Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Tin tức » Tin sức khỏe cập nhật » Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian

Bí ẩn đằng sau việc phóng siêu khuẩn chết người vào không gian

Tác giả: Hải Yến

Theo dõi Benh.vn trên
sieu-vi-khuan-chet-nguoi

SpaceX đang chuẩn bị để khởi động một dự án quan trọng. Họ sắp sửa phóng siêu khuẩn gây chết người, có khả năng kháng cự kháng sinh vào quỹ đạo vào ngày 18/2. Siêu khuẩn này sẽ tồn tại trong môi trường không trọng lực của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

  • Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống
  • Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu
  • Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Cập nhật: 12/07/2023 lúc 2:01 chiều

SpaceX đang chuẩn bị để khởi động một dự án quan trọng. Họ sắp sửa phóng siêu khuẩn gây chết người, có khả năng kháng cự kháng sinh vào quỹ đạo vào ngày 18/2. Siêu khuẩn này sẽ tồn tại trong môi trường không trọng lực của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Mục lục

  • 1 Vũ trang hóa không gian
  • 2 Đánh giá đột biến với môi trường không trọng lực
  • 3 Thí nghiệm đi trước đã chứng minh điều này
  • 4 Liệu đây có phải là một bước đi đúng đắn ?

Vũ trang hóa không gian

Ý tưởng này không phải là để “vũ trang hóa” không gian với MRSA (methicillin-resistant Staphylococcus aureus). MRSA là loại vi khuẩn mỗi năm làm chết nhiều người Mỹ hơn so với HIV/AIDS, bệnh Parkinson, bệnh phế khí thũng (tình trạng căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí của phổi, còn gọi là phế nang), và giết người cộng lại. Việc gửi siêu khuẩn vào quỹ đạo nhằm giúp các nhà khoa học thăm dò các tác nhân gây bệnh trước khi chúng xuất hiện ở Trái đất.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX dùng để phóng MRSA vào không gian là nghiên cứu do NASA tài trợ. MRSA sẽ được “nuôi trồng” ở Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

“Chúng tôi sẽ tận dụng môi trường không trọng lực trên ISS để thúc đẩy cuộc cách mạng về y học, giống như những cuộc cách mạng trên Trái đất”, nhà nghiên cứu chính – Anita Goel, và là Giám đốc điều hành của công ty Công nghệ sinh học Nanobiosym, phát biểu trên Yahoo News.

Vào năm 2015, Nanobiosym phát triển một thiết bị được gọi là gen RADAR. Đây là máy quét di động đầu tiên trên thế giới, cho phép chẩn đoán thời gian thực của bất kì loại bệnh nào. Tuy nhiên, với thiết bị này bệnh nhân chỉ tốn một phần mười chi phí so với các máy xét nghiệm tương tự.

Đánh giá đột biến với môi trường không trọng lực

Thiết bị sẽ được sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế, để đánh giá mức độ đột biến của hai chủng MRSA khi chúng phản ứng với môi trường không trọng lực.

Từ đó, Goel và nhóm của mình sẽ phát triển các mô hình dự đoán mầm bệnh có thể kháng lại thuốc kháng sinh. Những mầm bệnh này có khả năng gây nên những biến đổi trên Trái đất trong những năm sắp tới. Nghiên cứu sẽ giúp các nhà bào chế thuốc có cơ hội ngăn chặn trước những cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn.

“Khả năng dự đoán mức độ đột biến của Gene-RADAR sẽ dẫn đến sự ra đời của kháng sinh thế hệ mới. Chúng sẽ được chế tạo một cách hiệu quả hơn để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới”, Goel nói.

Ở giai đoạn này, nhóm nghiên cứu chưa biết chắc chắn là vi khuẩn MRSA sẽ phản ứng như thế nào với chỗ ở mới của chúng trong quỹ đạo Trái đất. Nhưng các nghiên cứu trước về vi khuẩn không gian đã chỉ ra rằng: môi trường có thể dẫn đến tăng trưởng, đột biến, và gia tăng số lượng vi khuẩn với một tốc độ nhanh chóng.

Điều này là do ở trong không gian, một số protein liên quan đến chuyển hóa trở nên năng động hơn. Các bức xạ không gian liều thấp cũng có thể thay đổi hoạt động của các gen nhất định.

Thí nghiệm đi trước đã chứng minh điều này

Một thí nghiệm năm 2000 đã chứng minh điều này. Sau 40 ngày trên tàu Mir (trạm không gian của Nga hoạt động trong quỹ đạo thấp của Trái đất thấp từ năm 1986 -2001), tỉ lệ đột biến trong một gen của vi khuẩn được cho vào men bia, đã cao hơn gấp 3 lần so với khi chúng ở Trái đất.

Nghiên khác vào năm 1999 thì cho thấy một số chủng E. coli có tần số đột biến cao hơn sau một chuyến du hành vào không gian. Nhưng loại và tần số đột biến thì rất khác nhau. Chúng tùy thuộc vào điều kiện sống của các chủng E. coli trong không gian.

Từ các kết quả lạ thường thể hiện rõ trong các nghiên cứu của NASA, chúng ta thấy vẫn còn tồn tại nhiều thứ bí ẩn về không gian. Đặc biết là cách không gian làm chúng ta bối rối về cả mặt tốt lẫn xấu.

Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, tác dụng của trọng lực là nguyên nhân chính gây ra sự đột biến của vi khuẩn. Họ cũng nghi ngờ việc tiếp xúc với bức xạ bên ngoài hàng rào bảo vệ của từ trường của Trái đất cũng có ảnh hưởng trong chuyện này.

Vi khuẩn MRSA là mối đe dọa lớn với con người (Ảnh: NIAID)

Liệu đây có phải là một bước đi đúng đắn ?

“Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí với việc: môi trường không trọng lực có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và các hành vi của vi khuẩn. Bức xạ có thể làm tăng tỉ lệ đột biến của vi sinh vật trong quá trình bay”, một nhà nghiên cứu cho biết. Nếu linh cảm Goel là đúng, và không gian thực sự khiến cho MRSA đột biến, thì giống như việc chúng ta có thể quan sát tất cả các bước đi của đối thủ, như khi đang chơi một ván cờ.

Hiện tại, giới khoa học không cần chờ đợi quá lâu để phát triển loại thuốc mới giúp con người chữa trị hiệu quả. Họ có thể xem xét nhanh chóng quá trình phát triển của vi khuẩn MRSA trong không gian, và cho ra đời những loại thuốc kháng sinh mới trước hàng thế kỉ.

Đây là một điều hết sức quan trọng, vì thuốc kháng sinh là thứ được giới nghiên cứu vô cùng quan tâm. Bởi các căn bệnh do vi khuẩn gây ra là một trong những mối nguy hại lớn nhất đối với nhân loại. Chúng đe dọa giết chết hàng trăm triệu người trên toàn thế giới trong những năm tới.

Với 90.000 người Mỹ bị nhiễm MRSA, và 20.000 chết vì nó mỗi năm, việc nghiên cứu vi khuẩn MRSA trong không gian là một công việc cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Theo businessinsider

Chia sẻ

Những mẹo nhỏ giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Nguồn thức ăn hàng ngày có chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có thể có những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nặng như Salmonella hay E.coli. Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc hoa quả, rau xanh không được rửa sạch thì các loại vi khuẩn còn sót lại có thể gây bệnh đối với đường ruột của chúng ta.

Có thể bạn quan tâm: Kháng thuốc , Vi khuẩn , Y học quanh ta

Bài viết liên quan

he-vi-khuan-chi

Những điều thú vị về vi khuẩn xung quanh chúng ta

25/07/2023

WHO công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn đáng lo ngại nhất

20/02/2017

Châu Âu xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh

04/02/2018

Xem nhiều nhất

Chỉ cần 1 quả chanh không phải lo muỗi, kiến, gián

22/01/2019

Những thói quen sinh hoạt nguy hiểm

09/07/2015

Sức khỏe – vốn quý của mỗi người

23/09/2017

oxytocin hormon tình yêu

Oxytocin – hormon tình yêu xuất hiện khi nào

04/12/2018

Từ 0-5 tuổi bé có những mốc phát triển nào cha mẹ nên ghi nhớ

06/09/2017

Bồi bổ cho trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bằng thịt cóc đúng hay sai

09/04/2016

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào?

Nấu ăn bằng nồi nhôm có hại đến sức khỏe như thế nào?

Những thói quen không tốt khi tắm

Những thói quen không tốt khi tắm

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi