Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 19 Sep 2023 07:50:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống https://benh.vn/nhung-cach-don-gian-de-bao-ve-cot-song-6950/ https://benh.vn/nhung-cach-don-gian-de-bao-ve-cot-song-6950/#respond Tue, 19 Sep 2023 06:11:47 +0000 http://benh2.vn/nhung-cach-don-gian-de-bao-ve-cot-song-6950/ Ai cũng biết cột sống là một bộ phận quan trọng vì nó là trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Để bảo vệ cột sống khỏe mạnh ngoài việc tập luyện thể thao, còn có những việc rất đơn giản mà mỗi chúng ta ai cũng có thể thực hiện được.

Bài viết Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ai cũng biết cột sống là một bộ phận quan trọng vì nó là trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Để bảo vệ cột sống khỏe mạnh ngoài việc tập luyện thể thao, còn có những việc rất đơn giản mà mỗi chúng ta ai cũng có thể thực hiện được.

Tìm hiểu cấu trúc của cột sống

Cột sống là một tập hợp gồm 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và cơ.

cau-tao-cot-song

Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống và hệ thống dây chằng, cơ…

Cột sống bao gồm 5 đoạn:

  • 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7.
  • 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12.
  • 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5.
  • 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5.
  • Các đốt xương cụt (xương cụt)

Tác dụng của cột sống

  • Là trụ cột duy nhất của cơ thể
  • Là cơ quan chứa đựng thần kinh, nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…
  • Hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng.
  • Nhờ cột sống con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí…

Khi cột sống bị suy yếu sẽ gây trở ngại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cơ, tê liệt toàn thân…

Phương pháp bảo vệ cột sống

Để bảo vệ cột sống, đầu tiên cần lưu ý tới cấu trúc và tư thế sinh lý của cột sống, giảm thiểu tác động mạnh lên cột sống, chống cong vẹo.

Bảo vệ cột sống nhờ giữ cơ thể ở tư thế thẳng và phù hợp với độ cong sinh lý

Khi chúng ta thường xuyên đi, đứng, ngồi ở tư thế sai lệch sẽ gây tê mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng, giãn dây chằng, đau cột sống kéo dài. Lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương mặt khớp, gây thoái hóa cột sống, tổn thương các đĩa đệm, yếu cơ, vẹo cột sống…

Vì vậy, hãy giữ tư thế đúng là giữ cho cột sống thẳng nhưng vẫn duy trì được độ cong sinh lý của cột sống ở vùng cổ và vùng thắt lưng.

Giữ cơ thể ở tư thế thẳng để bảo vệ cột sống

Đối với người làm việc văn phòng, cần thả lỏng chân chạm đất, lưng tựa vào ghế để phần thân trên hơi ngả về sau.Máy tính nên đặt ngang tầm mắt để đầu không phải cúi xuống hay ngước lên.

Tư thế đi, đứng đúng là đầu, vai và hông phải được giữ thăng bằng tự nhiên theo cơ thể trên trục thẳng. Lưu ý, khi muốn nhặt đồ vật dưới đất thì nên ngồi xuống để nhặt, tránh khom cúi quá mức, đặc biệt là những người già.

Bảo vệ cột sống bằng cách thở bụng sâu giúp tăng tính đàn hồi dây thần kinh cột sống

Nếu một người hít thở bình thường thì chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực còn thở bụng có thể vận dụng cả cơ bụng, cơ đáy chậu và hệ thống dây thần kinh cột sống.

Vì vậy cần tập cách  hít sâu, thở ra thật chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, thúc đẩy khí huyết đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Khi thường xuyên thực hiện các động tác trên, hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu đều hoạt động tích cực khi thở bụng.

Ngoài ra, thở bụng nhiều lần trong ngày có thể cải thiện sức khỏe cột sống, tăng độ nhanh nhạy và đàn hồi của dây thần kinh cột sống. Qua đó giúp giảm đau và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái…

Bảo vệ cột sống bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho cột sống

Ai cũng nghĩ rằng muốn giữ cho cột sống khỏe mạnh cần luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên ít ai nghĩ rằng chế độ ăn uống hàng ngày lại ảnh hưởng đến cột sống.

thuc-pham-tot-cho-cot-song

Thực phẩm giàu chất béo, omega-3 rất tốt cho cột sống

Vì vậy, để bảo vệ cột sống khỏe mạnh chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, protein, chất béo và trái cây tươi để giữ cơ thể không bị thừa cân và bổ sung cơ bắp cho cột sống là điều kiện hàng đầu.

Khi cột sống bị suy yếu như mỏi, đau lưng do giãn dây thần kinh cột sống, chúng ta cần phải bổ sung đa dạng các loại vitamin như B-complex (7 vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate) và chất béo Omega-3. Các chất này có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu và một số loại cây, quả như rau tía tô, trái kiwi…

Bảo vệ cột sống nhờ tiếp xúc với ánh nắng ban mai mỗi ngày

Ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt lên các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ miễn dịch, mắt và cột sống.

Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng, giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, tăng sự hào hứng trong công việc và sinh hoạt thường ngày.Ngoài ra nó còn cung cấp vitamin D và rất tốt cho cột sống.

Vì vậy, chúng ta nên dành từ 10 đến 20 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh mặt trời. Đặc biệt là ánh bình minh buổi sáng rất tốt cho sức khỏe và bộ xương khỏe mạnh.

Luyện tập thiền giúp kéo thẳng gai cột sống

Tập thiền rất tốt cho các bộ phận của cơ thể, giúp khôi phục sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, tăng năng suất hoạt động thể chất và tinh thần, giúp kéo dài tuổi thọ.

thien-tinh-toa

Tập thiền rất tốt cho hệ xương khớp, đặc biệt là cột sống

Ngoài ra, thiền còn rất tốt cho hệ xương khớp vì người luyện tập thiền thường xuyên có xu hướng tập trung vào bên trong tâm trí và cơ thể, điều đó giúp kéo thẳng gai cột sống một cách tự nhiên.Vì vậy, chúng ta nên dành ra từ 10 đến 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài thiền. Có thể sử dụng thời gian buổi tối hoặc giữa giờ nghỉ.

Ngủ đủ giấc và ngủ đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh còn khiến cho lưng và các bệnh về cột sống cổ phát triển. Vì vậy, chúng ta cố gắng dành từ 6 đến 8 tiếng cho giấc ngủ mỗi đêm.

Bên cạnh đó cần ngủ đúng tư thế thẳng, gối đầu thấp (tư thế này ít tạo áp lực lên cột sống nhất). Đặc biệt cần tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ như vô tuyến, điện thoại di động, ipad…

Lời kết

Cơ thể con người là một kiệt tác của tạo hóa. Ngoài trí thông minh, các cử động của con người được điều khiển bởi não bộ với các hoạt động từ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế đến mạnh mẽ, dẻo dai và quyết liệt – trong đó phải kể đến vai trò của cột sống.

Vì vậy, để tránh các bệnh như thoái hoá cột sống, tổn thương đĩa đệm, vẹo cột sống…Chúng ta cần giữ cơ thể ở tư thế thẳng và phù hợp với độ cong sinh lý, bổ sung những thực phẩm tốt cho cuộc sống như các loại vitamin, chất béo, Omega-3, ngủ đúng tư thế, luyện tập thiền…

Bài viết Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-cach-don-gian-de-bao-ve-cot-song-6950/feed/ 0
Cảnh giác với những hoạt động đơn giản nhưng gây tổn thương cột sống https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-hoat-dong-don-gian-nhung-gay-ton-thuong-cot-song-9764/ https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-hoat-dong-don-gian-nhung-gay-ton-thuong-cot-song-9764/#respond Tue, 25 Oct 2022 08:22:31 +0000 http://benh2.vn/canh-giac-voi-nhung-hoat-dong-don-gian-nhung-gay-ton-thuong-cot-song-9764/ Cột sống là trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là cơ quan chứa đựng hệ thống thần kinh, tạo nên khả năng vận động và chuyển động của con người. Để bảo vệ cột sống, người dân cần chú trọng đến từng động tác nhỏ trong cuộc sống…

Bài viết Cảnh giác với những hoạt động đơn giản nhưng gây tổn thương cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cột sống là trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là cơ quan chứa đựng hệ thống thần kinh, tạo nên khả năng vận động và chuyển động của con người. Để bảo vệ cột sống, người dân cần chú trọng đến từng động tác nhỏ trong cuộc sống…

ton-thuong-cot-song

Xách túi khi đi chợ

Hãy nhớ rằng những đồ vật nặng được nâng lên bởi sức mạnh ở cánh tay. Đối với hầu hết phụ nữ, vật nặng là những vật có trọng lượng hơn 2 kg và đàn ông là nhiều hơn 5 kg.

Lời khuyên: Chỉ nên xách túi với trọng lượng phân bố đều trên cả hai tay.

Rửa bát

Thông thường chúng ta thường cúi xuống khi rửa gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm đốt sống ở phần ngực khiến chúng nhanh chóng mòn, dẫn đến đau giữa hai bên vai.

Lời khuyên: Nên đặt một chân lên ghế để giữ thẳng người, giảm áp lực đè lên xương sống.

Thay bánh xe hỏng

Thợ sửa xe thường xuyên phải thay bánh xe hỏng và đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng trong suốt thời gian còn lại của ngày.

Lời khuyên: Khi cần phải thay bánh xe cần ngồi trên mặt đất, ngang bằng với bánh của xe để tiến hành thay thế.

Lau rửa sàn

Việc dọn dẹp nhà cửa tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng lại tốn nhiều sức lực, gây mỏi chân, lưng, cánh tay… Để ngăn ngừa việc này, không rửa sàn bằng tay và khăn lau.

Lời khuyên: Dùng cây lau dài để hạn chế việc phải cúi xuống quá nhiều, gây tổn thương cột sống.

Buộc dây giày

Theo thói quen chúng ta thường cúi xuống để buộc dây giày. Tuy nhiên, tư thế uốn cong lưng sẽ làm tổn thương đĩa đệm, cột sống dễ bị bào mòn.

Lời khuyên: Nên buộc dây giày khi ngồi với chân co lên để bảo vệ cột sống.

Lấy đồ vật nặng từ trên cao

Khi với lên cao, xương sống của bạn trải dài. Tiếp theo, hành động hạ một chiếc vali hoặc đồ vật nặng sẽ gây tác động lên xương sống. Điều này được bí như ném một viên gạch vào quả bóng do đó gây ảnh hưởng đến đĩa đệm.

Lời khuyên: Nếu cần mang một vật gì đó nặng từ phía trên, hãy sử dụng ghế để giảm áp lực xuống mức tối thiểu.

Mang ba lô

Một chiếc ba lô nhét đầy đồ dùng và cách đeo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến cột sống.

Lời khuyên: Ưu tiên cho ba lô với dây đai rộng và mềm, đeo đều sang 2 bên, có tác dụng chống sốc tốt hơn và giảm áp lực lên cổ và cột sống.

Bài viết Cảnh giác với những hoạt động đơn giản nhưng gây tổn thương cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-giac-voi-nhung-hoat-dong-don-gian-nhung-gay-ton-thuong-cot-song-9764/feed/ 0
Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/ https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/#respond Sat, 13 Oct 2018 05:25:34 +0000 http://benh2.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/ Đau thắt lưng là đau khu trú từ ngang đốt sống thắt lưng 1 xuống nếp lằn mông, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 65 đến 90% những người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất một lần trong đời.

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau thắt lưng là đau khu trú từ ngang đốt sống thắt lưng 1 xuống nếp lằn mông, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 65 đến 90% những người trưởng thành bị đau vùng thắt lưng ít nhất một lần trong đời.

Đau thắt lưng thường gặp do đặc điểm giải phẫu và chức năng đặc biệt của vùng này; là vùng bản lề đảm nhiệm chính vận động cúi, ngửa, nghiêng, xoay; có tầm và biên độ vận động lớn đồng thời chịu nhiều áp lực và sức nặng của cơ thể khi hoạt động.

Ở Việt Nam, ước tính đau thắt lưng chiếm tỷ lệ 2% trong cộng đồng; 6% trong tổng số các bệnh xương khớp. Đau thắt lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều cách xử trí khác nhau tùy theo nguyên nhân của bệnh.

Dấu hiệu bệnh đau cột sống thắt lưng

Triệu chứng lâm sàng

– Đau cột sống thắt lưng do giãn dây chằng.

  • Thường xuất hiện sau gắng sức, vận động mạnh, đột ngột, sai tư thế.
  • Co cứng cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động vùng thắt lưng.
  • Có điểm đau cạnh cột sống vùng thắt lưng.

– Đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.

  • Đau từ vùng thắt lưng lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa xuống mông, mặt sau ngoài đùi và trước ngoài cẳng chân, đến gót hoặc các ngón chân. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông như tê bì, kiến bò, kim châm, hoặc đau rát.
  • Dấu hiệu Lassegue dương tính: do làm căng dây thần kinh tọa.
  • Rối loạn cơ tròn nếu có chèn ép tủy hoặc đuôi ngựa.
  • Có thể có teo cơ vùng đùi, cẳng chân ở bệnh nhân đau mạn tính.
  • Phản xạ gân xương bánh chè, gân gót giảm hoặc mất.

– Đau cột sống thắt lưng trong bệnh cảnh toàn thân.

  • Đau lưng do nhiễm khuẩn (lao, viêm đốt sống, đĩa đệm…) hoặc trong bệnh cảnh ung thư.

Một số xét nghiệm cần thiết

– Xét nghiệm máu thường trong giới hạn bình thường.

– X quang thường quy: thẳng, nghiêng, chếch ¾ hai bên giúp chẩn đoán nguyên nhân như thoái hoá, loại trừ một số tổn thương như xẹp, lún đốt sống v.v.

– Chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính: có nhiều giá trị trong chẩn đoán các nguyên nhân phức tạp như thoát vị đĩa đệm, các tổn thương mà chụp Xquang thường không phát hiện được.

Biến chứng, nguy hiểm

Liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác nếu nguyên nhân gây đau lưng nặng nề như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hoá cột sống nặng, lún xẹp đốt sống

Nguyên nhân của bệnh đau cột sống thắt lưng

– Do gắng sức, vận động mạnh sai tư thế, chấn thương cột sống.

– Thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, trượt đốt sống.

– Bất thường ở cột sống (cong, vẹo, gù ưỡn quá mức, gai đôi cột sống).

– Loãng xương (gặp ở nữ sau mãn kinh).

– Lao cột sống, ung thư di căn vào cột sống.

– Các nhiễm trùng thần kinh cấp tính (viêm tủy).

Chẩn đoán nguyên nhân

Dựa vào hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

Điều trị bệnh

Điều trị vật lý và Phục hồi chức năng

Giai đoạn cấp

– Nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Vật lý trị liệu:

  • Nhiệt trị liệt: Chườm lạnh
  • Điện trị liệt: Điện phân dẫn thuốc; Điện xung giảm đau; Sóng ngắn; Siêu âm

Sau giai đoạn cấp

– Vật lý trị liệu: Nhiệt; Điện trị liệu; Xoa bóp nhẹ nhàng.

– Kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy.

– Tập vận động cột sống thắt lưng: các bài tập cho cột sống:

  • Khởi động trước khi tập: Người tập nằm ngửa trên sàn nhà, chân trái duỗi thẳng sát trên sàn nhà, gấp chân phải vào bụng, cài hai bàn tay vào nhau ở phía sau đùi phải, kéo đùi về phía ngực đến mức tối đa. Giữ như vậy 30 giây rồi đưa chân về vị thế bắt đầu. Làm tiếp như vậy với chân trái. Tập từ 05 đến 10 lần cho mỗi chân. Sau đó người tập nằm ngửa, hai gối gấp, lòng bàn chân sát trên sàn nhà, thót bụng lại đồng thời với thở ra, đẩy đoạn thắt lưng duỗi thẳng sát trên mặt sàn nhà, giữ 05 giây rồi trở về vị thế bắt đầu. Tập lại như vậy từ 05 đến 10 lần
  • Duỗi cột sống: Người tập nằm sấp trên đệm hoặc sàn nhà, chống hai bàn tay, khuỷu tay và cẳng tay lên mặt đệm hoặc sàn nhà, sau đó từ từ duỗi hai khuỷu tay, đẩy nâng thân mình phía trên lên, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay chống trên sàn nhà. Giữ ở tư thế đó trong 10 giây sau đó trở về vị thế bắt đầu. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy.
  • Gấp, duỗi cột sống thắt lưng: Người tập quỳ hai gối và chống hai bàn tay xuống sàn nhà, hai tay duỗi, đầu và thân mình thẳng, sau đó từ từ làm võng thắt lưng xuống đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây, rồi thót bụng lại, cúi đầu xuống và cong vùng thắt lưng lên đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây rồi trở về vị thế bắt đầu. Tập lại từ 5 đến 10 lần như vậy.
  • Làm mạnh nhóm cơ bảo vệ cột sống: Người tập nằm ngửa trên đệm hoặc trên sàn nhà, hai gối gấp, lòng bàn chân sát trên mặt đệm, hai tay bắt chéo qua trước ngực. Duỗi đoạn thắt lưng thẳng sát trên sàn nhà như trong bài khởi động, sau đó từ từ nâng mông lên khỏi mặt đệm càng nhiều càng tốt. Giữ ở vị trí đó trong 05 giây sau đó đưa mông trở lại vị thế ban đầu. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy.

Điều trị bằng thuốc

– Điều trị thuốc giảm đau thông thường (Acetaminophen) hoặc giảm đau chống viêm (mobic, voltaren, arcoxia…).

– Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm….

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định khi đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống nặng điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không hiệu quả.

Cách phòng bệnh đau cột sống thắt lưng

Sửa tư thế xấu, đòi hỏi sự kiên trì và thời gian của bệnh nhân và  kỹ thuật viên.

Giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Phục hồi chức năng bệnh đau cột sống thắt lưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuc-hoi-chuc-nang-benh-dau-cot-song-that-lung-5525/feed/ 0
Phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh chữa liệt toàn thân https://benh.vn/phuong-phap-cay-ghep-te-bao-than-kinh-chua-liet-toan-than-7686/ https://benh.vn/phuong-phap-cay-ghep-te-bao-than-kinh-chua-liet-toan-than-7686/#respond Tue, 04 Sep 2018 06:26:06 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-cay-ghep-te-bao-than-kinh-chua-liet-toan-than-7686/ Với mong muốn giúp các bệnh nhân bị liệt có thể hoạt động trở lại, mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp phẫu thuật mới có thể mang lại một phần cử động ở cánh tay và bàn tay của những bệnh nhân bị liệt do tổn thương dây thần kinh đốt sống cổ...

Bài viết Phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh chữa liệt toàn thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Với mong muốn giúp các bệnh nhân bị liệt có thể hoạt động trở lại, mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp phẫu thuật mới có thể mang lại một phần cử động ở cánh tay và bàn tay của những bệnh nhân bị liệt do tổn thương dây thần kinh đốt sống cổ…

Qua đó, các nhà khoa học đã áp dụng thử nghiệm phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào thần kinh trên 9 bệnh nhân bị liệt toàn thân. Kết quả, các bệnh nhân đều có những dấu hiệu phục hồi chức năng cử động của tay và bàn tay sau khi phẫu thuật.

Được biết, trong phương pháp mới này, các nhà phẫu thuật sẽ tái cấu trúc lại các tế bào thuộc hệ thần kinh ngoại vi (peripheral nerves) trong cánh tay và bàn tay của những bệnh nhân bị liệt bằng cách nối các tế bào thần kinh khỏe mạnh với những tế bào bị tổn thương.

Nhà vật lý học Michael Bavlsik đang chứng minh cho Bác sĩ phẫu thuật Ida Fox rằng mình có thể cầm nắm lại được đồ vật

Điều đặc biệt nhất của phương pháp này chính là hệ thần kinh mới được tạo ra sẽ tái tạo những tín hiệu liên lạc giữa não bộ và bắp thịt. Khiến cho bệnh nhân có thể lấy lại một phần chức năng hoạt động và tự mình thực hiện một số công việc đơn giản như  tự ăn uống hoặc cầm bút để viết.

Kết quả khả quan

Theo Ida K. Fox, giáo sư trong lĩnh vực phẫu thuật tái định hình cho biết“Thực tế, phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào thần kinh giúp cải thiện dần dần chức năng cử động của tay và bàn tay. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ nhặt này lại có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của các bệnh nhân”. “Một trong các bệnh nhân của tôi nói rằng ông ấy đã có thể nhặt lên được một sợi phở mà ông ấy làm rơi trên ngực. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân này không thể cử động thậm chí là một ngón tay”.

Các bó dây thần kinh mềm (Soft nerve bundles) tạo thành hệ thần kinh tủy sống ở người. Chúng có chức năng như một trung tâm điều khiển các hoạt động vật lí của cơ thể bằng cách liên lạc trao đổi các tín hiệu thần kinh với não bộ. Bó dây thần kinh ở cổ nằm trong 7 đốt sống, kí hiệu từ C1 đến C7.

Các nhà khoa học hiện đang cố gắng phát triển phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào thần kinh nhằm phục hồi hoàn toàn khả năng cử động của bệnh nhân.

Phương pháp mới có thể thực hiện trên bệnh nhân bị tổn thương cột sống

Một trong những ảnh hưởng tồi tệ nhất mà bệnh nhân bị tổn thương cột sống phải chịu là họ không thể điều khiển được chức năng bài tiết của mình. Nguyên nhân là do cột sống bị tổn thương nên não bộ không thể liên lạc được với các dây thần kinh ở vùng thân dưới. Do đó bệnh nhân sẽ không có cảm giác hay như cầu cần được bài tiết. Bệnh nhân sẽ phải gắn các ống thông đại tiểu tiện, sống hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của người nhà và y tá.

Phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh có thể áp dụng đối với bệnh nhân bị tổn thương cột sống

Phương pháp phẫu thuật mới này có thể thực hiện được trên cả những bệnh nhân bị tổn thương cột sống đã nhiều năm. Thời gian phẫu thuật kéo dài trong 4 giờ và bệnh nhân có thể về nhà vào sáng hôm sau.

Các bác sĩ phẫu thuật sẽ nối các dây thần kinh ở vùng bắp tay với những dây thần kinh bị tổn thương ở cánh tay và bàn tay của bệnh nhân. Thông thường, phương pháp này sẽ có hiệu quả cao ở những bệnh nhân tổn thương ở đốt sống cổ C6 hoặc C7. Phương pháp sẽ không có tác dụng ở những bệnh nhân mất hết toàn bộ chức năng do tổn thương sâu ở các đốt sống C1 đến C5.

Bằng cách lần dò dọc theo hệ thần kinh cột sống, các bác sĩ sẽ nối các tế bào thần kinh khỏe mạnh – thông thường ở vai và khuỷa tay – vào vùng bị tổn thương trong cánh tay và bàn tay. Sau khi việc cấy ghép được hoàn thành, bệnh nhân sẽ trải qua gia đoạn điều trị vật lý mở rộng nhằm luyện tập cho não bộ nhận ra được những tín hiệu thần kinh gửi về từ vùng mới được cấy ghép. Quá trình này sẽ kéo dài từ 6-18 tháng.

Kết quả của phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào thần kinh sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Nhưng một khi các tế bào thần kinh đã liên kết được với nhau, bệnh nhân sẽ có những tiến bộ chậm rãi nhưng hiệu quả và chắc chắn.

Được biết, phương pháp này là kết quả của hơn 25 năm nghiên cứu trong lĩnh vực cấy ghép tế bào thần kinh và tổn thương thần kinh. Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu những bước phát triển hoàn thiện.

Tổng hợp

Bài viết Phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh chữa liệt toàn thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-cay-ghep-te-bao-than-kinh-chua-liet-toan-than-7686/feed/ 0
Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật thành công thay đốt sống nhân tạo https://benh.vn/benh-vien-viet-duc-phau-thuat-thanh-cong-thay-dot-song-nhan-tao-7885/ https://benh.vn/benh-vien-viet-duc-phau-thuat-thanh-cong-thay-dot-song-nhan-tao-7885/#respond Fri, 06 Jan 2017 06:29:58 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-viet-duc-phau-thuat-thanh-cong-thay-dot-song-nhan-tao-7885/ Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ca phẫu thuật thay thân đốt sống nhân tạo đầu tiên tại Bệnh viện Việt Đức diển ra vào ngày 5/1 đã thành công tốt đẹp. Qua đó, mở ra một hướng đi mới cho các bệnh nhân bị bệnh cột sống…

Bài viết Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật thành công thay đốt sống nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ca phẫu thuật thay thân đốt sống nhân tạo đầu tiên tại Bệnh viện Việt Đức diển ra vào ngày 5/1 đã thành công tốt đẹp. Qua đó, mở ra một hướng đi mới cho các bệnh nhân bị bệnh cột sống…

Ông Nguyễn Văn Thạch, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ, bệnh nhân nam 43 tuổi bị liệt bán phần sau tai nạn giao thông cách đây gần một tuần, vỡ và mất vững cột sống. Đây là bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật này.

Trước đó, với những bệnh nhân mắc chứng bệnh tương tự, các bác sỹ sẽ dùng một “lồng” bằng titan và cắt mảnh xương mác hoặc xương chậu tương ứng với kích thước của lồng để ghép vào phần sau của cột sống bị vỡ, hỏng. Tuy nhiên cách này có nhược điểm như kích thước lồng titan nhỏ hơn so với cột sống thông thường, nên thời gian bình phục hoàn toàn sẽ muộn hơn. Đặc biệt, do chỉ giải ép được ở phía sau phần cột sống vỡ hỏng, nên tỷ lệ biến chứng sau một đến vài năm ghép xương cho cột sống là khá cao.

Đối với kỹ thuật mới, khi sử dụng cả đốt sống nhân tạo bằng titan, chức năng của đốt sống được ghép gần bằng so với tự nhiên, giúp điều trị hiệu quả cho các trường hợp có bệnh lý cột sống như tiêu hủy đốt sống, chấn thương hay mất vững cột sống và hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật.

Tổng hợp

Bài viết Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật thành công thay đốt sống nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-viet-duc-phau-thuat-thanh-cong-thay-dot-song-nhan-tao-7885/feed/ 0
Bệnh viện Bạch Mai áp dụng hệ thống chụp O-am khi mổ cột sống https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-ap-dung-he-thong-chup-o-am-khi-mo-cot-song-8865/ https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-ap-dung-he-thong-chup-o-am-khi-mo-cot-song-8865/#respond Tue, 04 Oct 2016 06:56:45 +0000 http://benh2.vn/benh-vien-bach-mai-ap-dung-he-thong-chup-o-am-khi-mo-cot-song-8865/ Để đảm bảo chính xác, giảm thiểu các biến chứng cho bệnh nhân trong phẫu thuật cột sống, vừa qua bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã sử dụng hệ thống máy chụp O-arm cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối.

Bài viết Bệnh viện Bạch Mai áp dụng hệ thống chụp O-am khi mổ cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để đảm bảo chính xác, giảm thiểu các biến chứng cho bệnh nhân trong phẫu thuật cột sống, vừa qua bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã sử dụng hệ thống máy chụp O-arm cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối.

Khi phẫu thuât cột sống, hệ thống máy chụp O- arm hiện đại cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối. Độ chính xác về vị trí bắt vít lên đến 93-100%; so với tỷ lệ 72-92% của phương pháp thông thường.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là bệnh viện đầu tiên đưa hệ thống chụp O-arm hiện đại vào hoạt động trong phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến cột sống. Kết quả, 3 bệnh nhân đầu tiên đã được mổ can thiệp cột sống với sự hỗ trợ của hệ thống máy hiện đại này.

Hệ thống chụp O-arm giúp xác định gần như chính xác vị trí cần giải phẫu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hiện tại, các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương, dị tật… chiếm phổ biến. Trong đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau, không đi lại được mà chỉ có cách bò hoặc nằm bất động tại chỗ. Tuy nhiên nhiều người không dám phẫu thuật can thiệp vào cột sống vì sợ bị liệt.

Nói về sự khó khăn của các bác sĩ trong phẫu thuât cột sống, tiến sĩ Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ “Trong phẫu thuật cột sống chỉ sai số 1 mm thôi là vị trí cần can thiệp đã đi rất xa; lúc đó chiếc ốc vít nhằm can thiệp vào cột sống sẽ đi vào mạch máu và dây thần kinh, gây tai biến cho bệnh nhân. Tai biến nặng nhất là gây liệt, nhẹ thì mất máu”.

Không chỉ vậy, trong khi phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu không bị tổn thương… vừa xử lý được các tổn thương do bệnh: tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo… Tuy nhiên, thiết bị cũ là hệ thống C-arm chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng một chiều nên phẫu thuật viên phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít. Vì thế nó có thể gây tai biến nếu để ốc, vít, nẹp chọc vào tủy xương, mạch máu hoặc dây thần kinh.

Từ những phân tích trên, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, sau 30 ca phẫu thuật ứng dụng công nghệ mới này, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng quốc gia theo quy định xem xét và nghiệm thu kết quả ứng dụng công nghệ mới. Sau đó chính thức đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai để bệnh viện có bản quyền chuyển giao kỹ thuật và đăng ký về sở hữu trí tuệ.

Benh.vn (Theo vnexpress.net)

 

Bài viết Bệnh viện Bạch Mai áp dụng hệ thống chụp O-am khi mổ cột sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-vien-bach-mai-ap-dung-he-thong-chup-o-am-khi-mo-cot-song-8865/feed/ 0