Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2024 06:21:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/ https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/#respond Thu, 21 Mar 2024 05:24:43 +0000 http://benh2.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/ Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ uốn ván ở trẻ sơ sinh và cho mẹ

Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, để thai nhi khỏe mạnh người mẹ phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó, các bà mẹ được khuyến khích một số mũi tiêm phòng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé sau khi chào đời. Trong đó tiêm phòng uốn ván là việc làm rất cần thiết.

Không ít các mẹ vẫn còn thắc mắc vì sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai? Tiêm phòng uốn ván có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Tìm hiểu về bệnh uốn ván sơ sinh

Uốn ván, đặc biệt là uốn ván rốn sơ sinh là một bệnh nặng do thần kinh trung ương bị nhiễm độc bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani).

Trẻ bị uốn ván rốn dễ bị tử vong do co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim.

Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh

  • Do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng.
  • Do tay người đỡ đẻ không vô khuẩn.
  • Do băng gạc không vô trùng.
  • Do vi trùng xâm nhập qua vết cắt rốn, gây bệnh…

uon-van-tre-so-sinh

Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng…

Tại sao thai phụ cần tiêm phòng uốn ván

Khi tiêm vacxin uốn ván vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh và hạn chế hiện tượng tử vong.

Tiêm phòng uốn ván sơ sinh trong thời gian nào

Có thai lần đầu (con so):

  • Tiêm mũi thứ nhất khi có thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5.
  • Tiêm mũi thứ 2 từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7.

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ ở tháng thứ 5 hoặc thứ 7 của thai kỳ

Có thai lần 2 (con dạ)

  • Tiêm nhắc lại 1 mũi ở bất kỳ tháng nào, nhưng phải tiêm trước khi sinh 2 tuần.

Lưu ý:

  • Trong thời kỳ có thai, các thai phụ cần tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất 1 tháng.
  • Thời gian giữa 2 lần sinh không quá 5 năm. Nếu quá thời hạn trên, thai phụ sẽ phải tiêm 2 mũi đầy đủ như người mang thai lần đầu.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều tổ chức tiêm phòng uốn ván cho thai phụ. Vacxin phòng uốn ván không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà nó còn giúp hạn chế hiện tượng tử vong do nhiễm trùng uốn ván.

Tại Việt Nam, công tác tiêm phòng được thực hiện rất tốt, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, vì vậy tỷ lệ trẻ sơ sinh bị uốn ván đã hạ thấp rất nhiều, thậm chí đã xoá bỏ được bệnh uốn ván trong nhiều năm.

Lời kết

Uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh là một bệnh rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây uốn ván ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn, do băng gạc không vô trùng… Đối với người mẹ, uốn ván do vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục gây uốn ván tử cung…

Vì vậy, các thai phụ cần tiêm phỏng uốn ván ở tháng thứ 5 và tháng thứ 7 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh.

Bài viết Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-nhu-the-nao-5480/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/#respond Fri, 20 Oct 2023 05:16:20 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/ Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Trước đây do đời sống khó khăn, việc hiểu biết về y học còn hạn chế nên những người sinh nở ở nhà (vùng dân tộc, vùng xâu, vùng xa), người bị trầy xước, dẫm vào đinh, sắt… bị nhiễm trùng uốn ván dẫn đến những cái chết thương tâm.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Trước đây do đời sống khó khăn, việc hiểu biết về y học còn hạn chế nên những người sinh nở ở nhà (vùng dân tộc, vùng xâu, vùng xa), người bị trầy xước, dẫm vào đinh, sắt… bị nhiễm trùng uốn ván dẫn đến những cái chết thương tâm.

Vậy, triệu chứng của bệnh nhiễm trùng uốn ván? Phương pháp phòng tránh uốn ván như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh…

benh-uong-van

Bệnh uốn ván do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh uốn ván

  • Tê lưỡi, cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván.
  • Cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh).
  • Cơ co thắt, vã mồ hôi, sốt.
  • Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

Lưu ý:

  • Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần.
  • Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

  • Bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn.
  • Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai.
  • Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.
  • Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương…

Nhiễm trùng uốn ván do đâm do trầy xước, đâm vào đinh, dằm gỗ…(Ảnh minh họa)

Đối tượng mắc bệnh uốn ván

  • Nam, nữ mọi lứa tuổi (tỷ lệ nam giới tuổi trung niên bị uốn ván nhiều hơn do không được tiêm vacxin phòng uốn ván).
  • Bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS)…

Biến chứng của bệnh uốn ván

  • Co thắt và co giật các cơ.
  • Có thể gãy xương sống hoặc các xương khác.
  • Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác…
  • Khả năng tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già…

Bệnh uốn ván có lây truyền không

Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.

Phương pháp điều trị bệnh uốn ván như thế nào

  • Uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng (Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ)
  • Trong mọi trường hợp, khi bị uốn ván cần phải điều trị tại bệnh viện.

Phương pháp phòng bệnh uốn ván

  • Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT.
  • Người lớn cần tiêm Td/UV.
  • Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ (tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con).
  • Thực hành đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván.
  • Xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…
  • Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên cần phải tiêm chủng…

tiem-phong-benh

Tiêm vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bất cứ ai có vết thương, xây xát trên chân tay, cơ thể… đều có nguy cơ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập vì vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường và có sức sống mãnh liệt. Bệnh uốn ván gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm: co giật các cơ, gãy xương sống, rối loạn nhịp tim…và dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, vi khuẩn uốn ván chỉ gây bệnh khi vết thương bị dập nát, môi trường thiếu ô-xy nên việc cần làm sau khi bị xây xát là xử lý sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, giải phóng hết dị vật…Phụ nữ trong khi sinh nở cần đảm bảo vô trùng, trẻ sơ sinh cần vệ sinh cuống rốn sạch sẽ sẽ loại trừ nguy cơ bị uốn ván.

Bên cạnh đó, phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, người trưởng thành… là tiêm vắc xin để phòng bệnh. Đây là phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/feed/ 0
Tìm hiểu về vắc xin uốn ván https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/ https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/#respond Wed, 10 May 2023 02:27:41 +0000 http://benh2.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/ Vắc xin uốn ván có tác dụng chính là gì, tác dụng phụ là gì? Có phải chỉ có 1 loại vắc xin uốn ván không hay có nhiều loại vắc xin có khả năng phòng chống uốn ván? Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho độ tuổi nào? Phụ nữ mang thai có tiêm được không?

Bài viết Tìm hiểu về vắc xin uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vắc xin uốn ván là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, vắc xin uốn ván có phải chỉ có một loại hay nhiều loại và cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ em và người lớn?

vacxin-uon-van

Một loại vắc xin có tác dụng phòng uốn ván (ảnh minh họa)

Tìm hiểm về Vắc xin uốn ván

Vắc xin uốn ván bảo vệ cơ thể phòng bệnh uốn ván. Vắc xin uốn ván có dạng dung dịch đóng trong lọ thủy tinh. Ngoài ra nó còn được đóng sẵn trong bơm kim tiêm tự khóa.

Các vắc xin chứa thành phần uốn ván

Có một vài dạng chế phẩm chứa thành phần uốn ván:

  • Vắc xin uốn ván chỉ để phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.
  • Vắc xin DPT (bạch hầu – ho gà – uốn ván) phòng được các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này phòng ba bệnh : Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà nhưng chỉ dùng cho trẻ em dưới năm tuổi.

Lưu ý khi sử dụng vắc xin uốn ván

Vì Vắc xin này có thành phần Ho gà toàn thân tế bào nên không dùng cho trẻ trên năm tuổi do có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.

  • Vắc xin DT (bạch hầu – uốn ván) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván. Do loại vắc xin này có chứa giải độc tố bạch hầu ở mức cao nên nó không được sử dụng để tiêm cho trẻ trên 6 tuổi hoặc người lớn. Trường hợp trẻ em có tiền sử dị ứng với thành phần Ho gà trong Vắc xin DTP thì mũi tiêm lần 2, 3 và nhắc lại thay thế bằng vắc xin DT.
  • Vắc xin Td (vắc xin uốn ván – bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT nhưng thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này phù hợp với những trẻ trên 6 tuổi và người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng thêm khả năng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

Vắc xin UV hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin UV hoặc Td, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau đó 1 vài tháng. Đồng thời chúng cũng phòng uốn ván cho bà mẹ.

3 liều vắc xin UV hoặc Td có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.

Nếu để lắng lọ vắc xin UV trong thời gian dài, lọ vắc xin sẽ chia thành 2 phần dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng. Vắc xin UV/DT/Td/DPT không được để đông băng. Thử nghiệm “Lắc” sẽ xác định xem vắc xin có bị đông băng không? Nếu vắc xin đã bị đông băng phải hủy bỏ.

Tính an toàn của vắc xin UV, Td, DT và những phản ứng sau tiêm.

Những vắc xin có chứa thành phần uốn ván thường là phản ứng nhẹ, ít gây phản ứng nặng. Những phản ứng nhẹ do vắc xin uốn ván, Td và DT bao gồm:

Có khoảng 1/10 trường hợp sau tiêm 1 – 3 ngày có biểu hiện đau nhẹ, nổi mẩn, nóng và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Những phản ứng nhẹ này trở nên phổ biến hơn ở những lần tiêm sau và có thể gặp ở 50 đến 80% những người tiêm nhắc. Khoảng 1/10 trường hợp được tiêm có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai

Liều

UV  hoặc TD

Thời gian tiêm

Thời gian bảo vệ

1  Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15 – 35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao.  Không
2  Ít nhất 4 tuần sau lần 1  1 đến 3 năm
3  Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai  lần sau.  Tối thiểu 5 năm
4  Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai  lần sau.  Tối thiểu 10 năm
5 Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. Trong suốt thời kỳ sinh đẻ và có thể lâu hơn

Tăng tỷ lệ nữ được tiêm vắc xin có thành phần uốn ván khi còn nhỏ hoặc ở tuổi học đường. Khi đến tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc uốn ván mẹ và uốn ván sơ sinh hy vọng sẽ giảm xuống: Tiêm đúng, đủ 3 liều DPT ở trẻ nhỏ có giá trị bảo vệ tương đương 2 liều uốn ván/Td ở người lớn.

Những nghiên cứu ngày nay cho thấy, thời gian bảo vệ của vắc xin uốn ván còn lâu hơn. Vấn đề này hiện tại đang được xem xét.

Tóm tắt về tiêm chủng vắc xin uốn ván

Loại vắc xin  Giải độc tố
Số liều  Tối thiểu 2 liều cơ bản
Lịch tiêm  Xem bảng trang trước
Liều tiêm nhắc

 

Đối với UV xem bảng trang trước

Đối với Td 10 năm một lần

Đối với DT thì 18 tháng đến 6 tuổi.

Chống chỉ định  Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước
Phản ứng sau tiêm  Thường gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ và tăng hơn ở những lần tiêm tiếp theo thậm chí có thể trở thành chống chỉ định nếu phản ứng quá mạnh ở lần tiêm trước.
Liều lượng  0,5ml
Nơi tiêm  Mặt ngoài phần trên cánh tay
Đường tiêm  Bắp

Bảo quản

Như vậy, benh.vn đã hướng dẫn chúng ta có cách hiểu đúng đắn về vắc xin uốn ván, các loại vắc xin uốn ván và lưu ý khi sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Hãy tiêm vắc xin uốn ván cho cả gia đình để bảo vệ người thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết Tìm hiểu về vắc xin uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-3145/feed/ 0
Bệnh uốn ván và các đối tượng nên tiêm phòng uốn ván https://benh.vn/benh-uon-van-va-cac-doi-tuong-nen-tiem-phong-uon-van-3144/ https://benh.vn/benh-uon-van-va-cac-doi-tuong-nen-tiem-phong-uon-van-3144/#respond Fri, 31 Aug 2018 04:27:40 +0000 http://benh2.vn/benh-uon-van-va-cac-doi-tuong-nen-tiem-phong-uon-van-3144/ Uốn ván là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng bệnh được ngăn chặn khá tốt trên toàn thế giới nhờ có Vắc xin phòng Uống vạn hiệu quả cao. Mặc dù vậy, vẫn có những đối tượng cần được tiêm phòng Uốn ván nhắc lại hoặc thận trọng với bệnh uốn ván.

Bài viết Bệnh uốn ván và các đối tượng nên tiêm phòng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng bệnh được ngăn chặn khá tốt trên toàn thế giới nhờ có Vắc xin phòng Uống vạn hiệu quả cao. Mặc dù vậy, vẫn có những đối tượng cần được tiêm phòng Uốn ván nhắc lại hoặc thận trọng với bệnh uốn ván.

Mẹ bầu và em bé

Bà bầu và em bé là 2 đối tượng quan trọng cần tiêm phòng Uốn ván (ảnh minh họa)

Bệnh uốn là gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Đối tượng có nguy cơ bị uốn ván ?

Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ

Nguồn lây của bệnh uốn ván ?

Vi khuẩn nhất là bào tử uốn ván có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.

Mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván?

Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.

Phòng ngừa bệnh uốn ván ?

Tiên phòng vác xin uốn ván là cách phòng ngừa hiệu quả cho tất cả mọi người.

Đối tượng nên tiêm phòng uốn ván

Vacxin uốn ván được tiêm dự phòng cho các đối tượng sau:

1. Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi)

Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ.

Hiệu lực bảo vệ đạt 98 – 100%.

Liều

Thời gian tiêm

Thời kỳ bảo vệ

Hiệu lực bảo vệ

UV1

Càng sớm càng tốt khi có thai

Không có tác dụng bảo vệ

UV2

Ít nhất bốn tuần sau UV1

3 năm

80 – 90%

UV3

Ít nhất sáu tháng sau UV2

5 năm

95 – 98%

UV4

Ít nhất một năm sau UV3

10 năm

UV5

Ít nhất một năm sau UV4

Suốt thời kỳ sinh đẻ

98 – 100%

2. Phụ nữ mang thai:

Chỉ cần tiêm hai liều là bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh.

3. Những người có nguy cơ mắc cao

  • Người làm vườn
  • Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
  • Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.

Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm.

Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

4. Các trường hợp khác

Người bị vết thương

  • Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa.
  • Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vacxin.
  • Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 02 ( hai ) bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần sau tiêm nhắc lại một liều vacxin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.

Benh.vn

Bài viết Bệnh uốn ván và các đối tượng nên tiêm phòng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-uon-van-va-cac-doi-tuong-nen-tiem-phong-uon-van-3144/feed/ 0
Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh https://benh.vn/benh-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-tranh-3151/ https://benh.vn/benh-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-tranh-3151/#respond Wed, 01 Aug 2018 04:27:48 +0000 http://benh2.vn/benh-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-tranh-3151/ Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostri diumtetani gây ra. Căn bệnh này xuất hiện khi trẻ sinh ra không được đảm bảo vệ sinh rốn, đoạn đứt cuống rốn khử trùng không cẩn thận, vẫn sử dụng phương pháp đỡ đẻ cũ. Hậu quả là trẻ không thở được và tử vong.

Bài viết Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostri diumtetani gây ra. Căn bệnh này xuất hiện khi trẻ sinh ra không được đảm bảo vệ sinh rốn, đoạn đứt của cuống rốn khử trùng không cẩn thận, vẫn sử dụng phương pháp đỡ đẻ cũ. Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo các cơn co giật và co thắt cơ thanh quản. Hậu quả là trẻ không thở được và tử vong nhanh chóng.

uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Bệnh hay gặp trong trường hợp sinh ở nhà, dùng dao, kéo không vô khuẩn để cắt rốn, bông băng, chỉ chưa diệt khuẩn để buộc rốn. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ không hợp vệ sinh (như thay băng rốn, nước tắm không sạch) cũng gây nhiễm khuẩn rốn, trong đó có vi khuẩn uốn ván).

Vi khuẩn Clostri diumtetani xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện hiếm khí. Gặp hoàn cảnh không thuận lợi, nó tạo một lớp vỏ để chống đỡ gọi là nha bào, có thể sống được ở nhiệt độ 120oC trong 15 phút, nhiệt độ 90oC trong 2 tiếng. Nha bào uốn ván có nhiều trong đất bụi, tá túc ở móng tay, ở trên da và các vật dụng khác như dao, kéo.

Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ sơ sinh, thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt. Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, còn sớm hay muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra), trẻ sơ sinh vẫn ăn ngủ bình thường, đôi khi hay quấy khóc, sốt nhẹ. Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ.

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38 – 39oC, có khi lên 40 – 41oC, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Sau cơn co giật là cơn co cứng các cơ, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng, làm cho trẻ sơ sinh có một tư thế đặc biệt: ưỡn cong người, cổ ngả ra sau, hai cánh tay khép sát người, hai chân duỗi thẳng. Cơn co giật và cơn co cứng có thể kéo dài hàng phút, nhịp độ của các cơn co có thể mau hay thưa tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trẻ sơ sinh có thể bị chết ngay sau một cơn co giật và co cứng mạnh. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm và điều trị tích cực trẻ sẽ khỏi bệnh.

Cách phòng tránh bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh, người mẹ khi mang thai phải tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất 30 ngày hoặc trước khi đẻ một tháng.

Ngoài ra cần áp dụng phương pháp đỡ đẻ mới. Những dụng cụ và bông gạc… dùng để đỡ đẻ phải được khử trùng nghiêm ngặt trước khi sử dụng. Không được dùng liềm, mảnh sành, que nứa, dao kéo bẩn để cắt rốn cho trẻ sơ sinh mà phải luộc dao kéo rồi mới cắt (đun sôi dụng cụ trong 2 giờ hoặc hấp ở nhiệt độ 120oC trong 20 phút). Sau đó, dùng chỉ, băng bông đã diệt khuẩn (gói đỡ đẻ sạch) để băng rốn.

Phải giữ rốn sạch cho đến khi rốn rụng và khô sẹo. Nếu băng bị ướt nước, phải thay ngay. Trong những tuần đầu khi chưa rụng rốn, phải dùng nước đun sôi để nguội tắm cho trẻ.

Khi thấy băng rốn ướt, có mùi hôi hoặc dịch mủ chảy ra thì chứng tỏ rốn đã bị nhiễm khuẩn, phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời.

Benh.vn

Bài viết Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-tranh-3151/feed/ 0
Tổng quan về bệnh uốn ván https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-uon-van-3154/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-uon-van-3154/#respond Sun, 15 Jul 2018 04:27:51 +0000 http://benh2.vn/tong-quan-ve-benh-uon-van-3154/ Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây nên. Vi trùng tiết ra tetanospamin, là độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra biểu hiện co cứng cơ và co giật toàn thân. bệnh diễn biến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tỉ lệ tử vong còn cao. Bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh vẫn phải tiêm phòng để tránh tái phát.

Bài viết Tổng quan về bệnh uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây nên. Vi trùng tiết ra tetanospamin, là độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra biểu hiện co cứng cơ và co giật toàn thân. bệnh diễn biến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tỉ lệ tử vong còn cao. Bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh vẫn phải tiêm phòng để tránh tái phát.

I. Tác nhân gây bệnh

Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, kích thước 4-10 x 0,4-0,6 mm, có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn có thể tạo bào tử ở cuối thân, xuất hiện ở dạng hình dùi trống hoặc đinh ghim. Bào tử uốn ván có sức đề kháng rất cao, chịu đựng được sức nóng đun sôi 1 đến 3 giờ, tồn tại được trong dung dịch sát trùng như phenol, formalin. Trong đất khô, thiếu ánh sáng và không khí bào tử có thể sống đến nhiều năm. Bào tử hiện diện trong đất có nhiều phân, đôi khi cũng tìm thấy trong bụi.

II. Dịch tễ học

1. Tuổi

Các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các nước đang phát triển, uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân lớn gây tử vong. Tỷ lệ này ngược lại với các nước đã phát triển, đa số bệnh uốn ván xảy ra ở người lớn tuổi do lơ là việc tiêm phòng.

2. Giới tính

Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (2,2 đến 1,6/1). Tỷ lệ tử vong ở phái nam cũng cao hơn nữ từ 1,3 đến 3 lần.

3. Phân bố địa dư

Bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nóng, ẩm và đất có nhiều chất hữu cơ.

4. Đường lây

– Vết thương da niêm do tai nạn giao thông, thương tích chiến tranh, tai nạn lao động. Thường là những vết thương bẩn, dập nát. Ngoài ra có thể từ phỏng, tiêm chích không vô trùng.

– Tổn thương da niêm trường diễn: chàm, loét hoại tử da, ung thư da, viêm da do quang tuyến, viêm tai giữa.

– Vết thương phẫu thuật: thường là sản phụ khoa, đại tràng, vết sẹo cũ.

– Phá thai và đỡ đẻ không vô trùng

– Không tìm thấy đường lây: Tỷ lệ 10 %.

III. Lâm sàng

Bệnh cảnh lâm sàng của uốn ván thường xếp làm 4 loại chính:

– Uốn ván toàn thân.

– Uốn ván cục bộ.

– Uốn ván đầu.

– Uốn ván rốn.

Trong bệnh cảnh uốn ván cần chú ý đến:

Thời kỳ ủ bệnh: là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ.

Thời kỳ khởi phát: là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 đến 5 ngày.

Nếu thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng. Người nghiện ma túy bị uốn ván thì bệnh thường nặng, nguyên nhân chưa rõ.

a. Uốn ván toàn thân

Là thể bệnh uốn ván thường gặp nhất. Bệnh khởi phát với mệt mỏi, nhức đầu, mỏi quai hàm và nhai khó, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Dần dần, hàm cứng không há lớn được. Thăm khám sẽ thấy:

– Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động.

– Dùng cây đè lưỡi cố mở hàm bệnh nhân thì hàm càng khít chặt lại.

– Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vàng quai hàm.

Giai đoạn toàn phát uốn ván thể điển hình bao gồm các dấu hiệu :

1. Co cứng cơ

Xuất hiện và lan tràn theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ cơ nhai, kế đến là các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt cười nhăn; sau đó đến cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới và cuối cùng mới đến cơ chi trên. Hiếm khi có co cứng cơ liên sườn.

Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong các tư thế đặc biệt như sau:

– Cong ưỡn người ra sau.

– Thẳng cứng cả người như tấm ván.

– Cong người sang một bên.

– Gập người ra phía trước.

2. Co giật và co thắt

Co cứng toàn thân tự nhiên hoặc do kích động bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn. Nguy hiểm nhất là cơn co thắt hầu họng gây khó nuốt, sặc đờm và co thắt thanh quản đưa đến tím tái và ngưng thở.

Khó nuốt, khó nói, khó thở do co thắt hầu họng, tăng tiết đờm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp.

4. Tổng trạng

– Tỉnh táo.

– Không sốt cao lúc mới phát bệnh và 48 giờ đầu.

– Nếu hệ thần kinh thực vật bị tổn thương sẽ có các biểu hiện: mạch nhanh > 120-140 lần/phút, sốt cao, huyết áp dao động, vã mồ hôi nhiều, thở nhanh, tăng tiết catecholamin trong nước tiểu.

– Giai đoạn chót: huyết áp tụt.

B. Uốn ván cục bộ

Co cứng cơ khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi trùng uốn ván. Bệnh thường nhẹ và kéo dài, diễn tiến tự khỏi.

Bệnh hay gặp ở người đã có miễn dịch một phần với tetanospasmin (ví dụ đã được tiêm phòng SAT khi bị thương nhưng không xử trí vết thương đúng và không tiêm ngừa VAT). Co cứng cơ có thể lan sang chi đối diện hoặc có thể diễn tiến sang uốn ván toàn thân khi luợng độc tố đạt đến mức đủ đến hệ thần kinh trung ương.

C. Uốn ván thể đầu

Là dạng đặc biệt của uốn ván cục bộ. Vết thương khu trú ở vùng đầu, mặt, cổ, thời gian nung bệnh thường ngắn hơn.

Có hai loại biểu hiện:

1. Thể không liệt

Khởi đầu với triệu chứng co thắt hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt, uống nước bị sặc.

2. Thể liệt

Thường gặp hơn thể không liệt.

Liệt mặt ngoại biên: thường gặp nhất, liệt cùng bên với vết thương, liệt cả hai bên nếu vết thương ở ngay giưõa sống mũi.

Liệt dây thần kinh III, IV, VI: hiếm gặp hơn.

D. Uốn ván rốn

Thời gian nung bệnh: 3 – 5 ngày.

Biểu hiện: trẻ bỏ bú, nhắm mắt, khóc không ra tiếng rồi không khóc, bụng co cứng, bàn tay nắm chặt, chân co cứng. Trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, co thắt tím tái. Bệnh tiến triển tốt khi bé mở mắt, ngủ được, khóc to dần, hết co giật. Tỷ lệ tử vong còn rất cao: từ  70 đến 80%, do suy hô hấp, bội nhiễm, suy dinh dưỡng.

IV. Điều trị

A. Săn sóc điều dưỡng

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh uốn ván.

Phòng bệnh phải riêng biệt, bảo đảm yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, bù hoàn nước điện giải thích hợp, thức ăn thường là súp, sữa bơm hoặc nhỏ giọt qua ống thông dạ dày để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khi bệnh nhân co giật và co thắt.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, hút đờm nhớt thường xuyên, xoay trở mỗi 4 giờ để tránh loét.

B. Thuốc sử dụng

– Kháng độc tố uốn ván.

– Chống co giật

– Chống suy hô hấp:

  • Hút đờm thường xuyên, thở ôxy ngắt quãng
  • Mở khí quản khi cần thiết
  • Săn sóc bệnh nhân đã mở khí quản
  • Diệt vi trùng uốn ván
  • Điều chỉnh rối loạn hệ thần kinh thực vật

– Phòng ngừa và điều trị các biến chứng thường gặp:

  • Loét dạ dày tá tràng
  • Loét do nằm lâu
  • Những biến chứng ít gặp hơn: thuyên tắc phổi, ly giải cơ vân gây suy thận cấp.

VI. Phòng ngừa

Phòng tái phát

Bệnh uốn ván không tạo được miễn dịch, do đó phải tiêm giải độc tố uốn ván (VAT) liều đầu ngay cùng thời điểm với tiêm kháng độc tố nhưng ở vị trí khác và với kim chích khác. Tiêm nhắc lại lần 2 và lần 3, mỗi lần cách nhau 4 tuần.

Tiêm phòng uốn ván:

Trẻ mới sinh:

Tiêm phòng theo lịch phòng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà theo lịch sau:

(DPT: Diphtheria – Pertussis – Tetanus tức bạch hầu – ho gà – uốn ván. Td: Tetanus và giải độc tố bạch hầu đã được giảm liều dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn).

Trẻ < 7 tuổi Vacxin
Lần 1 Tháng thứ 2 (tuần thứ 5 – 6) DPT
Lần 2 4 – 8 tuần sau lần 1 DPT
Lần 3 4 – 8 tuần sau lần 2 DPT
Lần 4 1 năm sau lần 3 “Times

Benh.vn

Bài viết Tổng quan về bệnh uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-uon-van-3154/feed/ 0
Bé trai sơ sinh nguy kịch vì bà đỡ cắt dây rốn bằng dao lam https://benh.vn/be-trai-so-sinh-nguy-kich-vi-ba-do-cat-day-ron-bang-dao-lam-9098/ https://benh.vn/be-trai-so-sinh-nguy-kich-vi-ba-do-cat-day-ron-bang-dao-lam-9098/#respond Mon, 01 May 2017 07:01:10 +0000 http://benh2.vn/be-trai-so-sinh-nguy-kich-vi-ba-do-cat-day-ron-bang-dao-lam-9098/ Sáng 14/2, bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn (trưởng khoa hồi sức cấp cứu nhi và sơ sinh – bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk) cho biết, đang tích cực điều trị cho cháu bé sơ sinh vừa tròn 10 ngày tuổi bị nhiễm uốn ván.

Bài viết Bé trai sơ sinh nguy kịch vì bà đỡ cắt dây rốn bằng dao lam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sáng 14/2, bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn (trưởng khoa hồi sức cấp cứu nhi và sơ sinh – bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk) cho biết, đang tích cực điều trị cho cháu bé sơ sinh vừa tròn 10 ngày tuổi bị nhiễm uốn ván.

Trước đó, vợ chồng chị H’Ngọc đưa con trai vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong tình trạng nguy kịch. Qua thăm khám, bác sĩ nhận định, cháu bé bị uốn ván.

Cháu bé đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Chị H’Ngọc cho biết, cháu bé là con trai đầu lòng. Trong quá trình mang thai, chị không tiêm vắc xin uốn ván. Khi thai đến tuần thứ 36 thì chị hạ sinh.

Chị không đến trung tâm y tế sinh con mà nhờ một người quen đỡ đẻ. Sau đó, bà đỡ dùng dao lam cắt dây rốn. Sáu ngày sau thì cháu bé bỏ bú, sốt cao liên tục, lên cơn co giật. Gia đình lo sợ nên đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ Tuấn cho biết, đến nay, cháu bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh càng ngắn ngày càng nguy hiểm. Bác sĩ khuyến cáo, các bà mẹ khi mang thai nên đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ và khi sinh phải đến cơ sở y tế.

Benh.vn (Nguồn Khám phá)

Bài viết Bé trai sơ sinh nguy kịch vì bà đỡ cắt dây rốn bằng dao lam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/be-trai-so-sinh-nguy-kich-vi-ba-do-cat-day-ron-bang-dao-lam-9098/feed/ 0
Tính mạng trẻ “ngàn cân treo sợi tóc” vì dùng dao lam cắt rốn https://benh.vn/tinh-mang-tre-ngan-can-treo-soi-toc-vi-dung-dao-lam-cat-ron-9137/ https://benh.vn/tinh-mang-tre-ngan-can-treo-soi-toc-vi-dung-dao-lam-cat-ron-9137/#respond Tue, 28 Feb 2017 07:01:55 +0000 http://benh2.vn/tinh-mang-tre-ngan-can-treo-soi-toc-vi-dung-dao-lam-cat-ron-9137/ Theo thống kê,từ đầu năm 2017 đến nay toàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận bốn ca uốn ván sơ sinh, trong đó có hai bé đã tử vong. Theo nguyên nhân được biết, cả 4 ca đều do các bà “mụ vườn” dùng dao lam cắt rốn cho trẻ.

Bài viết Tính mạng trẻ “ngàn cân treo sợi tóc” vì dùng dao lam cắt rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thống kê,từ đầu năm 2017 đến nay toàn tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận bốn ca uốn ván sơ sinh, trong đó có hai bé đã tử vong. Theo nguyên nhân được biết, cả 4 ca đều do các bà “mụ vườn” dùng dao lam cắt rốn cho trẻ.

Ngày 19-2, cháu Y Đa Phúc Byă được đưa vào nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật nặng, thở không đều. Tại đây qua chẩn đoán các bác sĩ xác định cháu bé bị uốn ván sơ sinh qua ngày thứ 9.

Người nhà của cháu Y Đa Phúc Byă cho biết ngày 10-2 cháu được sinh tại nhà, được bà mụ đỡ đẻ và dùng dao lam cắt rốn. Tới hai ngày sau cháu bé có biểu hiện bú kém, sốt cao và đưa lên bệnh viện huyện điều trị, sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh.

Theo các bác sĩ, với ca uốn ván sơ sinh của cháu Y Đa Phúc Byă, từ đầu năm 2017 đến nay toàn tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện bốn ca uốn ván sơ sinh, có hai bé đã tử vong. Điều đáng nói là tất cả các trường hợp này đều có nguyên do từ việc các cháu được sinh tại nhà, do bà mụ vườn đỡ đẻ, sau đó cắt rốn bằng dao lam, các dụng cụ không được vô khuẩn.

Hiện, sức khỏe của cháu bé con chị H’Ngọc (huyện Krông Bông) – trường hợp bị uốn ván do cắt rốn bằng dao lam trước đó – vẫn đang nguy kịch.

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

Bài viết Tính mạng trẻ “ngàn cân treo sợi tóc” vì dùng dao lam cắt rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tinh-mang-tre-ngan-can-treo-soi-toc-vi-dung-dao-lam-cat-ron-9137/feed/ 0