Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 26 Jul 2023 03:22:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những điều thú vị về vi khuẩn xung quanh chúng ta https://benh.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-vi-khuan-xung-quanh-chung-ta-9328/ https://benh.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-vi-khuan-xung-quanh-chung-ta-9328/#respond Tue, 25 Jul 2023 07:05:34 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-vi-khuan-xung-quanh-chung-ta-9328/ Vi khuẩn là những sinh vật cổ. Chúng xuât hiện từ 3,7 tỷ năm trước. Thậm trí nó còn phát triển trước cả khủng long. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị về vi khuẩn mà chúng ta chưa biết, sau đây Benh.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé! 

Bài viết Những điều thú vị về vi khuẩn xung quanh chúng ta đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vi khuẩn là những sinh vật cổ. Chúng xuất hiện từ 3,7 tỷ năm trước. Thậm chí nó còn phát triển trước cả khủng long. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị về vi khuẩn mà chúng ta chưa biết, sau đây Benh.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé! 

Vi khuẩn có mặt ở khắp nơi

Trên da và niêm mạc người ngập tràn các loại vi khuẩn khác nhau, tới hàng tỷ vi khuẩn đang sinh sống trên da, niêm mạc chúng ta mà chúng ta không hề nhận ra.

Trên cơ thể con người

Cơ thể người là nơi cư trú của hàng tỷ vi sinh vật, chúng ở khắp mọi nơi: trên da, đường ruột, trong mũi, miệng ….Chúng có trong không khí chúng ta thở, ta uống, thịt ta ăn mỗi ngày.  Vi khuẩn rất nặng, cơ thể con người chứa hàng trăm nghìn tỷ tế bào vi sinh vật bao gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Số lượng tế bào vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với số lượng tế bào cơ thể chúng ta. Theo các nhà khoa học 100.000 tỷ con vi khuẩn nặng từ 1,8 đến 2 kg.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Miệng chúng ta rất bận. Số lượng vi khuẩn trong miệng bạn còn nhiều hơn cả dân số thế giới hiện giờ, hơn 7 tỷ. Thậm trí một cái miệng sạch sẽ vẫn có thể chứa 1 đến 100 nghìn con vi khuẩn trên mỗi chiếc răng. Nụ hôn còn kinh khủng hơn nữa, khi hai người hôn nhau họ đã trao đổi khoảng 10 triệu đến 1 tỷ vi khuẩn qua đường miệng.

Trên đồ vật xung quanh ta

Lượng vi khuẩn trên bàn làm việc của dân văn phòng, công nhân viên chức nhiều gấp 400 lần số vi khuẩn trong nhà vệ sinh. Công cụ của dân văn phòng là máy tính chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn đến 200 lần so với bệ ngồi nhà vệ sinh.  điện thoại của bạn có số vi khuẩn nhiều gấp 18 lần trên cần gạt nhà vệ sinh. Quần bò cũng rất bẩn, sau hai tuần mặc là nơi tụ tập của một nghìn vi khuẩn ở mặt trước , khoảng 1000 con vi khuẩn đến 250.000 con ở mặt sau và 10.000 con ở đũng quần.

Mùi của vi khuẩn

Vi khuẩn cũng có mùi. Nếu để ý ta hoàn toàn có thể ngửi thấy mùi của mưa. Đó là do vi khuẩn trong đất kết hợp với nước tạo thành mùi mưa.

Trên thực tế mồ hôi có mùi nhưng bản chất của mồ hôi là không hôi. Cái thứ mùi đó chính là do vi khuẩn kết hợp với mồ hôi ở vùng kín gây ra.

Nước máy cũng có hạn sử dụng, thông thường nước máy có hạn sử dụng trong 6 tháng. Tức là trong 6 tháng đầu tiên nước máy gần như vô khuẩn. Sau 6 tháng lượng clo bay hết lúc này vi khuẩn bắt đầu phát triển

Thuốc kháng sinh chế từ vi khuẩn

Phần lớn thành phần của thuốc kháng sinh được điều chế từ vi khuẩn. Điều này có nghĩa là chúng ta đã dùng vi khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn

Vi khuẩn nguy hiểm nhất là vi khuẩn lậu

Vi khuẩn có sức chịu đựng khủng khiếp bởi con người ở trong nhiệt độ sấp xỉ 100 độ C đã chín tuy nhiên có nhưng loại vi khuẩn có thể chịu đựng ở trước miệng núi lửa có nhiệt độ lên đến vài nghìn độ hay dòng vi khuẩn chịu lạnh nó có thể sống trong lớp băng lạnh giá xuống tới 40 độ C. Cá biệt hơn có những loại tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt, môi trường kiềm và thậm trí nó không cần đến không khí vẫn sống khỏe

Vi khuẩn có loại có lợi, có loại có hại bởi bên cạnh nhưng vi khuẩn xấu còn rất nhiều loại vi khuẩn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Một số loại vi khuẩn có thể đảm nhiệm cả hai chức vụ đó lúc có lợi lúc có hại.

Bài viết Những điều thú vị về vi khuẩn xung quanh chúng ta đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-vi-khuan-xung-quanh-chung-ta-9328/feed/ 0
Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian https://benh.vn/bi-an-dang-sau-viec-phong-sieu-khuan-chet-nguoi-vao-khong-gian-9126/ https://benh.vn/bi-an-dang-sau-viec-phong-sieu-khuan-chet-nguoi-vao-khong-gian-9126/#respond Wed, 12 Jul 2023 07:01:42 +0000 http://benh2.vn/bi-an-dang-sau-viec-phong-sieu-khuan-chet-nguoi-vao-khong-gian-9126/ SpaceX đang chuẩn bị để khởi động một dự án quan trọng. Họ sắp sửa phóng siêu khuẩn gây chết người, có khả năng kháng cự kháng sinh vào quỹ đạo vào ngày 18/2. Siêu khuẩn này sẽ tồn tại trong môi trường không trọng lực của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Bài viết Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
SpaceX đang chuẩn bị để khởi động một dự án quan trọng. Họ sắp sửa phóng siêu khuẩn gây chết người, có khả năng kháng cự kháng sinh vào quỹ đạo vào ngày 18/2. Siêu khuẩn này sẽ tồn tại trong môi trường không trọng lực của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Vũ trang hóa không gian

Ý tưởng này không phải là để “vũ trang hóa” không gian với MRSA (methicillin-resistant Staphylococcus aureus). MRSA là loại vi khuẩn mỗi năm làm chết nhiều người Mỹ hơn so với HIV/AIDS, bệnh Parkinson, bệnh phế khí thũng (tình trạng căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí của phổi, còn gọi là phế nang), và giết người cộng lại. Việc gửi siêu khuẩn vào quỹ đạo nhằm giúp các nhà khoa học thăm dò các tác nhân gây bệnh trước khi chúng xuất hiện ở Trái đất.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX dùng để phóng MRSA vào không gian là nghiên cứu do NASA tài trợ. MRSA sẽ được “nuôi trồng” ở Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

“Chúng tôi sẽ tận dụng môi trường không trọng lực trên ISS để thúc đẩy cuộc cách mạng về y học, giống như những cuộc cách mạng trên Trái đất”, nhà nghiên cứu chính – Anita Goel, và là Giám đốc điều hành của công ty Công nghệ sinh học Nanobiosym, phát biểu trên Yahoo News.

Vào năm 2015, Nanobiosym phát triển một thiết bị được gọi là gen RADAR. Đây là máy quét di động đầu tiên trên thế giới, cho phép chẩn đoán thời gian thực của bất kì loại bệnh nào. Tuy nhiên, với thiết bị này bệnh nhân chỉ tốn một phần mười chi phí so với các máy xét nghiệm tương tự.

Đánh giá đột biến với môi trường không trọng lực

Thiết bị sẽ được sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế, để đánh giá mức độ đột biến của hai chủng MRSA khi chúng phản ứng với môi trường không trọng lực.

Từ đó, Goel và nhóm của mình sẽ phát triển các mô hình dự đoán mầm bệnh có thể kháng lại thuốc kháng sinh. Những mầm bệnh này có khả năng gây nên những biến đổi trên Trái đất trong những năm sắp tới. Nghiên cứu sẽ giúp các nhà bào chế thuốc có cơ hội ngăn chặn trước những cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn.

“Khả năng dự đoán mức độ đột biến của Gene-RADAR sẽ dẫn đến sự ra đời của kháng sinh thế hệ mới. Chúng sẽ được chế tạo một cách hiệu quả hơn để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới”, Goel nói.

Ở giai đoạn này, nhóm nghiên cứu chưa biết chắc chắn là vi khuẩn MRSA sẽ phản ứng như thế nào với chỗ ở mới của chúng trong quỹ đạo Trái đất. Nhưng các nghiên cứu trước về vi khuẩn không gian đã chỉ ra rằng: môi trường có thể dẫn đến tăng trưởng, đột biến, và gia tăng số lượng vi khuẩn với một tốc độ nhanh chóng.

Điều này là do ở trong không gian, một số protein liên quan đến chuyển hóa trở nên năng động hơn. Các bức xạ không gian liều thấp cũng có thể thay đổi hoạt động của các gen nhất định.

Thí nghiệm đi trước đã chứng minh điều này

Một thí nghiệm năm 2000 đã chứng minh điều này. Sau 40 ngày trên tàu Mir (trạm không gian của Nga hoạt động trong quỹ đạo thấp của Trái đất thấp từ năm 1986 -2001), tỉ lệ đột biến trong một gen của vi khuẩn được cho vào men bia, đã cao hơn gấp 3 lần so với khi chúng ở Trái đất.

Nghiên khác vào năm 1999 thì cho thấy một số chủng E. coli có tần số đột biến cao hơn sau một chuyến du hành vào không gian. Nhưng loại và tần số đột biến thì rất khác nhau. Chúng tùy thuộc vào điều kiện sống của các chủng E. coli trong không gian.

Từ các kết quả lạ thường thể hiện rõ trong các nghiên cứu của NASA, chúng ta thấy vẫn còn tồn tại nhiều thứ bí ẩn về không gian. Đặc biết là cách không gian làm chúng ta bối rối về cả mặt tốt lẫn xấu.

Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, tác dụng của trọng lực là nguyên nhân chính gây ra sự đột biến của vi khuẩn. Họ cũng nghi ngờ việc tiếp xúc với bức xạ bên ngoài hàng rào bảo vệ của từ trường của Trái đất cũng có ảnh hưởng trong chuyện này.

Vi khuẩn MRSA là mối đe dọa lớn với con người (Ảnh: NIAID)

Liệu đây có phải là một bước đi đúng đắn ?

“Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí với việc: môi trường không trọng lực có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và các hành vi của vi khuẩn. Bức xạ có thể làm tăng tỉ lệ đột biến của vi sinh vật trong quá trình bay”, một nhà nghiên cứu cho biết. Nếu linh cảm Goel là đúng, và không gian thực sự khiến cho MRSA đột biến, thì giống như việc chúng ta có thể quan sát tất cả các bước đi của đối thủ, như khi đang chơi một ván cờ.

Hiện tại, giới khoa học không cần chờ đợi quá lâu để phát triển loại thuốc mới giúp con người chữa trị hiệu quả. Họ có thể xem xét nhanh chóng quá trình phát triển của vi khuẩn MRSA trong không gian, và cho ra đời những loại thuốc kháng sinh mới trước hàng thế kỉ.

Đây là một điều hết sức quan trọng, vì thuốc kháng sinh là thứ được giới nghiên cứu vô cùng quan tâm. Bởi các căn bệnh do vi khuẩn gây ra là một trong những mối nguy hại lớn nhất đối với nhân loại. Chúng đe dọa giết chết hàng trăm triệu người trên toàn thế giới trong những năm tới.

Với 90.000 người Mỹ bị nhiễm MRSA, và 20.000 chết vì nó mỗi năm, việc nghiên cứu vi khuẩn MRSA trong không gian là một công việc cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Theo businessinsider

Bài viết Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-an-dang-sau-viec-phong-sieu-khuan-chet-nguoi-vao-khong-gian-9126/feed/ 0
Đại cương về vi khuẩn học https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-2-7261/ https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-2-7261/#respond Wed, 08 Mar 2023 06:17:41 +0000 http://benh2.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-2-7261/ Thế giới sinh vật bao gồm động vật, thực vật và sinh vật đơn bào (protista); vì kích thước nhỏ bé của chúng nên người ta thường gọi chung là vi sinh vật.

Bài viết Đại cương về vi khuẩn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thế giới sinh vật bao gồm động vật, thực vật và sinh vật đơn bào (protista); vì kích thước nhỏ bé của chúng nên người ta thường gọi chung là vi sinh vật.

Dựa vào cấu tạo chúng được chia thành 2 loại: Vi sinh vật bậc cao và vi sinh vật bậc thấp. Vi sinh vật bậc cao là những tế bào có nhân thật (Eucaryota, giống tế bào động hoặc thực vật) bao gồm nấm và động vật nguyên sinh. Vi sinh vật bậc thấp trái lại, có tiền nhân (Procaryota, không có màng nhân) bao gồm vi khuẩn và tảo lam (không gây bệnh).

Virus là vi sinh vật nhỏ hơn và cấu tạo đơn sơ hơn nữa – tức không phải là tế bào mà chỉ là những hạt có chức năng sống – nhân lên (sinh sản) khi ở trong những tế bào sống. Bài này chỉ giới thiệu về vi khuẩn.

1. Khái quát về vi khuẩn

a) Độ lớn: rất nhỏ (đường kính thân thường từ 0,5 đến 1 micromet và chiều dài từ 2 đến 5 mcm); đơn vị tính độ lớn của vi khuẩn là micromet, viết tắt là mcm (10^-6 m hay 10^-3 mm).

b) Hình thể: có 3 loại hình thể chính là hình cầu (gọi là cầu khuẩn; ví dụ: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu…), hình ống (gọi là trực khuẩn; ví dụ E. coli, mủ xanh, than, uốn ván…) và hình cong mềm mại xoắn lò xo (gọi là xoắn khuẩn; ví dụ giang mai…). Ngoài ra, có một số hình dạng khác như: trực khuẩn ngắn gọi là cầu trực khuẩn như vi khuẩn dịch hạch hoặc trực khuẩn cong cứng hình helix như Helicobacter pylori hay hình dấu phẩy như vi khuẩn tả.

c) Tính chất bắt màu: vì vi khuẩn rất nhỏ nên phải nhuộm cho chúng có màu rực rỡ mới có thể phát hiện được hình thể của chúng dưới kính hiển vi phóng đại 1000 lần.

– Nhuộm Gram: là phương pháp nhuộm quan trọng, được áp dụng cho phần lớn các loại vi khuẩn và hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán & điều trị sớm bệnh nhiễm khuẩn. Nhuộm Gram vừa giúp ta nhận định được hình dạng của vi khuẩn, vừa phân biệt được nó là Gram-dương hay Gram-âm; từ đó ta có hướng chọn kháng sinh thích hợp để diệt vi khuẩn nghi ngờ là tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu tác nhân gây bệnh nghi ngờ là vi khuẩn Gram-dương thì nên chọn những kháng sinh có phổ tác dụng chọn lọc trên Gram-dương nhiều hơn như penicilin G hoặc cephalosporin thế hệ 1; ngược lại nếu vi khuẩn gây bệnh nghi ngờ là trực khuẩn Gram-âm thì nên chọn amoxicilin hay cephalosporin thế hệ 3 hoặc nhóm aminosid. Sự khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn Gram-dương và Gram-âm là ở cấu trúc vách của tế bào (cell wall).

– Nhuộm Ziehl-Neelsen là phương pháp nhuộm dành riêng cho các vi khuẩn kháng cồn và acid (do vách có chứa nhiều lipid và acid mycolic) như vi khuẩn lao, phong.

d) Tính chất chuyển hóa: dựa vào nhu cầu oxy tự do cho quá trình chuyển hóa, người ta chia vi khuẩn thành các loại sau:

  • Hiếu khí bắt buộc (obligate aerobe): có oxy mới phát triển tốt, ví dụ trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả…
  • Kỵ khí bắt buộc (obligate anaerobe): chỉ phát triển được trong điều kiện hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không có oxy; thậm chí gặp oxy tự do là chết, ví dụ trực khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi, Bacteroides…
  • Hiếu kị khí tùy tiện (facultative anaerobe): phát triển được cả khi có hay không có oxy, ví dụ các trực khuẩn đường ruột (E. coli, thƣơng hàn, lỵ…) tụ cầu, liên cầu…
  • Vi hiếu khí (microaerophile): cần một lượng nhỏ O2 và nhiều CO2 hơn, ví dụ lậu cầu, phế cầu, trực khuẩn Haemophilus influenzae…

2. Cấu tạo tế bào vi khuẩn

Hình I-3. Sơ đồ cấu tạo tế bào vi khuẩn

– Bốn thành phần cấu tạo quan trọng từ ngoài vào trong của tế bào vi khuẩn là:

  • Vách (cell wall): bộ khung murein của vách là do peptidoglycan tạo thành. Ở vi khuẩn Gram-dương bộ khung này gồm nhiều lớp peptidoglycan xếp lên nhau; ở Gram-âm chỉ là 1 lớp peptidoglycan nhưng lại được 1 màng ngoài có cấu tạo phức tạp bao bọc. Vách có nhiệm vụ: tạo hình dạng & bảo vệ cơ học cho tế bào và tham gia vào quá trình sinh sản (nhân lên) của tế bào.
  • Màng bào tương (plasma membrane) có chức năng thẩm thấu chọn lọc.
  • Bào tương với rất nhiều ribosome là nơi sinh tổng hợp protein – các enzym và thành tố thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào.
  • Acid nucleic gồm nhiễm sắc thể – vùng nhân (ADN) và các phân tử ADN ngoài nhân (plasmid); ADN chứa mật mã di truyền (gen) qui định các đặc tính của tế bào. Plasmid có thể tự truyền được các gen của nó từ tế bào này sang tế bào khác. Đáng lưu ý là: trên nhiễm sắc thể và plasmid có thể tồn tại transposons – “gen nhảy” (đoạn ADN có thể nhảy từ nhiễm sắc thể vào plasmid và ngược lại hoặc từ plasmid này sang plasmid khác).

– Bốn thành phần cấu tạo cơ bản nêu trên cũng chính là 4 vị trí tác động của thuốc kháng sinh trên tế bào vi khuẩn.

3. HỆ VI KHUẨN Ở CƠ THỂ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

a) Vi hệ bình thường ở người

– Khái niệm:

  • Những quần thể vi sinh vật cư trú trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên của cơ thể người gọi là vi hệ bình thường (normal microflora – normal microbiota). Hầu hết những quần thể vi sinh vật đó là vi khuẩn nên ngƣời ta còn gọi chúng là hệ vi khuẩn bình thường (normal bacteriaflora).
  • Trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên – khoang rỗng có tiếp xúc với môi trường bên ngoài của cơ thể nhƣ miệng, mũi, họng, âm đạo, … luôn có rất nhiều vi sinh vật cư trú; nó bao gồm: những vi sinh vật có mặt thường xuyên (resident) tại đó và những vi sinh vật chỉ có mặt thoáng qua (transient). Một số phần của cơ thể như máu, dịch não tủy, các mô, các cơ quan nội tạng do cấu trúc và hàng rào miễn dịch, ở điều kiện bình thường hoàn toàn không có vi sinh vật.

– Số lượng: tùy từng vị trí trên cơ thể mà số lượng và chủng loại vi sinh vật có khác nhau

  • Số lượng các loài và số lượng cá thể của từng loài vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường tại mỗi địa điểm thường đã không đƣợc nhìn nhận đúng. Trong thực tế, ví dụ ở da có tới 106/cm2; trong khoang miệng có tới 109/ml nước bọt; ở đại tràng có tới 1011/gam phân khô và trong dịch âm đạo có tới 107/ml dịch. Số lượng vi khuẩn trong tá tràng (duodenum) và hỗng tràng (jejunum) có ít hơn, chỉ khoảng <104/ml và chủ yếu là Streptococcus và Lactobacteria.
  • Về số lượng vi khuẩn kị khí so với vi khuẩn hiếu khí: ở chỗ nào vi khuẩn kị khí cũng nhiều hơn. Ví dụ, tỉ lệ vi khuẩn kị khí/vi khuẩn hiếu khí là 10/1 ở da, ở bộ phận sinh dục (ngoài), âm đạo, đường tiểu dưới; là 30/1 ở niêm mạc miệng và 100-1000/1 ở đại tràng.
  • Trong cuộc sống chung, các loài vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy tạo ra môi trường vi khí hậu thuận lợi cho các vi khuẩn kị khí; vi khuẩn kị khí phát triển lại cung cấp cho vi khuẩn hiếu khí những sản phẩm chuyển hóa cần thiết, tạo ra sự hiệp đồng vi sinh (microbial synergism). Bằng nhiều cơ chế khác nhau, trong điều kiện bình thường các quần thể vi sinh vật sinh sống và phát triển ở trạng thái cân bằng sinh học tại nơi cư trú

b) Vai trò của vi hệ bình thường

– Những vi sinh vật luôn cư trú trên bề mặt của cơ thể là những vi sinh vật hội sinh (commensal), chúng không hẳn có lợi và cũng không hẳn có hại. Chúng sinh sản nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh lí khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm và một số chất dinh dưỡng hay ức chế nhất định. Cho sự sống của cơ thể thì không quan trọng, nhưng ở một số vùng của cơ thể thì vi hệ bình thường đóng vai trò nhất định trong việc giữ thăng bằng cho sức khỏe và chức năng bình thường của cơ thể.

– Ở trong đường ruột, các thành viên của vi hệ sinh tổng hợp vitamin K và hỗ trợ cho việc hấp thu thức ăn. Trên niêm mạc và da, các vi sinh vật cư trú thường xuyên có tác dụng ngăn cản sự tồn tại và xâm lấn của vi sinh vật gây bệnh, có thể do cơ chế “cạnh tranh sinh học”.

– Ở bất kì nơi cư trú nào cũng tồn tại những vi sinh vật có thể gây bệnh (facultative pathogen) khi có cơ hội, đó là khi môi trƣờng thay đổi hoặc do bị chấn thương và chúng xâm nhập được vào mô hoặc vào máu. Ví dụ, liên cầu cư trú ở họng và đường hô hấp trên; nhưng khi một số lượng lớn vi khuẩn vào máu (do tổn thương tại chỗ) có thể gây bệnh viêm nội tâm mạc (endocarditis). Bacteroides là “cư dân” ở đại tràng thì vô hại, nhưng nếu chúng xâm nhập vào ổ bụng hoặc do chấn thương chúng cùng các vi khuẩn khác xâm nhập vào mô sẽ gây nên những nhiễm khuẩn có mủ và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu.

– Như vậy, các vi sinh vật thuộc vi hệ bình thường còn được coi là những tác nhân gây bệnh cơ hội (opportunistic pathogens). Cần chú ý điều này để chọn kháng sinh phù hợp khi dùng kháng sinh dự phòng trong các phẫu thuật sạch; ví dụ: từ da, vi khuẩn đứng hàng đầu có thể gây nhiễm khuẩn sau mổ là tụ cầu vàng thì ta chọn cephalosporin thế hệ 1; từ đường tiêu hóa, thường là do các trực khuẩn Gram-âm (họ Enterobacteriaceae) thì chọn cephalosporin thế hệ 3.

– Đáng lưu ý: mỗi một điều trị bằng kháng sinh là một lần tác động vào sự cân bằng của vi hệ bình thường: vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt, dưới áp lực chọn lọc, những vi sinh vật đề kháng kháng sinh (đang sử dụng) được giữ lại, sinh sản mạnh (quá sản) thay thế những vi khuẩn đã bị tiêu diệt, làm mất cân bằng cho đại sinh vật – cơ thể người. Mất cân bằng trong vi hệ bình thường cũng có thể phát triển thành bệnh, ví dụ rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh phổ rộng đường uống dài ngày hoặc viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile hoặc bị viêm âm đạo do nấm sau khi đặt kháng sinh kháng khuẩn dài ngày.

Kết luận: chỉ dùng thuốc kháng khuẩn khi có nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và phải giám sát diễn biến ở ngƣời bệnh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh (không chỉ theo dõi hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn cả những ảnh hưởng không mong muốn của thuốc tới cơ thể & vi hệ bình thường)

Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh của Bộ y tế

Bài viết Đại cương về vi khuẩn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-2-7261/feed/ 0
Vi khuẩn răng miệng – Có ích và có hại https://benh.vn/vi-khuan-rang-mieng-co-ich-va-co-hai-69999/ https://benh.vn/vi-khuan-rang-mieng-co-ich-va-co-hai-69999/#respond Thu, 07 Nov 2019 03:49:58 +0000 https://benh.vn/?p=69999 Bạn có biết có những gì trong miệng của bạn? Đây là nhà của khoảng 700 loài vi khuẩn. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, và nhiều hơn nữa. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về những gì có trong miệng bạn nhé.

Bài viết Vi khuẩn răng miệng – Có ích và có hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có biết có những gì trong miệng của bạn? Đây là nhà của khoảng 700 loài vi khuẩn. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, và nhiều hơn nữa. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về những gì có trong miệng bạn nhé.

Những vi khuẩn răng miệng này – một số vi khuẩn rất hữu ích, một số khác có thể gây ra vấn đề như sâu răng và bệnh nướu răng. Rắc rối bắt đầu khi vi khuẩn tạo thành một màng dính, không màu gọi là mảng bám trên răng của bạn.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa để giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Nhưng sau khi bạn chải và xỉa răng, vi trùng lại phát triển và hình thành mảng bám nhiều hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần làm sạch miệng thường xuyên.

Tăng trưởng cộng đồng

Các vi khuẩn khác nhau phát triển ở những nơi khác nhau. Một số dính vào răng của bạn. Những vi khuẩn khác lại thích lưỡi của bạn. Một số lẩn khuất trong các túi nhỏ giữa răng và nướu. Khi chúng đã tìm thấy nơi ưa thích, chúng tạo thành các cộng đồng đa dạng với các vi trùng khác.

Các vi khuẩn miệng phối hợp với nhau để bảo vệ bản thân bằng một vật liệu nhầy nhụa, dính gọi là ma trận. Ma trận trong mảng bám làm cho việc loại bỏ nó khó khăn hơn.

Các cộng đồng trong ma trận bao gồm cả các vi khuẩn có ích và gây bệnh. Các vi khuẩn tốt giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn xấu. Các vi khuẩn tốt cũng giúp bạn tiêu hóa thức ăn và có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm.

Bạn nên làm gì ?

Một số điều bạn có thể đang làm có thể giúp các vi khuẩn xấu phát triển tốt hơn những vi khuẩn tốt.  Ví dụ thực phẩm và đồ uống có đường làm cho một số vi khuẩn xấu tăng số lượng và lan rộng ra.

Một số vi khuẩn yêu đường có thể biến đường thành ma trận và axit. Các axit phá hủy bề mặt răng của bạn. Càng nhiều đường trong chế độ ăn uống của bạn, càng có nhiều nhiên liệu cho các vi khuẩn này để tích tụ mảng bám và làm hỏng răng.

Bạn không thể ngăn ngừa sâu răng bằng cách loại bỏ chỉ một loại vi khuẩn tạo axit. Có một số loại vi khuẩn khác nhau trong mảng bám tạo ra axit. Tin tốt là việc hạn chế đồ ngọt và đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xấu phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Hàng xóm hữu ích

Tiến sĩ Floyd Dewhirst, một chuyên gia nha khoa nghiên cứu về vi khuẩn tại Viện Forsyth cho biết, rất nhiều vi khuẩn trong miệng của chúng ta phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các vi khuẩn khác trong miệng.

Điều quan trọng là phải hiểu làm thế nào cả vi khuẩn có ích và có hại hoạt động. Nhóm của Dewhirst đang cố gắng xác định tất cả các vi trùng khác nhau sống trong miệng và những gì chúng làm.

Trước khi nhóm có thể nghiên cứu một vi khuẩn, họ phải tìm ra cách phát triển nó. Thách thức là một số vi khuẩn không muốn phát triển ở bất cứ đâu ngoài miệng của bạn. Khoảng 30% trong số 700 loài chưa được trồng trong phòng thí nghiệm.

Nhóm của Dewhirst đang nghiên cứu phát triển những vi khuẩn đó trong phòng thí nghiệm mà trước đây chưa có ai làm. Họ đang sử dụng thông tin di truyền và thông tin khác để xác định từng người và tìm hiểu thêm về họ.

Nghiên cứu này để làm gì?

Câu hỏi là, anh ấy nói, một khi bạn biết vi khuẩn nào đang ở đó sẽ có một cách nhanh chóng để xác định chúng, tất cả những vi khuẩn này đang làm gì?

Các nghiên cứu của Dewhirst đã chỉ ra rằng một số vi khuẩn tạo ra một số chất giúp các loài khác phát triển. Nhóm của ông đang cố gắng xác định những chất đó là gì.

Họ cũng muốn tìm hiểu làm thế nào những vi khuẩn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Khả năng phát triển vi khuẩn trong phòng thí nghiệm cho phép các nhà khoa học thực hiện các bài kiểm tra để tìm ra cách chúng liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Thông tin này một ngày nào đó có thể giúp các nhà khoa học đưa ra những cách tốt hơn để ngăn ngừa và điều trị bệnh răng miệng.

Nguyên nhân sâu răng

Một vấn đề sức khỏe quan trọng gây ra bởi vi khuẩn miệng là sâu răng ở trẻ nhỏ. Bác sĩ Hyun (Michel) Koo, nhà nghiên cứu nha khoa và chuyên gia sức khỏe răng miệng tại Đại học Pennsylvania cho biết, ở Mỹ, khoảng 23% trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Sâu răng có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Ma trận vi khuẩn và axit từ vi khuẩn được cho là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ.

Nhóm của Koo đã phát hiện ra rằng cũng có nấm trong mảng bám của những đứa trẻ bị sâu răng tràn lan. Các loại nấm hợp tác với các vi khuẩn tạo ma trận và axit làm nặng thêm tình trạng sâu răng.

Bản thân vi khuẩn có thể gây sâu răng. Nhưng khi có nấm, nó sẽ tăng cường và hoạt động mạnh hơn.

Nhóm của Koo đã chỉ ra rằng một số loại nấm có thể lấy năng lượng từ đường mà vi khuẩn giải phóng trong khi tạo ra axit. Sau đó, nấm giải phóng các chất nuôi dưỡng sự phát triển của vi khuẩn. Điều này giúp vi khuẩn hình thành một ma trận thậm chí khó khăn hơn và tạo ra nhiều axit hơn.

Mảng bám

Nhóm của Koo đang tìm kiếm những cách mới để chống lại sự tích tụ mảng bám và sâu răng. Họ đã phát triển các chất nhỏ, gọi là hạt nano, đủ nhỏ để vào bên trong và phá hủy ma trận bảo vệ vi khuẩn. Các hạt nano cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tạo axit mà không gây hại cho vi khuẩn tốt trong miệng.

Nhóm của Koo đã chỉ ra rằng những chất nhỏ bé này có thể làm giảm tổn thương axit trên bề mặt răng. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thử nghiệm phương pháp tiếp cận con người trong tương lai.

Các hạt nano chỉ là một phương pháp hiện đang được nghiên cứu để ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh về miệng.

Các công nghệ trong tương lai có thể giúp giữ cho miệng của chúng ta khỏe mạnh hơn. Nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh hôi miệng ngay bây giờ.  Bạn không thể có một cơ thể khỏe mạnh mà không có răng miệng khỏe mạnh.

newsinhealth.nih.gov

Bài viết Vi khuẩn răng miệng – Có ích và có hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-khuan-rang-mieng-co-ich-va-co-hai-69999/feed/ 0
Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/ https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/#respond Sun, 15 Sep 2019 16:27:39 +0000 https://benh.vn/?p=68179 Số lượng bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn Whitmore đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cao đang làm người dân vô cùng hoang mang. Liệu loài vi khuẩn đáng sợ với lời đồn thổi " ăn thịt người " này đáng sợ đến mức nào ?

Bài viết Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Số lượng bệnh nhân nhập viện do vi khuẩn Whitmore đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cao đang làm người dân vô cùng hoang mang. Liệu loài vi khuẩn đáng sợ với lời đồn thổi ” ăn thịt người ” này đáng sợ đến mức nào ?

Whitemore là bệnh gì ?

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do loài vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn có trong bùn đất , bụi đất. Khi đó vi khuẩn có thể khu trú tại các ổ nhiễm trùng trên da gây sốt và đau cơ. Từ đó vi khuẩn có thể lây lan vào máu để gây nhiễm khuẩn huyết , diễn tiến hành hình thái Whitmore mạn gây tổn thương tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp và mắt.

Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương khớp, gây áp xe gan lách, viêm nhiễm vùng sinh dục nhiễm trùng da cơ vân,…

Do có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu điều trị sai.

Bệnh Whitmore nguy hiểm đến mức nào ?

Tỷ lệ tử vong

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tháng qua ghi nhận 12 ca bệnh. Từ đầu năm đến nay là 20 ca, trong đó 4 người tử vong.

Tỷ lệ tử vong lên đến 40-60% là rất cao. Trong trường hợp nặng có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Vi khuẩn ăn thịt người ?

Thật ra thì tất cả các loại vi khuẩn kí sinh trùng đều ăn thịt người hết cả. Khi vi khuẩn sinh sôi phát triển trong cơ thể chúng ta sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng mà con người tổng hợp ra . Đáp lại cơ thể có hàng rào bảo vệ với các lớp bảo vệ như da lông móng tóc, hàng rào kháng thể,… để bảo vệ và chống lại các loài vi khuẩn.

Vậy vi khuẩn này có đáng sợ thật không ?

Câu trả lời là có. Vi khuẩn này có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh thông dụng , cùng với việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn . Dẫn tới việc cực kì khó khăn trong việc điều trị , nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vọng lên tới con số cực lớn.

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh ?

Vi khuẩn này có mặt trong đất bùn, đất rừng ao hồ, nơi bị ô nhiễm ở khu vực Đông Nam Á , Úc. Vì thế những người lao động trực tiếp tiếp xúc với những nơi này sẽ có nguy cơ cao. Đặc biệt với những người có bệnh mắc kèm, hệ miễn dịch suy giảm, bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh phổi,…

Phòng tránh bệnh như thế nào ?

Tránh lại gần những vùng có nguy cơ cao . Nếu phải tiếp xúc làm việc với bùn đất thì cần đi ủng, đeo găng tay, sau khi làm việc xong cần vệ sinh thân thể sạch sẽ

Những người có vết thương hở xước xát thì càng tuyệt đối không nên tiếp xúc với những nơi có nguy cơ cao.

Nếu bị thương khi đang chơi, làm việc tại những vùng có vị trí nguy cơ bệnh cao cần sát trùng vết thương đúng cách , theo dõi sức khỏe sát sao xem có sốt hay đau nhức cơ hay không.

Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn bớt hoang mang hơn về căn bệnh này.

Bài viết Vi khuẩn “ăn thịt người ” Whitmore nguy hiểm đến mức nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vi-khuan-an-thit-nguoi-whitmore-nguy-hiem-den-muc-nao-68179/feed/ 0
Bộ phận sinh dục nữ có khả năng chống lại vi khuẩn không? https://benh.vn/bo-phan-sinh-duc-nu-co-kha-nang-chong-lai-vi-khuan-khong-4999/ https://benh.vn/bo-phan-sinh-duc-nu-co-kha-nang-chong-lai-vi-khuan-khong-4999/#respond Sat, 06 Oct 2018 05:14:55 +0000 http://benh2.vn/bo-phan-sinh-duc-nu-co-kha-nang-chong-lai-vi-khuan-khong-4999/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Bộ phận sinh dục nữ có khả năng chống lại vi khuẩn không?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Bộ phận sinh dục nữ có khả năng chống lại vi khuẩn không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Bộ phận sinh dục nữ có khả năng chống lại vi khuẩn không?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Bộ phận sinh dục nữ là một tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa trong việc tự bảo vệ, chống lại sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn, virus và các loại mầm bệnh khác bằng cách tạo nên âm đạo (cửa ngõ đi vào bộ phận sinh dục, dẫn tới ổ bụng) một môi trường có độ toan (độ axit) cao, không phù hợp với sự sống và phát triển của rất nhiều loại vi khuẩn. Độ toan (còn gọi là độ pH) ở âm đạo người phụ nữ bình thường là 4,5 hoặc thấp hơn.

Benh.vn

Bài viết Bộ phận sinh dục nữ có khả năng chống lại vi khuẩn không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-phan-sinh-duc-nu-co-kha-nang-chong-lai-vi-khuan-khong-4999/feed/ 0
Châu Âu xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh https://benh.vn/chau-au-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-7839/ https://benh.vn/chau-au-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-7839/#respond Sun, 04 Feb 2018 06:29:05 +0000 http://benh2.vn/chau-au-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-7839/ Trong khi các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các loại thuốc mới để điều trị bệnh thì ở chiều ngược lại các siêu vi khuẩn mới cũng ra đời. Đặc biệt ở Châu Âu xuất hiện một loại siêu vi khuẩn mới kháng với tất cả mọi thuốc kháng sinh hiện có...

Bài viết Châu Âu xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong khi các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các loại thuốc mới để điều trị bệnh thì ở chiều ngược lại các siêu vi khuẩn mới cũng ra đời. Đặc biệt ở Châu Âu xuất hiện một loại siêu vi khuẩn mới kháng với tất cả mọi thuốc kháng sinh hiện có…

Xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh

Một nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện siêu vi khuẩn kháng với tất cả các loại thuốc kháng sinh từ một bệnh nhân tại quốc gia này. Bệnh nhân đã bị nhiễm một thể salmonella từ thịt gà nhập khẩu từ Trung Quốc qua Đức .

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo loại vi khuẩn siêu kháng kháng sinh này có thể lan truyền rất nhanh và tốc độ lan truyền khiến nó tới được châu Âu thì cực kì đáng lo ngại.

Vi khuẩn mới tấn công vào máu và phổi

Colistin – nhóm thuốc được xem là “trọng yếu” trong kho thuốc điều trị bệnh ở người hiện vẫn là kháng sinh duy nhất có tác dụng sau khi tất cả những thuốc khác đã thất bại Tuy nhiên, một tháng trước (11/2015), các chuyên gia đã tìm thấy những mầm bệnh đầu tiên kháng với thuốc này – và cảnh báo về sự lan truyền “tất yếu” của những vi khuẩn không thể trị được, tấn công máu và phổi.

Họ đã phát hiện ra một gen di động có tên là MCR-1, khiến những vi khuẩn như E.Coli, salmonella và những vi khuẩn gây viêm phổi trở nên vô phương cứu chữa.

Đặc biệt, các nhà khoa học thấy rằng gen có thể dễ dàng truyền sang những týp vi khuẩn khác, đồng nghĩa với việc nó có thể lây lan nhanh chóng giữa động vật và người.

Siêu vi khuẩn mới có thể lây lan mạnh trong cộng đồng

Các chuyên gia tại Trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch đi tìm dấu hiệu của gen MCR-1 tại nước mình ngay khi đọc được báo cáo từ Trung Quốc và thật đáng sợ, họ phát hiện được 6 mẫu – 5 trên gà nhập khẩu và 1 trong máu của một bệnh nhân.

GS Frank Møller Aarestrup, một chuyên gia về vi sinh tại trường Đại học Kỹ thuật Đan Mạch phát biểu: “Đây là một phát hiện đáng báo động”.Ông cho rằng vi khuẩn có lẽ đến từ Trung Quốc thông qua thịt nhập khẩu, hoặc bị mang đến bởi những người trở về từ vùng Viễn Đông.

Bệnh nhân giấu tên đã bị nhiễm trùng máu vào tháng 1/2015, và việc kiểm tra sau đó đã có xét nghiệm dương tính với vi khuẩn salmonella mang gen MCR-1. Tuy vậy, sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng không được tiết lộ.

Chuyên gia hàng đầu của Anh, GS Mark Enright, thuộc trường Đại học Manchester, cho biết bệnh nhân bị nhiễm những vi khuẩn này có rất ít lựa chọn điều trị vì “Colistin là kháng sinh đầu bảng – và cũng là cứu cánh cuối cùng khi không còn thuốc nào có tác dụng,” “Gen này sẽ làm vi khuẩn kháng lại mọi loại thuốc, đây là điều rất đáng lo ngại. Nếu bệnh nhân bị kháng thuốc thì bạn không thể làm được gì nhiều.”Vì vậy, lựa chọn duy nhất là điều trị cho bệnh nhân bằng hai hoặc ba loại kháng sinh cực mạnh cùng một lúc nhưng không có gì bảo đảm cách làm này sẽ có hiệu quả.

Giáo sư Enright cảnh báo người dân có thể bị nhiễm vi khuẩn khi chế biến thịt nhiễm khuẩn. Đặc biệt, khi vi khuẩn vào bệnh viện thì sẽ rất khó kiểm soát, và dễ dàng lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác dẫn đến lây lan mạnh trong cộng đồng.

Ở khía cạnh khác, colistin đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Vì vậy, khi kháng sinh được sử dụng nhiều thì vi khuẩn càng dễ tiến hóa để kháng lại thuốc.

Từ thực tế trên, các chuyên gia kêu gọi hạn chế sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp để các loại thuốc hiện tại không trở nên vô dụng trên người.

Tổng hợp

Bài viết Châu Âu xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chau-au-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-7839/feed/ 0
Đại cương về vi khuẩn học https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-7147/ https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-7147/#respond Sun, 04 Feb 2018 06:15:29 +0000 http://benh2.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-7147/ Thế giới sinh vật bao gồm động vật, thực vật và sinh vật đơn bào (protista); vì kích thước nhỏ bé của chúng nên người ta thường gọi chung là vi sinh vật

Bài viết Đại cương về vi khuẩn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thế giới sinh vật bao gồm động vật, thực vật và sinh vật đơn bào (protista); vì kích thước nhỏ bé của chúng nên người ta thường gọi chung là vi sinh vật.

Dựa vào cấu tạo chúng được chia thành 2 loại: Vi sinh vật bậc cao và vi sinh vật bậc thấp. Vi sinh vật bậc cao là những tế bào có nhân thật (Eucaryota, giống tế bào động hoặc thực vật) bao gồm nấm và động vật nguyên sinh. Vi sinh vật bậc thấp trái lại, có tiền nhân (Procaryota, không có màng nhân) bao gồm vi khuẩn và tảo lam (không gây bệnh). Virus là vi sinh vật nhỏ hơn và cấu tạo đơn sơ hơn nữa – tức không phải là tế bào mà chỉ là những hạt có chức năng sống – nhân lên (sinh sản) khi ở trong những tế bào sống. Bài này chỉ giới thiệu về vi khuẩn.

1. Khái quát về vi khuẩn

a) Độ lớn: rất nhỏ (đường kính thân thường từ 0,5 đến 1m và chiều dài từ 2 đến 5m); đơn vị tính độ lớn của vi khuẩn là micromet, viết tắt là m (10-6 m hay 10-3 mm).

b) Hình thể: có 3 loại hình thể chính là hình cầu (gọi là cầu khuẩn; ví dụ: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, não mô cầu…), hình ống (gọi là trực khuẩn; ví dụ E. coli, mủ xanh, than, uốn ván…) và hình cong mềm mại xoắn lò xo (gọi là xoắn khuẩn; ví dụ giang mai…). Ngoài ra, có một số hình dạng khác nhƣ: trực khuẩn ngắn gọi là cầu trực khuẩn như vi khuẩn dịch hạch hoặc trực khuẩn cong cứng hình helix như Helicobacter pylori hay hình dấu phẩy như vi khuẩn tả.

c) Tính chất bắt màu: vì vi khuẩn rất nhỏ nên phải nhuộm cho chúng có màu rực rỡ mới có thể phát hiện được hình thể của chúng dưới kính hiển vi phóng đại 1000 lần.

– Nhuộm Gram: là phương pháp nhuộm quan trọng, được áp dụng cho phần lớn các loại vi khuẩn và hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán & điều trị sớm bệnh nhiễm khuẩn. Nhuộm Gram vừa giúp ta nhận định được hình dạng của vi khuẩn, vừa phân biệt được nó là Gram-dương hay Gram-âm; từ đó ta có hướng chọn kháng sinh thích hợp để diệt vi khuẩn nghi ngờ là tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu tác nhân gây bệnh nghi ngờ là vi khuẩn Gram-dương thì nên chọn những kháng sinh có phổ tác dụng chọn lọc trên Gram-dương nhiều hơn như penicilin G hoặc cephalosporin thế hệ 1; ngược lại nếu vi khuẩn gây bệnh nghi ngờ là trực khuẩn Gram-âm thì nên chọn amoxicilin hay cephalosporin thế hệ 3 hoặc nhóm aminosid. Sự khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn Gram-dương và Gram-âm là ở cấu trúc vách của tế bào (cell wall).

– Nhuộm Ziehl-Neelsen là phương pháp nhuộm dành riêng cho các vi khuẩn kháng cồn và acid (do vách có chứa nhiều lipid và acid mycolic) như vi khuẩn lao, phong.

d) Tính chất chuyển hóa: dựa vào nhu cầu oxy tự do cho quá trình chuyển hóa, người ta chia vi khuẩn thành các loại sau

– Hiếu khí bắt buộc (obligate aerobe): có oxy mới phát triển tốt, ví dụ trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả…

– Kị khí bắt buộc (obligate anaerobe): chỉ phát triển được trong điều kiện hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn không có oxy; thậm chí gặp oxy tự do là chết, ví dụ trực khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi, Bacteroides…

– Hiếu kị khí tùy tiện (facultative anaerobe): phát triển được cả khi có hay không có oxy, ví dụ các trực khuẩn đường ruột (E. coli, thƣơng hàn, lỵ…) tụ cầu, liên cầu…

– Vi hiếu khí (microaerophile): cần một lượng nhỏ O2 và nhiều CO2 hơn, ví dụ lậu cầu, phế cầu, trực khuẩn Haemophilus influenzae…

2. Cấu tạo tế bào vi khuẩn

– Bốn thành phần cấu tạo quan trọng từ ngoài vào trong của tế bào vi khuẩn là:

+ Vách (cell wall): bộ khung murein của vách là do peptidoglycan tạo thành. Ở vi khuẩn Gram-dương bộ khung này gồm nhiều lớp peptidoglycan xếp lên nhau; ở Gram-âm chỉ là 1 lớp peptidoglycan nhưng lại được 1 màng ngoài có cấu tạo phức tạp bao bọc. Vách có nhiệm vụ: tạo hình dạng & bảo vệ cơ học cho tế bào và tham gia vào quá trình sinh sản (nhân lên) của tế bào.

+ Màng bào tương (plasma membrane) có chức năng thẩm thấu chọn lọc.

+ Bào tương với rất nhiều ribosome là nơi sinh tổng hợp protein – các enzym và thành tố thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào.

+ Acid nucleic gồm nhiễm sắc thể – vùng nhân (ADN) và các phân tử ADN ngoài nhân (plasmid); ADN chứa mật mã di truyền (gen) qui định các đặc tính của tế bào. Plasmid có thể tự truyền được các gen của nó từ tế bào này sang tế bào khác. Đáng lưu ý là: trên nhiễm sắc thể và plasmid có thể tồn tạI transposons – “gen nhảy” (đoạn ADN có thể nhảy từ nhiễm sắc thể vào plasmid và ngược lại hoặc từ plasmid này sang plasmid khác).

– Bốn thành phần cấu tạo cơ bản nêu trên cũng chính là 4 vị trí tác động của thuốc kháng sinh trên tế bào vi khuẩn.

3. Hệ vi khuẩn ở cơ thể người bình thường

a) Vi hệ bình thường ở người

– Khái niệm:

+ Những quần thể vi sinh vật cư trú trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên của cơ thể người gọi là vi hệ bình thường (normal microflora – normal microbiota). Hầu hết những quần thể vi sinh vật đó là vi khuẩn nên người ta còn gọi chúng là hệ vi khuẩn bình thường (normal bacteriaflora).

+ Trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên – khoang rỗng có tiếp xúc với môi trường bên ngoài của cơ thể như miệng, mũi, họng, âm đạo, … luôn có rất nhiều vi sinh vật cư trú; nó bao gồm: những vi sinh vật có mặt thường xuyên (resident) tại đó và những vi sinh vật chỉ có mặt thoáng qua (transient). Một số phần của cơ thể như máu, dịch não tủy, các mô, các cơ quan nội tạng do cấu trúc và hàng rào miễn dịch, ở điều kiện bình thường hoàn toàn không có vi sinh vật.

– Số lượng: tùy từng vị trí trên cơ thể mà số lượng và chủng loại vi sinh vật có khác nhau (Hình I-4).

+ Số lượng các loài và số lượng cá thể của từng loài vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường tại mỗi địa điểm thường đã không được nhìn nhận đúng. Trong thực tế, ví dụ ở da có tới 106/cm2; trong khoang miệng có tới 109/ml nước bọt; ở đại tràng có tới 1011/gam phân khô và trong dịch âm đạo có tới 107/ml dịch. Số lượng vi khuẩn trong tá tràng (duodenum) và hỗng tràng (jejunum) có ít hơn, chỉ khoảng <104/ml và chủ yếu là Streptococcus và Lactobacteria.

+ Về số lượng vi khuẩn kị khí so với vi khuẩn hiếu khí: ở chỗ nào vi khuẩn kị khí cũng nhiều hơn. Ví dụ, tỉ lệ vi khuẩn kị khí/vi khuẩn hiếu khí là 10/1 ở da, ở bộ phận sinh dục (ngoài), âm đạo, đường tiểu dưới; là 30/1 ở niêm mạc miệng và 100-1000/1 ở đại tràng.

+ Trong cuộc sống chung, các loài vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy tạo ra môi trường vi khí hậu thuận lợi cho các vi khuẩn kị khí; vi khuẩn kị khí phát triển lại cung cấp cho vi khuẩn hiếu khí những sản phẩm chuyển hóa cần thiết, tạo ra sự hiệp đồng vi sinh (microbial synergism). Bằng nhiều cơ chế khác nhau, trong điều kiện bình thường các quần thể vi sinh vật sinh sống và phát triển ở trạng thái cân bằng sinh học tại nơi cư trú

b) Vai trò của vi hệ bình thường

– Những vi sinh vật luôn cư trú trên bề mặt của cơ thể là những vi sinh vật hội sinh (commensal), chúng không hẳn có lợi và cũng không hẳn có hại. Chúng sinh sản nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh lí khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm và một số chất dinh dưỡng hay ức chế nhất định. Cho sự sống của cơ thể thì không quan trọng, nhưng ở một số vùng của cơ thể thì vi hệ bình thường đóng vai trò nhất định trong việc giữ thăng bằng cho sức khỏe và chức năng bình thường của cơ thể.

– Ở trong đường ruột, các thành viên của vi hệ sinh tổng hợp vitamin K và hỗ trợ cho việc hấp thu thức ăn. Trên niêm mạc và da, các vi sinh vật cư trú thường xuyên có tác dụng ngăn cản sự tồn tại và xâm lấn của vi sinh vật gây bệnh, có thể do cơ chế “cạnh tranh sinh học”.

– Ở bất kì nơi cư trú nào cũng tồn tại những vi sinh vật có thể gây bệnh (facultative pathogen) khi có cơ hội, đó là khi môi trƣờng thay đổi hoặc do bị

chấn thương và chúng xâm nhập đƣợc vào mô hoặc vào máu. Ví dụ, liên cầu cư trú ở họng và đường hô hấp trên; nhưng khi một số lượng lớn vi khuẩn vào máu (do tổn thương tại chỗ) có thể gây bệnh viêm nội tâm mạc (endocarditis). Bacteroides là “cư dân” ở đại tràng thì vô hại, nhưng nếu chúng xâm nhập vào ổ bụng hoặc do chấn thương chúng cùng các vi khuẩn khác xâm nhập vào mô sẽ gây nên những nhiễm khuẩn có mủ và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu.

– Như vậy, các vi sinh vật thuộc vi hệ bình thường còn đƣợc coi là những tác nhân gây bệnh cơ hội (opportunistic pathogens). Cần chú ý điều này để chọn kháng sinh phù hợp khi dùng kháng sinh dự phòng trong các phẫu thuật sạch; ví dụ: từ da, vi khuẩn đứng hàng đầu có thể gây nhiễm khuẩn sau mổ là tụ cầu vàng thì ta chọn cephalosporin thế hệ 1; từ đường tiêu hóa, thường là do các trực khuẩn Gram-âm (họ Enterobacteriaceae) thì chọn cephalosporin thế hệ 3.

– Đáng lưu ý: mỗi một điều trị bằng kháng sinh là một lần tác động vào sự cân bằng của vi hệ bình thường: vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt, dưới áp lực chọn lọc, những vi sinh vật đề kháng kháng sinh (đang sử dụng) được giữ lại, sinh sản mạnh (quá sản) thay thế những vi khuẩn đã bị tiêu diệt, làm mất cân bằng cho đại sinh vật – cơ thể người. Mất cân bằng trong vi hệ bình thường cũng có thể phát triển thành bệnh, ví dụ rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh phổ rộng đường uống dài ngày hoặc viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile hoặc bị viêm âm đạo do nấm sau khi đặt kháng sinh kháng khuẩn dài ngày.

Kết luận

chỉ dùng thuốc kháng khuẩn khi có nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra và phải giám sát diễn biến ở người bệnh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh (không chỉ theo dõi hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn cả những ảnh hưởng không mong muốn của thuốc tới cơ thể & vi hệ bình thường).

Benh.vn

Bài viết Đại cương về vi khuẩn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dai-cuong-ve-vi-khuan-hoc-7147/feed/ 0
Bộ lọc khí tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phòng ngừa cúm gia cầm và bệnh sởi https://benh.vn/bo-loc-khi-tieu-diet-vi-khuan-gay-hai-phong-ngua-cum-gia-cam-va-benh-soi-5440/ https://benh.vn/bo-loc-khi-tieu-diet-vi-khuan-gay-hai-phong-ngua-cum-gia-cam-va-benh-soi-5440/#respond Thu, 24 Aug 2017 05:23:58 +0000 http://benh2.vn/bo-loc-khi-tieu-diet-vi-khuan-gay-hai-phong-ngua-cum-gia-cam-va-benh-soi-5440/ Không khí trong nhà thường ô nhiễm đặc biệt là chứa các loại vi khuẩn gây bệnh. Mới đây, Viện nghiên cứu môi trường đã nghiên cứu thành công một thiết bị lọc khí có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phòng ngừa cúm gia cầm và bệnh sởi.

Bài viết Bộ lọc khí tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phòng ngừa cúm gia cầm và bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Không khí trong nhà thường ô nhiễm đặc biệt là chứa các loại vi khuẩn gây bệnh. Mới đây, Viện nghiên cứu môi trường đã nghiên cứu thành công một thiết bị lọc khí có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phòng ngừa cúm gia cầm và bệnh sởi.

Bộ lọc khí tiêu diệt vi khuẩn được thiết kế với đầy đủ các tầng lọc, tương ứng với mỗi tầng lọc là các chức năng và nhiệm vụ riêng.

Trong đó bộ lọc xúc tác quang hóa titan dioxit là quan trọng nhất. Nó có tác dụng phân hủy các chất độc hại thành nước và khí cacbonic, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh và nấm.

Ưu điểm

Một ưu điểm nữa của thiết bị này chính là khả năng vận hành theo nguyên tác tự làm sạch và tự động xác định nồng độ ô nhiễm của không khí. Trong trường hợp nồng độ hay các chất độc hại trong không khí vượt ngưỡng cho phép, thiết bị sẽ tự động chuyển sang chế độ lọc không khí ở mức tối ưu để giảm thiểu lượng không khí bị ô nhiễm.

Cấu tạo

Bộ lọc xúc tác quang này thực ra là một ống thạch anh xốp. Ở trên phủ bột xúc tác quang nano titan dioxit. Một bộ phận nữa là đèn tia tử ngoại UV, dưới tác dụng của tia tử ngoại phát ra từ đèn thì các bột xúc tác quang này sẽ tạo thành các điện tử của lỗ trống sau đó các điện tử của lỗ trống này sẽ tác động với các hóa chất, vi sinh vật và xử lý trực tiếp.

Chức năng

Ngoài khả năng xử lý triệt để bụi, mùi hôi, các vi khuẩn, độc tố và các chất ô nhiễm có hại trong không khí, theo nghiên cứu và đánh giá của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu môi trường, thiết bị này còn có thể vô hiệu hóa virus cúm gia cầm H5N1, H7N9 và virus sởi có trong không khí.

Ứng dụng

Thiết bị đã được đưa vào thử nghiệm tại một số Viện nghiên cứu, bệnh viện, các hộ gia đình và cho kết quả khá tốt.

Hiện tại, tương ứng với từng công suất và kích thước khác nhau mà thiết bị có giá từ 7-100 triệu đồng. Do giá thành còn tương đối cao, nên các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ môi trường mong muốn được liên kết với các đơn vị sản xuất để giảm giá thành và thương mại hóa thiết bị trong thời gian không xa.

Benh.vn

Bài viết Bộ lọc khí tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phòng ngừa cúm gia cầm và bệnh sởi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bo-loc-khi-tieu-diet-vi-khuan-gay-hai-phong-ngua-cum-gia-cam-va-benh-soi-5440/feed/ 0
Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh https://benh.vn/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-tat-ca-khang-sinh-9350/ https://benh.vn/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-tat-ca-khang-sinh-9350/#respond Wed, 26 Jul 2017 07:06:00 +0000 http://benh2.vn/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-tat-ca-khang-sinh-9350/ Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại nước ta.

Bài viết Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại nước ta.

Theo ông, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn.

Tại các khoa hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị.

Với tốc độ kháng kháng sinh nhanh như hiện tại, trong một vài thập kỷ tới, nhiều loại bệnh thông thường cũng không còn thuốc chữa.

Các vi khuẩn thường gặp có tỉ lệ kháng kháng sinh rất cao

PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%…

Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm mang gen kháng thuốc như Beta lactamase.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Lượng thuốc kháng sinh tăng gấp đôi

Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.

Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.

Nguyên do, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.

Bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc được điều trị tại BV Phổi Đồng Tháp.

Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của BV Chợ Rẫy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết…

Trong khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Không kịp tìm ra kháng sinh mới để đối phó với vi khuẩn kháng thuốc

Trong hơn 100 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.

Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017-2020.

Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

Benh.vn (TheoVietnamnet)

Bài viết Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viet-nam-xuat-hien-sieu-vi-khuan-khang-tat-ca-khang-sinh-9350/feed/ 0