Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:18:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm gan virus B cấp tính https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/#respond Sun, 12 May 2024 05:21:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%

Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.

virus-viem-gan-b

Căn nguyên lây bệnh viêm gan virus B (Viêm gan B)

Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan virus B

Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.

Ủ bệnh

Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).

Khởi phát

Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.

Toàn phát

Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.

Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.

Các triệu chứng xét nghiệm

Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….

Xét nghiệm sinh hoá

AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.

Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.

Xét nghiệm huyết học

Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.

Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.

Xét nghiệm virus

HBsAg

Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.

Anti HBs

Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.

HBcAg

Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.

HBeAg

Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.

Xác định HBV DNA trong huyết thanh

Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.

Chẩn đoán bệnh viêm gan virus B cấp tính

Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:

  • Hội chứng vàng da: Biểu hiện bilirubin trong máu tăng, chủ yếu là trực tiếp.
  • Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men AST, ALT tăng cao.
  • Hội chứng suy tế bào gan: tỷ lệ prothrombin giảm, Albumin máu giảm.
  • Xét nghiệm huyết thanh xuất hiện anti HBc IgM (+).

Điều trị bệnh viêm gan virus B cấp tính

Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.

Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.

Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.

Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…

Phòng bệnh viêm gan virus B cấp tính

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:

Những ai cần tiêm phòng?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…

Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/feed/ 0
Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/ https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/#respond Sun, 08 Oct 2023 04:34:14 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/ Ung thư biểu mô tế bào gan có thể được chẩn đoán dựa trên trên X-quang mà không cần sinh thiết nếu có các đặc điểm hình ảnh riêng điển hình. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu tăng tương phản (chụp CT hoặc MR động). Khi chụp trong pha động mạch, ung thư biểu […]

Bài viết Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư biểu mô tế bào gan có thể được chẩn đoán dựa trên trên X-quang mà không cần sinh thiết nếu có các đặc điểm hình ảnh riêng điển hình. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu tăng tương phản (chụp CT hoặc MR động). Khi chụp trong pha động mạch, ung thư biểu mô tế bào gan tăng cường độ hơn tổ chức gan xung quanh.

xet-nghiem-ung-thu-gan

Vấn đề này là do máu động mạch trong gan bị pha loãng bởi máu tĩnh mạch không chứa chất cản quang, trong khi ung thư biểu mô tế bào gan chỉ chứa máu động mạch. Trong phase tĩnh mạch, ung thư biểu mô tế bào gan tăng ít hơn tổ chức gan xung quanh. Điều này là do ung thư biểu mô tế bào gan không có nguồn cung cấp máu ở hệ thống tĩnh mạch cửa và máu động mạch chảy qua các tổn thương không còn chứa chất cản quang, trong khi máu ở hệ thống tĩnh mạch cửa trong gan lúc đó lại chứa chất cản quang. Điều này được gọi là “sự thải sạch” mặc dù thuật ngữ này không thực sự mô tả thứ tự của các sự kiện.

Trong phase muộn, sự hiện diện của “thải sạch” kéo dài, và đôi khi “thải sạch” chỉ có trong phase muộn. Sự thu nhận vào động mạch tiếp theo bởi sự thải sạch có tính đặc hiệu cao đối với ung thư biểu mô tế bào gan.Vì vậy, để ghi nhận đúng sự tồn tại của ung thư biểu mô tế bào gan, một nghiên cứu 4 phase cần có: phase không tăng cường, pha động mạch, pha tĩnh mạch và pha muộn.

Hình thuật toán nghiên cứu các khối u nhỏ tìm thấy khi sàng lọc ở những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan (MDCT = chụp điện toán cắt lớp đa dãy đầu dò)

Trong các hướng dẫn trước đây, chúng tôi đã giới thiệu thuật toán để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, thay đổi tùy thuộc vào kích thước của tổn thương (Hình 1). Những thuật toán này phần lớn dựa trên ý kiến của chuyên gia, và dựa trên biểu hiện điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan trên các nghiên cứu X-quang tăng tương phản như đã mô tả trên. Thuật toán liên quan đến các tổn thương giữa 1-2 cm hiện nay được thẩm định một phần. Forner và cộng sự đã sử dụng siêu âm tương phản và MRI để đánh giá các tổn thương nhỏ hơn 2 cm được tìm thấy khi giám sát. Giá trị dự đoán dương tính sử dụng 2 xét nghiệm này là 100%, mặc dù giá trị dự đoán âm tính chỉ khoảng 42%. Điều này nghĩa là nếu cả hai xét nghiệm đều dương tính thì tổn thương luôn luôn là ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, nếu một trong hai xét nghiệm không kết luận được, lúc đó tỷ lệ phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan âm tính giả cao hơn 50%. Thuật toán này đòi hỏi rằng trong những trường hợp này sinh thiết sẽ được thực hiện. Trong nghiên cứu này, có đến 3 sinh thiết đã được thực hiện trong nổ lực đạt đến chẩn đoán đúng. Siêu âm tăng cường tương phản hiện không có ở Mỹ, vì vậy những kết quả này không được áp dụng toàn bộ cho nhóm Bắc Mỹ. Một nghiên cứu thứ hai đã kết luận rất giống nhau cung cấp sự thẩm định thuật toán bên ngoài. Một nghiên cứu thứ ba, cho đến nay chỉ được trình bày ở dạng tóm tắt, sử dụng chụp CT cũng như siêu âm tương phản và MRI và cũng thẩm định thuật toán. Những phân tích này cho thấy rằng việc sử dụng một phương thức tăng cường tương phản duy nhất có giá trị dự đoán dương tính thấp hơn sử dụng 2 nghiên cứu, mặc dù giá trị dự đoán dương tính vẫn tốt hơn 90%. Những nghiên cứu khác đã cung cấp sự thẩm định những thuật toán này bên ngoài, nhưng còn cho thấy sự biểu hiện điển hình của tăng các động mạch và sự thải sạch tĩnh mạch đặc hiệu cao đến nỗi chỉ một nghiên cứu duy nhất là cần thiết nếu có những biểu hiện này.178,179 Độ nhạy của việc sử dụng chụp hình ảnh kép để chẩn đoán là giữa 21% và 37% và tính đặc hiệu là 100%. Ngoài ra, 2 nghiên cứu đã cho thấy rằng chụp hình ảnh liên tiếp có thể được dùng để làm giảm sự cần thiết về sinh thiết. Sử dụng các nghiên cứu liên tiếp hơn là cần 2 nghiên cứu để cải thiện độ nhạy điển hình đến khoảng 74-80%, nhưng tính đặc hiệu giảm xuống đến 89-97%. Tuy nhiên, nếu các tổn thương điển hình được sinh thiết, tính đặc hiệu được báo cáo đến 100%.

Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy rằng ung thư đường mật trong gan (ICC) không cho thấy sự thải sạch ở pha muộn tĩnh mạch khi chụp MRI, nhấn mạnh thêm tính đặc hiệu của dữ liệu này ở các giai đoạn sớm. Đồng thời, đã có mô tả về dương tính giả đối với ung thư biểu mô tế bào gan trên siêu âm tăng tương phản ở những bệnh nhân với ung thư biểu mô tế bào gan đã được chứng minh bằng sinh thiết, nếu có bất kỳ sự khác nhau giữa các kỹ thuật chụp hình ảnh, nên tiến hành sinh thiết nếu việc điều trị được xem xét. Thuật toán để nghiên cứu các tổn thương giữa 1-2 cm về đường kính đã được thay đổi để phản ánh những xem xét này (Hình).

Mặc dù các khuyến cáo đối với việc nghiên cứu các tổn thương ở gan được phát hiện qua sàng lọc đã được phát triển để sử dụng ở những bệnh nhân xơ gan, chúng được áp dụng như nhau cho những bệnh nhân viêm gan mạn tính là những người có thể không phát triển xơ gan hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, xác suất ung thư biểu mô tế bào gan trước khi xét nghiệm hiện diện ở mức cao. Đối với các khối u được phát hiện ở một gan bình thường khác, xác suất ung thư biểu mô tế bào gan trước khi thử nghiệm thấp hơn nhiều và các hướng dẫn này không áp dụng.

Vì sự chẩn đoán trên X-quang rất quan trọng, điều cơ bản là việc chụp hình ảnh được thực hiện đúng. Những đề cương được thiết lập này để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thay đổi tùy loại thiết bị sử dụng, xác định số lượng chất cản quang được dùng, phương pháp sử dụng chất này, thời gian nghiên cứu sau khi sử dụng chất cản quang, và độ dày của các lát cắt được thu thập. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm nên biết có phải các nghiên cứu đã được tiến hành dưới những điều kiện được xác định này.

Cần chú ý rằng những thuật toán này không phải không thể sai lầm. Sẽ có những kết quả âm tính giả trong các nghiên cứu X-quang khởi đầu, nhưng những khối u này cần được phát hiện trong chụp hình ảnh theo dõi trước khi tổn thương đạt đến một kích thước mà khả năng chữa khỏi bị giảm đi.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện về sự tồn tại của ung thư biểu mô tế bào gan nghèo mạch máu. Đây là một tổn thương làm tăng cả trên hình ảnh phase động mạch và phase tĩnh mạch ít hơn tổ chức gan xung quanh. Đây chỉ là một vấn đề về chẩn đoán đối với những tổn thương nhỏ (được xác định là < 2 cm về đường kính). Nghiên cứu bệnh học về những tổn thương này đã cho thấy là lý do đối với sự nghèo mạch máu thấy rõ là ở chỗ những tổn thương này có hai nguồn cung cấp máu.182 Chúng có thể có nguồn cung cấp máu động mạch nào đó, nhưng điều này không được xác định hoàn toàn. Về mặt mô học, các động mạch không có đôi (không có ống mật) hiện diện nhưng ở số lượng nhỏ, và vẫn có một nguồn cung cấp máu tĩnh mạch cửa mặc dù bị giảm. Khi khối u trưởng thành, nguồn cung cấp máu trở nên biến thành máu động mạch nhiều hơn và tổn thương có những đặc điểm điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan. Các nốt loạn sản cũng có thể cho thấy các động mạch không có đôi và nguồn cung cấp máu giảm. Vì vậy, cần sinh thiết để phân biệt các nốt loạn sản với ung thư biểu mô tế bào gan. Không may là ngay cả với sinh thiết bằng kim, các đặc điểm xác nhận tiêu chuẩn để phân biệt một nốt loạn sản cấp độ cao với ung thư biểu mô tế bào gan, gọi là sự xâm lấn mô đệm, có thể không được phát hiện. Ung thư biểu mô tế bào gan lớn hơn cũng có thể nghèo mạch máu. Những trường hợp này cũng cần sinh thiết, mặc dù chẩn đoán thường rõ ràng không cần sinh thiết.

Ngoài các đặc điểm về hình thái học giúp phân biệt các khối u loạn sản cấp độ cao (HGDN) với ung thư biểu mô tế bào gan, có một số đặc điểm nhuộm mô học có thể hữu ích. Các chỉ điểm ung thư biểu mô tế bào gan so với mô lành tính bao gồm glycan 3, protein shock nhiệt (HSP) 70 và glutamine synthetase. Nhuộm biểu mô mạch máu bằng CD 34 thường dương tính và dương tính mạnh trong ung thư biểu mô tế bào gan vì các động mạch không có đôi được nhận dạng rõ hơn, trong khi ở mô lành tính, chất nhuộm màu biểu mô hình sin chỉ bị yếu với kháng thể này. Chất nhuộm màu cytokeratin đối với biểu mô đường mật (CK 7 và CK 19) âm tính, và chất nhuộm màu cytokeratin đường mật dương tính làm cho ít có khả năng ung thư biểu mô tế bào gan.186 Do khó khăn để đưa ra một chẩn đoán dương tính ở mô từ các tổn thương nhỏ, chúng tôi khuyến cáo các nhà bệnh lý học sử dụng bảng chất nhuộm màu đầy đủ được liệt kê dưới đây để giúp phân biệt các khối u loạn sản cấp độ cao với ung thư biểu mô tế bào gan. Mặc dù thỉnh thoảng các tổn thương khối u có thể nhuộm dương tính với các chỉ điểm này, có thể hơi khó khăn khi phân biệt những tổn thương khối u này với ung thư biểu mô tế bào gan về cơ sở hình thái học.

Vì vậy, khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được mô tả trong hình trên. Đối với những tổn thương nhỏ hơn 1 cm, các khuyến cáo vẫn không thay đổi. Không cần nghiên cứu chi tiết, vì hầu hết tổn thương này là các nốt xơ gan hơn là ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, khuyến cáo theo dõi chặt chẽ ở những khoảng thời gian 3 tháng, sử dụng kỹ thuật ghi nhận đầu tiên sự hiện diện của các nốt này. Nếu những nốt này được phát hiện do sự sàng lọc khi siêu âm, lúc đó siêu âm được khuyến cáo là kỹ thuật theo dõi.

Đối với những tổn thương có đường kính trên 1 cm, nên sử dụng chụp MRI động hoặc chụp CT đa dãy đầu dò. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc thực hiện tốt nhất các phương pháp này đã được mô tả trước đây.183 Tuy nhiên, siêu âm tăng tương phản ít đặc hiệu. Nếu các biểu hiện là điển hình đối với ung thư biểu mô tế bào gan khi chụp MRI hoặc chụp CT, như đã mô tả trên, lúc đó không cần nghiên cứu thêm và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được xác định. Nếu các biểu hiện không điển hình đối với ung thư biểu mô tế bào gan (và không cho thấy u mạch máu), lúc đó một trong hai chiến lược có thể áp dụng. Một nghiên cứu thứ hai (nghiên cứu khác về chụp CT hoặc MRI) có thể được thực hiện. Nếu các biểu hiện điển hình, chẩn đoán được xác định. Một cách khác, một nghiên cứu không điển hình có thể đưa đến sinh thiết.

Bệnh ung thư gan ngày càng hay gặp, do sự thực hiện nghiên cứu rất quan trọng để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan không xâm lấn, khuyến cáo thực hiện những nghiên cứu này ở các trung tâm có chuyên môn kỹ thuật cao.

Bài viết Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/feed/ 0
Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất https://benh.vn/benh-nhan-ung-thu-gan-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-58431/ https://benh.vn/benh-nhan-ung-thu-gan-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-58431/#respond Mon, 17 Jul 2023 06:51:13 +0000 https://benh.vn/?p=58431 Ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng phục hồi của bệnh nhân ung thư gan. Vậy khi mắc ung thư gan nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bài viết Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
NgUng thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và khả năng phục hồi của bệnh nhân ung thư gan. Vậy khi mắc ung thư gan nên ăn gì, lưu ý gì khi xây dựng chế độ ăn cho người ung thư gan?

ung-thu-gan-nen-an-gi
Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến tại Việt Nam

Vì sao chế độ ăn với người ung thư gan lại quan trọng

Chức năng gan suy giảm nghiêm trọng ở bệnh nhân ung thư gan. Ung thư gan với sự phát triển của các tế bào tăng sinh bất thường gây chèn ép mạch máu gan, xơ hoá các tế bào gan bình thường và làm rối loạn chức năng gan.

Gan có nhiều chức năng quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Gan giúp tổng hợp các dạng lipid, dự trữ glucid và nhiều chất quan trọng (sắt và một số vitamin như A, D, B12…). Gan chuyển hoá các chất độc thành chất không độc trong cơ thể…Khi chức năng gan suy giảm, các hoạt động này bị rối loạn, ngưng trệ, gây mất cân bằng cơ thể, nhiễm độc máu…

Chính vì gan quan trọng như vậy, nên có thể nói hoạt động của gan ảnh hưởng đến tính mạng con người. Khi chức năng gan suy giảm, thì mục tiêu giảm áp lực lên gan hay giảm tối đa hoạt động của gan là yếu tố tiên quyết để duy trì sự sống. Cách duy nhất để giảm áp lực lên gan ở bệnh nhân ung thư gan chính là thiết kế 1 chế độ ăn phù hợp.

Vậy người bị ung thư gan nên ăn gì? Có lưu ý gì khi thiết kế chế độ ăn cho người bị ung thư gan

Những thực phẩm người bị ung thư gan nên ăn

Người bị ung thư gan nên và không nên ăn một số loại thực phẩm dựa trên các khuyến cáo y học hiện đại đã được chứng minh.

Ngũ cốc – Người bị ung thư gan nên ăn hàng ngày

Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là nguồn cung cấp carbohydrate quan trọng cho cơ thể, giúp tạo ra glucose – năng lượng cho các tế bào. Ngoài ra, người bệnh ung thư gan cũng nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lức, yến mạch, ngô, vừng…

Gan là nơi dự trụ Glucid cho cơ thể, đồng thời chuyển hoá các dạng năng lượng khác thành Glucose. Hãy đảm bảo chế độ ăn cho người ung thư gan lượng Glucid vừa phải, không ăn quá nhiều gây ảnh hưởng hoạt động của gan. Càng không nên cắt tinh bột khỏi chế độ ăn vì gan mất chức năng chuyển hoá các dạng năng lượng thành glucose, khiến 1 số cơ quan như nào thiếu Glucose để tạo năng lượng hoạt động. Hậu quả có thể gây hôn mê.

Trái cây và rau xanh tốt cung cấp vitamin và khoáng chất vừa đủ cho cơ thể

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: Bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.

Vitamin B12 rất quan trọng với cơ thể. Hãy chú ý bổ sung các thực phẩm giầu Vitamin B12 cho người bị ung thư gan

Thịt trắng – Người bị ung thư gan nên ăn

Người bị ung thư gan nên ăn thịt gà
Người bị ung thư gan nên ăn các loại thịt trắng tốt hơn thịt đỏ

Người bị ung thư gan nên ăn gì? Ăn các loại thịt trắng (thịt gia cầm: gà, vịt, ngan hoặc thịt cá sông) thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa và hạn chế dầu mỡ.

Thực phẩm ít chất béo

Một số thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh ung thư gan: Các loại hạt, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải. Thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.

Sữa và sữa chua

Người bị ung thư gan nên ăn sữa chua, uống sữa. Uống sữa và ăn sữa chua làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời nhanh chóng phục hồi cho cơ thể. Sữa chua còn giúp tạo hệ vi sinh cân bằng, giúp tăng cường miễn dịch và củng cố thể trạng cho bệnh nhân.

Trà – Thức uống đặc biệt tốt cho người ung thư gan

Người bị ung thư gan nên ăn gì - Uống trà
Trà giúp ức chế tế bào ung thư ở gan

Trà xanh và trà đen chứa rất nhiều polyphenols – một nhóm các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của tế bào ung thư. Lá trà xanh khô cũng rất có lợi bởi 40% trọng lượng chứa polyphenol. Những chất chống oxy hóa giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan. Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, nhưng cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược. Chính vì vậy, chế độ ăn của người ung thư gan nên có trà xanh.

Những thực phẩm không nên ăn

người bị ung thư gan không nên ăn thịt đỏ
Hạn chế hoặc dừng ăn thịt đỏ với người bị ung thư gan
  • Thực phẩm chiên, xào do có chứa nhiều dầu mỡ
  • Các loại thịt màu đỏ
  • Các loại đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn
  • Thực phẩm mặn, thực phẩm có hàm lượng muối cao
  • Nội tạng động vật: Do chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe
  • Rượu và đồ uống có cồn, có gas: Các loại đồ uống này cần được loại bỏ khỏi thực đơn khi mắc ung thư gan bởi sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan đang bị bệnh cần được nghỉ ngơi.

Người bị ung thư gan nên ăn gì là câu hỏi quan trọng mà bạn cần nắm được. Hãy thiết kế 1 chế độ ăn khoa học theo tư vấn của bác sỹ để giúp bệnh nhân ung thư gan kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể trạng, sẵn sàng với các phương pháp điều trị.

Xem chi tiết hơn tại: Các thực phẩm bệnh nhân ung thư gan tuyệt đối không nên ăn 

Xem thêm: Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát hiện nay

Bài viết Bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì là tốt nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-nhan-ung-thu-gan-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi-58431/feed/ 0
Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/ https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/#respond Sun, 25 Jun 2023 06:16:06 +0000 http://benh2.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/ Ung thư là căn bệnh mang “án tử” và rất khó phát hiện. Vì vậy, phần lớn khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn nên thường khó qua khỏi... Trong đó những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện bao gồm: bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, buồng trứng...

Bài viết Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư là căn bệnh mang “án tử” và rất khó phát hiện. Phần lớn khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn nên thường khó qua khỏi. Trong đó, những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện nhất bao gồm: bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, buồng trứng…

Tìm hiểu về bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

Những loại ung thư khó phát hiện sớm

Ung thư là nhóm bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào

Đến nay khoa học mới biết đến hơn 200 loại ung thư mà con người có thể mắc. Đối với bệnh này, khi người bệnh thấy đau đã là giai đoạn muộn, lúc này điều trị kém hiệu quả. Chủ yếu là sử dụng thuốc để kéo dài và giảm triệu chứng đau.

Nhóm các loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện

Những nhóm ung thư sau rất nguy hiểm, nhưng lại phổ biến và khó phát hiện, do đó cần có kế hoạch tầm soát hiệu quả.

Ung thư gan

Để phòng ung thư gan cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B và hạn chế uống rượu.

Đối với những người có nguy cơ cao gồm: có tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin cần siêu âm và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện bệnh ung thư gan sớm.

Ung thư phổi

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.

Ngoài ra, những người làm trong môi trường hầm mỏ, độc hại cần đi kiểm tra phổi hàng năm để kịp thời phát hiện các bệnh về phổi, mầm mống gây bệnh ung thư để điều trị tận gốc.

Ung thư dạ dày

Đây là loại ung thư khó sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gồm tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn… Đối với những bệnh nhân này, nếu thấy điều trị lâu ngày không khỏi thì cần soi dạ dày hoặc sinh thiết để phát hiện ung thư.

Để phòng ngừa bệnh cần nói không với bia rượu, thuốc lá kết hợp với một chế độ ăn uống điều độ, khoa học.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh điển hình khó phát hiện vì không gây đau đớn hoặc những dấu hiệu bất thường. Vì vậy, đa phần bệnh chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn muộn.

Để xác định bệnh, các chuyên gia tiến hành thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu, chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Ung thư xương

Trẻ sau 12 tuổi nếu có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi thì cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám bệnh nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương.

Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu và xương bả vai.

Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Điểm mặt những loại ung thư nguy hiểm khó phát hiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/diem-mat-nhung-loai-ung-thu-nguy-hiem-kho-phat-hien-7179/feed/ 0
Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát https://benh.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-gan-nguyen-phat-2968/ https://benh.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-gan-nguyen-phat-2968/#respond Mon, 16 Mar 2020 04:24:26 +0000 http://benh2.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-gan-nguyen-phat-2968/ Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát trên thế giới. Phương pháp điều trị đơn độc hoặc kết hợp phụ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh. Mục tiêu điều trị kéo dài sự sống, ngăn chặn ung thư di căn bằng cách loại bỏ khối u tại gan.

Bài viết Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao. Điều trị ung thư gan nguyên phát hiện nay có nhiều phương pháp cho hiệu quả cao. Cùng benh.vn tìm hiểu 1 số phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát được áp dụng phổ biến tại Việt Nam 

Về ung thư gan nguyên phát

Ung thư gan nguyên phát là tình trạng tế bào gan tăng sinh bất thường gây biến đổi cấu trúc gan, tạo các khối u ác tính tại cơ quan này. Trong các loại ung thư gan nguyên phát, ung thư biểu mô tế bào gan là dang ung thư phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Đây là bệnh lý phổ biến thứ 4 trên thế giới và gây tử vong cao thứ 2 tại Châu Á.

Ung thư gan nguyên phát có thể là hậu quả của 1 số bệnh lý mạn tính ở gan hoặc 1 số bệnh lý mắc kèm như:

  • Xơ gan
  • Viêm gan virus B
  • Viêm gan virus C
  • Gan nhiễm mỡ
  • Nghiện bia rượu
  • Béo phì

Điều trị ung thư gan nguyên phát

Nguyên tắc điều trị ung thư gan nguyên phát

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát trên thế giới, để lựa chọn phương pháp thích hợp với từng bệnh nhân thường được các bác sĩ dựa vào:

  • Giai đoạn của bệnh, số lượng và kích thước khối u
  • Khối u có di căn hay không
  • Bản chất mô học của khối u
  • Chức năng gan: ung thư gan trên một gan lành hay gan đã bị xơ
  • Toàn trạng bệnh nhân có chấp nhận được cuộc điều trị không.

Hình ảnh ung thư gan (ảnh minh họa)

Sau đây là một số phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát được sử dụng tại Việt Nam

I. Ngoại khoa: phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát kinh điển

1. Cắt bỏ khối u trong điều trị ung thư gan nguyên phát

Cắt bỏ khối u là lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư gan nguyên pháp. Phương pháp này càng thực hiện sớm thì tỷ lệ di căn khối u giảm, tỷ lệ khỏi bệnh cao.

– Chỉ định: ung thư gan 1 khối, hoặc nhiều khối nhưng tập trung ở 1- 2 phân thuỳ, gan không xơ, chức năng gan còn tốt và không có di căn.

– Chống chỉ định:

  • U gan có nhiều khối và đã có di căn
  • Khối u xâm lấn tĩnh mạch cửa
  • Suy giảm chức năng gan (vàng da, giảm albumin máu, giảm prothrombin)
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa cửa mất bù (cổ chướng, hội chứng não gan)

– Phương pháp: bệnh nhân được cắt nửa gan phải, trái hoặc cắt phân thuỳ gan. Nếu trong khi mổ phát hiện không cắt bỏ được khối u, có thể đặt catheter vào động mạch gan để truyền hoá chất.

2. Thắt động mạch gan trong điều trị ung thư gan nguyên phát

Thắt động mạch gan chung hoặc gan riêng làm cắt nguồn nuôi dưỡng của khối u, dần dần khối sẽ bị hoại tử nhỏ. Đơn giản nhưng ít hiệu quả, đôi khi nguy hiểm vì có thể gây hôn mê gan.

– Chỉ định: đối với các ung thư gan nhiều ổ, lan toả hoặc chảy máu do vỡ nhân ung thư không cầm được mà không có khả năng cắt bỏ u.

Ghép gan trong điều trị ung thư gan nguyên phát
Ghép gan là phương phát điều trị ung thư gan nguyên phát tốt nhất

3. Ghép gan trong điều trị ung thư gan nguyên phát

Là phương pháp tốt nhất, nhưng tốn kém, kỹ thuật rất phức tạp.

– Chỉ định: Ung thư gan nhiều khối trên gan xơ hoặc lành, chưa có di căn xa.

II. Nội khoa – Phương pháp phối hợp trong điều trị ung thư gan nguyên phát

1. Tiêm cồn hoặc acid acetic qua da

– Tiêm cồn tuyệt đối vào khối u qua da:

  • Nguyên lý: cồn tuyệt đối hoặc acid acetic để gây hoại tử và gây tắc mạch khối u. Cồn ít độc với gan do tiêm tại khối u
  • Chỉ định: khối u < 3cm (có thể 5cm)
  • Thực hiện: Cồn tuyệt đối 96% tiêm vào khối u dưới hướng dẫn của siêu âm, soi ổ bụng hoặc chụp cắt lớp. Thường tiêm 5 – 10ml mỗi mũi, thực hiện 3 lần/ tuần đều đặn trong 3 – 4 tháng
  • Ưu điểm: Là biện pháp điều trị đơn giản, không đắt tiền, hiệu quả và dung nạp tốt

– Tiêm acid acetic qua da:

  • Biện pháp hiệu quả tương tự tiêm cồn tuyệt đối
  • Sử dụng dung dịch acid acetic 40 – 50%, mỗi lần tiêm 2 – 5ml vào khối u gây hoại tử

2. Điều trị nhiệt qua da

– Mục đích: gây hoại tử khối u gan bằng nhiệt (có thể gây đông lạnh hoặc nhiệt độ cao)

– Đốt khối u gan bằng tia laser:

  • Bằng một đầu dò đặt vào giữa khối u, tia laser với bước sóng 1,064nm sẽ được chuyển thành nhiệt gây hoại tử khối u
  • Đầu dò có thể đặt dưới hướng dẫn của siêu âm
  • Nên áp dung để hoại tử khối u với kích thước < 5cm

– Đông lạnh khối u bằng siêu âm:

  • Gây hoại tử khối u bằng đông lạnh dưới siêu âm thông qua đầu dò đặc biệt đặt trong lòng kim kích thước 14G.

– Đốt khối u gan bằng sóng cao tần:

  • Chỉ định cho khối u kích thước nhỏ, chưa di căn.
  • Sử dụng nhiệt độ của sóng cao tần phát ra từ đầu kim được đưa vào trong lòng khối u để làm đông vón tế bào ung thư.
  • Phương pháp này an toàn, ít biến chứng, tốt với các ung thư gan kích thước còn bé.

3. Can thiệp qua catheter động mạch gan

– Tiêm hoá chất vào động mạch nuôi khối u:

  • Bơm thuốc qua catheter được đặt vào nhánh động mạch nuôi khối u để tập trung nồng độ thuốc cao trong khối u giúp diệt tế bào ác tính.
  • Thuốc thường dùng: 5 FU. Hiện nay thường được thực hiện cùng lúc trong khi làm thủ thuật nút mạch.
  • Thuốc được trộn trong lipiodol, khi vào gan, các tế bào Kuffer và hệ bạch mạch của tổ chức gan lành lọc đi nhanh chóng. Nhưng ở tổ chức ung thư không có tế bào Kuffer nên lipiodol và thuốc bị giữ lại sau 2- 3 tuần, có theo dõi quá trình điều trị.

4. Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng gây tắc mạch

– Đưa ống thông qua động mạch chủ bụng vào động mạch gan chung rồi vào một nhánh của động mạch nuôi khối u gây tắc mạch. Do khối u gan được nuôi bởi động mạch nên nút mạch này lại sẽ làm hạn chế được sự phát triển khối u, làm hoại tử và hình thành một vỏ xơ bao bọc khối u. Vật gây tắc có thể là: Spongel, hoặc Lipiodol siêu ngấm.

– Chỉ định: Ung thư gan một khối trên nền gan lành hoặc gan xơ, khối u càng nhỏ càng tốt

– Chống chỉ định:

  • Ung thư gan có nhiều khối và lan toả.
  • Ung thư gan có di căn tĩnh mạch cửa hoặc đã di căn xa
  • Suy gan nặng
  • Phối hợp tiêm hoá chất vào động mạch trước rồi gây tắc mạch sau làm tăng hiệu quả điều trị.

Thủ thuật này thường phải tiến hành 1- 3 lần mới có hiệu quả.

Xạ trị trong điều trị ung thư gan thứ phát
Xạ trị trong điều trị ung thư gan thứ phát

5. Xạ trị qua đường động mạch

Đưa lipiodol gắn Iod 131 vào khối u qua đường động mạch

6. Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng hoá chất

Các thuốc chống ung thư: các thuốc sau thường dùng và có tác dụng tốt

  • Doxorubicin(Adreamicin): ức chế tổng hợp ADN và ARN
  • 5 FU: thuốc ức chế sự hình thành và hoạt động của ADN và ARN
  • Mitomycin C:  cản trở sự phân bào, do gắn với ADN. Với nồng độ cao ức chế tổng hợp ARN và protein tế bào.
  • Cisplatine.

– Truyền hoá chất theo đường tĩnh mạch

  • Doxorubicin: 60mg/m2, cứ 3 tuần nhắc lại 1 lần. Hoặc 30mg/ m2 da truyền liên tục trong 3 ngày, sau 4 tuần nhắc lại. Tổng liều không quá 550 mg. Những bệnh nhân có vàng da phải giảm liều
  • 5 FU: 12 mg/ kg/ ngày (không quá 800 mg) trong 4 ngày. Nếu bệnh nhân chịu được, ngày thứ 6, 8, 10, 12 truyền 6mg/ kg/ ngày. Nhắc lại sau 1 tháng kể từ ngày dùng thuốc cuối cùng.
  • Mitomycin – C: 20 mg/ m2 da, nhắc lại sau 6- 8 tuần
  • Cisplatine.

Tuy nhiên dùng hoá chất theo đường toàn thân nên sẽ có nhiều tác dụng phụ như: gây độc tuỷ xương, rối loạn tiêu hoá, suy gan thận…

– Tiêm hoá chất qua dây chằng tròn

+ Ưu điểm: thuốc sẽ tập trung ở khối u nhiều hơn là đường tĩnh mạch, nhưng hiệu quả kém hơn phương pháp tắc mạch hoặc tiêm thuốc vào động mạch khối u.

+ Chỉ định:

  • Ung thư gan 1 khối sẽ cho kết quả tốt hơn
  • Ung thư gan nhiều khối: kết quả hạn chế rất nhiều

+ Thuốc thường dùng 5 FU. Tiến hành khi soi ổ bụng. Thường phải làm 1- 3 lần.

– Điều trị bằng các chất đồng vị phóng xạ

+ Dung dịch ethyl ester của LIPIOCIS, 1110 MBq/ml

+ Đường tiêm: tiêm qua lách hoặc động mạch mạc treo tràng trên, hoặc qua động mạch gan.

+ Chỉ định: Ung thư gan, kể cả đã di căn tĩnh mạch cửa, không phẫu thuật hoặc ghép gan được.

+ Chống chỉ định:

  • Ung thư gan giai đoạn 3: khối đã quá lớn, nhiều khối lan toả hoặc có di căn xa
  • Đang có thai hoặc cho con bú.

Sau lần tiêm thứ nhất, tiêm nhắc lại vào các tháng 2, 5, 8, 12.

7. Điều trị triệu chứng ung thư gan nguyên phát

– Giảm đau: theo hướng dẫn WHO

  • Bậc 1: giảm đau đơn thuần – Paracetamol: 2 – 3 g/ngày.
  • Bậc 2: giảm đau kết hợp – Paracetamol + codein (efferalgan codein): 2 – 3 g/ngày. Paracetamol + dextropropoxyphene (Di-antalvic): 4 – 6 viên/ngày
  • Bậc 3: Morphin

– Nếu cổ chướng: lợi tiểu, chọc tháo, truyền đạm. Dinh dưỡng đầy đủ.

– Theo rõi kết quả điều trị: được coi là có kết quả tốt khi lâm sàng bệnh nhân đỡ đau hoặc hết đau, tăng cân, gan nhỏ lại, ăn ngon miệng, định lượng AFP giảm, siêu âm hoặc chụp cắt lớp thấy khối u bị hoại tử hoặc nhỏ lại.

Benh.vn

Bài viết Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-gan-nguyen-phat-2968/feed/ 0
Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/ https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/#respond Thu, 13 Feb 2020 03:23:26 +0000 http://benh2.vn/benh-xo-gan-4833/ Xơ gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10-20/100000 dân.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh xơ gan là hậu quả nghiêm trọng của nhiều bệnh lý gan. Bệnh xơ gan cực kỳ nguy hiểm bởi những tổn thương không phục hồi ở cấu trúc gan. Tỷ lệ tử vong của xơ gan này lên đến 40-60%.

tien-trien-benh-gan-toi-xo-gan-ung-thu-gan
Xơ gan là 1 con đường dẫn thẳng tới Ung thư gan

Bệnh xơ gan, hậu quả nặng nề của nhiều bệnh gan mạn tính

Bệnh xơ gan là gì?

Bệnh xơ gan (Cirrhosis) là quá trình tổn thương có tính chất lan toả, kéo dài ở gan dẫn tới xơ hoá, đảo lộn cấu trúc bình thường của gan. Hậu quả dẫn tới hình thành các u cục (nodule) có cấu trúc không bình thường và cuối cùng là ung thư gan.

Quá trình hình thành bệnh xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào đều do sự phát triển của 3 loại tổn thương:

  • Tổn thương tế bào gan
  • Tăng sinh mô liên kết
  • Tái tạo tế bào gan

3 loại tổn thương này phối hợp và tác động lẫn nhau, khiến gan ngày càng tổn thương và không thể phục hồi. Cần lưu ý rằng tế bào gan là tế bào có khả năng phục hồi tốt nhất trong cơ thể, nếu nó không thể tự phục hồi được thì đó là dạng tổn thương rất nặng trên gan.

Bệnh xơ gan có tỷ lệ tử vong cao báo động tại Việt Nam

Xơ gan không phải bệnh mà là hội chứng lâm sàng. Nó là hậu quả của nhiều bệnh lý gan mạn tính như viêm gan virus, viêm gan mạn, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ…

ty-le-xo-gan-viem-gan-o-viet-nam
Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do bệnh gan đáng báo động

Viêm gan và xơ gan là vấn đề sức khoẻ đáng báo động tại Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ mắc xơ gan cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng, đặc biệt xơ gan do rượu. Tỷ lệ xơ gan khoảng 5%. Trong đó xơ gan do virus là 40%, do bia rượu là 18%.

Tỷ lệ tử vong đối với bệnh này khoảng 33%-66% trong 10 năm, phụ thuộc vào nguyên nhân: xơ gan do rượu, xơ gan do virus (viêm gan), xơ gan mật… Trong đó, xơ gan do bia rượu hoặc xơ gan do virus có uống rượu đều có tỷ lệ tử vong cao.

Cách phân biệt gan khoẻ mạnh và Xơ gan

gan-bi-xo-va-gan-khoe-manh

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể. Ở mỗi tiểu thuỳ, tế bào gan xếp thành hình nan hoa. Những “nan hoa tế bào gan” này gặp nhau ở tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ. 4-5 tiểu thuỳ gặp nhau ở khoảng cửa (nơi tập trung của tổ chức liên kết, hệ thống động mạch gan, bạch huyết, đường mật và tĩnh mạch.

Gan khoẻ mạnh: Khi lá gan khoẻ mạnh, gan có hình thái mềm mại, màu nâu đỏ, mặt nhẵn. Cân nặng của gan ở người trưởng thành dao động từ 1,2-1,5kg. Gan gồm 2 thuỳ: Thuỳ trái và thuỳ phải. Mỗi thuỳ lại chia thành nhiều tiểu thuỳ nhỏ.

Xơ gan: Gan bị xơ có thể to hoặc teo lại (có thể chỉ còn 500g), mật độ chắc, hình thái cứng, bề mặt gồ ghề, sần sùi. Màu gan thường đỏ nhạt hoặc vàng. Bề mặt gan có nhiều hạt (cục nodule) to hoặc nhỏ, đều hoặc không đều. Chức năng gan bị thay đổi hoặc mất.

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan, trong đó nguyên nhân do rượu bia và do virus là 2 nguyên nhân phổ biến nhất

nguyen-nhan-dan-toi-xo-gan
Nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ gan

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan liên quan đến bệnh về gan

  • Xơ gan do viêm gan virus: có hai loại virus được xác định là virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm đưa đến bệnh xơ gan cao nhất.
  • Xơ gan do rượu.
  • Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật, hội chứng Hanot.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari) tắc tĩnh mạch gan.
  • Trong suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick).
  • Bệnh xơ gan do rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Xơ gan do ký sinh trùng: Sán lá gan, sán máng (schistosomia mansonia).

Xơ gan do các yếu tố ngoài gan

  • Các bệnh hồng cầu hình liềm gặp ở châu Phi.
  • Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc: Hoá chất: thuốc DDT, methotrexat, urethan, phospho, tetraclorua carbon, 6 mercaptopurin… Do thuốc: clopromazin, INH, rifampicin, sulfamid, phenylbutazon, aspirin, methyldopa…
  • Xơ gan do rối loạn di truyền: thiếu hụt alfa-1 antitrypsin, thiếu hụt bẩm sinh enzym 1-phosphat aldolase, tích glycogen trong các tổ chức do thiếu máu.
  • Bệnh xơ gan lách to kiểu Banti, xơ gan do suy dinh dưỡng.

Triệu chứng xơ gan đa dạng trên lâm sàng

Trên thực tế, triệu chứng của bệnh xơ gan rất đa dạng. Triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn phát triển bệnh và tính chất phức tạp trong chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng của xơ gan được chia thành 2 giai đoạn:

Bệnh xơ gan giai đoạn còn bù – làm việc bình thường, triệu chứng nhẹ

Bệnh nhân xơ gan ở giai đoạn còn bù có rất ít triệu chứng. Các triệu chứng nhẹ không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bênh lý gan, bạn nên thận trọng nếu thường xuyên xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau nhẹ vùng hạ sườn phải
  • Có thể gan to (sờ được), lách to
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Rối loạn tiêu hoá, phân lỏng, chướng bụng
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu
  • Có nốt sao mạch ở da mặt, cổ, ngực, long bàn tay son.

Nếu có những dấu hiệu trên, cần đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm sinh hoá thăm dò chức năng để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh xơ gan giai đoạn mất bù – cấp tính và nguy hiểm tính mạng

Các triệu chứng chính của giai đoạn này biểu hiện rõ rệt với 2 hội chứng chính: Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và hội chứng suy tế bào gan.

xo-gan-co-chuong-phinh-bung
Hình ảnh xơ gan cổ chương giai đoạn mất bù

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: 

  • Cổ trướng toàn thể, dịch thấm, số lượng nhiều (3-10 lít). Dịch cổ trướng có màu vàng chanh
  • Tuần hoàn bàng hệ cửa-chủ
  • Lách to (mấp mé bờ sườn hoặc dưới bờ sườn vài cm)

Hội chứng suy tế bào gan

  • Sút cân nhanh, mất khả năng làm việc
  • Phù nhẹ, phù mềm, ấn lõm. Chủ yếu ở 2 chi dưới
  • Cổ trướng tái phát nhanh, biểu hiện của suy tế bào gan
  • Rối loạn nội tiết: sạm da, trứng cá, vú to ở nam
  • Rối loạn tiêu hoá, chướng hơi, ăn uống kém
  • Có thể xuất huyết dưới da, niêm mach, chảy máu chân răng, chảy máu cam
  • Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan
  • Có thể vàng da, lòng bàn tay son, sao mạch

Khám gan để kết luận chính xác và tiên lượng bệnh.

Biến chứng khi mắc xơ gan

Bệnh xơ gan có nhiều biến chứng và bệnh nhân thường tử vong vì các biến chứng này:

Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở nhiều nơi: Ngoài da, chân răng lợi, hoặc chảy máu lan tràn ống tiêu hoá gây đi ngoài phân đen và đỏ. Đây là tình trạng nặng. Nếu chức năng gan còn bù được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể qua khỏi, nếu chức năng gan mất bù bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong.

Bệnh xơ gan ung thư hoá: có đến 70 – 80% bệnh nhân ung thư gan trên nền gan xơ.

Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn: Viêm phổi, lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột gây ỉa chảy.

Hôn mê gan: Hôn mê gan thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, xuất huyết tiêu hoá hoặc chỉ là giai đoạn cuối cùng của suy gan.

hoi-chung-nao-gan
Hội chứng não gan khi bị xơ gan

Nhiễm trùng dịch cổ trướng.

Hội chứng gan thận.

Cách chẩn đoán mắc xơ gan

Muốn chẩn đoán xơ gan cần phải làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học thấy có biến loạn rõ rệt. Trong trường hợp bệnh xơ gan giai đoạn sớm có thể phải làm sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc qua soi ổ bụng để xác định xơ gan. Một số xét nghiệm sinh hoá và thăm dò chức năng có thể được thực hiện.

Xét nghiệm máu ngoại vi chẩn đoán xơ gan

Xét nghiệm máu ngoại vi trong bệnh xơ gan cho kết quả thiếu máu. Nếu có xuất hiện xuất huyết tiêu hoá, xét nghiệm xơ gan cho kết quả thiếu máu nhược sắc, giảm tiểu cầu, huyết sắc tố giảm.

Xét nghiệm chức năng gan chẩn đoán xơ gan

Chức năng gan bị suy giảm rõ rệt, 1 số chất/enzym gan tăng giảm đặc trưng:

  • Albumin huyết tương giảm <40%, gamma Globulin tăng. Tỷ lệ A/G<1 (Dùng phương pháp điện di protein)
  • Men gan (AST, ALT) tăng rõ rêt, nhất là trong đợt tiến triển của bệnh xơ gan.
  • Ứ mật: Bilirubin máu tăng cao, cả bilirubin liên hợp và tự do.
  • ALP kiềm trong huyết thanh tăng.
  • Tỷ lệ Prothrobin giảm

Siêu âm gan tìm bất thường chẩn đoán xơ gan

Siêu âm gan có thể phát hiện 1 số bất thường tại gan như:

  • Nhu mô gan không đồng nhất
  • Đường kính tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa giãn rộng
  • Lách to
  • Cổ trướng

Soi ổ bụng và sinh thiết gan

sinh-thiet-gan
Sinh thiết tế bào gan giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh gan

Bệnh xơ gan điển hình bởi hình thái gan xơ hoá, bề mặt không nhẵn bóng, mất tính đồng nhất, nổi u cục… màu sắc lá gan cũng thay đổi từ đỏ nhạt sang vàng. Bờ gan mấp mô.

Có thể soi ổ bụng đồng thời lấy mẫu sinh thiết làm mô bệnh học

Điều trị bệnh xơ gan cần phối hợp nhiều biện pháp

Điều trị bệnh xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số thuốc và hoá chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan thường xuyên.

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khi điều trị xơ gan

Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự đòi hỏi của cơ thể với các hoạt động chức năng gan.

Chế độ ăn:

  • Cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày) nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin, đảm bảo cung cấp 2500-3000 calo/ngày, chỉ nên hạn chế chất đạm khi có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan),
  • Hạn chế ăn mỡ
  • Ăn lạt. Giai đoạn phù cổ trướng ăn lạt tuyệt đối.
  • Không uống rượu
ruou-bia-gay-xo-gan
Cần tuyệt đối tránh rượu bia khi đang điều trị xơ gan

Ngoài ra, bệnh nhân không được uống rượu tuyệt đối và không sử dụng các thuốc độc cho gan

Điều trị các nguyên nhân gây bệnh

Để điều trị bệnh, đặc biệt trong giai đoạn xơ gan còn bù, cần sử dụng các thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh

Bệnh xơ gan do virus: căn nguyên là các bệnh viêm gan do virus. Các thuốc được sử dụng tuỳ thuộc vào loại virus (A,B,C,D,E):

  • Viêm gan do Virus A và E tiên lượng nhẹ, chỉ cần điều trị triệu chứng
  • Viêm gan virus B: Cytokine (Interferon, interleukin) và các thuốc chống virus (amivudine, ribavirin, adefovir…)
  • Viêm gan virus C: Interferon hoặc Peginterferon. Ribavirin 800-1200mg/ngày phối hợp với Interferon hoặc peginterferon
  • Viêm gan Virus D: Dự phòng và điều trị HBV cũng có thể chống lại HDV.

Bệnh xơ gan do mật: Điều trị nguyên nhân gây tắc mật, ứ máu tại gan

Thuốc điều trị triệu chứng xơ gan

Các thuốc điều trị triệu chứng xơ gan bao gồm:

  • Thuốc cải thiện chuyển hoá tế bào gan: Glucose (uống hoặc tiêm tĩnh mạch), Vitamin (B,C), acid folic, acid lipoic, actiso (tăng chuyển hoá gan mật)
  • Thuốc điều trị cổ trướng: Thuốc lợi tiểu. Chỉ khi cổ trướng quá to mới chọc hút dịch
  • Điều trị xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Gồm các thuốc Cầm máu (Vasopressin, somatostatin..), cầm máu nội soi (tiêm thuốc gây xơ qua ống nội soi mềm bằng polydocanol, truyền máu truyền dịch.
  • Glucocorticoid: Dùng trong giai đoạn tiến triển xơ gan. Không dùng khi đã cố trướng, phù to, vàng da, viêm loét đường tiêu hoá.

thuoc-tri-benh

Bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc điều trị xơ gan và biến chứng xơ gan

Các thuốc bổ sung thành phần bị thiếu hụt do bệnh xơ gan

  • Testoteron: tăng cường đồng hoá đạm
  • Truyền albumin: Chỉ định truyền khi tỷ lệ albumin huyết tương giảm (<40g/L). Khi có hội chứng não gan (hôm mê gan) cần dùng các dịch đạm có acid amin để vận chuyển bớt NH3 máu
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm máu khi có rối loạn đông máu (do tỷ lệ prothrombin giảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu răng…)

Điều trị các biến chứng xơ gan

Điều trị biến chứng xơ gan cổ chướng: sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu cổ trướng căng gây khó thở sẽ chọc tháo dịch cổ trướng phối hợp với thuốc lợi tiểu.

Điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hoá: do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, còn do giãn vỡ tĩnh mạch ở dạ dày sẽ được tiêm xơ bằng thuốc hisatocryl để cầm máu và phối hợp với các thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Điều trị nhiễm trùng dịch ổ bụng: kháng sinh và truyền albumin.

Điều trị hôn mê gan: dinh dưỡng, các thuốc hạ amoniac máu, kháng sinh.

Điều trị ung thư gan: phẫu thuật cắt khối u nếu còn chỉ định, các phương pháp phá huỷ khối u gan.

Phòng ngừa bệnh xơ gan sớm

Bệnh xơ gan nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa căn bệnh này, cần thiết thực hiện các hành động bảo vệ gan sớm, điều trị triệt để các bệnh về gan.

che-do-dinh-duong-xo-gan
Chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan cần tính toán kỹ

Thay đổi lối sống:

  • Chế độ dinh dưỡng hạn chế mỡ đặc biệt là trans fat.
  • Chế độ ăn lạt ít muối, ít đường.
  • Bổ sung vừa đủ các Vitamin bằng thực phẩm
  • Không sử dụng các thuốc độc cho gan. Luôn hỏi bác sỹ trước khi sử dụng. Thông thường, bác sỹ sẽ kê cho bạn thêm 1 thuốc bổ gan, giải độc gan
  • Tăng cường vận động
  • Hạn chế bia rượu

Điều trị triệt để các bệnh lý gan có thể dẫn đến xơ hoá.

  • Viêm gan virus
  • Tắc mật, sỏi mật
  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm gan do rượu

Kết luận

Bệnh xơ gan là hội chứng do nhiều bệnh lý gan gây nên. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao, chủ yếu là xơ gan do rượu và xơ gan do virus.

Triệu chứng xơ gan đa dạng, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Giai đoạn xơ gan còn bù có thể diễn ra âm thầm trong vài năm. Chủ yếu bệnh nhân phát hiện xơ gan ở giai đoạn mất bù, bệnh khó chữa khỏi.

Điều trị xơ gan cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sỹ. Thuốc điều trị phối hợp điều trị nguyên nhân bệnh, các bệnh lý căn nguyên và bổ sung các chất bị tăng giảm do xơ gan gây ra.

Phòng ngừa bệnh xơ gan bằng cách thay đổi lối sống, nói không với bia rượu và điều trị triệt để các bệnh lý về gan ngay từ đầu.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Tổng quan bệnh xơ gan, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-xo-gan-4833/feed/ 0
Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan https://benh.vn/xet-nghiem-phat-hien-som-ung-thu-gan-7999/ https://benh.vn/xet-nghiem-phat-hien-som-ung-thu-gan-7999/#respond Mon, 26 Aug 2019 04:32:12 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-phat-hien-som-ung-thu-gan-7999/ Ung thư gan rất phổ biến, tỷ lệ tử vong cao trong các bệnh trên người. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, Ung thư gan hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Sau đây benh.vn sẽ giới thiệu một số biện pháp xét nghiệm phát hiện sớm Ung thư gan.

Bài viết Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư gan rất phổ biến, tỷ lệ tử vong cao trong các bệnh trên người. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, Ung thư gan hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Sau đây benh.vn sẽ giới thiệu một số biện pháp xét nghiệm phát hiện sớm Ung thư gan.

Lá gan bị Ung thư

Hình ảnh Ung thư gan

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 5 ở nam giới, và thứ 7 ở nữ giới với hơn nửa triệu trường hợp mắc bệnh mới được chẩn đoán mỗi năm trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây nên các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới sau ung thư phổi và dạ dày.

Năm 2010, ước tính khoảng 754.000 người tử vong do ung thư gan. Ung thư tế bào gan nguyên phát (hepatocellular carcinoma – HCC) là dạng ung thư gan phổ biến nhất – chiếm 80% trường hợp mắc ung thư gan. Trên 80% trong số các trường hợp ung thư gan được tìm thấy ở các quốc gia ở châu Á, và khu vực châu Phi cận Sahara.

Nguyên nhân gây Ung thư gan

Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan chủ yếu là viêm gan mãn tính do HCV và HBV dẫn đến xơ gan. Trong thực tế lâm sàng, người ta nhận thấy 70 – 80% ung thư gan phát triển trên xơ gan.  Các nguyên nhân và dịch tễ của ung thư gan có liên quan chặt chẽ với các nguyên nhân và dịch tễ của xơ gan. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: nghiện rượu, độc tố Aflatoxin flatoxin được bài tiết từ nấm Aspergillus flavus thường có trong ngũ cốc.

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng dịch tễ có tỉ lệ viêm gan cao. Theo nghiên cứu điều tra dịch tễ ở Hà Nội, Bắc Giang thì tỉ lệ nhiễm HBV và HCV tại hai địa bàn này lần lượt là 8,0% và 2,7%. Theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể năm 2004, ở TP. HCM trong 10 loại ung thư thường gặp thì ung thư gan đứng hàng thứ nhất ở nam (tần suất 38,2 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm) và đứng hàng thứ 6 ở giới nữ (tần suất 8,3 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm). Ở Hà Nội, ung thư gan đứng hàng thứ 3 ở nam giới và hàng thứ 7 ở nữ giới. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 ca mắc ung thư gan mới và trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan hàng đầu thế giới.

Tỉ lệ sống nói chung của bệnh ung thư gan trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán là khoảng 9%.

Khi ung thư gan được phát hiện trong giai đoạn đầu, khoảng 19% số bệnh nhân có khả năng sống sót trong 5 năm trở lên. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.

Khoảng 26% trường hợp được chẩn đoán khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu lan rộng, tuy nhiên mới chỉ xuất hiện ở các hạch bạch huyết. Tiên lượng sống cho ung thư gan giai đoạn 2 là khoảng 6,5% số bệnh nhân có khả năng sống trong 5 năm.

Gần 22% trường hợp ung thư gan được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối. Với giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan xa. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư gan di căn là khoảng 3,5%.

Nếu bệnh được phát hiện ở những giai đoạn đầu, phẫu thuật triệt để hoặc ghép gan là phương pháp điều trị mang lại kết quả rất tốt, với tỉ lệ sống lên tới 80%. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, bệnh ung thư gan thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối nên ghép gan không đạt được kết quả tốt. Khi đó ung thư đã xuất hiện trong các cơ quan khác và nó có khả năng lây lan vào gan mới ghép nên tỉ lệ sống sót sau 5 năm thấp dưới 10%.

Ung thư gan tiến triển thầm lặng nên đa số bệnh nhân thường được phát hiện muộn, giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Vì vậy, với những người có yếu tố nguy cơ như bệnh viêm gan B, C, xơ gan, người uống rượu nhiều hoặc trong gia đình từng có người ung thư gan, thì nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh sớm.

Hiện nay, các phương pháp phát hiện ung thư gan chủ yếu là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, không gây hại, có thể phát hiện khối u >1cm. Siêu âm có vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan, ngoài ra còn giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các phương pháp khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp thấy khối u rõ hơn. Bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết gan để kiểm tra chắc chắn kết quả chẩn đoán ung thư gan.

Ung thư tế bào gan với nhiều khối (nodule) trong gan

Các chỉ dấu sinh hóa phát hiện sớm Ung thư gan

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u. Do vậy, nhu cầu tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi xuất hiện khối u để chẩn đoán sớm là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, theo dõi tiến triển của khối u và nâng cao tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. Các chỉ dấu hiện nay được sử dụng tại Việt Nam gồm:

1. a-fetoprotein (AFP)

Trong số các chất chỉ dấu ung thư gan hiện nay thì AFP đã được ứng dụng trong xét nghiệm tầm soát HCC.

AFP là glycoprotein có một chuỗi đơn, trọng lượng phân tử 70kDa và carbohydrat chiếm 4%. AFP được tổng hợp chính ở gan phôi thai và túi noãn hoàng, rồi vào dịch ối, đi qua rau thai và vào máu mẹ. Nồng độ trong huyết thanh của AFP nhanh chóng giảm xuống sau khi sinh và sự biểu hiện của nó bị ức chế ở người trưởng thành.

Ở người lớn khỏe mạnh, nồng độ AFP huyết thanh là 0 – 7ng/mL (13). Nồng độ AFP huyết thanh 20ng/mL là giá trị cắt thường được sử dụng nhất để phân biệt bệnh nhân có và không có HCC.

Xét nghiệm AFP có độ nhạy 41 – 65% và độ đặc hiệu 80 – 90% khi phát hiện HCC với giá trị cắt là 20ng/mL. AFP huyết thanh có sự tương quan thuận một cách có ý nghĩa với kích thước của khối u HCC và có thể được sử dụng như một chỉ dấu có giá trị để phát hiện HCC và đánh giá giai đoạn của bệnh.

Theo khuyến cáo của Hội nghiên cứu gan châu Á – Thái Bình Dương (Asian Pacific Association for the Study of the Liver -APASL) và Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ (National Comprehensive Cancer Network – NCCN) thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị HCC cần thực hiện kiểm tra AFP kết hợp siêu âm định kỳ 6 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế ở một số bệnh nhân không bị ung thư gan nhưng có nồng độ AFP tăng, ví dụ những bệnh nhân bị bệnh gan mạn, bệnh lý viêm gan, xơ gan, u quái tinh hoàn, phụ nữ có thai. Bên cạnh đó cũng có một số bệnh nhân ung thư gan nhưng AFP không tăng (6). Do vậy, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu về các chỉ dấu chẩn đoán ung thư gan hiệu quả hơn và kết quả, các tác giả Nhật Bản đã phát hiện hai chỉ dấu giúp phát hiện thư gan sớm quan trọng khác là AFP L3 và DCP (Des-gamma-carboxy prothrombin), DCP còn được gọi là PIVKA II (protein induced by vitamin K absence or antagonists II).

2. AFP-L3

Là một đồng đẳng (Isoform) của AFP.

Ba dạng AFP được phân biệt bởi mức độ fucosyl hóa (fucosylation) của chuỗi đường gắn với N-acetylglucosamine. Các dạng này có khả năng gắn vào Lens culinaris agglutinin (LCA) với các ái lực khác nhau.

AFP-L1 là loại không gắn LCA, là dạng chủ yếu được thấy ở những người bị bệnh gan lành tính như viêm gan B mạn hoặc xơ gan AFP-L2 là có khả năng gắn LCA với ái lực vừa và là dạng chủ yếu được sản xuất bởi các khối u túi noãn hoàng.

AFP-L3 được sản xuất bởi các tế bào gan ác tính, gắn vào LCA với ái lực cao và là dạng chủ yếu được thấy ở các bệnh nhân bị HCC. AFP-L3 được ghi nhận là tỉ lệ phần trăm của AFP-L3 so với tổng mức AFP. Giá trị cắt của AFP-L3 được xác định là 10% thì xét nghiệm có độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 90% trong phát hiện HCC.  Người có giá trị AFP-L3 cao hơn 10% thì tăng gấp 7 lần nguy cơ xuất hiện HCC trong vòng 21 tháng (7).

3. DCP hay PIVKA II

Là một dạng bất thường được tạo ra bởi sự thiếu vitamin K của prothrombin, một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan. DCP có thể được sản xuất bởi các khối u gan và mức độ thường tăng lên khi bị HCC.

Nồng độ DCP bình thường là 0 – 7,5 ng/ml. Với giá trị cắt là 25 ng/mL thì xét nghiệm DCP có độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 85% trong chẩn đoán HCC (7). Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng DCP thường phản ảnh tình trạng của bệnh, kích thước khối u, sự xâm lấn tĩnh mạch cửa. Ngoài ra sau phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc sau điều trị ung thư gan bằng phương pháp khác, nồng độ DCP giảm nhanh. Sự tăng DCP trở lại sau điều trị thể hiện bệnh tái phát hoặc thất bại của điều trị.

Phần lớn các nghiên cứu bệnh chứng so sánh AFP với DCP trong chẩn đoán HCC cho thấy độ nhạy của DCP cao hơn AFP. Các nghiên cứu khẳng định sự kết hợp của DCP và AFP làm tăng rõ rệt độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán sớm HCC.

Từ năm 2008, Hiệp hội gan mật Nhật Bản (Japan Society of Hepatology – JSH) đã đưa ra guideline tầm soát HCC bằng cách sử dụng 3 chỉ dấu DCP, AFP và AFP-L3 (12). Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đã đưa bộ ba xét nghiệm này vào ứng dụng để tầm soát ung thư gan cho các bệnh nhân, đặc biệt các mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C. Hy vọng, sự phối hợp hiệu quả này sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư gan, từ đó làm giảm đáng kể tỉ lệ biến chứng và tỉ vong ở các đối tượng bệnh nhân này.

Benh.vn

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Băng Sương – Khoa Xét nghiệm BV. Đại học Y Dược TP HCM

Bài viết Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-phat-hien-som-ung-thu-gan-7999/feed/ 0
Các loại ung thư khó phát hiện sớm https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/ https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/#respond Sun, 23 Jun 2019 06:27:35 +0000 http://benh2.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/ Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên có nhiều loại ung thư khó phát hiện sớm, dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan, để bệnh nặng mới chịu đi khám.

Bài viết Các loại ung thư khó phát hiện sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi là khá cao. Tuy nhiên có nhiều loại ung thư khó phát hiện sớm, dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan, để bệnh nặng mới chịu đi khám. 

Theo thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, cả nước có khoảng hơn 150 ngàn ca bệnh mới và trong số đó có khoảng hơn 75 ngàn ca gây tử vong. Độ tuổi trung bình của người mắc bệnh ung thư là ngoài 40 tuổi. Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm nhất và chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay.

Ung thư buồng trứng

Hình ảnh ung thư buồng trứng

Trên thực tế, có người thấy chướng bụng hoặc táo bón, ngỡ rằng có vấn đề về đường tiêu hoá, có người lại thấy bụng dưới to hơn, tưởng rằng mình mập ra hoặc tăng cân do tuổi tác, có người lại thấy tình trạng tiểu lắt nhắt, cứ cho rằng bị nhiễm trùng tiểu… Bệnh nhân đến khi đi thăm khám và phát hiện thì thường đã ở giai đoạn quá muộn, việc điều trị gặp nhiều rủi ro.

Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có biểu hiện bệnh cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn. Các chuyên gia đang thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu, chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Ung thư gan

ung thư gan

Hình ảnh ung thư gan

Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng gần 9 triệu người mắc virus viêm gan B và có nguy cơ phát triển thành xơ gan. Những người này có tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.

Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.

Chiến lược phòng ung thư gan là tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B, hạn chế uống rượu. Nhưng người có nguy cơ cao gồm có tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin cần siêu âm gan và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP) định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện bệnh ung thư gan sớm.

Ung thư phổi

ung thư phổi

Hình ảnh ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ.

Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không hút thuốc lá, thuốc lào. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc) có thể làm các xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.

Ung thư xương

ung thư xương

Hình ảnh Ung thư xương

Trẻ sau 12 tuổi có chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi cần được quan tâm nếu trẻ có triệu chứng đau vô cớ trong xương. Khởi đầu, cơn đau thường mơ hồ nhưng sau đó rõ từng đợt ngắn trong xương, rất khó chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu và xương bả vai.

Khi có các dấu hiệu trên không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày

ung thư dạ dyaf

Hình ảnh Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường khó phát hiện, bệnh thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như nôn mửa, đi ngoài phân đen, các biểu hiện được coi là rõ ràng hơn thì bệnh đã trở nặng. Lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đó là một trong những lý do gây khó khăn trong chuẩn đoán bệnh.

Người bệnh nên soi ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có), đặc biệt với người thuộc nhóm nguy cơ cao như bị viêm dạ dày mãn tính, gia đình có người bị ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn HP…

Benh.vn

Bài viết Các loại ung thư khó phát hiện sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-loai-ung-thu-kho-phat-hien-som-7763/feed/ 0
Ung thư gan kiêng ăn gì? https://benh.vn/ung-thu-gan-kieng-an-gi-59087/ https://benh.vn/ung-thu-gan-kieng-an-gi-59087/#respond Wed, 20 Mar 2019 14:09:44 +0000 https://benh.vn/?p=59087 Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư gan rất quan trọng. Việc tránh ăn một số loại thực phẩm sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt hơn. Vậy bệnh nhân ung thư gan cần kiêng ăn gì?

Bài viết Ung thư gan kiêng ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư gan rất quan trọng. Việc tránh ăn một số loại thực phẩm sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt hơn. Vậy bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì và nên bổ sung những loại thực phẩm nào?

Chức năng gan suy giảm ở người bị ung thư gan

Ung thư gan là bệnh lý ác tính phổ biến thứ 4 trên thế giới. Tại châu Á, đây là bệnh ung thư gây tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi. Ung thư gan có thể nguyên phát (tế bào ung thư khởi phát từ gan) hoặc ung thư gan thứ phát (do tế bào ung thư di căn đến).

Người bị ung thư gan có chức năng gan suy giảm nghiêm trọng do: gan xơ hoá, hội chức suy tế bào gan…Khả năng chuyển hoá các chất tại gan giảm nghiêm trọng. Việc hạn chế đưa các chất chuyển hoá quan gan, các chất có cấu trúc phức tạp vào cơ thể giúp giảm áp lực làm việc của gan và giúp kìm hãm tế bào ung thư phát triển. Cũng vì thế, chế độ ăn cho người bị ung thư gan luôn cần được coi trọng. 1 số nhóm thực phẩm tốt có thể bổ sung để tăng cường chức năng gan. Nhưng câu hỏi lớn hơn chính là, người bị ung thư gan nên kiêng ăn gì?

Người bị ung thư gan kiêng ăn gì

Thực phẩm quá giàu protein

Bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì? Ở bệnh nhân ung thư gan, chức năng gan bị suy giảm và các protein có thể khó tiêu hóa và chuyển hóa. Ăn quá nhiều đạm có thể gây tích tụ chất độc hại trong gan khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng protein hợp lý trong khẩu phần ăn.

Thực phẩm mặn

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ung thư gan. Các chuyên gia cho biết, muối có thể làm nặng hơn các triệu chứng sưng và tích tụ dịch trong gan.

Muối có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn, cá muối, thịt muối…Khẩu phần ăn thường ngày nếu nêm nếm nhiều muối cũng nên thay đổi, Nếu nói đến bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì, nhất định phải nhớ đến muối. Hãy tập luyện 1 chế độ ăn lạt càng sớm càng tốt

Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực lên gan vốn đang không tốt. Để giảm lượng chất béo, nên hạn chế sử dụng bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn sẵn…

Các loại đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn

Các loại đồ đóng hộp, chế biến sẵn tuyệt đối không nên sử dụng cho người bị ung thư gan. Do các loại đồ ăn này thường được tẩm ướp nhiều gia vị, có chất bảo quản. Khi gan suy yếu, không có khả năng chuyển hoá các chất này và gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Các loại đồ ăn tươi là lựa chọn tiên quyết đối với người bị ung thư gan

Nội tạng động vật:

Ung thư gan kiêng ăn gì? Tuyệt đối không cho người ung thư gan ăn nội tạng động vật. Nội tạng động vật chứa hàm lượng cao các chất làm quá tải hoạt động của gan như: Chất béo no, cholesterol, các protein phức tạp…Các loại nội tạng động vật cũng tiềm ẩn nhiều chất độc tích tụ gây áp lực giải độc lớn lên gan.

Bệnh xơ gan do rượu
Tuyệt đối tránh rượu bia khi bị ung thư gan

Rượu và đồ uống có cồn, có gas

Rượu và các đồ uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Các loại đồ uống này cần được loại bỏ khỏi thực đơn khi mắc ung thư gan bởi sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan đang bị bệnh cần được nghỉ ngơi. Gan là cơ quan chuyển hoá rượu, do đó bạn có thể bị ngộ độc rượu nếu uống thức uống này khi bị ung thư gan. Các loại đồ uống có ga cũng làm bệnh ung thư gan tiến triển xấu đi. Ung thư gan kiêng ăn gì? Ung thư gan đầu tiên phải kiêng rượu bia.

Ngoài ra, việc bệnh nhân ung thư gan kiêng ăn gì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị… Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tìm ra cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất.

Thực phẩm tốt cho người bị ung thư gan

Bên cạnh những nhóm thực phẩm người bị ung thư gan nên kiêng, cần bổ sung 1 số nhóm dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo sức khoẻ và giảm áp lực cho gan.

  • Ngũ cốc: Bánh mì, gạo, gạo lức, yến mạch, ngô, vừng…
  • Trái cây và rau xanh: Trái cây chứa Vitamin A (dâu tây, cam, ớt chuông đỏ…) cùng các loại rau xanh: bí, cải bắp, bông cải xanh và cà rốt
  • Thịt trắng: Thịt gia cầm, thịt cá sông chế biến dạng hấp, luộc
  • Thực phẩm ít chất béo: Các loại hạt, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải.
  • Sữa và sữa chua
  • Trà

Xem chi tiết tại: Những thực phẩm người ung thư gan nên ăn hàng ngày

Xem thêm: Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát hiện nay

Hãy chú ý chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư gan. Người bị ung thư gan kiêng ăn gì và nên ăn gì rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng trên cũng được khuyến khích với người khoẻ mạnh hoặc mắc 1 bệnh lý gan nào đó. Hãy tuân thủ vì 1 lá gan khoẻ mạnh

Benh.vn 

Bài viết Ung thư gan kiêng ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ung-thu-gan-kieng-an-gi-59087/feed/ 0
Mắc bệnh ung thư gan vì những món ăn quen thuộc https://benh.vn/mac-benh-ung-thu-gan-vi-nhung-mon-an-quen-thuoc-7106/ https://benh.vn/mac-benh-ung-thu-gan-vi-nhung-mon-an-quen-thuoc-7106/#respond Wed, 26 Sep 2018 06:14:42 +0000 http://benh2.vn/mac-benh-ung-thu-gan-vi-nhung-mon-an-quen-thuoc-7106/ Bạn có bao giờ nghĩ rằng có một số món ăn khoái khẩu thường ngày của mình, nghe qua có vẻ rất an toàn nhưng lại là tác nhân gây bệnh ung thư gan không?

Bài viết Mắc bệnh ung thư gan vì những món ăn quen thuộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có bao giờ nghĩ rằng có một số món ăn khoái khẩu thường ngày của mình, nghe qua có vẻ rất an toàn nhưng lại là tác nhân gây bệnh ung thư gan không?

Những món ăn đó là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bún đậu mắm tôm

Các thực phẩm góp phần tạo nên món bún đậu mắm tôm là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thế nhưng nó là tác nhân gây bệnh bởi các chất gây hại đã được sinh ra trong quá trình chế biến.

Tại các quán bán bún đậu mắm tôm, dầu để chiên đậu, chả, giò thường là dầu chiên đi chiên lại để tiết kiệm chi phí. Khi dầu mỡ đun nấu nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất độc hại, ngấm vào đậu phụ, nem, giò, chả…

bun-dau-mam-tom

Ngoài ra, vỏ ngoài của đậu khi bị rán cháy vàng lên sẽ biến đổi thành chất acrylamid gây ung thư nếu bạn ăn quá thường xuyên. Những độc tố này sẽ đi qua gan, tồn đọng lại ở gan khiến gan bị tổn thương, lâu dần phát triển thành ung thư gan.

Khoai tây chiên

Axit amin asparagin, glucose trong khoai tây khi được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh acrylamide – chất gây ung thư cao, nó có tác động mạnh tới hệ thần kinh não bộ và hệ thống sinh sản, nội tang.

Chất độc này sẽ làm hại gan, kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Dưa cà muối

Trong dưa cà muối có một lượng nitroso gây ung thư nhất định gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Vì vậy, trước khi muối dưa, cà bạn nên trụng qua nước nóng, ngâm nước muối hay phơi nắng để hạn chế chất độc. Không chỉ có tác dụng giảm độc tố trong mà phương pháp này còn giúp món dưa, cà giòn hơn, ngon hơn sau khi muối.

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản và Campuchia thông qua nghiên cứu của Trung tâm phòng chống côn trùng, ký sinh trùng và sốt rét của Campuchia đã công bố rằng có tới 7 loại cá nước ngọt ở Campuchia có thể gây nên ung thư gan ở người.

Những loại cá gây ung thư gan ở Campuchia bao gồm:

Cá ba kỳ trắng (Cyclocheilichthys repasson, thuộc họ cá chép), cá cóc (Cyclochelichthys enoplos), cóc đậm (tên khoa học Cyclocheilichthys apogon), cá he vàng (Barbonymus altus), cá linh thùy (Cirrhinus lobatus), cá rầm đất (Puntius brevis), cá ngựa chấm (Hampala dispar).

Ở Việt Nam tuy chưa phát hiện có loại cá nào có chất gây ung thư gan nhưng nếu thường xuyên chiên rán cá, sốt cà quá cháy thì đây cũng là một con đường khiến bạn dễ mắc ung thư do các chất độc sản sinh ra trong quá trình chế biến.

Bài viết Mắc bệnh ung thư gan vì những món ăn quen thuộc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mac-benh-ung-thu-gan-vi-nhung-mon-an-quen-thuoc-7106/feed/ 0