Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 17 Aug 2023 08:24:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Suy dinh dưỡng ở trẻ và cách phòng chống https://benh.vn/suy-dinh-duong-o-tre-va-cach-phong-chong-1976/ https://benh.vn/suy-dinh-duong-o-tre-va-cach-phong-chong-1976/#respond Mon, 07 Aug 2023 14:05:15 +0000 http://benh2.vn/suy-dinh-duong-o-tre-va-cach-phong-chong-1976/ Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Trẻ có thể vì thế mà còi xương, thiếu cân, miễn dịch suy giảm, chậm phát triển về trí thông minh...

Bài viết Suy dinh dưỡng ở trẻ và cách phòng chống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Trẻ có thể vì thế mà còi xương, thiếu cân, miễn dịch suy giảm, chậm phát triển về trí thông minh…

tre-bi-suy-dinh-duong

Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.

Giảm cung cấp dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng

  • Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
  • Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.
  • Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.

Tăng tiêu thụ quá mức gây suy dinh dưỡng

  • Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.
  • Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột.
  • Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng rất thường gặp ở trẻ trong độ tuổi lên 5, hậu quả từ nhẹ là chậm phát triển, nặng có thể dẫn tới tử vong.

Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.

Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.

Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

Nguy cơ về mặt xã hội từ trẻ suy dinh dưỡng

  • Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.
  • Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người suy dinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao.
  • Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Cách phát hiện suy dinh dưỡng

Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi. Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y tế địa phương, ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.

Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:

  1. Cân nặng theo tuổi.
  2. Chiều cao theo tuổi.
  3. Cân nặng theo chiều cao.

Các chỉ số này sẽ được so sánh với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng NCHS được Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo áp dụng ở những nước đang phát triển.

Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như số đo vòng đầu, vòng cánh tay… nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do không cụ thể, chi tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng thực hành…

tre-bi-suy-dinh-duong-1

Phân loại suy dinh dưỡng trên lâm sàng dựa trên chỉ số nhân trắc

Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn NCHS. Chỉ số này biểu hiện một tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng nhưng không đánh giá được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian này hay từ trước. Dù vậy đây vẫn là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được dùng như một chỉ số chuẩn đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có hướng chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng cấp: Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân nặng/chiều cao <-2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.

Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng theo chiều cao bình thường. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi, ở những đối tượng này cần thận trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.

Suy dinh dưỡng mãn tiến triển: Chiều cao theo tuổi < -2SD và cân nặng theo chiều cao cũng <-2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ và tiếp tục tiến triển đến hiện nay.

Suy dinh dưỡng bào thai: Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều dài < 48cm và vòng đầu <35cm sau khi trẻ chào đời.

Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng

Có 3 mức độ suy dinh dưỡng: Nhẹ, vừa và nặng.

Ở tất cả các loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh dưỡng nhẹ, <-3SD là suy dinh dưỡng vừa, <-4SD là suy dinh dưỡng nặng.

Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng đầu là suy dinh dưỡng nặng.

Triệu chứng và thể lâm sàng của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng tưởng chừng như dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, tuy nhiên, không phải trường hợp nào gầy còi cũng là biểu hiện của suy dinh dưỡng và không phải trường hợp suy dinh dưỡng nào cũng dẫn tới gầy còi.

Giai đoạn sớm suy dinh dưỡng

Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân.

Giai đoạn toàn phát suy dinh dưỡng

Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.

Thể phù (Kwashiokor): Trẻ chỉ được nuôi bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa lượng có cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng vi lượng khác. Gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu… trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là:

Phù trắng, mềm toàn thân: Do giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào.

Rối loạn sắc tố da.

Thiếu máu: Da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…

Còi xương, biểu hiện thiếu vitamin D, hạ canxi huyết.

Biểu hiện thiếu vitamin A : còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bệnh…

Triệu chứng bệnh ở các cơ quan: Gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu.

Chậm phát triển tâm thần, vận động.

Thể teo đét (Maramus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, vẻ ngoài giống như ông già, các bắp thịt teo đét toàn bộ, các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như trong thể phù nhưng tiên lượng thường tốt hơn do tổn thương các cơ quan nhẹ hơn : gan không thoái hoá mỡ, không bị đe doạ suy tim, niêm mạc ruột bị ảnh hưởng ít, mức độ thiếu các chất dinh dưỡng thường nhẹ hơn thể phù.

Thể hỗn hợp: thể phù sau khi điều trị phục hồi một phần, hết phù trở thành teo đét nhưng gan vẫn thoái hoá mỡ.

Cận lâm sàng của suy dinh dưỡng

Thiếu máu nhược sắc: Hồng cầu giảm về số lượng, kích thước và nồng độ huyết cầu tố, Hct giảm, dự trữ sắt, vitamine B12, axit folic.. giảm.

Đạm máu: giảm, nhất là albumine trong thể phù.

Giảm các men chuyển hoá.

Giảm các chất điện giải nhất là trong thể phù.

Rối loạn lipide máu.

Suy giảm chức năng gan.

Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng.

xet-nghiem-mau-tre-suy-dinh-duong

Phục hồi suy dinh dưỡng nặng

Điều trị các tình trạng cấp: Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…

Bổ sung các dưỡng chất quan trọng với liều điều trị: Vitamin A, sắt, axit folic, đa sinh tố

Dinh dưỡng điều trị tích cực: Cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nếu cần phải sử dụng thêm các loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường hợp rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ăn bằng các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn qua sonde dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch một phần…

Phục hồi suy dinh dưỡng tại gia đình

Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.

Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách:

Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày.

Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.

Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn.

Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng.

Cho ăn tăng cường sau bệnh: Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa họn.

Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng.

Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của trẻ.

Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng

Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ: Vấn đề này không được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành, vùng ven và nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18 – 24 tháng: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4 – 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

Ngừa và trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.

Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.

Bài viết Suy dinh dưỡng ở trẻ và cách phòng chống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suy-dinh-duong-o-tre-va-cach-phong-chong-1976/feed/ 0
Tăng cân một cách lành mạnh https://benh.vn/tang-can-mot-cach-lanh-manh-63879/ https://benh.vn/tang-can-mot-cach-lanh-manh-63879/#respond Mon, 08 Jul 2019 03:49:54 +0000 https://benh.vn/?p=63879 Thiếu cân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn như thừa cân. Đây là những gì bạn cần biết, và mẹo tăng cân an toàn.

Bài viết Tăng cân một cách lành mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiếu cân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn như thừa cân. Đây là những gì bạn cần biết, và mẹo tăng cân an toàn.

Thiếu cân có thể nhiều hơn chỉ là không ăn đủ

Thiếu cân có thể là kết quả của việc không ăn đủ calo, hoặc nó có thể là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác, Eric Feigl-Đinh, Tiến sĩ , nhà khoa học dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan ở Boston cho biết. Một số vấn đề đó có thể khiến một cá nhân mất cảm giác ngon miệng, tiêu thụ ít calo hơn và giảm cân, trong khi những vấn đề khác gây giảm cân ngay cả khi ai đó không thay đổi cách ăn uống.

Một số nguyên nhân phổ biến của việc thiếu cân bao gồm:

Di truyền

Một số người được sinh ra với sự trao đổi chất nhanh chóng tự nhiên hoặc ít thèm ăn. Có nghĩa là họ ít có khả năng nặng hơn những người khác.

Hoạt động thể chất nhiều

Nhiều Hoạt động thể chất có nghĩa là bạn đốt cháy nhiều calo hơn những người không hoạt động. Nếu bạn là một vận động viên, tập thể dục nhiều hoặc làm việc trong một công việc mà bạn rất năng động, bạn có thể cần nhiều calo hơn vào bất kỳ ngày nào để cung cấp năng lượng cho cơ thể so với khi bạn ít hoạt động.

Bệnh tật

Nhiều tình trạng, bao gồm các vấn đề về tuyến giáp, tiểu đường, bệnh tiêu hóa – như bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích – và ung thư, có thể khiến các cá nhân bị thiếu cân. Bác sĩ có thể giúp xác định các triệu chứng khác và đưa ra chẩn đoán đúng nếu đây là trường hợp dành cho bạn.

Một số loại thuốc

Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể gây buồn nôn và giảm cân, hoặc giảm cảm giác thèm ăn, có thể dẫn đến giảm cân.

Căng thẳng

Cảm giác căng thẳng, quá tải hoặc liên tục lo lắng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và giảm cân. Những cảm giác này có thể được gây ra bởi công việc, các mối quan hệ hoặc một sự kiện khác trong cuộc sống.

Trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác

Trầm cảm, lo lắng và bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào cũng có thể cản trở các kiểu ăn uống lành mạnh và sự thèm ăn – và ảnh hưởng đến cân nặng.

Các vấn đề về hình ảnh cơ thể

Những nỗi sợ về hình thể có thể nhanh chóng biến thành rối loạn ăn uống, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng và thiếu hụt dinh dưỡng.

Hút thuốc

Hút thuốc có thể làm giảm sự thèm ăn, khiến những người hút thuốc dễ bị thiếu cân hơn, Tiến sĩ Feigl Đinh nói.

Thiếu cân có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe

Những người thiếu cân thường không khỏe mạnh, mặc dù điều này không có nghĩa là thiếu cân có nghĩa là bạn bị bệnh, theo ông Fe Fe-Đinh. Nhưng có một số vấn đề sức khỏe có thể được gây ra trực tiếp do thiếu cân. Chúng bao gồm:

Hệ thống miễn dịch kém

Những người rất gầy do dinh dưỡng bị suy giảm hoặc suy dinh dưỡng không thể dự trữ năng lượng, khiến cho việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.

Tăng trưởng và phát triển bị trì hoãn

Trẻ em và thiếu niên cần năng lượng và chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển, cả về thể chất và tinh thần.

Khả năng sinh sản giảm

Phụ nữ có chỉ số BMI rất thấp có thể ngừng kinh nguyệt hoặc có chu kỳ không đều, điều này có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn, Feigl-Ding nói.

Loãng xương

Nguy cơ xương giòn và mất xương nhiều hơn . Tỷ lệ loãng xương cao hơn ở những người gầy hơn, một phần là do thiếu vitamin D và canxi. Nhưng bạn càng gầy, càng ít áp lực mà bạn đặt lên xương, điều này giúp củng cố chúng và bảo vệ chống lại sự hư hỏng.

Thiếu máu

Chế độ ăn uống của một người gầy có thể thiếu chất sắt, dẫn đến thiếu máu .

Dưới đây là cách tăng cân một cách lành mạnh

Đừng chỉ xem xét lượng calo. 

Cố gắng làm cho hầu hết những thứ bạn ăn có đủ chất dinh dưỡng, không chỉ lượng calo cao. Các loại thực phẩm tốt, như ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

Ăn thường xuyên hơn. 

Nếu bạn thấy bạn no nhanh, ăn năm hoặc sáu bữa một ngày có thể giúp bạn bổ sung lượng calo mà không bị quá tải. Một số hoặc tất cả các bữa ăn có thể nhỏ hơn miễn là bạn tăng tổng số calo bạn tiêu thụ vào cuối ngày.

Ăn chất béo loại tốt.

Chất béo không bão hòa vừa có lượng calo cao và nhiều chất dinh dưỡng. Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm bơ và các loại hạt. Hãy thử thêm bơ vào bánh sandwich hoặc thêm các loại hạt vào món salad.

Thêm calo khi bạn có thể. 

Rắc một số loại hạt có hàm lượng calo cao trong món salad hoặc thêm phô mai trong trứng để tăng hàm lượng calo.

Đồ uống có vấn đề. 

Tránh đồ uống nhiều đường, như soda và trà và cà phê ngọt. Lượng calo của các chất lỏng này bị lãng phí bởi vì chúng không có giá trị dinh dưỡng và có thể ngăn bạn tiêu thụ thực phẩm lành mạnh khác. Ngoại lệ sẽ là đồ uống bổ dưỡng, như sinh tố (chỉ cần thêm đường) hoặc sữa nguyên chất.

Thể dục

Xây dựng cơ bắp thông qua một thói quen rèn luyện sức mạnh có thể giúp bạn tăng thêm cân, và bản thân việc tập thể dục có thể là một chất kích thích sự thèm ăn tốt.

Benh.vn ( TH everydayhealth.com)

Bài viết Tăng cân một cách lành mạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tang-can-mot-cach-lanh-manh-63879/feed/ 0
Hệ vi sinh vật đường ruột giúp cơ thể phát triển dù suy dinh dưỡng https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-giup-co-the-phat-trien-du-suy-dinh-duong-59248/ https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-giup-co-the-phat-trien-du-suy-dinh-duong-59248/#respond Thu, 21 Mar 2019 14:02:38 +0000 https://benh.vn/?p=59248 Các chủng vi sinh vật đường ruột chuyển từ trẻ khỏe mạnh sang chuột có thể chống lại những tác động bất lợi sinh ra bởi các vi sinh vật từ trẻ thiếu dinh dưỡng. Đây là kết quả được khẳng định bởi một số nghiên cứu.

Bài viết Hệ vi sinh vật đường ruột giúp cơ thể phát triển dù suy dinh dưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các chủng vi sinh vật đường ruột chuyển từ trẻ khỏe mạnh sang chuột có thể chống lại những tác động bất lợi sinh ra bởi các vi sinh vật từ trẻ thiếu dinh dưỡng. Đây là kết quả được khẳng định bởi một số nghiên cứu.

Nghiên cứu thứ nhất đăng tải trên tạp chí Science, do các nhà khoa học tại Pháp thực hiện. Các nhà khoa học đã tiến hành định danh những chủng vi khuẩn có thể chống lại ảnh hưởng tiêu cực của thiếu dinh dưỡng, mở ra hướng điều trị can thiệp bằng vi sinh vật đường ruột cho căn bệnh suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng là một căn bệnh rất khó chữa mà hàng triệu trẻ em trên thế giới đang mắc phải. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng suy dinh dưỡng có thể làm tổn hại đến sự phát triển của cộng đồng vi sinh vật đường ruột. Do vậy, Laura Blanton, Jeff Gordon và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và khẳng định sự ảnh hưởng này trên các trẻ sơ sinh ở Malawi.

Kết quả cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột ở những trẻ thiếu dinh dưỡng giống với những trẻ ít tháng tuổi và khỏe mạnh, thay vì giống với hệ vi sinh vật ở những đứa trẻ khỏe mạnh cùng tuổi. Khi so sánh 2 nhóm trẻ, họ cũng chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột chưa trưởng thành có liên quan tới sự chậm phát triển ở trẻ thiếu dinh dưỡng.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu phân của các trẻ Malawi từ 6 tới 18 tháng tuổi, cả thiếu dinh dưỡng và khỏe mạnh, sau đó cấy vào chuột vô khuẩn 5 tuần tuổi (chuột không có vi sinh vật đường ruột từ khi sinh ra).

Những con chuột nhận mẫu vi sinh vật đường ruột từ trẻ khỏe mạnh đã tăng cân và tăng cơ nhiều hơn những con chuột nhận mẫu vi sinh vật đường ruột từ trẻ thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, khi cho những con chuột ở 2 nhóm này sống cùng nhau, hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh cũng có thể truyền sang cho những con chuột thiếu dinh dưỡng và giúp hệ vi sinh vật đường ruột của chúng phát triển bình thường.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã định danh được hai chủng vi khuẩn Ruminococcus gnavusClostridium symbiosum có khả năng sửa chữa những sự chậm phát triển của cơ thể.

Trong nghiên cứu khác, Martin Schwarzer và cộng sự chỉ định danh 2 chủng vi khuẩn ruột giúp các hoạt động của hormon phát triển trong cơ thể chuột. Những cá thể chuột sẽ thể hiện sự kháng lại hormon phát triển do thiếu dinh dưỡng.

Kết quả cho thấy hai chủng vi khuẩn này có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực từ việc thiếu dinh dưỡng lâu dài.

Martin Schwarzer và cộng sự trước đó cũng đã định danh các chủng Lactobaccilus plantarum trong ruột của các con ruồi giấm. Các chủng này đã tác động tới sự phát triển của ruồi giấm trong thời kỳ trưởng thành – khi cả 2 yếu tố dinh dưỡng và hormone đều rất quan trọng. Tác động này cũng tương tự trên những con chuột cùng nguồn gen, và đặc biệt là ở chuột vô khuẩn, vì chuột vô khuẩn có nồng độ hormone rất thấp.

Kết quả cho thấy chuột vô khuẩn vị thành niên không thể phục hồi lại sự phát triển bình thường sau khi đổi thực đơn tốt hơn. Nhóm chuột chỉ chứa phần lớn là 2 chủng Lactobacillus platarium trong ruột đã tăng cân rõ ràng hơn. Nói cách khác, 2 chủng vi khuẩn này có tác động hỗ trợ phát triển cơ thể vật chủ gần tương tự như một hệ vi sinh vật đường ruột bình thường.

Tóm lại, những kết quả nghiên cứu này và những gì Blanton, Gordon và các cộng sự đã thực hiện cho thấy: hệ vi sinh vật đường ruột bị biến đổi có thể tác động tới sự phát triển, và một số chủng vi khuẩn có thể giúp hồi phục lại khả năng phát triển cơ thể này.

Bài viết Hệ vi sinh vật đường ruột giúp cơ thể phát triển dù suy dinh dưỡng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/he-vi-sinh-vat-duong-ruot-giup-co-the-phat-trien-du-suy-dinh-duong-59248/feed/ 0
Một số phương thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em https://benh.vn/mot-so-phuong-thuoc-chua-suy-dinh-duong-o-tre-em-3694/ https://benh.vn/mot-so-phuong-thuoc-chua-suy-dinh-duong-o-tre-em-3694/#respond Wed, 04 Jul 2018 03:41:24 +0000 http://benh2.vn/mot-so-phuong-thuoc-chua-suy-dinh-duong-o-tre-em-3694/ Suy dinh dưỡng ở trẻ em trong Đông y gọi là chứng cam tích mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý như ăn thiếu đạm kéo dài hoặc có khi lại ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm giun chúng đã ăn hết dinh dưỡng của cơ thể

Bài viết Một số phương thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy dinh dưỡng ở trẻ em trong Đông y gọi là chứng cam tích mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý như ăn thiếu đạm kéo dài hoặc có khi lại ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm giun chúng đã ăn hết dinh dưỡng của cơ thể. Các thứ tích lâu ở trong hóa nhiệt rồi thương âm gây nên; hoặc các bệnh khác làm tổn thương tỳ vị mà sinh bệnh.

Nguyên nhân và biểu hiện chứng suy dinh dưỡng ở trẻ

Nguyên nhân là do các chứng tỳ cam, can cam, tâm cam, phế cam và thận cam; ngoài ra còn một số dạng cam khác như cam nhiệt, cam tả,… nha cam, nhãn cam, tỳ cam. Nhìn chung các biểu hiện ban đầu đối với trẻ mắc chứng cam tích thường thấy xuất hiện như cơ thể hơi gầy, kém ăn hoặc ăn nhiều, đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, đầy bụng, có thể sốt nhẹ, miệng khát, lòng bàn chân, bàn tay nóng, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế hoạt.

Lâm sàng tùy thuộc vào từng thể mà biểu hiện bệnh chứng cũng khác nhau. Do vậy cần dựa vào từng thể cam tích để gia những phương thuốc trị liệu thích hợp. Sau đây là những phương trị liệu cụ thể cho từng thể.

Thể tỳ hư (còn gọi là tỳ cam)

Tương ứng với suy dinh dưỡng độ 2. Biểu hiện như mặt vàng, người gầy, miệng khô, khát nước, sôi bụng, tiêu chảy. Có trường hợp do tân dịch giảm gây táo bón, bụng to, gân xanh nổi lên, nước tiểu đục trắng, rêu lưỡi trắng.

Phương pháp chữa chính là bổ khí, bổ tỳ vị

Bài 1: hoài sơn 12g, bạch truật 6g, sinh địa 6g; cam thảo nam 4g, mạch môn 4g; sa nhân 2g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần trong ngày.

Bài 2: hoài sơn 8g, đậu ván trắng 8g, bạch truật 6g, chỉ thực 4g, trần bì 4g, kê nội kim 4g. Sắc uống ngày một thang. Nếu do tích trệ thức ăn, bụng trướng, thêm đại phúc bì, sơn tra, thần khúc mỗi vị 4g. Nếu do nhiễm giun gây tích trệ, đau bụng, thêm sử quân tử 4g.

Bài 3: hoàng liên 6g, thần khúc 6g, mạch nha 6g; bạch truật 4g, trần bì 4g, cam thảo 4g, nga truật 4g, thanh bì 4g, sử quân tử 4g, hoàng liên 4g; binh lang 2g, tam lăng 2g, lô hội 0,2g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần.

Bài 4: hoài sơn 100g, ý dĩ 100g, mạch nha 100g; đẳng sâm 50g, bạch truật 50g; hạt cau 25g, vỏ quýt 25g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 16 – 20g bột.

– Chữa suy dinh dưỡng, tiêu chảy do nhiễm giun: hoài sơn 80g, đậu ván trắng 80g, sử quân tử 80g, thần khúc 80g; hoàng liên 40g, sơn tra 40g, bạch đậu khấu 40g; binh lang 20g, sài hồ 6g, mạch nha 6g; lô hội 5g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 4 – 8g.

Thể can cam (tức bệnh do khí huyết hư can thận hư gọi là can cam, tương ứng với suy dinh dưỡng độ 3)

Biểu hiện người gầy, da khô, bộ mặt già, tinh thần mệt mỏi, kém ăn, tiếng khóc nhỏ, rêu lưỡi mỏng khô, lông, tóc khô. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khô loét giác mạc, loét miệng, tử ban (lắng đọng sắc tố), phù thũng…

Phương pháp chữa là bổ khí huyết, bổ can, thận tỳ vị

Bài 1: thục địa 12g; hà thủ ô 8g, kê huyết đằng 8g, ý dĩ 8g, đậu đen 8g, hạt sen 8g; bạch truật 6g, ngũ gia bì 6g, kê nội kim 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

Bài 2: hoài sơn (sao) 60g; phục linh 45g, đậu ván trắng 45g, sơn tra 45g, mạch nha 45g, thần khúc 45g, đương quy 45g, bạch truật (sao) 30g, trần bì 30g, sử quân tử 30g; hoàng liên 20g, cam thảo 20g. Tán bột, rây mịn, trộn với mật ong làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 3g, ngày uống 2 – 3 lần.

Bài 3: đẳng sâm 8g, bạch truật 8g, thục địa 8g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, phục linh 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần. Nếu loét khô giác mạc, thêm kỷ tử, cúc hoa mỗi vị 8g. Nếu loét miệng, thêm ngọc trúc, thăng ma mỗi vị 6g; hoàng liên 4g. Nếu tử ban (lắng đọng sắc tố) thêm hoàng kỳ, a giao. Nếu có sốt mà xuất huyết, thêm sinh địa, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; đan bì 6g. Nếu có phù dinh dưỡng, thêm phục linh 12g, quế chi 2g.

Benh.vn (Theo SKDS)

Bài viết Một số phương thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-phuong-thuoc-chua-suy-dinh-duong-o-tre-em-3694/feed/ 0
Vì sao người Việt suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều nhất thế giới? https://benh.vn/vi-sao-nguoi-viet-suy-dinh-duong-va-benh-tat-nhieu-nhat-the-gioi-8052/ https://benh.vn/vi-sao-nguoi-viet-suy-dinh-duong-va-benh-tat-nhieu-nhat-the-gioi-8052/#respond Sun, 16 Aug 2015 06:33:13 +0000 http://benh2.vn/vi-sao-nguoi-viet-suy-dinh-duong-va-benh-tat-nhieu-nhat-the-gioi-8052/ Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các vấn đề về y tế, giáo dục, an sinh xã hội đều đang được nâng cao. Tuy nhiên, người Việt vẫn bị đánh giá là suy dinh dưỡng và nhiều bệnh tật nhất thế giới. Lý do là gì ?

Bài viết Vì sao người Việt suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều nhất thế giới? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các vấn đề về y tế, giáo dục, an sinh xã hội đều đang được nâng cao. Tuy nhiên, người Việt vẫn bị đánh giá là suy dinh dưỡng và nhiều bệnh tật nhất thế giới. Lý do là gì ?

1. Chiều cao người Việt Nam thấp nhất khu vực châu Á

Theo một số thông tin mới đây từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt Nam hiện thấp nhất khu vực châu Á. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164 cm, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc. Nhìn lại 30 năm qua, người Việt chỉ cao thêm trung bình 1 cm trong 10 năm. So với người Nhật mà trước kia chúng ta vẫn nói là lùn, chiều cao trung bình của họ tăng 10cm sau 40 năm, đạt mức 172 cm với nam và 157 cm với nữ.

2. Tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới

Việt nam được xem là một nước có truyền thống dưỡng sinh thâm thúy, có nghệ thuật ẩm thực đặc sắc gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, tỷ lệ số người mắc đái tháo đường đang ‘phi mã’, thuộc diện hàng đầu thế giới. Trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc đái tháo đường đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc bệnh và cứ 10 ca thì có 6 ca được chuẩn đoán có biến chứng.

3. Bệnh tim mạch tăng nhanh

Theo dự báo của Hội Tim mạch, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%.

4. Số người béo phì tăng nhanh

Theo kết quả nghiên cứu tại 188 quốc gia, được công bố trên tạp chí Lancet ra ngày 29/4/2014, Việt Nam có 14% nam giới và 12% nữ giới trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Điều đáng nói là con số này gia tăng nhanh chóng.

Riêng ở trẻ em, theo số liệu năm 2013 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khoảng 6,5% trẻ dưới 5 tuổi thuộc diện thừa cân béo phì. Riêng thành phố HCM, tỷ lệ này là 15,76%. Ở lứa tuổi tiểu học, con số này còn cao hơn rất nhiều.

5. Trên 90% người Việt Nam bị bệnh răng miệng

Theo PGS-TS Trần Văn Trường – Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, trên 90% dân số Việt Nam bị các bệnh răng miệng… Trong đó, hơn 85% trẻ em độ tuổi 6-8 bị bệnh răng, trung bình là 5,4 chiếc, nhưng 94% số trẻ này không được điều trị.

6. 80% dân số bị nhiễm ký sinh trùng

Theo các chuyên gia y tế, 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc. Như vậy chúng ta lãng phí một lượng lớn thực phẩm ăn vào để nuôi ký sinh trùng. Mỗi ngày, 20 giun đũa có thể tiêu thụ 0,7 mg protein; 1 giun móc tiêu thụ 0,2 ml máu. Chúng làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể và có thể mắc thêm một số vấn đề sức khỏe khác nữa. 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc.

7. Suy dinh dưỡng trẻ em ở mức cao

Hiện nay khoảng 2,2 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Suy dinh dưỡng thể thấp còi lúc nhỏ tuổi sẽ ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành.

(Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm, nguồn: Viện dinh dưỡng)

8. Tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới

Theo bản tin số 7 (124) của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới. Mỗi năm ước tính có khoảng 300.000 ca nạo phá thai. Tỷ lệ này ở thành thị có xu hướng cao hơn nông thôn, những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ phá thai cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Xét về mức sống, nhóm nghèo và cận nghèo có tỷ lệ phá thai thấp hơn so với các nhóm có mức kinh tế trung bình trở lên.

Lời kết

Thật khó mà liệt kê hết các thông tin đánh giá sức khỏe người Việt, nhưng chắc chắn là còn nhiều con số không mong đợi hơn nữa. Vậy nên bạn cũng đừng giật mình khi thấy nói năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/18 so với Singapore.

Trường hợp bạn lạnh lùng không có cảm xúc gì khi nhìn vào những con số trên thì cũng thật là dễ hiểu. Bởi vì có thể sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tinh thần đang thực sự bị tổn hại nghiêm trọng đến không biết nên có cảm xúc nào. Vì chính người Việt cũng thừa nhận dân mình, sau một giai đoạn phát triển tiến lên, thì ngày càng lạnh lùng vô cảm. Bạn có tin hay không thì trạng thái vô cảm cũng là một mặt thể hiện của suy dinh dưỡng sức khỏe tinh thần.

Vì sao sức khỏe người Việt tệ hại đến thế? Có nhiều lý do đã đưa ra, do chiến tranh, do nghèo đói, do ăn uống thiếu khoa học, do làm kinh tế, do thiếu vận động… Về góc độ cơ quan chức năng thì bộ này đổ lỗi cho bộ kia, rồi cuối cùng thì lại quy về là do hiểu biết của người dân kém. Mà kém nên chịu nhiều thiệt thòi, thua thiệt! Mời bạn hãy cùng trở lại trong loạt bài sau để thảo luận chi tiết hơn, và biết đâu cũng sẽ bắt được nguyên nhân bệnh của bạn.

Benh.vn (Sưu tầm)

Bài viết Vì sao người Việt suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều nhất thế giới? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-sao-nguoi-viet-suy-dinh-duong-va-benh-tat-nhieu-nhat-the-gioi-8052/feed/ 0