Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 19 Apr 2024 03:33:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:14:40 +0000 http://benh2.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh đường hô hấp do virut hợp bào hô hấp virus Respiratoire Syncytial (VRS) gây nên. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê tại Pháp, tất cả trẻ dưới 2 tuổi đều mắc ít nhất 1 lần bệnh này. Bệnh này thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa. Bệnh cũng có liên quan đến chứng hen ở trẻ đang bú mẹ.

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản

Phần lớn trẻ khi mắc bệnh này thường có những biểu hiện như ho, nghẹt mũi, sốt,…

Bệnh này có nguy hiểm với trẻ em nhất là trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ thể lực kém

Nhưng đối với những trẻ có thể lực kém, bệnh viêm tiểu phế quản trở nên nguy hiểm và đôi khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ. Theo thống kê tại Pháp, 17% trẻ mắc bệnh này phải nhập viện điều trị và cần được chăm sóc tích cực của các bác sỹ nhi khoa.

Đối với trẻ thiếu tháng

Những trẻ sinh non đặc biệt có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao. Những tuần cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn hoàn thiện một số bộ phận quan trọng của trẻ, trong đó có sự phát triển cuối cùng của phổi.

Thành phế quản của trẻ sinh non dày hơn các trẻ được sinh đủ tháng và các ống phế quản tiết ra nhiều chất nhầy. Khi vi-rút hô hấp xâm nhập, chúng làm đường hô hấp của trẻ sinh non hẹp lại nhanh hơn những trẻ khác, do đó trẻ rất dễ bị suy hô hấp.

Theo thống kê tại Pháp, trẻ sinh non mắc virut VRS phải nhập viện điều trị cao hơn những trẻ sinh đủ tháng tới 1,5 lần.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện

  • Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Nôn nhiều.
  • Thở nhanh, nhịp thở nhiều hơn 50-60 lần/phút.Có triệu chứng khó thở như co kéo lồng và các cơ liên sườn, hõm ức.
  • Tím tái.

Có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản-phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch…

Phương pháp phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ
  • Hạn chế cho trẻ tới những nơi đang có dịch hô hấp
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nhưng người bị cúm.
  • Dùng giấy ăn ăn lau mũi cho trẻ, sau đó vứt đi. Khống tái sử dụng.
  • Đối với trẻ sinh thiếu tháng, có thể cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm tiểu phế quản virus Respiratoire Syncytial

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/#respond Tue, 02 Apr 2024 07:56:17 +0000 https://benh.vn/?p=46763 Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mặc dù có một số biện pháp phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản tại nhà, tuy nhiên tuân thủ lời khuyên của các bác sĩ vẫn là quan trọng nhất. Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng khó chịu là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Ho kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng xấu đi nào cũng phải được báo cáo để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

trà xanh

Một số món ăn dành cho trẻ viêm phế quản được áp dụng tại các nước phương Tây

Quả tầm xuân: là biện pháp điều trị nhà phổ biến nhất cho viêm phế quản ở trẻ em vì nó chứa một nguồn vitamin c và chất flavonoid dồi dào, rất hữu ích cho việc làm lỏng chất nhầy. Quả tầm xuân có thể có sẵn trong một số loại trà có hương vị trái cây đã khử caffein pha cho trẻ em bị viêm phế quản.

Nam việt quất: rất hữu ích trong việc chống lại nhiễm virus vì nó làm suy yếu khả năng nhiễm trùng gây ra bởi vi trùng bám dính vào tế bào. Ta có thể trộn một chút nước ép nam việt quất với trà hoa hồng hoặc nước chanh vì đó là sự kết hợp hoàn hảo và được biết đến với vai trò bảo vệ cơ thể hữu hiệu.

Trà xanh: chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì với vai trò tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng của trà xanh. Cũng chứa một hàm lượng flavonoid đủ lớn, trà xanh còn ngăn cản nhiễm trùng niêm mạc đường hô hấp hiệu quả. Trẻ em sẽ thích uống trà xanh nếu được pha với nước chanh và mật ong cũng như lượng đường vừa phải.

Trà cam thảo: có thể dễ dàng tìm mua trong các cửa hàng hoặc trên siêu thị. Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà được sử dụng rộng rãi cho viêm phế quản và ho thông thường.

Mật ong: nhiều bác sĩ khuyên rằng nên dùng một thìa cà phê mật ong để làm dịu cơn ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, mật ong chỉ được khuyến cáo cho trẻ em trên 1 tuổi vì nguy cơ bị đau dạ dày cao ở trẻ nhỏ.

mật ong

Bột nghệ: có thể pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa và uống 2-3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất. Để hiệu quả hơn, cần cung cấp sữa và đồ uống nghệ vào sáng sớm khi dạ dày còn rỗng và trước khi đi ngủ. Thực phẩm này sẽ không gây hại cho dạ dày của trẻ.

Các phương pháp kết hợp khác

Chườm nóng: chườm nóng trên lưng và ngực của trẻ có thể giúp làm giảm tác động của viêm phế quản ở trẻ em. Đây là biện pháp khắc phục tự nhiên phổ biến nhất đối với viêm phế quản và có thể giảm đau ngay lập tức cho trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ của khăn để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.

Chà xát ngực: có thể kết hợp với một số loại tinh dầu có mùi dịu nhẹ khiến trẻ dễ chịu, song nên lưu ý nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc đã từng kích ứng da với các loại tinh dầu trước đây.

Xúc miệng, xịt mũi bằng nước muối sinh lý: đây là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để giữ sạch đường hô hấp trên của trẻ. Nhược điểm là xúc miệng chỉ được áp dụng với trẻ trên 3 tuổi, những trẻ nhỏ hơn nên được cha mẹ vệ sinh miệng bằng khăn mềm mỗi ngày.

trà cam thảo

Nhiều trẻ có thể không thích những thực phẩm được liệt kê phía trên, nên lúc này cha mẹ đừng quên bổ sung đủ nước cho trẻ. Việc xuất tiết nhiều đờm và sốt sẽ khiến trẻ bị mất nước, càng làm cơ thể mệt mỏi. Hãy động viên trẻ uống nhiều nước, nếu uống được orezol sẽ càng tốt, và theo dõi triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phe-quan-46763/feed/ 0
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/ https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/#respond Fri, 03 Nov 2023 01:41:08 +0000 https://benh.vn/?p=46693 Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

tre-bi-viem-phe-quan

Ảnh 1. Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Nguyên nhân viêm phế quản

Các loại vi-rút phổ biến nhất liên quan đến viêm phế quản là các loại vi rút type A và B gây ra bệnh cúm; rhinovirus, parainfluenza, và coronavirus, gây cảm lạnh thông thường. Nhiễm virus có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiễm vi khuẩn với Mycoplasma pneumoniae, viêm phổi do Chlamydia, và ho gà Bordetella, đặc biệt ở người trẻ tuổi, có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính (ảnh 1)

Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc vật lý (ho, hắt hơi, bắt tay…) hoặc tiếp xúc với vật dụng (bàn ghế, quần áo, đồ chơi…) mà một người bị nhiễm đã chạm vào.

RSV có thể tồn tại trong 30 phút trên bàn tay của một người và trong vòng 5 giờ đối với vật dụng (ví dụ: cốc, nắm cửa, điện thoại). Nó có thể tồn tại trong không khí khi một người bệnh hắt hơi, ho hoặc cười, và thường đi vào cơ thể qua mắt hoặc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị nhiễm bệnh bởi các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc bạn cùng đi nhà trẻ. (ảnh 2)

viem-phe-quan-tre-em

Ảnh 2. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh

  • Adenovirus (virus gây cảm lạnh thông thường và cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng)
  • Chlamydia (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Vi rút Parainfluenza (thường gây bệnh vào đầu năm và gây bệnh mọi năm)
  • Human metapneumovirus (nhiễm trùng có thể không gây ra triệu chứng)
  • Mycoplasma pneumoniae (cũng có thể gây viêm phổi)
  • Enterovirus (ví dụ: coxsackievirus)
  • Rhinovirus (thường xuyên gây ra cảm lạnh thông thường)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản

khoi-thuoc-la

Ảnh 3. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ nắng viêm phế quản ở trẻ em

Tuy nguyên nhân gây viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp nói chung đa phần bắt nguồn từ virus và vi khuẩn, nhưng trong những điều kiện khác nhau thì tình trạng nhiễm bệnh và diễn biến bệnh của mỗi người cũng không giống nhau. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, cũng như khiến viêm phế quản diễn biến nặng nề, cụ thể bao gồm:

  • Khói thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. (ảnh 3)
  • Sức đề kháng thấp: Có thể do một căn bệnh cấp tính khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Nguy cơ phát triển viêm phế quản sẽ lớn hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất kích thích đường hô hấp, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.
  • Trào ngược dạ dày: Sự lặp đi lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua có thể kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ bị phát triển thành viêm phế quản.
  • Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nơi có điều kiện sống thấp, mức thu nhập kém trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn so với môi trường thông thoáng và điều kiện vệ sinh đảm bảo. (ảnh 4)

ve-sinh-nguon-nuoc

Ảnh 4. Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp

Trong những yếu tố nguy cơ kể trên, khói thuốc lá là nguy cơ đáng lo ngại nhất, song cũng là nguy cơ dễ phòng tránh nhất. Một môi trường không khói thuốc sẽ bảo vệ bạn và những người xung quanh không chỉ mắc bệnh viêm phế quản nói riêng mà còn cả những bệnh về đường hô hấp nói chung.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Theo Mayoclinic.org

Bài viết Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-va-cac-yeu-to-nguy-co-gay-viem-phe-quan-tre-em-46693/feed/ 0
Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/ https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/#respond Sat, 22 Jul 2023 04:43:36 +0000 https://benh.vn/?p=46707 Viêm phế quản cấp tính nếu tiến triển nhiều đợt sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp, nặng hơn là dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Để tránh xảy ra tình trạng này, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa viêm phế quản tái phát ở trẻ.

Bài viết Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính nếu tiến triển nhiều đợt sẽ gây ra tổn thương nặng nề cho hệ hô hấp, nặng hơn là dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Để tránh xảy ra tình trạng này, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về các phương pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa viêm phế quản tái phát ở trẻ.

Trẻ bị viêm phế quản như thế nào?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của khí quản và đường hô hấp trong phổi. Thông thường, khi các đường dẫn khí bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, lớp niêm mạc bị viêm, có thể dẫn đến ho dai dẳng, lâu dài kéo theo toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân thường do vi-rút.

Hầu hết các trẻ không cần phải đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản cấp tính, vì nhiễm trùng gây ho thường biến mất sau hai đến ba tuần, cùng với các triệu chứng khác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản

  • Khói thuốc lá.
  • Sức đề kháng thấp.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch.

trẻ bị sốt

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến nhất ở trẻ em là ho và tăng tiết đờm. Ban đầu là ho khan, về sau sẽ tiết nhiều đờm có màu trắng khi trẻ mới nhiễm vi-rút, nếu đờm chuyển màu vàng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu nhẹ: các cơn đau đầu âm ỉ kết hợp với mệt mỏi toàn thân làm trẻ khó chịu.
  • Sốt nhẹ: trẻ sốt 37.5 đến 38°C, hiếm khi sốt cao đến 39 – 40°C; khi sốt dưới 38.5°C không cần dùng thuốc hạ sốt mà nên chườm khăn ấm và lau người cho trẻ.
  • Viêm họng: trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát cổ họng, khám thấy họng đỏ, không có mủ khi chưa bội nhiễm vi khuẩn.
  • Đau nhức hoặc đau thắt ngực: nhất là khi ho hoặc thở gắng sức, tình trạng này cũng ít khi xảy ra.
  • Thở khò khè, khó thở: đường dẫn khí trong phổi bị viêm và phù nề, xuất tiết đờm làm tắc nghẽn khiến không khí khó lưu thông.
  • Cảm thấy mệt, nhức mỏi cơ thể: kết hợp các triệu chứng trên làm trẻ trở nên mệt mỏi.
  • Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính thì sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hồi phục sau cảm lạnh và các bệnh hô hấp thông thường khác. Thở khò khè, khó thở và ho có thể trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.
  • Hít thở có thể trở nên ngày càng khó khăn.
  • Ở những trẻ mắc bệnh hen suyễn, cơn viêm phế quản có thể xuất hiện đột ngột và kích hoạt các triệu chứng khác như tức ngực, khó thở, thở khò khè… dẫn đến cơn suy hô hấp cấp, cần phải đưa ngay đến bệnh viện để xử trí.

Phòng ngừa viêm phế quản

  • Một số biện pháp có thể được thực hiện để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, mở cửa sổ để căn nhà thông thoáng, khô ráo.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên được sử dụng phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc hút bụi đều đặn.
  • Cha mẹ cần quan tâm giữ ấm phòng, mặc quần áo ấm cho trẻ vào mùa đông.
  • Rửa tay thường xuyên là một biện pháp đã được chứng minh không những ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Đối với trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn dặm thích hợp trong những tháng tiếp theo, tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ để hệ miễn dịch của trẻ phát triển hoàn thiện.

Bài viết Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-ngua-viem-phe-quan-o-tre-em-46707/feed/ 0
Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/ https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/#respond Thu, 08 Sep 2022 05:00:39 +0000 https://benh.vn/?p=45204 Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus RSV.

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.

viem_phe_quan_benhvn

Viêm phế quản (ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn viêm phế quản với viêm tiểu phế quản, đều là những bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em. Viêm phế quản ảnh hưởng đến nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào mùa đông, tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng thêm triệu chứng xuất tiết nhiều đờm và viêm đường hô hấp dưới, có thể gây thở khò khè. Viêm phế quản thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.

Định nghĩa về viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính là hội chứng lâm sàng do viêm khí quản, phế quản và phế nang. Ở trẻ em, viêm phế quản cấp tính thường xảy ra kết hợp với nhiễm trùng đường hô hấp do virus, hiếm khi xuất hiện đơn độc. Viêm phế quản mạn tính ở người lớn được định nghĩa là sự tiết đờm hàng ngày trong ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Một số nơi áp dụng định nghĩa này cho viêm phế quản mạn tính ở trẻ em. Viêm phế quản mạn tính cũng đã được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng bao gồm ho kéo dài hơn 1 tháng hoặc ho có đờm thường xuyên, có thể kèm theo thở khò khè hoặc thở rít. Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có mặt trong bệnh hen, vì vậy việc phân biệt là rất khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

  • Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm trùng đường hô hấp; khoảng 90% do virus, 10% do vi khuẩn. Các đợt tấn công lặp đi lặp lại của viêm phế quản cấp tính làm suy yếu và kích thích đường hô hấp phế quản theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
  • Khí thải ô nhiễm cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, thủ phạm chính là phơi nhiễm khói thuốc lá dài hạn nặng nề.
  • Nhiễm virus bao gồm: adenovirus, cúm, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), rhinovirus, bocavirus ở người (8, 9, 10), coxsackievirus, herpes simplex…
  • Nhiễm khuẩn bao gồm: S pneumonia, M catarrhalis, H influenza, Chlamydia pneumonia, các loài Mycoplasma…
  • Các chất gây ô nhiễm không khí, khói thuốc lá.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm nấm…

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản

Triệu chứng của viêm phế quản

  • Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường bao gồm ho và đôi khi đau ngực sau khi thở sâu hoặc ho. Các triệu chứng này có thể biến mất hoàn toàn và hệ hô hấp trở lại chức năng ban đầu trong vòng 10-14 ngày điều trị.
  • Viêm phế quản mãn tính là tái phát viêm và thoái hóa của các ống phế quản, có thể có liên quan đến nhiễm trùng hoạt động.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường do tăng xuất tiết hoặc giảm đào thải.
  • Ho là cơ chế thúc đẩy xuất tiết quá mức.

Điều trị viêm phế quản

  • Phần lớn viêm phế quản ở trẻ em có thể tự khỏi, bởi tình trạng này 90% là do virus, không cần đến thuốc kháng sinh.
  • Điều trị viêm phế quản cấp tính ở bệnh nhi bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hạ sốt, uống đủ nước và tránh khói thuốc.
  • Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi một thìa mật ong vào buổi tối để hạn chế ho.
  • Vệ sinh mũi tốt, nhỏ mũi bằng nước muối, có thể giúp làm sạch các xoang góp phần giảm tiết nước mũi, giảm ho.
  • Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt nhắm mục tiêu cắt các triệu chứng của viêm phế quản trẻ em.
  • Trong các trường hợp mạn tính, nên xem xét liệu pháp giãn phế quản.
  • Corticosteroid đường uống nên được bổ sung nếu triệu chứng ho còn tiếp tục và các khai thác bệnh sử cũng như khám lâm sàng gợi ý một tình trạng viêm phế quản mạn tính.

giu_am_cho_tre

Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để phòng bệnh

Phòng ngừa viêm phế quản

Tuy viêm phế quản cấp có thể diễn biến khả quan và tự khỏi mà không cần dùng thuốc, nhưng các bậc phụ huynh cũng không được chủ quan để tránh nhiều đợt cấp liên tiếp có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giữ cho căn nhà không bị bụi, ve và các chất gây dị ứng khác hoặc nhiễm trùng gây viêm phế quản ở trẻ.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên sử dụng khác phải được rửa sạch hoặc hút bụi đều đặn.
  • Thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh đôi khi có thể gây viêm phế quản ở trẻ em.
  • Cha mẹ nên chú ý giữ ấm căn phòng, mặc quần áo ấm vào mùa đông cho trẻ.
  • Rửa tay thường xuyên không những giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dẫn đến viêm phế quản ở trẻ mà còn tránh được nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản

Theo medscape.com

Bài viết Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tong-quan-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-em-45204/feed/ 0
Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/ https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/#respond Tue, 25 Dec 2018 06:54:16 +0000 https://benh.vn/?p=46765 Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản trẻ em cấp tính và mạn tính là làm giảm các triệu chứng và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus - nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính.

Bài viết Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản trẻ em cấp tính và mạn tính là làm giảm các triệu chứng và làm thông thoáng đường thở của trẻ. Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus – nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc sức đề kháng của trẻ quá yếu, dễ bội nhiễm vi khuẩn, họ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị và dự phòng.

Thông thường viêm phế quản không cần dùng kháng sinh, tuy nhiên ở một số đối tượng trẻ có thể dùng kháng sinh để dự phòng

Vì sao trẻ bị viêm phế quản?

Viêm phế quản ở trẻ em phổ biến hơn vì hệ miễn dịch ở trẻ em chưa hoàn thiện, làm cho trẻ dễ bị dị ứng và nhiễm trùng hơn. Một vài tác nhân gây viêm phế quản ở trẻ em bao gồm: nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường hoặc những người xung quanh; tiếp xúc với chất gây dị ứng, phấn hoa, hít bụi hoặc các chất gây ô nhiễm hóa học. Các yếu tố này thường là những yếu tố kích thích, ngăn chặn các đường dẫn khí, gây kích ứng và cuối cùng gây viêm phế quản ở trẻ em.

Điều trị viêm phế quản

Dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Nếu trẻ bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ có thể đề nghị nghỉ ngơi tại nhà, chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và dùng hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.5°C.

Bổ sung dinh dưỡng và uống đủ nước cho trẻ

Thuốc điều trị

Thuốc kháng sinh thường không được kê đơn cho viêm phế quản cấp tính. Điều này là do chúng không chống lại virus – nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc sức đề kháng của trẻ quá yếu, dễ bội nhiễm vi khuẩn, họ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị và dự phòng.

Máy khí dung có thể giúp làm lỏng đờm, giảm thở khò khè và tăng lưu thông khí qua đường thở. Nếu viêm phế quản của trẻ gây thở khò khè, trẻ sẽ cần khí dung nước muối sinh lý kết hợp kháng sinh. Thiết bị này cho phép thuốc đi thẳng vào phổi.

Để giảm ho, nhất là ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và ho khiến trẻ nôn trớ, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc ho dạng siro dễ uống.

Nếu trẻ bị viêm phế quản mãn tính đã được chẩn đoán, trẻ cần thuốc để thông thoáng đường hô hấp và giúp làm sạch chất nhờn. Các loại thuốc này bao gồm thuốc giãn phế quản (hít vào) và steroid (dạng hít hoặc dạng viên). Cần cân nhắc dùng steroid do nhiều tác dụng không mong muốn của nó.

Một số trường hợp trẻ phải thở oxy để hô hấp dễ dàng hơn

Ngoài ra, ở trẻ viêm phế quản mãn tính, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp oxy, giúp trẻ dễ dàng hô hấp hơn và cung cấp đầy đủ oxy cần thiết cho trẻ.

Loại bỏ nguyên nhân

Một trong những cách tốt nhất để điều trị viêm phế quản cấp tính và mãn tính là loại bỏ nguồn kích ứng gây tổn thương phổi của trẻ, nhất là thuốc lá, khói bụi và các chất khí ô nhiễm.

Phòng ngừa viêm phế quản

Một số biện pháp có thể được thực hiện để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em.

  • Cha mẹ phải lưu ý tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, chất gây ô nhiễm và bụi bẩn.
  • Cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
  • Khăn trải giường, thảm, đồ chơi… phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.
  • Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo ấm vào mùa đông.
  • Rửa tay thường xuyên được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
  • Đối với trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn dặm thích hợp trong những tháng tiếp theo. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch và phát triển hệ miễn dịch của trẻ đầy đủ.

Benh.vn

Bài viết Điều trị viêm phế quản trẻ em như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-viem-phe-quan-tre-em-nhu-the-nao-46765/feed/ 0
Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/ https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/#respond Mon, 03 Dec 2018 05:07:49 +0000 https://benh.vn/?p=46770 Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, kèm theo thăm khám lâm sàng, nhất là nghe phổi có tiếng rít hoặc những tiếng bệnh lý khác. Họ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử ho, cảm lạnh; tiền sử tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi của trẻ để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.

Bài viết Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, kèm theo thăm khám lâm sàng, nhất là nghe phổi có tiếng rít hoặc những tiếng bệnh lý khác. Họ cũng có thể đặt câu hỏi về tiền sử ho, cảm lạnh; tiền sử tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi của trẻ để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chức năng gan, thận

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm của khí quản và đường hô hấp trong phổi. Thông thường, khi các đường dẫn khí bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, lớp niêm mạc bị viêm, có thể dẫn đến ho dai dẳng, lâu dài kéo theo toàn bộ hệ thống hô hấp cũng như phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân thường do vi-rút.

Hầu hết các trẻ không cần phải đi khám bác sĩ khi bị viêm phế quản cấp tính, vì nhiễm trùng gây ho thường biến mất sau hai đến ba tuần, cùng với các triệu chứng khác.

Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản

Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến nhất ở trẻ em là ho và tăng tiết đờm. Ban đầu là ho khan, về sau sẽ tiết nhiều đờm có màu trắng khi trẻ mới nhiễm vi-rút, nếu đờm chuyển màu vàng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bội nhiễm vi khuẩn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu nhẹ.
  • Sốt nhẹ.
  • Viêm họng.
  • Đau nhức hoặc đau thắt ngực.
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Cảm thấy mệt, nhức mỏi cơ thể.

X quang phổi

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản

Trong những ngày đầu bị bệnh, có thể khó phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản với cảm lạnh thông thường. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe thật kỹ phổi khi bạn thở.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau đây:

– X-quang ngực: Chụp X quang ngực có thể giúp xác định xem trẻ có bị viêm phổi hoặc một tình trạng khác có thể giải thích được triệu chứng ho của trẻ hay không. Điều này sẽ quan trọng hơn nếu trẻ đã từng tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Ngoài ra, x-quang cũng phản ánh tình trạng tổn thương của phổi và có ý nghĩa theo dõi sau một thời gian điều trị kháng sinh.

– Xét nghiệm đờm: Đờm là chất nhầy mà trẻ ho ra từ phổi. Qua quan sát tính chất của đờm, các bác sĩ cũng phần nào đánh giá được trẻ mới bị viêm phế quản do vi-rút hay đã bội nhiễm vi khuẩn để sử dụng kháng sinh nếu cần. Tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, việc cấy đờm định danh vi khuẩn là cần thiết để kê đúng loại kháng sinh cho trẻ.

Xét nghiệm nuôi cấy đờm

– Kiểm tra chức năng phổi: Trong một bài kiểm tra chức năng phổi, bệnh nhân thổi vào một thiết bị gọi là máy đo phế dung, đo lượng khí phổi có thể giữ được và tốc độ khí thoát ra khỏi phổi nhanh như thế nào. Xét nghiệm này kiểm tra các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thũng. Vì xét nghiệm này đòi hỏi sự phối hợp cao của người bệnh nên khó có thể áp dụng ở trẻ em.

– Xét nghiệm máu: Đánh giá một cách tổng quan về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, cũng như chức năng gan, thận của trẻ có phù hợp với một số loại thuốc (kháng sinh, chống viêm…) hay không. Đây là xét nghiệm cơ bản, giá thành rẻ nhưng lại có giá trị cao.

Benh.vn

Bài viết Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán viêm phế quản trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-can-lam-de-chan-doan-viem-phe-quan-tre-em-46770/feed/ 0
Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/#respond Sat, 03 Jan 2015 05:42:35 +0000 http://benh2.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ 4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ “Trong các ngày nghỉ Tết dương lịch, Khoa Nhi mỗi ngày tiếp nhận trung bình 100-130 bệnh nhi đến khám. Mỗi ngày có từ 8-13 bệnh nhi phải nhập viện vì các các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao co giật, tiêu chảy. Đặc biệt, số trẻ nhập viện tuy không tăng đột biến nhưng đều là bệnh diễn biến nặng. Đáng chú ý, nhiều gia đình “rồng rắn” nhau đưa con đi khám vì trẻ lây bệnh cho nhau như các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy”.

 benh_viem_phoi_mien_bac

Phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhi nằm viện rất đông.

Tương tự, tại BV Nhi Trung Ương, các trường hợp nhập viện chủ yếu do các bệnh lý về hô hấp, tiêu chảy dẫn đến mất nước, co giật… Giám đốc BV, PGS.TS Lê Thanh Hải cho biết “số trẻ đến khám trong 4 ngày nghỉ Tết xấp xỉ ngày thường, với khoảng 1.200 bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Đông nhất là tiêu chảy, sốt co giật và các bệnh lý về hô hấp. Tiêu chảy trẻ nôn, đi ngoài nhiều nên diễn biến nhanh, trẻ mất nước, suy kiệt nên khi đến khám, số bệnh nhi phải chỉ định nhập viện, truyền nước là nhiều hơn hẳn các bệnh lý khác”.

Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ cho biết do đợt nghỉ kéo dài lại đúng dịp lễ, nhiều trẻ được bố mẹ đưa về quê, đi du lịch… nên khi con có những dấu hiệu đầu tiên thì chần chừ chưa đưa ngay trẻ đi khám bệnh. “Ngoài lý do trên thì thời điểm này cũng trùng với dịch tiêu chảy mùa đông. Khi nôn trớ, tiêu chảy nếu không biết bù nước đúng cách trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước, suy kiệt, mệt mỏi nên dấu hiệu dễ trở nên trầm trọng hơn”.

Còn tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê, các ngày nghỉ liên tục tiếp nhận các ca nhập viện do ngộ độc, trong đó có các nguyên nhân do rượu, hóa chất. Đáng lưu ý, có một số ca ngộ độc nặng gây suy gan, suy thận, cá biệt có trường hợp được chuyển đến điều trị tại Trung tâm Chống độc trong tình trạng rất nặng trên bệnh cảnh kết hợp: suy hô hấp, suy gan, suy thận nhưng hội chẩn chưa xác định được nguyên nhân.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/feed/ 0