Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 18 Sep 2023 14:10:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Người Việt vô tư sử dụng đồ ăn gây ung thư dạ dày mà không hề hay biết https://benh.vn/nguoi-viet-vo-tu-su-dung-do-an-gay-ung-thu-da-day-ma-khong-he-hay-biet-8400/ https://benh.vn/nguoi-viet-vo-tu-su-dung-do-an-gay-ung-thu-da-day-ma-khong-he-hay-biet-8400/#respond Mon, 11 Sep 2023 06:48:02 +0000 http://benh2.vn/nguoi-viet-vo-tu-su-dung-do-an-gay-ung-thu-da-day-ma-khong-he-hay-biet-8400/ Việc sử dụng các loại đồ ăn mặn, chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối hay sử dụng đồ ăn chiên, rán quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Bài viết Người Việt vô tư sử dụng đồ ăn gây ung thư dạ dày mà không hề hay biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc sử dụng các loại đồ ăn mặn, chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối hay sử dụng đồ ăn chiên, rán quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong số những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở Việt Nam.Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu năm 2013, ở Việt Nam có khoảng 16.000 ca mắc mới được chẩn đoán và 11.000 ca tử vong do căn bệnh ung thư dạ dày mỗi năm.

Đây là những con số rất đáng cảnh báo đối với người dân, đặc biệt là nam giới khi căn bệnh này chỉ đứng thứ 2, sau ung thư phổi. Vậy, câu hỏi đặt ra là vì đâu ung thư dạ dày lại khiến nhiều người mắc như vậy?

Theo PGS.TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó GĐ Bệnh viện K Trung ương, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày gồm những yếu tố nguy cơ ngoại sinh và những yếu tố nguy cơ nội sinh, trong đó yếu tố ngoại sinh chiếm phần lớn nguyên nhân mắc căn bệnh này.

Yếu tố ngoại sinh gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Đối với các yếu tố nguy cơ ngoại sinh, đa số người Việt Nam đều mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày, đó là lý do vì sao tỷ lệ mắc ung thư dạ dày luôn ở top đầu trong các loại ung thư.

Thói quen ăn mặn

Đầu tiên đó chính là thói quen ăn mặn của người Việt, theo PGS Hiển, ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày, làm cho các chất độc có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với tế bào niêm mạc, gây tổn thương cho các tế bào đó. Đặc biệt là thói quen ăn các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối …

Những đồ ăn chiên rán làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ăn nhiều đồ chiên rán

Một nguyên nhân nữa mà người Việt Nam thường xuyên mắc phải đó chính là việc ăn đồ chiên rán, đặc biệt là việc dùng mỡ rán đi, rán lại nhiều lần đối với thức ăn vỉa hè. Những người thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn này có tỉ lệ ung thư cao hơn nhiều lần so với những người không sử dụng, bởi ngoài vấn đề chất lượng thực phẩm thì đồ chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ biến những chất không gây ung thư chuyển thành những chất gây ung thư.

An toàn thực phẩm

Một yếu tố ngoại sinh mà Việt Nam coi đó là vấn nạn, đó chính là vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đó, thực phẩm có dư lượng cao các loại thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng, tăng trọng, nhất là thuốc bảo quản thực phẩm…không chỉ gây ngộ độc ngay trước mắt mầ về lâu dài rất nhiều khả năng gây ung thư cho người dùng.

Ngoài những yếu tố ngoại sinh trên thì, hút thuốc lá, béo phì, người bệnh bị nhiễm virus HP kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác khiến tỉ lệ ung thư dạ dày luôn ở cao.

Yếu tố nội sinh tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Ngoài những yếu tố ngoại sinh như đã nói trên, các chuyên gia cho rằng yếu tố nội sinh cũng gây nên bệnh viêm dạ dày, tuy nhiên yếu tố nội sinh này chỉ chiếm khoảng 20% tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Các yếu tố nội sinh được biết đến đó là gen di truyền, hoặc những đột biến gen gây ra.

Thậm chí, những người mắc bệnh dạ dày như loét, viêm dạ dày mãn tính, phẫu thuật dạ dày trước, polyp dạ dày, yếu tố di truyền, nhóm máu A thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường.

Lời kết

Như vậy, có thể thấy rằng, các yếu tố ngoại sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, vì thế việc phòng bệnh ung thư dạ dày phải phòng từ các yếu tố ngoại sinh, đặc biệt là những thói quen có hại từ lối sống như: ăn mặn, hút thuốc, ăn đồ chiên rán…

Để có thể phòng và điều trị kịp thời bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ, với các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi dạ dày định kỳ, từ đó có thể phát hiện sớm và có phương án điều trị khoa học, kịp thời.

Bài viết Người Việt vô tư sử dụng đồ ăn gây ung thư dạ dày mà không hề hay biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-viet-vo-tu-su-dung-do-an-gay-ung-thu-da-day-ma-khong-he-hay-biet-8400/feed/ 0
5 triệu chứng của bệnh Ung thư dạ dày giai đoạn đầu https://benh.vn/5-trieu-chung-cua-benh-ung-thu-da-day-giai-doan-dau-46424/ https://benh.vn/5-trieu-chung-cua-benh-ung-thu-da-day-giai-doan-dau-46424/#respond Sun, 25 Jun 2023 07:42:24 +0000 https://benh.vn/?p=46424 Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có đến hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày. Do lối sống hiện đại nhiều áp lực và thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, con số này ngày càng gia tăng không ngừng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bài viết 5 triệu chứng của bệnh Ung thư dạ dày giai đoạn đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có đến hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày. Do lối sống hiện đại nhiều áp lực và thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, con số này ngày càng gia tăng không ngừng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

ung-thu-da-day

Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm những triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu và vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Hầu hết các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ rệt, dẫn đến tâm lý chủ quan của người bệnh và nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra khi đã quá muộn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư giai đoạn đầu:

Chướng bụng đầy hơi

Có đến trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có cảm giác chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu. Trong những thời điểm nghỉ ngơi yên tĩnh, triệu chứng này được cảm nhận rõ nhất và mất dần khi bệnh nhân hoạt động thể chất hoặc làm việc. Tình trạng này kéo dài thường khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, dẫn đến ăn kém và mệt mỏi.

Đau tức vùng thượng vị – vùng trên rốn

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình báo hiệu các bệnh lý ở dạ dày, trong đó có bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Cơn đau có thể âm ỉ, bỏng rát hoặc dữ dội khiến bệnh nhân rất khổ sở, tuy nhiên thường đem lại tâm lý chủ quan cho người bệnh vì rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, để xác định một cách rõ ràng và chính xác nhất xem đây có phải là triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu hay không, bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa về tiêu hóa để được nội soi và làm các xét nghiệm một cách kỹ càng.

Ợ chua, ợ nóng

Lý do cho biểu hiện không mấy dễ chịu này là acid trong dịch vị dạ dày bị bài tiết quá nhiều, dẫn đến dư thừa và trào ngược. Chứng ợ chua, ợ nóng thường khiến người bệnh ăn không ngon, đôi lúc cảm thấy bỏng rát ở cổ họng, uống thuốc giảm tiết acid dạ dày vào thấy triệu chứng thuyên giảm.

Sút cân, mệt mỏi

Có rất nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và xuất hiện kết hợp các biểu hiện trên. Bệnh nhân có thể bị sút cân đột ngột mà không cần trải qua một nỗ lực cố gắng ăn kiêng hoặc tập luyện nào. Tình trạng này kéo dài thường khiến người bệnh bị suy nhược rất nhanh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển trong khi người bệnh dần dần không còn đủ sức chống đỡ.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Đây có thể nói là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm – loét dạ dày, là triệu chứng báo hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Một số biểu hiện thường thấy đó là người bệnh bị nôn hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Khối u trong dạ dày cũng có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm như thủng dạ dày, tắc và hoại tử… Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu nói trên hoặc nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, bạn hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế và phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 5 triệu chứng của bệnh Ung thư dạ dày giai đoạn đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-trieu-chung-cua-benh-ung-thu-da-day-giai-doan-dau-46424/feed/ 0
Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/ https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/#respond Sun, 25 Jun 2023 06:16:06 +0000 http://benh2.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/ Ung thư là căn bệnh mang “án tử” và rất khó phát hiện. Vì vậy, phần lớn khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn nên thường khó qua khỏi... Trong đó những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện bao gồm: bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, buồng trứng...

Bài viết Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là căn bệnh mang “án tử” và rất khó phát hiện. Phần lớn khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn nên thường khó qua khỏi. Trong đó, những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện nhất bao gồm: bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, buồng trứng…

Tìm hiểu về bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

Những loại ung thư khó phát hiện sớm

Ung thư là nhóm bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào

Đến nay khoa học mới biết đến hơn 200 loại ung thư mà con người có thể mắc. Đối với bệnh này, khi người bệnh thấy đau đã là giai đoạn muộn, lúc này điều trị kém hiệu quả. Chủ yếu là sử dụng thuốc để kéo dài và giảm triệu chứng đau.

Nhóm các loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện

Những nhóm ung thư sau rất nguy hiểm, nhưng lại phổ biến và khó phát hiện, do đó cần có kế hoạch tầm soát hiệu quả.

Ung thư gan

Để phòng ung thư gan cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B và hạn chế uống rượu.

Đối với những người có nguy cơ cao gồm: có tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin cần siêu âm và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện bệnh ung thư gan sớm.

Ung thư phổi

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.

Ngoài ra, những người làm trong môi trường hầm mỏ, độc hại cần đi kiểm tra phổi hàng năm để kịp thời phát hiện các bệnh về phổi, mầm mống gây bệnh ung thư để điều trị tận gốc.

Ung thư dạ dày

Đây là loại ung thư khó sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gồm tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn… Đối với những bệnh nhân này, nếu thấy điều trị lâu ngày không khỏi thì cần soi dạ dày hoặc sinh thiết để phát hiện ung thư.

Để phòng ngừa bệnh cần nói không với bia rượu, thuốc lá kết hợp với một chế độ ăn uống điều độ, khoa học.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh điển hình khó phát hiện vì không gây đau đớn hoặc những dấu hiệu bất thường. Vì vậy, đa phần bệnh chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn muộn.

Để xác định bệnh, các chuyên gia tiến hành thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu, chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Ung thư xương

Trẻ sau 12 tuổi nếu có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi thì cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám bệnh nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương.

Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu và xương bả vai.

Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/feed/ 0
Bệnh ung thư dạ dày https://benh.vn/benh-ung-thu-da-day-5165/ https://benh.vn/benh-ung-thu-da-day-5165/#respond Wed, 14 Aug 2019 05:18:24 +0000 http://benh2.vn/benh-ung-thu-da-day-5165/ Ung thư dạ dày là loại khối u ác tính, có thể xuất phát bất kỳ từ vị trí nào của dạ dày. Bệnh có thể phát triển lan rộng dọc theo thành dạ dày hoặc xâm lấn sang các cơ quan khác xung quanh dạ dày. Đây là một trong số những ung thư thường gặp nhất và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá trên phạm vi toàn cầu cũng như là Việt Nam.

Bài viết Bệnh ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư dạ dày là loại khối u ác tính, có thể xuất phát bất kỳ từ vị trí nào của dạ dày. Bệnh có thể phát triển lan rộng dọc theo thành dạ dày hoặc xâm lấn sang các cơ quan khác xung quanh dạ dày. Đây là một trong số những ung thư thường gặp nhất và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá trên phạm vi toàn cầu cũng như là Việt Nam.

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày

Triệu chứng lâm sàng

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng gì. Khi bệnh phát triển thường có triệu chứng sau:

  • Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau không có chu kỳ, không liên quan đến bữa ăn.
  • Buồn nôn, nôn nếu khối u ở môn vị và tâm vị.
  • Khó nuốt nếu khối u ở tâm vị.
  • Suy nhược toàn thân, gầy sút nhanh.
  • Hội chứng thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Hội chứng xuất huyết tiêu hoá: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Khám bụng có thể sờ thấy khối u hoặc đám cứng.
  • Phát hiện các dấu hiệu di căn: cổ trướng, gan to, di căn hạch thượng đòn.

ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Các xét nghiệm

– Nội soi ống mềm: Qua nội soi có thể quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương. Đồng thời tiến hành sinh thiết tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học.

– Chụp X quang dạ dày: Là phương tiện phổ biến để phát hiện tổn thương ở giai đoạn tiển triển. Ở giai đoạn sớm cần kỹ thuật chụp đối quang kép gợi ý tổn thương, từ đó xác định thêm bằng nội soi.

– Siêu âm ổ bụng: Tìm ổ di căn xa ở gan, tuỵ, buồng trứng…

– Siêu âm qua nội soi: Giúp đánh giá mức độ xâm lấn của tổn thương qua các lớp của thành dạ dày.

– Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương vào các tạng lân cận để có chỉ định điều trị.

– Chỉ điểm khối u: CEA, CA72-4 tăng cao trong một số trường hợp. Có giá trị theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.

– Xạ hình xương bằng máy SPECT: Phát hiện tổn thương di căn xương từ rất sớm so với chụp X quang thông thường. Từ đó giúp lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. Tổn thương có thể ở xương sườn, xương chậu, xương cột sống,..

– Chụp PET/CT ((Positron Emission Tomography / Computer Tomography): Phương pháp này có giá trị: Phát hiện sớm tổn thương, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, theo dõi, đánh giá đáp ứng với điều trị, phát hiện tái phát, di căn xa, tiên lượng bệnh.

– Sinh thiết tổn thương, chẩn đoán mô bệnh học: Sinh thiết qua nội soi, lấy bệnh phẩm làm chẩn đoán mô bệnh học, có giá trị xác định bệnh. Các loại: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô không biệt hoá, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư biểu mô tế bào vảy, sarcom, u lympho ác tính.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Yếu tố môi trường

Chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, thức ăn chứa nhiều chất nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Các loại rau quả tươi có nhiều vitamin C như cam, chanh… có thể trung hoà, ức chế các gốc tự do có khả năng sinh ung thư.

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người không hút.

Gần đây người ta đã chứng minh được mối liên quan giữa viêm dạ dày do Helicobacter pylori với ung thư dạ dày.

Các tổn thương, bệnh lý có nguy cơ cao

Các tổn thương như viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính, dị sản ruột, u tuyến dạ dày cũng được xem là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người có tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày do loét có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần người bình thường.

Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng trong đó sinh thiết qua qua nội soi, chẩn đoán mô bệnh học có giá trị quyết định.

Chẩn đoán giai đoạn

Phân loại TNM:

  • T: U nguyên phát. Tuỳ theo vị trí, kích thước u, được chia thành T1, T2, T3,T4.
  • N: Hạch vùng. Tuỳ theo vị trí hạch di căn, được chia thành N1,N2,N3.
  • M1: Di căn xa.

Điều trị bệnh ung thư dạ dày

Phẫu thuật

Là biện pháp cơ bản nhất để điều trị ung thư dạ dày. Các phương pháp:

  • Cắt một phần dạ dày hoặc cắt toàn bộ dạ dày đồng thời cắt bỏ mạc nối lớn + vét hạch.
  • Trường hợp giai đoạn sớm tổn thương tại chỗ ở lớp niêm mạc có thể cắt bỏ rộng tổn thương qua nội soi.
  • Khi bệnh ở giai đoạn muộn: Phẫu thuật cắt dạ dày nhưng không vét hạch, nối vị tràng, mở thông dạ dày, mở thông hỗng tràng.

Xạ trị

Xạ trị trước mổ hoặc hoá xạ trị đồng thời có thể giúp người bệnh không mổ được trở nên mổ được và có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh sau mổ một cách đáng kể.

Hoá chất

Có thể điều trị trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, đồng thời với xạ trị, hoá chất đơn thuần hoặc kết hợp với điều trị đích trong trường hợp giai đoạn tiến triển, tái phát. Dùng hoá chất trong các trường hợp sau:

  • Sau phẫu thuật: Khối u lớn, xâm lấn rộng ra quá thanh mạc, hạch (+), có di căn xa.
  • Trước phẫu thuật: T2,T3,T4,N(+).
  • Các trường hợp không còn khả năng phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng còn để lại tổ chức ung thư.

Điều trị đích

Dùng kháng thể đơn dòng kháng phần nội bào của thụ thể, yếu tố phát triển biểu môn (Her 2). Dùng trong trường hợp: Ung thư biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển; tái phát; thất bại với các biện pháp điều trị khác mà có xét nghiệm Her 2 dương tính.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi

Là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Tuỳ từng giai đoạn của quá trình điều trị, loại phương pháp được điều trị mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể thích hợp cho từng trường hợp.

  • Chế độ ăn hợp lý: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần, các sản phẩm từ sữa, một lượng thịt vừa phải, ít chất béo động vật và hạn chế đường.
  • Nên vận động, tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.
  • Hạn chế vận động khi có biến chứng chảy máu dạ dày.
  • Luôn lạc quan, thoải mải và tin tưởng vào thầy thuốc.

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn di căn một số vị trí đặc biệt

Di căn xương: xạ ngoài hoặc xạ trong.

Di căn não: Xạ phẫu dao nếu không quá 3 tổn thương, đường kính mỗi tổn thương ≤ 3cm. Hoặc xạ trị toàn não..

Cách phòng bệnh

  • Không ăn thức ăn có chứa nhiều chất nitrosamin: dưa muối, cà muối.
  • Không ăn thức ăn có nhiều chất phụ gia, thức ăn hun khói.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa các vitamin: rau xanh, quả tươi.
  • Không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, tránh béo phì.
  • Điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính nhất là diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai.

Bài viết Bệnh ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ung-thu-da-day-5165/feed/ 0
Hiểu biết chung về ung thư dạ dày https://benh.vn/hieu-biet-chung-ve-ung-thu-da-day-2235/ https://benh.vn/hieu-biet-chung-ve-ung-thu-da-day-2235/#respond Thu, 25 Jul 2019 04:10:09 +0000 http://benh2.vn/cach-phat-hien-som-ung-thu-da-day-2235/ Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết chính xác. Ở những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị thiếu máu ác tính thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.

Bài viết Hiểu biết chung về ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là gì?

Ung thư là bệnh của các tế bào cơ thể. Bình thường các tế bào trong cơ thể phân chia theo trình tự nhất định. Tuy nhiên đôi khi vài tế bào phân chia bất thường và phát triển thành khối u. Khối u có thể là lành tính (không phải là ung thư) hoặc là ác tính (là ung thư).

Khối u ác tính gồm các tế bào ung thư. Nếu không được điều trị, các tế bào này sẽ xâm lấn và phá hủy các mô xung quanh. Các tế bào ung thư thường tách khỏi ung thư ban đầu và đến các cơ quan khác. Khi những tế bào này đến vị trí mới, chúng tiếp tục phát triển thành khối u, khối u này được gọi là di căn. Ung thư dạ dày hay đi theo đường hệ thống bạch mạch để đến các bộ phận khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Các nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết chính xác. Ở những người có tiền sử loét dạ dày và từng bị thiếu máu ác tính thì có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.

ung thư da day

Hình ảnh ung thư dạ dày

Triệu chứng thường không đặc hiệu

Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Những triệu chứng này dễ bị bỏ qua nhưng bạn phải đi khám nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần. Các biểu hiện khác có thể là: nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng hoặc đi ngoài phân đen.

Để chẩn đoán bệnh cần làm gì?

  • Bác sĩ hỏi bệnh và khám bệnh kĩ càng.
  • Chụp phim Xquang dạ dày dùng thuốc cản quang.
  • Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, sinh thiết chẩn đoán và có thể chụp ảnh dạ dày qua ống nội soi.
  • Khi một người bệnh được chẩn đoán là ung thư dạ dày thì cần làm thêm một số xét nghiệm nữa để đánh giá sự phát triển của ung thư đến các cơ quan khác. Điều này giúp cho bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đó là các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính và siêu âm.

Các phương pháp điều trị

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.

Những trường hợp ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hóa chất trị liệu

Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.

Điều trị bằng tia xạ

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.

Nhật Bản là nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao trên thế giới, đã thành công trong chương trình phát hiện sớm để phẫu thuật có hiệu quả cao, đạt tới 80% số bệnh nhân sống sau 5 năm. Cả thế giới công nhận và áp dụng kĩ thuật đó. Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ mắc cao, cần thiết phải hiểu biết để có sự quan tâm thích đáng tới bệnh ung thư dạ dày.

Chương trình Phòng chống bệnh ung thư Quốc gia – Bệnh viện K – Bộ Y tế

PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

Bài viết Hiểu biết chung về ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-biet-chung-ve-ung-thu-da-day-2235/feed/ 0
6 loại thực phẩm chống ung thư dạ dày https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-chong-ung-thu-da-day-47641/ https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-chong-ung-thu-da-day-47641/#respond Sun, 23 Jun 2019 07:36:18 +0000 https://benh.vn/?p=47641 Bệnh ung thư dạ dày cũng có thể phòng tránh được nếu bạn có chế độ ăn uống hợp lý. Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số loại thực phẩm giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày.

Bài viết 6 loại thực phẩm chống ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh ung thư dạ dày cũng có thể phòng tránh được nếu bạn có chế độ ăn uống hợp lý. Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số loại thực phẩm giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày.

ung_thu_da_day_0102

Tỏi

Tỏi là loại gia vị mà các gia đình thường sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Ngoài công dụng giúp cho món ăn thơm ngon hơn, tỏi còn có tác dụng chống ung thư rất quan trọng.

Theo điều tra dịch tễ học trên một nhóm người ăn tỏi sống, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp. Bởi tỏi có thể làm giảm hàm lượng Nitrit bên trong dạ dày cùng với việc làm giảm sự tổng hợp của Amoni Nitrit nên có tác dụng chống ung thư.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt gồm gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn… nên được bổ sung hàng ngày để có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Nấm và các thực phẩm từ nấm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm đen và nấm trắng có chứa Polysaccharides có khả năng chống ung thư rất cao.

Các loại thực phẩm từ nấm giàu chất xơ thô và canxi thực phẩm không chỉ có hiệu ứng chống ung thư, mà còn cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.

Trong nấm có các chất giúp phòng chống ung thư dạ dày rất tốt. Có trong các loại nấm như: nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và nấm mèo (mộc nhĩ). Các loại nấm này đều dễ tìm thấy trong tự nhiên hoặc hiện nay người ta đã nuôi được rất nhiều vì vậy nên bổ sung thêm nấm vào các món ăn hàng ngày để giảm khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

nấm

Trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa

Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.

Đậu phụ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại bệnh viện Đại học quốc gia Seoul và Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc thì ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm được đến 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Một thành phần chính của đậu phụ chính là đậu tương.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất Isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.

Họ cũng ghi nhận là Isoflavon giúp kiềm chế khuẩn Helicobacter Pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết 6 loại thực phẩm chống ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/6-loai-thuc-pham-chong-ung-thu-da-day-47641/feed/ 0
Các loại ung thư khó phát hiện sớm https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/ https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/#respond Sun, 23 Jun 2019 06:27:35 +0000 http://benh2.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/ Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên có nhiều loại ung thư khó phát hiện sớm, dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan, để bệnh nặng mới chịu đi khám.

Bài viết Các loại ung thư khó phát hiện sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên có nhiều loại ung thư khó phát hiện sớm, dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan, để bệnh nặng mới chịu đi khám. 

Theo thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, cả nước có khoảng hơn 150 ngàn ca bệnh mới và trong số đó có khoảng hơn 75 ngàn ca gây tử vong. Độ tuổi trung bình của người mắc bệnh ung thư là ngoài 40 tuổi. Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm nhất và chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay.

Ung thư buồng trứng

Hình ảnh ung thư buồng trứng

Trên thực tế, có người thấy chướng bụng hoặc táo bón, ngỡ rằng có vấn đề về đường tiêu hoá, có người lại thấy bụng dưới to hơn, tưởng rằng mình mập ra hoặc tăng cân do tuổi tác, có người lại thấy tình trạng tiểu lắt nhắt, cứ cho rằng bị nhiễm trùng tiểu… Bệnh nhân đến khi đi thăm khám và phát hiện thì thường đã ở giai đoạn quá muộn, việc điều trị gặp nhiều rủi ro.

Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có biểu hiện bệnh cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn. Các chuyên gia đang thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu, chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Ung thư gan

ung thư gan

Hình ảnh ung thư gan

Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng gần 9 triệu người mắc virus viêm gan B và có nguy cơ phát triển thành xơ gan. Những người này có tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.

Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.

Chiến lược phòng ung thư gan là tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B, hạn chế uống rượu. Nhưng người có nguy cơ cao gồm có tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin cần siêu âm gan và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện bệnh ung thư gan sớm.

Ung thư phổi

ung thư phổi

Hình ảnh ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.

Ung thư xương

ung thư xương

Hình ảnh Ung thư xương

Trẻ sau 12 tuổi có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi cần được quan tâm nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương. Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu và xương bả vai.

Khi có các dấu hiệu trên không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày

ung thư dạ dyaf

Hình ảnh Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường khó phát hiện, bệnh thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như nôn mửa, đi ngoài phân đen, các biểu hiện được coi là rõ ràng hơn thì bệnh đã trở nặng. Lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đó là một trong những lý do gây khó khăn trong chuẩn đoán bệnh.

Người bệnh nên soi ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có), đặc biệt với người thuộc nhóm nguy cơ cao như bị viêm dạ dày mãn tính, gia đình có người bị ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn HP…

Benh.vn

Bài viết Các loại ung thư khó phát hiện sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-da-day-58270/ https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-da-day-58270/#respond Fri, 08 Mar 2019 13:11:11 +0000 https://benh.vn/?p=58270 Bệnh nhân ung thư dạ dày bị tổn thương hệ tiêu hóa nghiêm trọng nên chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày không giống những loại bệnh khác. Thực đơn cho người ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh này.

Bài viết Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh nhân ung thư dạ dày bị tổn thương hệ tiêu hóa nghiêm trọng nên chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày không giống những loại bệnh khác. Thực đơn cho người ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh này.

ung thư dạ dày

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư dạ dày thường khó ăn hơn những bệnh nhân khác và luôn cảm thấy không ngon miệng. Những người mới phẫu thuật ung thư dạ dày cần một lượng lớn vitamin và khoáng chất để chống lại các tác nhân có hại và nhanh làm lành vết thương

  • Nếu có thể ăn bằng đường miệng, nên nấu các món canh hoặc súp xay nhuyễn dễ nuốt
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
  • Đa dạng khẩu phần ăn cho bệnh nhân, tránh trùng các món ăn trong ngày hoặc trong tuần
  • Ăn thức ăn mềm và lỏng như cháo hay cơm nát; thực phẩm nhạt như bánh mỳ, bánh quy ít đường…; các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ; thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om nhừ.
  • Nên chia khẩu phần ăn thành 6-7 bữa/ngày

Đối với từng nhóm dinh dưỡng:

Protein

Bệnh nhân ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm protein từ sữa, trứng, phomai… Có thể tăng hàm lượng chất béo bằng cách thêm dầu, bơ để tránh giảm huyết áp đột ngột, có hoặc không có đánh trống ngực và giảm lượng đường trong máu.

Vitamin và khoáng chất

  • Bổ sung đầy đủ sắt, canxi từ bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì
  • Cung cấp canxi, vitamin D trong bơ thực vật, dầu cá và trứng
  • Sắt trong thịt đỏ dễ dàng hấp thụ hơn so với trong các nguồn khác

Chất xơ

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả tươi giàu chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ sức khỏe.

Những thực phẩm cần tránh

Cắt giảm các thực phẩm có chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. Bên cạnh đó cần tránh tuyệt đối những thực phẩm dưới đây vì những thực phẩm này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày nhiều hơn.

  • Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…
  • Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…
  • Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa có hại cho dạ dày
  • Tránh những thực phẩm quá khô cứng. Mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại mềm, không ăn bánh mì nướng.

Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp quý độc giả có cho mình những hiểu biết cần thiết về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

Benh.vn

Bài viết Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-da-day-58270/feed/ 0
Nếu tiếp tục những thói quen này, ung thư dạ dày sẽ sớm hỏi thăm bạn https://benh.vn/neu-tiep-tuc-nhung-thoi-quen-nay-ung-thu-da-day-se-som-hoi-tham-ban-48678/ https://benh.vn/neu-tiep-tuc-nhung-thoi-quen-nay-ung-thu-da-day-se-som-hoi-tham-ban-48678/#respond Sun, 23 Dec 2018 05:16:05 +0000 https://benh.vn/?p=48678 Một số thói quen ăn uống hàng ngày tưởng chừng vô hại của người Việt như: Ăn mặn, ăn chung bát đũa, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia… có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày - căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư, chỉ sau ung thư phổi.

Bài viết Nếu tiếp tục những thói quen này, ung thư dạ dày sẽ sớm hỏi thăm bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số thói quen ăn uống hàng ngày tưởng chừng vô hại của người Việt như: Ăn mặn, ăn chung bát đũa, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia… có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày – căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư, chỉ sau ung thư phổi.

Ăn không đúng giờ

Chế độ ăn cũng có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh vitamin và khoáng chất cũng rất tốt đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày. Bởi vì, bệnh loét dạ dày thường gây ra sự thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể. Bạn cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin D, kẽm, đồng, acid folic, vitamin nhóm B khác, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống, không ăn những đồ ăn cay, nóng, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ…

Ăn quá nhiều vào buổi tối

Việc ăn quá no sẽ khiến dạ dày và thành ruột của bạn bị tăng thêm gánh nặng, từ đó làm giảm hiệu quả trong khi tiêu hóa. Đặc biệt, tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày rất ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày mới tái tạo lại một lần.

Do đó, nếu bữa ăn trước chưa tiêu hóa kịp mà bạn đã dồn tiếp một lượng thức ăn vào bữa ăn sau thì dạ dày sẽ ở trong trạng thái căng phồng, đồng thời niêm mạc dạ dày cũng khó hồi phục trở lại khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị làm phá hỏng niêm mạc. Tình trạng này để lâu sẽ gây ra bệnh đau dạ dày, khó tiêu hóa, dần dần còn chuyển hóa thành viêm loét dạ dày.

Ăn uống không vệ sinh

Nếu không đánh răng cẩn thận, rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn thô nhiễm bẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.

Theo nghiên cứu cho thấy có tới 40% dân số nhiễm Helicobacter pylori ở mức độ khác nhau, từ đó làm tăng từ 2,7-12 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Nếu không nhiễm vi khuẩn này, sẽ có rất nhiều người không bị ung thư dạ dày.

Ăn uống đồ cay nóng

Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất tinh tế và chỉ có thể chịu đựng thực phẩm nóng ở mức 50-60 ℃, cao hơn nhiệt độ này, niêm mạc sẽ bị đốt cháy.

Nếu bạn hay ăn thức ăn nóng, khi tổn thương niêm mạc bị bỏng sẽ không được chữa lành, thói quen ăn nóng liên tục làm bỏng dạ dày, làm thay đổi bề mặt dạ dày gây ra màng nhầy, tiếp tục phát triển thành ung thư.

Bị lạnh

Khi cơ thể chúng ta lạnh, dạ dày sẽ co thắt gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy

Mệt mỏi quá sức

Điều này không chỉ làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu các hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến chúng ta dễ mắc bệnh.

Căng thẳng tinh thần

stress

Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể tiết ra hai hormone: adrenalin và noradrenalin làm tăng nhịp tim và hô hấp. Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày.

Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay nặng hơn là ung thư dạ dày.

Uống nhiều rượu

Mỗi ngày chỉ cần uống trên 3 ly rượu, bia (tương đương hơn 45g đồ uống có cồn) là đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống kết hợp rượu với thịt nguội có khả năng khiến ung thư dạ dày hình thành và phát triển.

Lạm dụng thuốc

Rất nhiều loại thuốc có thể gây cho hại niêm mạc dạ dày.Ví dụ các loại thuốc chống viêm

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Nếu tiếp tục những thói quen này, ung thư dạ dày sẽ sớm hỏi thăm bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-tiep-tuc-nhung-thoi-quen-nay-ung-thu-da-day-se-som-hoi-tham-ban-48678/feed/ 0
Thử nghiệm hơi thở để phát hiện bệnh ung thư dạ dày https://benh.vn/thu-nghiem-hoi-tho-de-phat-hien-benh-ung-thu-da-day-6927/ https://benh.vn/thu-nghiem-hoi-tho-de-phat-hien-benh-ung-thu-da-day-6927/#respond Thu, 30 Aug 2018 05:55:28 +0000 http://benh2.vn/thu-nghiem-hoi-tho-de-phat-hien-benh-ung-thu-da-day-6927/ Khác với công nghệ GCMS được dùng để xem xét, xác định bệnh ung thư dạ dày nhưng rất tốn kém và đòi hỏi phải xử lý lâu dài và kết hợp với các công tác chuyên môn. Công nghệ phân tích Nanoarray rất chính xác và có giá thành rẻ hơn.

Bài viết Thử nghiệm hơi thở để phát hiện bệnh ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy công nghệ phân tích Nanoarray giúp chẩn đoán ung thư dạ dày và phát hiện ra những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Qua đó, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ nano Russell Berrie ở Israel đã thu thập mẫu hơi thở từ gần 500 người, trong đó có 99 người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày mà vẫn chưa nhận được bất kỳ hình thức điều trị nào.

Mẫu phân tích từ công nghệ phân tích nanoarray sẽ giúp xác định những hợp chất khác nhau trong hơi thở và giúp sàng lọc để phát hiện ung thư dạ dày. Các mức phân biệt chính xác giữa các giai đoạn tiền ung thư khác nhau, xác định bệnh nhân có nguy cơ thấp và cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Kết quả vẫn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tuổi tác, uống rượu và sử dụng thuốc ức chế axit dạ dày.

Xét nghiệm hơi thở biết ung thư dạ dày

Thử nghiệm hơi thở để phát hiện ung thư dạ dày nhanh, chính xác và giá thành rẻ hơn

Khác với công nghệ GCMS được dùng để xem xét, xác định bệnh ung thư dạ dày nhưng rất tốn kém và đòi hỏi phải xử lý lâu dài và kết hợp với các công tác chuyên môn. Công nghệ phân tích Nanoarray rất chính xác và có giá thành rẻ hơn.

Các chuyên gia nói gì?

Nhà nghiên cứu Hossam Haick, một giáo sư tại khoa Kỹ thuật hóa học tại Viện Công nghệ nano Berrie Russell ở Israel, nói với FoxNews rằng các thử nghiệm sẽ tránh các kỹ thuật nội soi không cần thiết, và sẽ phát hiện bất kỳ sự tiến triển của bệnh ung thư hoặc dấu hiệu tái phát bệnh. Ông chia sẻ “Đây là thử nghiệm không xâm lấn, dễ dàng, nhanh chóng và chi phí thấp”, “Tầm nhìn tương lai của chúng tôi cho thấy những thử nghiệm hơi thở như là một công cụ theo dõi giám sát các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Các bài kiểm tra hơi thở có thể được sử dụng để theo dõi, xác định những tiến triển đến ung thư hoặc các tổn thương cao hơn”

Hiện, một nghiên cứu lớn trên hàng ngàn bệnh nhân, bao gồm cả những người bị bệnh ung thư dạ dày hoặc những thay đổi tiền ung thư, hiện đang được tiến hành ở châu Âu và sẽ được thực hiện trong những năm tới trong nhiều trung tâm, cho phép tiếp cận để xác định bệnh trong bối cảnh lâm sàng.

Được biết, các thử nghiệm cũng có thể được sử dụng để xác định kịp thời khi bệnh ung thư dạ dày tái phát sau khi điều trị bước đầu thành công.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Thử nghiệm hơi thở để phát hiện bệnh ung thư dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thu-nghiem-hoi-tho-de-phat-hien-benh-ung-thu-da-day-6927/feed/ 0