Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 26 Jun 2023 03:44:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sốc phản vệ khi tiêm, uống thuốc https://benh.vn/soc-phan-ve-khi-tiem-uong-thuoc-4199/ https://benh.vn/soc-phan-ve-khi-tiem-uong-thuoc-4199/#respond Wed, 15 Aug 2018 09:51:39 +0000 http://benh2.vn/soc-phan-ve-khi-tiem-uong-thuoc-4199/ Sốc phản vệ luôn là tai biến gây hoang mang cho không chỉ người nhà bệnh nhân mà còn cho cả các y bác sĩ điều trị. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc.

Bài viết Sốc phản vệ khi tiêm, uống thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đặc điểm của sốc phản vệ

– Xuất hiện 1-2 phút sau khi tiêm thuốc (penicilin, streptomycin, vitamin B2…)      2 điểm

Nếu là thuốc viên thì phản ứng chậm hơn.

– Sốc giảm thể tích máu                                                       2 điểm

– Đỏ da đo giãn mạch                                                           2 điểm

– Ỉa chảy, có thể xuất huyết tiêu hóa                                    1 điểm

– Rối loạn hô hấp: co thắt phế quản, phù thanh quản          1 điểm

– Thường kèm theo ngứa và nổi mề đay                              2 điểm

Xử trí sốc phản vệ

* Các động tác cần làm ngay ở bất kỳ nơi nào

– Tiêm ngay adrenalin 0,3mg vào tĩnh mạch 10-30 phút/lần (tiêm tĩnh mạch đùi) cho đến khi HA lên đến 10

– Prometazin 50mg tiêm bắp

– Có thể tiêm thêm calci clorua 0,50-1g vào tĩnh mạch.

– Buộc ga rô vào gốc chi trên chỗ tiêm thuốc gây sốc phản vệ (ga rô tĩnh mạch)

* Nếu tình trạng vẫn nặng

– Tiêm thêm hydrocortison hemisucinat 100-200mg hoặc prednisolon tiêm tĩnh mạch 30-60mg.

– Truyền dịch, truyền máu nếu có ỉa chảy, xuất huyết tiêu hóa

– Nếu có cơn hen phế quản

  • Nhẹ: cho thở oxy qua ống thông mũi
  • Nặng: đặt ống thông nội khí quản và thở máy IPPV.
  • Hút đờm qua ống thông.
  • Khí dung isoproterenod, orciprenalin hoặc salbutamol trộn với hydrocortison.
  • Mở khí quản ngay nếu có phù nền thanh quản nặng.

Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung

MƯỜI ĐỘNG TÁC CƠ BẢN

1. Sơ cứu chảy máu nếu có

2. Bảo đảm thông khí: thở oxy hoặc đặt ống nội khí quản hút đờm, hô hấp nhân tạo tùy theo từng trường hợp

3. Đo huyết áp lấy mạch.

4. Luồn một ống thông politen vào tĩnh mạch, cố định vào da cẩn thận qua đó:

– Lấy máu để làm bilan sốc

– Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), áp lực mao quản phổi bít (PCWP), cung lượng tim (CO)

– Truyền dịch ngay:

Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn; truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim. Cụ thể: nhanh là truyền 500ml trong 15’ chậm là trong 24h.

5. Ghi điện tim, đặt monitor theo dõi điện tim.

6. Đặt ống thông bàng quang, lấy nước tiểu làm bilan sốc, theo dõi lượng nước tiểu từng giờ.

7. Lấy nhiệt độ, nếu sốt phải cấy máu ngay, cấy 3 lần cách nhau 1 giờ.

8. Chụp phổi tại giường.

9. Theo dõi tính chất, khối lượng phân. Nếu có ỉa chảy lấy phân soi tươi tìm amip, cấy phân.

10. Tìm và xử lý nguyên nhân gây sốc.

MƯỜI BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỐC

Hồi phục thể tích máu

Các dung dịch natri clorua 0,9%, natri bicarbonat 1,4% nâng thể tích tuần hoàn lên bằng ¼ lượng dịch truyền. Dung dịch glucose 5% nâng thể tích tuần hoàn lên 1/10 số lượng dịch truyền.

Truyền máu ngay khi có mất máu. Tỷ lệ truyền máu bằng 1/3 số lượng máu đã mất. Thể tích máu còn lại được bù bằng NaCl 0,9%, glucose 5%, dextran hoặc huyết tương.

Tuyệt đối không dùng glucose 30%, 20% để nâng huyết áp. Glucose ưu trương chỉ dùng trong nuôi dưỡng.

Tốc độ truyền: trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn truyền nhanh sao cho huyết áp lên quá 9cmHg sau 1-3 giờ là cùng. Khi truyền nhanh nên theo dõi CVP hoặc CO. Nếu nghi ngờ có suy tim, suy thận làm test truyền 200ml dung dịch NaCl 0,9% trong 15 phút, nếu CVP không tăng lên quá 3cm H2O có thể tiếp tục truyền nhanh.

– Theo dõi:

+ Nhịp tim, huyết áp, CVP, nhịp thở

+ Nghe tim (tìm tiếng ngựa phi), tìm tĩnh mạch cổ nổi

+ Nghe phổi: tim rên ẩm

Nếu có dấu hiệu bất thường phải ngừng truyền hoặc truyền chậm lại, cho thuốc trợ tim và lợi tiểu.

Bảo đảm thông khí

– Thở oxy mũi nếu không có tổn thương phổi.

– Đặt ống nội khí quản, hút đờm, hô hấp nhân tạo điều khiển với oxy 50% nếu có suy hô hấp cấp.

Các thuốc co mạch

Noradrenalin còn có tác dụng trong một số nguyên nhân thần kinh, nhiễm độc, dị ứng. Nhưng không nên lạm dụng: chỉ dùng trong 6 giờ đầu, nếu không đỡ phải ngừng ngay.

Adrenalin có tác dụng tuyệt đối trong sốc dị ứng.

– 2/3mg tiêm bắp, 1/3 mg tiêm tĩnh mạch

– Tiêm lại tĩnh mạch 1/3mg mười phút một lần đến khi HA lên đến 10 (hòa với 10ml nước cất)

– Có thể bơm 0,3mg adrenaline (hòa với 10 ml nước cất) qua ống nội khí quản.

Các thuốc giãn tĩnh mạch

– Isoprenalin (Isuprel, Novodrin), Orciprenalin (Alupent) có tác dụng làm giãn cơ trơn trước và sau mao mạch.

– Trong sốc giảm thể tích máu: chỉ dùng khi đã hồi phục thể tích máu đầy đủ, huyết áp vẫn không lên, CVP tăng quá cao trên 10cm H2O.

– Trong sốc do tim và sốc nhiễm khuẩn: có thể dùng ngay nhưng thường làm mạch nhanh nên người ta ưa dùng dopamin hơn.

Cách dùng: Isuprel 1-2mg trong 500ml dung dịch glucose 5% nhỏ giọt tĩnh mạch. Bọc lọ dung dịch bằng giấy đen. Truyền trong 6 giờ (30 giọt/phút).

Nếu mạch nhanh quá 120 lần/phút phải truyền chậm lại và ngừng hẳn nếu sau đó vài phút mạch vẫn nhanh.

– Dopamin: truyền tĩnh mạch 3-5 mcg/kg/phút, tác dụng giống như Isuprel nhưng ít gây nhịp nhanh hơn.

Corticosteroid:Có chỉ định trong sốc phản vệ, không chỉ định trong sốc giảm thể tích máu.

Chỉ định không rõ ràng (tác dụng không được chứng minh) trong sốc nhiễm khuẩn, sốt rét ác tính.

Cách dùng trong sốc phản vệ: Methylprednisolon 30mg/6 giờ (hay các thuốc tương đương) tiêm tĩnh mạch. Chỉ định tốt nhất khi sốc có kèm theo co thắt phế quản. Nhưng chỉ tác dụng sau 1-2 giờ.

Trợ tim

– Digital chỉ dùng khi có sốc do tim dọa phù phổi cấp do truyền dịch nhiều hoặc do suy tim, do loạn nhịp nhĩ.

Cách dùng: digoxin 0,4-0,8 tiêm tĩnh mạch.

– Glucagon: 5-13mg tiêm tĩnh mạch sau có thể truyền tĩnh mạch.

Tác dụng tốt trong các loại sốc, kể cả sốc do ngộ độc digital

– Dobutamin hiện nay là thuốc được ưa dùng nhất. Có chỉ định trong sốc do tim (suy tim)

Cách dùng: 5-10mcg/kg/phút, truyền tĩnh mạch theo dõi nhịp tim.

Xử trí toan huyết, vô niệu

Chỉ điều chỉnh khi pH máu dưới 7,2.

Thường dùng:

– Dung dịch natri bicarbonat 1,4% trong sốc giảm thể tích máu, dung dịch 8,4% trong sốc do tim.

Khi có vô niệu phải làm chẩn đoán loại trừ:

– Vô niệu do suy thận chức năng trong sốc giảm thể tích máu, có thể truyền dịch thêm (do CVP).

– Vô niệu do suy thận thự tổn trong sốc nhiễm khuẩn, hạn chế truyền dịch, dụng furosemid.

Xử trí các rối loạn đông máu

– Chống nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch các chi: heparin 5000 đơn vị tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần, nhiều ngày.

– Chống CIVD: heparin 5000 đơn vị dưới da ngày 2 lần. Có thể tiêm tĩnh mạch lúc đầu, sau đó truyền tĩnh mạch trong 12 giờ rồi ngừng.

– Chống tiêu sợi huyết: acidepsilon aminocaproic EACA 4-8g tĩnh mạch hoặc fibrinogen 1g tĩnh mạch ngày nhiều lần.

Kháng sinh (phải truyền tĩnh mạch)

* Kháng sinh dự phòng:

– Ampicilin 1-2g/12 giờ

– hoặc Penicilin 1 triệu đơn vị/12 giờ

* Điều trị:

– Nếu không có kháng sinh đồ: Ampicilin + Gentamycin

– Nếu không có những kháng sinh trên: Chloramphenicol Ciproflonxacin (nếu sốc nhiễm khuẩn đường tiết niệu).

Xử trí nguyên nhân gây sốc

Có tính chất quyết định hiệu quả của hồi sức

– Xử trí loạn nhịp tim

– Chọc tháo màng ngoài tim

– Dẫn lưu ổ mủ, ổ nhiễm khuẩn.

Benh.vn (theo capcuu noikhoa)

Bài viết Sốc phản vệ khi tiêm, uống thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/soc-phan-ve-khi-tiem-uong-thuoc-4199/feed/ 0
Hướng dẫn phòng, xử trí sốc phản vệ https://benh.vn/huong-dan-phong-xu-tri-soc-phan-ve-4228/ https://benh.vn/huong-dan-phong-xu-tri-soc-phan-ve-4228/#respond Wed, 25 Jul 2018 03:52:16 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-phong-xu-tri-soc-phan-ve-4228/ Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút. Nó tác động xấu đến rất nhiều hệ thống cơ quan của người bệnh cùng một lúc, kết quả do sự giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil

Bài viết Hướng dẫn phòng, xử trí sốc phản vệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút. Nó tác động xấu đến rất nhiều hệ thống cơ quan của người bệnh cùng một lúc, kết quả do sự giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil… Rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây sốc phản vệ, thường gặp nhất là các loại thuốc, thức ăn, hóa chất và nọc côn trùng…

Ước tính khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần sốc phản vệ trong đời, riêng Châu Âu là 4-5 trường hợp Sốc phản vệ/10.000 dân, ở Mỹ những năm gần đây là 58.9 trường hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ ước tính là 1%. Trong lĩnh vực y tế, tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong dù được đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào, thường gặp nhất là các kháng sinh nhóm bêta lactam, thuốc chống viêm giảm đau, vacxin, huyết thanh, thuốc cản quang có iod và một số thuốc gây tê, gây mê…. Tỷ lệ sốc phản vệ của các loại thuốc là 37/100.000 liều dùng và tỷ lệ tử vong là 1-2/100.000 liều điều trị.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Nguyên nhân gây sốc phản vệ:

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. Thuốc nào cũng có thể gây dị ứng, song hay gặp là các thuốc kháng sinh: nhất là kháng sinh họ bêta lactam (penicillin, ampicillin, amoxycilin…), các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, mofen, indomethacin; các thuốc chống co giật, các vitamin, các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan; thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain thiopental; thuốc cản quang có iod: visotrat; các hormon: isuline, ACTH, vasopressin, các loại vacxin, huyết thanh: vacxin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh kháng bạch cẩu, uốn ván, các thuốc khác: visceralgin, aminazin, paracetamol. Efferalgan-codein…

Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ

– Thức ăn: có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây Sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tép, tôm, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, soài, lạc, đậu nành, chất phụ gia….

Triệu chứng

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện cảm giác khác thường (bồn chôn, hốt hoảng, sợ hãi..) tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan:

– Rét run

– Da, niêm mạc: mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke, da tái lạnh, vã mồ hôi.

– Tim mạch: mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt hoặc không đo được.

– Hô hấp: khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở.

– Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ

– Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.

– Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

Chẩn đoán:

Khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

* Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong vài phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc và ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau

– Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít, giảm PEF, giảm oxy máu)

– Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA như ngất, đái ỉa không tự chủ.

* Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vòng vài phút- vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với thuốc

– Biểu hiện ở da, niêm mạc

– Các triệu chứng hô hấp

– Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA

– Các triệu chứng tiêu hóa kéo dài (nôn, đau bụng do co thắt)

* Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người bệnh đã từng bị dị ứng.

– Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu  hoặt tụt HA tâm thu so với tuổi

– Người lớn: HA tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu.

Xử lý sốc phản vệ

* Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)

– Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, ủ ấm, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng nếu có nôn

– Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ phải dùng ngay lập tức, dung dịch 1/1000, ống 1ml = 1mg, tiêm bắp ở mặt trước bên đùi, liều như sau:

  • 0,2 – 0,5ml (1/5 – 1/2 ống) ở người lớn
  • 0,01mg/kg ở trẻ em, không quá 0,3mg (ống 1ml (1mg) + 9ml nước cất = 10ml) sau đó tiêm 0,1ml/kg.

Có thể tiêm bắp nhắc lại 3 lần với khoảng cách < 5 phút, nếu sau mỗi lần tiêm bắp mà chưa thoát sốc. Có thể dùng bơm tiêm adrenalin tự động định liều chuẩn (epipen, pencit liều 0,3mg cho người lớn và 0,15mg cho trẻ em, tiêm ở mặt trước bên đùi.

Nếu tình trạng sốc không được cải thiện sau 3 lần tiêm bắp, thiết lập ngay đường truyền adrenline tĩnh mạch, liều khởi đầu 0,1µ/kg/phút (khoảng 0,3mg/giờ ở người lớn, điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, đến liều tối đa 2-3mg/giờ cho người lớn. Tốt nhất nên truyền qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch, có thể dùng nhỏ giọt tĩnh mạch.

* Các phương pháp và thuốc khác

– Thở oxy 6-8 L/phút

– Bóp bóng Ambu có oxy

– Salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100mcg 2-4 nhát, 4-5 lần trong ngày hoặc terbutaline 0,5mg, 1 ống tiêm dưới da ở người lớn và 0,2 ml/10 kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6-8 giờ nếu không đỡ khó thở.

– methylprednisolone 1-2mg/kg/4 giờ hoặc hydrocortisone hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch. Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần)

– Natriclorua 0,9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em

Diphenhydramine 25mg hoặc dimedrol 10mg 2 ống tiêm bắp hay tĩnh mạch.

– Cimetidine 300mg 2 ống hoặc ranitidine 50mg 1 ống hoặc famotidine 40mg 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm.

– Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa, đặc biệt trong giờ đầu.

– Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

– Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. Mở khí quản nếu có phù thanh môn.

Chú ý:

– Theo dõi bệnh nhân ít nhất 72 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.

– Điều dưỡng có thể sử dụng adrenaline dưới da theo phác đồ khi y, bác sĩ không có mặt.

Dự phòng sốc phản vệ

Để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, tử vong do sốc phản vệ gây ra, các thầy thuốc và các cơ sở y tế cần thực hiện một số yêu cầu sau:

– Khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh, lưu ý các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm, mẩn ngứa, phù Quincke, tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt…

– Thầy thuốc khai thác kỹ tiền sử dị ứng, ghi vào bệnh án hoặc sổ khám bệnh những thông tin khai thác được về tiền sử dị ứng của người bệnh. Khi phát hiện người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với một loại thuốc hoặc dị nguyên, thầy thuốc phải cấp cho người bệnh phiếu theo dõi dị ứng ghi rõ các thuốc và dị nguyên gây dị ứng, nhắc người bệnh đưa phiếu này cho thầy thuốc mỗi khi khám chữa bệnh.

– Với tất cả các loại thuốc, nên dùng đường uống nếu có thể. Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không thể uống thuốc, đường uống kém hiệu quả hoặc không có thuốc dùng đường uống.

– Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng và sốc phản vệ cho người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Hướng dẫn phòng, xử trí sốc phản vệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-phong-xu-tri-soc-phan-ve-4228/feed/ 0
Sốc phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt https://benh.vn/soc-phan-ve-trong-mot-so-truong-hop-dac-biet-4556/ https://benh.vn/soc-phan-ve-trong-mot-so-truong-hop-dac-biet-4556/#respond Mon, 19 Mar 2018 05:05:53 +0000 http://benh2.vn/soc-phan-ve-trong-mot-so-truong-hop-dac-biet-4556/ Chẩn đoán sốc phản vệ trong quá trình gây tê, gây mê, hậu phẫu thường gặp nhiều khó khăn do người bệnh trong tình trạng mất ý thức, các biểu hiện ngoài da ít gặp và có thể chỉ biểu hiện trụy tim mạch.

Bài viết Sốc phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Sốc phản vệ trên phụ nữ có thai

– Sốc phản vệ xảy ra trên phụ nữ mang thai gây nguy cơ tử vong, thiếu oxy cho cả mẹ và thai nhi

– Xử trí: giống phác đồ cung điều trị sốc phản vệ nhưng phải:

  • Phải thở oxy ngay
  • Theo dõi sát độ bão hòa oxy máu mẹ, huyết áp, nhịp tim và chức năng tim, tim thai

2. Sốc phản vệ ở trẻ ≤ 2 tuổi

– Chẩn đoán: Sốc phản vệ ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết. Nhiều trường hợp, các dấu hiệu của sốc phản vệ tương đối giống các biểu hiện hàng ngày của trẻ: quấy khóc, khó chịu, sợ hãi, đỏ da,xung huyết, phù mạch, nôn trớ, tăng tiết đờm dãi, khò khè, khó thở, tím tái, vã mồ hôi, tụt huyết áp.

– Điều trị: giống phác đồ chung.

3. Sốc phản vệ ở người già

– Sốc phản vệ trên người già nguy cơ tử vong cao hơn do thường kèm bệnh phối hợp, đặc biệt là bệnh tim mạch.

– Điều trị giống phác đồ chung

– Không có chống chỉ định tuyệt đối khi dùng adrenalin trên những người bệnh này, tuy nhiên nên cân nhắc lợi ích – nguy cơ khi dùng.

4. Sốc phản vệ trên người đang dùng thuốc chẹn thụ thể Beta

– Đáp ứng của những người bệnh này với adrenalin thường kém, làm tăng nguy cơ tử vong.

– Điều trị: Như phác đồ chung xử trí sốc phản vệ, cần theo dõi sát huyết áp chặt chẽ hơn.

  • Thuốc giãn phế quản: nếu cường beta 2 đáp ứng kém, dùng thêm kháng cholinergic: ipratropium đường hít (0,5mg khí dung hoặc 2 nhát Atrovent xịt x 3 lần/giờ)
  • Xem xét dùng Glucagon khi không có đáp ứng với adrenalin.

5. Sốc phản vệ trong quá trình gây tê – gây mê

– Chẩn đoán sốc phản vệ trong quá trình gây tê, gây mê, hậu phẫu thường gặp nhiều khó khăn do người bệnh trong tình trạng mất ý thức, các biểu hiện ngoài da ít gặp và có thể chỉ biểu hiện trụy tim mạch. Các thuốc giãn cơ là nguyên nhân thường gặp nhất.

– Điều trị: như phác đồ điều trị chung.

6. Sốc phản vệ do gắng sức

– Là dạng sốc phản vệ xuất hiện sau hoạt động gắng sức.

– Triệu chứng điển hình: người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, nóng bừng, đỏ da, ngứa ngày, mày đay, có thể phù mạch, khò khè, tắc nghẽn đường hô hấp trên, trụy mạch. Một số người bệnh thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức có kèm thêm các yếu tố đồng kích thích khác: thức ăn, NSAIDs, rượu, phấn hoa.

– Người bệnh cần phải ngừng vận động ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Người bệnh nên mang theo adrenalin (tốt nhất là bơm tiêm tự động định liều). Điều trị theo phác đồ chung.

– Cần khám chuyên khoa Dị ứng để sàng lọc nguyên nhân.

7. Sốc phản vệ vô căn

– Khi xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ mà không xác định được nguyên nhân.

– Điều trị tương tự phác đồ điều trị sốc phản vệ chung

– Có thể điều trị dự phòng: những người bệnh thường xuyên xuất hiện các đợt sốc phản vệ ( > 6 lần/năm hoặc > 2 lần/2 tháng)

8. Sốc phản vệ do thuốc cản quang

– Gặp nhiều ở nhóm áp lực thẩm thấu cao và ion hóa theo cơ chế anaphylactoid là chủ yếu. Yếu tố nguy cơ: TS sốc với RCM, HPQ, bệnh TM, beta blokers

– Điều trị như phác đồ chung

– Có thể dự phòng SPV bằng corticoid và kháng histamin, khuyến cáo dùng non – ionic RCM.

Benh.vn

Bài viết Sốc phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/soc-phan-ve-trong-mot-so-truong-hop-dac-biet-4556/feed/ 0
Phác đồ chẩn đoán, điều trị và dự phòng sốc phản vệ của Bệnh viện Bạch Mai https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-soc-phan-ve-cua-benh-vien-bach-mai-4555/ https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-soc-phan-ve-cua-benh-vien-bach-mai-4555/#respond Thu, 14 Dec 2017 05:05:52 +0000 http://benh2.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-soc-phan-ve-cua-benh-vien-bach-mai-4555/ Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nó tác động xấu cùng một lúc đến hầu hết hệ thống cơ quan người bệnh, giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…

Bài viết Phác đồ chẩn đoán, điều trị và dự phòng sốc phản vệ của Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nó tác động xấu cùng một lúc đến hầu hết hệ thống cơ quan người bệnh, giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…

sốc phản vệ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất, nọc côn trùng …) thuốc là nguyên nhân rất thường gặp. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

Tỷ lệ mắc sốc phản vệ châu Âu là 4-5 trường hợp/10.000 dân,ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân. Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê song sốc phản vệ do thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, gặp ở mọi nơi, các bệnh viện và cơ sở y tế,… nhiều trường hợp đã tử vong.

Thuốc điều trị sốc phản vệ chủ yếu là adrenalin. Tiên lượng phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng sớm và đủ liều adrenalin cho người bệnh.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán sốc phản vệ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

1. Xuất hiện đột ngột (trong vài phút đến vài giờ) các triệu chứng ở da, niêm mạc (ban đỏ, ngứa, phù môi – lưỡi – vùng hầu họng) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:

  • Triệu chứng hô hấp (khó thở, khò khè, ho, giảm oxy máu)
  • Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA: ngất, đái ỉa không tự chủ.

2. Xuất hiện đột ngột (vài phút – vài giờ) 2 trong 4 triệu chứng sau đây khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác:

  • Các triệu chứng ở da, niêm mạc
  • Các triệu chứng hô hấp
  • Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA.
  • Các triệu chứng tiêu hóa liên tục (nôn, đau bụng)

3. Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người bệnh đã từng bị dị ứng.

  • Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt HA tâm thu so với tuổi.
  • Người lớn: HA tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu.

XỬ TRÍ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ

Nguyên tắc: khẩn cấp, tại chỗ, dùng ngay Adrenalin

Xử trí cấp cứu: đồng thời, linh hoạt

1. Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên: theo mọi đường vào cơ thể.

2. Dùng ngay adrenalin: adrenalin là thuốc quan trọng nhất không có chống chỉ định tuyệt đối trong cấp cứu sốc phản vệ.

– Adrenalin tiêm bắp ngay:

  • Liều khởi đầu, dung dịch adrenalin 1/1.000 tiêm bắp ở mặt trước bên đùi 0,5 – 1 ống 1mg/1ml ở người lớn. Ở trẻ em liều dùng 0,01 ml/kg, tối đa không quá 0,3 ống tiêm bắp/lần: trẻ từ 6-12 tuổi. Trẻ dưới 6 tuổi: 0,15ml/lần.
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 5-15 phút/lần (có thể sớm hơn 5 phút nếu cần), cho đến khi huyết áp trở lại bình thường (Huyết áp tâm thu > 90mmHg ở trẻ em lớn hơn 12 tuổi và người lớn; > 70mmHg + (2 x tuổi) ở trểm 1-12 tuổi; > 70mmHg ở trẻ em 1-12 tháng tuổi)

– Adrenalin truyền tĩnh mạch, nếu tình trạng huyết động vẫn không cải thiện sau 3 lần tiêm bắp adrenalin (có thể sau liều tiêm bắp adrenalin thứ hai). Truyền adrenalin tĩnh mạch, liều khởi đầu: 0,1 µ/kg/phút (khoảng 0,3mg/giờ ở người lớn), điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2 đến liều tối đa 2-4mg/giờ cho người lớn.

– Nếu không có máy truyền dịch thì dùng adrenalin như sau: Adrenalin (1mg/ml) 2 ống + 500ml dd glucose 5% (dung dịch adrenalin 4 µg/ml). Tốc độ truyền với liều adrenalin 0,11 µ/kg/phút theo hướng dẫn sau:

Cân nặng (kg) Tốc độ truyền Cân nặng

(kg)

Tốc độ truyền
60ml/giờ Giọt/phút ml/giờ Giọt/phút
6 9 3 40 60 20
10 15 5 50 75 25
20 30 10 60 90 30
30 45 15 70 105 45

– Nếu không đặt được truyền adrenalin tĩnh mạch có thể dùng dung dịch adrenalin 1/10.000 (pha loãng 1/10) tiêm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp với liều 0,1ml/kg/lần, tối đa 5ml ở người lớn và 3ml ở trẻ em.

3. Đảm bảo tuần hoàn, hô hấp

– Ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng Ambucos oxy nếu ngừng tuần hoàn.

– Mở khí quản ngay nếu có phù nề thanh môn (da xanh tím, thở rít).

4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao.

5. Thở oxy 6-8 lít/ phút cho người lớn, 1-5 lít/phút cho trẻ em.

6. Thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch riêng: dung dịch truyền tốt nhất trong cấp cứu sốc phản vệ là dung dịch Natriclorua 0,9%, truyền 1-2 lít ở người lớn, 500ml ở trẻ em trong 1 giờ đầu.

7. Gọi hỗ trợ hoặc hội chẩn Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực (nếu cần).

8. Các thuốc khác

– Dimedrol 10mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 ống ở người lớn, 1 ống ở trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ. Cách dùng khác (theo tuổi):

  • Người lớn: Dimedrol 10mg x 2 ống
  • 6 tuổi – 12 tuổi: Dimedrol 10mg x 01 ống
  • Trẻ em < 6 tuổi: Dimedrol 10mg x ½ ống

– So lu – Medrol (Methylrednisolon) lọ 40 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 lọ ở người lớn, 1 lọ ở trẻ em, có thể tiêm nhắc lại mỗi 4-6 giờ. Cách dùng khác (theo tuổi)

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 2 ống 40mg
  • Trẻ em 6 tuổi – 12 tuổi: 01 ống (40mg)
  • Trẻ em 6 tháng – 6 tuổi: ½ ống (20mg)
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: ¼ ống (10mg)

Chú ý:

  • Điều dưỡng có thể sử dụng adrenalin tiêm bắp theo phác đồ khi bác sĩ không có mặt.
  • Tùy theo điều kiện và chuyên khoa mà sử dụng các thuốc và phương tiện cấp cứu hỗ trợ khác.

Theo dõi điều trị

– Trong giai đoạn sốc: liên tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, tri giác và thể tích nước tiểu cho đến khi ổn định.

– Người bệnh sốc phản vệ cần được theo dõi ở bệnh viện đến 72 giờ sau khi huyết động ổn định.

DỰ PHÒNG SỐC PHẢN VỆ

1. Hộp thuốc chống sốc phản vệ phải đảm bảo có sẵn tại các phòng khác, buồng điều trị, xe tiêm và mọi nơi có dùng thuốc.

2. Thầy thuốc, y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh cần nắm vững kiến thức và thực hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ.

3. Phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc và tiền sử dị ứng của người bệnh trước khi kê đơn hoặc dùng thuốc(ghi vào bệnh án hoặc sổ khám bệnh).

4. Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ dùng đường tiêm khi không có thuốc hoặc người bệnh không thể dùng thuốc đường khác.

5. Trường hợp đặc biệt cần dùng lại các thuốc đã gây dị ứng,vì là thuốc đặc hiệu không có thuốc thay thế thì cần hội chẩn chuyên khoa Dị ứng để đánh giá tình trạng dị ứng hoặc giảm mẫn cảm nhanh

6. Thầy thuốc phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi khi đã xác định được thuốc hay dị nguyên gây dị ứng, nhắc nhở người bệnh mang theo thẻ này mỗi khi đi khám, chữa bệnh.

7. Cần tiến hành test da trước khi tiêm thuốc, vaccin nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc, cơ địa dị ứng, nguy cơ mẫn cảm chéo… việc thử test da phải theo đúng quy định kỹ thuật, phải có sẵn các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ. Nếu kết quả test da (lẩy da hoặc trong da) dương tính thì lựa chọn thuốc thay thế.

8. Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ cần được trang bị kiến thức dự phòng sốc phản vệ và cách sử dụng bơm tiêm adrenalin tự động định liều nếu có.

9. Đối với thuốc cản quang có thể điều trị dự phòng bằng gluccorticoid và kháng histamin.

10. Liệu pháp miễn dịch là biện pháp hiệu quả trong dự phòng sốc phản vệ do dị ứng côn trùng và nọc độc.

Trung tâm miễn dịch dị ứng lâm sàng – BV Bạch Mai.

Bài viết Phác đồ chẩn đoán, điều trị và dự phòng sốc phản vệ của Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phac-do-chan-doan-dieu-tri-va-du-phong-soc-phan-ve-cua-benh-vien-bach-mai-4555/feed/ 0
Dị ứng thuốc và cách xử trí https://benh.vn/di-ung-thuoc-va-cach-xu-tri-1872/ https://benh.vn/di-ung-thuoc-va-cach-xu-tri-1872/#respond Fri, 04 Aug 2017 04:03:19 +0000 http://benh2.vn/di-ung-thuoc-va-cach-xu-tri-1872/ Dị ứng hóa chất là phản ứng có hại do mẫn cảm trước với một hóa chất hoặc với một chất có cấu trúc tương tự chất đã dùng trước. Tìm hiểu cách xử trí

Bài viết Dị ứng thuốc và cách xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị ứng thuốc là một trường hợp khá phổ biến cùng tìm hiểu cách xử trí 

 I/ Phản ứng dị ứng

Dị ứng hóa chất là một phản ứng có hại do mẫn cảm trước với một hóa chất riêng biệt hoặc với một chất có cấu trúc tương tự như chất đã dùng trước. Những phản ứng dị ứng như thế đều qua trung gian hệ thống miễn dịch. Các thuật ngữ quá mẫn và dị ứng thuốc thường được dùng để mô tả những phản ứng và triệu chứng dị ứng khác nhau đó.

Với một hóa chất có trọng lượng phân tử thấp thí dụ như một thuốc gây phản ứng dị ứng, thuốc này hoặc chất chuyển hóa của nó thường đóng vai trò như một hapten, phải kết hợp với một protein lớn hơn để tạo thành một phức hợp kháng nguyên. Những kháng nguyên này gây tổng hợp kháng thể, thường sau một thời kỳ tiềm ẩn ít nhất 1 hoặc 2 tuần. Sự tiếp xúc sau đó của cơ thể với hóa chất dẫn đến một tương tác kháng nguyên – kháng thể, gây ra những biểu hiện điển hình của dị ứng. Các mối liên quan đáp ứng – liều thường không rõ ràng để gây phản ứng dị ứng.

Các đáp ứng dị ứng được chia thành 4 typ, dựa trên cơ chế miễn dịch tham gia (Coombs và Gell, 1975).

– Typ I, hoặc phản vệ

Là những phản ứng ở người qua trung gian kháng thể IgE. Ðoạn Fc của IgE có thể gắn với thụ thể trên các dưỡng bào (mast cell) và bạch cầu ưa bazơ. Nếu đoạn gắn kháng nguyên (Fab) của phân tử kháng thể sau đó gắn với kháng nguyên, nhiều chất trung gian khác nhau được phóng thích (histamin, leukotrien, prostaglandin). Chúng gây giãn mạch, phù và đáp ứng viêm.

Các đích chủ yếu của typ phản ứng này là đường tiêu hóa (dị ứng thực phẩm), da (mày đay và viêm da atopi), hệ thống hô hấp (viêm mũi và hen) và hệ mạch (sốc phản vệ). Những đáp ứng này có chiều hướng xảy ra nhanh sau khi có sự tiếp xúc với một kháng nguyên mà cá nhân đã được mẫn cảm, và được gọi là phản ứng quá mẫn tức thì.

– Typ II, hoặc tiêu tế bào

Là những phản ứng qua trung gian cả với kháng thể IgG và IgM, thường được cho là do chúng có khả năng hoạt hóa hệ thống bổ thể. Các mô đích chủ yếu đối với các phản ứng tiêu tế bào là các tế bào trong hệ tuần hoàn. Thí dụ về đáp ứng dị ứng typ II bao gồm thiếu máu tan máu do penicilin, thiếu máu tan máu tự miễn do methyldopa, xuất huyết giảm tiểu cầu do quinidin, giảm bạch cầu hạt do sulfonamid, luput ban đỏ toàn thân do hydralazin hoặc procainamid. Rất may mắn là những phản ứng tự miễn với thuốc này thường dịu đi trong vòng nhiều tháng sau khi loại bỏ tác nhân gây bệnh.

– Typ III

Là những phản ứng chủ yếu qua trung gian IgG; cơ chế bao gồm sự sinh phức hợp kháng nguyên kháng thể, sau đó gắn với bổ thể. Các phức hợp lắng đọng trên nội mô mạch, tại đó xảy ra một đáp ứng viêm gây phá hủy, được gọi là bệnh huyết thanh. Hiện tượng này tương phản với phản ứng typ II, trong đó đáp ứng viêm được gây ra bởi kháng thể hướng vào chống lại kháng nguyên của mô. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh huyết thanh bao gồm ban da, mày đay, đau khớp hoặc viêm khớp, bệnh hạch bạch huyết và sốt. Những phản ứng này thường kéo dài 6 đến 12 ngày sau đó giảm bớt sau khi tác nhân gây bệnh bị loại bỏ. Nhiều thuốc, thí dụ sulfonamid, penicilin, một số thuốc chống co giật, và các iodid, có thể gây bệnh huyết thanh. Hội chứng Stevens – Johnson, như do sulfonamid gây ra, là một thể rất nặng của viêm mạch miễn dịch. Các triệu chứng của phản ứng này gồm ban đỏ đa dạng, viêm khớp, viêm thận, bất thường của hệ thần kinh trung ương và viêm cơ tim.

Các phản ứng typ IV

Được gọi là phản ứng quá mẫn chậm, qua trung gian tế bào lympho T mẫn cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên, một phản ứng viêm được tạo ra do có sự sản xuất cytokin/lymphokin dẫn đến sự dồn tới của bạch cầu trung tính và đại thực bào tiếp sau đó. Một thí dụ của quá mẫn chậm typ IV là viêm da tiếp xúc.

 II/ Xử trí sốc phản vệ

– Phản ứng phản vệ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng nặng, rất dễ gây tử vong, cần phải điều trị đúng và nhanh. Cần tập huấn thấu đáo, thường xuyên, cho mọi cán bộ y tế lâm sàng để biết xử lý đúng.

Phản vệ có thể do côn trùng đốt, động vật cắn, một số thức ăn (trứng, cá, sữa bò, lạc), một số hóa chất, khói, một số thuốc thường gây phản vệ (sản phẩm máu, vaccin, kháng sinh, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác, chế phẩm sắt tiêm, heparin và các thuốc chẹn thần kinh cơ). Người có tạng dị ứng đặc biệt dễ có nguy cơ phản ứng phản vệ.

Phản vệ có thể xuất hiện rất nhanh trong vài phút (sốc phản vệ cần phải điều trị cấp cứu) nhưng cũng có thể xảy ra muộn, đôi khi 1 ngày sau điều trị. Người bệnh cảm thấy khó chịu, lồng ngực như bị “ép”, có thể ngứa, hoặc phù nề, nguy hiểm nhất nếu phù thanh quản gây cản trở hô hấp đe dọa tính mạng, co thắt phế quản gây cơn hen.

– Sốc phản vệ

Xử trí: Trước hết tiêm adrenalin, tiêm bắp dung dịch 1/1000 hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch 1/10 000 theo liều nói ở mục thuốc cấp cứu. Nếu người bệnh đang dùng thuốc chẹn beta, thay adrenalin bằng salbutamol 0,25 mg tĩnh mạch. Ðồng thời phải bảo đảm thông khí.

Ðể đầu thấp và kê cao chân. Thở oxygen.

Hồi sức tim mạch nếu ngừng tim. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat.

Hydrocortison 200 mg tiêm tĩnh mạch.

Thuốc kháng histamin (clorpheniramin tĩnh mạch chậm, hoặc promethazin tĩnh mạch chậm). Ðiều trị khác: truyền dịch tĩnh mạch chống giảm thể tích máu.

Aminophylin tĩnh mạch chậm (nếu trước đó chưa dùng theophylin uống).

Nếu có phù nề đường thở, có thể xịt adrenalin thẳng vào chỗ sưng phồng.

– Cách dùng một số thuốc cấp cứu trong sốc phản vệ

+ Adrenalin (epinephrin).

Chỉ định: Sốc phản vệ, phù mạch, hồi sức tim mạch.

Thận trọng: Tăng năng giáp, đái tháo đường, thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, người cao tuổi.

Tương tác: Người bị phản vệ nặng đang dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc đối với tim có thể không đáp ứng với adrenalin, lúc đó cần tiêm tĩnh mạch salbutamol 0,25 mg.

Người đang dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng dễ bị tác dụng không mong muốn loạn nhịp tim, do đó phải dùng adrenalin liều thấp hơn nhiều liều thông thường.

Các tương tác khác: Xem các thuốc giống giao cảm.

Tác dụng không mong muốn: Lo hãi, run, nhịp nhanh, loạn nhịp, lạnh đầu chi, tăng huyết áp (nguy cơ xuất huyết não) phù phổi (quá liều hoặc nhạy cảm), buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, yếu cơ, choáng váng.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Adrenalin tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da trong sốc phản vệ. Tiêm tĩnh mạch chỉ dành cho trường hợp tối cấp.

Liều dùng: Adrenalin 1 mg/ml (dung dịch 1/1000).

Liều adrenalin tiêm bắp lặp lại cách nhau 10 phút, tùy theo huyết áp và mạch cho tới khi đỡ. Chỉ tiêm tĩnh mạch khi bệnh rất nặng, hoặc nghi ngờ hấp thu chậm khi tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch chậm với liều 500 microgam (5 ml dung dịch 1/10.000) với tốc độ 100 microgam (1 ml dung dịch 1/10.000) mỗi phút, ngừng khi đã đạt kết quả mong muốn. Trẻ em có thể cho liều 10 microgam/kg (0,1 ml dung dịch 1/10 000) tiêm tĩnh mạch trong vài phút. Cần chú ý dùng đúng nồng độ. Trong bộ cấp cứu, 2 loại dung dịch này phải để riêng rẽ, ghi rõ để tránh nhầm lẫn.

+ Thuốc kháng histamin

Chỉ định: dị ứng mũi (viêm mũi dị ứng theo mùa), viêm mũi vận mạch, giảm chảy nước mũi và hắt hơi, ngăn ngừa mày đay, ngứa, dị ứng thuốc. Tiêm clorpheniramin hoặc promethazin phụ thêm với adrenalin trong điều trị cấp cứu phản vệ và phù mạch.

Các thuốc khác nhau về thời gian tác dụng và tỷ lệ tác dụng không mong muốn (buồn ngủ và tác dụng kháng muscarin). Phần lớn tác dụng ngắn, trừ promethazin (tới 12 giờ).Tất cả đều gây buồn ngủ (promethazin, alimemazin, dimenhydrinat) nhưng clorpheniramin, cyclizin và mequitazin ít gây buồn ngủ hơn. Thuốc mới (acrivastin, astemizol, cetirizin, loratadin và terfenadin) ít gây buồn ngủ và tổn thương tâm thần vận động hơn do ít qua hàng rào máu – não.

Trong cấp cứu, clorpheniramin tiêm tĩnh mạch liều 10 – 20 mg, tiêm sau khi đã tiêm adrenalin hoặc promethazin tĩnh mạch liều 15 mg.

Glucocorticoid

Có giá trị vừa phải trong điều trị cấp phản vệ (tác dụng chậm) nhưng bao giờ cũng phải tiêm, càng sớm càng tốt ngay sau khi tiêm adrenalin để ngăn chặn tình trạng xấu hơn.

Hydrocortison natri succinat tiêm tĩnh mạch liều 100 – 300 mg.

Trong hen: hydrocortison tĩnh mạch 100 – 200 mg hoặc betametazon 4 – 8 mg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, hoặc betametazon viên 0,5 mg, 12 viên pha vào 1 cốc nước, uống 1 lần.

Aminophylin (theophylamin) (23 mg/ml): Liều nạp 0, 25 mg/kg >liều đầu tiên thích hợp 10 mg tĩnh mạch chậm (1 mg/phút) chia làm 2 lần, tiêm cách nhau vài phút (tiêm 5 mg đầu, sau đó chờ khoảng 5 – 10 phút và kiểm tra nhịp tim, sau đó cho tiếp 5 mg sau). Nếu biết bệnh nhân đã uống theophylin, liều nạp phải dưới một nửa liều nạp nói trên.

Salbutamol tiêm tĩnh mạch 0,25 mg.

Bài viết Dị ứng thuốc và cách xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/di-ung-thuoc-va-cach-xu-tri-1872/feed/ 0
Công bố nguyên nhân khiến 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê https://benh.vn/cong-bo-nguyen-nhan-khien-2-benh-nhan-tu-vong-sau-gay-me-9138/ https://benh.vn/cong-bo-nguyen-nhan-khien-2-benh-nhan-tu-vong-sau-gay-me-9138/#respond Mon, 06 Mar 2017 07:01:56 +0000 http://benh2.vn/cong-bo-nguyen-nhan-khien-2-benh-nhan-tu-vong-sau-gay-me-9138/ Ngày 21/2, Sở Y tế Hà Nội đã công bố kết luận buổi họp Hội đồng chuyên môn liên quan đến 2 trường hợp bệnh nhân tử vong sau gây mê tại Bệnh viện Trí Đức (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào ngày 25/12/2016.

Bài viết Công bố nguyên nhân khiến 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày 21/2, Sở Y tế Hà Nội đã công bố kết luận buổi họp Hội đồng chuyên môn liên quan đến 2 trường hợp bệnh nhân tử vong sau gây mê tại Bệnh viện Trí Đức (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào ngày 25/12/2016.

Được biết, buổi họp diễn ra trong 3,5 giờ sáng 17/2. Hội đồng chuyên môn gồm 9 thành viên: Phía Sở Y tế có bà Trần Thị Nhị Hà, Phó GĐ Sở, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế cùng các chuyên gia đầu ngành như: GS.TS Nguyễn Quốc Kính, Giám đốc TT Gây mê hồi sức, BV Việt Đức; TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai; TS Vũ Hoàng Phương, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV Xanh Pôn…

Kết luận nguyên nhân gây ra sự việc đáng buồn

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và các ý kiến thảo luận của các thành viên, Hội đồng chuyên môn kết luận quy trình gây mê và sử dụng thuốc gây mê phù hợp quy định Bộ Y tế.

Hai bệnh nhân tử vong ở Bệnh viện Trí Đức do sốc phản vệ mức độ nặng.

Theo đó, bệnh nhân được khám trước gây mê, lâm sàng và cận lâm sàng, monitoring phù hợp trong phòng mổ, các thuốc dùng đủ, đúng liều, đúng loại theo trình tự cho cả 2 trường hợp, bệnh nhân được bóp bóng khi khởi mê và cấp cứu.

Các thuốc được sử dụng cho 2 người bệnh có trong danh mục thuốc của Bộ Y tế, được Việt Nam và thế giới sử dụng rộng rãi trong gây mê. Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn cho biết thêm, bất cứ thuốc nào cũng đều có tác dụng không mong muốn và có nguy cơ gây sốc phản vệ.

Xử trí khi bệnh nhân bị sốc

Ngay sau khi phát hiện bệnh nhân có diễn biến nặng, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu kịp thời, xử trí ngay bằng các biện pháp cấp cứu như thuốc, đặt ống nội khí quản, thở oxy, sử dụng tiêm và truyền adrenalin là đúng theo cấp cứu hướng xử lý sốc phản vệ. Quyết định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là đúng.

“Chẩn đoán nguyên nhân cho thấy bệnh nhân suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp trong quá trình khởi mê, nghĩ nhiều đến sốc phản vệ mức độ nặng (phù hợp với kết quả giải phẫu)”, Hội đồng chuyên môn kết luận.

Qua kết quả giải phẫu, Hội đồng chuyên môn cho rằng chưa đủ thông tin lý giải tình trạng suy hô hấp cấp nổi trội hơn suy tuần hoàn ở cả 2 trường hợp trên. Ngoài ra quy trình mua bán thuốc, cấp phát thuốc, bảo quản thuốc chưa có đủ thông tin, do đó Hội đồng chuyên môn không có đủ cơ sở để kết luận.

Bài học rút ra từ thiếu sót trên

Về thiếu sót của bệnh viện, hội đồng cho rằng cần đảm bảo an toàn vận chuyển người bệnh cấp cứu và cần có máy chống rung tim trong phòng phẫu thuật.

Trước đó, khoảng 10 giờ sáng ngày 25/12 tại Bệnh viện Trí Đức đã xảy ra hai ca sốc phản vệ sau khi gây mê, cả hai bệnh nhân đều ở Hà Nội. Nam bệnh nhân Hoàng Văn T. nhập viện để cắt amidan, còn nữ bệnh nhân Quách Thị Mai P. nhập viện để phẫu thuật tuyến giáp. Ngay sau khi sự việc xảy ra Bệnh viện Trí Đức đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau đó.

Benh.vn (Theo Khám phá)

Bài viết Công bố nguyên nhân khiến 2 bệnh nhân tử vong sau gây mê đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cong-bo-nguyen-nhan-khien-2-benh-nhan-tu-vong-sau-gay-me-9138/feed/ 0
Phú Thọ: Cứu sống cháu bé bị sốc sau khi tiêm vắc xin https://benh.vn/phu-tho-cuu-song-chau-be-bi-soc-sau-khi-tiem-vac-xin-7951/ https://benh.vn/phu-tho-cuu-song-chau-be-bi-soc-sau-khi-tiem-vac-xin-7951/#respond Wed, 06 Apr 2016 06:31:16 +0000 http://benh2.vn/phu-tho-cuu-song-chau-be-bi-soc-sau-khi-tiem-vac-xin-7951/ Việt Nam thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến tiêm vắc xin cho trẻ, bởi vậy không ít bà mẹ đã chọn giải pháp an toàn là không cho con tiêm chủng theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị sốc thuốc, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý ngay tránh tử vong...

Bài viết Phú Thọ: Cứu sống cháu bé bị sốc sau khi tiêm vắc xin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việt Nam thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến tiêm vắc xin cho trẻ, bởi vậy không ít bà mẹ đã chọn giải pháp an toàn là không cho con tiêm chủng theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị sốc thuốc, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý ngay tránh tử vong…

Vào khoảng 7h30phút ngày 21/2/2016, bé Trang được gia đình đưa đến Trạm Y tế phường Nông Trang theo lịch tiêm chủng thường xuyên. Tại đây, trẻ được Y sỹ Quách Văn Lương khám phân loại và chỉ định tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 3 và uống vắc xin ngừa bại liệt lần 3.

Phản ứng xảy ra sau khi bé về nhà

Sau khi tiêm phòng cháu bé đã được theo dõi 30 phút tại trung tâm theo quy định và không ghi nhận phản ứng phụ sau tiêm. Sau đó, bé được mẹ đưa về nhà lúc 9h.

Tuy nhiên, khi gia đình cho ăn bột (sau khi tiêm khoảng 1 tiếng) thì bé bắt đầu có biểu hiện nôn, tím tái, co giật. Ngay lập tức, gia đình đã đưa cháu đến Trạm Y tế phường Nông Trang và tiếp tục đưa vào Khoa nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ, 11h trưa cùng ngày,bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương và được hồi sức tích cực.

Các bác sĩ đã cấp cứu thành công

Tại viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chuẩn đoán: TD sốc phản vệ sau tiêm phòng Quinvaxem mũi 3 suy đa tạng và được xử trí: thở máy, điều trị sốc, lọc máu liên tục, cân bằng nước điện giải, kháng histamine…Hiện, bé Trang đã tỉnh báo, ăn được và hết sốt, nhiều khả năng cuối tuần sẽ ra viện.

Được biết, đây là trường hợp đầu tiên của Phú Thọ (từ năm 2010) trẻ bị sốc khi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Tổng hợp

Bài viết Phú Thọ: Cứu sống cháu bé bị sốc sau khi tiêm vắc xin đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phu-tho-cuu-song-chau-be-bi-soc-sau-khi-tiem-vac-xin-7951/feed/ 0
Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai https://benh.vn/phac-do-cap-cuu-ban-dau-soc-phan-ve-theo-cac-muc-do-cua-khoa-hoi-suc-tich-cuc-benh-vien-bach-mai-2-5236/ https://benh.vn/phac-do-cap-cuu-ban-dau-soc-phan-ve-theo-cac-muc-do-cua-khoa-hoi-suc-tich-cuc-benh-vien-bach-mai-2-5236/#respond Sun, 05 Jul 2015 05:19:56 +0000 http://benh2.vn/phac-do-cap-cuu-ban-dau-soc-phan-ve-theo-cac-muc-do-cua-khoa-hoi-suc-tich-cuc-benh-vien-bach-mai-2-5236/ Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai

1.     Cấp cứu ban đầu phản vệ

Ngừng tiếp xúc với dị nguyên ngay lập tức

2.     Mức độ nhẹ:

–       Biểu hiện: Mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, phù da niêm mạc tại chỗ

–       Xử trí:

Thở oxy kính 3 -4 lít/phút

Methylpresnisolon 80mg tiêm tĩnh mạch

Dimedrol 1ống 10mg, tiêmbắp

Gọi người giúp đỡ

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, SpO2, mày đay ngứa trong 24h

3.    Nặng:

–       Biểu hiện: Khỏi thở, thở rít, giọng khàn

Lo lắng, vật vã hoặc nôn mửa, tiêu chảy

Phù nhanh toàn thân

Huyết áp chưa tụt hoặc tăng

–       Xử trí: Adrenalin 1mg tiêm bắp ½ ống

Thở oxy qua mask 6lít/phút

Gọi người giúp đỡ

4.     Nguy kịch

– Biểu hiện: Tụt huyết áp, khó thở tăng, nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm

Giảm hoặc mất ý thức

–       Xử trí: Adrenalin 1mg, 1 ống tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (nếu có đường truyền)

Thở oxy qua mask 8-10 lít / phút

5.     Trong lúc chờ đợi giúp đỡ nếu vẫn truỵ mạch sẽ xử trí tiếp:

–      Adrenalin 1mg 1 ống tiêm tĩnh mạch nếu đã có sẵn đường truyền hoặc tiêm vào tĩnh mạch bẹn nếu chưa kịp lấy đường truyền cho đến khi bắt được mạch quay

–       Đặt đường truyền tĩnh mạch: truyền adrenalin liên tục, điều chỉnh liều mỗi 2-3 phút cho đến khi mạch quay bắt rõ thì truyền duy trì, liều phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân

–       Truyền nhanh Natriclorua 0,9% 0,5-1 lít

–       Nếu có ngừng tuần hoàn: Cấp cứu ngừng từng hoàn theo phác đồ

–      Đảm bảo hô hấp: đặt nội khí quản nếu có chỉ định hoặc mở khí quản cấp cứu nếu có phù thanh môn nặng

–       Methylprednisolon 40mg tiêm tĩnh mạch 4 – 6 tiếng. Dimedrol 1 ống 10mg tiêm bắp

Theo dõi liên tục ý thức, mạch, huyết áp, nhiệt độ, SpO2.

Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Phác đồ cấp cứu ban đầu sốc phản vệ theo các mức độ của khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phac-do-cap-cuu-ban-dau-soc-phan-ve-theo-cac-muc-do-cua-khoa-hoi-suc-tich-cuc-benh-vien-bach-mai-2-5236/feed/ 0