò). Thành phần chủ yếu trong váng sữa là chất béo, còn chất đạm, các vitamin và khoáng chất rất thấp.

Công dụng của váng sữa

  • Váng sữa có thành phần chất béo cao, bổ sung nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho bé trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; bé mới ốm dậy cần nhiều năng lượng.
  • Chỉ nên dùng váng sữa làm bữa phụ, từ 1 – 2 hộp/ngày. Váng sữa không nên dùng cho bé dưới sáu tháng tuổi, bé bị thừa cân – béo phì, bé đang bị tiêu chảy, bé dị ứng với sữa bò…

tre-an-vang-sua-1

Váng sữa không nên dùng cho bé dưới sáu tháng tuổi, bé bị thừa cân, béo phì (Ảnh minh họa)

Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho bé chứ không thể làm thức ăn chính khi cho bé ăn dặm vì thành phần dinh dưỡng không đủ.

Có nên dùng váng sữa thay cho các thực phẩm khác

  • Thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo, chất đạm thấp, vitamin và các khoáng chất cũng rất thấp. Lượng chất béo có trong váng sữa lên đến 70% tổng năng lượng trẻ cần, cao gấp đôi so với một ly sữa thông thường. Do vậy đây là nguồn cung cấp năng lượng trong váng sữa rất cao nhưng điều đó không có nghĩa là váng sữa chứa nhiều dinh dưỡng. Trái lại thành phần dinh dưỡng trong váng sữa rất ít. Vậy nên không thể dùng váng sữa thay thế các loại sữa cho trẻ.
  • Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bé dưới sáu tháng tuổi cần cho bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên cho bé dùng váng sữa sau thời gian đó để bé tăng cân tốt hơn. Váng sữa không thể thay thế sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ.

Có nên dùng váng sữa làm thức ăn dặm cho bé

  • Mục đích của ăn dặm là cung cấp thức ăn đặc hơn, có nhiều đạm, có tinh bột, có nhiều chất sắt để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé ở giai đoạn này.

tre-an-vang-sua

Không nên dùng váng sữa làm thức ăn dặm cho trẻ (Ảnh minh họa)

  • Váng sữa là một chế phẩm của sữa bò tươi, với thành phần chủ yếu là chất béo sữa, có đạm sữa giống trong sữa tươi, có canxi, nhưng có rất ít sắt, như vậy không phù hợp để làm một thức ăn dặm chủ yếu cho bé khi mới tập ăn.
  • Các nhà khoa học khuyến cáo không sử dụng sữa tươi cho bé dưới một tuổi vì đạm sữa bò tươi quá nhiều casein gây khó tiêu, quá ít chất sắt nên dùng nhiều có thể gây thiếu máu thiếu sắt và đầy bụng, quá tải thận. Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của bé.

Bài viết Có nên cho trẻ dùng váng sữa thường xuyên? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-cho-tre-dung-vang-sua-thuong-xuyen-5093/feed/ 0
Những sai lầm kinh điển khi pha sữa bột cho con https://benh.vn/nhung-sai-lam-kinh-dien-khi-pha-sua-bot-cho-con-5577/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-kinh-dien-khi-pha-sua-bot-cho-con-5577/#respond Thu, 20 Jul 2023 13:26:34 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-kinh-dien-khi-pha-sua-bot-cho-con-5577/ Hậu quả của việc pha sữa sai sẽ khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong sữa bột, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.

Bài viết Những sai lầm kinh điển khi pha sữa bột cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hậu quả của việc pha sữa sai sẽ khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong sữa bột, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.

pha sữa bột cho con

Sau đây là 7 sai lầm các cha mẹ hay mắc phải trong quá trình nuôi con bằng sữa bột.

1. Dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết để pha sữa

Một số bà mẹ cẩn thận quá đôi khi lại thành hại con. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước khoáng, trung bình trong 1 lít nước khoáng có khoảng 11 – 17 mg canxi, 95 – 130 mg natri… Vì vậy, một số phụ huynh khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi đã dùng nước khoáng pha sữa, nhằm bổ sung thêm chất khoáng cho trẻ. Hơn nữa, chị em lại cho rằng, nước đóng chai tinh khiết thì đảm bảo độ sạch hơn cả. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên làm như vậy.

Trong nước khoáng có quá nhiều khoáng chất dẫn đến dư thừa khi pha cùng sữa. Ví dụ: Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp…

Thêm vào đó, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy các bà mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất.

Dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm.

2. Pha sữa sẵn cho con dùng

Một số chị em vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình sữa lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.

3. Giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau

Nhiều bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống thừa sữa vấn cố tình để lại cho trẻ ăn tiếp cữ sau mà không biết khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thông thường, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.

Nếu bé bú quá lâu sau thời gian đó, mẹ hãy mạnh dạn đổ bỏ phần sữa thừa hoặc “kinh tế” hơn, mẹ hãy uống lại giúp bé phần sữa đó.

4. Pha sữa với nước cháo loãng

Trong sữa bò có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình mẹ đã làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,… do kém hấp thu canxi trong sữa. Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ.

Thông thường, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.

5. Cắt giảm hoặc tăng lượng thìa bột trong một mức nước pha nhất định

Nhiều chị em vì muốn con ăn no sâu hơn, tăng cân tốt hơn nên đã cố tình pha thêm từ 1-2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất. Một số bà mẹ thì lại vì tiếc tiền sữa cho con nên quyết định pha loãng ra. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là từ sữa. Nếu pha quá đặc, bé sẽ bị thiếu nước. Nếu pha quá loãng, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra tỷ lệ chuẩn nhất của bột và chất lỏng, sau cho các chất dinh dưỡng và vitamin được hòa tan hoàn toàn và để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Do vậy, mẹ đừng cố “pha chế” sữa bột theo công thức của mình. Hãy để các nhà khoa học làm điều đó.

6. Không tiệt trùng bình sữa và núm ti

Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.

7. Làm nóng sữa bằng lò vi sóng

Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Hâm sữa bằng máy chuyên dụng hoặc ngâm bình sữa vào trong một bát nước nóng khoảng 30 giây – 1 phút là những cách đơn giản mà các mẹ nên dùng hơn là sử dụng lò vi sóng.

Bài viết Những sai lầm kinh điển khi pha sữa bột cho con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-kinh-dien-khi-pha-sua-bot-cho-con-5577/feed/ 0
Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/ https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/#respond Thu, 11 May 2023 05:07:41 +0000 http://benh2.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/ Máy tính bảng ngày nay đã trở thành một vật dụng phổ biển trong các gia đình. Hình ảnh những bé chập chững biết đi sử dụng các máy tính bảng hoặc các điện thoại thông minh có thể gặp các vấn đề về sử dụng tay và ngón tay, các chuyên gia cảnh báo.

Bài viết Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Máy tính bảng ngày nay đã trở thành một vật dụng phổ biến trong các gia đình. Hình ảnh những bé chập chững biết đi sử dụng các máy tính bảng hoặc các điện thoại thông minh có thể gặp các vấn đề về sử dụng tay và ngón tay, các chuyên gia cảnh báo.

tre-dung-smart-phone

Khi trẻ em dùng màn hình cảm ứng, cơ thể chúng đã không phát triển các cơ cần để viết – điều này có nghĩa là chúng bị suy giảm sức mạnh cơ bắp

Khi các màn hình cảm ứng là mới mẻ, không ai biết rằng các hậu quả về sức khỏe có thể xảy ra là gì.

Những hướng dẫn mới cho rằng, các trẻ nhỏ cần phải bị cấm sử dụng tất cả các loại máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Các bậc phụ huynh để con nhỏ của họ chơi với iPad có thể làm tổn thương cho tay và ngón tay của chúng, các chuyên gia đã cảnh báo.

Chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp Lindsay Marzoli cho biết, thời gian tiếp xúc màn hình quá lâu sẽ gây những tổn hại lâu dài cho các bé.

Cô Marzoli thuộc tổ chức Learning and Therapy Corner tại Maryland, Mỹ, nói với đài CBS Local: “Nếu các bé thường xuyên dùng iPad và không thực sự hoạt động với giấy và bút chì mà đáng ra ở tuổi của chúng vẫn phải dùng, những cơ tay và cơ ngón tay của chúng sẽ bị yếu hơn. Đây là điều mà chúng tôi đang thấy ở rất nhiều trẻ chậm phát triển cơ, suy giảm sức mạnh của cơ bắp ở các khu vực này”.

Các chuyên gia cho biết, vấn đề ở đây là công nghệ còn quá mới và các nhà nghiên cứu không biết tổn thương gì có thể xuất hiện trong dài hạn.

Tiến sĩ Timothy Doran thuộc trung tâm Y Greater Baltimore Medical Centre, phát biểu trên CBS Local: “Sử dụng không giới hạn, cho các bé tự dùng iPad 3 tới 4 tiếng không có sự can thiệp của bố mẹ, đối với tôi thì điều đó có nghĩa là bạn đang đùa cợt với những nguy hiểm gia tăng”.

Các hướng dẫn mới của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (American Academy of Paediatrics) khuyên, không nên cho trẻ em dùng màn hình cảm ứng hơn 2 giờ một ngày.

Họ cũng cho biết, các bé dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình cảm ứng.

Cuối cùng, các hướng dẫn cho rằng tivi, máy tính bảng và máy tính cần phải được giữ xa khỏi các phòng của trẻ.

Nghiên cứu này không phải là lần đầu tiên đưa ra cảnh báo thời gian sử dụng màn hình quá mức có thể gây nguy hại cho sức khỏe của các bé.

Lindsay Marzoli cho biết, việc sử dụng màn hình cảm ứng làm trẻ không phát triển sức mạnh cơ bắp như khi dùng bút viết.

Nghiên cứu được ủy nhiệm bởi trường đại học Abertawe Bro Morgannwg University Health Board đã cho biết, trẻ em đối mặt với đau đớn ở cổ và lưng do dùng máy vi tính, các trò chơi video và smartphone.

Nghiên cứu này đã cho thấy gần ba phần tư các học sinh tiểu học, và hai phần ba học sinh trung học cơ sở, đã báo cáo là bị đau lưng và đau mỏi cổ trong năm ngoái.

Nhà vật lý trị liệu Lorna Taylor cho hay: “Lối sống hiện đại và sự phát triển trong công nghệ đang có những ảnh hưởng bất lợi lên sức khỏe về xương khớp của con cái chúng ta, nếu không được thông báo trong trường học và tại nhà, các ảnh hưởng này sẽ có tác động xa hơn tới con cái của chúng ta, tới thế hệ lao động tương lai và tới xã hội”.

“Đó là điều thiết yếu, chúng ta khuyến khích các thói quen tốt và cung cấp các nguồn lực để trẻ em có thể thoải mái, có thể tập trung, đạt tới toàn bộ tiềm năng của chúng và làm việc, chơi thể thao như chúng lựa chọn, và không bị giới hạn bởi các khuyết tật có thể phòng tránh được và một cuộc sống trong đau đớn”.

Bài viết Trẻ nhỏ dùng màn hình cảm ứng có thể hỏng cơ tay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-nho-dung-man-hinh-cam-ung-co-the-hong-co-tay-4647/feed/ 0
Những việc không nên làm khi trẻ bị hóc xương https://benh.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-khi-tre-bi-hoc-xuong-4030/ https://benh.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-khi-tre-bi-hoc-xuong-4030/#respond Tue, 31 Jan 2023 04:48:15 +0000 http://benh2.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-khi-tre-bi-hoc-xuong-4030/ Trong ăn uống, dù cẩn thận đến bao nhiêu đi nữa thì đôi khi chúng ta vẫn có thể bị hóc. Đặc biệt trẻ từ 2 đến 5 tuổi rất dễ bị hóc xương khi ăn. Nếu bố, mẹ không phát hiện kịp thời tình trạng hóc xương ở trẻ, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: bé đau đớn, không ăn uống được, gây viêm, làm mủ, áp-xe tại chỗ bị đâm... Vậy những biểu hiện khi trẻ bị hóc xương như thế nào? Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương? Chúng ta hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.

Bài viết Những việc không nên làm khi trẻ bị hóc xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong ăn uống, dù cẩn thận đến bao nhiêu đi nữa thì đôi khi chúng ta vẫn có thể bị hóc. Đặc biệt trẻ từ 2 đến 5 tuổi rất dễ bị hóc xương khi ăn. Nếu bố, mẹ không phát hiện kịp thời tình trạng hóc xương ở trẻ, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: bé đau đớn, không ăn uống được, gây viêm, làm mủ, áp-xe tại chỗ bị đâm… Vậy những biểu hiện khi trẻ bị hóc xương như thế nào? Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương?

tre-bi-hoc-xuong-ca

Các biểu hiện khi trẻ bị hóc xương

  • Trẻ đang ăn đột nhiên không chịu nuốt, dù đã dỗ bằng mọi cách.
  • Dãi,  nhớt chảy nhiều từ miệng.
  • Trẻ bị nôn oẹ dữ dội, khóc liên tục.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể chỉ tay vào họng, tự móc họng, kêu đau khi nuốt….

Làm gì khi trẻ bị hóc xương

  • Cho trẻ ngừng ăn ngay lập tức.
  • Bình tĩnh nói với bé há miệng thật to để kiểm tra cổ họng bằng mắt thường hoặc soi đèn pin.
  • Nếu thấy có xương cắm vào hanh nhân khẩu cái, vào màn hầu hay thành sau họng, có thể dùng kẹp y khoa để gắp ra.
  • Tiếp tục theo dõi xem trẻ có thể nuốt nước bọt bình thường hay không.
  • Nếu là trẻ lớn, hỏi chúng còn bị đau và cảm thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.
  • Nếu nghi ngờ xương vẫn còn mắc kẹt trong họng hay trong thực quản, nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời khám và có chỉ định điều trị cụ thể.

Lưu ý: Khi gắp xương cho trẻ cần cẩn thận, động viên trẻ “ không đau đâu, con giỏi lắm..”  để bé không hoảng sợ.

Những điều không được làm khi trẻ hóc xương

  • Tuyệt đối không được dùng ngón tay mò mẫm trong họng trẻ, vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng, thậm chí dẫn đến khó thở cho trẻ.
  • Không ép trẻ uống nước hoặc cho nuốt trọn từng miếng thức ăn to để mong xương rớt ra. Làm như thế rất nguy hiểm vì có thể gây tai biến chết người, nếu xương đâm thủng mạch máu.
  • Không nên khuyến khích trẻ khạc mạnh nhiều lần. Động tác này cũng có khả năng gây tai biến, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Không dùng các mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian như: ngậm và nuốt vỏ cam; ngậm vitamin C; nhét tỏi vào lỗ mũi; nống nước quả trám; uống nước dãi vịt; nuốt cơm…..

Những biện pháp đề phòng trẻ hóc xương

  • Kiểm tra kỹ lưỡng thức ăn để loại trừ xương trước khi cho trẻ ăn.
  • Đối với với trẻ nhỏ, tốt nhất là nên xay, nghiền kỹ thức ăn, nấu lẫn cá hay thịt gia cầm, trước khi cho trẻ ăn.
  • Dạy cho trẻ biết cảnh giác với xương trong khi ăn bằng cách kể cho chúng nghe những câu chuyện liên quan đến sự cố này.

Hậu quả từ cách chữa hóc xương bằng mẹo trong dân gian chưa được kiểm chứng

Một trong những sai lầm của nhiều người là áp dụng các cách chữa mẹo, tự ý xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian trước khi tìm đến các cơ sở y tế. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… là khá rủi ro. Đôi khi, với những loại xương nhỏ, đơn giản, cách làm này có thể chữa khỏi, nhưng nhiều trường hợp việc nuốt các chất hỗ trợ chỉ càng làm xương đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số mẹo chữa hóc xương nhỏ và ở mức độ vừa phải vẫn có thể áp dụng và thực tế cho thấy hiệu quả tương đối tốt. Với những trường hợp bạn biết rằng tình trạng đã nặng và không thể xử lý nhanh tại nhà thì phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Nhân dân 115

Các bệnh viện nhi đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị hóc xương, khi được đưa đến chữa trị thì đã bị phù thanh quản do bố mẹ cố tình móc tay vào miệng trẻ hoặc bắt ép khạc nhiều lần nhằm mong xương rơi ra.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Nhân dân 115, hóc xương có thể gây viêm, làm mủ, thủng động mạch, áp-xe tại chỗ bị đâm vào, gây biến chứng rất nặng, có nguy cơ bị thủng mạch máu. Cũng có những trường hợp xương chui vào lồng ngực làm áp xe trung thất, áp xe màng phổi; mức độ tử vong ở những trường hợp này là rất cao.

Các trường hợp được ghi nhận tại bệnh viện

Trường hợp Bà Hiền, quê Bình Phước chữa hóc xương bằng cách nuốt cơm, nuốt vỏ cam

Hóc xương khi ăn cá nục gai, thay vì đến bệnh viện, bà lại “nghe ai chỉ gì làm nấy”, dùng hết cách này đến mẹo khác nhằm làm trôi xương. Sau khi thử nuốt cơm, nuốt vỏ cam, vỏ bưởi không công hiệu, gia đình bà chạy đi tìm người đẻ ngược để nhờ vuốt, bấm huyệt, rồi chạy chữa thầy lang. Xương không những không trôi xuống bụng như mong muốn mà còn đâm sâu vào vùng họng, khiến bà bị đau nhức dữ dội. Đến ngày thứ ba, khạc ra máu, bà mới lặn lội lên TP HCM để điều trị. “Các bác sĩ kết luận thực quản của tôi bị tổn thương nặng, nếu để lâu thêm thì sẽ rất nguy hiểm”, bà Hiền cho biết.

meo-chua-hoc-xuong-ca

Bà Hà Thị N, 60 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội chữa hóc xương bằng dưa vàng, bẹ chuối tiêu

Bà N đến khoa Thăm dò chức năng, BV Bạch Mai khám trong tình trạng đau nhức toàn bộ 2 bên mang tai, đầu và khu vực họng do bị hóc xương cá. Sau khi bị hóc,  Bà N đã lấy bẹ non của cây chuối tiêu, nhai ngấu nghiến rồi nuốt với hi vọng chiếc xương sẽ mắc vào đó, dùng cả mẹo uống nhiều nước, nuốt dưa vàng …nhưng tình trạng ngày càng nặng thêm.

Kết quả chụp ảnh thực quản cho thấy, tại đoạn 1/3 trên có mảnh xương cá dẹt, to mắc kẹt gây tổn thương thực quản. Sau khi tiến hành nội soi, phải mất một thời gian khá lâu các bác sĩ mới gắp được một mảnh xương cá do mảnh xương có móc nhọn đã bị cắm sâu vào thực quản bệnh nhân. Bác sĩ cho biết, rất may bệnh nhân đã đến BV sớm nếu không để lâu chiếc xương sẽ gây viêm thực quản và việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.

Lời kết

Hóc xương là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi bị hóc xương, tuyệt đối không dùng các mẹo trong dân gian để điều trị  khiến xương càng trôi vào sâu hơn.

Đặc biệt đối với trẻ em hóc xương, cách tốt nhất là đưa ngay trẻ đến bác sỹ khám và xử lý kịp thời, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Bài viết Những việc không nên làm khi trẻ bị hóc xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-viec-khong-nen-lam-khi-tre-bi-hoc-xuong-4030/feed/ 0
Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/ https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/#respond Sun, 15 Jan 2023 02:53:12 +0000 http://benh2.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/ Với tốc độ giảm giá thành của điện thoại thông minh và máy tính bảng đã khiến nhà nhà có máy tính bảng, người người có điện thoại thông minh. Nhiều bé 4, 5 tuổi đã rất rành iPad và nhiều loại điện thoại thông minh như iPhone, Samsung Galaxy... Thậm chí có bé nếu chưa được chơi điện thoại sẽ bứt rứt, khó chịu, không chịu ăn, ngủ.

Bài viết Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bất đắc dĩ nghỉ học ở nhà vì dịch virus Covid 19 khiến cha mẹ phải sử dụng “bảo mẫu bất đắc dĩ”- điện thoại thông minh. Trẻ có thể xem điện thoại cả ngày và rất “ngoan ngoãn” không phiền tới ai. Thậm chí có trẻ nếu chưa được chơi điện thoại sẽ bứt rứt, khó chịu, không chịu ăn, ngủ. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của điện thoại với trẻ. Hậu quả ảnh hưởng lên cả sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ tiếp xúc với điện thoại nếu không muốn trẻ gặp các vấn đề sau đây.

Nằm ở phòng lưu bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) ngày 12-8, vợ chồng chị M., một người cầm điện thoại iPhone bật chương trình game, video đưa vào tầm nhìn của con – bé Ti, khoảng hơn 1 tuổi, người còn lại cầm bình sữa đút vào miệng “dụ” con bú.

“Bảo mẫu” bất đắc dĩ

Trò chuyện với một số ông bố, bà mẹ có trẻ nằm cùng phòng, vợ chồng chị M. tỏ ra tự hào vì “bé mới hơn 1 tuổi nhưng rành điện thoại lắm, lướt điện thoại rất nhanh”. Chị M. kể do bé khó ăn uống nên từ lúc 6 tháng tuổi, chị phải làm đủ trò để cho con tập trung uống sữa, trong đó có việc cho xem trò chơi, video clip trên điện thoại di động. Từ đó đến nay, iPhone giống như “bảo bối” trong việc hỗ trợ chị cho bé ăn uống. Đồng tâm trạng, chị Kim Hoa (Q.3, TP.HCM) có một cậu con trai gần 5 tuổi, cho biết: “Hồi bé 2-3 tuổi, biếng ăn quá nên tôi làm mọi cách để con ăn. Thời đó mới có iPad, tôi mua ngay về cho con chơi. Giờ không có iPad là… con cũng bỏ cơm luôn!”.

Trường hợp bé Nhi, khoảng 4 tuổi, con chị Bình (Q.10, TP.HCM), lại là một điển hình khác. Có mặt tại nhà chị Bình khoảng 18g một ngày đầu tháng 8, chúng tôi thấy bé Nhi đang say sưa quẹt máy tính bảng (iPad). Có người lạ đến nhưng bé Nhi không quay lại mà vẫn vùi đầu vào các trò chơi trên iPad, thậm chí chúng tôi và mẹ bé hỏi chuyện (gọi to, gọi đến 2, 3 lần), bé Nhi cũng không trả lời. Chị Bình cho biết do hai vợ chồng đi làm suốt ngày, lại có thêm con nhỏ phải chăm nên trò chơi chính của bé Nhi sau khi ở trường mầm non về là… điện thoại, máy tính và tivi. “Đây là giải pháp cuối cùng của vợ chồng tôi rồi vì chẳng biết gửi con cho ai nữa. Cô giúp việc bận nấu ăn, trông em bé nhỏ hơn. Ba bé đi làm đến 8-9 giờ tối mới về, tôi về đến nhà cũng một tá việc phải làm” – chị Bình phân trần.

Trẻ được dụ ăn bằng cách cho xem điện thoại thông minh
Bố mẹ cho trẻ xem điện thoại để dỗ trẻ ăn

Mong con “biết nhanh, học giỏi”

Bên cạnh việc cậy nhờ thiết bị số hỗ trợ trong việc chăm con, nhiều phụ huynh cho trẻ chơi iPad, iPhone và các loại điện thoại thông minh khác vì muốn “trẻ sớm làm chủ được công nghệ”. Anh K. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), trưởng phòng công nghệ của một công ty quản lý quỹ, có con chưa đến 5 tuổi, hào hứng khoe: “Bé hơn 4 tuổi nhưng chơi điện thoại còn hơn ba nhé, tải trò này trò kia trên điện thoại, game nào trên điện thoại cũng biết hết trơn, nhiều cái mình không biết nhưng con rành hơn mình nhiều”.

Một người cha khác, anh Vinh (Q.Tân Bình, TP.HCM), thì cho rằng việc cho trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại thông minh là cơ hội tốt cho trẻ học hỏi. Vì thế, anh tải về máy điện thoại Galaxy S8 và iPad rất nhiều trò chơi để giúp con học: “Nhiều game ứng dụng trên iPad, iPhone, smartphone hay lắm, hình ảnh động, âm thanh tốt, trẻ con sẽ học được nhiều từ đó”. Và thế là bé Vy, con anh Vinh, ngày nào cũng “bùm chát” trên máy tính bảng, có lúc lên đến 4-5 giờ/ngày, thậm chí những ngày nghỉ thì liên tục cầm điện thoại.

Tưởng cho con dùng điện thoại để học nhưng các bé dễ bị cuốn vào game, youtube và các kênh giải trí

Tác hại của điện thoại đối với trẻ: Trẻ chậm nói

Trở lại trường hợp bé Nhi, được biết lúc 2 tuổi bé Nhi nói rất tốt. “2 tuổi nhưng bé diễn đạt được những câu dài, rõ nghĩa. Thế mà giờ 4 tuổi bé lại nói lắp bắp, nói điều gì cũng khiến người khác hỏi lại. Có lúc cháu diễn đạt ngược lại vấn đề cần nói. Đã vậy lại nói ngọng nói nghịu”. Theo chị Bình, do bận bịu nên gia đình chị rất thường xuyên cho bé xem tivi, chơi iPad và các loại smartphone. “Có những đêm khuya, để dỗ bé ngủ, chúng tôi vẫn phải cho bé chơi điện thoại. Rất nhiều lần bé trùm chăn chơi điện thoại. Không biết có phải vì bé chơi điện thoại nhiều quá mà đâm ra nói lắp bắp không” – chị Bình chia sẻ. Còn con trai của chị Nguyễn Thị Đức Hạnh (Q.12, TP.HCM), mới 9 tuổi đã bị cận thị nặng: “Lúc cháu 7, 8 tuổi, do không có người trông nên tôi thường để con ở nhà một mình với máy tính và điện thoại cảm ứng. Thằng bé cứ chơi cả ngày như thế (nhất là hè về) nên cận lúc nào không hay”. Người mẹ này còn cho biết mỗi khi chơi điện thoại, con chị hầu như “quên tất cả”, không biết ai ra vào, không để ý đến bất kỳ hoạt động nào xung quanh và thích chơi điện thoại hơn chơi với bạn bè.

ThS.BS Phạm Minh Triết – trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 – cho biết nhiều trẻ lúc nhỏ nói tốt, nhưng khi lớn hơn thì khả năng ngôn ngữ lại kém đi do xem tivi, chơi điện thoại quá nhiều. Đây là tác hại của điện thoại với trẻ phổ biến nhất. Nguyên nhân do “Khả năng tương tác với người khác bị yếu đi, không có nhu cầu nói chuyện và lâu dần bị giảm khả năng ngôn ngữ là điều dễ hiểu” – bác sĩ Triết cảnh báo.

tác hại của điện thoại với trẻ: lệ thuộc

Nguy cơ “sống ảo”

Theo ThS.BS Phạm Minh Triết, iPad, iPhone và những loại điện thoại thông minh hay đồ dùng công nghệ không xấu. Nhưng do lạm dụng mới có những tác động không tích cực lên con người, đặc biệt là trẻ em. Nhiều ông bố, bà mẹ cho con ôm iPad để đút ăn cho nhanh, hậu quả là có những trẻ đến 5, 6 tuổi vẫn phải đút, không tự ăn được. Như vậy là trẻ thiếu thích nghi với môi trường xã hội, không tự lập. Ngoài ra, việc cho trẻ dưới 6 tuổi xem tivi, chơi iPad, iPhone… nhiều sẽ tạo ra một môi trường thiếu kích thích. Một trong những hiểm họa của môi trường thiếu kích thích là trẻ sẽ phát triển khiếm khuyết, có thể về nhận thức, có thể về vận động hoặc ngôn ngữ.

ThS tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Mới, cũng cho rằng iPad, iPhone… có tính hai mặt. Nếu nghiện thiết bị, được những tính năng của nó thu hút, giúp hình thành niềm khao khát khám phá, chinh phục và chế tạo ra nó thì là điều tốt. Tuy nhiên, nếu nghiện thiết bị công nghệ theo hướng nghiện những ứng dụng giải trí, mạng xã hội trên các thiết bị ấy lại là điều cần lo lắng và cần có sự can thiệp sớm để ngăn ngừa hội chứng nghiện game – một dạng nghiện đã để lại quá nhiều hậu quả đáng tiếc – cũng như những hội chứng “sống ảo” khác.

Trẻ tự kỷ vì sử dụng nhiều điện thoại

Hết 6 tháng nghỉ thai sản, các bà mẹ phải quay lại với công việc. Hầu hết các gia đình chọn cách thuê giúp việc hoặc nhờ ông bà trông trẻ. Do thiếu môi trường cho trẻ vận động, vui chơi, trẻ thiếu mẹ lười ăn hay quấy khóc. Người lớn thường cho trẻ xem tivi hoặc video trên youtube để dụ trẻ ăn và chơi. Do thiếu hiểu biết này đã khiến trẻ hình thành thói quen xem điện thoại, lệ thuộc và thiết bị này và hạn chế giao tiếp với xung quanh. Đây là căn nguyên hàng đầu làm gia tăng bệnh tự kỷ ở trẻ, đặc biệt trẻ em thành phố.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ do sử dụng thiết bị điện thoại thường xuyên khi còn rất nhỏ có thể nhận biết sớm như:

  • Trẻ chậm nói, ít giao tiếp với người lớn
  • Trẻ lệ thuộc vào điện thoại, có điện thoại mới chịu ăn
  • Trẻ giảm chú ý, chỉ tập trung vào điện thoại và ăn trong vô thức. Thậm chí, khi trẻ đang xem TV, điện thoại, trẻ dường như không nghe thấy người lớn gọi.

Dưới 2 tuổi không nên cho chơi thiết bị số

Những tác hại của điện thoại đối với trẻ rất nặng nề, thậm chí là đánh đổi bằng cả tương lai của trẻ. ThS.BS Phạm Minh Triết cho biết để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi. “Chơi iPad, iPhone và các thiết công nghệ cũng nên được áp dụng chỉ định như việc xem tivi vậy” – bác sĩ Phạm Minh Triết nhấn mạnh.

Bài viết Tác hại của điện thoại thông minh với trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-hai-cua-dien-thoai-thong-minh-voi-tre-em-4273/feed/ 0
Trẻ ngậm núm vú giả dễ bị chậm nói gấp 3 lần https://benh.vn/tre-ngam-num-vu-gia-de-bi-cham-noi-gap-3-lan-2145/ https://benh.vn/tre-ngam-num-vu-gia-de-bi-cham-noi-gap-3-lan-2145/#respond Tue, 21 May 2019 01:08:25 +0000 http://benh2.vn/tre-ngam-num-vu-gia-de-bi-cham-noi-gap-3-lan-2145/ Mặc đầu công trình còn ở mức sơ bộ, song nhóm khoa học khẳng định ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ nhét núm vú giả cho con thực chất đã "mua" hòa bình và sự yên tĩnh bằng cái giá là sự phát triển của con họ.

Bài viết Trẻ ngậm núm vú giả dễ bị chậm nói gấp 3 lần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc đầu công trình còn ở mức sơ bộ, song nhóm khoa học khẳng định ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các bậc cha mẹ nhét núm vú giả cho con thực chất đã “mua” hòa bình và sự yên tĩnh bằng cái giá là sự phát triển của con họ.

Nhóm khoa học Mỹ và Chile đã tìm hiểu tiền sử mút ngón tay, bú sữa mẹ và sử dụng núm vú giả ở 128 em bé tuổi từ 3 đến 5. Họ cũng sử dụng một bài test ngôn ngữ để kiểm tra xem khả năng nói của các em có bình thường ở lứa tuổi đó hay không.

Tiến sĩ Clarita Barbosa, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington, phát hiện những em mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả ít nhất 3 năm, thì có nguy cơ trục trặc ngôn ngữ cao gấp ba lần.

Nhưng những em được bú mẹ cho đến ít nhất 9 tháng tuổi – và nhờ đó mà không bú bình – thì có tỷ lệ chậm nói ít hơn hẳn.

“Nghiên cứu cho thấy việc mút tay hoặc ngậm núm vú giả kéo dài có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ”, tiến sĩ Barbosa nói. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng cần có thêm nghiên cứu quy mô lớn về vấn đề này.

Benh.vn (Theo Vnexpress)

Bài viết Trẻ ngậm núm vú giả dễ bị chậm nói gấp 3 lần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-ngam-num-vu-gia-de-bi-cham-noi-gap-3-lan-2145/feed/ 0
Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/ https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/#respond Fri, 15 Mar 2019 02:45:00 +0000 https://benh.vn/?p=58615 Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè là giai đoạn bệnh sởi có xu hướng gia tăng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Hiện nay phương pháp an toàn nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Theo khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa được tiêm phòng. Đáng nói là trong số này, có những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Những trường hợp đã xảy ra

Ngày 4/03, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau nhiệt độ cơ thể tăng rất cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân. Ngày 7/03, cháu D.A được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu D.A chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho con tiêm phòng”

Trẻ em đang tiêm chủng vắc xin

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin sai lệch khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc sởi. May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Những đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ < 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây tử vong. Thời gian ủ bệnh thường từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng sau:

  • Sốt cao > 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
  • Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Benh.vn (Theo BV Nhi TW)

Bài viết Phụ huynh “tẩy chay” vắc xin, con trẻ gánh hậu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-huynh-tay-chay-vac-xin-con-tre-ganh-hau-qua-58615/feed/ 0
Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-58271/ https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-58271/#respond Fri, 08 Mar 2019 08:15:26 +0000 https://benh.vn/?p=58271 Trẻ biếng ăn sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng thậm chí tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, mà đôi khi nguyên nhân đấy lại xuất phát từ cha mẹ.

Bài viết Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ biếng ăn sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng thậm chí tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, mà đôi khi nguyên nhân đấy lại xuất phát từ cha mẹ. Cùng Benh.vn tìm hiểu những lý do khiến trẻ biếng ăn.

Thực đơn nhàm chán

Khi thực đơn của trẻ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán thì khẩu vị của bé sẽ chuyển từ ăn ngon sang ngán ngẩm. Đây là một trong những lý do phổ biến khiến cho trẻ biếng ăn.

Món ăn không hợp khẩu vị

Món ăn người lớn thích nhưng chưa hẳn trẻ đã thích. Dù biết rằng thực đơn phải đảm bảo khoa học để bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất nhưng bé lại không đủ khả năng để nhận thức điều đó. Khi không hợp khẩu vị, bé sẽ ăn không ngon miệng thậm chí không ăn. Nếu lúc này tiếp tục thúc ép bé ăn, vô tình việc đó sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn dẫn đến trẻ biếng ăn và sợ hãi việc ăn uống.

Bé cảm thấy không khỏe

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ lười ăn hơn ngày thường đó là do trẻ đang bị bệnh. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến những biểu hiện hàng ngày của bé. Nếu bé có dấu hiệu ho, sổ mũi, sốt nhẹ,… hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Chỉ khi khỏi bệnh, bé mới ăn ngon trở lại.

Bé bị thiếu khoáng chất

Thiếu hụt một số loại khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được bổ sung kịp thời, trẻ biếng ăn trong một thời gian dài sẽ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.

Bé quá hiếu động

Bé quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên nhân thường gặp ở những trẻ biếng ăn. Sự mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh dần sẽ trở thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn.

Bữa phụ quá no

Khi bé ăn vặt quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá no trong bữa chính và trẻ sẽ bỏ bữa. Bên cạnh đó, các món ăn vặt thường tiềm tàng nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Ví dụ như bánh kẹo, snack, khoai tây chiên… là những món ăn chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột, sẽ gây hại về thể chất và sự phát triển trí não của bé. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều những thực phẩm trên sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, táo bón, béo phì, loãng xương và cả các vấn đề về tim mạch.

Thay đổi môi trường sống

Khoảng thời gian khi trẻ bắt đầu đi học, môi trường sống biến đổi khiến bé chưa thể thích nghi, dẫn đến sợ sệt, căng thẳng, bé sẽ cảm thấy không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ

Benh.vn

Bài viết Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-nguyen-nhan-khien-tre-bieng-an-58271/feed/ 0
Có nên dùng nước xương hầm cho trẻ nhỏ https://benh.vn/co-nen-dung-nuoc-xuong-ham-cho-tre-nho-7542/ https://benh.vn/co-nen-dung-nuoc-xuong-ham-cho-tre-nho-7542/#respond Wed, 13 Feb 2019 01:23:13 +0000 http://benh2.vn/co-nen-dung-nuoc-xuong-ham-cho-tre-nho-7542/ Các mẹ muốn hầm các loại xương gà, xương lợn, dùng các loại nước này để nấu bột, nấu cháo cho con với mong muốn tăng chất đạm, chất béo, canxi trong các khẩu phần ăn cho bé.

Bài viết Có nên dùng nước xương hầm cho trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các mẹ chờ đợi gì từ nước xương

Các mẹ muốn hầm các loại xương gà, xương lợn, dùng các loại nước này để nấu bột, nấu cháo cho con với mong muốn tăng chất đạm, chất béo, canxi trong các khẩu phần ăn cho bé.

Từ canxi vô cơ thành hữu cơ

Theo TS Hoàng Kim Thanh, ăn bột, cháo với nước ninh xương sẽ khiến trẻ thiếu nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vi chất dinh dưỡng. Ăn xương không bổ xương như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, ăn như vậy còn có hại bởi: lượng canxi thôi ra từ xương ống rất ít, mà đó cũng là canxi vô cơ – không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Chất béo trong tủy xương ống là chất béo no khiến các cháu ăn vào bị đầy bụng, khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Theo chuyên gia cứ 100ml nước xương cho ta khoảng 0,6g đạm mà yêu cầu của bé là 21g đạm/ngày, cứ 100ml xương hầm có khoảng 33,5mg canxi. Đây là một con số quá ít.

Vấn đề ở tủy xương

Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, tủy xương có thành phần gì gây cản trở khả năng hấp thu canxi vào cơ thể trẻ thì cho đến nay vẫn chưa có chứng cứ khoa học chứng minh. Chỉ có thể phỏng đoán: Trong tủy xương chứa một loại mỡ mà khả năng ống tiêu hóa của trẻ chưa vẹn toàn nên khó tiêu. Vì vậy, ta nên loại bỏ phần mỡ nổi trên. Như vậy, việc sử dụng nước xương hầm sẽ không bị cản trở đến khả năng tiêu hóa nói chung, khả năng hấp thụ canxi nói riêng.

Các chuyên gia khuyên rằng không nên chọn loại xương có tuỷ, trước khi ninh nấu nên nạo bỏ hết tủy xương nếu có vì trong tuỷ đạm thì ít, chất béo thì nhiều và đây là loại chất béo no, rất khó tiêu. Nó ức chế quá trình hấp thụ các chất khác.

Về phốt pho trong xương

Tỷ lệ canxi trong xương cao tron khi phốt pho lại thấp. Tỷ lệ này không cân đối sẽ dẫn đến việc để hấp thụ được canxi cơ thể buộc phải lấy phốt pho từ xương cột sống của bé. Điều này dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương cho bé

Lưu ý

Trong phần cứng của xương có khoáng chất, nhưng trong cá, tôm cũng có các chất khoáng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn thực phẩm đa dạng để bổ sung các chất khoáng chứ không nhất thiết là chỉ tập trung vào nước xương

Người già có bộ máy tiêu hóa yếu, cũng tương tự như trẻ nhỏ, nên gạt bỏ bớt phần béo để không cản trở sự hấp thu canxi. Tiêu hóa chất béo không thỏa đáng có thể làm giảm sự hấp thu canxi. Nguyên nhân có thể là do canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ tạo nên canxi đen, bài tiết ra ngoài theo phân.

Nên dừng ngay việc cho trẻ ăn bột quấy với nước hầm xương bởi ăn như vậy không giúp bổ sung canxi mà còn làm trẻ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Trong nước ninh xương có nhiều chất béo, vì vậy trẻ em không nên ăn.

Lưu ý, khi trẻ đang mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không dùng nước hầm xương. Dù trẻ không có vấn đề về tiêu hóa thì việc dùng nước xương cho trẻ dưới 3 tuổi vận nên thận trọng.

Chỉ khuyên dùng cho nước xương cho trẻ trên 3 tuổi.

Benh.vn

Bài viết Có nên dùng nước xương hầm cho trẻ nhỏ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-dung-nuoc-xuong-ham-cho-tre-nho-7542/feed/ 0
Lợi bất cập hại: Bé 2 tuổi nguy kịch vì bố mẹ bắt ăn chay https://benh.vn/loi-bat-cap-hai-be-2-tuoi-nguy-kich-vi-bo-me-bat-an-chay-8214/ https://benh.vn/loi-bat-cap-hai-be-2-tuoi-nguy-kich-vi-bo-me-bat-an-chay-8214/#respond Wed, 06 Feb 2019 01:36:26 +0000 http://benh2.vn/loi-bat-cap-hai-be-2-tuoi-nguy-kich-vi-bo-me-bat-an-chay-8214/ Theo đánh giá của y học, ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng, lứa tuổi sẽ có những cách ăn chay phù hợp nếu không sẽ dẫn đến thiếu vitamin, dưỡng chất... Cũng vì lý do trên mà một bé gái 2 tuổi người Italy đã phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng nguy kịch.

Bài viết Lợi bất cập hại: Bé 2 tuổi nguy kịch vì bố mẹ bắt ăn chay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo đánh giá của y học, ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng, lứa tuổi sẽ có những cách ăn chay phù hợp nếu không sẽ dẫn đến thiếu vitamin, dưỡng chất… Cũng vì lý do trên mà một bé gái 2 tuổi người Italy đã phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng nguy kịch.

Vừa qua, một bé gái 2 tuổi (người Italy) đã phải nhập viện Istituto Giannina Gaslini trong tình trạng nguy hiểm vì thiếu vitamin trầm trọng, đặc biệt là vitamin B12. Nguyên nhân do bố mẹ bé ăn chay trường nên đã thực hiện chế độ ăn chay khắc nghiệt cho bé dẫn đến suy kiệt. Sau nhiều ngày được chăm sóc đặc biệt, bé đã có dấu hiệu phục hồi.

ăn chay

Sau khi sự việc được báo chí Italy đưa tin, bố mẹ bệnh nhi bị cộng đồng lên án gay gắt. Theo pháp luật của Italy quyền trẻ em được đánh giá rất cao, vì vậy với tội danh trên, nhiều khả năng cha mẹ bé sẽ phải ra hầu tòa trong thời gian tới

Trước sự việc trên, các chuyên gia khuyến cáo ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi không nên áp dụng phương pháp này vì cơ thể bé còn non nớt. Trong trường hợp cho trẻ ăn chay phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để phòng tránh các vấn đề liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin…

Tổng hợp

Bài viết Lợi bất cập hại: Bé 2 tuổi nguy kịch vì bố mẹ bắt ăn chay đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-bat-cap-hai-be-2-tuoi-nguy-kich-vi-bo-me-bat-an-chay-8214/feed/ 0