Bài viết Hình ảnh biến chứng sỏi túi mật trên siêu âm bụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Thường gặp, do sỏi bít tắc ống túi mật. Lâm sàng có biểu hiện đau hạ sườn phải và sốt, khám có thể sờ thấy túi mật căng và đau tăng khi ấn (dấu hiệu Murphy).
Chẩn đoán viêm túi mật cấp dựa vào hình ảnh siêu âm gồm các dấu hiệu chính:
– Đau khi ấn đầu dò vào vùng túi mật.
– Dày thành túi mật (trên 4mm), có thể có hình bê đôi với lớp giảm âm ở trung tâm. Tuy nhiên dấu hiệu này không đặc hiệu. Một số nguyên nhân khác gây dày thành túi mật như (dịch ổ bụng, giảm albumin, viêm gan…).
– Túi mật có sỏi (hình tăng âm, có bóng cản và di động). Đây là dấu hiệu hay gặp, tuy nhiên chẩn đoán khó nếu sỏi nhỏ nằm trong bùn mật dày hoặc sỏi kẹt vùng phễu túi mật.
– Túi mật căng to (đường kính ngang trên 4 cm) và chứa bùn mật, thường do sỏi kẹt phễu túi mật.
– Dịch quanh túi mật, thường khu trú ở giường túi mật.
Mặt cắt dọc túi mật có sỏi
Hiếm gặp (5%), nguyên nhân thường gặp là bệnh nhân được nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá. Tình trạng này thường gặp do chấn thương, sau mổ, nhiễm trùng (thường hàn)…
Các dấu hiệu siêu âm tương tự như viêm túi mật do sỏi, trừ dấu hiệu có sỏi
Viêm túi mật sinh hơi: Không do sỏi, do thiếu máu động mạch túi mật. Thường gặp ở bên nhân đái đường. Siêu âm biểu hiện hình sáng khí trong thành túi mật trên bệnh cảnh của viêm túi mật.
Viêm túi mật hoại tử: Thường gặp ở người có thể trạng yếu, cao tuổi, suy giảm miễn dịch. Siêu âm thấy có những ổ áp-xe nhỏ giảm âm trong thành túi mật dày có bờ đôi.
Tổn thương nặng có thể dẫn đến hoại tử thành thủng vào ổ bụng gây viêm phúc mạc hoặc vào trong ống tiêu hoá (hơi trong túi mật và đường mật) hoặc tạo thành ổ áp-xe cạnh túi mật.
Viêm túi mật mạn tính là biến chứng muộn của sỏi túi mật và thường thấy ở người có tuổi. Hình ảnh siêu âm là thành túi mật dày nhiều, đôi khi có hình giả u. Bệnh cảnh có thể tiến triển dần đến xơ teo túi mật và không còn lòng chứa dịch mật.
Hôi chứng Mirizzi là môt biến chứng của viêm túi mật mạn tính do sỏi mật. Sỏi bị kẹt tại ống túi mật kèm phản ứng viêm mạnh dẫn đên chèn ép các thành phần của cuống gan, nhất là chèn ép đường mật.
Lâm sàng có tình trạng ứ mật hoặc có thể của viêm đường mật, chẩn đoán phân biệt khó khăn đối với ung thư túi mật có sỏi.
Siêu âm cho thấy giãn đường mật ở phía trên cổ túi mật, sỏi kẹt trong cổ túi mật và dày thành đôi khi chỉ giới hạn ở phễu túi mật.
Hội chứng Mirizzi, túi mật (GB) có sỏi ống túi mật (s), đường mật phía trên giãn (cd)
Khi có các dấu hiệu như vàng da, đau hạ sườn phải, đau khi ăn kèm sốt, hãy nghĩ đến viêm túi mật. Hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bài viết Hình ảnh biến chứng sỏi túi mật trên siêu âm bụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Bệnh sỏi ống mật chủ, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Sỏi ống mật chủ là bệnh hay gặp và có thể gây nhiều biến chứng; biến chứng tại chỗ như gây thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật; chảy máu đường mật… Hoặc biến chứng toàn thân như sốc nhiễm trùng, suy thận cấp, viêm tụy cấp và có thể dẫn đến tử vong.
Trong cấp cứu ngoại khoa hàng ngày số bệnh nhân cần được mổ cấp cứu ngày càng giảm dần nhờ các phương tiện chẩn đoán, bên cạnh nền kinh tế ngày một nâng cao, bệnh nhân thường khám bác sĩ sớm hơn so với trước (mổ cấp cứu từ 95% những năm trước 1990 nay giảm xuống chỉ mổ cấp cứu khoảng 20% tại Bệnh viện Trung ương Huế và tỷ lệ tử vong cũng giảm rõ rệt từ 15% (năm 1986) xuống còn dưới 2% trong những năm gần đây.
Ngày nay nguyên nhân tạo sỏi đường mật còn chưa được công bố trên các y văn thế giới cũng như ở Việt Nam. Các nước Âu Mỹ, Nhật Bản gặp sỏi lắng đọng cholesterol là chủ yếu, ở nước ta sỏi cholesterol là phối hợp với sắc tố mật, calci gặp ít. Theo các nghiên cứu trong nước thì sỏi lắng đọng sắc tố mật là chủ yếu trên cơ sở của nhân viên sỏi là trứng hoặc mảnh xác giun đũa. Theo Đỗ Kim Sơn tóm tắt các thuyết tạo sỏi như sau:
Do vi khuẩn tấn công gây tổn thương thành đường mật, làm đảo lộn cấu trúc mật và các tế bào viêm loét bong vào dịch mật, các muối calci cùng các tổ chức hoại tử và sắc tố mật kết tủa và hình thành sỏi.
Ký sinh trùng đường ruột (chủ yếu là giun đũa). Khi giun chui lên ống mật (GCOM) mang theo cả trứng giun đũa, hoặc bản thân con giun mắc kẹt chết ngay trong đường mật để lại các mảnh vỏ xác, tạo nòng cốt cho sắc tố mật lắng đọng bám vào ngày càng nhiều dần dần thành viên sỏi, nghiên cứu khi cắt ngang viên sỏi đã tìm thấy nòng cốt là trứng giun đũa hoặc mảnh xác giun đũa).
Gặp ở những bệnh nhân béo phì, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, phụ nữ mang thai… lượng cholesterol trong mật tăng cao, và hình thành sỏi mật (cắt ngang viên sỏi thấy các tinh thể cholesterol xếp theo hình đồng tâm). Như vậy ở Việt Nam nguyên nhân tạo sỏi phải kể đến nhiễm trùng đường mật và nhiễm ký sinh trùng (giun đũa) (liên quan đến vấn đề phòng bệnh).
Bệnh sỏi mật và đặc biệt là sỏi ống mật chủ, tam chứng Charcot là mô hình chẩn đoán lâm sàng thường xuyên phải đề cập đến là: đau bụng vùng hạ sườn phải, sốt cao và vàng da. Ngoài ba triệu chứng trên nếu bị tái diễn từ 2 lần trở lên thì chẩn đoán sỏi ống mật chủ thường chắc chắn.
Vùng hạ sườn phải thường xuất hiện đột ngột và dữ dội sau bữa ăn 1-2 giờ; một số người xuất hiện cơn đau bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đau lan lên ngực, lan ra sau lưng. Đau thường liên tục, đôi khi cũng thành cơn đau như cơn đau giun chui ống mật.
Sốt thường xảy ra sau cơn đau vài giờ, ít trường hợp xảy ra đồng thời với đau bụng; thường sốt cao 39 – 40oC. Kèm theo run lạnh sau đó vã mồ hôi.
Xuất hiện muộn hơn 2 triệu chứng đau và sốt, vàng da thường xuất hiện sau 24-48 giờ, vàng da chỉ thấy ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ có tắc mật rõ.
− Đau bụng do 3 lý do:
+ Viên sỏi di chuyển.
+ Tăng nhu động túi mật và co bóp ống mật.
+ Tăng áp lực đường mật (bình thường áp lực đường mật 10-15cm nước), khi tăng gấp 1,5 lần sẽ xuất hiện đau.
− Sốt: do ứ trệ dịch mật, vi khuẩn phát triển nhanh tiết ra nội độc tố, xâm nhập vào máu, rét run trong khi sốt cao 39 – 40oC là do nội độc tố của vi khuẩn.
− Vàng da: khi tắc mật, dịch mật không xuống tá tràng mà ứ đọng trong gan. Sắc tố mật, muối mật vào máu, bilirubin máu tăng cao, do sắc tố mật có màu vàng nên da, giác mạc mắt có màu vàng.
Ngoài ra, triệu chứng nôn ít được quan tâm tới.
Nước tiểu màu vàng do thải ra sắc tố mật. Phân bạc màu (ít quan tâm) do không có sắc tố mật.
Ngứa do nhiễm độc muối mật.
Cường độ đau: Đau kéo dài trong nhiều giờ . Đau tăng lên nhanh .Thời gian (giờ)
Toàn trạng: vẻ mặt nhiễm trùng, hốc hác, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn, vã mồ hôi, sốt cao, mạch nhanh, vàng da vàng mắt.Khám bụng:
− Nhìn: thấy gồ lên hình tròn, bầu dục vùng hạ sườn phải trong trường hợp có túi mật căng to.
− Sờ:
+ Sờ thấy túi mật căng to
+ Làm nghiệm pháp Murphy (+) nếu không sờ thấy túi mật.
+ Gan mấp mé hạ sườn phải (do ứ mật)
+ Phản ứng nhẹ hạ sườn phải.
− Bilirubin tăng cao (bình thường 10mg/l).
− Men phosphatase kiềm tăng cao (bình thường 10 đơn vị King-Amstrong).
− Thời gian Quick tăng.
– Tỷ lệ prothrombin giảm do giảm hấp thu vitamin K.
Sắc tố mật, muối mật dương tính (bình thường không có trong nước tiểu)
− Chụp đường mật cản quang ngày nay ít còn ứng dụng vì ít chính xác, phiền phức và nhiều tai biến. Ngày nay nhờ kỹ thuật nội soi bằng ống soi mềm, nên kỹ thụât chụp đường ngược dòng được áp dụng rộng rãi và cho kết quả khá chính xác. Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi (ERCP) còn giúp điều trị trong một số trường hợp nhất định.
− Siêu âm bụng: là phương pháp phổ biến, dễ áp dụng, không gây đau cho bệnh nhân, có thể làm lại nhiều lần, tỷ lệ chẩn đoán đúng trên 95%. Siêu âm xác định có sỏi hay không, kích thước và vị trí của sỏi, tình trạng đường mật và tình trạng ổ bụng.
− Siêu âm qua nội soi: cho phép xác định được những viên sỏi rất nhỏ, tuy nhiên cần trang thiết bị đắt tiền và người thực hiện có chuyên môn cao.
− Ngoài ra, một số xét nghiệm khác như CT scan, chụp cộng hưởng từ hạt nhân…, tuy nhiên ít có giá trị thực tiễn.
1.Chẩn đoán xác định
− Dựa vào tam chứng Charcot: đau bụng
+ Sốt
+ Vàng da, xuất hiện theo một trình tự nhất định, kèm theo nếu tam chứng này bị tái diễn lại thì chẩn đoán càng rõ ràng hơn.
− Dựa vào siêu âm và các thăm dò khác kết luận có sỏi ống mật chủ.
− Dựa vào các xét nghiệm máu:
+ Tăng bilirubin
+ Tăng men phosphatase kiềm
− Dựa vào các xét nghiệm nước tiểu: có sắc tố mật, muối mật.
2. Chẩn đoán gián biệt
− Thể vàng da:
+ Cần phân biệt với khối u đầu tụy hoặc ung thư bóng Vater. Trong trường hợp này không có tam chứng Charcot. Thường khi thấy vàng da rõ rồi mới có triệu chứng đau bụng, ít sốt, chỉ sốt nhẹ khi có bội nhiễm.
+ Viêm gan virus (lưu ý khi thấy bilirubin gián tiếp cao hơn là nghĩ đến viêm gan virus). Xét nghiệm thêm transaminase (SGPT cao).
− Thể không vàng da:
+ Loét hành tá tràng (cần chụp dạ dày cản quang hoặc nội soi dạ dày – tá tràng) để chẩn đoán.
+ Sỏi túi mật: thường không có vàng da, ngoại trừ sỏi túi mật phối hợp sỏi ống mật chủ.
− Điều trị nội khoa tạm thời trong tắc mật nhiễm trùng trong tắc mật cấp tính bao giờ cũng kèm theo nhiễm trùng hoặc là tắc mật gây ứ đọng mật làm cho vi khuẩn hoạt động và phát triển; hoặc là có nhiễm trùng đường mật bị phù nề và ôm sát hòn sỏi cản trở sự lưu thông dịch mật; điều trị chủ yếu là các loại kháng sinh chống vi khuẩn Gram (-), thuốc dãn cơ trơn. Phương pháp này tạm thời điều trị triệu chứng để hạn chế biến chứng do sỏi gây nên.
− Dùng các hoá chất làm tan sỏi mật như:
+ Sử dụng các hóa chất làm tan sỏi như cho uống chenodeoxycholic và ursodeoxycholic.
+ Hỗn hợp MTBE (Methyl – Tertiary – Butyl – Ether) bơm vào đường mật qua nội soi.
− Nội soi qua tá tràng, cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi.
− Tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi đường mật.
− Tán sỏi ngoài cơ thể: hiện nay nhiều nước trên thế giới áp dụng tán sỏi OMC ngoài cơ thể, kết quả thành công khá cao.
2.1. Phẫu thuật kinh điển (mổ hở)Mở ống mật chủ lấy sỏi dẫn lưu Kehr: phương pháp này trước đây đang được sử dụng thường quy để điều trị ngoại khoa sỏi ống mật chủ.Từ xa xưa cho đến nay vấn đề chủ yếu vẫn là phương pháp điều trị phẫu thuật, mổ bụng và tiến hành các thao tác trên đường mật tuỳ theo các tổn thương bệnh lý của nó.
• Chỉ định
− Mổ cấp cứu: thường chỉ định trên bệnh nhân có biến chứng của sỏi đường mật: như thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật do hoại tử túi mật, hoại tử đường mật ngoài gan…
− Mổ cấp cứu trì hoãn: chỉ định trong các trường hợp sỏi đường mật kèm theo sốc nhiễm trùng cần phải hồi sức nội một thời gian ngắn, khi tình trạng bệnh tạm ổn định, thực hiện phẫu thuật.
− Mổ theo kế hoạch: được chỉ định ở các bệnh nhân có sỏi mật chưa có biến chứng.
Mục đích của phẫu thuật là lấy sỏi và dị vật đường mật, tạo sự lưu thông mật – ruột, dẫn lưu đường mật hoặc mổ nhẹ thì đầu cấp cứu để chuẩn bị cho lần mổ tiếp theo triệt để hơn.
Vấn đề sỏi ống mật chủ đơn thuần và sỏi túi mật đơn thuần cho đến nay ít có bất đồng về chỉ định và phương pháp phẫu thuật; việc lấy sỏi thường ít gặp khó khăn. Tuy nhiên đối với những viên sỏi cắm chặt và phần thấp của ống mật chủ, việc lấy sỏi cần được lưu ý hơn để tránh tổn thương cơ Oddi và tuỵ tạng.
Dễ bị bỏ sót trong khi mổ hoặc không phát hiện hết khi thăm dò hoặc không thể lấy hết sỏi ra được. Hiện nay ở Việt Nam lấy sỏi chủ yếu vẫn là nhờ dụng cụ Mérizzi hoặc Desjardin có các cỡ số độ cong thích hợp để xoay sở trong việc lấy sỏi. Dùng ống sonde Nelaton cho sâu vào trong gan rồi dùng nước ấm bơm súc rửa để lấy sỏi nhỏ và dị vật nhỏ.
Việc lấy sỏi cần có soi đường mật trong mổ hoặc dùng các sonde như Dormia hoặc Fogarty để lấy sỏi dễ dàng hơn các dụng cụ cứng.
Nhờ nhu mô gan mỏng sờ thấy sỏi mà không thể lấy qua đường ống mật chủ, một số tác giả có khuynh ướng mở nhu mô gan lấy sỏi, nhưng thường bị rò mật, có khi gây viêm phúc mạc sau mổ cũng rất nguy hiểm, do vậy đối với trường hợp đường mật bị nhiễm trùng thì không có chỉ định này.
Sau khi giải quyết lấy sỏi và dị vật đường mật phải khâu ống mật chủ, để đảm bảo an toàn cho đường khâu ống mật chủ ta thường dẫn lưu dịch mật bằng sonde Kehr. Mục đích chính là làm giảm áp lực đường mật, theo dõi diễn biến đường mật sau mổ và lợi dụng sonde Kehr để chụp kiểm tra đường mật trong hoàn cảnh mổ sỏi mật ở Việt Nam.
Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp có hẹp cơ Oddi, chít hẹp đường mật, sỏi mật kèm theo nang ống mật chủ. Ngoài ra sỏi mật trong gan rải rác nhiều nơi, nhiều sỏi hoặc sỏi mật đã phải mổ đi mổ lại nhiều lần.
Có nhiều phương pháp nối mật-tiêu hoá khác nhau, việc lựa chọn phương pháp này tuỳ thuộc vào bệnh lý cũng như thói quen của phẫu thuật viên. Phương pháp đơn giản nhất là nối ống mật chủ-tá tràng, tuy nhiên đã có nhiều nhược điểm: để lại túi bịt ống mật chủ phía dưới là nguyên nhân của lắng đọng sỏi và ung thư hoá, nhiễm trùng ngược dòng. Xu hướng hiện nay là nối ống mật chủ-hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-Y với nhiều ưu điểm: tránh được nhiễm trùng ngược dòng, không có túi bịt ống mật chủ.
− Phương pháp mở rộng cơ Oddi qua đường tá tràng (còn được gọi là nối ống mật chủ – tá tràng bên trong).
− Phương pháp nối ống mật chủ tá tràng kiểu miệng nối bên bên: dễ làm, ít biến chứng nhưng có nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng do các vi khuẩn đường ruột, giun, thức ăn trào lên đường mật.
− Phương pháp nối ống mật chủ – hỗng tràng kiểu Ronal-Smith: được áp dụng trong trường hợp ống mật chủ bị chèn ép và u đầu tuỵ gây hẹp tá tràng.
− Phương pháp nối ống mật chủ – hỗng tràng kiểu Roux en Y: có ưu điểm hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng đường mật ngược dòng do trào ngược.
− Phẫu thuật cắt phân thuỳ
+ Hạ phân thùy gan trong điều trị sỏi gan.
+ Cắt cơ vòng Oddi qua nội soi
Ngày nay nhiều tác giả nước ngoài dùng phương pháp lấy sỏi qua đường nội soi tá tràng-cắt cơ vòng Oddi (ERCP). Hiện nay Việt Nam đã áp dụng phương pháp này, tuy nhiên chỉ mới tiến hành ở một số bệnh viện thuộc tuyến Trung ương. Chỉ định tốt trong những trường hợp sỏi nhỏ thường là một viên và ở những bệnh nhân đã được mổ bụng trước đó. Tuy nhiên chỉ định cần cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân nhi.
Để cắt bỏ túi mật hoặc mở ống mật chủ lấy sỏi ở Việt Nam bước đầu đã áp dụng nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.
Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi ổ bụng, ngày nay ngoài mở ống mật chủ lấy sỏi bằng đường mở bụng xu hướng mới là mở ống mật chủ lấy sỏi bằng nội soi ổ bụng. Tuy nhiên, mở ống mật chủ lấy sỏi bằng đường nội soi ổ bụng có những chỉ định cụ thể. Chỉ định chủ yếu trong trường hợp sỏi đơn giản và mổ lần đầu.
Nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây viêm nhiễm lên đường mật là nguyên nhân gây sỏi mật khá phổ biến ở nước ta. Vậy phòng bệnh là phải áp dụng thực hiện chế độ ăn uống sạch. Tăng cường vận động thân thể; có chế độ tẩy giun định kỳ.
Bài viết Bệnh sỏi ống mật chủ, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Sở thích ăn thịt mỡ bệnh nhân nữ có 800 viên sỏi trong túi mật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Theo Shanghaiist, nữ bệnh nhân được giấu tên, khoảng 60 tuổi, đã đến gặp bác sĩ ở một bệnh viện tại Vũ Hán, Trung Quốc, phàn nàn về việc bà thường xuất hiện những cơn đau dạ dày nặng. Tuy nhiên, khi kiểm tra, bác sĩ đã phát hiện bà đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cơn đau dạ dày. Túi mật của bà chứa rất nhiều viên sỏi nhỏ.
Sau ca phẫu thuật, bác sĩ đã loại bỏ 806 viên sỏi khỏi túi mật của người phụ nữ này. Những viên nhỏ nhất có kích cỡ như hạt vừng, viên lớn hơn có kích cỡ như hạt nhãn.
Trong số hơn 800 viên sỏi mật của bệnh nhân ở một bệnh viện tại Vũ Hán, nhiều viên có kích thước như quả nhãn. Ảnh: Kankannews.
Trao đổi với bác sĩ, người phụ nữ cho biết sở thích ăn uống của bà là thịt mỡ – phần thịt có nhiều chất béo.
Một ca phẫu thuật loại bỏ sỏi mật cũng được thực hiện hôm 15/7 tại bệnh viện Guangji ở thị trấn Hạ Châu, Trung Quốc. Các bác sĩ đã loại bỏ hơn 200 viên sỏi cho bệnh nhân Chen, 45 tuổi.
Sỏi mật là tình trạng bệnh ở hệ tiêu hóa, thường gặp khi cholesterol kết tinh trong dịch mật hoặc do bilirubine tăng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Sỏi mật có thể gây đau bụng, nhiễm trùng túi mật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Lệ Lệ
Theo Shanghaiis
Bài viết Sở thích ăn thịt mỡ bệnh nhân nữ có 800 viên sỏi trong túi mật đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Không tưởng tượng khi lấy ra 360 viên sỏi từ túi mật bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Ngày nay nguyên nhân tạo sỏi đường mật còn chưa được công bố trên các y văn thế giới cũng như ở Việt Nam. Các nước Âu Mỹ, Nhật Bản gặp sỏi lắng đọng cholesterol là chủ yếu, ở nước ta sỏi cholesterol là phối hợp với sắc tố mật, calci gặp ít. Theo các nghiên cứu trong nước thì sỏi lắng đọng sắc tố mật là chủ yếu trên cơ sở của nhân viên sỏi là trứng hoặc mảnh xác giun đũa.
Bệnh nhân Mousumi Dam, 49 tuổi sống tại phía Đông Ấn Độ bị đau bụng mãn tính trong nhiều tháng. Khi triệu chứng trở nên ngày càng tệ hơn, da trở nên vàng hơn, bà đã đến thảo khảo ý kiến của bác sĩ.
Bác sĩ làm các xét nghiệm và siêu âm sau đó phát hiện ra bà bị sỏi mật nặng, nhưng điều khiến các bác sĩ càng bất ngờ hơn khi phát hiện có đến 360 viên sỏi nằm trong túi mật của bà Dam.
360 viên sỏi có cùng hình dạng và kích thước trong túi mật của người phụ nữ
Tiến sĩ Makhan Lal Saha, 59 tuổi, bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật tại bệnh viện cho biết ông chưa từng phẫu thuật cho bệnh nhân nào có số lượng sỏi mật nhiều đến thế.
“Tôi đã chịu trách nhiệm thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật trong gần 37 năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một bệnh nhân có nhiều sỏi trong túi mật đến vậy”, tiến sĩ Makhan chia sẻ.
Hình siêu âm cho thấy bọc sỏi trong túi mật của bệnh nhân
Mỗi viên sỏi có kích thước khoảng 5mm và phải mất gần một giờ đồng hồ để bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ số sỏi trong túi mật của bà Dam. Thật đáng ngạc nhiên là cả 360 viên sỏi đều có cùng kích thước và hình dạng.
“Thật khó để xác định nguyên nhân chính của một số lượng lớn sỏi mật như vậy, đặc biệt là mọi viên sỏi đều có cùng kích thước và hình dạng. Tôi đoán có thể nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc sỏi mật nặng là do lượng cholesterol trong túi mật quá cao. Ngoài ra bệnh nhân không uống đủ nước để thực hiện quá trình lọc thải gây ra sự hình thành của sỏi mật.”, tiến sĩ Makhan cho biết.
Bà Dam đã xuất viện sau ba ngày phẫu thuật và hồi phục nhanh chóng. Bác sĩ còn trả lại 360 viên sỏi được lấy ra từ túi mật cho bà làm kỉ niệm.
Ở Việt Nam nguyên nhân tạo sỏi phải kể đến nhiễm trùng đường mật và nhiễm ký sinh trùng (giun đũa) liên quan đến vấn đề phòng bệnh, về sinh ăn uống hàng ngày.
Benh.vn (Theo ĐS&PL)
Bài viết Không tưởng tượng khi lấy ra 360 viên sỏi từ túi mật bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bài viết Khổi lượng sỏi kinh hoàng trong người bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>Bác sỹ Hoàng Cảnh Tùng – Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện 115 Nghệ An cho biết, kíp mổ 7 người đã phẫu thuật thành công, gắp ra hàng trăm viên sỏi từ túi mật của nữ bệnh nhân 50 tuổi vào chiều 7/4. Theo đánh giá của bác sỹ Tùng, đây là trường hợp có số lượng sỏi trong túi mật lớn nhất từ trước tới nay mà bệnh viện thực hiện phẫu thuật.
Khổi lượng sỏi kinh hoàng trong người bệnh nhân
Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị T. (SN 1967, trú tại xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Bà T. bị đau thượng vị hạ sườn bên phải đã lâu, đau nhiều lần trong ngày và được các bác sỹ chẩn đoán bị sỏi túi mật, chỉ định phẫu thuật nhưng cương quyế không nhập viện để phẫu thuật dẫn đến bị đau dài ngày.
Ngày 6/4, do đau kéo dài và không thể chịu đựng thêm nữa nên bà T. mới nhập viện để phẫu thuật. Ngay sau đó, các bác sỹ đã phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp mổ nội soi và vô cùng ngạc nhiên bởi số lượng lên đến hàng trăm viên sỏi.
Bác sỹ Hoàng Cảnh Tùng chia sẻ “Trong túi mật của bệnh nhân toàn sỏi, chúng tôi phải gắp một ít sỏi ra ngoài, mở thêm lỗ mới có thể cắt, lấy toàn bộ túi mật ra ngoài. Kiểm tra túi mật có rất nhiều viên sỏi, phải đến hàng trăm viên. Đây là ca phẫu thuật cắt túi mật nhiều sỏi nhất từ trước tới nay chúng tôi thực hiện”.
Từ trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin, dưỡng chất…đặc biệt là uống nhiều nước để tránh tạo sỏi.
Benh.vn
Bài viết Khổi lượng sỏi kinh hoàng trong người bệnh nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.
]]>