Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Truyền nhiễm » Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản và các phương pháp phòng ngừa

Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản và các phương pháp phòng ngừa

Tác giả: Hải Yến

Theo dõi Benh.vn trên

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay đang là giữa mùa hè, mùa của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhiều trường hợp đã phải nhập viện.

  • Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?
  • Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?
  • Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Cập nhật: 25/06/2019 lúc 12:20 chiều

Mục lục

  • 1 Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản
  • 2 Đường truyền bệnh của virut viêm não Nhật Bản.
  • 3 Giai đoạn viêm não cấp tính:
  • 4 Giai đoạn sau:
  • 5 Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản
  • 6 Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
    • 6.1 Phòng trừ vectơ truyền bệnh
    • 6.2 Tiêm chủng là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay đang là giữa mùa hè, mùa của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhiều trường hợp đã phải nhập viện. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về bệnh, các đường truyền của virut và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.

Nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản

viem-mang-nao-trong-viem-nao-nhat-ban

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virut cấp tính ở hệ thần kinh trung ương (Ảnh minh họa)

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virut cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do virut viêm não Nhật Bản lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Bệnh đã được biết từ năm 1871, nhưng mãi đến năm 1935 người ta mới phân lập được virut từ não của người bệnh ở Tokyo, Nhật Bản và năm 1938 Mitamura đã phân lập được virut viêm não Nhật Bản ở muỗi vectơ C. tritaeniorhynchus.

Đến năm 1959 những nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định ổ chứa virut là chim, lợn và muỗi C. tritaeniorhynchus là vectơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản giữa các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người.

Đường truyền bệnh của virut viêm não Nhật Bản.

Người bị muỗi nhiễm virut viêm não Nhật Bản đốt sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh từ 5-15 ngày. Thời kỳ phát bệnh thường kéo dài từ 1-6 ngày. Tuy nhiên có thể ngắn hơn trong 24 giờ và dài hơn tới 14 ngày. Bệnh bắt đầu đột ngột với triệu chứng sốt, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đau cơ, run, buồn nôn, nôn, sau đó cứng gáy và có dấu hiệu thần kinh.

Giai đoạn viêm não cấp tính:

Đặc điểm lâm sàng nổi bật trong giai đoạn này là tiếp tục sốt, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương khu trú, co giật, thay đổi cảm giác và nhiều trường hợp dẫn tới hôn mê. Thường sốt cao từ 38 – 40oC, nhịp tim tương đối chậm, nét mặt của người bệnh được mô tả như xám xịt, thẫn thờ, buồn tẻ, đôi mắt sợ sệt, nhìn chòng chọc (giống như bệnh parkison mạn tính) và giọng nói khàn, lè nhè, nói khó, nghe khó.

Dấu hiệu thần kinh như cứng gáy chiếm tới 80% trường hợp. Run là dấu hiệu thường gặp và thường thấy ở ngón tay, lưỡi, mi mắt và mắt. Co giật cũng là một đặc điểm lâm sàng thường gặp ở bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là ở trẻ em. Có thể có cơn động kinh toàn thân với những cử động run giật lặp đi lặp lại rất dữ dội. Một số trường hợp có cơn cường cơ làm cho trẻ uốn cong người và co đầu lại, hai chân dạng ra và hai tay gập lại ở góc khuỷu. Những cơn co giật cục bộ cũng thường gặp.

Muỗi chính là đường truyền bệnh viêm não Nhật Bản (Ảnh minh họa)

Giai đoạn sau:

Bệnh nhân có thể được hồi phục và thời kỳ này thông thường diễn biến chậm, bệnh nhân có thể được hồi phục các chức năng vận động, nhưng tri thức lại không bình thường. Phần lớn di chứng để lại cho người bệnh là những rối loạn về tinh thần, mất ổn định về tình cảm, cá tính thay đổi, liệt thần kinh vận động ở chi trên hoặc chi dưới. Hiện tượng thất ngôn và loạn tinh thần có hệ thống thường ít gặp. Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 0,3-60% tùy theo trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và bội nhiễm vi khuẩn.

Điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy điều trị trợ sức và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Người ta không dùng gammaglobulin và corticosteroid để điều trị vì không có tác dụng. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống là do việc chăm sóc bệnh nhân đúng đắn. Bệnh nhân phải được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Không cần thiết phải cách ly bệnh nhân và khử khuẩn các chất tiết của người bệnh vì virut viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người qua chất bài tiết.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Virut viêm não Nhật Bản được lây truyền qua muỗi vectơ hút máu súc vật, do đó những súc vật hoang dại và súc vật nuôi trong nhà là vật chủ chính. Người được coi là vật chủ cuối cùng đối với virut viêm não Nhật Bản, vì trong máu người virut viêm não Nhật Bản tồn tại thời gian ngắn với hiệu giá thấp và muỗi vectơ thích hút máu súc vật hơn là máu người. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể được dự phòng bởi sự phối hợp của các biện pháp phòng trừ vectơ, ngăn ngừa vectơ, gây miễn dịch cho súc vật và cho người cảm nhiễm.

Phòng trừ vectơ truyền bệnh

Việc sử dụng hóa chất diệt vectơ viêm não Nhật Bản nói chung là có hiệu quả nhưng chỉ được giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định với giá thành rất cao. Ở Hàn Quốc người ta phun fenitrothion với thể tích cực nhỏ bằng máy bay đã có hiệu quả làm giảm mật độ C. tritaeniorhynchus trưởng thành khoảng 80% trong 4 ngày.

Việt Nam là nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước. Vì vậy việc phòng trừ vectơ viêm não Nhật Bản lại càng khó khăn hơn không chỉ vì thiếu tiền mua máy móc, hóa chất mà còn vì những cánh đồng lúa rộng lớn chứa đựng quần thể muỗi vectơ phong phú này. Do đó biện pháp phòng trừ bệnh viêm não Nhật Bản bằng phòng trừ vectơ, kể cả dùng hóa chất là hoàn toàn không thực tế và không có hiệu quả.

Tiêm chủng là biện pháp phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất

Gây miễn dịch phòng bệnh là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, điều đó đã được chứng minh ở tất cả các quốc gia sử dụng vaccin VNNB để phòng bệnh. Ở Việt Nam những năm qua nơi nào có sự bao phủ của vaccin này ở đó giảm rõ rệt số trẻ mắc bệnh. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.

Chia sẻ

Dấu hiệu bệnh Giang mai, những tổn thương gặp phải

Trả lời: Giang mai là bệnh 90% lây truyền qua đường tình dục với thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần. Ngoài ra bệnh có thể lây qua đường tiêm truyền, qua da, niêm mạc, lấy từ mẹ sang con. Sang thương đẩu tiên là một dát cộm, sau đó sớm chuyển thành dạng sẩn […]

Có thể bạn quan tâm: Bệnh truyền nhiễm , Viêm não Nhật Bản

Sản phẩm nổi bật

san-loc-vang-cung-plasmakare
suc-hong-mieng-plasmakare-diet-covid
kien-ba-khoang-gel-plasmakare-no5

Bài viết liên quan

qc2

Top 3 nước súc họng diệt khuẩn, ngăn chặn covid, virus gây bệnh hô hấp tốt nhất

29/09/2021

qc1

Top 6 loại kem bôi viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

29/09/2021

qc2

Review 6 loại xịt chống muỗi tốt nhất cho bé hiện nay

15/09/2021

lay-nhiem-viem-nao-nhat-ban

Ấn Độ báo động tình trạng trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản

21/06/2018

Bệnh viêm não Nhật Bản tấn công cả người lớn và trẻ em

02/06/2020

cac-khu-vuc-co-dich-viem-nao-nhat-ban

Sơn La bùng phát dịch viêm não Nhật Bản B

05/04/2018

Xem nhiều nhất

Phẫu thuật thành công căn bệnh lạ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam

04/09/2017

Thời điểm nào nên bỏ bỉm cho trẻ?

23/01/2017

thuoc-tranh-thai

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai trong điều trị mụn

22/05/2019

Vì sao sex khiến con người hạnh phúc?

09/02/2017

Ngẫm về lời của nhà tiên tri mù Vanga sau khi Anh rời khỏi EU

04/04/2017

Bệnh Crohn quanh hậu môn

04/07/2016

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?

Thực hư chuyện tiêm vắc xin ngừa dại gây sa sút trí tuệ – Chuyên gia nói gì?

Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Bệnh chân tay miệng ở người lớn triệu chứng

Xuyên tâm liên và những tác dụng chữa bệnh

Xuyên tâm liên và những tác dụng chữa bệnh

Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19

Thuốc Molnupiravir kháng virus là thuốc gì mà được dùng cho bệnh nhân Covid-19

Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2

Thuốc kháng virus Molnupiravir và liệu trình 5 ngày ức chế SARS-CoV-2

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Bệnh chân tay miệng và cách điều trị

Tin mới nhất

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Viêm nang lông và các thuốc điều trị bệnh hiện nay

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần kiêng gì?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ độ 4 có chữa khỏi được không?

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả la hán và tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 6 tuổi bị mắc COVID-19 tại nhà tư vấn từ Giám đốc BV Nhi Trung ương

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu xóa bỏ mồ hôi chân tay

  • Top 5 nguyên nhân dị ứng da
  • Những bệnh thường gặp vào mùa xuân
  • Cây vối – kháng sinh tự nhiên điều trị hữu hiệu 8 loại bệnh này
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

Cách xử lý vấn đề mất khả năng ngửi sau khi mắc COVID-19

31/03/2022

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

Nghiên cứu mới Israel về vai trò của Vitamin D trong chống bệnh COVID-19

01/03/2022

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

Thiếu Vitamin D có thể làm tăng 14 lần nguy cơ trở nặng ở COVID-19 – Nghiên cứu tại Israel

01/03/2022

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

Mất mùi vị khi mắc Covid và những câu hỏi thường gặp

10/01/2022

Tập thể dục quá sức và hệ lụy

Tập thể dục quá sức và hệ lụy

12/12/2021

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện Trung Ương khác.

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com | admin@innocare.vn

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi