Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 16 Jun 2020 02:54:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Phòng bệnh và cách xử trí khi bị say nắng, say nóng https://benh.vn/phong-benh-va-xu-tri-say-nang-say-nong-4477/ https://benh.vn/phong-benh-va-xu-tri-say-nang-say-nong-4477/#respond Mon, 15 Jun 2020 14:04:20 +0000 http://benh2.vn/phong-benh-va-xu-tri-say-nang-say-nong-4477/ Bệnh lý thân nhiệt là loại bệnh lý có thể phòng ngừa được trên thế giới, đặc biệt những vùng có nhiệt độ cao. Hai bệnh lý thân nhiệt chính, sốc nhiệt (heat stroke) và lả nhiệt (heat exhaustion).

Bài viết Phòng bệnh và cách xử trí khi bị say nắng, say nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Say nắng, say nóng là hai bệnh lý thân nhiệt thường gặp, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao. Y học chia bệnh lý thân nhiệt thành hai loại chính là sốc nhiệt (heat stroke) và lả nhiệt (heat exhaustion). Hãy cùng tìm hiểu cách phòng bệnh và xử trí bệnh lý thân nhiệt cụ thể là say nắng và say nóng trong những ngày hè.

say-nang-mat-nuoc-1

Say nóng và say nắng là gì ?

Tùy theo biểu hiện của sốc nhiệt mà chia thành say nóng tức sốc nhiệt, và say nắng tức lả nhiệt. Với từng trường hợp, có biện pháp chăm sóc khác nhau vì cơ chế gây bệnh khác nhau.

Khái niệm say nóng và say nắng

Lả nhiệt hay say nóng là bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa thường kèm theo tăng nhiệt độ không khí và/hoặc kèm theo gắng sức thể lực dẫn tới mất muối và nước. Có thể diễn biến thành sốc nhiệt.

Sốc nhiệt hay say nắng (heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường > 40 độ, thường kèm theo đáp ứng viêm hệthống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và tình trạng bí mồ hôi (anhidrosis).

Tại sao mắc bệnh say nóng, say nắng và mức độ phổ biến của bệnh

Tổn thương do nhiệt: Khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng dẫn tới thoái hoá protein. Từ đó gây thiếu máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytoxin viêm. Những trường hợp có nồng độprotein này thấp đều dễ bị tổn thương nhiệt như tuổi cao, mất thích nghi khí hậu hoặc đa gen.

Đáp ứng viêm: Sau khi bị stress nhiệt, sản sinh ra nhiều chất trung gian của đáp ứng viêm nhằm bảo vệ và sửa chữa tổn thương. Những cytokine và interlerkin tạo ra sốt, trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Những sản phẩm trung gian này làm tăng tính thấm thành ruột dẫn tới tạo các nội độc tố. Chúng kết hợp lại làm suy giảm khả năng điều hoà nhiệt và phòng ngừa tụt HA, tăng nhiệt độ.

Dịch tễ: Tỉ lệ tử vong liên quan tới nhiệt tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, phong tục tập quán, tập hành hương. Nguy cơ tử vong tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời gian phơi nhiễm, sự thích nghi khí hậu. Tuổi cao hoặc trẻ sơ sinh nguy cơ cao khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Triệu chứng lâm sàng của say nóng ( lả nhiệt ) và say nắng (sốc nhiệt)

Tiển sử của những người bị say nắng, say nóng có thể là tăng thân nhiệt và hậu quả xảy ra sau khi phơi nhiễm với nhiệt trong đó cơ chế điều hoà nhiệt bị quá tải bởi môi trường nóng và giảm khả năng thải nhiệt.

Triệu chứng của say nóng (Lả nhiệt)

  • Triệu chứng thường không điển hình, đôi khi kín đáo lúc khởi phát, những triệu chứng này giống nhiễm virus, mệt mỏi, yếu cơ, suy nhược.
  • Nôn và buồn nôn, đau đầu và đau cơ, hoa mắt, đau cơ và chuột rút.
  • Thường nhiệt độ> 37 độ, < 40 độ.

Triệu chứng của say nắng (Sốc nhiệt)

  • Có những triệu chứng của lả nhiệt.
  • Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt > 40 độ và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.
  • Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.
  • Bệnh nhân có thể vã mồ hôi, mặc dù ko ra mồ hôi là triệu chứng kinh điển nhưng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn.

bieu-hien-say-nang-say-nong

Biến chứng say nắng, say nóng

  • Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan trừ tuỵ.
  • Tụt huyết áp, phù phổi, suy thận, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu, co giật, suy gan.

Lưu ý khi bị say nắng, say nóng

  • Béo phì, kiệt muối nước, sống một mình, tuổi quá cao hoặc quá nhỏ.
  • Cần chẩn đoán phân biệt say nắng, say nóng với bệnh lý: Viêm não, sốt rét, viêm màng não, nhiễm trùng máu, sốt virus…
  • Các xét nghiệm cần làm khi bị say nắng, say nóng: Xét nghiệm máu, Chụp CT sọ não: Đánh giá phù não và chảy máu não.

Điều trị say nắng, say nóng

Điều trị say nắng và say nóng chủ yếu sơ cứu và xử trí ngoài bệnh viện. Các biện pháp điều trị tập trung vào việc điều hòa lại thân nhiệt cho người bệnh, bổ sung nước và điện giải…

say-nang-o-tre-em-1

Điều trị say nắng, say nóng ngoài bệnh viện

Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan.

Đưa người bệnh ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà lạnh.

Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có nhưng chuyển ngay vào viện nếu nghi ngờ sốc nhiệt:

  • Áp nước ấm trên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi.
  • Áp gói nước đá lên người bn vùng cổ, nách, bẹn.
  • Chuyển người bệnh bằng xe điều hoà hoặc mở cửa sổ.
  • Tất cả người bệnh sốc nhiệt đều phải cho vào viện theo dõi

Phòng ngừa say nắng, say nóng

Mặc quần áo thoáng, dễ bay hơi nước, không hấp thụ nhiệt, hạn chế làm việc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, uống đủ nước và điện giải.

Cẩm nang Truyền thông Y học BV Bạch Mai

Bài viết Phòng bệnh và cách xử trí khi bị say nắng, say nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-benh-va-xu-tri-say-nang-say-nong-4477/feed/ 0
Trời nắng nóng 40 độ người dân chú ý dễ bị say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ https://benh.vn/troi-nang-nong-40-do-nguoi-dan-chu-y-de-bi-say-nang-soc-nhiet-dot-quy-7281/ https://benh.vn/troi-nang-nong-40-do-nguoi-dan-chu-y-de-bi-say-nang-soc-nhiet-dot-quy-7281/#respond Mon, 04 Jul 2016 06:18:05 +0000 http://benh2.vn/troi-nang-nong-40-do-nguoi-dan-chu-y-de-bi-say-nang-soc-nhiet-dot-quy-7281/ Say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ là những nguy cơ thường hay gặp nhất đối với những người lao động khi phải trực tiếp làm việc dưới môi trường nắng nóng. Với nhiệt độ lên cao như hiện nay, những người lao động sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nền nhiệt ngoài trời như: công nhân công trường xây dựng, xe ôm, những người dọn vệ sinh, nông dân …

Bài viết Trời nắng nóng 40 độ người dân chú ý dễ bị say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ là những nguy cơ thường hay gặp nhất đối với những người lao động khi phải trực tiếp làm việc dưới môi trường nắng nóng. Với nhiệt độ lên cao như hiện nay, những người lao động sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nền nhiệt ngoài trời như: công nhân công trường xây dựng, xe ôm, những người dọn vệ sinh, nông dân …

Những người lao động làm việc trực tiếp dưới thời tiết nắng nóng dễ bị say nắng, sốc nhiệt…

Để giúp những người lao động tránh được những tác hại do nắng nóng gây ra, Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng cho cộng đồng và người lao động.

Theo Cục Quản lý Môi trường, vào mùa nắng nóng, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể.

Biểu hiện của say nóng, say nắng

Say nóng

+ Da lạnh, ẩm ướt và tái mét.

+ Vã mồ hôi.

+ Miệng khô.

+ Mệt mỏi, đuối sức.

+ Choáng váng.

+ Nhức đầu.

+ Buồn nôn, thỉnh thoảng nôn.

+ Vọp bẻ.

+ Mạch nhanh và yếu.

Say nắng

+ Sốt cao (39,8 độ C trở lên).

+ Da nóng, khô và đỏ.

+ Không có mồ hôi.

+ Thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu.

+ Đồng tử giãn.

+ Lú lẫn, mê sảng, ảo giác.

+ Co giật.

+ Bất tỉnh.

Phương pháp xử lý

Cần lập tức đưa người say nắng vào chỗ mát và tìm cách hạ thân nhiệt xuống 38 độ C bằng cách: cởi bỏ bớt quần áo, uống oresol hoặc nước lạnh có chút muối, lau người bằng khăn sạch thấm nước mát, nghỉ ngơi nếu thấy các triệu chứng trên nặng lên. Hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Theo Bác sĩ Khoa Hồi sức Cấp cứu cho biết, khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng như: say nắng, say nóng tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp sơ cứu khi chưa có sự can thiệp của nhân viên y tế.

Theo đó, khi phát hiện nạn nhân bị say nắng, sang nóng cần nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 – 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vậnchuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Phòng tránh say nắng, say nóng

Để tránh tác hại do nắng nóng gây ra, các chuyên gia khuyến cáo, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức.

Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc…

Benh.vn

Bài viết Trời nắng nóng 40 độ người dân chú ý dễ bị say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/troi-nang-nong-40-do-nguoi-dan-chu-y-de-bi-say-nang-soc-nhiet-dot-quy-7281/feed/ 0
Nguyên nhân và cách xử trí khẩn khi say nắng, say nóng https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khan-khi-say-nang-say-nong-5241/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khan-khi-say-nang-say-nong-5241/#respond Sat, 27 Jun 2015 05:20:02 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khan-khi-say-nang-say-nong-5241/ Khi mùa hè về hiện tượng say nắng, say nóng rất thường xảy ra và có các biểu hiện như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

Bài viết Nguyên nhân và cách xử trí khẩn khi say nắng, say nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mùa hè về hiện tượng say nắng, say nóng rất thường xảy ra và có các biểu hiện như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,… còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay.

Nguyên nhân

Say nắng:

Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm

Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nóng:

Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể.

Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín…), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)… sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Cần trang bị thiết bị chống nắng khi làm việc ngoài trời nắng để phòng say nắng, say nóng.

Biểu hiện khi bị say nắng, say nóng

Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh…

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút… và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Cách xử trí

Chuyển ngay người say nắng, nóng vào chỗ mát, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh (Ảnh minh họa)

Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:

 Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân:

Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng

Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Nguyên nhân và cách xử trí khẩn khi say nắng, say nóng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khan-khi-say-nang-say-nong-5241/feed/ 0