Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 16 May 2023 06:18:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/ https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/#respond Sat, 08 Apr 2023 05:13:45 +0000 https://benh.vn/?p=46603 Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân.

Bài viết Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân.

viem-khop-goi-1

Bài thuốc chữa viêm khớp từ chuối và khoai lang

Hiện nay không có cách chữa dứt điểm viêm khớp nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian giảm đau khớp từ khoai lang và chuối rất hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện như sau: Nghiền nhuyễn 1/2 chén chuối chín và 1/2 ly khoai lang luộc rồi trộn đều chung một bát nhỏ. Ăn mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn chính, những triệu chứng viêm khớp sẽ được cải thiện đáng kể.

Chuối chứa nhiều kali có khả năng làm tăng lưu lượng máu đến các khớp xương giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau viêm khớp. Khoai lang rất giàu hàm lượng protein giúp nuôi dưỡng cơ bắp để tránh xa đau cơ, viêm khớp, cứng khớp.

Bài thuốc kết hợp giữa chuối và khoai lang sẽ giúp chữa đau khớp cực công hiệu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải đảm bảo thường xuyên sử dụng vật lý trị liệu và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng theo quy định của bác sĩ trong khi điều trị viêm khớp.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Bài viết Bài thuốc chữa viêm khớp hiệu quả từ khoai lang và chuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bai-thuoc-chua-viem-khop-hieu-qua-tu-khoai-lang-va-chuoi-46603/feed/ 0
Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/ https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/#respond Mon, 24 Feb 2020 08:20:36 +0000 https://benh.vn/?p=73033 Tổng hợp 1 số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. Các thuốc này được dùng kết hợp và điều chỉnh liều trong từng trường hợp và tiên lượng bệnh. Cần lưu ý 1 số vấn đề khi sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu tác dụng phụ cho cơ thể

Bài viết Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp thuộc dạng bệnh lý tự miễn cần điều trị và kiểm soát bệnh bằng thuốc. Tìm hiểu ngay một số nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ chuẩn của bộ Y tế. 

Mục đích của việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp phổ biến

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Chưa rõ nguyên nhân, nhưng các chuyên gia nhận định, bệnh do nhiễm khuẩn (hậu quả của nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A), cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.

Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm đối xứng, viêm bắt đầu từ những khớp nhỏ (khớp ngón tay, ngón chân, khớp bàn…), viêm tối thiểu ở 3 nhóm khớp. Xuất hiện yếu tố thấp trong huyết thanh dương tính và hình ảnh Xquang điển hình cũng được coi là dấu hiệu chẩn đoán quan trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu. Hiện nay, phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của bộ Y tế thường kết hợp 1 số loại thuốc. Mục tiêu của điều trị viêm khớp dạng thấp là làm ngừng hoặc chậm tiến triển của bệnh, giảm đau và hạn chế tàn phế cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay

Không đơn thuần là tình trạng viêm do khớp bị bào mòn hoặc tổn thương, viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Do vậy, việc điều trị buộc tuân theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Sau đây, Benh.vn sẽ giới thiệu 1 số loại thuốc thường sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ chuẩn của bộ Y tế.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

DMARDs giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh

Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) với 1 số thuốc kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…). Nhóm thuốc này có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài.

Các thuốc DMARDs kinh điển được sử dụng như như thuốc điều trị đầu tay với bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Các thuốc nhóm này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với nhau và kết hợp các thuốc khác tuỳ thuộc vào tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển nặng, không được dùng DMARDs kinh điển đơn độc mà cần kết hợp với các DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B).

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs) là thuốc điều trị triệu chứng. Thuốc điển hình trong nhóm này có Meloxicam. Các thuốc này giúp giảm đau và giảm viêm nhờ ức chế chọn lọc hoặc không chọn lọc các enzym COX1 và COX2.

Các thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc COX2 (enzym chỉ xuất hiện tại các tế bào viêm) được chọn lựa đầu tiên vì thường phải sử dụng dài ngày và ít có tương tác bất lợi với methotrexate. Khi sử dụng NSAIDs dài ngày cần lưu ý tác dụng phụ trên dạ dày và thận. Không sử dụng NSAIDs dài ngày cho các bệnh nhân già, yếu, có tiền sử bệnh thận và dạ dày. Thông thường, bệnh nhân sử dụng NSAIDs được kê thêm 1 loại thuốc bảo vệ dạ dày, phổ biến là thuốc ức chế bơm Proton PPI (Omeprazol, Lanzoprazol…)

Steroid (Thuốc Corticosteroid)

Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) thường sử dụng ngắn hạn trong khi chờ đợi các thuốc DMARDs có hiệu lực. Các thuốc corticosteroid giúp giảm đau, giảm viêm và làm chậm tổn thương khớp.

Corticosteroids cũng có thể sử dụng dài hạn trong một số trường hợp như: bệnh thể nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài. Lưu ý các tác dụng phụ khi dùng Corticosteroid: Loãng xương, tăng cân, tiểu đường, suy thượng thận, hội chứng Cushing và hội chứng nam hoá (mọc ria mép, mọc lông mặt, thay đổi giọng nói…)

Thuốc ức chế JAK

 

Thuốc ức chế JAK với đại diện là Tofacitinib là nhóm thuốc mới nhất trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc được dùng trong điều trị bệnh thể trung bình đến nặng ở các bệnh nhân đã điều trị thất bại với Methotrexat.  Thuốc JAK hoạt động bằng các ức chế một hoặc nhiều enzyme Janus kinase (JAK1, JAK2, JAK3, TYK2) trong con đường truyền tín hiệu JAK-STAT. JAK-STAT là con đường nội bào có vai trò chính trong việc giải phongs các cytokin tiền viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các thuốc nhóm JAK tác động trực tiếp lên tế bào viêm, ức chế phản ứng gây viêm, giảm tăng trưởng tế bào viêm. Do vậy, thuốc cho hiệu quả nhanh và giảm đau mạnh. Thuốc JAK có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexate hoặc (DMARDs) trong điều trị viêm thấp khớp. Liều dùng khuyến cáo của JAK là 1 viên 1 ngày, dùng hàng ngày.

Trên đây là những tổng hợp về các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. Mỗi loại thuốc đều có hiệu quả và mặt hạn chế riêng biệt. Người bệnh không nên tự ý mua và  sử dụng dưới mọi hình thức. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để kiểm soát bệnh tốt nhất. Đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ như: Tập thể dục, vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Bài viết Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo phác đồ của Bộ Y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-thuoc-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-theo-phac-do-cua-bo-y-te-73033/feed/ 0
Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/ https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/#respond Tue, 06 Aug 2019 02:32:46 +0000 https://benh.vn/?p=66194  Bạn nghĩ rằng những bệnh này chỉ có những người lớn tuổi, thậm chí là người già mới có thể mắc phải ? Thế nhưng những căn bệnh sau đây hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em.

Bài viết Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
 Bạn nghĩ rằng những bệnh này chỉ có những người lớn tuổi, thậm chí là người già mới có thể mắc phải ? Thế nhưng những căn bệnh sau đây hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em.

Sỏi thận

Khi một đứa trẻ nhận được những khối khoáng chất cứng này, thường là do bệnh hoặc do vấn đề trong đường tiết niệu. Đá cũng có thể hình thành nếu bé không uống đủ và nồng độ khoáng chất trong nước tiểu của bé quá cao. Một viên sỏi thận có thể rất đau đớn và có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu nó chặn dòng nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ thường tự đi qua, nhưng những viên sỏi có thể phải bị vỡ hoặc lấy ra

Bệnh rối loạn tâm thần

Một số rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu, bao gồm ADHD và tự kỷ. Nhưng nhiều loại khác có thể bắt đầu khi bạn là một đứa trẻ, như trầm cảm, lo lắng và rối loạn ăn uống. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giúp quyết định xem con bạn có nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hay không

Đột quỵ

Đây là khi lưu lượng máu bị ngừng đến một phần của bộ não của bạn. Mặc dù nó phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, nó thường gây ra bởi một vấn đề sức khỏe. Ví dụ, bệnh hồng cầu hình liềm có thể thu hẹp các động mạch trong não và khiến chúng dễ bị tắc nghẽn bởi cục máu đông. Các trường hợp khác, bao gồm rối loạn đông máu và các vấn đề trong tim hoặc mạch máu, có thể nâng cao cơ hội của trẻ. Trẻ em thường vượt qua cơn đột quỵ dễ dàng hơn người lớn

Viêm khớp

Các khớp xương cứng, đau thường đi kèm với sự hao mòn thông thường của lão hóa. Nhưng trẻ em cũng có thể có chúng. Chúng thường được gây ra bởi một vấn đề tự miễn, có nghĩa là sự tự vệ của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh và gây viêm. Nhưng béo phì cũng có thể khiến trẻ dễ bị viêm khớp và các vấn đề về khớp khác. Trọng lượng tăng thêm gây căng thẳng cho các khớp và có thể làm hỏng các tấm tăng trưởng giúp kiểm soát chiều dài và hình dạng xương của con bạn

Loãng xương

Việc mất khối lượng xương phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi đôi khi có thể xuất hiện ở trẻ em. Nó có thể là tác dụng phụ của bệnh hoặc thuốc như steroid hoặc thuốc ung thư. Nó cũng có thể xảy ra nếu con bạn không nhận đủ canxi hoặc vitamin D, hoặc nếu bé không thể hoạt động thể chất. Trong trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, trẻ em có thể đơn giản phát triển ra khỏi nó. Một đứa trẻ bị loãng xương có thể bị đau khi đi lại, hoặc xương của nó có thể dễ gãy hơn

Bệnh tăng nhãn áp

Một số trẻ em được sinh ra với các vấn đề trong mắt khiến cho chất lỏng không điều tiết được ra. Điều đó gây ra sự tích tụ nguy hiểm của áp lực bên trong mắt. Bạn có thể nhận thấy em bé của bạn nhạy cảm với ánh sáng hoặc có một lượng nước mắt bất thường. Đôi mắt của cô ấy có thể mở to hoặc nhìn mờ . Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để giữ cho dây thần kinh thị giác không bị tổn thương và bảo vệ thị lực của cô

Benh.vn ( TH webmd.com )

Bài viết Trẻ em hoàn toàn có thể mắc các bệnh sau mà người lớn không nghĩ tới ( Phần I ) ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-em-hoan-toan-co-the-mac-cac-benh-sau-ma-nguoi-lon-khong-nghi-toi-phan-i-2-66194/feed/ 0
Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/ https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/#respond Sun, 07 Jul 2019 04:49:11 +0000 http://benh2.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/ Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tật, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hàng ngày.

Bài viết Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tật, thích nghi tốt hơn với cuộc sống hàng ngày.

đôi bàn tay bị viêm khớp dạng thấp

Các động tác cần tránh và động tác cần làm khi bị VKDT

Ưu tiên hàng đầu là sự tiện lợi.

Cần tránh các động tác có hại đối với khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp.

Tránh một số động tác cầm đồ vật (ngay cả khi có thể thực hiện dễ dàng) vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay.

Hạn chế hay tránh làm những động tác có thể có hại cho khớp.

Cố gắng giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay.

Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên.

Đặc biệt chú ý khi viết.

Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng cầm nắm khi các khớp ngón tay bị cứng.

Tuy nhiên, không nên dừng việc khâu vá hay đan lát nếu đó là công việc yêu thích của bạn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón tay làm việc nhiều nhất. Do vậy, hãy làm việc với cả các ngón tay khác bằng cách thay kéo chuyên dụng.

Không nên cố vặn mở nắp nút chai hay lọ mà hãy dùng dụng cụ mở nút chai.

Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay.

Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại. Ví dụ không nên mang chảo bằng cách cầm cán chảo mà nên nhấc cả chảo lên.

Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào?

Người bệnh nên có chế độ sinh hoạt hợp lý hằng ngày

Bệnh nhân nên cố gắng duy trì ở hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân. Tốt nhất là sử dụng trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp.

Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh nhân cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo.

Trong VKDT, bàn chân thường hay bị tổn thương nên cần phải chọn giày thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên chọn giày mềm, nhẹ bằng da chẳng hạn, giày mũi tròn, tránh các đường khâu bên trên. Gót giày cao khoảng 3cm, có trường hợp cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng. Có cả các loại giày chỉnh hình biến dạng do nhiệt thích hợp với tất cả các biến dạng khớp. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.

Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp giúp duy trì vận động và sự mềm dẻo của khớp

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay.

Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Ngoài ra, lao động cũng là một phương pháp điều trị VKDT bằng cách sử dụng các động tác. Người bệnh nên biết cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, cách thích nghi để làm tốt các công việc sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn các khớp bị tổn thương. Tiết kiệm khớp là liệu pháp giúp cho bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện công việc dọn dẹp nhà cửa, hoạt động nghề nghiệp và nghỉ ngơi giải trí với sự trợ giúp kỹ thuật thích hợp.

Bài viết Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguoi-viem-khop-dang-thap-nen-sinh-hoat-the-nao-4075/feed/ 0
Bệnh viêm khớp dạng thấp https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2669/ https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2669/#respond Wed, 12 Sep 2018 04:18:38 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2669/ Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi với cái tên khác là thấp khớp, đây là một tự miễn và gây phá hủy nhiều khớp tạo nên cảm giác đau nhức trong khi hoạt động. Vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này mọi người cần phải tìm hiểu để lựa chọn được phương pháp điều trị dứt điểm.

Bài viết Bệnh viêm khớp dạng thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi với cái tên khác là thấp khớp, đây là một tự miễn và gây phá hủy nhiều khớp tạo nên cảm giác đau nhức trong khi hoạt động. Vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này mọi người cần phải tìm hiểu để lựa chọn được phương pháp điều trị dứt điểm.

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh thấp khớp mạn, tự miễn, chủ yếu ở nữ.

2. Dịch tễ học

– Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% trong nhân dân và 20% số bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Bệnh gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm 0,5%-3% dân số ở người lớn (theo tác giả Trần Ngọc Ân, hội thấp khớp Việt Nam)

– 70 – 80% là nữ giới và 60 – 70% có tuổi trên 30.

– Một số trường hợp có tính chất gia đình.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ SINH BỆNH

1. Nguyên nhân:

– Là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố

– Tác nhân gây bệnh: có thể là vi khuẩn, vi rút, dị nguyên, nhưng chưa được xác minh chắc chắn.

– Cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới và tuổi.

– Di truyền: bệnh có tính chất gia  đình và 60-70% bệnh nhân mang yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA-DR4 (trong khi ở người bình thường là 30%)  – Yếu tố thuận lợi: sau sang chấn, cơ thể suy yếu, sinh đẻ, lạnh ẩm kéo dài…

2. Cơ chế sinh bệnh

Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động như kháng nguyên, đến giờ vẫn chưa biết là kháng nguyên gì, gây bành trướng dòng tế bào T được kháng nguyên kích thích trên những cơ thể cảm nhiễm di truyền trong giai đoạn đầu của bệnh.

Một tiểu nhóm tế bào T hoạt hoá trong màng hoạt dịch  đã sản xuất nhiều cytokine khác nhau bao gồm: Interferon γ (IFN-γ), interleukin 2 (IL2), IL6 và yếu tố hoại tử u (TNF -α), có tác dụng gây viêm màng hoạt dịch kéo dài, đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Kích thích thêm các tế bào khác trong màng hoạt dịch (bạch cầu đơn nhân, tế bào B, tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi), bằng cytokine hoặc tiếp xúc trực tiếp với tế bào T hoạt hoá, sẽ dẫn đến giai đoạn bệnh thứ hai phá huỷ nhiều hơn.

Các bạch cầu đơn nhân hoạt hoá và tế bào màng hoạt dịch giống nguyên bào sợi không chỉ sản xuất các cytokine tiền viêm, khác nhau (đặc biệt là IL.1 và TNF -α) và các yếu tố tăng trưởng có thể làm phức tạp thêm tình trạng viêm, mà còn kích thích sự sản xuất các metalloproteinase của chất nền và các protease khác. Chính những tác nhân này làm trung gian phá huỷ chất nền của mô khớp đặc trưng của giai đoạn phá huỷ trong bệnh viêm khớp dạng thấp

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1.Viêm khớp

1.1. Khởi phát:

85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu viêm cấp; đa số bằng viêm một khớp, đó là một trong các khớp bàn tay (cổ tay, bàn ngón, ngón gần), gối. Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.

1.2. Toàn phát:

Viêm nhiều khớp:

– Vị trí: Sớm là các khớp ở chi, trội ở xa gốc

+ Chi trên: cổ tay, bàn ngón, ngón gần nhất là ngón 2 và ngón 3.

+ Chi dưới: gối, cổ chân, bàn ngón và ngón chân.

Muộn là các khớp: khuỷu, vai, háng, đốt sống cổ, thái dương hàm, ức đòn.

– Tính chất: Xu hướng lan ra 2 bên và đối xứng:

+ Sưng, đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có nước ở khớp gối.

+ Đau tăng nhiều về đêm gần sáng, cứng khớp buổi sáng.

+ Các ngón tay có hình thoi, nhất là các ngón 2 và ngón 3.

+ Biến dạng khớp đặc trưng xuất hiện chậm hơn: bàn tay gió thổi, bàn tay lưng lạc đà.

Bàn tay trong bệnh viêm khớp dạng thấp

2. Triệu chứng ngoài khớp

2.1. Toàn thân:

Sốt nhẹ, da xanh, ăn ngủ kém, gầy, rối loạn thần kinh thực vật.

2.2. Biểu hiện cận khớp

– Hạt dưới da: nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau d: 0,5-2cm thường gặp ở trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, số lượng từ một đến vài hạt.

– Da khô teo, phù 1 đoạn chi, hồng ban lòng bàn tay.

– Teo cơ: rõ rệt ở vùng quanh khớp viêm, viêm gân: hay gặp gân Achille.

2.3. Rất hiếm gặp trên lâm sàng:

– Tim: Tổn thương cơ tim kín đáo, có thể có viêm màng ngoài tim, thấp tim

– Phổi: Viêm màng phổi nhẹ, xơ phế nang.

– Lách: lách to và giảm bạch cầu trong hội chứng Felty

– Xương: mất vôi, gãy tự nhiên.

Ngoài ra còn có: viêm giác mạc, viêm mống mắt, đè ép các dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu nhược sắc, rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm Amyloid có biểu hiện chủ yếu ở thận, thường xuất hiện rất muộn.

IV. CẬN LÂM SÀNG

Gồm X quang, dấu sinh học và sinh thiết

1. X quang:

Giai đoạn đầu thấy mất vôi ở vùng đầu xương. Sau đó là khuyết xương hay ăn mòn xương phần tiếp giáp với sụn khớp, rồi hẹp khe khớp. Sau cùng là huỷ phần sụn khớp và đầu xương gây dính và biến dạng khớp.

2. Dấu sinh học:

Gồm dấu viêm, rối loạn miễn dịch, dịch khớp.

– Tốc độ lắng máu tăng, α2 globulin tăng, hồng cầu giảm.

– Waaler Rose: Phát hiện yếu tố thấp trong huyết thanh. Phản  ứng dương tính khi ngưng kết với độ pha loãng huyết thanh bệnh nhân từ 1/32.

– Dịch khớp: giảm độ nhầy, tăng bạch cầu, tế bào hình nho 10% số tế bào dịch khớp. tế bào hình nho là những bạch cầu đa nhân trung tính đã nuốt những phức hợp miễn dịch.

3. Sinh thiết:

Màng hoạt dịch hay hạt dưới da.

Sinh thiết màng hoạt dịch thấy năm tổn thương: sự tăng sinh các hình lông của màng hoạt dịch, tăng sinh các lớp phủ hình lông, xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết, tăng sinh mạch máu tân tạo, thâm nhập nhiều tế bào viêm quanh các mạch máu. Khi có từ ba tổn thương trở lên có thể hướng đến chẩn đoán xác định.

Sinh thiết hạt dưới da: Ở giữa là một đám hoại tử dạng tơ huyết, chung quanh bao bọc bởi nhiều tế bào Lympho và tương bào.

V. CHẨN ĐOÁN

Cho đến nay cả thế giới đang sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ ACR 1987.

Có 7 tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm:

1) cứng khớp buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ

2) Viêm khớp ít nhất 3 nhóm khớp (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tya, khớp bàn chân ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân hai bên)

3) Viêm ít nhất 1 trong 3 khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay

4) đối xứng

5) Hạt thấp dưới da;

6) Tăng nồng độ yếu tố dạng trong huyết thanh

7) Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên Xquang; hình ảnh mất xương thành dải, bào mòn xương, khuyết xương ở bàn tay, bàn chân, hẹp khe khớp, dính khớp.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn, từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 3 kéo dài hơn 6 tuần.

Bệnh viêm khớp dạng thấp
Tiêu chí chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

 

VI. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

– Điều trị kéo dài, thậm trí duy trì suốt đời

– Phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau: dùng thuốc, không dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

– Bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc, yên tâm, tin tưởng điều trị lâu dài. Tuyệt đối tuân thủ chế độ điều trị. Bảo quản tốt và luôn mang theo kết quả xét nghiệm, đơn thuốc khi đến khám bệnh.

– Phát hiện và xử trí các tai biến do thuốc corticoid, thuốc chống viêm không steroid kéo dài: tổn thương dạ dày tá tràng, đái tháo đường, loãng xương, tăng huyết áp, hội chứng Cushing do corticoid, lao và các nhiễm khuẩn khác…

Biện pháp không dùng thuốc

– Chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, nghỉ ngơi, sinh hoạt đúng cách như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp.

– Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, xong cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi.

– Cần ngủ đủ giấc.

– Người bệnh cần sử dụng các loại quần áo mềm dễ mặc, quần áo cài bằng khóa; sử dụng các loại nước uống đóng trong hộp dễ mở, cốc nhẹ, dụng cụ mở hộp dễ sử dụng; dùng thìa có cán dài và to; giày dép có quai dán… nhằm tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ.

– Chăm sóc các khớp ở cánh tay, bàn tay:

+ Hướng dẫn bệnh nhân khi nâng vật cần nâng bằng cả 2 tay. Nếu bệnh nhân đau nhiều, có thể băng nẹp cổ bàn tay.

+ Với khớp háng và /hoặc gối nên khuyên bệnh nhân nằm tư thế xấp trên giường cứng; nằm thẳng, đứng hoặc đi dạo, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; nên dùng can chống hỗ trợ đối với bên khớp đau.

+ Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thể gây ra hoặc làm đau khớp tăng lên.

+ Có nhiều bài tập để giảm cứng và đau khớp, chống dính khớp.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Điều trị dùng thuốc

– Hiện nay điều trị nội khoa là cơ bản, kết hợp sử dụng nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

– Các thuốc chống viêm và giảm đau có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn, trong khi các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường phải duy trì suốt đời. Dùng corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng corticostreroid toàn thân.

– Hiện nay có các thuốc điều trị sinh học như actemra, enbrel, mabthera… là các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đầy hứa hẹn.

– Trong trường hợp tổn thương khớp nặng nề thì có thể thay khớp giả.

Benh.vn (Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc)

Bài viết Bệnh viêm khớp dạng thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2669/feed/ 0
Bệnh viêm khớp dạng thấp https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2-4130/ https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2-4130/#respond Fri, 26 Jan 2018 04:50:16 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2-4130/ Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi với cái tên khác là thấp khớp, đây là một tự miễn và gây phá hủy nhiều khớp tạo nên cảm giác đau nhức trong khi hoạt động. Vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này mọi người cần phải tìm hiểu để lựa chọn được phương pháp điều trị dứt điểm.

Bài viết Bệnh viêm khớp dạng thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi với cái tên khác là thấp khớp, đây là một tự miễn và gây phá hủy nhiều khớp tạo nên cảm giác đau nhức trong khi hoạt động. Vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này mọi người cần phải tìm hiểu để lựa chọn được phương pháp điều trị dứt điểm.

Tính phổ biến của bệnh

Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh khớp rất phổ biến, chiếm khoảng 1% dân số thế giới. Riêng ở Việt Nam, cứ 5 người bệnh nằm điều trị ở khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Khoảng 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi thọ. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi 30 – 60. Bệnh chủ yếu gặp ở Nữ. Nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 3 lần so với nam giới.

Nhận biết dấu hiệu bệnh

Dấu hiêu lâm sàng

Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính.

Biểu hiện bệnh rất đa dạng: toàn thân, tại khớp, ngoài khớp. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.

Biểu hiện khớp: là viêm nhiều khớp, mạn tính có tính chất đối xứng, chủ yếu ở các khớp nhỏ và nhỡ.

Vị trí khớp tổn thương: chủ yếu ở các khớp nhỏ và nhỡ ở hai tay, hai chân. Ở tay thường gặp viêm các khớp từ khuỷu tay xuống bàn tay. Khớp cổ tay bị tổn thương sớm nhất (60% trường hợp). Ở chân thường bị viêm các khớp từ khớp gối xuống bàn chân.

Tính chất viêm khớp:

– Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ.

– Đau liên tục kéo dài.

– Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ.

– Đặc điểm hình thái khớp bị tổn thương: Bàn tay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường biến dạng rất đặc trưng. Bàn tay giống như bị gió thổi, lệch hẳn trục về phía ngón út. Cổ tay có hình lưng lạc đà. Ngón tay hình cổ cò, ngón tay của người thợ thùa khuyết, ngón gần hình thoi, các khớp bàn ngón biến dạng, đứt gân duỗi ngón tay (thường gặp gân ngón tay 4,5), bàn chân cũng bị biến dạng: gan bàn chân tròn, ngón chân hình vuốt thú…. Các khớp bị hủy hoại như vậy sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng trở thành tàn phế.

– Giai đoạn muộn, thường tổn thương các khớp vai, háng.

– Có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến chứng về thân kinh (có thể liệt tứ chi).

– Tổn thương gân, cơ, dây chằng và bao khớp: các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động.

– Biểu hiện nội tạng: các biểu hiện nội tạng (tim, phổi…) hiếm gặp, thường xuất hiện trong các đợt tiến triển.

Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết

– Tốc độ máu lắng

– Protein C phản ứng

– Yếu tố dạng thấp

– Xquang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay).

Biến chứng/nguy cơ

Sau khi khởi bệnh 10 năm: 10 -15% bệnh nhân bị tàn phế, phải cần sự trợ giúp của người khác.

Các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong ở bênh nhân VKDT là bệnh lý tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương, biến chứng sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid.

Nguyên nhân của bệnh

Cơ chế bệnh sinh

Về mặt cơ chế bệnh sinh, bệnh được coi là môt bệnh tự miễn với sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh.

Yếu tố nguy cơ

– Từ lâu người ta đã nhận thấy bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất gia đình.

– Một số yếu tố môi trường như nhiễm lạnh ẩm kéo dài, sau nhiễm một số virus hay vi khuẩn phổ biến.

– Các yếu tố cơ địa thuận lợi: cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm.

Chẩn đoán bệnh

Cho đến nay cả thế giới đang sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ ACR 1987.

Có 7 tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm:

1) cứng khớp buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ

2) Viêm khớp ít nhất 3 nhóm khớp (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tya, khớp bàn chân ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân hai bên)

3) Viêm ít nhất 1 trong 3 khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay

4) đối xứng

5) Hạt thấp dưới da;

6) Tăng nồng độ yếu tố dạng trong huyết thanh

7) Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên Xquang; hình ảnh mất xương thành dải, bào mòn xương, khuyết xương ở bàn tay, bàn chân, hẹp khe khớp, dính khớp.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn, từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 3 kéo dài hơn 6 tuần.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

– Điều trị kéo dài, thậm trí duy trì suốt đời

– Phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau: dùng thuốc, không dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

– Bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc, yên tâm, tin tưởng điều trị lâu dài. Tuyệt đối tuân thủ chế độ điều trị. Bảo quản tốt và luôn mang theo kết quả xét nghiệm, đơn thuốc khi đến khám bệnh.

– Phát hiện và xử trí các tai biến do thuốc corticoid, thuốc chống viêm không steroid kéo dài: tổn thương dạ dày tá tràng, đái tháo đường, loãng xương, tăng huyết áp, hội chứng Cushing do corticoid, lao và các nhiễm khuẩn khác…

Biện pháp không dùng thuốc

– Chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, nghỉ ngơi, sinh hoạt đúng cách như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp.

– Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, xong cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi.

– Cần ngủ đủ giấc.

– Người bệnh cần sử dụng các loại quần áo mềm dễ mặc, quần áo cài bằng khóa; sử dụng các loại nước uống đóng trong hộp dễ mở, cốc nhẹ, dụng cụ mở hộp dễ sử dụng; dùng thìa có cán dài và to; giày dép có quai dán… nhằm tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ.

– Chăm sóc các khớp ở cánh tay, bàn tay:

+ Hướng dẫn bệnh nhân khi nâng vật cần nâng bằng cả 2 tay. Nếu bệnh nhân đau nhiều, có thể băng nẹp cổ bàn tay.

+ Với khớp háng và /hoặc gối nên khuyên bệnh nhân nằm tư thế xấp trên giường cứng; nằm thẳng, đứng hoặc đi dạo, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; nên dùng can chống hỗ trợ đối với bên khớp đau.

+ Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thể gây ra hoặc làm đau khớp tăng lên.

+ Có nhiều bài tập để giảm cứng và đau khớp, chống dính khớp.

Điều trị dùng thuốc

– Hiện nay điều trị nội khoa là cơ bản, kết hợp sử dụng nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

– Các thuốc chống viêm và giảm đau có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn, trong khi các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường phải duy trì suốt đời. Dùng corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng corticostreroid toàn thân.

– Hiện nay có các thuốc điều trị sinh học như actemra, enbrel, mabthera… là các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đầy hứa hẹn.

– Trong trường hợp tổn thương khớp nặng nề thì có thể thay khớp giả.

Benh.vn (Theo camnang TT)

Bài viết Bệnh viêm khớp dạng thấp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-khop-dang-thap-2-4130/feed/ 0
Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/ https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/#respond Fri, 04 Mar 2016 04:09:17 +0000 http://benh2.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/ Miền Bắc nước ta hay trải qua những ngày rét đậm, rét hại có cường độ mạnh và thời gian kéo dài kỷ lục, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người và hoạt động lao động, sản xuất. Tại các phòng khám, ngay trước và sau Tết, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh đã tăng nhiều so với mọi năm. Người bệnh thuộc đủ các lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là trẻ em và người cao tuổi, tập trung nhiều ở các nhóm bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; bệnh lý tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim; bệnh lý cơ xương khớp như đợt tiến triển của các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp...

Bài viết Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Miền Bắc nước ta hay trải qua những ngày rét đậm, rét hại có cường độ mạnh và thời gian kéo dài kỷ lục, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người và hoạt động lao động, sản xuất. Tại các phòng khám, ngay trước và sau Tết, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh đã tăng nhiều so với mọi năm. Người bệnh thuộc đủ các lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là trẻ em và người cao tuổi, tập trung nhiều ở các nhóm bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi; bệnh lý tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim; bệnh lý cơ xương khớp như đợt tiến triển của các bệnh khớp mạn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp…

Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn, gây co các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Xin giới thiệu một số bệnh khớp thường gặp và chịu ảnh hưởng nhiều khi thời tiết giá lạnh.

Đau vai gáy hay đau thắt lưng

– Đau vai gáy hay đau thắt lưng do co cứng các cơ cạnh cột sống hay viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương trong chứng bệnh đau cân cơ (fibromyalgia). Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính… Do trời lạnh, các cơ thưòng co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trưòng lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Các triệu chứng hay đi kèm là trạng thái mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…

Bệnh thấp khớp cấp

Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim, sốt do thấp, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng. Đây là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh…), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp. Bệnh phổ biến ở các nước chưa phát triển mà điều kiện kinh tế, văn hoá nói chung và y tế nói riêng còn chưa tốt. ở nước ta tỷ lệ mắc bệnh từ khoảng 4- 7%.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh viêm khớp cấp do thấp là do nhiễm một loại vi khuẩn được gọi là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes). Loại vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng. Khi trẻ bị viêm họng, ngoài tình trạng viêm tại họng, vi khuẩn này không gây tổn thương tại chỗ mà thông qua một “tác động gây bệnh từ xa”

(thuật ngữ chuyên môn gọi là phản ứng miễn dịch), từ đó khởi phát các tổn thương ở khớp, tim, da, thần kinh… Cần lưu ý còn có một nhóm liên cầu khuẩn khác thường khu trú ở vùng da gây các bệnh da như chàm, chốc…, hoặc gây viêm cầu thận nhưng không gây bệnh viêm khớp do thấp.

Biểu hiện:

Trẻ ban đầu thường có biểu hiện viêm họng như sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm. Khám thấy họng đỏ, amidan có thể sưng to, hạch góc hàm sưng to, đau. Viêm họng có thể tự khỏi hoặc nếu không được điều trị tích cực có thể gây biến chứng viêm phổi hoặc viêm tai giữa… Sau 2 đến 4 tuần kể từ khi bị viêm họng, ở một số trẻ (chứ không phải tất cả các trẻ bị viêm họng) có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp cấp do thấp.

Biểu hiện bệnh tại khớp thường là viêm nhiều khớp với đặc điểm: thường xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. ít khi gặp viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm một khớp thường từ 3- 5 ngày. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trường hợp không điển hình khớp chỉ đau, không sưng, nóng, đỏ.

Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân bị viêm các bộ phận của tim (cơ tim, màng trong hoặc màng ngoài tim) dẫn đến các bệnh lý tim do thấp, có thể gây suy tim cấp và mạn tính. Đặc biệt hay gặp các bệnh lý di chứng van tim do thấp như hẹp hở van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ…

Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim… trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như múa giật, liệt, hôn mê; hoặc các triệu chứng đau bụng, tiểu ra máu… Tóm lại, ở trẻ lứa tuổi học đường (thường từ 6- 15 tuổi), nếu hay bị viêm họng kèm  đau khớp hoặc có các biểu hiện như kể trên, cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh viêm khớp cấp do thấp (bệnh thấp tim). Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh tốt có thể tránh các di chứng van tim sau này.

Điều trị bệnh:

Nếu viêm khớp đơn thuần thì người bệnh có tiên lượng tốt, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Tình trạng viêm khớp có thể tự khỏi, nhưng khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, tổn thương ở tim mới là hậu quả nguy hiểm nhất. Do đó khi nghi ngờ thấp tim cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời. Việc điều trị bao gồm chống nhiễm khuẩn nhằm loại bỏ  liên cầu khuẩn (thường dùng các chế phẩm Penicillin), chống viêm (nhóm không Steroid như Aspirin, nhóm không Steroid như Prednisolon), điều trị triệu chứng như suy tim (nếu có).

Phòng bệnh:

Thấp tim là một bệnh có thể phòng có hiệu quả nếu chúng ta quan tâm đúng mức.

Việc dự phòng gồm phòng thấp ban đầu và phòng thấp tái phát. Phòng thấp ban đầu áp dụng cho trẻ chưa bao giờ bị thấp tim. Trẻ cần thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng đánh răng, xúc họng, ngậm họng bằng nước muối. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Các nhân viên y tế cần phát hiện sớm dịch viêm họng trong cộng đồng (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học) để tránh lan tràn dịch, tránh bỏ sót bệnh nhân không được điều trị. Nếu cha mẹ phát hiện con mình bị viêm họng cần phải cho trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.

Những trẻ mắc các bệnh mạn tính vùng hầu họng cần được điều trị một cách triệt để. Viêm họng do liên cầu cần được điều trị bằng Penicillin trong khoảng 10 ngày. Trường hợp dị ứng Penicillin có thể dùng thuốc nhóm Cyclin như Erythromycin thay thế. Nếu có điều kiện thì tiêm vaccin dự phòng mắc liên cầu khuẩn. Ngoài ra cần cải thiện điều kiện sống nhằm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng bệnh.

Phòng thấp thứ phát áp dụng cho người đã bị thấp tim, đặc biệt khi đã có tổn thương van tim. Những bệnh nhân này cần được tiêm dự phòng thuốc Penicillin chậm, bán chậm tại các cơ sở phòng thấp. Nếu dị ứng Penicillin có thể dùng thuốc Erythromycin thay thế. Căn cứ vào từng tình trạng bệnh cụ thể, tuổi bệnh nhân mà bác sỹ chuyên khoa sẽ quyết định liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh có biểu hiện viêm nhiều khớp và có sự mặt của “yếu tố dạng thấp” trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt nam cũng như ở nhiều nước thế giới, chiếm khoảng 0,5-1% dân số.  Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh “tự miễn dịch” với sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu, do đó bệnh có tên gọi là bệnh VKDT.

Biểu hiện bệnh: Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, song cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Nam giới cũng có thể mắc bệnh song hiếm hơn nhiều. Bệnh gây viêm khớp kéo dài (mạn tính) với các đợt sưng đau khớp cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Mỗi đợt cấp tính thường kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Sau đợt cấp, có thể các khớp hết hẳn sưng đau cho đến khi có đợt mới, hoặc các khớp chỉ bớt sưng đau, và tình trạng này kéo dài liên tục. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. ở giai đoạn  muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ.

Các người bệnh có cảm giác đau tại khớp, thường đau cả ngày lẫn đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Các buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Dấu hiệu này rõ nhất ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hoặc vài tiếng, mới giảm bớt cảm giác cứng khớp. Bản thân người bệnh có thể tự nhận thấy khớp sưng to, đặc biệt là các khớp gối. Có thể thấy bùng nhùng tại khớp (do khớp bị tràn dịch). Nếu sờ vào tại khớp có thể thấy nóng, đôi khi có khớp có màu đỏ. Ngoài ra, trong các đợt cấp tính có thể sốt (thường 38-39).

Một số người có các cơn rối loạn thần kinh thực vật (cơn bốc hỏa…). da có thể xanh do thiếu máu… Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài thàng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế, phải có người phục vụ.

Một đặc điểm trong điều trị của bệnh viêm khớp dạng thấp là phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp, (khi ổn định bệnh, sẽ giảm dần số lượng thuốc và liều lượng thuốc), duy trì lâu dài, hàng năm, có khi suốt đời. Do đó người bệnh phải kiên trì, tin tưởng vào thầy thuốc, không nên lạm dụng các thuốc chống viêm, cũng như tiêm tại khớp. Ngoài ra, người bệnh cần cố gắng giữ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tham gia công tác xã hội, nhằm vận động các khớp cũng như nâng cao tinh thần, bệnh mới mau ổn định. Mặc dù chưa chữa được khỏi hẳn bệnh viêm khớp dạng thấp, vẫn có thể kiểm soát tốt được bệnh, sinh hoạt bình thường nhờ sự nỗ lực của bản thân người bệnh và nhân viên y tế.

Những điều gì người mắc bệnh viêm khớp nên làm và không nên làm?

– Trước hết, người bị bệnh VKDT phải nhận thức bệnh VKDT là bệnh mạn tính, kéo dài, có thể phải điều trị suốt đời. Điều này không có nghĩa là tất cả các người bệnh luôn phải sống trong tình trạng đau đớn suốt đời, mà càng điều trị sớm và đúng cách, càng bảo tồn được chức năng vận động của khớp, song việc điều trị (dùng thuốc, tập luyện) phải kéo dài suốt đời và liên tục.

– Phải nhớ rằng các thuốc điều trị bệnh VKDT gồm nhiều loại, cần tuân thủ giờ uống và thời gian tăng, hoặc giảm thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Gút

Gút là một bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purines, trong đó, tăng acit uric (AU) máu là đặc điểm chính. Hậu quả là mô có lắng đọng các tinh thể monosodium urate do chúng bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào. Do vậy mà gây nên một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng sau:

–   Viêm khớp và cạnh khớp cấp và mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút.

–   Tích luỹ vi tinh thể ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, được gọi là tophi.

–   Lắng đọng vi tinh thể ở thận, gây bệnh thận do gút

–   Gây bệnh sỏi tiết niệu do acide urique.

Bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0,02-0,2 dân số, 95 % là nam giới, trung niên (30-40 tuổi) ở Việt nam, gần đây, do hoàn ảnh kinh tế đã phát triển, lại được quan tâm chẩn đoán, tỉ lệ bệnh gút phát hiện cao hơn. Theo số liệu của bệnh viện Bạch mai trong 10 năm (1978-1989), viêm khớp do gút chiếm 1,5 % các bệnh về khớp, 94% là nam giới trên 30 tuổi. Song phần lớn phát hiện muộn, ở giai đoạn đã có biểu hiện ở các nội tạng (thận, da…)

Biểu hiện: Cơn điển hình: Vị trí các khớp tổn thương: các khớp ở chi dưới: ngón chân cái, gối, bàn ngón và các khớp khác. Cơn xuất hiện tự phát hoặc sau khi ding một bữa ăn hoặc uống rượu quá mức, chấn thương, can thiệp phẫu thuật, dùng thuốc: aspirine, lợi tiểu ( thiazides, furosemmides, acide éthacrinique); éthambutol, thuốc gây huỷ tế bào, pénicilline… Cơn thường được báo trước bởi các tiền triệu sau, ở những bệnh nhân đã có các cơn trước đó có thể tự nhận biết, điều này cho phép điều trị phòng ngừa cơn.
Các tiền triệu đó là: Rối loạn thần kinh: đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi. Rối loạn tiêu hoá: đau thượng vị, táo bón, ợ hơi. Rối loạn tiết niệu: đái nhiều, đái rắt.
Đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.

Cơn gút cấp điển hình:

–   Thởi điểm khởi phát: Cơn khởi phát đột ngột vào nửa đêm.

–   Tính chất: Khớp đau ghê gớm, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, đau làm mất ngủ, mất ngủ càng tăng thêm do tăng cảm giác đau của da. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau.

–   Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5 độ C, có thể kèm rét run.

–   Khám: khớp bị tổn thương sưng, da trên đó hồng hoặc đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thì là phù nề. Nếu có tràn dịch, có thể chọc dò để lấy dịch xét nghiệm để chẩn đoán.

–   Đáp ứng với điều trị: nhạy cảm với colchicine. Đây là một đấu hiệu tốt để chẩn đoán những cơn đầu tiên. Điều trị này còn tránh được  sự tấn công của gút với đặc điểm đau ban đêm trong 5-6 đêm tiếp đó. Ban ngày đau giảm dần, có thể hết đau hoàn toàn vào ban ngày.

Cơn không điển hình:

Khá thường gặp. Do vị trí tổn thương và đặc điểm của thể này, mà vấn đề chẩn đoán phân biệt phải đặt ra.

– Biểu hiện tại chỗ chiếm ưu thế: dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.

– Biểu hiện tràn dịch chiếm ưu thế: thường ở khớp gối, diễn biến bán cấp, dễ nhầm với lao khớp.

– Biểu hiện toàn thân là chính: cơ thể suy nhược, trong khi hiện tượng viêm tại chỗ không đáng kể.

– Biểu hiện bằng viêm nhiều khớp cấp: Dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3-4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

– Biểu hiệu cạnh khớp cấp tính: biểu hiện cạnh khớp có thể đơn độc hoặc kèm theo cơn gút cấp có triệu chứng khớp điển hình. Biểu hiện chính là viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay, hoặc hiếm hơn, có thể gặp viêm tĩnh mạch.

Gút mạn tính:

Thời gian tiến triển thành gút mạn tính thường sau vài năm đến vài chục năm. Nếu không được điều trị, cơn gút có thể diễn biến như sau:

– Cơn thưa, hoặc là vài tháng, thậm chí vài năm mới có một cơn.

– Hoặc cơn liên tiếp:  cơn càng mau, mức độ cơn càng trầm trọng, Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song thường gặp là tổn thương thêm các khớp khác: ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn-ngón, khớp cổ chân, gối. khớp khuỷu, cổ tay hiếm gặp hơn; các khớp ở bàn tay càng hiếm. Không gặp khớp vai, háng, cột sống. Lúc này, các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X quang là biểu hiện của sự tích luỹ urate ở các mô, chứng tỏ quá trình mạn tính.

– Hoặc nếu sưng đau khớp lại kèm theo da dày lên, khó há miệng, hay lạnh hoặc tê các đầu ngón chân tay (đặc biệt trong mùa lạnh), thì lại là bệnh xơ cứng bì

Bài viết Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa rét đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-benh-khop-hay-gap-trong-mua-ret-2188/feed/ 0