Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 23 May 2023 02:17:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm não Nhật Bản – Bệnh lý nguy hiểm đe dọa trẻ trong mùa hè https://benh.vn/viem-nao-nhat-ban-benh-ly-nguy-hiem-de-doa-tre-trong-mua-he-78081/ https://benh.vn/viem-nao-nhat-ban-benh-ly-nguy-hiem-de-doa-tre-trong-mua-he-78081/#respond Mon, 22 May 2023 02:33:38 +0000 https://benh.vn/?p=78081 Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ biến chứng não, thần kinh cũng đứng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, nhưng nhiều người vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khu vực Việt Nam. […]

Bài viết Viêm não Nhật Bản – Bệnh lý nguy hiểm đe dọa trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ biến chứng não, thần kinh cũng đứng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, nhưng nhiều người vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khu vực Việt Nam. Hiện nay chưa có thuốc điều trị viêm não Nhật Bản cho nên người dân cần chủ động nâng cao kiến thức và phòng bệnh hợp lý.

cac-khu-vuc-co-dich-viem-nao-nhat-ban
Việt Nam nằm trong các khu vực có tỷ lệ nguy cơ viêm não Nhật Bản cao

Khái quát chung bệnh Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản không còn xa lạ với người dân Việt Nam vì chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được tuyên truyền rất rộng rãi tới tất cả các vùng của tổ quốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được các nguyên nhân và hậu quả của bệnh này.

Nguyên nhân gây viêm não nhật bản và dịch tễ bệnh

Virus viêm não Nhật Bản JEV là nguyên nhân chính gây viêm não do virus ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là loại virus lây truyền qua đường muỗi đốt, và loài muỗi này cùng nhóm với virus sốt dengue, sốt vàng da và virus Tây sông Nile. Ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1871 ở Nhật Bản.

Số ca mắc bệnh Viêm não Nhật Bản hàng năm thường khác nhau ở từng khu vực, phổ biến là <1 ca / 100,000 dân hoặc >10 ca / 100,000 dân hoặc cao hơn trong mùa dịch. Các tài liệu thống kê cho thấy có khoảng 68,000 ca mắc bệnh Viêm não Nhật Bản mỗi năm và có 13,600 tới 20,400 ca tử vong vì loại bệnh này. Viêm não Nhật Bản chủ yếu xảy ra trên trẻ em. Hầu hết người lớn ở các địa phương có dịch đều có miễn dịch tự nhiên với loại virus này sau thời kỳ mắc thuở nhỏ, tuy nhiên thực tế cho thấy cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc bệnh.

Dịch bệnh viêm não Nhật  Bản

Đợt bùng phát dịch bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra mỗi 2-15 năm. Viêm não Nhật Bản tăng lên trong mùa mưa, trong suốt thời kỳ vector truyền bệnh là muỗi phát triển. Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng virus viêm não Nhật Bản lây truyền mạnh hơn sau lũ hoặc thảm họa sóng thần. Lây nhiễm virus viêm não Nhật Bản ở các khu vực mới thường có mối liên quan tới đặc tính phát triển nông nghiệp ở địa phương và việc trồng lúa nước, tưới tiêu.

Dấu hiệu bệnh Viêm não Nhật Bản và cách lây nhiễm bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể lây nhiễm tương đối dễ dàng với các dấu hiệu điển hình, nhưng cũng có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhất là trong mùa hè.

Dấu hiệu bệnh Viêm não Nhật Bản

trieu-chung-viem-nao-nhat-ban

Hầu hết trường hợp nhiễm virus viêm não Nhật Bản đều có triệu chứng nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên cứ 250 ca nhiễm thì có 1 ca lâm sàng nặng. Thời gian ủ bệnh từ 4-14 ngày. Ở trẻ em, có thể có triệu chứng trên tiêu hóa là đau bụng và nôn mửa. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể liệt cứng và tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não Nhật Bản cao khoảng 30% trong nhóm bệnh có biểu hiện triệu chứng.

Trong số những trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản sống sót, khoảng 20-30% bị biến chứng lâu dài về trí tuệ, hành vi, thần kinh… như bại liệt, động kinh hoặc câm.

Bệnh viêm não Nhật Bản lây nhiễm thế nào

Có 24 quốc gia vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương thuộc WHO có nguy cơ lây truyền virus viêm não Nhật Bản, tương đương với khả năng ảnh hưởng tới 3 tỷ người.

Virus viêm não Nhật Bản lây truyền sang người qua đường muỗi đốt. Loài muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản là giống Culex (thường là loài Culex tritaeniorhynchus). Người bị muỗi đốt sẽ không phát triển đủ lượng virus để gây bệnh cho muỗi. Virus tồn tại trong vòng truyền nhiễm giữa muối, lợn và / hoặc các loại gia cầm.

Tại hầu hết các khu vực ở châu Á, virus viêm não Nhật Bản lây truyền chủ yếu trong suốt mùa nóng khi có nhiều dịch bệnh lớn diễn ra. Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, lây nhiễm có thể diễn ra quanh năm nhưng thường chỉ tăng mạnh vào mùa mưa và trước thời kỳ gặt lúa ở các khu vực trồng lúa nước.

muoi-culex-truyen-benh-viem-nao-nhat-ban
Muỗi Culex truyền virus viêm não Nhật Bản nguy hiểm

Các giai đoạn của bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản sẽ trải qua hai giai đoạn phát triển của bệnh là giai đoạn viêm não cấp tính và giai đoạn sau. Giai đoạn viêm não cấp tính rất nguy hiểm và cần điều trị tại viện nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Giai đoạn viêm não cấp tính trong viêm não Nhật Bản

Ở giai đoạn viêm não cấp tính trong viêm não Nhật Bản, bệnh nhân sốt cao, cứng gáy, co giật, có thể hôn mê. Nhiệt độ cơ thể thường là 38-40 độ C, nhịp tim chậm, da xám xịt. Bệnh nhân giai đoạn này có biểu hiện nhìn chòng chọc vào 1 điểm, thẫn thờ, giọng nó khàn và lè nhè.

Biểu hiện bệnh cấp tính trên thần kinh: run ở ngón tay, lưỡi, mi mắt và mắt. Bên cạnh co giật, bệnh nhân có thể lên cơn động kinh toàn cơ thể, lặp lại dữ dội, một số trường hợp rất nặng có thể bị cong người, co đầu, dạng chân…

Giai đoạn sau của viêm não Nhật Bản

Bệnh nhân sau giai đoạn viêm não cấp tính có thể bắt đầu hồi phục nhưng thường diễn biến chậm. Sau giai đoạn cấp tính của viêm não Nhật Bản, bệnh nhân sẽ có di chứng trên não, thần kinh, khả năng nhận thức và vận động, một số bị câm. Tỷ lệ tử vong lên tới 50%, tùy theo khả năng được chăm sóc của bệnh nhân.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Các chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản chủ yếu dựa vào xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm dịch não tủy. Sau khi biết chính xác bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh nhân sẽ được xem xét giai đoạn mắc bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản

Những người sống hoặc di chuyển tới các vùng có dịch Viêm não Nhật Bản mà bị viêm não đều coi là đối tượng nghi nhiễm viêm não Nhật Bản. Để chẩn đoán xác định người đó có bị nhiễm viêm não Nhật Bản hay không thì cần phải làm xét nghiệm. WHO khuyến cáo xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu của virus viêm não Nhật Bản trong một mẫu dịch dịch não tủy hoặc huyết thanh với kỹ thuật xét nghiệm ELISA. Xét nghiệm dịch não tủy rất quan trọng để phân biệt những trường hợp dương tính giả do đã từng mắc bệnh hoặc đã tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Giám sát bệnh chủ yếu là dựa trên các triệu chứng cấp tính của bệnh. Ở những nơi thực hiện tốt việc tiêm chủng vắc xin chống viêm não Nhật Bản thì có thể thực hiện giám sát bệnh dịch theo từng ca mắc.

dich-nao-tuy

Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu dựa trên việc hỗ trợ giảm triệu chứng và duy trì ổn định cho bệnh nhân.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản bằng vắc xin

Hiện nay có sẵn vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản an toàn và hiệu quả. WHO khuyến cáo mạnh mẽ đưa vắc xin này vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để bổ sung miễn dịch chống bệnh viêm não Nhật Bản cho cộng đồng. Ngay cả khi số ca nhiễm viêm não Nhật Bản thấp thì biện pháp tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn cần được xem xét như một cách hiệu quả để kiểm soát sự lây nhiễm virus viêm não Nhật Bản.

Hiện nay có 4 nhóm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đang được sử dụng là: vắc xin bất hoạt từ não chuột, vắc xin bất hoạt từ tế bào Vero, vắc xin sống suy yếu, và vắc xin sống tái tổ hợp.

Imojev-vac-xin-viem-nao-nhat-ban
Tiêm vắc xin viêm não nhật bản là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh

Trong những năm vừa qua, vắc xin sống suy yếu SA14-14-2 được sản xuất bởi Trung Quốc là vắc xin viêm não nhật bản phổ biến nhất được sử dụng ở các quốc gia có dịch viêm não Nhật Bản, và cũng đã được WHO chứng nhận từ tháng 10 năm 2013. Các loại vắc xin bất hoạt từ tế bào và vắc xin sống tái tổ hợp dựa trên dòng vắc xin sốt vàng da cũng đã được WHO chứng nhận hiệu quả. Vào tháng 11 năm 2013, Gavi đã mở cửa sổ tài trợ để hỗ trợ các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản ở nhiều quốc gia.

Phòng ngừa vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản – muỗi Culex

Phun thuốc diệt muỗi Culex, thủ phạm truyền bệnh viêm não Nhật Bản nói chung là có hiệu quả nhưng chỉ được giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định. Có thể phun Fenitrothion với thể tích cực nhỏ bằng máy bay đã có hiệu quả làm giảm mật độ muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Việt Nam là nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước, khí hậu nóng ẩm gió mùa, nhiều ao hồ sống suối. Vì vậy việc phòng trừ vectơ viêm não Nhật Bản lại càng khó khăn hơn. Do đó biện pháp phòng trừ bệnh viêm não Nhật Bản bằng phòng trừ vectơ, kể cả dùng hóa chất diệt muỗi là hoàn toàn không thực tế và không có hiệu quả.

Một biện pháp bổ sung khác thường được áp dụng để phòng muỗi đốt truyền bệnh viêm não Nhật Bản là sử dụng các hóa chất tự nhiên có tác dụng xua đuổi côn trùng. Một số loại tinh dầu, dầu thực vật, khi được sử dụng trực tiếp trên da có khả năng xua đuổi muỗi và các loài côn trùng khác. Trong đó có dầu Neem, một loại thiên địch tự nhiên của muỗi và côn trùng. Người ta phát hiện ra nồng độ cao chất Azadirachtin trong dịch ép trái Neem có khả năng xua đuổi côn trùng tự nhiên mà không gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta có thể sử dụng những chế phẩm chống muỗi chứa dầu Neem dạng dịch phun trực tiếp lên da như này, đặc biệt trong mùa cao điểm của bệnh để phòng mắc bệnh.

dau-neem-chong-muoi
Hoạt chất Azadirachtin trong dầu Neem có tác dụng đuổi muỗi mà an toàn cho cả trẻ nhỏ

Để giảm nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản, tất cả những người cư trú hoặc di chuyển tới các quốc gia có dịch Viêm não Nhật Bản đều nên thận trọng tránh muỗi đốt. Các biện pháp bảo vệ bao gồm xịt chống muỗi, mặc quần áo ống dài…

Tóm tắt những điểm quan trọng nhất về Viêm não Nhật Bản

  • Virus viêm não Nhật Bản (JEV) là một flavivirus có liên quan tới virus sốt xuất huyết Dengue, sốt vàng và virus Tây sông Nile, chúng đều được phát tán qua đường muỗi đốt.
  • Virus viêm não Nhật Bản (JEV) là nguyên nhân chính gây viêm não do virus ở nhiều nước châu Á, ước tính khoản 69,000 ca mắc mỗi năm.
  • Mặc dù không có nhiều ca mắc virus viêm não Nhật Bản có triệu chứng, nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao tới 30%. Hậu quả của bệnh trên thần kinh và tâm thần của bệnh nhân viêm não Nhật Bản cũng lên tới 50%.
  • Có 24 quốc gia ở vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có lây nhiễm virus Viêm não Nhật Bản, ảnh hưởng tới khoảng 3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh. Việc điều trị Viêm não Nhật Bản chỉ tập trung giảm triệu chứng và hỗ trợ bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm virus.
  • Hiện nay đã có sẵn loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản hiệu quả và an toàn. WHO khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng quốc gia ở tất cả các vùng có nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết Viêm não Nhật Bản – Bệnh lý nguy hiểm đe dọa trẻ trong mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-nao-nhat-ban-benh-ly-nguy-hiem-de-doa-tre-trong-mua-he-78081/feed/ 0
Cẩn trọng với căn bệnh viêm não Nhật Bản đang trong thời kỳ cao điểm https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-viem-nao-nhat-ban-dang-trong-thoi-ky-cao-diem-8127/ https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-viem-nao-nhat-ban-dang-trong-thoi-ky-cao-diem-8127/#respond Thu, 04 Jun 2020 02:34:42 +0000 http://benh2.vn/can-trong-voi-can-benh-viem-nao-nhat-ban-dang-trong-thoi-ky-cao-diem-8127/ Thông thường cứ vào quý 2, 3 hàng năm là các bệnh viện lại quá tải do số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Đặc biệt, tháng 6-7 là đỉnh điểm của dịch viêm não Nhật Bản để lại những di chứng vô cùng nặng nề cho người bệnh với những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác...

Bài viết Cẩn trọng với căn bệnh viêm não Nhật Bản đang trong thời kỳ cao điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông thường cứ vào quý 2, 3 hàng năm là các bệnh viện lại quá tải do số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Đặc biệt, tháng 6-7 là đỉnh điểm của dịch viêm não Nhật Bản để lại những di chứng vô cùng nặng nề cho người bệnh với những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác…

Một phút sơ sểnh di chứng cả đời

Vừa qua, khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội tiếp nhận một thiếu niên 15 tuổi người Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng mất ý thức do viêm não Nhật Bản với biểu hiện đau đầu, nôn, sốt, cánh tay phải bị bại.

viem-nao-nhat-ban-bien-chung-tren-nao
Virus viêm não nhật bản gây tổn thương nặng cho não

Virus gây viêm não Nhật Bản

Trước khi đưa lên tuyến trên, bệnh nhân đã được gia đình đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ cấp cứu, sau đó chuyển đến bệnh viện Hữu nghị Nghệ An, do đó khi đến Bạch Mai bệnh cảnh đã rất nặng với các biểu hiện li bì, ngưng thở, nhịp tim, huyết áp bất thường, gọi hỏi không phản ứng. Tại bệnh viện Bạch Mai, sau 2 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã được cứu sống, tuy nhiên để lạ di chứng rất nặng nề.

Theo ước tính, khoảng 30% bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong và khoảng 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần. Tử vong nhiều nhất trong 7 ngày đầu khi hôn mê sâu, co giật và tổn thương hành não gây rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng, tử vong giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng viêm phổi, suy kiệt…Do đó, việc nhập viện muộn hay sớm sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Đối với căn bệnh viêm não do virus Nhật Bản, tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch, tuy nhiên lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi và gặp nhiều nhất ở trẻ 1-5 tuổi.

Theo nguyên lý, virus có thể xâm nhập, tấn công não bộ theo đường máu do muỗi chích. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh.

Theo ước tính, khoảng 30% bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong và khoảng 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần. Tử vong nhiều nhất trong 7 ngày đầu khi hôn mê sâu, co giật và tổn thương hành não gây rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng, tử vong giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng viêm phổi, suy kiệt…Bởi vậy việc nhập viện muộn hay sớm sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế tỉ lệ tử vong và tỉ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

so-do-lay-nhiem-viem-nao-nhat-ban
Virus viêm não Nhật Bản lây nhiễm sang người qua đường muỗi đốt

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin

Các loại vắc xin thông thường chỉ cần tiêm 1 mũi đã có hiệu lực bảo vệ (dù thấp) nhưng với vắc xin viêm não Nhật Bản, tiêm 1 mũi vẫn không có hiệu lực, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Theo đó phải tiêm đủ các mũi:  Mũi 1: Lúc trẻ đủ 1 tuổi; Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Ngoài ra, phương pháp phòng bệnh khác có thể áp dụng đơn giản tại nhà để ngăn chặn mầm bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và sát trùng bằng nước muối, cồn, oxy già, Cloramin B…tránh muỗi đốt; làm sạch môi trường quanh nơi ở, khử trùng môi trường có chất thải tiết nghi ngờ; diệt vật chủ trung gian (muỗi, bọ gậy)…

jevax-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-hien-nay

Lời kết

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2016, cả nước đã có gần 160 trường hợp viêm não do virus nhưng phổ biến nhất là viêm não Nhật Bản (chiếm khoảng 15-20%). Viêm não do virus không có thuốc điều trị đặc hiệu, cách phòng tốt nhất là tiêm vắc xin ngừa viêm não, nhưng trong nhiều chủng virus gây bệnh hiện mới có vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản. Hiện vắc xin này đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ.

Qua đó, các bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Ngoài ra, khi trẻ có những dấu hiệu ngủ nhiều bất thường, ít chịu chơi sốt cao, ói mửa, mạch nhanh, đau đầu, đặc biệt co giật, hôn mê thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Bài viết Cẩn trọng với căn bệnh viêm não Nhật Bản đang trong thời kỳ cao điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/can-trong-voi-can-benh-viem-nao-nhat-ban-dang-trong-thoi-ky-cao-diem-8127/feed/ 0
Hà Nội: Số người mắc viêm não Nhật Bản đang gia tăng https://benh.vn/ha-noi-so-nguoi-mac-viem-nao-nhat-ban-dang-gia-tang-8199/ https://benh.vn/ha-noi-so-nguoi-mac-viem-nao-nhat-ban-dang-gia-tang-8199/#respond Wed, 03 Jun 2020 06:36:08 +0000 http://benh2.vn/ha-noi-so-nguoi-mac-viem-nao-nhat-ban-dang-gia-tang-8199/ Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh hay gặp vào các tháng mùa Hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ văcxin phòng bệnh.

Bài viết Hà Nội: Số người mắc viêm não Nhật Bản đang gia tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh hay gặp vào các tháng mùa Hè, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ văcxin phòng bệnh.

Trước tình hình trên, để phòng bệnh, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và trung tâm y tế cấp quận huyện xã tăng cường giám sát dịch tại các bệnh viện và cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca mắc để khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch.

tre-dang-tiem-phong-viem-nao-nhat-ban

Người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắcxin để phòng chống dịch viêm não Nhật Bản. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Trung tâm Y tế dự phòng cần đôn đốc các đơn vị tổ chức tiêm văcxin viêm não Nhật Bản an toàn, đạt tỷ lệ theo quy định.

Các cơ sở y tế trên địa bàn cũng được yêu cầu tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế tham gia khám, phát hiện điều trị bệnh; khi phát hiện ca bệnh cần thông báo cho trung tâm y tế cấp quận, huyện, xã hoặc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố để có biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng lưu ý điều trị kịp thời cho người bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm não nhật bản

Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc, trong đó đa số là trẻ 1-5 tuổi. Bệnh do muỗi truyền, diễn biến nặng, tỷ lệ di chứng và tử vong cao. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong; khoảng 1/3-1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề.

Để phòng bệnh, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; nên ngủ màn.

Cha mẹ lưu ý không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Muỗi truyền viêm não thường đốt vào ban đêm. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên trẻ phải được tiêm đủ liều./.

Tiêm chủng vắc xin viêm não nhật bản để phòng bệnh

– Mũi 1: Lúc trẻ đủ một tuổi.

– Mũi 2: Sau mũi 1 từ một đến hai tuần.

– Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Bài viết Hà Nội: Số người mắc viêm não Nhật Bản đang gia tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ha-noi-so-nguoi-mac-viem-nao-nhat-ban-dang-gia-tang-8199/feed/ 0
Bệnh viêm não Nhật Bản tấn công cả người lớn và trẻ em https://benh.vn/benh-viem-nao-nhat-ban-tan-cong-ca-nguoi-lon-va-tre-em-5511/ https://benh.vn/benh-viem-nao-nhat-ban-tan-cong-ca-nguoi-lon-va-tre-em-5511/#respond Tue, 02 Jun 2020 05:25:17 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-nao-nhat-ban-tan-cong-ca-nguoi-lon-va-tre-em-5511/ Viêm não Nhật Bản là bệnh thường tấn công trẻ em tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện một số ca viêm não Nhật Bản với tổn thương khá nặng ở người lớn. Các chuyên gia nhận định, đây là điều đáng lo ngại bởi thời điểm hiện tại mới là đầu mùa dịch.

Bài viết Bệnh viêm não Nhật Bản tấn công cả người lớn và trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm não Nhật Bản là bệnh thường tấn công trẻ em tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện một số ca viêm não Nhật Bản với tổn thương khá nặng ở người lớn. Các chuyên gia nhận định, đây là điều đáng lo ngại bởi thời điểm hiện tại mới là đầu mùa dịch. 5% trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể mắc bệnh.

muoi-culex-truyen-benh-viem-nao-nhat-ban
Muỗi Culex truyền virus viêm não Nhật Bản nguy hiểm

Tổn thương nặng nề cả não và tủy sống

BV Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một số ca bệnh viêm não Nhật Bản người lớn, chủ yếu đến từ Hà Nội. Bệnh nhân N.H.Y (20 tuổi, quê tại Đông Anh, Hà Nội) nhập viện ngày 28/6. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, rét run, sau đó xuất hiện tình trạng rối loạn ý thức, lơ mơ, đại tiểu tiện không tự chủ, yếu nửa người bên phải. Bệnh nhân vào BVĐK huyện Đông Anh khám và được các bác sĩ chẩn đoán viêm não, rồi chuyển lên BV Nhiệt đới Trung ương.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân Y. vào viện trong tình trạng đờ đẫn, không tiếp xúc, yếu và liệt chân tay, có những cơn co giật. Bệnh nhân có sốt cao liên tục, sau đó hôn mê sâu dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy”.

viem-nao-nhat-ban-bien-chung-tren-nao
Virus viêm não nhật bản gây tổn thương nặng cho não

“Ban đầu khi được đưa vào viện, các xét nghiệm chẩn đoán viêm não Nhật Bản của bệnh nhân đều âm tính. Tuy nhiên đến ngày 1/7 đã cho kết quả dương tính. Hiện, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, đang phải thở máy. Tiên lượng bệnh khá nặng nề, kể cả trong trường hợp điều trị tốt nhất, có qua khỏi được vẫn có thể có di chứng, có thể có yếu tố thần kinh, liệt cơ…”- BS. Cấp cho biết thêm.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Chu Thị T. (18 tuổi, quê ở Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội) nhập viện ngày 17/6, cũng được chuyển từ tuyến dưới lên. Trước đó, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, sau một ngày xuất hiện sốt cao 40 độ C, có cơn rét run, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân được đưa vào BV Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng chậm chạp, lơ mơ, sốt cao liên tục, có yếu cả hai bên chân tay, yếu cơ tăng dần, trở thành liệt toàn bộ chân tay. Đến ngày thứ 6 xuất hiện tình trạng liệt, tiến triển tăng dần, liệt đến cơ hô hấp phải thở máy.

BS. Cấp cho hay, với ca bệnh này, chụp phim MRI cho thấy tình trạng tổn thương lan tỏa cả vùng não, tủy sống; kết quả xét nghiệm khẳng định viêm não Nhật Bản dương tính. Bệnh nhân được điều trị theo hướng viêm não với những tổn thương rất nặng nề lan tỏa cả não, cả tủy. Đến nay, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện đáng kể, cai được máy thở nhưng cơ chân tay vẫn còn liệt. Các bác sĩ tiên lượng bệnh nhân có thể hồi phục nhưng vẫn có thể có di chứng, nguy hiểm nhất là di chứng thần kinh.

Theo BS. Cấp, viêm não virus có các thể trực tiếp do virus tấn công vào não như viêm não Nhật Bản, Herpes và một số viêm não khác (với thể này, việc điều trị có thể đơn giản, ít di chứng hơn). Trong hai virus gây viêm não trực tiếp, viêm não Herpes có thuốc điều trị đặc biệt, nếu điều trị sớm tiên lượng tốt hơn. Với viêm não Nhật Bản, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể hồi sức, duy trì đợi bệnh nhân tự hồi phục nên tỉ lệ tử vong cao. Nếu khỏi bệnh thì tỉ lệ di chứng cũng cao hơn, song cũng may mắn là bệnh này đã có vắc xin phòng bệnh.

tre-bi-viem-nao-nhat-ban-dang-cap-cuu

         Chăm sóc cho bệnh nhi viêm não Nhật Bản tại BV Nhi Trung ương

Cẩn trọng với sốt, nôn khan ở trẻ

Có mặt tại khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, chúng tôi chứng kiến có những bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản trong tình trạng nặng phải thở máy. Theo các bác sĩ, từ đầu “mùa viêm não” năm nay xuất hiện một số trường hợp trẻ lớn (khoảng 12,13 tuổi) cũng nhập viện điều trị vì căn bệnh này. Đây là điều khác so với mọi năm.

Anh Nguyễn Văn Thống (Hạ Long, Quảng Ninh), bố bệnh nhi Nguyễn Thuỷ Tiên (4 tuổi) đang điều trị viêm não Nhật Bản tại đây cho biết: Trước khi nhập viện, cháu có biểu hiện sốt kéo dài, nôn liên tục mặc dù vẫn vui đùa với mọi người xung quanh. Gia đình đưa cháu đến BVĐK Bãi Cháy điều trị, sau đó được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng người mê mệt, không tỉnh. Đến nay, sau 7 ngày điều trị cháu đã tỉnh táo, phản ứng tốt, nhanh nhẹn hơn nhiều…

Chị Vũ Thị Thuỷ (Ân Thi, Hưng Yên) thì cho hay, bé trai Đặng Nam Phong nhà chị mới 13 tháng tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản. Khi thấy con sốt cao 39 độ C, nôn nhiều, kém ăn, quấy khóc gia đình đã đưa con đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh này.

BS. Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền nhiễm cho biết, thời gian 3 tuần trở lại đây, khoa Truyền nhiễm ghi nhận khoảng 30-40 ca viêm não Nhật Bản. Một số ca bệnh nặng đã phải thở máy. So với các năm, năm nay có khác là tỉ lệ trẻ mắc viêm não cao hơn bình thường một chút, tuổi của trẻ mắc bệnh cũng lớn hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng, đây mới chỉ là nhận định ở thời điểm hiện tại, thông thường nếu muốn đánh giá cần có các con số thống kê chính xác đến hết mùa dịch.

bien-chung-nang-cua-viem-nao-nhat-ban

Một số trường hợp trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản khá nặng nề và phải thở máy

Dịch bất thường?

Đánh giá về bệnh viêm não Nhật Bản, BS. Hải cho rằng, đây là căn bệnh cổ điển, việc xác định căn nguyên cũng đã rất rõ ràng là do một loại virus gây nên. Loại virus này có thể lây truyền qua muỗi đốt. Bệnh tuy đã có vắc xin phòng, song vẫn có tỉ lệ nhất định người đã tiêm rồi vẫn mắc bệnh.

“Từ thực tế chúng tôi điều trị cho các trẻ lớn 12, 13 tuổi, thông thường khi hỏi các bà mẹ về việc tiêm phòng, họ đều nói có tiêm đủ mũi nhưng khi hỏi cụ thể là tiêm những mũi gì thì các bà mẹ khó xác định được do thời gian đã khá lâu nên không nhớ!. Bên cạnh đó, kể cả việc tiêm đúng và đầy đủ các mũi thì theo thống kê vẫn còn khoảng 5% trẻ đã tiêm vẫn mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Do đó, vẫn có một tỉ lệ trẻ nhất định tiêm vắc xin phòng bệnh rồi nhưng vẫn mắc căn bệnh này”- BS. Hải lý giải.

Ở trẻ em, BS. Hải cho biết, triệu chứng của bệnh vẫn chưa có gì khác thường, phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm, theo dõi sát sao các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn khan, nôn không liên quan đến ăn uống, trẻ chậm chạp, quấy khóc, rối loạn ý thức, nếu để lâu có thể hôn mê, co giật, liệt tay liệt chân.

Các bác sĩ khuyến cáo, tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn là biện pháp tốt nhất phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt các vùng có yếu tố dịch tễ như trung du miền núi phía Bắc… Khi trẻ có dấu hiệu sốt, đau đầu không được tự ý mua thuốc về uống dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ để trẻ có khả năng miễn dịch tốt, phòng bệnh hiệu quả.

Ở người lớn, BS. Cấp nhận định, viêm não Nhật Bản vốn rất hiếm gặp ở đối tượng này, tuy nhiên mới đầu mùa dịch năm nay đã xuất hiện 2 ca, một ca bệnh khác cũng nghi ngờ viêm não Nhật Bản và đang chờ kết quả xét nghiệm chính xác. Tuy chưa đủ để kết luận bất thường, nhưng theo nhận định của các bác sĩ đây cũng là yếu tố đáng lo ngại, bởi đây mới là thời điểm bắt đầu mùa dịch.

BS. Cấp cũng khuyến cáo, viêm não Nhật Bản chỉ sau 1, 2 ngày sốt đã tấn công hệ thần kinh, do đó, bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn, rối loạn tri giác cần đến bệnh viện ngay.

Bài viết Bệnh viêm não Nhật Bản tấn công cả người lớn và trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-nao-nhat-ban-tan-cong-ca-nguoi-lon-va-tre-em-5511/feed/ 0
Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản và các phương pháp phòng ngừa https://benh.vn/nhan-biet-benh-viem-nao-nhat-ban-va-cac-phuong-phap-phong-ngua-5262/ https://benh.vn/nhan-biet-benh-viem-nao-nhat-ban-va-cac-phuong-phap-phong-ngua-5262/#respond Tue, 25 Jun 2019 05:20:28 +0000 http://benh2.vn/nhan-biet-benh-viem-nao-nhat-ban-va-cac-phuong-phap-phong-ngua-5262/ Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay đang là giữa mùa hè, mùa của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhiều trường hợp đã phải nhập viện.

Bài viết Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản và các phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay đang là giữa mùa hè, mùa của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhiều trường hợp đã phải nhập viện. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về bệnh, các đường truyền của virut và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.

Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản

viem-mang-nao-trong-viem-nao-nhat-ban

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virut cấp tính ở hệ thần kinh trung ương (Ảnh minh họa)

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virut cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do virut viêm não Nhật Bản lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Bệnh đã được biết từ năm 1871, nhưng mãi đến năm 1935 người ta mới phân lập được virut từ não của người bệnh ở Tokyo, Nhật Bản và năm 1938 Mitamura đã phân lập được virut viêm não Nhật Bản ở muỗi vectơ C. tritaeniorhynchus.

Đến năm 1959 những nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định ổ chứa virut là chim, lợn và muỗi C. tritaeniorhynchus là vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản giữa các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người.

Đường truyền bệnh của virut viêm não Nhật Bản.

Người bị muỗi nhiễm virut viêm não Nhật Bản đốt sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh từ 5-15 ngày. Thời kỳ phát bệnh thường kéo dài từ 1-6 ngày. Tuy nhiên có thể ngắn hơn trong 24 giờ và dài hơn tới 14 ngày. Bệnh bắt đầu đột ngột với triệu chứng sốt, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đau cơ, run, buồn nôn, nôn, sau đó cứng gáy và có dấu hiệu thần kinh.

Giai đoạn viêm não cấp tính:

Đặc điểm lâm sàng nổi bật trong giai đoạn này là tiếp tục sốt, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương khu trú, co giật, thay đổi cảm giác và nhiều trường hợp dẫn tới hôn mê. Thường sốt cao từ 38 – 40oC, nhịp tim tương đối chậm, nét mặt của người bệnh được mô tả như xám xịt, thẫn thờ, buồn tẻ, đôi mắt sợ sệt, nhìn chòng chọc (giống như bệnh parkison mạn tính) và giọng nói khàn, lè nhè, nói khó, nghe khó.

Dấu hiệu thần kinh như cứng gáy chiếm tới 80% trường hợp. Run là dấu hiệu thường gặp và thường thấy ở ngón tay, lưỡi, mi mắt và mắt. Co giật cũng là một đặc điểm lâm sàng thường gặp ở bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là ở trẻ em. Có thể có cơn động kinh toàn thân với những cử động run giật lặp đi lặp lại rất dữ dội. Một số trường hợp có cơn cường cơ làm cho trẻ uốn cong người và co đầu lại, hai chân dạng ra và hai tay gập lại ở góc khuỷu. Những cơn co giật cục bộ cũng thường gặp.

Muỗi chính là đường truyền bệnh viêm não Nhật Bản (Ảnh minh họa)

Giai đoạn sau:

Bệnh nhân có thể được hồi phục và thời kỳ này thông thường diễn biến chậm, bệnh nhân có thể được hồi phục các chức năng vận động, nhưng tri thức lại không bình thường. Phần lớn di chứng để lại cho người bệnh là những rối loạn về tinh thần, mất ổn định về tình cảm, cá tính thay đổi, liệt thần kinh vận động ở chi trên hoặc chi dưới. Hiện tượng thất ngôn và loạn tinh thần có hệ thống thường ít gặp. Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 0,3-60% tùy theo trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và bội nhiễm vi khuẩn.

Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy điều trị trợ sức và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Người ta không dùng gammaglobulin và corticosteroid để điều trị vì không có tác dụng. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống là do việc chăm sóc bệnh nhân đúng đắn. Bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Không cần thiết phải cách ly bệnh nhân và khử khuẩn các chất tiết của người bệnh vì virut viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người qua chất bài tiết.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Virut viêm não Nhật Bản được lây truyền qua muỗi vectơ hút máu súc vật, do đó những súc vật hoang dại và súc vật nuôi trong nhà là vật chủ chính. Người được coi là vật chủ cuối cùng đối với virut viêm não Nhật Bản, vì trong máu người virut viêm não Nhật Bản tồn tại thời gian ngắn với hiệu giá thấp và muỗi vectơ thích hút máu súc vật hơn là máu người. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể được dự phòng bởi sự phối hợp của các biện pháp phòng trừ vectơ, ngăn ngừa vectơ, gây miễn dịch cho súc vật và cho người cảm nhiễm.

Phòng trừ vectơ truyền bệnh

Việc sử dụng hóa chất diệt vectơ viêm não Nhật Bản nói chung là có hiệu quả nhưng chỉ được giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định với giá thành rất cao. Ở Hàn Quốc người ta phun fenitrothion với thể tích cực nhỏ bằng máy bay đã có hiệu quả làm giảm mật độ C. tritaeniorhynchus trưởng thành khoảng 80% trong 4 ngày.

Việt Nam là nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước. Vì vậy việc phòng trừ vectơ viêm não Nhật Bản lại càng khó khăn hơn không chỉ vì thiếu tiền mua máy móc, hóa chất mà còn vì những cánh đồng lúa rộng lớn chứa đựng quần thể muỗi vectơ phong phú này. Do đó biện pháp phòng trừ bệnh viêm não Nhật Bản bằng phòng trừ vectơ, kể cả dùng hóa chất là hoàn toàn không thực tế và không có hiệu quả.

Tiêm chủng là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất

Gây miễn dịch phòng bệnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, điều đó đã được chứng minh ở tất cả các quốc gia sử dụng vaccin VNNB để phòng bệnh. Ở Việt Nam những năm qua nơi nào có sự bao phủ của vaccin này ở đó giảm rõ rệt số trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.

Bài viết Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản và các phương pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhan-biet-benh-viem-nao-nhat-ban-va-cac-phuong-phap-phong-ngua-5262/feed/ 0
Ấn Độ báo động tình trạng trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản https://benh.vn/an-do-bao-dong-tinh-trang-tre-em-tu-vong-do-viem-nao-nhat-ban-8610/ https://benh.vn/an-do-bao-dong-tinh-trang-tre-em-tu-vong-do-viem-nao-nhat-ban-8610/#respond Thu, 21 Jun 2018 06:52:00 +0000 http://benh2.vn/an-do-bao-dong-tinh-trang-tre-em-tu-vong-do-viem-nao-nhat-ban-8610/ Trong thập niên vừa qua, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện rất tốt công tác truyền thông, tuyên truyền việc tiêm vacxin phòng chống viêm não Nhật Bản trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ trong tháng 9 năm 2016, tại miền Đông Ấn Độ đã có 16 trẻ sơ sinh tử vong do căn bệnh nguy hiểm này. Qua đó báo hiệu những diễn biến bất thường của virus viêm não Nhật Bản.

Bài viết Ấn Độ báo động tình trạng trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong thập niên vừa qua, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện rất tốt công tác truyền thông, tuyên truyền việc tiêm vacxin phòng chống viêm não Nhật Bản trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ trong tháng 9 năm 2016, tại miền Đông Ấn Độ đã có 16 trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản. Qua đó báo hiệu những diễn biến bất thường của virus viêm não Nhật Bản.

Tìm hiểu về bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.  Bệnh gây nên do vi rut VNNB, lây truyền qua muỗi đốt.

Sở dĩ bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản bởi năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên bệnh là một loài vi rút từ đó đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản. Sau đó 3 năm, năm 1938 cũng các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi Culex tritaeniorhynchus (Cu-lếc tri-tê-nio-rin-cút) và tìm ra vai trò vật chủ và ổ chứa chính của vi rút VNNB là loài lợn và chim.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận đầu tiên vào năm 1952. Năm 1959 dịch Viêm não mùa hè được xác định là do vi rút VNNB bằng chẩn đoán huyết thanh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội. Năm 1964, lần đầu tiên vi rút VNNB được phân lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội, có ký hiệu HN-60.

Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng lúa nước hoặc vùng bán sơn địa.

Bệnh VNNB lưu hành tản phát theo mùa, thường từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa ở Miền Bắc, đỉnh cao vào các tháng 6, 7 hàng năm, bởi vậy đây là thời điểm dịch bệnh viêm não Nhật Bản hoành hành, các gia đình có con nhỏ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe con em mình.

Các biểu hiện của bệnh

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao (39-40 độ) kèm theo rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.

Báo động tình trạng trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản

Theo số liệu thống kê của ngành y tế Ấn Độ, trong 8 tháng đầu năm 2016 , trên lãnh thổ Ấn Độ ghi nhận khoảng 682 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 180 người thiệt mạng. Đặc biệt trong tháng 9/2016, chỉ trong 18 ngày tại bang Odisa, miền Đông Ấn Độ, đã ghi nhận 16 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do viêm não Nhật Bản từ ngày 9 – 27/9

viem-nao-nhat-ban-o-an-do

Thông thường, bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát vào thời điểm mùa mưa. Nguyên nhân gây bệnh thường do thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm; bị muỗi hoặc côn trùng cắn; lây nhiễm từ hơi thở chứa nước bọt của người bệnh. Tuy nhiên, diễn biến bệnh năm nay phức tạp, tỷ lệ trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản, đặc biệt là trẻ sơ sinh tăng đột biến nên giới chức y tế địa phương khuyến cáo, người dân cần nhanh chóng  đưa người bệnh đến bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng viêm não Nhật Bản để tránh những hậu quả đau lòng sẽ xảy ra.

Bài viết Ấn Độ báo động tình trạng trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/an-do-bao-dong-tinh-trang-tre-em-tu-vong-do-viem-nao-nhat-ban-8610/feed/ 0
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em của Bộ y tế https://benh.vn/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-benh-viem-nao-cap-o-tre-em-cua-bo-y-te-4624/ https://benh.vn/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-benh-viem-nao-cap-o-tre-em-cua-bo-y-te-4624/#respond Thu, 15 Mar 2018 08:00:14 +0000 http://benh2.vn/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-benh-viem-nao-cap-o-tre-em-cua-bo-y-te-4624/ Viêm não cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não cấp ở trẻ em, chủ yếu là do vi rút. Tùy loại vi rút, bệnh có thể lây qua trung gian muỗi đốt (đối với viêm não Nhật Bản), đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá...Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ tuổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề.

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em được ban hành theo quyết định số 1905 /2003/QÐ-BYT ngày 4 / 6 /2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đây là chỉ dẫn chi tiết giúp các bác sỹ tuyến cơ sở, trung ương điều trị viêm não cấp ở trẻ em.

viem-nao-cap-tre-em

Tổng quan về bệnh viêm não cấp ở trẻ em

Khái niệm viêm não cấp ở trẻ em

  • Viêm não cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não cấp ở trẻ em, chủ yếu là do vi rút.
  • Tùy loại vi rút, bệnh có thể lây qua trung gian muỗi đốt (đối với viêm não Nhật Bản), đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá…
  • Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ tuổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề.

Dịch tễ học bệnh viêm não cấp ở trẻ em

Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, ở nhiều địa phương khác nhau, số người mắc bệnh có xu hướng tăng vào thời gian nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Một số dạng viêm não cấp thường gặp như sau.

Viêm não Nhật Bản:

  • Lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành .
  • Xuất hiện rải rác quanh năm, thường xảy ra thành dịch vào các tháng 5,6,7
  • Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở trẻ từ 2 đến 8 tuổi.

Viêm não do vi rút khác như

  • Virus đường ruột (Enterovirus): thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào các tháng 3, 4, 5, 6 và lây truyền qua đường tiêu hóa.
  • Virus Herpes simplex: Thường là Herpes simplex typ 1 (HSV1). Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, lây truyền qua đường hô hấp. Thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi

Viêm não cấp cũng có thể do các chủng virus khác nữa.

Chẩn đoán bệnh viêm não cấp ở trẻ em

Các căn chứ để chẩn đoán bệnh viêm não cấp ở trẻ em bao gồm:

  • Yếu tố dịch tễ học
  • Các triệu chứng và diễn biến lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Loại trừ các bệnh có biểu hiện thần kinh nhưng không phải viêm não.

Chẩn đoán viêm não cấp dựa trên yếu tố dịch tễ

Căn cứ vào tuổi, mùa, nơi cư trú, số người mắc trong cùng thời gian.

Chẩn đoán viêm não cấp dựa trên triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn khởi phát viêm não cấp

  • Sốt: Sốt là triệu chứng phổ biến, xảy ra đột ngột, sốt liên tục 39-40oC nhưng cũng có khi sốt không cao.
  • Nhức đầu, quấy khóc, kích thích, kém linh hoạt .
  • Buồn nôn, nôn ói.

Có thể có các triệu chứng khác như:

  • Tiêu chảy, phân không có nhày, máu.
  • Ho, chảy nước mũi.
  • Phát ban: mẩn đỏ, bọng nước hoặc ban máu ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét miệng (hội chứng tay-chân-miệng, gặp ở viêm não do  Enterovirus 71)

Giai đoạn toàn phát viêm não cấp

Sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các biểu hiện thần kinh:

  • Rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê.
  • Thường có co giật
  • Có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: hội chứng màng não, các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ…
  • Có thể có suy hô hấp hoặc sốc

Các thể lâm sàng của viêm não cấp

  • Thể tối cấp: sốt cao liên tục, hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy mạch và dẫn đến tử vong nhanh.
  • Thể cấp tính: diễn biến cấp với các biểu hiện lâm sàng nặng, điển hình.
  • Thể nhẹ: rối loạn tri giác mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng.

Chẩn đoán viêm não cấp dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm dịch não tủy chẩn đoán viêm não cấp

  • Dịch trong, áp lực bình thường hoặc tăng.
  • Tế bào bình thường hoặc tăngtừ vài chục đến vài trăm/ml, chủ yếu là bạch cầu đơn nhân.
  • Protein bình thường hoặc tăng nhẹ dưới 1g/l.
  • Glucose bình thường.

Lưu ý: Không chọc dò dịch não tuỷ trong trường hợp có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, đang sốc, suy hô hấp nặng.

Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm não cấp

  • Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường
  • Ký sinh trùng sốt rét âm tính.
  • Ðiện giải đồ và đường huyết thường trong giới hạn bình thường
  • Các xét nghiệm xác định nguyên nhân (áp dụng tại cơ sở có điều kiện):
  • Phản ứng ELISA dịch não tủy hoặc huyết thanh tìm kháng thể IgM.
  • Phản ứng khuyếch đại chuỗi gen PCR trong dịch não tủy.
  • Phân lập virus từ dịch não tủy, máu, bọng nước ở da, dịch mũi họng, phân.
  • Phân lập virus từ mô não ở bệnh nhân tử vong.

Các xét nghiệm và kỹ thuật khác:

  • Ðiện não đồ
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não

Chẩn đoán phân biệt viêm não cấp

  • Cần chẩn đoán phân biệt viêm não cấp ở trẻ em với các bệnh lý sau đây.
  • Co giật do sốt cao
  • Viêm màng não mủ
  • Viêm màng não do lao
  • Ngộ độc cấp
  • Sốt rét thể não
  • Chảy máu não – màng não
  • Ðộng kinh
  • Hạ đường huyết
  • Rối loạn chuyển hoá, điện giải

Ðiều trị viêm não cấp ở trẻ em

Viêm não do vi rút là một bệnh nặng, nguy cơ tử vong và di chứng cao, cần được điều trị sớm. Hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu trừ viêm não do Herpes simplex. Vì vậy, điều  trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ là chủ yếu.

Nguyên tắc điều trị viêm não cấp ở trẻ em

  • Hạ nhiệt
  • Chống co giật
  • Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp
  • Chống phù não
  • Ðiều chỉnh rối loạn nước, điện giải, đường huyết (nếu có)
  • Bảo đảm tuần hoàn
  • Ðảm bảo chăm sóc và dinh dưỡng
  • Ðiều trị nguyên nhân
  • Phục hồi chức năng sớm

Hạ nhiệt, giảm sốt trong viêm não cấp

  • Cho trẻ uống đủ nước, nới rộng quần áo, tã lót và lau mát.
  • Nếu sốt cao trên 38,5oC hạ nhiệt bằng Paracetamol 15mg/kg/lần, uống hoặc đặt hậu môn (có thể nhắc lại sau 6 giờ, ngày 4 lần nếu còn sốt cao).

Chống co giật cho trẻ bị viêm não cấp

Dùng thuốc Diazepam chống co giật cho trẻ bị viêm não cấp

  • Sử dung theo một trong các cách dưới đây:
  • Ðường tiêm bắp: liều 0,2 -0,3 mg/kg
  • Ðường tĩnh mạch: liều 0,2 – 0,3 mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. (Chỉ thực hiện ở cơ sở có điều kiện hồi sức vì có thể gây ngừng thở).
  • Ðường trực tràng: Liều 0,5 mg/kg

Cách thức thực hiện

  • Lấy lượng thuốc đã tính (theo cân nặng) từ ống Diazepam dạng tiêm vào bơm tiêm 1ml. Sau đó rút bỏ kim.
  • Ðưa bơm tiêm vào trực tràng 4-5 cm và bơm thuốc
  • Kẹp giữ mông trẻ trong vài phút.
  • Nếu sau 10 phút vẫn còn co giật thì cho liều Diazepam lần thứ 2.
  • Nếu vẫn tiếp tục co giật thì cho liều Diazepam lần thứ 3, hoặc Phenobarbital  (Gardenal) 5 – 8 mg/kg/24 giờ chia 3 lần, tiêm bắp.

Bảo đảm thông khí, chống suy hô hấp cho trẻ bị viêm não cấp

Luôn bảo đảm thông đường hô hấp: Ðặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau và nghiêng về một bên, hút đờm rãi khi có hiện tượng tắc đường hô hấp do  xuất tiết, ứ đọng.

Nếu suy hô hấp: thở ôxy, chỉ định đặt nội khí quản, bóp bóng hoặc thở máy.

Thở oxy:

Chỉ định: co giật, suy hô hấp, độ bão hòa ôxy SaO2 < 92% (nếu đo được)

Phương pháp: Thở ôxy qua ống thông, mặt nạ với liều lượng 1- 3 lít/phút tùy theo lứa tuổi và mức độ suy hô hấp.

Ðặt nội khí quản và thở máy

Chỉ định: Ngưng thở hoặc có cơn ngừng thở, thất bại khi thở ôxy

Phương pháp thực hiện: Lưu ý các thông số ban đầu khi thở máy:

  • Chế độ: thở kiểm soát thể tích
  • FiO2 ban đầu: 100%
  • Thể tích khí lưu thông (TV): 10-15 ml/ kg
  • Tần số thở: dưới 1 tuổi: 25 lần/ phút; từ 1-5 tuổi: 20 lần/ phút; trên 5tuổi: 15lần/phút.
  • Tỉ lệ hít vào/ thở ra (I/E): 1/ 2
  • Cài đặt PEEP: 4cmH2O.
  • Ðiều chỉnh các thông số dựa trên diễn biến, đáp ứng lâm sàng và SaO2, khí máu.
  • Trong trường hợp không đặt được nội khí quản thì bóp bóng giúp thở qua mặt nạ. Nếu không có máy thở thì bóp bóng qua nội khí quản. Tần số bóp bóng từ 20 đến 30 lần/phút.
  • Dừng thở máy và rút nội khí quản khi bệnh nhân tự thở kèm theo hết co giật,  huyết động học ổn định, X quang phổi bình thường, khí máu bình thường với FiO2<40% và PEEPĠ 4cmH2O.

Chống phù não trong viêm não cấp ở trẻ em

Chỉ định: Khi có các dấu hiệu của phù não như nhức đầu kèm theo dấu hiệu kích thích, vật vã hoặc li bì, hôn mê; phù gai thị; đồng tử không đều; liệt khu trú; gồng cứng; nhịp thở không đều, mạch chậm kèm theo huyết áp tăng.

Phương pháp:

  • Tư thế nằm: Ðầu cao 30 độ
  • Thở ôxy. Khi thở máy cần tăng thông khí và giữ PaO2 từ 90-100mmHg và PaCO2 thấp từ 25-35mmHg.
  • Dung dịch Manitol 20% : Liều 0,5g/kg (2,5ml/kg) truyền tĩnh mạch 15 phút đến 30 phút. Có thể truyền nhắc lại sau 8 giờ nếu còn dấu hiệu phù não nhưng không quá 3 lần trong 24 giờ và không quá 3 ngày. Không dùng Manitoltrong trường hợp sốc, phù phổi.
  • Khi truyền cần theo dõi lâm sàng và điện giải đồ (nếu có điều kiện) để phát hiện dấu hiệu quá tải và rối loạn điện giải.

Ðiều chỉnh rối loạn điện giải, đường huyết (nếu có)

  • Bồi phụ đủ nước và điện giải. Cần thận trọng khi có dấu hiệu phù phổi.
  • Sử dụng dung dịch mặn ngọt đẳng trương. Lượng dịch truyền tính theo trọng lượng cơ thể.
  • Ðiều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan dựa vào điện giải đồ và khí máu.

Chống sốc khi trẻ bị viêm não cấp

Nếu có tình trạng sốc, có thể sử dụng Dopamine truyền tĩnh mạch, liều bắtđầu từ 3-5 (g/ kg/ phút và tăng dần, tối đa không quá 10 (g/ kg/ phút.

Ðảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc , phục hồi chức năng cho trẻ viêm não cấp

Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm não cấp

  • Cung cấp thức ăn dễ tiêu, năng lượng cao, đủ muối khoáng và vitamin. Năng lượng đảm bảo cung cấp 50-60Kcal/kg/ngày.
  • Ðảm bảo cho trẻ bú mẹ. Trẻ không bú được phải chú ý vắt sữa mẹ và đổ từng thìa nhỏ hoặc ăn bằng ống thông dạ dày (chia làm nhiều bữa hoặc nhỏ giọt liên tục). Cần thận trọng vì dễ sặc và gây hội chứng trào ngược.
  • Nếu trẻ không tự ăn được thì phải cho ăn qua ống thông mũi-dạ dày hay dinh dưỡng qua truyền tĩnh mạch. Có thể bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B.

Chăm sóc và theo dõi

  • Chú ý chăm sóc da, miệng, thường xuyên thay đổi tư thế để tránh tổn thương do đè ép gây loét và vỗ rung để tránh xẹp phổi và viêm phổi do ứ dịch.
  • Hút đờm rãi thường xuyên.
  • Chống táo bón
  • Bí tiểu, căng bàng quang:Xoa bóp cầu bàng quang. Hạn chế thông tiểu vì cónguy cơ bội nhiễm.
  • Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, mức độ tri giác; các dấu hiệu phù não, SaO2, điện giải đồ và đường huyết.

Phục hồi chức năng cho trẻ bị viêm não cấp

Tiến hành sớm khi trẻ ổn định lâm sàng hoặc khi có di chứng.

Dùng thuốc kháng virus nếu viêm não cấp do virus

Khi chẩn đoán viêm não do Herpes simplex thì có thể dùng Acyclovir, liều 20mg/kg mỗi 8 giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Thời gian điều trị: ít nhất 14 ngày.

Dùng thuốc kháng sinh nếu trẻ viêm não cấp có bội nhiễm

  • Trường hợp chưa loại trừ được viêm màng não mủ
  • Khi bội nhiễm.

Phân tuyến điều trị viêm não cấp ở trẻ em

Điều trị viêm não cấp cho trẻ em không thể diễn ra ở những tuyến dưới mà cẩn chuyển lên tuyến trên điều trị. Những trường hợp nguy hiểm, có dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng phải chuyển ngay lên tuyến trung ương để xử trí.

Tuyến xã trong điều trị viêm não cấp ở trẻ em

Phát hiện các trường hợp nghi ngờ, xử trí cấp cứu ban đầu, chống co giật (nếu có) và chuyển lên tuyến trên.

Tuyến huyện trong điều trị viêm não cấp ở trẻ em

  • Chẩn đoán và xử trí thể nhẹ.
  • Chuyển lên tuyến trên các trường hợp nặng và các trường hợp ở thể nhẹ nhưng không có điều kiện chọc dò dịch não tủy.

Tuyến tỉnh trong điều trị viêm não cấp ở trẻ em

  • Tiếp nhận khám và điều trị cho tất cả các trường hợp viêm não cấp.
  • Chỉ chuyển lên tuyến trên

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em của Bộ y tế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-benh-viem-nao-cap-o-tre-em-cua-bo-y-te-4624/feed/ 0
18 nghìn trẻ từ 6 đến 15 tuổi được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản miễn phí https://benh.vn/18-nghin-tre-tu-6-den-15-tuoi-duoc-tiem-ngua-viem-nao-nhat-ban-mien-phi-9112/ https://benh.vn/18-nghin-tre-tu-6-den-15-tuoi-duoc-tiem-ngua-viem-nao-nhat-ban-mien-phi-9112/#respond Wed, 26 Apr 2017 07:01:27 +0000 http://benh2.vn/18-nghin-tre-tu-6-den-15-tuoi-duoc-tiem-ngua-viem-nao-nhat-ban-mien-phi-9112/ Theo thông tin từ ông Trần Như Dương - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế  cho biết đã chấp thuận triển khai tiêm chủng miễn phí văcxin ngừa viêm não Nhật Bản cho 180.000 trẻ em 6-15 tuổi kể từ tháng 3/2017 tới 16 tỉnh thành trên cả nước.

Bài viết 18 nghìn trẻ từ 6 đến 15 tuổi được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản miễn phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo thông tin từ ông Trần Như Dương – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế  cho biết đã chấp thuận triển khai tiêm chủng miễn phí văcxin ngừa viêm não Nhật Bản cho 180.000 trẻ em 6-15 tuổi kể từ tháng 3/2017 tới 16 tỉnh thành trên cả nước.

Đặc điểm của bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trong đó, Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).

Viêm não Nhật Bản để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tiêm bổ sung để phòng bệnh

Theo thống kê, hiện số mắc viêm não Nhật Bản đã giảm nhiều so với trước đây, tuy nhiên 16 tỉnh thành tiêm bổ sung vacxin đều là các khu vực có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản cao. Vì vậy, việc tiêm là hết sức cần thiết, hạn chế những biến chứng bởi căn bệnh này như tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.

Các tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và một số tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây nguyên rải rác có ca bệnh và nếu không tiêm phòng sẽ có nguy cơ trở thành dịch.

Với đợt tiêm chủng kể trên, ông Dương cho biết trẻ 6-15 tuổi chưa tiêm viêm não Nhật Bản, tiêm chưa đủ mũi hoặc không nhớ rõ về tiền sử tiêm chủng đang sống tại 28 huyện của 16 tỉnh sẽ được tiêm hoàn toàn miễn phí.

Benh.vn (Theo tuoitre.vn)

Bài viết 18 nghìn trẻ từ 6 đến 15 tuổi được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản miễn phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/18-nghin-tre-tu-6-den-15-tuoi-duoc-tiem-ngua-viem-nao-nhat-ban-mien-phi-9112/feed/ 0
Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/ https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/#respond Wed, 04 Nov 2015 05:06:35 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/ Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não - viêm não thường gặp

Bài viết Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp

Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là loại viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Bệnh gặp chủ yếu ở các vùng nông thôn vào mùa xuân-hè-thu. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn so với người lớn do chưa có miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh kéo dài 6-16 ngày. Virus viêm não Nhật Bản có thể gây sốt đơn thuần, viêm màng não, và viêm não. Ở trẻ em bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao, rối loạn tinh thần, có thể có co giật (hội chứng não cấp). Ở người lớn bệnh ít cấp tính hơn; bệnh nhân mệt mỏi trong một vài ngày, sau đó xuất hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện tình trạng rối loạn tinh thần, các dấu màng não, liệt vận động, các dấu thần kinh bệnh lý. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các cơn xoắn vặn chi.

Xét nghiệm DNT thường thấy tăng protein vừa phải, tăng tế bào. Thành phần tế bào có thể chủ yếu là bạch cầu đa nhân trong những ngày đầu của bệnh. Trong các trường hợp viêm não không có viêm màng não, DNT có thể hoàn toàn bình thường.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm não Nhật Bản có thể thực hiện với DNT và/hoặc huyết thanh của bệnh nhân. Sự có mặt của kháng thể IgM có giá trị chẩn đoán bệnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh nặng. Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh. Nhiều bệnh nhân có di chứng thần kinh sau giai đoạn cấp của bệnh, bao gồm rối loạn phát triển trí tuệ, động kinh, liệt vận động..). Phụ nữ có thai mắc bệnh viêm não Nhật Bản trong ba tháng đầu và ba tháng thứ hai của thai kỳ có thể bị sảy thai.

Bệnh viêm màng não do quai bị

Là nguyên nhân viêm màng não và viêm não khá phổ biến. Bệnh viêm màng não-não xuất hiện ở khoảng 30-50% số bệnh nhân quai bị; nam mắc nhiều hơn nữ; lứa tuổi dễ mắc viêm màng não do quai bị nhất là trẻ em 5-9 tuổi.

Bệnh viêm màng não và viêm não do quai bị có thể xuất hiện trước, cùng lúc, hoặc sau khi sưng các tuyến nước bọt. Trong một số trường hợp, viêm màng não là biểu hiện duy nhất của bệnh. Các triệu chứng bệnh bao gồm đau đầu, sốt, li bì… Các dấu màng não có thể không rõ rệt. Các bệnh nhân viêm não thường sốt rất cao, có rối loạn ý thức, liệt thần kinh sọ não. Những biểu hiện ít gặp hơn là viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barre…

Xét nghiệm DNT thường phát hiện tăng tế bào. Trong ngày đầu của bệnh, bạch cầu đa nhân có thể chiếm ưu thế. Protein DNT tăng vừa phải; đường DNT có thể giảm bất thường.

Viêm màng não do quai bị thường diễn biến lành tính. Một số tổn thương não-màng não có thể để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, não úng thủy..

Bệnh viêm não Herpes simplex

Virus gây viêm não cấp có hoại tử ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi.

Khởi phát cấp tính với sốt, đau đầu, rối loạn tính cách, rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ. Giai đoạn toàn phát bệnh nhân có rối loạn tri giác, có thể hôn mê, liệt nửa người.

Chụp CT thường thấy vùng giảm tỷ trọng ở thuỳ thái dương có phù não xung quanh, đôi khi đẩy lệch đường giữa.

Nhiều trường hợp bệnh đáp ứng ngoạn mục với acyclovir (dùng đường tĩnh mạch).

Bệnh viêm não-màng não do các Enterovirus

Các virus đường ruột (Enterovirus) lây truyền qua tiếp xúc phân-miệng hoặc hô hấp, thường gây bệnh ở trẻ em và người trẻ tuổi vào mùa xuân và mùa hè.

Virus bại liệt có thể gây viêm tủy, viêm màng não, và, rất hiếm khi, viêm não. Bệnh nhân viêm tủy do bại liệt có tình trạng bại hoặc liệt một vài nhóm cơ hoặc cả một cơ lớn dẫn đến di chứng teo cơ các mức độ khác nhau và rối loạn chức năng vận động sau khi bị bệnh.

Các virus Coxsackie nhóm A và B, virus ECHO thường gây viêm màng não nước trong, có thể kèm theo bại nhẹ. Các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, hội chứng màng não. Bệnh nhân nhiễm một số virus Coxsackie nhóm A và B có thể biểu hiện bằng hội chứng “tay, chân, miệng” với các nốt phỏng trên niêm mạc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số Enterovirus khác có thể gây đau cơ ngực và cơ bụng, viêm cơ tim. Phát ban dạng dát-sẩn có thể gặp, nhất là ở trẻ em.

Phần lớn các ca bệnh diễn biến lành tính; liệt thường khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nặng và tử vong.

Bệnh viêm màng não do Haemophilus influenzae type B

Haemophilus influenzae type B thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, viêm màng não do H. influenzae thường liên quan tới các ổ nhiễm trùng cận kề màng não như viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, hoặc một số bệnh tiềm tàng như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm phổi, chấn thương nền sọ gây rò rỉ DNT..

Viêm màng não do H. influenzae type B có thể đi kèm với các biểu hiện khác của nhiễm trùng toàn thân như viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm cơ, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương..

Biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do H. influenzae type B không có gì đặc biệt so với các viêm màng não khác. Sốt, đau đầu, nôn là các triệu chứng nổi bật. Dấu hiệu màng não có thể rõ hoặc kín đáo.

DNT trong viêm màng não do H. influenzae type B có biến loạn đặc trưng cho viêm màng não mủ với tăng protein thường > 1g/l, đường giảm, tế bào tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

Trên tiêu bản DNT nhuộm Gram, H. influenzae type B có thể nhìn thấy dưới dạng các cầu trực khuẩn Gram(-). Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT, máu và một số dịch thể khác. Các xét nghiệm ngưng kết latex, ELISA có khả năng cho chẩn đoán nhanh, có thể áp dụng ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh, nhưng hiện chưa có tại Việt nam.

Tỷ lệ tử vong trong viêm màng não do H. influenzae type B vào khoảng 5%. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn có các di chứng thần kinh như giảm thính lực hoặc điếc, chậm nói, não úng thủy.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu

N. meningitidis là tác nhân gây viêm màng não khá phổ biến. Bệnh lây qua đường hô hấp và thường mang tính chất dịch. Trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất

Viêm màng não do não mô cầu thường khởi phát cấp tới tối cấp. Hầu hết viêm màng não do não mô cầu thường đi kèm với nhiễm khuẩn huyết. Các biểu hiện thường gặp là sốt cao, rét run, đau đầu, nôn, rối loạn tinh thần. Bệnh nhân thường có hội chứng màng não nhưng không phải tất cả mọi trường hợp.

Dấu hiệu đặc trưng nhất cho nhiễm não mô cầu là ban trên da. Ban thường xuất hiện sớm, phân bố rải rác khắp cơ thể, có dạng dát sẩn mầu hồng kích thước 2-10 mm, chấm xuất huyết. Trong các trường hợp nặng, nhiều vùng da lớn bị xuất huyết và hoại tử. Tình trạng bệnh nhân thường nguy kịch, huyết áp hạ hoặc có thể có shock; suy đa cơ quan và đông máu nội quản rải rác có thể xảy ra.

Xét nghiệm DNT có tăng tế bào, chủ yếu bạch cầu đa nhân; protein tăng, đường giảm. Soi DNT có thể phát hiện N. meningitidis dưới dạng song cầu Gram (-). Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT, máu, dịch từ tổn thương da của bệnh nhân. Trong công thức máu, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng; một vài bệnh nhân có thể có CTM không bình thường.

Nhiễm trùng huyết và viêm màng não do não mô cầu thường có tỷ lệ tử vong cao (10-15%), nhất là trong những trường hợp bệnh tối cấp. Ở những bệnh nhân sống sót, các biến chứng thần kinh thường ít gặp.

Bệnh viêm màng não do phế cầu

Phế cầu (S. pneumoniae) là tác nhân gây viêm màng não thường gặp ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não thường có các ổ nhiễm phế cầu kề cận sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm nội tâm mạc… Nhiễm phế cầu nặng thường gặp ở các bệnh nhân có các bệnh cơ địa như nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh ác tính, các bệnh suy giảm miễn dịch. S. pneumoniae là vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm màng não mủ ở những người có tổn thương nền sọ và rò rỉ DNT.

Bệnh cảnh lâm sàng và biến đổi DNT trong viêm màng não do phế cầu không có gì khác biệt so với các viêm màng não mủ khác. S. pneumoniae có thể nhìn thấy trên tiêu bản DNT dưới dạng các cầu khuẩn Gram (+) hơi dài, xếp đôi, có vỏ bọc xung quanh. Vi khuẩn có thể phân lập được từ DNT và máu của bệnh nhân.

Bệnh viêm màng não do Listeria monocytogenes

L. monocytogenes lây theo đường tiêu hoá, là tác nhân hay gây viêm màng não mủ ở phụ nữ có thai, người già và trẻ sơ sinh và những đối tượng suy giảm miễn dịch khác.

Viêm màng não có thể cấp hoặc bán cấp với dịch não tuỷ nhiều khi có những thay đổi giống viêm màng não virus hoặc viêm màng não lao. Khi soi dịch não tuỷ có thể thấy vi khuẩn là những trực khuẩn nhỏ Gram dương, có xu hướng ở trong tế bào.

Các kháng sinh nhóm Cephalosporin không có tác dụng với vi khuẩn này. Điều trị đặc hiệu có thể dùng ampicillin hoặc cotrimoxazol.

Bệnh viêm màng não do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh

Tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosae) là hai vi khuẩn hàng đầu gây viêm màng não ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, sau chấn thương sọ não, phẫu thuật dẫn lưu DNT, viêm nội tâm mạc. Diễn biến viêm màng não do các vi khuẩn này thường nặng, điều trị khó, tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh viêm màng não do lao

Là loại viêm màng não kéo dài (mạn tính) thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát bán cấp hoặc từ từ trong khoảng 1-2 tuần với sốt và đau đầu tăng dần. Trên lâm sàng, các dấu màng não thường kín đáo. Liệt các dây thần kinh sọ não là dấu hiệu thường gặp (dây VI, VII, III..). Trong các giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể lú lẫn, hôn mê, liệt các chi.

Chọc dò tủy sống và xét nghiệm DNT là cơ sở để chẩn đoán lao màng não. Trong giai đoạn đầu của bệnh, DNT có thể trong hoặc lờ đục, protein tăng vừa phải, đường có thể giảm; tế bào DNT tăng, thành phần tế bào có thể là bạch cầu đa nhân hoặc lymphocyte. Ở các giai đoạn muộn, DNT có màu vàng chanh hoặc vàng đậm; protein tăng cao, đường và chloride giảm. Xét nghiệm soi tìm AFB trong DNT thường có tỷ lệ dương tính rất thấp. Nuôi cấy DNT tìm vi khuẩn lao có tỷ lệ dương tính cao hơn nhiều so với soi BK, hiện có thể thực hiện được ở một số bệnh viện lao lớn. Xét nghiệm PCR và ELISA chẩn đoán lao là những thăm dò cho phép chẩn đoán nhanh, nhưng độ nhạy của hai xét nghiệm vào khoảng 50-60% và độ đặc hiệu từ 85-92%.

Một vài thăm dò có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán lao màng não. Tổn thương lao cũ hoặc lao kê đồng hành có thể tìm thấy trên phim phổi. BK có thể soi thấy hoặc phân lập được từ các bệnh phẩm đờm hoặc dịch viêm ở các cơ quan và tổ chức khác của cơ thể, nếu có (dịch màng phổi, màng bụng, khớp, da..). Cấy máu trong môi trường đặc hiệu cho Mycobacteria có thể giúp phân lập được vi khuẩn lao. Xét nghiệm Mantoux có giá trị tham khảo trong chẩn đoán lao màng não.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não là thăm dò giúp chẩn đoán phân biệt lao màng não với các tổn thương choán chỗ (abscess não, u não..) gây triệu chứng thần kinh khư trú. Các hình ảnh thường thấy trong lao màng não-não là giãn các não thất, các ổ nhồi máu trong nhu mô não; đôi khi có thể thấy tổn thương u lao (tuberculoma) hoặc ổ abscess do lao. Đánh giá tiến triển của tổn thương khư trú trong não sau một thời gian điều trị cũng là một phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt lao và các bệnh khác.

Trong nhiều trường hợp, viêm màng não do lao không thể chẩn đoán xác định trên lâm sàng hoặc qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Khi các viêm màng não khác đã được loại trừ, hoặc khi lao màng não được nghi ngờ hoặc không thể loại trừ, cần tiến hành điều trị bệnh nhân bằng các thuốc chống lao. Sự cải thiện trong tình trạng của bệnh nhân (giảm các triệu chứng sốt và đau đầu, tình trạng tinh thần tốt lên, giảm các dấu hiệu màng não..) trong quá trình điều trị là bằng chứng hỗ trợ cho chẩn đoán. Biến loạn DNT hồi phục muộn hơn tình trạng lâm sàng; protein duy trì hoặc thậm chí tăng lên trong một vài tuần trước khi giảm dần. Đường và chloride DNT trở về bình thường là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có đáp ứng với điều trị. Thành phần tế bào DNT có thể tăng lên sau điều trị; tăng số bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp ở những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị.

Lao màng não là một bệnh nặng. Không được điều trị, tất cả các trường hợp bệnh đều tử vong. Những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị muộn thường có các di chứng về thần kinh như giảm trí tuệ, liệt vận động, teo dây thần kinh thị giác gây mù, liệt các dây thần kinh sọ não, não úng thủy…

Bệnh viêm màng não do Cryptococcus neoformans

Là loại viêm màng não thường gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS, rất hiếm gặp ở người bình thường. Bệnh diễn biến từ từ; các triệu chứng chính là đau đầu, buồn nôn, lú lẫn, giảm thị lực… Sốt và dấu hiệu màng não thường nhẹ hoặc hoàn toàn không có. Liệt các dây thần kinh sọ não thường không đối xứng, xuất hiện ở khoảng 1/4 số bệnh nhân. Bệnh tiến triển dẫn tới hôn mê; bệnh nhân thường tử vong do chèn ép thân tủy.

DNT thường biến loạn không đáng kể; các bào tử nấm có thể dễ dàng tìm thấy với số lượng lớn trển tiêu bản nhuộm mực tàu. C. neoforman có thể phân lập được từ các bệnh phẩm DNT, máu, nước tiểu. Kháng nguyên cryptococcus có thể phát hiện trong DNT và máu bằng xét nghiệm ngưng kết latex.

Bệnh viêm màng não do Angiostrongilus cantonensis

Người nhiễm A. cantonensis khi ăn phải một số động vật nhuyễn thể, tôm, cá, hoặc rau xanh bị nhiễm ấu trùng của loại giun này nhưng chưa được nấu chín kỹ. Trong cơ thể người, ấu trùng A.cantonensis xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây viêm, xuất huyết, hoại tử và sự hình thành các u hạt quanh ấu trùng giun trong tổ chức não.

Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn cảm giác. Sốt, dấu hiệu màng não, rối loạn tinh thần và tổn thương thần kinh khư trú là các triệu chứng thường gặp.

Nhiễm giun A. cantonensis được nghĩ tới khi bệnh nhân viêm màng não có tăng bạch cầu ái toan trong DNT và trong máu ngoại vi. Protein DNT thường tăng, đường không giảm. Ấu trùng giun trong DNT rất hiếm khi được tìm thấy. Chẩn đoán có thể được khẳng định bằng xét nghiệm ELISA tìm kháng thể với A. cantonensis trong huyết thanh người bệnh.

Bệnh  vêm não do Toxoplasma gondii

Thường xảy ra ở người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng (số TCD4 < 100 tế bào/mm3)

Tiến triển từ từ với các biểu hiện thần kinh khu trú như liệt vận động, liệt thần kinh sọ, thất ngôn; đau đầu, co giật, rối loạn ý thức; sốt.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não có cản quang kép: hình ảnh một hoặc nhiều ổ tổn thương hình vòng nhẫn kích thước <2cm ở cả hai bán cầu đại não.

Cần được điều trị sớm; điều trị theo kinh nghiệm nếu không làm được CT sọ não. Bệnh nhân thường tiến triển tốt về mặt lâm sàng trong vòng 1 tuần; các tổn thương trên phim CT sọ não cải thiện trong vòng 2 tuần.

Viện YHLS các Bệnh nhiệt đới Quốc gia.

Bài viết Chẩn đoán một số bệnh viêm màng não – viêm não thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-mot-so-benh-viem-mang-nao-viem-nao-thuong-gap-4591/feed/ 0
Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ miễn phí https://benh.vn/tiem-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-mien-phi-5831/ https://benh.vn/tiem-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-mien-phi-5831/#respond Sat, 15 Aug 2015 05:34:29 +0000 http://benh2.vn/tiem-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-mien-phi-5831/ Từ ngày 4-17/9, theo kế hoạch, tại các trạm y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng, hơn 66.500 trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản miễn phí.

Bài viết Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ miễn phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ ngày 4-17/9, theo kế hoạch, tại các trạm y tế trên địa bàn TP Đà Nẵng, hơn 66.500 trẻ từ 1-5 tuổi sẽ được tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản miễn phí.

Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản, trong đó mũi 2 cách mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3 nhắc lại sẽ tiêm vào tháng 9/2015.

Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết, vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là loại vacxin có độ an toàn cao, đã được sử dụng từ lâu và tỷ lệ tác dụng phụ rất thấp.

Để chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm bởi viêm não Nhật Bản là bệnh lây lan do muỗi đốt nên rất khó phòng tránh. Khi được tiêm 3 mũi, tỷ lệ bảo vệ đạt 90 – 95% và duy trì trong 3 năm, vì thế mới có 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Trẻ nào đã hoàn thàn 3 mũi cơ bản, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm nhắc lại cứ 3 năm 1 mũi cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Từ đầu năm đến nay, TP Đà Nẵng đã ghi nhận 10 ca theo dõi viêm não do virus trong đó kết quả xét nghiệm là 1 ca dương tính và 9 ca âm tính.

Bài viết Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ miễn phí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tiem-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-mien-phi-5831/feed/ 0