Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 24 Dec 2020 08:03:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Sỏi thận, sỏi tiết niệu, biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị https://benh.vn/soi-than-soi-tiet-nieu-bieu-hien-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-76297/ https://benh.vn/soi-than-soi-tiet-nieu-bieu-hien-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-76297/#respond Sun, 27 Dec 2020 05:02:15 +0000 https://benh.vn/?p=76297 Sỏi thận, sỏi tiết niệu là một trong các bệnh lý đường tiết niệu thường gặp. Sau đây benh.vn sẽ giới thiệu rõ cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.

Bài viết Sỏi thận, sỏi tiết niệu, biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sỏi thận, sỏi tiết niệu là một trong các bệnh lý đường tiết niệu thường gặp. Sau đây benh.vn sẽ giới thiệu rõ cho bạn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.

Có thể bạn đã từng trải qua cảm giác đau quặn thắt vùng hố sườn thắt lưng. Những cơn đau quặn thắt thường xảy đến khi bạn vận động mạnh. Hay bạn thường xuyên bị đau âm ỉ và khó chịu vùng thắt lưng. Hãy cùng benh.vn đọc bài viết này xem liệu mình có đang bị sỏi tiết niệu hay không nhé.

Tổng quan về hệ tiết niệu và bệnh sỏi tiết niệu

Hệ tiết niệu là gì, gồm những bộ phận nào? Bệnh sỏi tiết niệu là gì? Căn bệnh này có phổ biến ở Việt Nam hay không và có bao nhiêu dạng sỏi tiết niệu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu

Hệ tiết niệu trong cơ thể và vai trò

he-tiet-nieu-benh-than-tiet-nieu
Hệ tiết niệu trong cơ thể người
  • Hệ tiết niệu bao gồm hai trái thận, hai niệu quản, niệu đạo, bàng quang, và tuyến tiền liệt. Các bộ phận này được liên hệ với nhau mật thiết về chức năng sinh lý cho cơ thể và cấu trúc sinh lý.
  • Hệ tiết niệu giúp cho cơ thể loại bỏ các chất hòa tan, nước không cần thiết ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu. Dịch thể sẽ được đi qua hệ tiết niệu, lọc hấp thu lại các chất cần thiết và đưa các chất dư thừa loại ra ngoài.
  • Khi cơ thể có sỏi tiết niệu sẽ dẫn tới đau tức khó chịu. Lâu dài sỏi tiết niệu ảnh hưởng lớn tới chức năng của hệ tiết niệu và hơn nữa là ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể, gây ra các bệnh lý, biến chứng nghiêm trọng.

Định nghĩa sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu (Urinary Calculi, Urolithiasis, Nephrolithiasis) là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí nào thì sẽ được gọi tên theo vị trí giải phẫu tương ứng. Ví dụ như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu

soi-than-soi-tiet-nieu
Sỏi tiết niệu là bệnh lý hệ tiết niệu có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm
  • Trên thế giới tỷ lệ dân số mắc bệnh sỏi tiết niệu chiếm 2 – 12% dân số. Đây không hề là một con số nhỏ chút nào phải không?
  • Người ta còn gọi vùng có tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu cao là “vùng sỏi” và không may thay Việt Nam lại là một nước nằm trong “vùng sỏi” này.
  • Theo các nghiên cứu chỉ ra những người da đen ở châu Mỹ có tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu thấp hơn, còn dân số ở các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan hay Việt Nam thì tỷ lệ này lại cao hơn
  • Tỷ lệ người dân mắc sỏi tiết niệu liên quan tới các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, môi trường địa lý hay thói quen ăn uống khá nhiều. Tuy nhiên mức độ liên quan này chưa được chỉ ra chính xác
  • Một nghiên cứu đã chỉ ra tại Việt Nam, có đến 40 – 60% tổng số bệnh nhân điều trị trong các khoa tiết niệu trên các bệnh viện là do bệnh sỏi tiết niệu. Đây là một con số thật đáng lưu tâm
  • Trong số những bệnh nhân nhập viện do bệnh sỏi tiết niệu thì tỷ lệ các bệnh sỏi lần lượt là: Sỏi thận chiếm khoảng 40%; sỏi niệu quản chiếm khoảng 28%; sỏi bàng quang chiếm khoảng 26% và sỏi niệu đạo chiếm khoảng 4%.

Phân loại sỏi tiết niệu

Có rất nhiều cách phân loại bệnh sỏi tiết niệu, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn hai cách phân loại phổ biến thường được sử dụng.

Phân loại theo thành phần hóa học

vien-soi-than-benh-soi-tiet-nieu
Hình ảnh sỏi thận trong bệnh sỏi tiết niệu

-Sỏi có calci

  • Calci phosphat.
  • Calci oxalat.

-Sỏi không có calci

  • Sỏi urat.
  • Cystin.
  • Struvit.

Phân loại theo vị trí

-Sỏi thận chiếm tỷ lệ 40% trong các trường hợp mắc sỏi tiết niệu. Sỏi thận bao gồm:

  • Sỏi bể thận.
  • Sỏi đài thận.
  • Sỏi đài bể thận.
  • Sỏi san hô.
  • Sỏi bán san hô.

-Sỏi niệu quản chiếm tỷ lệ 28% trong các trường hợp mắc sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản còn có thể phân chia thành:

  • Sỏi niệu quản 1/3 trên.
  • Sỏi niệu quản 1/3 giữa.
  • Sỏi niệu quản 1/3 dưới.

-Sỏi bàng quang chiếm 26%trong các trường hợp mắc sỏi tiết niệu.

-Sỏi niệu đạo chiếm 4% trong các trường hợp mắc sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây ra sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên nhân và các yếu tố phức tạp kết hợp gây ra. Trong thực tế còn các nguyên nhân tạo thành sỏi vẫn chưa được biết tới đầy đủ.

Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Quá trình sỏi hình thành

  • Sỏi được hình thành từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Trong điều kiện nhất định, các muối khoáng kết tinh thành một nhân nhỏ. Nhân nhỏ này theo thời gian sẽ dần dần lớn lên thành sỏi lớn.
  • Điều kiện hình thành sỏi thường là khi cơ thể có những rối loạn về sinh lý bệnh và các điều kiện thuận lợi khác.
  • Khi sỏi hình thành trong đường tiết niệu sẽ gây đau, nhất là khi sỏi di chuyển. Không chỉ thế sỏi còn có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, ứ nước, ứ mủ và có thể gây ra suy thận.

Nguyên nhân gây sỏi có Calci

Đa số trường hợp gây ra sỏi có calci là do nước tiểu bão hòa muối calci.

cuong-tuyen-can-giap-gay-soi-tiet-nieu
Cường tuyến cận giáp có thể gây sỏi tiết niệu
  • Có nhiều nguyên nhân làm tăng calci niệu trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là cường tuyến cận giáp trạng. Cường tuyến giáp trạng là tình trạng ruột của bạn tăng hấp thu calci, cơ thể tăng lấy xương từ xương và tăng tái hấp thu calci ở ống thận thay vì thải ra ngoài. Do đó nồng độ calci trong máu tăng lên dẫn tới nồng độ calci niệu tăng theo.
  • Tuy nhiên vẫn có trường hợp bệnh nhân có calci niệu cao nhưng không kèm theo calci máu tăng.

Nước tiểu bão hòa oxalat cũng là nguyên nhân gây sỏi có calci.

  • Do thức ăn chứa nhiều oxalat: đậu bắp, tỏi tây, rau bina, củ cải, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng,…
  • Rối loạn chuyển hóa oxalat ở gan làm cơ thể tăng bài xuất acid oxalic và acid gluconic vì thế chúng tạo ra oxalat trong nước tiểu.

Giảm citrat niệu khiến việc giảm kết tinh muối calci bị ảnh hưởng làm tăng kết tinh muối calci trong nước tiểu thành sỏi. Giảm citrat xảy ra khi

  • Máu nhiễm toan.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Hạ Kali máu.

Các yếu tố thuận lợi gây sỏi tiết niệu

  • Giảm lưu lượng nước tiểu: Do thói quen ít uống nước.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là yếu tố thuận lợi hình thành sỏi. Không những thế đây là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu nặng hơn tạo vòng lặp bệnh lý càng nặng lên.
  • Dị dạng đường tiết niệu: Do bẩm sinh, tai nạn,…
  • Yếu tố di truyền.

Triệu chứng bệnh sỏi tiết niệu

Nhiều trường hợp mắc bệnh sỏi tiết niệu không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ phát hiện tình cờ khi khám tổng thể hoặc khi siêu âm vùng bụng cho bệnh lý khác.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sỏi tiết niệu

-Bệnh nhân có tiền sử đái ra sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần. Bệnh nhân đái buốt, đái dắt, đái nước tiểu đục.

dau-quan-than-do-soi-tiet-nieu
Đau quặn thận do bệnh sỏi tiết niệu

-Đau vùng hố sườn – lưng 1 hoặc cả 2 bên, đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khiến cho bệnh nhân đi thăm khám tại bệnh viện. Có hai mức độ đau

  • Đau cấp tính: Cơn đau quặn thận xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau khi bệnh nhân vận động mạnh. Đau dữ dội theo từng cơn đi từ hố sườn lưng đi xuống dưới, khi bệnh nhân thay đổi tư thế vẫn rất đau. Khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn cơ hoặc nghỉ ngơi thì đau giảm.
  • Đau mạn tính: Bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề đau tức ở khu vực thắt lưng một hoặc cả hai bên. Trường hợp này ta thường thấy ở các bệnh nhân có sỏi thận nhưng không bít tắc hoàn toàn.

-Đau điểm niệu quản: Cơn đau từ điểm niệu quản xuyên xuống dưới hoặc xuyên ra hông, lưng.

-Đái máu đại thể – tức là có thể nhìn thấy bằng mắt thường màu như nước rửa thịt.

Triệu chứng cận lâm sàng bệnh sỏi tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu

Để dự đoán loại sỏi mắc phải cần xét nghiệm nước tiểu để định lượng calci, acid uric niệu, tìm cặn oxalat, cặn phosphat

Dự đoán biến chứng:

  • Protein niệu (+) là có viêm thận, bể thận.
  • Vi khuẩn (+) hoặc nhiều bạch cầu đa nhân thoái hóa trong nước tiểu là có nhiễm khuẩn tiết niệu.

X-quang

  • Chụp thận có cản quang nhằm khu trú vị trí sỏi, thấy sự thay đổi hình ảnh thận.
  • Chụp thận ngược dòng để tìm sỏi.

Siêu âm

  • Đánh giá kích thước số lượng, vị trí sỏi trên đường tiết niệu.

Phân tích sỏi

  • Phân tích sỏi để biết thành phần sỏi, giúp ích trong lựa chọn thuốc điều trị và đưa ra các biện pháp dự phòng tái phát.

Biến chứng của sỏi tiết niệu

Sỏi thận và niệu quản nếu không được phát hiện kịp thời, qua thời gian dài tích tụ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sỏi tiết niệu gây biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu

bien-chung-do-soi-than
Các biến chứng do bệnh sỏi thận sỏi tiết niệu gây ra
  • Tình trạng tắc nghẽn do sỏi gây rối loạn hoạt động sinh lý của thận sẽ dẫn tới viên bể thận, viêm khe thận.
  • Nhiễm trùng kết hợp với ứ đọng niệu do tắc nghẽn dẫn tới tình trạng thận ứ mủ hoặc hư mủ thận. Thậm chí nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm

Bệnh sỏi tiết niệu gây biến chứng giãn đài bể thận và ứ niệu

  • Sỏi thận kích thước ngày càng lớn, chúng cản trở đường bài xuất nước tiểu, chèn ép gây ứ trệ đường niệu trên. Do ứ trệ lâu dài, đài bể thận bị giãn, ứ nước càng tăng thì bể thận càng giãn dẫn tới nhu mô thận cũng bị chèn ép.
  • Khi bị chèn ép lâu dài chức năng thận bị suy yếu và dần dần dẫn tới mất chức năng thận.

Bệnh sỏi tiết niệu gây biến chứng viêm khe thận mạn tính

  • Tình trạng viêm khe thận kéo dài mạn tính do sỏi thận dẫn tới teo thận và dẫn tới huyết áp cao.

Bệnh sỏi tiết niệu gây biến chứng suy thận

  • Đây là biến chứng nặng nề thường gặp trong sỏi cả hai bên thận.
  • Với các đặc điểm của dạng sỏi khác nhau và thời gian phát hiện xử lý, biến chứng có thể là suy thận mạn tính hoặc suy thận cấp tính.

Điều trị và dự phòng bệnh sỏi tiết niệu

Chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sỏi tiết niệu. Các nguyên tắc chung, và điều trị cụ thể cho từng trường hợp bị sỏi tiết niệu như thế nào.

Nguyên tắc chung trong điều trị và dự phòng sỏi tiết niệu

uong-nhieu-nuoc-phong-soi-tiet-nieu
Uống nhiều nước để phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu
  • Uống nhiều nước mỗi ngày và tăng vận động là biện pháp đơn giản dễ dàng nhất giúp cho những viên sỏi nhỏ và vừa có thể đi ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Các biện pháp can thiệp lấy sỏi: nội soi, mổ lấy sỏi, phá sỏi bằng sóng cao tần.
  • Đề phòng sỏi tái phát: Với những bệnh nhân bị sỏi thận, sau điều trị luôn luôn phải dự phòng tái phát bằng cách uống nhiều nước. Uống > 2l nước/ ngày. Áp dụng chế độ ăn và dùng thuốc tùy với loại sỏi mắc phải.

Điều trị và dự phòng cụ thể bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi calci phosphat

  • Nều nguyên nhân so cường tuyến cận giáp. Cần phẫu thuật cắt bớt tuyến cận giáp.
  • Nếu nồng độ calci niệu cao không rõ nguyên nhân thì bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid.
  • Thuốc giảm hấp thu calci ở đường ruột sẽ được sử dụng cho bệnh nhân có calci niệu và calci máu đều cao.

Sỏi calci oxalat

  • Bệnh nhân cần hạn chế ăn thức ăn nhiều oxalat.
  • Không được uống Vitamin C liều cao (>500mg/ ngày) kéo dài.
  • Dùng lợi tiểu nhóm thiazid để làm giảm calci niệu.
  • Uống citrat kali để ức chế quá trình kết tinh cacki oxalat thành sỏi.

Sỏi urat

  • Hạn chế thức ăn có nhiều purin như thịt, cá nạc
  • Giảm acid uric máu và urat niệu bằng cách uống allopurinol.

Sỏi cystin

  • Uống citrat kali để hạn chế kết tinh sỏi.
  • Uống D-penicillamine để tăng hòa tan sỏi.

Sỏi truvit

  • Chống nhiễm khuẩn tiết niệu.

Chế độ ăn cho người bị sỏi tiết niệu

an-gi-khi-bi-soi-than
Chế độ ăn của người bệnh sỏi thận cần chú ý điều gì?

Bị sỏi thận tiết niệu nên ăn gì ?

  • Một sai lầm của người bệnh thường mắc phải đó là kiêng hoàn toàn Canxi hấp thu vào cơ thể. Người bệnh nghĩ rằng đây là nguyên nhân gây ra sỏi thận của mình. Tuy nhiên việc kiêng quá mức Canxi làm cơ thể bạn tăng cường hấp thu oxalat. Điều này cũng đồng nghĩa với tăng hình thành sỏi thận. Vì thế trong chế độ ăn uống của người bệnh vẫn cần bổ sung sữa, sữa chua,… một cách hợp lý.
  • Uống nhiều nước: Đây là một yếu tố cơ bản nhưng rất quan trọng được nhắc lại nhiều lần. Người bệnh có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua nước uống, nước ép hoa quả, ăn hoa quả và ăn canh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A và vitamin B6 như: cà rốt, cà chua, khoai lang,.. cá ngừ, cá hồi,… Đây là các vitamin hỗ trợ giảm hình thành sỏi oxalat và điều hòa bài tiết nước tiểu.

Nên hạn chế ăn gì ?

  • Người bị sỏi tiết niệu nên có chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể hạn chế protein ở mức 200 gram/ ngày. Protein có liên hệ với nồng độ phospho và canxi trong nước tiểu.
  • Muối, đường, người bị sỏi tiết niệu nên ăn nhạt hạn chế các sản phẩm chế biến đóng gói sẵn như xúc xích, pate, siro, hoa quả ngâm,…

Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị sỏi thận, sỏi tiết niệu hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Không tự ý mua các loại thuốc tây hoặc thuốc nam không rõ nguồn gốc để uống.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn một kiến thức sơ lược và dễ hiểu về bệnh sỏi tiết niệu.

Bài viết Sỏi thận, sỏi tiết niệu, biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/soi-than-soi-tiet-nieu-bieu-hien-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-76297/feed/ 0
Hướng dẫn điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu https://benh.vn/dieu-tri-soi-than-tiet-nieu-2036/ https://benh.vn/dieu-tri-soi-than-tiet-nieu-2036/#respond Mon, 08 Jul 2019 03:06:24 +0000 http://benh2.vn/dieu-tri-soi-than-tiet-nieu-2036/ Sỏi thận là là đường tiết niệu nguy hiểm và phổ biến. Không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu, bệnh còn có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Bài viết Hướng dẫn điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu, người bệnh cần biết mình bị sỏi loại gì, kích thước bao nhiêu, nằm ở vị trí nào trong đường tiết niệu. Bệnh nhân cũng lưu ý không tự điều trị bệnh tại nhà.

soi-than-soi-tiet-nieu

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu không can thiệp

Các biện pháp điều trị chung cho các loại sỏi thận – sỏi tiết niệu

  • Cần uống nhiều nước đảm bảo nước tiểu ít nhất 2.5 l/24h.
  • Chữa các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.
  • Chữa các triệu chứng và biến chứng khác: ứ nước – ứ mủ, bí đái…

Điều trị sỏi Cystin

Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ³ 2.5 l/24h.

Kiềm hóa nước tiểu bằng cách sử dụng

  • NaHCO3 6g/24h chia 4 lần.
  • Kalicitrat liều tương tự.

Mục đích: pH niệu: 7-7.5.

Điều trị sỏi acid uric

  • Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ³ 2.5l/24h.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều acid uric (đạm 0.6g/kg/24h).
  • Kiềm hoá nước tiểu bằng NaHCO3 hoặc Kalicitrat.

Điều trị Sỏi struvit

  • Uống nhiều nước.
  • Điều trị tích cực nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Sau khi mổ lấy sỏi vẫn tích cực kiểm soát, điều trị tốt nhiễm khuẩn tiết niệu.

Điều trị sỏi calci

  • Uống nhiều nước.
  • Chế độ ăn hạn chế calci.
  • Hạn chế hấp thu calci ở ruột bằng cách tránh dùng vitamin D, dầu cá, đặc biệt là 1-25 hydroxycalciferol D3. Có thể cho thêm Thiazid (hypothiazid 25 mg x 2lần/24h) -> đào thải calci niệu hoặc Orthophosphat 1000 – 1500 mg/24h chia 3 lần: đào thải pyrophosphat ra nước tiểu -> ức chế kết tinh phosphat calci.

Thăm dò tìm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa:

  • Cường cận giáp tiên phát, thứ phát: cắt bỏ tuyến cận giáp.
  • Bệnh lý toan hóa ống thận: dùng kalicitrat 4-6 g/24h chia 4 lần.

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu không dùng thuốc

Nguyên lý chung điều trị can thiệp sỏi thận, sỏi tiết niệu

Ứng dụng sốc sóng điện từ năng lượng cao để tán sỏi qua da, tránh được các thủ thuật. Sỏi bị sốc sóng điện từ đánh vỡ thành mảnh nhỏ rồi theo dòng nước tiểu được đái ra ngoài

Tán sỏi ngoài cơ thể

  • Sỏi đường kính < 2 cm.
  • Vị trí: sỏi ở bể thận, hoặc đoạn đầu, đoạn cuối niệu quản.
  • Tán sỏi qua nội soi:
  • Sỏi bàng quang hoặc sỏi đoạn cuối niệu quản.
  • Lấy sỏi qua soi niệu quản.

Sỏi nhỏ

  • Vị trí: sỏi đã xuống thấp ở đoạn cuối niệu quản.
  • Không có nhiễm khuẩn ở bàng quang.
  • Lấy sỏi niệu đạo: Sỏi nhỏ, ra sát niệu đạo ngoài.

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng ngoại khoa, phẫu thuật

  • Sỏi to, sỏi san hô bể thận.
  • Sỏi gây biến chứng nặng: ứ nước, ứ mủ…
  • Sỏi do nhiễm khuẩn (sỏi struvit).
  • Sỏi ở Bn dị tật tiết niệu.
  • Béo phì không thuận lợi cho tán sỏi.
  • Đã tán sỏi nhưng thất bại.
  • Đã xử trí bằng các biện pháp ít sang chấn không kết quả.
  • Điều trị ngoại khoa hoặc tán sỏi xong, cần tiếp tục điều trị dự phòng nội khoa tránh tái phát.
  • Điều trị triệu chứng và các biến chứng khác:
  • Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận cấp và mạn.
  • Điều trị suy thận nếu có.
  • Điều trị đái máu, cơn đau quặn thận.

Bài viết Hướng dẫn điều trị sỏi thận và sỏi tiết niệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-soi-than-tiet-nieu-2036/feed/ 0
Chẩn đoán sỏi thận – tiết niệu theo tiêu chuẩn y học hiện đại https://benh.vn/chan-doan-soi-than-tiet-nieu-2035/ https://benh.vn/chan-doan-soi-than-tiet-nieu-2035/#respond Sat, 15 Jun 2019 03:06:23 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-soi-than-tiet-nieu-2035/ Hướng dẫn chẩn đoán sỏi thận - tiết niệu dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Bài viết Chẩn đoán sỏi thận – tiết niệu theo tiêu chuẩn y học hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sỏi thận và sỏi tiết niệu có thể có nhiều biểu hiện bệnh giống các bệnh lý khác nên việc chẩn đoán chỉ qua thăm khám chưa chắc đã chính xác. Để chẩn đoán chính xác sỏi thận và sỏi tiết niệu, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.

soi-than-hinh-anh-minh-hoa
Sỏi thận có thể chẩn đoán sớm

Biểu hiện của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Biểu hiện của sỏi thận, sỏi tiết niệu khá đa dạng tùy thuộc vào: vị trí sỏi, độ to nhỏ, các biến chứng do sỏi, loại sỏi.

Tiền sử của các bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu

Thông thường bệnh nhân có sỏi thận, sỏi tiết niệu có tiền sử đái ra sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần (đái buốt, đái rắt, đái đục, đái mủ).

Biểu hiện Đau của bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu

  • Cơn đau quặn thận: đau dữ dội, khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống phía gò mu. Có thể đau xuyên ra hông, lưng. Có khi buồn nôn, nôn. Do sỏi di chuyển từ đài, bể thận xuống niệu quản -> tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt niệu quản.
  • Đau âm ỉ: sỏi vừa hay sỏi lớn ở bể thận.
  • Cơn đau êm dịu hơn: khi sỏi niệu quản rất nhỏ di chuyển.
  • Đau hông lưng: có thể do ứ nước bể thận do sỏi trung bình ở bể thận và sỏi to ở niệu quản -> tắc nghẽn niệu quản.
  • Đau hông lưng âm ỉ: có thể biểu hiện VTBT cấp do sỏi.
  • Đau kèm theo bí đái: có thể do sỏi chít tắc ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
soi-than-gay-dau
Sỏi thận gây đau ở vùng sau lưng

Đái máu trong sỏi thận, sỏi tiết niệu

Có thể đại thể hay vi thể. Là biến chứng thường gặp, nhất là khi sỏi đang di chuyển trong niệu quản. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: là biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các dấu hiệu khác khi bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

  • Sốt: sốt cao, rét run + đau hông lưng + đái buốt, đái rắt, đái mủ -> VTBT cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường bài niệu: Đái tắc từng lúc, đái ngập ngừng: sỏi bàng quang, đái tắc hoàn toàn: sỏi niệu đạo.
  • Thận to: ứ nước bể thận do sỏi niệu quản hoặc sỏi bể thận ở chỗ đổ ra niệu quản.

Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi thận, sỏi tiết niệu

Chẩn đoán hình ảnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Chụp bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang ở bể thận, đài thận. niệu quản, bàng quang.

Chụp UIV

chup-UIV-tim-soi-than-soi-tiet-nieu
Hình ảnh chụp UIV thận tiết niệu

Chỉ định:

  • Xác định vị trí sỏi cản quang.
  • Phát hiện sỏi không cản quang
  • Đánh giá được chức năng thận từng bên
  • Đánh giá hình dáng số lượng đài bể thận niệu quản, các bất thường dị dạng của đường tiết niệu.

Chống chỉ định chụp UIV: Suy thận nặng, THA ác tính, đang có tình trạng mất nước, giảm thể tích, thận ứ nước nhiều.

Chụp thận ngược dòng (UPR)

Chỉ định:

  • Khi có tình trạng tắc nghẽn, phim chụp thường chụp UIV không phát hiện được sỏi, thận không ngấm thuốc do tình trạng tắc nghẽn.
  • Khi có chống chỉ định chụp UIV

Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp, chấn thương niệu đạo bàng quang

Chụp bể thận, niệu quản qua da – qua bể thận

Khi có tình trạng tắc nghẽn rõ mà có chống chỉ định chụp UPR, hoặc làm UPR bị thất bại.

sieu-am-he-tiet-nieu
Siêu âm hệ tiết niệu để tìm sỏi thận, sỏi tiết niệu

Siêu âm:

  • Phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản (đoạn đầu và đoạn cuối).
  • Cho biết kích thước thận, số lượng thận niệu quản, bất thường dị dạng của đường tiết niệu
  • Tình trạng nhu mô thận (xơ hóa), tình trạng đài bể thận (giãn).

Soi bàng quang: phát hiện sỏi bàng quang, tình trạng viêm niêm mạc bàng quang.

Xét nghiệm khác

xet-nghiem-tong-phan-tich-nuoc-tieu
Xét nghiệm tổng quát nước tiểu để chẩn đoán các bệnh đường tiết niệu

Nước tiểu: Protein niệu, TB niệu, VK niệu

Máu: Ure, creatinin, ĐGĐ, acid uric.

MLCT

Các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân và biến chứng chỉ định tuỳ từng TH lâm sàng cụ thể: thăm dò tuyến cận giáp,acid uric niệu, cystin niệu…

Bài viết Chẩn đoán sỏi thận – tiết niệu theo tiêu chuẩn y học hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-soi-than-tiet-nieu-2035/feed/ 0