Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 08 Aug 2023 02:57:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Kích hoạt tế bào gốc mở ra hy vọng mới cho những người hói đầu https://benh.vn/kich-hoat-te-bao-goc-mo-ra-hy-vong-moi-cho-nhung-nguoi-hoi-dau-9886/ https://benh.vn/kich-hoat-te-bao-goc-mo-ra-hy-vong-moi-cho-nhung-nguoi-hoi-dau-9886/#respond Thu, 06 Dec 2018 23:24:50 +0000 http://benh2.vn/kich-hoat-te-bao-goc-mo-ra-hy-vong-moi-cho-nhung-nguoi-hoi-dau-9886/ Một số người quan niệm hói đầu không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chủ nhân. Tuy nhiên đa phần những người hói đều cảm thấy thiếu tự tin vì không được để các kiểu tóc như ý và già hơn so với tuổi. Để giúp các quý ông ngăn ngừa chứng hói đầu, các nhà khoa học thuộc trường ĐH California (UCLA, Mỹ) đã tìm ra một phương thức mới kích hoạt tế bào gốc trong các nang lông làm mọc tóc.

Bài viết Kích hoạt tế bào gốc mở ra hy vọng mới cho những người hói đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số người quan niệm hói đầu không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chủ nhân. Tuy nhiên đa phần những người hói đều cảm thấy thiếu tự tin vì không được để các kiểu tóc như ý và già hơn so với tuổi. Để giúp các quý ông ngăn ngừa chứng hói đầu, các nhà khoa học thuộc trường ĐH California (UCLA, Mỹ) đã tìm ra một phương thức mới kích hoạt tế bào gốc trong các nang lông làm mọc tóc.

Trên tạp chí khoa học Nature Cell Biology, hai nhà khoa học Heather Christofk và William Lowry, thuộc trung tâm nghiên cứu Y học tái tạo Tế bào gốc Eli và Edythe Broad tại UCLA, đã công bố kết quả nghiên cứu về phương pháp chữa hói đầu.

Nhiệm vụ của tế bào gốc nang lông

Các tế bào gốc nang lông là những tế bào sống lâu dài trong nang tóc, tồn tại bên trong da và sinh ra tóc trong suốt cuộc đời con người. Tế bào gốc nang lông thụ động với hàm nghĩa chúng không hoạt động một cách như thông thường, nhưng chúng có thể được kích hoạt nhanh chóng trong một chu kỳ tóc mới – chính là khi tóc mới mọc xuất hiện.

Sự thụ động của các tế bào gốc nang lông được sắp đặt bởi nhiều thành phần. Trong các trường hợp nào đó, chúng bị lỗi khi kích hoạt và đây là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc.

Christofk và Lowry đã chứng minh được rằng quá trình trao đổi chất của tế bào gốc nang lông có sự khác biệt so với những tế bào da khác. Sự trao đổi chất trong tế bào tham gia vào việc phân nhỏ các dưỡng chất cần thiết cho việc phân chia tế bào, tạo ra năng lượng và phản ứng lại với môi trường của chúng. Quá trình trao đổi chất sử dụng các enzyme cho phép những dưỡng chất này sản xuất các “chất chuyển hoá”.

Kích hoạt tế bào gốc nang lông giúp tóc phát triển

Khi các tế bào gốc nang lông sử dụng đường glucose từ máu, chúng chuyển hoá glucose để tạo ra một chất chuyển hoá gọi là pyruvate. Các tế bào sau đó cũng có thể chuyển pyruvate đến các bào quan của chúng – phần cấu tạo trong tế bào tạo ra năng lượng- hoặc có thể chuyển pyruvate thành một loại chất chuyển hoá khác gọi là lactate.

Ông Christofk, phó giáo sự ngành hoá sinh, phân tử và dược lý học chia sẻ “Quan sát của chúng tôi về quá trình trao đổi chất của tế bào gốc nang lông đã khiến chúng tôi kiểm tra xem có phải về mặt di truyền học, việc giảm bớt sự xâm nhập của pyruvate vào bào quan có thể buộc tế bào gốc nang lông sản sinh ra nhiều lactate. Và như vậy có thể kích hoạt các tế bào và làm cho tóc mọc nhanh chóng”.

So sánh lớp lông mọc sau kích hoạt tế bào gốc

Da chuột bên trái chưa mọc lông và bên phải đang mọc lông sau khi dùng dược phẩm UK5099  (Ảnh: UCLA)

Đầu tiên nhóm nghiên cứu đã “khóa” quá trình sản xuất lactate trên chuột và nhận thấy điều này đã ngăn cản sự kích hoạt các tế bào gốc nang lông. Sau đó với sự hợp tác cùng Phòng thí nghiệm Rutter của trường ĐH Utah, các nhà khoa học đã tăng việc sản xuất lactate ở chuột và điều này đã làm tăng tốc quá trình kích hoạt tế bào gốc nang lông, gia tăng mọc tóc. Theo giáo sư Lowry, trước đó chưa có ai biết rằng tăng hay giảm lactate có thể tác động đến các tế bào gốc của tóc.

Nhóm nghiên cứu đã nhận diện được hai loại dược phẩm có thể sử dụng trên da của chuột và tạo ra tác động mong muốn đối với quá trinh sản xuất lactate của các tế bào gốc nang lông.

Loại dược phẩm thứ nhất được gọi là RCGD423, có thể kích hoạt loại tế bào “con đường tín hiệu” có tên gọi JAK-Stat, có thể chuyển thông tin từ ngoài tế bào vào nhân tế bào. Nghiên cứu cho thấy việc kích hoạt JAK-Stat dẫn đến sự gia tăng sản xuất lactate và nó giúp trở lại cho việc kích hoạt tế bào gốc nang tóc, làm cho tóc mọc nhanh hơn. Loại dược phẩm thứ hai là UK5099, có tác dụng “khoá” pyryvate xâm nhập vào bào quan, có tác động lên quá trình sản xuất lactate trong các tế bào nang tóc và đẩy nhanh quá trình phát triển của tóc.

Với thành công trên, các nhà khoa học tin tưởng phương pháp mới sẽ giúp cho những người hói đầu sẽ có những mái tóc bình thường như bao người khác.

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

Bài viết Kích hoạt tế bào gốc mở ra hy vọng mới cho những người hói đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kich-hoat-te-bao-goc-mo-ra-hy-vong-moi-cho-nhung-nguoi-hoi-dau-9886/feed/ 0
Cấm mỹ phẩm từ nhau thai, tế bào gốc con người https://benh.vn/cam-my-pham-tu-nhau-thai-te-bao-goc-con-nguoi-6745/ https://benh.vn/cam-my-pham-tu-nhau-thai-te-bao-goc-con-nguoi-6745/#respond Tue, 13 Nov 2018 05:52:00 +0000 http://benh2.vn/cam-my-pham-tu-nhau-thai-te-bao-goc-con-nguoi-6745/ Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra văn bản cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm - sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần nguồn gốc từ con người…

Bài viết Cấm mỹ phẩm từ nhau thai, tế bào gốc con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra văn bản cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm – sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần nguồn gốc từ con người…

Các sản phẩm được quảng cáo có thành phần nguồn gốc từ con người đang được rao bán rộng rãi

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), các sản phẩm hiện được rao bán trên mạng Internet rất đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Đặc biệt, trong số đó có nhiều sản phẩm được quảng cáo là “hàng xách tay” nhưng thực chất là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Một số mỹ phẩm được quảng cáo chứa chiết xuất từ nhau thai, được sản xuất bằng công nghệ tế bào gốc hoặc sản phẩm được quảng cáo có tác dụng vượt quá tính năng vốn có của nó…

Ông Hùng còn cho biết, các thành phần trong mỹ phẩm có nguồn gốc từ con người thuộc các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đến nay, Cục không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào có chứa nhau thai và tế bào gốc có nguồn gốc từ con người.

Cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, xử lý vi phạm

Chính vì thế, ông Hùng cho biết đã ký công văn gửi đến các Sở Y tế tỉnh, thành trong toàn quốc về tăng cường hoạt động quản lý mỹ phẩm. Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm qua mạng Internet nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố cũng phải tiến hành đẩy mạnh công tác kiểm tra các trường hợp quảng cáo mỹ phẩm trong thành phần có chứa chất chiết xuất từ nhau thai, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tế bào gốc và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh sản phẩm có chứa nhau thai và tế bào gốc có nguồn gốc từ con người cũng như các thành phần khác không được phép sử dụng trong mỹ phẩm…

Cục Quản lý Dược yêu cầu, các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm phải báo cáo về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) và phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng.

An Nguyên – Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Cấm mỹ phẩm từ nhau thai, tế bào gốc con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cam-my-pham-tu-nhau-thai-te-bao-goc-con-nguoi-6745/feed/ 0
Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuống rốn tại Việt Nam https://benh.vn/cach-thuc-chi-phi-luu-tru-te-bao-goc-cua-mau-cuong-ron-tai-viet-nam-6096/ https://benh.vn/cach-thuc-chi-phi-luu-tru-te-bao-goc-cua-mau-cuong-ron-tai-viet-nam-6096/#respond Sat, 13 Oct 2018 05:39:35 +0000 http://benh2.vn/cach-thuc-chi-phi-luu-tru-te-bao-goc-cua-mau-cuong-ron-tai-viet-nam-6096/ Hỏi: Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuốn rốn tại Việt Nam như thế nào? Trả lời: Những trường hợp nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn Bạn đã từng mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính các loại virus viêm gan B, C, HIV, HTLV1. Bạn bị bất […]

Bài viết Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuống rốn tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuốn rốn tại Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Những trường hợp nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn

  • Bạn đã từng mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính các loại virus viêm gan B, C, HIV, HTLV1.
  • Bạn bị bất kỳ bệnh ung thư nào, hoặc các bệnh về máu như suy tủy,…
  • Bạn bị các rối loạn về máu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch do di truyền hay do lây nhiễm.
  • Bạn bị các bệnh lây lan qua đường tình dục trong đó có giang mai.
  • Bạn bị  bất kỳ biến chứng hay bị mắc bệnh trong thời gian mang thai cũng như sinh nở.
  • Bạn có thai ở độ tuổi dưới 18.

Nơi lưu trữ Tế bào gốc máu cuống rốn

Tại BV Truyền máu – Huyết học TP.HCM, để thực hiện lưu trữ TBG máu cuống rốn, trước khi sinh con độ 2 tháng, các cặp vợ chồng liên hệ với BV để được tư vấn, làm hợp đồng lưu trữ, xét nghiệm… Đến ngày sinh, báo cho người của BV đến nơi sản phụ sinh để lấy mẫu máu cuống rốn đem về lưu trữ. Chi phí cho việc điều chế mẫu máu cuống rốn khoảng 17 triệu đồng; chi phí đến nơi sản phụ sinh lấy mẫu khoảng 2,5 triệu đồng (đó là hai khoản tiền cơ bản lúc đầu). Sau đó, trả phí cho mỗi năm lưu trữ khoảng 2,5 triệu đồng. Có thể chọn gói lưu trữ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 18 năm. Còn tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, dịch vụ lưu trữ TBG có chi phí cho năm đầu tiên là 20 – 25 triệu đồng. Sau đó gia đình sẽ chi trả 2,5 triệu đồng/năm trong các năm tiếp theo.

Theo TS-BS Trần Ngọc Quế, Phó giám đốc Trung tâm TBG (Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư), dây rốn sử dụng cho lấy TBG được lựa chọn kỹ càng theo các tiêu chuẩn: tuổi của sản phụ không quá 35, sức khỏe tốt; sinh đủ tháng, không bị sinh non; chuyển dạ không tai biến, không sốt; sơ sinh con của sản phụ không mắc bệnh di truyền, cân nặng khi sinh từ 2,8 kg. Bánh nhau không bị dập nát, không có yếu tố nhiễm trùng; thai không dị dạng. Lượng máu dây rốn ít nhất từ 70 ml trở lên. Sau khi kiểm tra toàn diện, nhân viên y tế sẽ lựa chọn các dây rốn phù hợp, tiếp tục qua các khâu xét nghiệm, xử lý, tách lấy TBG với điều kiện hết sức nghiêm ngặt. TBG được bảo quản ở môi trường nitơ lỏng -150 độ C.

Theo PGS-TS Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư), với TBG máu cuống rốn của các sản phụ được lưu giữ dạng cộng đồng tại ngân hàng, Viện sẽ sử dụng TBG này ghép cho các bệnh nhân bị ung thư máu có chỉ định ghép và các chỉ số phù hợp. Đặc biệt, với người hiến TBG cho lưu trữ dạng cộng đồng, khi cần TBG điều trị bệnh cho bản thân hoặc người thân thì sẽ được tiếp nhận trở lại TBG của mình từ ngân hàng lưu trữ mà không phải trả một khoản phí nào.

Ngân hàng tế bào gốc thuộc bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Tp Hồ chí Minh đã xử lý và lưu trữ hơn 2.500 đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn, sẵn sàng cung cấp phục vụ ghép tế bào gốc nếu có yêu cầu.

Hệ thống lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn BioArchive, lưu trữ bằng Nitơ lỏng -196oC, hoàn toàn tự động, tiện nghi và hiện đại nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ngân hàng tế bào gốc được trang bị hệ thống này.

Sản phẩm TBG MCR được lưu trữ bởi hệ thống lưu trữ lạnh ni-tơ tự động tiên tiến nhất của Mỹ – Hệ thống Bioarchive của hãng Thermogenesis. Với hệ thống lưu trữ này, sản phẩm TBG MCR được quản lý lưu trữ bằng mã vạch, chương trình lưu trữ kiểm soát tốc độ hạ nhiệt tối ưu được điều khiển bằng phần mềm vi tính giúp cho chất lượng các TBG được duy trì khi lưu trữ trong môi trường ni tơ lỏng kéo dài.

Benh.vn

Bài viết Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuống rốn tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-thuc-chi-phi-luu-tru-te-bao-goc-cua-mau-cuong-ron-tai-viet-nam-6096/feed/ 0
Tác dụng thực sự của tế bào gốc https://benh.vn/tac-dung-thuc-su-cua-te-bao-goc-4317/ https://benh.vn/tac-dung-thuc-su-cua-te-bao-goc-4317/#respond Thu, 06 Sep 2018 04:54:05 +0000 http://benh2.vn/tac-dung-thuc-su-cua-te-bao-goc-4317/ Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là các phương pháp làm đẹp từ sản phẩm này tại Việt Nam đang được thổi phồng gấp nhiều lần so với sự thật. Vậy, tế bào gốc là gì? Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe và khả năng làm đẹp cho chị em phụ nữ ra sao?

Bài viết Tác dụng thực sự của tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là các phương pháp làm đẹp từ sản phẩm này tại Việt Nam đang được thổi phồng gấp nhiều lần so với sự thật. Vậy, tế bào gốc là gì? Tác dụng của tế bào gốc đối với sức khỏe và khả năng làm đẹp cho chị em phụ nữ ra sao? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu thực hư vấn đề này.

Tế bào gốc là gì?

Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da… Chức năng đặc biệt của tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể.

Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác.

 

Tế bào gốc

Tế bào gốc có những loại nào?

Tế bào gốc có nhiều loại khác nhau:

  • Mỗi bộ phận trong cơ thể đều có một loại tế bào gốc riêng: tế bào tạo máu, tạo xương, tạo da…
  • Phôi tế bào gốc (từ phôi thai) tạo ra toàn bộ những cơ quan của cơ thể con người trong lúc phát triển.

Vai trò của tế bào gốc đối với sức khỏe con người

Đối với sức khỏe

Tế bào gốc góp phần phục hồi sức khỏe con người trong việc tái tạo, điều trị các căn bệnh:

  • Do bỏng, loét..
  • Bại não.
  • Vô sinh.
  • Ung thư.
  • Căn bệnh thế kỷ HIV.

Trong lĩnh vực làm đẹp

  • Tế bào gốc góp phần tái tạo phục hồi tổn thương, duy trì vẻ đẹp.
  • Hạn chế sự lão hóa của con người.

Các sản phẩm điều chế từ tế bào gốc

– Các sản phẩm điều chế từ tế bào gốc để hỗ trợ chữa bệnh.

– Các loại mỹ phẩm tế bào gốc chiết xuất từ động vật và thực vật.

Hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm tế bào gốc để làm đẹp:

Tại Việt Nam, sự phát triển của những sản phẩm và các phương pháp chăm sóc sắc đẹp từ tế bào gốc nở rộ. Chúng được quảng cáo như một ‘thần dược’ có thể biến da lão hóa nhăn nheo trở nên săn chắc mịn màng, điều trị mụn, vết thâm, sẹo lõm…

Thị trường mỹ phẩm tế bào gốc ở Việt Nam có 2 loại chính là mỹ phẩm tế bào gốc được cho là chiết xuất từ động vật và thực vật. Nhưng tính xác thực của nó thì chẳng có một sự đảm bảo nào ngoài uy tín của người bán.

Thực tế đã có rất nhiều người sử dụng các loại mỹ phẩm từ tế bào gốc và hầu hết mọi người đều cảm thấy chúng không có tác dụng “tuyệt vời” như quảng cáo.

Lịch sử ra đời tế bào gốc

Từ những năm 1950, các nhà khoa học nước ngoài đã phát hiện ra các kháng nguyên trên màng tế bào và kháng thể cơ thể. Năm 1994, Ariff Bongso, nhà khoa học người Sri Lanka, là người đầu tiên trên thế giới tách thành công tế bào gốc từ phôi người.

Sau đó, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác tiếp tục nghiên cứu và đã có nhiều thành tựu quan trọng trong việc sử dụng tế bào gốc nhằm điều trị, chăm sóc sức khỏe con người.

Năm 2004, tại trường ĐH Quốc gia Singapore, P. Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Phan Toàn Thắng là người đầu tiên trên thế giới tách được tế bào gốc từ màng cuống dây rốn, một phát minh đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để có thể chữa lành các vết thương do bỏng, loét do phóng xạ và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Quan niệm về tế bào gốc đối với người nước ngoài

“Công nghệ tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi cấy, nhân rộng ra và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, và chống lão hoá.

Công nghệ tế bào gốc hứa hẹn có thể chữa được nhiều căn bệnh do tác động thay thế hay sửa chữa những tế bào cơ thể ngưng hoạt động hay không làm việc theo đúng như chức năng của chúng, hoặc do bởi các mô cơ thể bị hủy hoại.

Tuy nhiên, những ứng dụng của tế bào gốc vẫn trong vòng thí nghiệm và gây nhiều tranh cãi chứ chưa có một quy trình điều trị thật sự cho bệnh nhân.

Thực tế, tế bào gốc và những sản phẩm từ tế bào gốc ở Mỹ và một số nước châu Âu, Nhật, Hàn… bị cấm sử dụng”

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên bộ môn da liễu, Trường Đại học Y dược TP.HCM

“Tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khỏe con người nên được xem là vấn đề “nóng”. Song, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được.

Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất kêu với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic… được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.

Có những loại mỹ phẩm được giới thiệu là sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, không chứa tế bào gốc trong thành phẩm mà chỉ chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi, chỉ có thể tạo lớp sừng cho da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, không có khả năng điều tri. Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên lưu ý điểm này.

Tế bào gốc hay các sản phẩm liên quan đến nó khi đã trộn chung với mỹ phẩm sẽ không còn tác dụng, thậm chí còn có thể gây nên những phản ứng phụ cho da.

Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan…”

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định

“Hiện nay, các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm”.

Lời kết

Các sản phẩm được điều chế từ tế bào gốc cho đến nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu quả của nó trong việc ứng dụng để chữa bệnh, làm đẹp, chống lão hóa vẫn gây nhiều tranh cãi và bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Vì vậy, để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, người dùng nên cân nhắc khi sử dụng những sản phẩm được điều chế từ tế bào gốc, đặc biệt là các mỹ phẩm từ tế bào gốc được sử dụng để làm đẹp.

Benh.vn

Bài viết Tác dụng thực sự của tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tac-dung-thuc-su-cua-te-bao-goc-4317/feed/ 0
Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/ https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/#respond Sat, 21 Jul 2018 07:07:04 +0000 http://benh2.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/ Theo thống kê, thế giới đã ghi nhận có hơn 100 bệnh đã được điều trị bằng phương pháp dựa vào tế bào gốc. Phát huy tính ưu việt trên, ghép tế bào gốc đang được áp dụng thành công trong điều trị bại não ở trẻ nhỏ.

Bài viết Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê, thế giới đã ghi nhận có hơn 100 bệnh đã được điều trị bằng phương pháp dựa vào tế bào gốc. Phát huy tính ưu việt trên, ghép tế bào gốc đang được áp dụng thành công trong điều trị bại não ở trẻ nhỏ.

Thành công của Việt Nam khi điều trị bại não

Tạp chí  BMC Pediatrics – một trong số 20 tạp chí y khoa hàng đầu thế giới vừa công bố kết quả “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân điều trị bại não ở trẻ em” của GS Nguyễn Thanh Liêm cùng đồng nghiệp Vinmec. Đến nay, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc tự thân từ tủy xương điều trị bại não được công bố trên thế giới.

Với thành công của công trình nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân để điều trị bại não ở trẻ em, Việt Nam đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc chứng minh ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương là phương pháp an toàn và hiệu quả…

Tương lai của phương pháp ghép tế bào gốc

Bác sĩ Nguyễn Thị Thịnh, khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (Hà Nội), người trực tiếp đánh giá các bệnh nhân trước và sau ghép cho biết: “Phương pháp này an toàn với hầu hết bệnh nhân. Chỉ có một số ít ca bị sốt nhẹ và đau, nhưng khi dùng thuốc đều kiểm soát được các tác dụng phụ này. Kết quả cho thấy, 100% bệnh nhân bại não do thiếu oxy đều có cải thiện chức năng vận động sau ghép”.

GS. TS. Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc – Công nghệ gene Vinmec chia sẻ: “Với mỗi trường hợp, trước khi điều trị, chúng tôi phải thăm khám rất kỹ nhằm xác định mức độ phù hợp của bệnh nhận với phương pháp ghép tế bào gốc”, “Khi đủ yêu cầu cấy ghép, quá trình tách chiết và ghép phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Sau đó, bệnh  nhân tiếp tục được kỹ thuật viên hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà. Quy trình được quản lý chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế để nhằm đạt hiệu quả cao nhất”.

Với những thành công trên, các bác sĩ đang nỗ lực đưa các tiến bộ về di truyền và tế bào gốc trên thế giới ứng dụng vào thực tế lâm sàng tại Việt Nam để hàng nghìn người mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội sống khỏe mạnh hơn.

Được biết, ngoài ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bại não, từ đầu năm 2014, Vinmec áp dụng phương pháp này điều trị liệt do chấn thương cột sống, thoái hóa khớp gối, nhồi máu cơ tim, teo đường mật bẩm sinh, xơ gan, ung thư…

Quả ngọt từ “tế bào gốc”

Cháu Lê Bá Anh Đức (6 tuổi) bị bại não sau một tai nạn đuối nước. Gần nửa năm, gia đình anh Lê Bá Hồng Minh ở Thanh Hóa lúc nào cũng đau đớn trước tình trạng con mình toàn thân gồng cứng, không cử động được hay dọa cắn lưỡi, sùi bọt mép, khó thở…

Tháng 6/2016, gia đình đã đưa cháu đến bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và được chỉ định ghép tế bào gốc. Sau 2 lần ghép tế bào gốc từ tủy xương, cháu Đức đã có những biến chuyển bất ngờ như biết được bố mẹ, chơi đùa, có thể ngồi lên và đang tập đi trở lại.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Theo ghi nhận từ đầu năm 2014 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng chục ca bại não bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đó là trường hợp của bé Nguyễn Lê Nhật Lam (8 tuổi, ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), người từng được công chúng xót xa nhắc tới vào giữa năm 2014 khi đối diện với tình trạng “chờ chết vì chứng bệnh lạ”.

Gần một năm bị bệnh tật hành hạ, em chỉ còn da bọc xương, tay chân co rút không cử động được, gần như sống thực vật… Sau khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Vinmec, bé Nhật Lam đã cải thiện chức năng vận động rõ rệt, khả năng ngôn ngữ cũng ngày một tốt hơn.

Hoặc trường hợp của bé Nguyễn Phước Thanh Tuyền (11 tuổi, sống ở TP.HCM) là một trong những bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bại não. Sau 2 lần ghép, Tuyền đã có thay đổi rõ ràng như có thể ngồi vững, tự đi 10-15 bước, tay có thể thực hiện những cử động tinh như xúc cơm ăn…Ngoài ra nhận thức, tư duy, ngôn ngữ của Tuyền cũng có nhiều tiến bộ. Em đã có thể nói được những câu ngắn, khả năng trao đổi, tương tác với người khác tốt, làm được những phép tính đơn giản, phân biệt được màu sắc…

Với những tiến bộ kỹ thuật trên, các bác sĩ Việt Nam đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trẻn con đường chinh phục các căn bệnh phức tạp, vô phương cứu chữa.

Bài viết Giải pháp điều trị bại não cho trẻ từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phap-dieu-tri-bai-nao-cho-tre-tu-te-bao-goc-9406/feed/ 0
Người phụ nữ đầu tiên thoát mù nhờ điều trị bằng tế bào gốc https://benh.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-thoat-mu-nho-dieu-tri-bang-te-bao-goc-7677/ https://benh.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-thoat-mu-nho-dieu-tri-bang-te-bao-goc-7677/#respond Mon, 04 Dec 2017 06:25:56 +0000 http://benh2.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-thoat-mu-nho-dieu-tri-bang-te-bao-goc-7677/ Tài sản quý giá của con người bao gồm trí tuệ, sức khỏe và ngày xưa các cụ thường ví von “giàu hai con mắt”…Qua đó, nêu bật lên vai trò của nhãn quang trong đời sống cũng như sự thiệt thòi của những người không may mất đi thị lực. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của y học, một người phụ nữ ở Anh đã lấy lại được ánh sáng bằng phương pháp điều trị tế bào gốc, mở ra một quá trình điều trị mới cho loài người…

Bài viết Người phụ nữ đầu tiên thoát mù nhờ điều trị bằng tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tài sản quý giá của con người bao gồm trí tuệ, sức khỏe và ngày xưa các cụ thường ví von “giàu hai con mắt”…Qua đó, nêu bật lên vai trò của nhãn quang trong đời sống cũng như sự thiệt thòi của những người không may mất đi thị lực. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của y học, một người phụ nữ ở Anh đã lấy lại được ánh sáng bằng phương pháp điều trị tế bào gốc, mở ra một quá trình điều trị mới cho loài người…

Một người phụ nữ Anh đã trở thành bệnh nhân đầu tiên trong lịch sử đi tiên phong trong việc sử dụng phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc nhằm lấy lại thị lực do mắt bị lão hóa qua thời gian.

Hành trình 10 năm nghiên cứu

Các nhà khoa học và các bác sĩ của Anh đã tiến hành chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào mắt – ở đây là tế bào biểu mô sắc tố ở lớp võng mạc (retinal pigment epithelium) – vào đôi mắt của bệnh nhân. Các tế bào mắt này được phát triển từ các tế bào gốc và được cấy ghép thông qua một “mảnh vá y khoa” được thiết kế đặc biệt. “Mảnh vá” này sau đó sẽ được chèn vào phía sau lớp võng mạc.

Điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc mở ra một triển vọng mới

Quá trình chữa trị chỉ kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, nhưng đây lại chính là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển của Dự án London Project to Cure Blindness (Anh). Mục tiêu của dự án này là mang lại thị lực cho những bệnh nhân mắc phải bệnh thoái hóa võng mạc (age-related macular degeneration (AMD)). Căn bệnh này chiếm tỷ lệ hơn một nửa trong số các bệnh suy giảm thị lực ở các quốc gia phát triển và ảnh hưởng đến hơn 50 triệu dân số trên toàn cầu.

Phương pháp tế bào gốc có thể chữa trị rất thành công bệnh thoái hóa võng mạc ướt (‘wet’ AMD). Nguyên nhân của căn bệnh này bắt nguồn từ những chất cặn trong mắt bị chảy vào “điểm vàng” – một điểm đặc biệt trong mắt nằm gần trung tâm của võng mạc. Trong khi đó, bệnh thoái hóa võng mạc khô lại bắt nguồn từ sự mỏng đi của lớp tế bào biểu mô sắc tố nằm trong lớp võng mạc ở điểm vàng. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả bệnh thoái hóa võng mạc khô.

Chuyên gia phẫu thuật võng mạc Lyndon Da Cruz ở Viện Mắt Moorfiels cho biết “Chúng tôi đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu, và trong một tương lai không xa, những bệnh nhân mắc chứng thoái hóa võng mạc ướt sẽ hoàn toàn được chữa khỏi nhờ vào phương pháp cấy ghép tế bào gốc”.

Kết quả khả quan

Bệnh nhân nữ người Anh hiện đang được các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi trải qua cuộc phẫu thuật vào cuối tháng 9. Vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu lạ hay biến chứng nào xảy ra. Nhóm các nhà khoa học dự đoán rằng, những dấu hiệu phục hồi thị lực đầu tiên ở bệnh nhân sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 12.

Các bác sĩ sẽ quan sát sự phục hồi của bệnh nhân trong khoảng thời gian 1 năm. Nếu phương pháp cấy ghép tế bào gốc này có thể thành công, thực sự phục hồi phần thị lực đã mất của bệnh nhân, thì trong một tương lai không xa, hàng triệu bệnh nhân mắc chứng thoái hóa võng mạc trên toàn thế giới đều sẽ được chữa trị dứt điểm.

 “Chúng tôi thực sự rất hy vọng kết quả của phương pháp chữa trị này sẽ được như mong đợi”, Pete Coffey, bác sĩ chuyên khoa Mắt tại viện nghiên cứu UCL nói. ”Mặc dù phương pháp này chỉ có thể chữa trị được bệnh thoái hóa võng mạc khô. Và căn bệnh này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nhóm bệnh thoái hóa võng mạc nói chung. Nhưng đây sẽ là một tiền đề quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chữa trị mới trong tương lai”.

Được biết, hiện có thêm 9 bệnh nhân đăng ký mong muốn được áp dụng chữa trị bằng phương pháp vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm này.

Tổng hợp

 

Bài viết Người phụ nữ đầu tiên thoát mù nhờ điều trị bằng tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-thoat-mu-nho-dieu-tri-bang-te-bao-goc-7677/feed/ 0
255 ca bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ ghép tế bào gốc https://benh.vn/255-ca-benh-hiem-ngheo-duoc-hoi-sinh-su-song-nho-ghep-te-bao-goc-9335/ https://benh.vn/255-ca-benh-hiem-ngheo-duoc-hoi-sinh-su-song-nho-ghep-te-bao-goc-9335/#respond Thu, 30 Nov 2017 07:05:43 +0000 http://benh2.vn/255-ca-benh-hiem-ngheo-duoc-hoi-sinh-su-song-nho-ghep-te-bao-goc-9335/ Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tủy xương đầu tiên, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phát triển, từng bước tháo gỡ những khó khăn về mặt khoa học, công nghệ, nguồn lực, thống nhất về mặt chuyên môn, đi tắt đón đầu trong ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh. Đến nay, nước ta đã có nhiều cơ sơ tham gia vào hoạt động tế bào gốc, đạt được những thành công đáng mừng, được bạn bè quốc tế công nhận.

Bài viết 255 ca bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ ghép tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tủy xương đầu tiên, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phát triển, từng bước tháo gỡ những khó khăn về mặt khoa học, công nghệ, nguồn lực, thống nhất về mặt chuyên môn, đi tắt đón đầu trong ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh. Đến nay, nước ta đã có nhiều cơ sơ tham gia vào hoạt động tế bào gốc, đạt được những thành công đáng mừng, được bạn bè quốc tế công nhận.

Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – truyền máu Trung ương đưa ra tại Hội nghị khoa học về ghép tế bào gốc toàn quốc lần thứ IV/2017 vừa diễn ra.

Toàn cảnh hội nghị khoa học về ghép tế bào gốc toàn quốc lần thứ IV/2017 với sự tham gia của 400 đại biểu trong nước và quốc tế

Thành tựu về ghép tế bào gốc đã đạt được

Kỹ thuật ghép tế bào gốc tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều chuyên khoa và bệnh lý khác nhau. Ghép tế bào gốc đang thực sự mở ra cơ hội cứu sống người bệnh mắc các bệnh máu, đặc biệt là bệnh máu ác tính. Nhiều bệnh nhân sau ghép đã trở về cuộc sống bình thường, lập gia đình, sinh con… Tất cả đó là những bằng chứng sống khẳng định phương pháp ghép Tế bào gốc đang trở thanh một thần trong điều trị hiện nay.

Theo GS Trí, hiện tại, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là đơn vị có hoạt động tế bào gốc phát triển nhất cả nước với sự đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ của hệ thống labo, phòng ghép đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, các kỹ thuật ghép luôn được cập nhật. Ghép tế bào gốc là lĩnh vực mũi nhọn của Viện và được áp dụng thường quy vào điều trị các bệnh máu ác tính.

“Tại Viện Huyết học – truyền máu Trung ương, ghép tế bào gốc được triển khai từ năm 2006, đến nay đã tiến hành được trên 255 ca (trong đó ghép tự thân là 118 ca, ghép đồng loại là 137 ca; trong ghép đồng loại có 17 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng). Nhờ ghép tế bào gốc, nhiều bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường. Đặc biệt, từ năm 2014, Viện Huyết học – truyền máu Trung ương đã thành lập và đưa vào hoạt động Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Hiện tại, ngân hàng đang lưu trữ 2.926 mẫu, trong đó có 18 mẫu đã được dùng để ghép cho người bệnh”- GS Nguyễn Anh Trí nêu rõ.

Kế hoạch triển khai hoạt động tế bào gốc trong tương lai

Tại Hội nghị khoa học về ghép tế bào gốc toàn quốc lần thứ IV/2017, đã có 46 bài báo cáo khoa học và chuyên luận của các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã được báo cáo, thảo luận.  Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận về chiến lược, hoạch định chính sách để tổ chức triển khai việc hoạt động tế bào gốc tại Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời báo cáo những thành công, kinh nghiệm trong lĩnh vực ghép tế bào gốc ở trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới.

Bệnh nhân được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.Ảnh Vương Tuấn

Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia, y bác sĩ trong ngành cùng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, cùng nhau hướng về tương lai và tiếp tục phát triển sự nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc với những thành công rực rỡ và bền vững hơn.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Y tế đã tặng kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 5 chuyên gia đến từ Hoa kỳ, Đức, Nhật Bản vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y tế Việt Nam.

Benh.vn ( Theo SK&ĐS)

Bài viết 255 ca bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ ghép tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/255-ca-benh-hiem-ngheo-duoc-hoi-sinh-su-song-nho-ghep-te-bao-goc-9335/feed/ 0
Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị Down https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-nhung-benh-nhan-bi-down-9254/ https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-nhung-benh-nhan-bi-down-9254/#respond Fri, 22 Sep 2017 07:04:08 +0000 http://benh2.vn/hy-vong-moi-cho-nhung-benh-nhan-bi-down-9254/ Hội chứng Down hiện tại không thể chữa trị đem đến nhiều buồn phiền, khó khăn cho bệnh nhân cũng như người thân. Mới đây các bác sĩ trên thế giới đã thử nghiệm sử dụng tế bào gốc đem lại hy vọng cho căn bệnh này

Bài viết Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị Down đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng Down hiện tại không thể chữa trị đem đến nhiều buồn phiền, khó khăn cho bệnh nhân cũng như người thân. Mới đây các bác sĩ trên thế giới đã thử nghiệm sử dụng tế bào gốc đem lại hy vọng cho căn bệnh này

Hội chứng Down hay còn gọi là tam thể bội 21 (trisomy 21), được dùng để miêu tả 1 loạt bệnh lý liên quan đến hiện tượng rối loạn thừa 1 hoặc một đoạn nhiễm sắc thể thứ 21 ở người. Theo các nhà khoa học, bệnh Down không thể chữa trị, tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ đã dùng tế bào gốc để điều trị bệnh Down, mở ra hy vọng mới cho người bệnh.

Hội chứng Down có hơn 30 kiểu hình bệnh lý, gọi là bệnh đa hệ thống. Người mắc hội chứng Down thường chậm phát triển trí tuệ, hạn chế khả năng học tập và ghi nhớ và mắc các căn bệnh khác như nhược cơ, bệnh tim mạch, bệnh bạch cầu, bệnh Alzheimer sớm, thiểu năng tuyến giáp, trầm cảm, thừa cân, béo phì, vô sinh…

Phương pháp sử dụng tế bào gốc

Tháng 2/2017, trên tạp chí Front Line Genomics đã đăng tải việc điều trị người bệnh Down bằng tế bào gốc tại Bệnh viện Nutech Mediworld ở New Delhi, Ấn Độ. Qua đó, các bác sĩ của bệnh viện đã dùng tế bào gốc từ phôi hiến tặng để điều trị cho 14 người bệnh mắc bệnh Down bằng cách tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da. Kết quả, người bệnh được điều trị đã có những cải thiện đáng kể về tâm vận động, ngôn ngữ…

Trong một tiếp cận khác, các nhà khoa học của Công ty công nghệ sinh học Elixirgen (nằm trong Công viên khoa học – công nghệ John Hopkins, Baltimore, Mỹ) đã tìm cách chỉnh sửa tính lệch bội trong tế bào nuôi cấy lấy từ người bệnh mắc hội chứng Down và hội chứng Edwards.

Các nhà khoa học của công ty đã đưa 1 loại protein. Sau 2 tuần tác động, đã có 40% tế bào trở thành bình thường. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với hội chứng Edwards. Tương tự, các nhà khoa học ở Đại học Massachusetts cũng đã thực hiện thí nghiệm tạo tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng từ tế bào da của người bệnh Down. Các nhà khoa học đã “khóa” được nhiễm sắc thể 21 thừa (người mắc hội chứng Down có 3 nhiễm sắc thể 21 trong khi người bình thường chỉ có 2).

Thời gian và những vấn đề cần làm sáng tỏ

Để việc nghiên cứu điều trị người bệnh Down đúng hướng, các nhà khoa học đang tập trung giải quyết nhiều vấn đề y sinh cơ bản mà đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Đầu tiên mà các nhà khoa học đang quan tâm là những phát triển bất thường nào của não đóng vai trò quyết định cho tình trạng chậm phát triển trí tuệ, kém nhớ và sa sút trí tuệ (bệnh Alzheimer) sớm.

Để làm rõ vấn đề này, ngoài các nghiên cứu cơ bản về cấu tạo, sinh học phân tử, các nhà khoa học còn chú ý đến tế bào gốc thần kinh như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu sự phát triển vỏ não ở người bình thường nói chung và ở người bệnh Down nói riêng.

Một số người bị Down đã trở thành MC, người mẫu, thiết kế thời trang…trên thế giới

Hội chứng Down và quan hệ với bệnh Alzheimer

Hội chứng Down trước hết là bệnh thoái hóa thần kinh. Tế bào gốc thần kinh có thể là một trong những chìa khóa quan trọng nhất giúp hiểu quá trình phát triển bệnh lý, đồng thời giúp điều trị can thiệp. Hội chứng Down cũng là bệnh di truyền, vì thế phải làm rõ hàng loạt các vấn đề liên quan đến di truyền học và hệ gen học liên quan đến nhiễm sắc thể 21.

Người bị Down rất dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ sớm, với khoảng 60% người bệnh bị Alzheimer sớm ở tuổi 40. Điểm tương đồng giữa người bệnh Alzheimer và người bệnh Down đang được nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Những nghiên cứu như vậy vừa giúp ích cho người bệnh Down vừa giúp ích cho người bệnh Alzheimer.

Chăm sóc, điều trị người bệnh Down đang thu hút các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà giáo dục với những công nghệ mới, độc đáo nhằm giúp người bệnh sớm đạt được mục đích chữa khỏi bệnh Down, trong đó bao gồm cả phương pháp sử dụng tế bào gốc. Tuy vậy, với những thành công đã đạt được từ phương pháp này còn cần một thời gian dài nghiên cứu, theo giõi trước khi đưa vào áp dụng thực tế.

Benh.vn (Theo Tuoitre.vn)

Bài viết Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị Down đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hy-vong-moi-cho-nhung-benh-nhan-bi-down-9254/feed/ 0
Nuôi cấy thành công dạ dày nhân tạo từ tế bào gốc https://benh.vn/nuoi-cay-thanh-cong-da-day-nhan-tao-tu-te-bao-goc-6070/ https://benh.vn/nuoi-cay-thanh-cong-da-day-nhan-tao-tu-te-bao-goc-6070/#respond Mon, 18 Sep 2017 05:39:05 +0000 http://benh2.vn/nuoi-cay-thanh-cong-da-day-nhan-tao-tu-te-bao-goc-6070/ Theo tin mới nhận được, các nhà khoa học tại Viện nhi Cincinnati thuộc bang Ohio, của Mỹ vừa nuôi cấy thành công dạ dày mini trong phòng thí nghiệm. Kết quả này đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển các phương pháp điều trị những căn bệnh liên quan đến dạ dày.

Bài viết Nuôi cấy thành công dạ dày nhân tạo từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo tin mới nhận được, các nhà khoa học tại Viện nhi Cincinnati thuộc bang Ohio, của Mỹ vừa nuôi cấy thành công dạ dày mini trong phòng thí nghiệm. Kết quả này đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển các phương pháp điều trị những căn bệnh liên quan đến dạ dày.

Qua đó, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc đa năng của con người để phát triển thành tế bào dạ dày rồi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Kết quả sau một tháng thử nghiệm, các tế bào này đã phát triển thành một chiếc dạ dày hoàn chỉnh, có đầy đủ chức năng giống dạ dày thật với đường kính khoảng 3mm (hình dạng giống quả bóng bầu dục). Các thử nghiệm trên chuột cho thấy chiếc “dạ dày nhỏ” này sẽ được dùng để lấp các lỗ hổng do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Theo ông Jim Wells (nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Bệnh viện nhi Cincinnati: “Từ trước đến nay, không ai tạo ra được các tế bào dạ dày từ các tế bào gốc đa năng của con người. Thông thường, khi nghiên cứu thường sử dụng động vật để nghiên cứu bệnh ở người. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu vì các cơ quan nội tạng của động vật không giống của con người.”

Nuôi cấy thành công dạ dày nhân tạo từ tế bào gốclà một một hướng đi mới trong quá trình chữa trị, cấy ghép các bệnh về dạ dày, tiểu đường, béo phì…

Hải Yến – Skcs.vn

 

Bài viết Nuôi cấy thành công dạ dày nhân tạo từ tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nuoi-cay-thanh-cong-da-day-nhan-tao-tu-te-bao-goc-6070/feed/ 0
Bệnh nhân tan máu bẩm sinh đầu tiên được ghép tế bào gốc https://benh.vn/benh-nhan-tan-mau-bam-sinh-dau-tien-duoc-ghep-te-bao-goc-7532/ https://benh.vn/benh-nhan-tan-mau-bam-sinh-dau-tien-duoc-ghep-te-bao-goc-7532/#respond Sat, 01 Jul 2017 06:23:01 +0000 http://benh2.vn/benh-nhan-tan-mau-bam-sinh-dau-tien-duoc-ghep-te-bao-goc-7532/ Bệnh nhân tên Trần Gia Hưng, 3 tuổi, quê ở Hà Nam, mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ nhỏ, bệnh nhân được điều trị và truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Bài viết Bệnh nhân tan máu bẩm sinh đầu tiên được ghép tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhân tên Trần Gia Hưng, 3 tuổi, quê ở Hà Nam, mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ nhỏ, bệnh nhân được điều trị và truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Khi biết con trai mắc bệnh Thalassemia, hai vợ chồng anh Trần Ngọc Hòa ở Hà Nam quyết định sinh thêm em bé để có cơ hội cứu sống đứa con trai. Và sau đó, mẫu tế bào gốc máu dây rốn ghép cho bệnh nhân được lấy từ máu cuống rốn của em gái bệnh nhân sinh cách đây 2 tháng sau khi trải qua nhiều xét nghiệm.

Đây là sự kiện vô cùng đặc biệt, là tin vui đối với bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh đồng thời mở ra cơ hội mới trong điều trị bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam (một đất nước có trên 10 triệu người đang mang gen bệnh quái ác này

Được biết, bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nếu ở mức độ nặng, người bệnh bị thiếu máu nặng, xanh xao, da và vùng mắt vàng, chậm phát triển thế chất, sốt tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác. Nếu được truyền máu đầy đủ trẻ có thể phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi.

Benh.vn (tổng hợp)

Bài viết Bệnh nhân tan máu bẩm sinh đầu tiên được ghép tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhan-tan-mau-bam-sinh-dau-tien-duoc-ghep-te-bao-goc-7532/feed/ 0