Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:38:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/ https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/#respond Tue, 24 Oct 2023 09:03:38 +0000 https://benh.vn/?p=51902 Thuốc Gastropulgite là thuốc giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, được sử dụng để điều trị triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị hoành, di chứng sau cắt dạ dày…

Bài viết Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Giá thuốc Gastropulgite là bao nhiêu vào năm 2023

Trả lời:

Thuốc Gastropulgite là thuốc giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, được sử dụng để điều trị triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị hoành, di chứng sau cắt dạ dày… Thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các nhóm thuốc khác như kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp tăng cường hiệu quả chữa bệnh.

Hiện nay, giá bán thuốc đau dạ dày Gastropulgite năm 2023 vào khoảng 120.000 đồng/hộp, 1 hộp gồm 30 gói, dạng bột, thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện. Thuốc Gastropulgite được bán ở hầu hết các nhà thuốc khắp cả nước. Giá cả của thuốc có thể khác biệt đôi chút giữa các nhà thuốc nhưng nhìn chung không khác biệt nhiều so với giá 120.000 đồng/1 hộp (đã nêu ở trên).

Một số thông tin quan trọng khác về thuốc Gastropulgite, bệnh nhân khi sử dụng cần chú ý:

1. Thành phần

  • Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa   2,5 g
  • Gel Aluminium hydroxyde và magnesium carbonate được sấy khô   0,5 g
  • Bột pha hỗn dịch uống: hộp 30 gói, hộp 60 gói.

2. Chỉ định

Điều trị triệu chứng loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày, thoát vị hoành, hồi lưu dạ dày-thực quản, di chứng cắt dạ dày, đau thượng vị, ợ nóng, dạ dày không dung nạp thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng

  • Người lớn: 2 đến 4 gói/ngày, pha trong nửa ly nước, uống trước hoặc sau các bữa ăn và khi có triệu chứng đau.
  • Trẻ em: 1/3 đến 1 gói, 3 lần một ngày tùy theo tuổi.

(Thông tin về giá thuốc được tham khảo từ giá thuốc bán lẻ tham khảo của nhà sản xuất)

Bài viết Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/feed/ 0
Viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có chữa được không? https://benh.vn/viem-loet-da-day-cap-va-man-tinh-co-chua-duoc-khong-74088/ https://benh.vn/viem-loet-da-day-cap-va-man-tinh-co-chua-duoc-khong-74088/#respond Tue, 26 Jan 2021 05:50:58 +0000 https://benh.vn/?p=74088 70% dân số Việt Nam bị viêm loét dạ dày. Đáng lưu ý, bệnh ngày càng phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tuổi do thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ không khoa học. Bệnh lý dễ mắc, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, vậy liệu viêm loét dạ dày có […]

Bài viết Viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có chữa được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
70% dân số Việt Nam bị viêm loét dạ dày. Đáng lưu ý, bệnh ngày càng phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tuổi do thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ không khoa học. Bệnh lý dễ mắc, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, vậy liệu viêm loét dạ dày có chữa được không. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Thế nào là viêm loét dạ dày cấp và mạn tính?

Bệnh viêm dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó xuất hiện những cơn đau ở vùng dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, phổ biến nhất là nguyên nhân dùng thuốc giảm đau thời gian dài (NSAID) và nhiễm khuẩn Hp. Dựa vào các triệu chứng, thời gian phát bệnh lẫn thời gian điều trị mà hiện nay, người ta chia viêm dạ dày thành 2 loại: viêm dạ dày cấp và mãn tính.

benh-viem-da-day-co-gai

Viêm dạ dày cấp và mãn tính là căn bệnh phổ biến hiện nay

Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Nó có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau dữ dội, dai dẳng. Tuy nhiên cơn đau thường chỉ tạm thời và kéo dài trong thời gian ngắn. Sau khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và kết hợp thực đơn lành mạnh, triệu chứng của nó có thể thuyên giảm và biến mất.

Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm nhiều lần, thường xuyên trong thời gian dài. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị thay đổi và mất một số loại tế bào bảo vệ. Hơn nữa, viêm dạ dày mạn tính từ lúc xuất hiện mầm bệnh đến lúc phát bệnh có thể sẽ mất rất lâu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền ung thư dạ dày, thậm chí là ung thư khi không được điều trị kịp thời.

Viêm dạ dày cấp và mạn tính có nguy nguy hiểm không?

Viêm dạ dày cấp và mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày – bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể, vậy nên không thể xem thường nó. Cần đặc biệt lưu ý là khi bạn bị viêm dạ dày mãn tính bởi vì bệnh có đặc điểm là diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào của bạn và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị. Bệnh khi không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày cấp và mãn tính có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Liệu viêm dạ dày cấp và mãn tính có thể điều trị khỏi dứt điểm được không? Tuy nhiên, thật đáng buồn là tính đến thời điểm hiện nay, bệnh này vẫn chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn và dứt điểm được. Tỉ lệ những người đã khỏi bệnh hoàn toàn gần như vẫn chưa chạm mốc 10%.

viem-loet-da-day-ta-trang
Viêm dạ dày cấp và mãn tính rất khó điều trị khỏi dứt điểm

Viêm dạ dày rất khó để nhận biết nếu chỉ thông qua triệu chứng. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên đến gặp bác sĩ để rõ hơn về tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, vi khuẩn H.pylori hay cụ thể hơn là thực hiện nội soi dạ dày để chuẩn đoán chính xác nhất về bệnh. Điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày. Nếu bạn bị viêm do sử dụng không đúng thuốc kháng viêm hay các loại thuốc khác, thì việc tránh sử dụng chúng một thời gian có thể làm giảm tình trạng viêm sưng. Viêm dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp thường được điều trị bằng kháng sinh diệt vi khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê đơn, sử dụng các loại thuốc làm giảm nồng độ axit, khuyến cáo có sự đồng ý của đơn vị y tế như: Kháng sinh Histamin-2: Ranitidine, Famotidine. Ức chế bơm proton: Omeprazole, Lansoprazole, esomeprazole,…

Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng một số các bài thuốc dân gian. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp hạn chế, cải thiện tình trạng bệnh viêm dạ dày và không khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được. Người bệnh nên lưu ý xây dựng và duy trì các thói quen tốt cũng như thường xuyên tầm soát sức khỏe để đảm bảo kịp thời phát hiện bệnh và có phương án điều trị, can thiệp kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe và thành công!

Bài viết Viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có chữa được không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-loet-da-day-cap-va-man-tinh-co-chua-duoc-khong-74088/feed/ 0
Giá thuốc Trymo 120mg là bao nhiêu? Thuốc Trymo mua ở đâu? https://benh.vn/gia-thuoc-trymo-120mg-la-bao-nhieu-thuoc-trymo-mua-o-dau-51951/ https://benh.vn/gia-thuoc-trymo-120mg-la-bao-nhieu-thuoc-trymo-mua-o-dau-51951/#respond Thu, 08 Nov 2018 03:17:46 +0000 https://benh.vn/?p=51951 Thuốc Trymo chứa Bismuth subcitrat thể keo (CBS) rất tan trong nước có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, làm lành loét dạ dày, hành tá tràng.

Bài viết Giá thuốc Trymo 120mg là bao nhiêu? Thuốc Trymo mua ở đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Trymo chứa Bismuth subcitrat thể keo (CBS) rất tan trong nước có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, làm lành loét dạ dày, hành tá tràng.

Giá thuốc tham khảo

Thuốc Trymo có giá khoảng: 270.000 VNĐ/1 hộp. 1 hộp chứa 14 vỉ, mỗi vỉ 8 viên.

Tính trung bình thuốc trymo giá khoảng 2.400 VNĐ/1 viên.

Quý độc giả có thể tìm mua thuốc Trymo ở rất nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Quý độc giả nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Thông tin nhà sản xuất

Sản xuất bởi doanh nghiệp dược: Raptakos, Brett & Co., Ltd., Ấn Độ.

Doanh nghiệp kê khai tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre, số đăng ký: VN-7818-09, đây là thuốc ngoại nhập (sản xuất ở nước ngoài).

Chỉ định của thuốc Trymo

Loét tá tràng.

Loét dạ dày lành tính.

Viêm dạ dày mạn tính hoạt động.

Chứng khó tiêu không loét.

Phối hợp trong phác đồ điều trị H.pylori dạ dày.

Liều dùng của thuốc Trymo

Mỗi lần hai viên, mỗi ngày hai lần, uống khi bụng trống, nửa giờ trước bữa ăn. Nuốt nguyên viên và không nhai viên thuốc. Nên dùng trong bốn tuần và nếu cần thì đến tối đa 8 tuần.

Không nên dùng Trymo như là một liệu pháp duy trì sau khi đã qua thời gian tối đa 8 tuần điều trị. Nếu muốn điều trị tiếp, nên để cách ít nhất 8 tuần trước khi tiếp tục đợt mới.

Bài viết Giá thuốc Trymo 120mg là bao nhiêu? Thuốc Trymo mua ở đâu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gia-thuoc-trymo-120mg-la-bao-nhieu-thuoc-trymo-mua-o-dau-51951/feed/ 0
Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc, phải làm sao? https://benh.vn/viem-da-day-co-vi-khuan-hp-khang-thuoc-phai-lam-sao-7826/ https://benh.vn/viem-da-day-co-vi-khuan-hp-khang-thuoc-phai-lam-sao-7826/#respond Tue, 04 Sep 2018 06:28:49 +0000 http://benh2.vn/viem-da-day-co-vi-khuan-hp-khang-thuoc-phai-lam-sao-7826/ Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới với khoảng trên 50% dân số thế giới mắc. Hiện nay,để điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp phải tiệt trừ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh gia tăng đang là nỗi lo trên toàn thế giới.

Bài viết Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc, phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới với khoảng trên 50% dân số thế giới mắc. Hiện nay,để điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp phải tiệt trừ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh gia tăng đang là nỗi lo trên toàn thế giới.

Tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng

Nguy cơ hiện hữu

Vừa qua, từ ngày 16 tháng 11 tới ngày 22 tháng 11 năm 2015, Bộ Y Tế Việt Nam phối hợp cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước phát động Tuần lễ chống kháng thuốc kháng sinh với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về tình hình vi khuẩn kháng thuốc cũng như cách thức giúp phòng ngừa vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Có thể thấy rằng, đây không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà đã trở thành nguy cơ hiện hữu. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng “Vi khuẩn kháng thuốc có thể trở thành đại dịch nguy hiểm hơn đại dịch AIDS” vì khi đó, người bệnh có thể tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng với chủng vi khuẩn đã kháng hết loại kháng sinh.

Cách thức vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh

Vi khuẩn Hp đã tiến hóa và phát triển nhiều cơ chế kháng thuốc khác nhau

Thông thường để điều trị vi khuẩn Hp phải sử dụng ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh với liều cao trong thời gian kéo dài hơn các nhiễm khuẩn khác. Liệu trình điều trị thường kéo dài 7 ngày, 10 ngày và hiện nay là 15 ngày cho hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong các nhiễm khuẩn khác như viêm họng chẳng hạn, chúng ta chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh với liều vừa đủ trong thời gian ngắn thường là 5 ngày. Nếu trong cơ thể chúng ta đã có sẵn vi khuẩn Hp thì vô tình vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với loại kháng sinh đó nhưng vì sử dụng kháng sinh liều thấp, đơn độc, ngắn ngày nên vi khuẩn Hp không bị tiêu diệt. Những con vi khuẩn Hp đã tiếp xúc với kháng sinh mà không bị tiêu diệt sẽ tiến hóa để chống lại loại kháng sinh đó trong những lần tiếp theo, đó là cách mà vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Ngoài ra, việc sử dụng phác đồ diệt Hp nhưng không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc như bỏ dở thuốc, dùng không đúng thời gian cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Trẻ em có tỷ lệ Hp kháng thuốc cao hơn người lớn

Nỗi lo vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng lớn hơn bởi Hp kháng thuốc xảy ra ngay cả với trẻ nhỏ, thậm chí trẻ nhỏ còn bị kháng thuốc kháng sinh nhiều hơn người lớn. Hiện tại, các loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng cho trẻ em để diệt vi khuẩn Hp rất hạn chế với nhiều tác dụng bất lợi khi sử dụng cho nên việc trẻ phải sử dụng đi sử dụng lại các thuốc kháng sinh trong điều trị Hp dạ dày vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, vừa gây ảnh hưởng về kinh tế cho gia đình.

Giải pháp chống lại vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh

Thay thế phác đồ điều trị là một cách ứng phó với vi khuẩn Hp kháng thuốc

Để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp kháng thuốc, các bác sỹ cần làm kháng sinh đồ để kiểm tra xem vi khuẩn Hp còn nhạy cảm với loại kháng sinh nào và sử dụng phác đồ có chứa kháng sinh đó.

Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi vì cho kết quả chậm, tốn kém, khó tiến hành. Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể thay thế phác đồ kháng sinh cũ bằng các phác đồ kháng sinh mới, có thể đổi thuốc, tăng liều sử dụng, tăng thêm thuốc, thay đổi cách phối hợp. Việc thay đổi kháng sinh như vậy vẫn có tỷ lệ thất bại và có thể làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp. Trên thực tế, có một số loại kháng sinh, mặc dù có hiệu quả trên vi khuẩn Hp như Levofloxacin, nhưng không dùng được cho trẻ nhỏ và các chuyên gia cũng khuyên không nên sử dụng vì là những kháng sinh cuối cùng trong các phác đồ, nếu bị đề kháng thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát triển một loại kháng thể chống vi khuẩn Hp để giải quyết tình trạng Hp kháng thuốc kháng sinh, nhiễm Hp ở trẻ em và tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp. Loại kháng thể OvalgenHP được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với vi khuẩn Hp do đó có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp mà không gây ra đề kháng giống kháng sinh.

Trên thực tế, khi kết hợp OvalgenHP vào trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng giữa kháng thể và kháng sinh làm cho vi khuẩn Hp vốn kháng thuốc lại trở nên nhạy cảm với kháng sinh. Việc điều trị vi khuẩn Hp trở nên đơn giản và hiệu quả hơn khi kết hợp OvalgenHP.

Kháng thể OvalgenHP chống vi khuẩn Hp là một lựa chọn an toàn, hiệu quả chống lại và ngăn chặn Hp kháng thuốc

Ngoài ra, kháng thể OvalgenHP còn có thể sử dụng độc lập trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng tuân thủ phác đồ điều trị kháng sinh, như trường hợp trẻ nhỏ chẳng hạn. Tỷ lệ đạt âm tính vi khuẩn Hp sau liệu trình sử dụng OvalgenHP từ 2-3 tháng trong các nghiên cứu tại Nhật Bản cho kết quả tới 76%. Chưa hết, loại kháng thể này còn chứng tỏ tính an toàn vượt trội so với các giải pháp khác nên nó có thể được sử dụng lâu dài vừa giúp loại bỏ vi khuẩn Hp, vừa giúp ngăn ngừa khả năng gây bệnh của vi khuẩn Hp. OvalgenHP hứa hẹn là một loại “vũ khí” đặc biệt hiệu quả trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn Hp đặc biệt là Hp đã kháng thuốc kháng sinh và nhiễm Hp ở trẻ em.

Độc giả cần tìm hiểu về các kiến thức về bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra và các biện pháp xét nghiệm, điều trị bệnh lý này, xin vui lòng ghé thăm website: www.gastimunhp.vn

Bài viết Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp kháng thuốc, phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-da-day-co-vi-khuan-hp-khang-thuoc-phai-lam-sao-7826/feed/ 0
Viêm dạ dày: chẩn đoán và điều trị https://benh.vn/viem-da-day-chan-doan-va-dieu-tri-2393/ https://benh.vn/viem-da-day-chan-doan-va-dieu-tri-2393/#respond Fri, 22 Jun 2018 04:13:10 +0000 http://benh2.vn/viem-da-day-chan-doan-va-dieu-tri-2393/ Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn  đoán cần có nội soi và sinh thiết.  Điều trị có khi  đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Bài viết Viêm dạ dày: chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
ĐẠI CƯƠNG

Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn  đoán cần có nội soi và sinh thiết.  Điều trị có khi  đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Người ta chia viêm dạ dày làm 2 thể: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Chẩn đoán phân biệt tùy thuộc vào nguyên nhân, đặc điểm tổ chức học và sự phân bố về giải phẫu của viêm dạ dày.

viêm dạ dày

Hình ảnh viêm dạ dày

VIÊM DẠ DÀY CẤP

1. Nguyên nhân

– Rượu: Gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu, được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn. Thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn.

– Thuốc kháng viêm không steroides (NSAIDs), Aspirin.

– Stress

– Uống phải chất ăn mòn (thường là chất kiềm)

– Virus: CMV, Herpes.

– Vi khuẩn: Liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum

– Tăng ure máu

– Phóng xạ.

2. Các thể viêm dạ dày

2.1. Viêm dạ dày chảy máu hay viêm dạ dày ăn mòn

Là nguyên nhân hay gặp của chảy máu tiêu hóa cao nhưng ít khi nặng. Sự ăn mòn đôi khi hoàn toàn âm thầm. Nội soi cho thấy  ăn mòn nhiều  ổ, có thể lan  đến toàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc chỉ khu trú ở thân, hang vị hay phình vị dạ dày. Niêm mạc trở nên đỏ rực như bị cháy rán nhưng có khi gần như bình thường. Về mô học, sự ăn mòn chỉ phá hủy đến lớp niêm mạc, không lan đến lớp cơ niêm do đó không ảnh hưởng đến các lớp mạch máu dưới niêm mạc. Các thương tổn thường hồi phục hoàn toàn. Đây là đặc trưng của loại viêm này. Bất kể lúc nào, người ta có thể tìm thấy những ổ bị ăn mòn có những biểu hiện ở những giai đoạn tiến triển hay hồi phục khác nhau. Có thể gặp thương tổn ở nền phẳng hay ở nếp gấp niêm mạc. Giữa các ổ ăn mòn là vùng mất biểu mô và thoát quản từng ổ hay lan rộng vào lớp hạ niêm mạc (Lamina propria). Sự ăn mòn có thể phát triển trên niêm mạc trông có vẻ bình thường về mặt mô học hoặc trên những niêm mạc có biển hiện các giai đoạn viêm của dạ dày. Nếu tiến triển kéo dài, sự ăn mòn có thể lan đến lớp hạ niêm mạc tạo nên loét cấp khi đó chảy máu trở nên trầm trọng hơn.

– Nguyên nhân hay gặp là do dùng thuốc kháng viêm không Steroide.

Đặc biệt là Aspirin: Ở môi trường acide dịch vị Aspirin không ion hóa dễ được hấp thụ bằng sự khuếch tán thụ  động. Vào môi trường trung tính của biểu mô niêm mạc dạ dày Aspirin biến thành dạng acide ion hóa, phá hủy tế bào và tạo cửa mở cho hiện tượng loét do acide. Khi  được dùng kèm với Bicarbonate Natri,  Aspirin không gây tổn thương niêm mạc dạ dày vì không bị ion hóa, và do đó không được hấp thụ ở dạ dày. Khi Aspirin được bọc bởi một vỏ nang, nó sẽ đi qua khỏi dạ dày và được hấp thụ ở ruột non. Ngoài ra Aspirin và các NSAID khác còn ngăn cản tổng hợp Prostaglandine (là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như kích thích tiết acide và pepsin dạ dày) vì vậy làm thương tổn niêm mạc dạ dày.

Phenylbutazol và Indomethacine là 2 thuốc dễ gây viêm dạ dày nhất.

– Rượu cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp chảy máu nhất là khi uống một lần nhiều trong thời gian ngắn, mà trước đây không uống.

– Tăng áp tĩnh mạch cửa cũng là một yếu tố làm dễ cho chảy máu dạ dày.

– Các stress thứ phát nghiêm trọng như bỏng, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, sốc, suy hô hấp, suy thận, suy gan cũng thường gây viêm hay loét cấp. Bệnh nguyên trong các trường hợp này chưa được hiểu rõ hết có lẻ do thay đổi lượng máu  đến niêm mạc dạ dày dẫn đến hoại tử nhỏ ở niêm mạc.

Lâm sàng

Bệnh nhân có thể khó chịu nhẹ ở vùng thượng vị, chậm tiêu, đầy bụng ngay sau ăn, ợ hơi, buồn nôn, nôn máu kèm đi cầu phân đen. Đôi khi không có triệu chứng. Chẩn đoán tốt nhất nhờ soi dạ dày ngay lúc có chảy máu vì nếu không các thương tổn có thể lành và biến mất. X quang với kỹ thuật đối quang kép có thể phát hiện được các vết ăn mòn dạng này.

2.2. Viêm dạ dày cấp phối hợp với H. PYLORI

Khởi đầu của nhiễm H.P có thể là hậu quả của dạ dày đã có tăng tiết acid sẵn và kéo dài hơn 1 năm. Bệnh nhân thấy khó chịu nhẹ vùng thượng vị. Có nhiều đặc điểm dịch tễ học của viêm dạ dày cấp có thể quy cho H.P nhưng đặc điểm nội soi và mô học thì không thấy rõ. Nhiễm H.P cấp là tiền đề cho viêm dạ dày mạn hoạt động.

VIÊM DẠ DÀY MẠN

1. Xếp loại

– Viêm dạ dày mạn do hoá chất: Trào ngược dịch mật, dịch kiềm từ ruột, các thuốc kháng viêm non-steroides.

– Viêm dạ dày đặc hiệu: viêm dạ dày tăng Eosine (u hạt tăng bạch cầu ưa acid, viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa acid)

– Viêm dạ dày u hạt: Crohn, lao, histoplasma, giang mai, sarcoidose, dị vật, nhiễm ký sinh trùng, vô căn.

– Bệnh dạ dày phì đại: bệnh Ménétrier, giả lymphoma dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.

– Bệnh dạ dày sung huyết (tăng áp cửa): không phải viêm dạ dày thật sự

– Viêm dạ dày không đặc hiệu:

  • Nhóm không ăn mòn: viêm dạ dày tự miễn type A, viêm dạ dày do môi trường type B, viêm dạ dày mạn có liên quan đến HP.
  • Nhóm ăn mòn: viêm dạ dày lympho, viêm dạ dày dạng thuỷ đậu.

Các tế bào viêm xâm nhập chủ yếu là lympho và tương bào, một ít bạch cầu đa nhân và bạch cầu ưa acid. Thương tổn ở lớp nông của vùng tuyến tiết của niêm mạc dạ dày có thể lan xuống sâu, gây dị sản, giảm sản và teo tế bào.

2. Các thể viêm dạ dày mạn

Người ta chia làm hai loại viêm dạ dày mạn chính, ngoài ra còn có các biểu hiện bất thường khác ở dạ dày hoặc do tổn thương thứ phát hoặc không do viêm mạn tính.

2.1. Viêm dạ dày mạn type A

Viêm vùng thân và hang dạ dày, có yếu tố tự miễn. Bao gồm viêm dạ dày nông, viêm dạ dày dạng teo và teo niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày này thường kèm thiếu máu ác tính. Sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội gợi ý cho yếu tố bệnh sinh của cơ chế tự miễn. Loại này gặp khoảng 20%  ở người trên 60 tuổi. Triệu chứng nghèo nàn, viêm dạng teo kèm vô toan, thiếu máu và nguy cơ ung thư dạ dày. Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết.

2.2. Viêm dạ dày mạn type B

Viêm dạ dày vùng hang vị, Viêm dạ dày do H.P chiếm 80%

Viêm hay xảy ra ở vùng hang vị, gặp đa số ở người trẻ. H.P cố định trên các phức hợp nối kết làm vỡ các cầu nối liên bào và tiết dày đặc các chất nhầy trung tính. Các tế bào bị bong ra để lộ lớp dưới niêm mạc. Đồng thời men của vi khuẩn H.P làm gia tăng sự khuếch tán các ion H+ gây phá vỡ glycoprotein làm giảm tính nhầy trên lớp niêm mạc. Trong thể này, nồng độ Gastrin huyết tương lúc đói cao không thường xuyên, có khi bình thường. Loại viêm dạ dày này có thể dẫn  đến viêm teo dạ dày hoặc teo hẳn dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u lympho tế bào B dạ dày (MALT).

Dịch vị có cung lượng acid thấp sẽ dẫn đến nhiễm trùng và nguy cơ ung thư nhất là khi được điều trị với các thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton H+. Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết, test nhanh urease thực hiện trên các mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày hoặc test thở urê và xét nghiệm tìm kháng thể kháng H.P trong máu (ELISA) hay cấy tìm HP.

Lâm sàng chỉ có triệu chứng khó chịu vùng thượng vị, ăn khó tiêu. Sự phân loại trên có khi không phải hoàn toàn rõ ràng, người ta còn phân type AB để chỉ thương tổn liên quan cả thân và hang vị dạ dày.

2.3. Viêm dạ dày do trào ngược

Thường do trào ngược dịch mật từ tá tràng vào dạ dày gây viêm ống tuyến môn vị, viêm vùng tiền môn vị. Lâm sàng triệu chứng ít rầm rộ, Bệnh có thể kết hợp với loét dạ dày.

2.4. Bệnh dạ dày tăng áp lực tĩnh mạch cửa: (bệnh dạ dày xung huyết)

Thật sự không phải là một phản ứng viêm, vì không tìm thấy sự thâm nhiễm các tế bào viêm  ở lớp niêm mạc cũng như lớp dưới niêm của dạ dày. Đây chỉ là một biến chứng, hậu quả của bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay do xơ gan. Những trường hợp làm triệt để giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi, thường dẫn đến xung huyết dạ dày phản ứng sau đó. Qua nội soi, chúng ta có thể thấy niêm mạc dạ dày dày lên, đỏ, xuất huyết thành từng đám nhỏ trong niêm mạc, tạo thành mạng lưới hay dạng khảm.

ĐIỀU TRỊ

1. Đại cương điều trị

Viêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Một cách phân loại được các nhà lâm sàng và giải phẫu bệnh thường dùng đó là dựa vào các tổn thương được gọi tên theo các đặc điểm về mô bệnh học, vi khuẩn và vị trí tổn thương của dạ dày. Vì vậy, cách điều trị cụ thể hơn và khá chính xác hơn.

Mục đích điều trị là bảo vệ tế bào, hồi phục sự tiết acid trở lại bình thường, loại bỏ nguyên nhân, hạn chế biến đổi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ung thư.

2. Điều trị viêm dạ dày cấp

2.1. Viêm dạ dày do ăn mòn

2.1.1. Viêm dạ dày do rượu và thuốc kháng viêm

Đây là nguyên nhân hay gặp do uống rượu cấp một lượng lớn, do dùng thuốc kháng viêm không corticoides và cả corticoides. Tổn thương nhiều chỗ dưới dạng các vết niêm mạc bị ăn mòn, chảy máu.

Điều trị bao gồm

– Chấm dứt nguyên nhân càng sớm càng tốt.

– Đảm bảo thể tích tuần hoàn có hiệu quả băng dịch truyền, nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường ngoài miệng.

– Rửa dạ dày để cầm máu bằng cách dùng nước muối đẳng trương lạnh hòa Adrenalin.

– Thuốc kháng tiết: Cimetidine hoặc Ranitidine, hoặc Omeprazole tiêm tĩnh mạch.

– Thuốc trung hòa acid.

– Thuốc băng niêm mạc: có thể dùng Sucralfate dạng gel, hoặc Misoprostol (cytotec 600μg – 800μg /ng.

– Truyền các chất gây co mạch như Vasopressine hoặc Sandostatin khi chảy máu nặng.

– Cầm máu bằng laser, nhiệt hoặc quang đông.

–  Điều trị dự phòng cho các trường hợp phải dùng thuốc kháng viêm: Dùng kháng H2 hoặc ức chế bơm proton H+.

2.1.2. Viêm dạ dày do hóa chất

Tác nhân gây viêm có thể là các kiềm mạnh như KCl, hoặc sắt, hoặc Cocaine. Điều trị trong các trường hợp này là:

– Giảm đau, nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

– Hồi sức tim mạch, hô hấp.

– Nếu có viêm xơ gây hẹp thì có chỉ định phẫu thuật nối dạ dày ruột.

2.1.3. Viêm dạ dày do chấn thương thực thể

Sau đặt ống thông dạ dày, sau điều trị cầm máu dạ dày bằng nội soi, bằng laser, nhiệt đông.

Điều trị bằng nhịn ăn, truyền dịch, bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết.

2.1.4. Viêm dạ dày do xạ trị

Viêm hang vị, tiền môn vị. Tổn thương có thể sâu làm thủng, chảy máu hoặc hẹp.

Điều trị bằng các thuốc bọc niêm mạc, kháng tiết và ngưng xạ trị.

2.1.5. Viêm dạ dày do thiếu máu

Là biểu hiện của bệnh toàn thân như trong bệnh Scholein-Henoch, nhiễm Cytomegalovirus.

Điều trị bằng thuốc băng niêm mạc và kháng tiết, thuốc diệt virus.

2.1.6. Bệnh dạ dày xung huyết

Gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa của bệnh xơ gan.

Điều trị chủ yếu bằng thuốc chẹn β giao cảm như Propanolol, hoặc Nadrolol 60mg-80 mg/ng sao cho mạch còn 3/4 so với trước khi dùng phối hợp với kháng tiết acid.

2.1.7. Viêm dạ dày do nhiễm trùng

Nguyên nhân thường gặp là lao, CMV, Candida Albican, Histoplasmosis, bệnh Crohn. Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng nấm, thuốc diệt virus. Trong trường hợp nặng thì có thể phẫu thuật.

2.2. Viêm dạ dày cấp không do ăn mòn phối hợp nhiễm Helicobacter pylorii (HP) cấp hoặc mạn

Điều trị thuốc diệt HP gồm Omeprazol (40mg/ng) phối hợp Amoxicillin (1,5g/ng), Clarythromycine (500mg/ng) trong 7- 10 ngày.Có thể kèm thuốc băng niêm mạc như Bismuth.

3. Điều trị viêm dạ dày mạn

3.1. Viêm dạ dày mạn không do ăn mòn

3.1.1. Viêm dạ dày mạn type A

Đây là viêm dạ dày ở vùng thân, thường là viêm teo niêm mạc, liên quan đến thiếu máu ác tính, do hiện diẹn trong máu các kháng thể kháng tế bào thành, kháng thể kháng yếu tố nội, thường phối hợp với các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp tự miễn, suy thượng thận, xơ đường mật tiên phát.

Điều trị: chưa có điều trị đặc hiệu, thường dùng các thuốc trung hòa acide, vitamin C, sắt, vitamin B12, corticoides. Cần theo dõi diễn tiến dẫn đến ung thư dạ dày.

3.1.2. Viêm dạ dày mạn type B

Tổn thương ở vùng hang vị dạ dày gặp trong 80% trường hợp và rất quan trọng, nó còn được gọi là viêm dạ dày do HP.

Điều trị kháng tiết phối hợp kháng sinh diệt HP.

3.1.3. Viêm dạ dày type AB

Viêm dạ dày phối hợp Tổn thương cả hang vị và thân dạ dày.

Điều trị bao gồm thuốc kháng tiết, kháng sinh, băng niêm mạc, Vitamin B12, sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.

3.1.4. Viêm dạ dày do trào ngược

Viêm dạ dày vùng môn vị gặp sau cắt 2/3 dạ dày. Điều trị bao gồm thuốc thay  đổi thành phần dịch mật như Cholestyramin phối hớp sucralfate và Cizapride hoặc Metoclopropramide để làm đẩy nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày.

3.1.5. Viêm dạ dày phì đại: (bệnh Ménétrier)

Còn gọi là viêm dạ dày lympho, tổn thương lan rộng cả dạ dày chủ yếu ở bờ cong lớn.

Điều trị bằng kháng Cholin, kháng tiết, Tranexamic acide (Frenolyse), corticoides và Ortreotide kèm kháng sinh nếu có thêm nhiễm HP, hoặc kèm thuốc diệt virus nếu có nhiễm CMV.

Trường hợp nặng, có thể phải cắt dạ dày toàn phần.

3.2. Viêm dạ dày mạn do ăn mòn

Ít gặp, Tổn thương niêm mạc dạ dày dạng thuỷ đậu với các nốt nhỏ có ăn mòn ở trung tâm gặp ở vùng hang và thân dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày dạng lympho. Bệnh này có tăng IgE trong máu gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch. Bệnh đáp ứng với Cromoglycate 80- 160mg/ng.

3.3. Viêm dạ dày thể giả u lympho

Thường phối hợp tổn thương loét. Bệnh thường lành tính, có lẻ là một phản ứng viêm đặc ứng hoạc có thể làì MALT (mucous Associated limphome Tissuse) trong trường hợp nhiễm HP.

Điều trị: Nếu có bằng nhứng có HP thì phải diệt tận gốc bằng kháng tiết, kháng sinh

3.4. Viêm dạ dày ái toan

Hiếm gặp. Do các hạt bạch cấu ái toan tạo thành các polype nhỏ ở vùng hang vị còn được gọi là u tế bào quanh mao mạch.

Điều trị bằng Prednisolone là thuốc chọn lọc liều 10-15mg/ng, các tổn thương sẽ thoái triển sau và ba ngày.

Benh.vn

Bài viết Viêm dạ dày: chẩn đoán và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-da-day-chan-doan-va-dieu-tri-2393/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-viem-da-day-3197/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-viem-da-day-3197/#respond Tue, 17 Apr 2018 04:30:45 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-benh-viem-da-day-3197/ Viêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày đặc hiệu hoặc không  đặc hiệu. Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm.

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày đặc hiệu hoặc không  đặc hiệu. Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm.

viêm dạ dày

Người ta chia viêm dạ dày làm 2 thể: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Bệnh do một số nguyên nhân sau:

– Uống nhiều rượu: Gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu, được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn. Thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn.

– Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), Aspirin.

– Stress

– Uống phải chất ăn mòn (thường là chất kiềm)

– Nhiễm Virus: CMV, Herpes.

– Nhiễm vi khuẩn: Liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum

– Tăng ure máu

– Phóng xạ.

Như vậy không chỉ có ớt hay chất kích thích mới gây ra bệnh của bạn và bạn đang bị những cơn đau cấp. Điều trị bệnh này có khi đơn giản nhưng cũng có trường hợp không đơn giản. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết như nội soi và sinh thiết để chuẩn đoán chính xác. Bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt thì bệnh sẽ thuyên giảm.

TS. BS. Nguyễn Mạnh Trường – BV Bạch Mai

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-viem-da-day-3197/feed/ 0
Bệnh viêm dạ dày https://benh.vn/benh-viem-da-day-2647/ https://benh.vn/benh-viem-da-day-2647/#respond Sun, 15 Apr 2018 04:18:13 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-da-day-2647/ Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn  đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Bài viết Bệnh viêm dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹ nhàng, âm thầm. Chẩn  đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giản nhưng có khi còn nhiều khó khăn.

Người ta chia viêm dạ dày làm 2 thể: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Chẩn đoán phân biệt tùy thuộc vào nguyên nhân, đặc điểm tổ chức học và sự phân bố về giải phẫu của viêm dạ dày.

viêm dạ dày

II. VIÊM DẠ DÀY CẤP

1. Nguyên nhân

– Rượu: Gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu, được gọi là viêm dạ dày do ăn mòn. Thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn.

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), Aspirin.

– Stress

– Uống phải chất ăn mòn (thường là chất kiềm)

– Virus: CMV, Herpes.

– Vi khuẩn: Liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum

– Tăng ure máu

– Phóng xạ.

2. Các thể viêm dạ dày

2.1. Viêm dạ dày chảy máu hay viêm dạ dày ăn mòn

Là nguyên nhân hay gặp của chảy máu tiêu hóa cao nhưng ít khi nặng. Sự ăn mòn đôi khi hoàn toàn âm thầm. Nội soi cho thấy  ăn mòn nhiều ổ, có thể lan đến toàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc chỉ khu trú ở thân, hang vị hay phình vị dạ dày. Niêm mạc trở nên đỏ rực như bị cháy rán nhưng có khi gần như bình thường.

Về mô học, sự ăn mòn chỉ phá hủy đến lớp niêm mạc, không lan đến lớp cơ niêm do đó không ảnh hưởng đến các lớp mạch máu dưới niêm mạc. Các thương tổn thường hồi phục hoàn toàn. Đây là đặc trưng của loại viêm này. Bất kể lúc nào, người ta có thể tìm thấy những ổ bị ăn mòn có những biểu hiện ở những giai đoạn tiến triển hay hồi phục khác nhau. Có thể gặp thương tổn  ở nền phẳng hay  ở nếp gấp niêm mạc. Giữa các ổ ăn mòn là vùng mất biểu mô và thoát quản từng ổ hay lan rộng vaò lớp hạ niêm mạc (Lamina propria). Sự ăn mòn có thể phát triển trên niêm mạc trông có vẻ bình thường về mặt mô học hoặc trên nhữngniêm mạc có biển hiện các giai đoạn viêm của dạ dày. Nếu tiến triển kéo dài, sự ăn mòn có thể lan đến lớp hạ niêm mạc tạo nên loét cấp khi đó chảy máu trở nên trầm trọng hơn.

– Nguyên nhân hay gặp là do dùng thuốc kháng viêm không Steroide. Đặc biệt là Aspirin: Ở môi trường acide dịch vị Aspirin không ion hóa dễ được hấp thụ bằng sự khuếch tán thụ  động. Vào môi trường trung tính của biểu mô niêm mạc dạ dày Aspirin biến thành dạng acide ion hóa, phá hủy tế bào và tạo cửa mở cho hiện tượng loét do acide. Khi  được dùng kèm với Bicarbonate Natri, Aspirin không gây tổn thương niêm mạc dạ dày vì không bị ion hóa, và do  đó không  được hấp thụ  ở dạ dày. Khi Aspirin được bọc bởi một nang, nó sẽ đi qua khỏi dạ dày và được hấp thụ ở ruột non. Ngoài ra Aspirin và các AINS khác còn ngăn cản tổng hợp Prostaglandine (là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như kích thích tiết acide và pepsin dạ dày) vì vậy làm thương tổn niêm mạc dạ dày. Phenylbutazol và Indomethacine là 2 thuốc dễ gây viêm dạ dày nhất.

– Rượu cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp chảy máu nhất là khi uống một lần nhiều trong thời gian ngắn, mà trước đây không uống.

– Tăng áp tĩnh mạch cửa cũng là một yếu tố làm dễ cho chảy máu dạ dày.

– Các stress thứ phát nghiêm trọng như bỏng, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, sốc, suy hô hấp, suy thận, suy gan cũng thường gây viêm hay loét cấp. Bệnh nguyên trong các trường hợp này chưa được hiểu rõ hết có lẻ do thay đổi lượng máu  đến niêm mạc dạ dày dẫn đến hoại tử nhỏ ở niêm mạc.

Lâm sàng

Bệnh nhân có thể khó chịu nhẹ ở vùng thượng vị, chậm tiêu, sình bụng ngay sau ăn, ợ hơi, buồn nôn, nôn máu kèm đi cầu phân đen.Đôi khi không có triệu chứng. Chẩn đoán tốt nhất nhờ soi dạ dày ngay lúc có chảy máu vì nếu không các thương tổn có thể lành và biến mất. X quang với kỷ thuật đối quang kép có thể phát hiện được các vết ăn mòn cạn này.

2.2. Viêm dạ dày cấp phối hợp với H. PYLORI

Khởi  đầu của nhiễm H.P có thể là hậu quả của dạ dày dã có tăng tiết acide sẳn và kéo dài hơn 1 năm. Bệnh nhân thấy khó chịu nhẹ vùng thượng vị. Có nhiều đặc điểm dịch tễ học của viêm dạ dày cấp có thể quy cho H.P nhưng đặc điểm nội soi và mô học thì không thấy rõ. Nhiễm H.P cấp là tiền đề cho viêm dạ dày mạn hoạt động.

III. VIÊM DẠ DÀY MẠN

1. Xếp loại

– Viêm dạ dày mạn do hoá chất: Trào ngược dịch mật, dịch kiềm từ ruột, Cấc thuốc kháng viêm non-steroides.

– Viêm dạ dày đặc hiệu: viêm dạ dày tăng Eosine(u hạt tăng bạch cầu ưa acide, viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa acide)

– Viêm dạ dày u hạt: Crohn, lao, Histoplasma, giang mai, sarcoidose, dị vật, nhiễm ký sinh trùng, vô căn.

– Bệnh dạ dày phì  đại: bệnh Ménétrier, giả lymphoma dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.

– Bệnh dạ dày sung huyết (tăng áp cửa): không phải viêm dạ dày thật sự

– Viêm dạ dày không đặc hiệu:

  • Nhóm không ăn mòn: (viêm dạ dày tự miễn type A, viêm dạ dày do môi trường type B, viêm dạ dày mạn có liên quan đến HP).
  • Nhóm ăn mòn: viêm dạ dày lympho, viêm dạ dày dạng thuỷ đậu.

Các tế bào viêm xâm nhập chủ yếu là limpho và tương bào, một ít bạch cầu đa nhân và bạch cầu ưa acide. Thương tổn ở lớp nông của vùng tuyến tiết của niêm mạc dạ dày có thể lan xuống sâu, gây dị sản, giảm sản và teo tế bào.

2. Các thể viêm dạ dày mạn

Người ta chia làm hai loại viêm dạ dày mạn chính, ngoài ra còn có các biểu hiện bất thường khác ở dạ dày hoặc do tổn thương thứ phát hoặc không do viêm mạn tính.

2.1. Viêm dạ dày mạn type A

Viêm vùng thân và đáy dạ dày, có yếu tố tự miễn. Bao gồm viêm dạ dày nông, viêm dạ dày dạng teo và teo dạ dày. Viêm dạ dày này thường kèm thiếu máu ác tính. Sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội gợi ý cho yếu tố bệnh sinh của cơ chế tự miễn. Loại này gặp khoảng 20%  ở người trên 60 tuổi. Triệu chứng ngèo nàn, viêm dạng teo kèm vô toan, thiếu máu và nguy cơ ung thư dạ dày.

Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết.

2.2. Viêm dạ dày mạn type B

(Viêm dạ dày vùng hang vị, Viêm dạ dày do H.P chiếm 80%).

Viêm hay xảy ra ở vùng hang vị, gặp đa số ở người trẻ. H.P cố định trên các phức hợp nối kết làm vỡ các cầu nối liên bào và tiết dày đặc các chất nhầy trung tính. Các tế bào bị bong ra để lộ lớp dưới niêm mạc. Đồng thời proteáse của vi khuẩn H.P làm gia tăng sự khuếch tán các ion H+ gây phá vỡ glycoprotein làm giảm tính nhầy trên lớp niêm mạc. Trong thể này, nồng độ Gastrin huyết tương lúc đói cao không thường xuyên, có khi bình thường. Loại viêm dạ dày này có thể dẫn  đến viêm teo dạ dày hoặc teo hẳn dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u limpho tế bào B dạ dày (MALT).

Dịch vị có cung lượng acide thấp sẽ dẫn đến nhiễm trùng và nguy cơ ung thư nhất là khi được điều trị với các thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton H+.

Chẩn  đoán bằng nội soi và sinh thiết, test nhanh urease thực hiện trên các mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày hoặc test thở urê và xét nghiệm tìm kháng thể kháng H.P trong máu (ELISA) hay cấy tìm HP.

Lâm sàng chỉ có triệu chứng khó chịu vùng thượng vị, ăn khó tiêu.

Sự phân loại trên có khi không phải hoàn toàn rõ ràng, người ta còn phân type AB để chỉ thương tổn liên quan cả thân và hang vị dạ dày.

2.3. Viêm dạ dày do trào ngược

Thường do trào ngược dịch mật từ tá tràng vào dạ dày gây viêm ống tuyến môn vị, viêm vùng tiền môn vị. Lâm sàng triệu chứng ít rầm rộ, Bệnh có thể kết hợp với loét dạ dày.

2.4. Bệnh dạ dày tăng áp lực tĩnh mạch cửa: (bệnh dạ dày xung huyết)

Thật sự không phải là một phản ứng viêm, vì không tìm thấy sự thâm nhiễm các tế bào viêm ở lớp niêm mạc cũng như lớp hạ niêm của dạ dày. Đây chỉ là một biến chứng, hậu quả của bệnh lý tăng áp tĩnh mạch cửa hay do xơ gan. Những trường hợp làm triệt để tĩnh mạch trướng thực quản qua nội soi, thường dẫn đến xung huyết dạ dày phản ứng sau đó.

Qua nội soi, chúng ta có thể thấy niêm mạc dạ dày dày lên, đỏ, xuất huyết thành từng đám nhỏ trong niêm mạc, tạo thành mạng lưới hay dạng khảm.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Đại cương điều trị

Viêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạ dày  đặc hiệu hoặc không  đặc hiệu. Một cách phân loại  được các nhà lâm sàng và giải phẫu bệnh thường dùng dó là dựa vào các tổn thương  được gọi tên theo các đặc điểm về mô bệnh học, vi khuẩn và vị trí tổn thương của dạ dày.Vì vậy, cách điều trị cụ thể hơn và khá chính xác hơn.

Mục đích điều trị là bảo vệ tế bào, hồi phục sự tiết acide trở lại bình thường, loại bỏ nguyên nhân, hạn chế biến đỏi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ung thư.

2. Điều trị viêm dạ dày cấp

2.1. Viêm dạ dày do ăn mòn

Viêm dạ dày do rượu và thuốc kháng viêm

Đây là nguyên nhân hay gặp do uống rượu cấp một lượng lớn, do dùng thuốc kháng viêm không corticoid và cả corticoid. Tổn thương nhiều chổ dưới dạng các vết niêm mạc bị ăn mòn, chảy máu.

Điều trị bao gồm:

– Chấm dứt nguyên nhân càng sớm càng tốt.

– Đảm bảo thể tích tuần hoàn có hiệu quả băng dịch truyền, nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường ngoài miệng.

– Rửa dạ dày để cầm máu bằng cách dùng nước muối đẳng trương lạnh hòa Adrenalin.

– Thuốc kháng tiết: Cimetidine hoặc Ranitidine, hoặc Omeprazole tiêm tĩnh mạch.

– Thuốc trung hòa Acide.

– Thuốc băng niêm mạc: có thể dùng Sucralfate dạng gel, hoặc Misoprostol (cytotec 600μg – 800μg /24h)

– Truyền các chất gây co mạch như Vasopressine hoặc Sandostatin khi chảy máu nặng.

– Cầm máu bằng laser, nhiệt hoặc quang đông.

–  Điều trị dự phòng cho các trường hợp phải dùng thuốc kháng viêm: Dùng kháng H2 hoặc ức chế bơm proton H+.

Viêm dạ dày do hóa chất 

Tác nhân gây viêm có thể là các kiềm mạnh như KCl, hoặc sắt, hoặc Cocaine. Điều trị trong các trường hợp này là;

– Giảm đau, nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

– Hồi sức tim mạch, hô hấp.

– Nếu có viêm xơ gây hẹp thì có chỉ định phẫu thuật nối dạ dày ruột.

Viêm dạ dày do chấn thương thực thể

Sau đặt ống thông dạ dày, sau điều trị cầm máu dạ dày bằng nọi soi, bằng laser, nhiệt đông.

Điều trị bằng nhịn ăn, truyền dịch, băng niêm mạc dạ dày và kháng tiết.

Viêm dạ dày do xạ trị

Viêm hang vị, tiền môn vị. Tổn thương có thẻ sâu làm thủng, chảy máu hoặc hẹp.

Điều trị bằng các thuốc băng niêm mạc, kháng tiết và ngưng xạ trị.

Viêm dạ dày do thiếu máu

Là biểu hiện của bệnh toàn thân như trong bệnh Scholein- Henoch, nhiễm Cytomegalovirus.

Điều trị bằng thuốc băng niêm mạc và kháng tiết, thuốc diệt virus.

Bệnh dạ dày xung huyết

Gặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa của bệnh xơ gan.

Điều trị chủ yếu bằng thuốc chẹn β giao cảm như Propanolol, hoặc Nadrolol 60mg-80 mg/ng sao cho mạch còn 3/4 so với trước khi dùng phối hợp với kháng tiết acide.

Viêm dạ dày do nhiễm trùng

Nguyên nhân thường gặp là lao, CMV, Candida Albican, Histoplasmosis, bệnh Crohn. Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng nấm, thuốc diệt virus. Trong trường hợp nặng thì có thể phẫu thuật.

2.2. Viêm dạ dày cấp không do ăn mòn phối hợp nhiễm Helicobacter pylory (HP) cấp hoặc mạn

Điều trị thuốc diệt HP gồm Omeprazol (40mg/ng) phối hợp Amoxicillin (1, 5 g/ng), Clarytromycine(500mg/ng) trong 7- 10 ngày.Có thể kèm thuốc băng niêm mạc như Bismuth.

3. Điều trị viêm dạ dày mạn

3.1. Viêm dạ dày mạn không do ăn mòn

Viêm dạ dày mạn type A

Đây là viêm dạ dày ở vùng thân, thường là viêm teo niêm mạc, liên quan đến thiếu máu ác tính, do hiện diện trong máu các kháng thể kháng tế bào thành, kháng thể kháng yếu tố nội, thường phối hợp với các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp tự miễn, suy thượng thận, xơ đường mật tiên phát.

Điều trị: chưa có điều trị đặc hiệu: thường dùng các thuốc trung hòa acide, vitamin C, sắt, vitamin B12, corticoid. Cần theo dõi diễn tiến dẫn đến ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày mạn type B

Tổn thương ở vùng hang vị dạ dày gặp trong 80% trường hợp và rất quan trọng, nó còn được gọi là viêm dạ dày do HP.

Điều trị kháng tiết phối hợp kháng sinh diệt HP.

Viêm dạ dày type AB

Viêm dạ dày phối hợp Tổn thương cả hang vị và thân dạ dày.

Điều trị bao gồm thuốc kháng tiết, kháng sinh, băng niêm mạc, Vitamin B12, sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Viêm dạ dày do trào ngược

Viêm dạ dày vùng môn vị gặp sau cắt 2/3 dạ dày. Điều trị bao gồm thuốc thay đổi thành phần dịch mật như Cholestyramin phối hớp sucralfate và Cizapride hoặc Metoclopropramide để làm đẩy nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày.

Viêm dạ dày phì đại: (bệnh Ménétrier)

Còn gọi là viêm dạ dày lympho, tổn thương lan rộng cả dạ dày chủ yếu ở bờ cong lớn.

Điều trị bằng kháng Cholin, kháng tiết, Tranexamic acide (Frenolyse), corticoid và Ortreotide kèm kháng sinh nếu có thêm nhiễm HP, hoặc kèm thuốc diệt virus nếu có nhiễm CMV.

Trường hợp nặng, có thể phải cắt dạ dày toàn phần.

3.2. Viêm dạ dày mạn do ăn mòn

Ít gặp, tổn thương niêm mạc dạ dày dạng thuỷ đậu với các nốt nhỏ có ăn mòn ở trung tâm gặp ở vùng hang và thân dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày dạng lympho. Bệnh này có tăng IgE trong máu gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch. Bệnh đáp ứng với Cromoglycate 80- 160mg/ng.

3.3. Viêm dạ dày thể giả u lympho

Thường phối hợp tổn thương loét. Bệnh thường lành tính, có lẻ là một phản  ứng viêm đặc ứng hoạc có thể làì MALT (mucous Associated limphome Tissuse) trong trường hợp nhiễm HP.

Điều trị: Nếu có bằng nhứng có HP thì phải diệt tận gốc bằng kháng tiết, kháng sinh

3.4. Viêm dạ dày ái toan

Hiếm gặp.Do các hạt bạch cấu ái toan tạo thành các polype nhỏ ở vùng hang vị còn được gọi là u tế bào quanh mao mạch.

Điều trị bằng Prednisolone là thuốc chọn lọc liều 10-15mg/ng, các tổn thương sẽ thoái triển sau và ba ngày.

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm dạ dày đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-da-day-2647/feed/ 0
Chế độ ăn khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng https://benh.vn/che-do-an-khi-mac-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-4716/ https://benh.vn/che-do-an-khi-mac-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-4716/#respond Sun, 08 Apr 2018 05:09:06 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-khi-mac-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-4716/ Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Mục tiêu làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh này

Bài viết Chế độ ăn khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Mục tiêu làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục, dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc bệnh này:

Không nên ăn quá no

Vì khi ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau. Nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai sẽ làm tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm độ axit và bão hòa axit trong dạ dày.

Các loại thức ăn nên dùng

Một số loại thức ăn như cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày – hành tá tràng vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành ổ loét.

Nên ăn các thức ăn mềm khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Các thực phẩm nên kiêng

Một số loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm sinh hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Không nên ăn những thức ăn thô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.

Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh. Hạn chế những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Những người bệnh dạ dày còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, tạo dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.

Một loại thực phẩm giúp chống lại cơn đau dạ dày

Gừng: Thường được sử dụng làm gia vị chữa bệnh, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách kích thích việc tiết enzyme tiêu hóa.

gừng

Gừng rất tốt trong việc chống đau dạ dày

Cây thì là: Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

Cây bạc hà: Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

Việc ăn uống hợp lý, không cần kiêng khem quá mức sẽ giúp giảm các triệu chứng khi bị mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra đủ dinh dưỡng cũng sẽ giúp nhanh lành các vết thương viêm loét.

Benh.vn

Bài viết Chế độ ăn khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-khi-mac-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-4716/feed/ 0
Bệnh viêm dạ dày cấp https://benh.vn/benh-viem-da-day-cap-6093/ https://benh.vn/benh-viem-da-day-cap-6093/#respond Tue, 22 Aug 2017 05:39:32 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-da-day-cap-6093/ Kiêng bia, rượu, các loại chất kích thích khi bị viêm dạ dày cấp. Ăn đồ ăn nhẹ, nếu nôn nhiều cho nhịn ăn, hết nôn cho ăn sữa, súp, ăn từ đồ loãng đến đặc dần...

Bài viết Bệnh viêm dạ dày cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm dạ dày cấp

Khi dạ dày bị viêm cấp tính có thể không có triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng rầm rộ sau:

  • Đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, đôi khi chỉ ậm ạch khó tiêu.
  • Buồn nôn và nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn, nôn ra dịch chua, nôn xong đỡ đau, triệu chứng nôn có thể xảy ra liên tục, bất kỳ thời điểm nào, có hoặc không liên quan đến bữa ăn.
  • Gõ vùng thượng vị đau, dấu hiệu Mendel (+)
  • Có thể có: sốt ở các mức độ khác nhau; dấu hiệu mất nước, mất điện giải; trụy tim mạch

đau dạ dày cấp

Triệu chứng cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, tốc độ máu lắng tăng.

– X quang có thể thấy hình ảnh niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hơi rộng ít có giá trị.

– Dịch vị: Tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch dạ dày có bạch cầu, tế bào mủ.

– Nội soi dạ dày thấy 2 loại tổn thương cơ bản:

  • Viêm dạ dày long cấp: một phần hoặc toàn thể niêm mạc đỏ rực, bóng loáng, có những đám nhầy lỏng, các nếp niêm mạc phù nề. Niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết (dạng chấm, ban), vết trợt.
  • Viêm trợt cấp, loét nông: Trên nền xung huyết phù nề có chỗ mất tổ chức thường ở phần dưới thân vị, hang vị, đôi khi có vết nứt kẽ dài, ngoằn nghèo chạy dọc hoặc cắt ngang qua niêm mạc. Đôi khi là dạng loét trợt, loét dài hẹp dễ xuất huyết.

– Sinh thiết để chẩn đoán xác định: hình ảnh niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính vào khe tuyến dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày cấp

Nguyên tắc điều trị

– Loại bỏ và điều trị các nguyên nhân gây bệnh

– Điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có).

Loại bỏ và điều trị các nguyên nhân gây bệnh

– Rửa dạ dày (nếu ngộ độc hoặc uống nhầm phải acid hoặc base): sử dụng nước thường, dung dịch thuốc tím, dung dịch NaOH…

– Sử dụng kháng sinh trong viêm dạ dày nhiễm khuẩn

– Sử dụng thuốc kháng Histamin trong viêm dạ dày do căn nguyên dị ứng

– Điều trị bệnh toàn thân tích cực nếu viêm dạ dày căn nguyên nội sinh.

Điều trị triệu chứng bệnh

– Thuốc chống co thắt, chống nôn

– Thuốc trung hòa acid

– Thuốc băng bảo vệ niêm mạc dạ dày

– Thuốc ức chế tiết acid

– Thuốc kích thích sản xuất chất nhầy, tăng sinh niêm mạc.

Điều trị biến chứng bệnh

– Truyền dịch bổ sung nước và điện giải trong trường hợp bệnh nhân nôn nhiều

– Nếu có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa.

Chế độ ăn khi bị viêm dạ dày cấp

Kiêng bia, rượu, các loại chất kích thích. Ăn đồ ăn nhẹ, nếu nôn nhiều cho nhịn ăn, hết nôn cho ăn sữa, súp, ăn từ đồ loãng đến đặc dần…

Benh.vn

Bài viết Bệnh viêm dạ dày cấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-da-day-cap-6093/feed/ 0
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày từ bố mẹ và bạn học https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-da-day-tu-bo-me-va-ban-hoc-8376/ https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-da-day-tu-bo-me-va-ban-hoc-8376/#respond Fri, 29 Jan 2016 06:47:35 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-da-day-tu-bo-me-va-ban-hoc-8376/ Như chúng tôi đã thông tin, hiện nay bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ đang ngày càng gia tăng, điều đáng nói nhiều phụ huynh thường lầm tưởng bệnh dạ dày ở trẻ với nhiều bệnh về tiêu hóa thông thường khác. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ trẻ mắc bệnh viêm dạ dày ngày càng gia tăng.

Bài viết Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày từ bố mẹ và bạn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Như chúng tôi đã thông tin, hiện nay bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ đang ngày càng gia tăng, điều đáng nói nhiều phụ huynh thường lầm tưởng bệnh dạ dày ở trẻ với nhiều bệnh về tiêu hóa thông thường khác. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ trẻ mắc bệnh viêm dạ dày ngày càng gia tăng.

Sự mất cân bằng trong dạ dày

TS Nguyễn Thị Út, khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, nguyên nhân dẫn đến 80% số ca mắc dạ dày ở trẻ nhỏ là do vi khuẩn H. pylori gây nên. “Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em có nguyên nhân tiên phát và thứ phát. Trong đó, viêm loét dạ dày tá tràng tiên phát trên trẻ em có đến 80% là do vi khuẩn H. pylori, ngoài ra có thể do những nguyên nhân khác như Cytomegalo virus, Herpes, nấm Candida Albicans, trào ngược mật…”, TS Út cho hay.

TS Nguyễn Thị Út đang khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS Út cho rằng, viêm dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dạ dày. Yếu tố tấn công bao gồm sự tăng tiết acid HCL, pepsine, acid mật, vi khuẩn H. pylori và sự chậm làm rỗng của dạ dày…. Yếu tố bảo vệ là lớp chất nhầy, bicacbonat, liều lượng máu nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, phospholipid, sự tái sinh niêm mạc dạ dày, viêm dạ dày tăng bạch cầu ưa acid…

Khi yếu tố tấn công trội hơn yếu tố bảo vệ lâu dần sẽ gây nên tình trạng viêm dạ dày. Điều đặc biệt, vi khuẩn H.pylori rất dễ lây nhiễm từ trẻ nọ sang trẻ kia, đặc biệt là từ người lớn sang trẻ nhỏ.

“Người lớn mớm cho trẻ hay trẻ đi lớp dùng chung dụng cụ, đặc biệt là các dụng cụ ăn uống sẽ khiến trẻ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn H.pylori gây bệnh viêm dạ dày”, TS Út cho hay.

Trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống dễ gây vi khuân H.pylori.

Thực trạng viêm dạ dày ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 31% – 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm H.pylori chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm H.pylori trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Còn đối với trẻ nhỏ, hiện tỷ lệ trẻ bị nhiễm H.pylori ở những nước phát triển là 18-45%, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này lên đến 40-80%, và điều nguy hiểm là ở khu vực này các bé bị nhiễm từ rất sớm (có thể từ trước 3 tháng tuổi và đạt tỷ lệ nhiễm cao nhất vào khoảng 2 – 6 tuổi). Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi bị nhiễm HP không triệu chứng là 34%, riêng trong các trại nuôi dưỡng tỷ lệ này lên đến 71,4%.

Viêm dạ dày có dẫn đến ung thư dạ dày không ?

Một vấn đề được khá nhiều phụ huynh quan tâm, đó là việc trẻ mắc viêm dạ dày liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày hay không? Về vấn đề này, TS Út cho rằng,  vi khuẩn H. pylori được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm 1, những tác nhân gây ung thư dạ dày và u lympho liên quan đến dạ dày.

 “Ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố chủng tộc, di truyền, vật chủ, độc lực của vi khuẩn H. pylori …hiện chưa có nghiên cứu nào trên trẻ em đề cập về ung thư dạ dày liên quan đến  vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên việc diệt H. pylori được đặt ra ở những trẻ có người sống cùng trong gia đình như bố mẹ bị ung thư dạ dày và có nhiễm H. pylori”, TS Út thông tin.

Theo TS Út, đây là loại vi khuẩn có tốc độ lây nhiễm nhanh, kháng thuốc cao nên gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bởi vậy, việc phòng bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ cần phải hết sức chú ý đến các thói quen sinh hoạt, ăn uống và việc giữ vệ sinh đặc biệt là việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Benh.vn ( Theo Khampha)

Bài viết Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày từ bố mẹ và bạn học đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-khien-tre-bi-viem-da-day-tu-bo-me-va-ban-hoc-8376/feed/ 0