Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 08:19:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/ https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/#respond Fri, 05 Jan 2024 13:58:26 +0000 https://benh.vn/?p=46678 Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Viêm phổi là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng gây ra. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh và dần dần trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, gai người, ho, khò khè, đau ngực, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và khó thở.

Trẻ em bị viêm phổi có thể gầy sút cân do chán ăn và thiếu năng lượng do giảm trao đổi khí ở phổi. Vì thế, khi chăm sóc trẻ cần cung cấp cho trẻ các thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, giàu đạm để cải thiện tình hình sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng có thể.

Cung cấp đủ dịch

Bồi phụ đầy đủ dịch là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em viêm phổi. Cần phải đảm bảo trẻ uống đủ nước và không bị mất nước.

Tre-em-uong-nuoc

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa bột. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, sữa nguyên chất là thức uống được khuyên dùng. Các loại thức uống khác như nước lọc, nước trái cây, siro hoa quả, nước ngọt không có ga…nên được cho trẻ uống thường xuyên. Đặc biệt nước chanh, nước táo và nước gà rất có tác dụng trong việc long đờm và giãn cơ hô hấp. Khi trẻ ăn uống nhiều sẽ dễ khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy, nên cho trẻ ăn đầy đủ và kịp thời.

Chế độ ăn giàu năng lượng

Theo Hiệp hội dinh dưỡng hoa kì, chế độ ăn giàu protein sẽ giúp cung cấp cho trẻ đầy đủ năng lượng, phòng ngừa tình trạng sụt cân, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn ít nhất 6 bữa 1 ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Các loại đồ uống có hàm lượng calo cao như sữa nguyên nhất, nước trái cây nguyên chất, nước giải khát không có ga nên được sử dụng. Một số nơi trên thế giới có thể thêm bột protein vào đồ uống của trẻ.

Nên chọn cá loại thực phẩm giàu chất béo và đạm như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, phô mai. Hoặc có thể bổ sung calo và thức ăn bằng cách sử dụng dầu thực vật, bơ thực vật, mayonnaise…

thuc-pham

Trái cây, rau quả và ngũ cốc

Trái cây, rau quả và ngũ cốc cung cấp rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông, cam, táo và dưa hấu. Quercetin, chất làm các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có tác dụng ức chế sản xuất và giải phóng histamine (chất chịu trách nhiệm về các triệu chứng dị ứng).

Ngũ cốc nguyên hạt như các loại đậu, bánh mỳ đen, lúa mạch, gạo cung cấp cho trẻ các nguyên tố vi lượng như selen, kẽm, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do sinh ra trong quá trình mang bệnh.

Các nguồn thực phẩm khác

Nên cho trẻ uống các thức uống giàu calo như sữa nguyên chất. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và trứng cung cấp cho cơ trẻ trẻ các lợi khuẩn và vitamin E. Trong khi các lợi khuẩn giúp khôi phục lại sự cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, thì vitamin E là một chất chống oxy hóa rất quan trọng.

Một số phương pháp trị liệu khác

Trung tâm y tế trường đại học Marryland Hoa Kỳ đã đưa ra một số liệu pháp tiềm năng.

Cho trẻ dùng mật ong là một cách hiệu quả giúp giảm ho và đau họng. Có thể thêm mật ong vào các loại trà thảo mộc hoặc chỉ đơn giản pha nước mật ong. Tuy nhiên, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

mat-ong-chanh

Các loại thảo mộc khác như bạc hà, cỏ xạ hương, bạch đàn cũng được biết đến với tác dụng giảm các triệu chứng hô hấp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc cho trẻ bị viêm phổi.

Xem thêm: Bệnh viêm phổi trẻ em

Bài viết Thực đơn cho trẻ bị viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-don-cho-tre-bi-viem-phoi-46678/feed/ 0
Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/#respond Sat, 17 Jun 2023 05:17:50 +0000 http://benh2.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/ Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Sau đây là hướng dẫn mới nhất của Bộ y tế về điều trị, chăm sóc và phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng.

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

viem-phoi-tre-em

Bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng rất thường gặp trong mùa lạnh (ảnh minh họa)

Phân loại Viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em

Phân loại viêm phổi mắc tại cộng đồng ở trẻ em theo mức độ từ nặng tới nhẹ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới.

1. Không viêm phổi – Ho, cảm lạnh

Trẻ CÓ các dấu hiệu sau:

  • Ho
  • Chảy mũi
  • Ngạt mũi
  • Sốt hoặc không

Và KHÔNG có các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh
  • Rút lõm lồng ngực
  • Thở rít khi nằm yên
  • Và các dấu hiệu nguy hiểm khác

2. Viêm phổi nhẹ

Trẻ có các triệu chứng:

  • Ho hoặc khó thở nhẹ
  • Sốt
  • Thở nhanh
  • Có thể nghe thấy ran ẩm hoặc không

Và KHÔNG có các triệu chứng của viêm phổi nặng như:

  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên: ở trẻ < 2 tháng tuổi
  • Tím tái và các dấu hiệu nguy hiểm khác

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi tất cả các trường hợp viêm phổi ở lứa tuổi này đều là nặng và phải vào bệnh viện để điều trị và theo dõi.

Viêm phổi nặng

– Trẻ có các dấu hiệu:

  • Ho
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Rút lõm lồng ngực
  • Phập phồng cánh mũi
  • Thở rên (trẻ < 2 tháng tuổi)
  • Có thể có dấu hiệu tím tái nhẹ
  • Có ran ẩm hoặc không
  • X-quang phổi có thể thấy tổn thƣơng hoặc không

– Và KHÔNG có các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi rất nặng

  • Tím tái nặng.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Không uống được.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Co giật hoặc hôn mê.

Viêm phổi rất nặng

Trẻ có thể có các triệu chứng của viêm phổi hoặc viêm phổi nặng và Có thêm 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Tím tái nặng
  • Không uống được
  • Ngủ li bì khó đánh thức
  • Thở rít khi nằm yên
  • Co giật hoặc hôn mê
  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng

Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các biến chứng, nghe phổi để phát hiện ran ẩm nhỏ hạt, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm, tiếng cọ màng phổi… Và chụp X quang phổi để phát hiện các tổn thương nặng của viêm phổi và biến chứng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi… để điều trị kịp thời.

Điều trị Viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

Điều trị viêm phổi do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh sau đó là các điều trị hỗ trợ khác. Trong đó sử dụng kháng sinh là nguyên tắc bắt buộc.

Vì sao phải dùng kháng sinh cho tất cả các trẻ viêm phổi

  • Về nguyên tắc viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh điều trị, viêm phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên trong thực tế rất khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có sự kết hợp giữa virus với vi khuẩn kể cả dựa vào lâm sàng, X-quang hay xét nghiệm khác.
  • Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được viêm phổi do vi khuẩn. Vì vậy WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm phổi ở trẻ em. (Khuyến cáo 5.6 – Phụ lục 1).

Cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở cộng đồng

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi lý tưởng nhất là dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên trong thực tế khó thực hiện vì:

  • Việc lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ rất khó khăn, đặc biệt là tại cộng đồng.
  • Thời gian chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định điều trị là không kịp thời, nhất là những trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị cấp cứu.

Vì vậy việc lựa chọn kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, lứa tuổi, tình trạng miễn dịch, mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp để có quyết định thích hợp.

Lựa chọn kháng sinh theo tuổi và nguyên nhân:

  • Đối với trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi: Nguyên nhân thƣờng gặp là liên cầu B, tụ cầu, vi khuẩn Gram-âm, phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nguyên nhân hay gặp là phế cầu (S. pneumoniae) và H. influenzae.
  • Trẻ trên 5 tuổi ngoài S. pneumoniae và H. influenzae còn có thêm Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila… (6).

Lựa chọn kháng sinh theo tình trạng miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải đặc biệt là trẻ bị HIV – AIDS thường bị viêm phổi do kí sinh trùng như Pneumocystis carini., Toxoplasma, do nấm như Candida spp, Cryptococcus spp, hoặc do virus như Cytomegalo virus, Herpes simplex hoặc do vi khuẩn như S. aureus, các vi khuẩn Gram-âm và Legionella spp.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ nặng nhẹ của bệnh:

Các trường hợp viêm phổi nặng và rất nặng (suy hô hấp, sốc, tím tái, bỏ bú, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, hôn mê hoặc tình trạng suy dinh dưỡng nặng…thƣờng là do các vi khuẩn Gram-âm hoặc tụ cầu nhiều hơn là do phế cầu và H. influenzae.

Lựa chọn kháng sinh theo mức độ kháng thuốc

Mức độ kháng kháng sinh tùy theo từng địa phương, từng vùng (thành thị có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn ở nông thôn, ở bệnh viện tỷ lệ kháng thuốc cao hơn ở cộng đồng, ở nơi lạm dụng sử dụng kháng sinh có tỷ lệ kháng thuốc cao hơn nơi sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý…) (6).

Ở Việt Nam tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em (xem Bảng II.5 – ASTS 2003 – 2004).

Mặc dù nghiên cứu trong phòng xét nghiệm thì tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ em là khá cao, nhưng trong thực tế lâm sàng nghiên cứu y học bằng chứng thì một số kháng sinh như penicilin, ampicilin, gentamycin và chloramphenicol…vẫn có tác dụng trong điều trị viêm phổi cộng đồng, kể cả Co-trimoxazol (1,4). Vì vậy các thầy thuốc cần phân tích các đặc điểm nói trên để lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Bảng II.5. Tình hình kháng kháng sinh của 3 vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em

Kháng sinh

S. pneumoniae (%)

H. influenzae (%)

M. catarrhalis

Penicilin Ampicilin Cephalothin Cefuroxime Erythromycin Cefortaxim Gentamycin Cotrimoxazole Chloramphenicol

8,4%

0

14,5

64,

6 0

62,9

31,9

84,6

64,3

50,0

13,2

2,6

35,1

88,6

73,2

24,2

6,8

1,7

17,3

4,9

8,3

65,8

65,8

Hướng lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em

a) Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi

Ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trƣờng hợp viêm phổi đều là nặng và phải đƣa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc
  • Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt điều trị từ 5 -10 ngày.

Trong trường hợp viêm phổi rất nặng có thể dùng: Cefotaxim 100 – 150 mg/kg/ngày (tiêm TM) chia 3-4 lần trong ngày.

b) Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi

– Viêm phổi nhẹ

Kháng sinh uống vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em kể cả một số trƣờng hợp nặng. (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1). Lúc đầu có thể dùng:

  • Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S. pneumoniae chƣa kháng nhiều với thuốc này.
  • Amoxycilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2 – 3 ngày nếu tình trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Thời gian dùng kháng sinh cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày (Khuyến cáo 5.10 – Phụ lục 1). Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị nhƣ viêm phổi nặng.

Ở những nơi tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn S. pneumoniae cao có thể tăng liều lƣợng amoxycilin lên 75mg/kg/ngày hoặc 90mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày.

  • Trường hợp vi khuẩn H. influenzae và B. catarrhalis sinh beta- lactamase cao có thể thay thế bằng amoxicillin-clavulanat.

– Viêm phổi nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần. + Ampicilin 100 – 150 mg/kg/ngày.
  • Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị đủ 5 – 10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị nhƣ viêm phổi rất nặng. Trẻ đang đƣợc dùng kháng sinh đƣờng tiêm để điều trị viêm phổi cộng đồng có thể chuyển sang đƣờng uống khi có bằng chứng bệnh đã cải thiện nhiều và tình trạng chung trẻ có thể dùng thuốc đƣợc theo đƣờng uống (Khuyến cáo 5.9 – Phụ lục 1).

– Viêm phổi rất nặng

  • Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần phối hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày
  • Hoặc chloramphenicol 100mg/kg/ngày (tối đa không quá 2g/ngày). Một đợt dùng từ 5- 10 ngày. Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ 7 -10 ngày hoặc có thể dùng ampicilin 100 – 150mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.

Nếu không đỡ hãy đổi 2 công thức trên cho nhau hoặc dùng cefuroxim 75 – 150 mg/kg/ ngày (TM) chia 3 lần (6).

– Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu hãy dùng:

  • Oxacilin 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin 5 -7,5 mg/kg/ ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.
  • Nếu không có oxacilin thay bằng: Cephalothin 100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin liều như trên. Nếu tụ cầu kháng methicilin cao có thể sử dụng:
  • Vancomycin 10mg/kg/lần ngày 4 lần (12) (Khuyến cáo 5.8 – Phụ lục 1).

c) Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

Ở lứa tuổi này nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thƣờng gặp vẫn là S. pneumoniae và H. influenzae. Sau đó là các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila…Vì vậy có thể dùng các kháng sinh sau:

  • Benzyl penicilin: 50mg/kg/lần (TM) ngày 4-6 lần
  • Hoặc cephalothin: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3-4 lần + Hoặc cefuroxim: 50 – 75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 3 lần
  • Hoặc ceftriazon: 50 – 100 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia làm 1- 2 lần.

Nếu nơi có tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao thì có thể thay thế bằng amoxycilin-clavulanat hoặc ampicilin-sulbactam (Unacin) TB hoặc TM. (6,12).

Nếu là nguyên nhân do các vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia, Legionella… gây viêm phổi không điển hình có thể dùng:

  • Erythromycin: 40 -50 mg/kg/ngày chia 4 lần uống trong 10 ngày (13)
  • Hoặc azithromycin: 10mg/kg/trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trƣờng hợp có thể dùng tới 7 – 10 ngày (11). (Khuyến cáo 5.7 – Phụ lục 1)

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em mắc tại cộng đồng

  • Vệ sinh môi trường nhà ở sạch sẽ.
  • Tránh đun bếp than, giảm khói bếp, khói thuốc là trong nhà.
  • Giảm tỷ lệ mang vi khuẩn ở tỵ hầu, phòng và điều trị kịp thời các trường hợp viêm mũi, họng, cảm cúm…
  • Tăng cường vệ sinh tay.
  • Bảo đảm tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng. Các vaccine cần thiết để phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là H. influenzae type b (Hib), ho gà, phế cầu, cúm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Igor Rudan et al. Epidemiology and Etiology of childhood pneumoniae. Bulletin of the World Health Organization Volum 86, Number 5, May 2008, 321-416

2. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan. Nghiên cứu dịch tễ học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành số 391, 2000,tr 166-169

3. Trần Quỵ, N.T.Dũng, N.V.Tiêm, Kiều Mạnh Thắng. Kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại cộng đồng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai (1991-1992) T1, tr 113 – 119.

4. Trần Quỵ, Nguyễn Tiến Dũng: Đặc điểm lâm sàng và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 1 tuổi. Đề tài nhánh cấp nhà nƣớc KY01-06 – 03B – 1995.

5. UNICEF/WHO – Pneumonia. The forgotten killer of the children – 2006

6. Cameron Grant – Pneumonia acute in infants and children starship childrens health

clinical Guideline – Reviewed September 2005.

7. Bristish Thoracic society of Standards of care committee. Bristish Thoracic society Guidelines for the management of community acquired pneumonia in childhood. Thorax 2002 57 Suppl 1, i 124.

8. WHO – Antibiotic in the treatment of acute respiratory infections in young children. WHO/ARI 90 – 10

9. Nelson John D- Community acquired pneumonia in children guidelines for treatment. Pediatr Infect. Dis.J.Volum 19 (3) March 2000 . 251- 253

10. Watanabe.K, Anh ĐĐ, Hƣơng Ple T et al. Drug Resistant pneumococci in children with acute lover respiratory infection in Vietnam. Pediatr. Int 2008 – Aug 50 (4) 514, 8

11. Lee P.I, Wu M.H, Huang L.M, et al – An open randomized comparative study of clarithromycin and Erythromycin in the treatment of children with community acquired pneumonia. J. Microbial. Immunol, Infect. 2008 Feb. 41 (1) 54-61

12. Kogan. R, Martinez MA, Rubila. L et al. Comparative randomized trial of azithromycin versus erythromycin and amoxycilin for treatment of community acquired pneumonia in children. Pediatr pulmonol 2003, Feb 35 (2) 91-8

13. Mc. Intosh. K, Community Acquired pneumonia in children N. Engl. J. Med. 2002, 346,429 -37

14. Harris M, Clark.J, Coote. N, et al – Bristish Thoracic society standart of care commitee Bristish Thoracic Society guidelines for the mannagement of community acquired pneumonia in children update 2011- Thorax 2011 oct 66 Suppl 2ii 1-23.

15. Hazir T, Fox LM, Nisar YB et al. New outpatient short course home oral therapy for severe pneumonia study group ambulatory short course high dose oral amoxicilin for treatment of severe pneumonia in children a randomized equivalency. Lanet 2008 Jan 5, 371 (9606) 49 – 56

16. Nguyễn Tiến Dũng – Trần Quỵ, May Mya Sein, Nghiên cứu tác dụng của Cefuroxim sodium tiêm và Cefuroxim acetyl uống trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em. Y học Việt Nam 1997, 7 (218) 21 -26

17. Đỗ Thanh Xuân: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh ở trẻ em. Luận án tiến sĩ y học năm 2000.

18. Anh ĐĐ, Hƣơng Ple.T, Watanabe. K et al. Increased rate intense nasopharyngeal bacterial colonization of Vietnamese children with radiological pneumonia. Tohoku.J.Exp. Med 2007 Oct. 213 (2) 167 – 72.

19. Sinha. A, Levine.O, Knoll N.D, et al . Cost effecti veness of pneumonia conjugate vaccination in the prevention of child mortality: an international economic analysis. Lancer 2007, 269, 359 – 69.

20. World Health Organization. The global burden of disease: 2004 update. Geneva, World Health Organization 2008. Http://www.who.int/evidence/bod.

21. Hội lao và bệnh phổi Việt Nam. Hướng dẫn xử trí các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao. Nhà xuất bản Y học – 2012. Trang 111-133.

Theo sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em – Bộ Y tế ban hành

Bài viết Phân loại mức độ và điều trị bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em -Phần cuối đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-loai-muc-do-va-dieu-tri-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7269/feed/ 0
Bệnh viêm phổi trẻ em https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/ https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/#respond Thu, 18 Oct 2018 14:13:12 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/ Tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

Bài viết Bệnh viêm phổi trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi mà trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.

Tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh viêm phổi

Ở Việt Nam theo số liệu thống kê ở các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện đều cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và vào điều trị tại các bệnh viện. Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 – 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

Vi khuẩn

Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia chiếm tới khoảng 30-50% trường hợp. H. influenzae type b là nguyên nhân vi khuẩn đứng hàng thứ 2 chiếm khoảng 10-30% và tiếp theo là S.aureus và K.pneumonia.

Các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em trong đó phải kể đến M. pneumonia thường gây viêm phổi không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi. Liên cầu B và Chlamydia spp có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các vi khuẩn như K. pneumonia và một số vi khuẩn Gr(-) khác cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong những năm gần đây do có dịch HIV nên có thể gặp viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci ở trẻ nhiễm HIV.

Virus

Các nghiên cứu về viêm phổi do virus cho thấy có khoảng 15-40% là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV) tiếp theo là virus cúm A, B, á cúm, metapneumovirus ở người và adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trường hợp viêm phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các đợt viêm phổi.

Hiếm gặp nhưng các virus như Varicella và sởi đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em

Ký sinh trùng, nấm

Mặc dù cũng hiếm gặp nhưng Histoplasmosis toxoplasmosis và Candida cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ

– Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của WHO là:

  • Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi và
  • Nhịp thở ≥ 50 lần/phút đối với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi và
  • Nhịp thở ≥ 40 lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .

Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút.

– Ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu thường được dùng trong chẩn đoán viêm phổi.

– Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy, ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán.

– Sốt cao cũng là một triệu chứng thường gặp.

– Khò khè có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do Mycoplasma.Tuy nhiên, các trẻ này cũng dễ nhầm với hen nếu không chụp Xquang phổi. Các triệu chứng đau ngực hoặc đau bụng (thường liên quan đến tổn thương màng phổi phía cơ hoành) tiết dịch màng phổi và tiếng thổi ống rất ít gặp ở trẻ em.

– Các triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích, và các bất thường khi khám phổi thay đổi phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và độ nặng của bệnh.

Mặc dù có một số triệu chứng như bỏ bú, thở rên, tím trung tâm có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxygen nhưng vì chúng không có độ nhạy và đặc hiệu cao, do vậy khi có điều kiện cần phải đo độ bão hoà oxygen qua da cho bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp hoặc có vẻ ốm nặng.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em

Dựa vào các nghiên cứu lâm sàng và Xquang phổi, Tổ chức Y Tế thế giới đã phân loại viêm phổi thành các thể rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu chứng lâm sàng để qua đó các thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ như oxygen, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.

Viêm phổi rất nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:

  • Tím tái; co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.
  • Suy hô hấp nặng (ví dụ như: đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ).

suy hô hấp

Suy hô hấp là biểu hiện của viêm phổi rất nặng

Ngoài ra có thể có thêm một số triệu chứng khác sau:

  • Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.
  • Nghe phổi có thể thấy:
  • Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt.
  • Tiếng cọ màng phổi v.v…

Nếu có điều kiện thì nên chụp Xquang.

Viêm phổi nặng

Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:

  • Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
  • Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.

Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng.

Chụp Xquang thường ít khi cho những thông tin để làm thay đổi quyết định điều trị, do đó chỉ các trường hợp đặc biệt mới cần chụp Xquang mà thôi.

Viêm phổi không nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh:

  • Trẻ dưới 2 tháng: Nhịp thở ~ 60 lần/phút.
  • Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở ~ 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở ~ 40 lần/phút.

Và không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.

Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

Không viêm phổi (ho cảm)

Trẻ có các triệu chứng sau:

  • Ho, chảy mũi, thở bằng miệng.
  • Sốt.

Và không có các dấu hiệu sau:

  • Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
  • Các triệu chứng nguy hiểm chung khác.

Một số trẻ có thể có khò khè. Các trẻ này thường do virus. Không cần dùng kháng sinh cho trẻ, điều trị triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm phổi trẻ em

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng

Các trẻ này cần phải điều trị tại bệnh viện do bệnh có thể diễn biến nặng lên rất nhanh, khó tiên lượng và cần phải theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn Gram (-), tụ cầu, liên cầu nhóm B… còn phế cầu và H. influenzae thì ít gặp hơn.

Hãy dùng: Benzyl penicillin hoặc ampicillin kết hợp với gentamicin. Một đợt dùng từ 5-10 ngày. Trong các trường hợp viêm phổi rất nặng thì dùng cefotaxime.

Viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn như phế cầu, H. influenzae và M. catarrhalis còn các vi khuẩn khác như tụ cầu hoặc vi khuẩn Gram (-) thì ít gặp hơn.

– Viêm phổi không nặng (chỉ có ho và thở nhanh). Điều trị tại nhà bằng amoxycillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-7 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi nặng.

– Viêm phổi nặng (có khó thở, co rút lồng ngực). Điều trị tại bệnh viện. Hãy dùng: Benzyl penicillin hoặc ampicillin. Theo dõi sau 2-3 ngày. Nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho đủ từ 5-10 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm thì điều trị như viêm phổi rất nặng.

– Viêm phổi rất nặng (có khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì…). Điều trị tại bệnh viện. Hãy dùng:

  • Benzyl penicillin hoặc ampicillin phối hợp với gentamicin hoặc
  • Không đỡ dùng cefuroxime.

– Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu. Hãy dùng:

  • Oxacillin kết hợp với gentamicin hoặc nếu không có oxacillin thì:
  • Thay bằng cephalothin gentamicin.
  • Gần đây một số nơi có tỷ lệ tụ cầu kháng methicillin cao thì có thể chuyển sang dùng vancomycin.

Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

Nguyên nhân thường do phế cầu hoặc H. influenzae… Hãy dùng từ 7-10 ngày:

  • Benzyl Penicillin 50mg/kg/lần (TM). Ngày dùng 4-6 lần hoặc
  • Cephalothin 50-100mg/kg/ngày(TM hoặc TB) chia 3-4 lần hoặc
  • Cefuroxime 50-75 mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 3 lần hoặc
  • Ceftriaxone 50-100mg/kg/ngày (TM hoặc TB) chia 1-2 lần.

Nếu ở nơi nào tỷ lệ H. influenzae sinh beta-lactamase cao thì có thể thay bằng amoxy/clavulanic (Augmentin) hoặc ampicillin/Sulbactam (Unacin) TB hoặc TM.

Viêm phổi không điển hình

Nguyên nhân thường do Mycoplasma, Chlamydia, Legionella hoặc Ricketsia, hãy dùng:

  • Erythromycine 40-50mg/kg/ngày, uống chia 4 lần trong 10 ngày hoặc
  • Azithromycine 10mg/kg trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4 ngày tiếp theo. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng tới 7-10 ngày.

Phòng bệnh viêm phổi trẻ em

Các biện pháp phòng bệnh chung nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh đã đem lại những hiệu quả giảm tỷ lệ mắc viêm phổi rõ rệt đó là:

– Cải thiện điều kiện nhà ở.

– Tăng cường dinh dưỡng.

– Giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc.

– Giảm các loại khói.

– Giảm tỷ lệ mang các vi khuẩn ở tỵ hầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

– Sử dụng các loại vaccin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu các vaccin được dùng hiện nay là:

  • H.influenzae type b (Hib).
  • Ho gà (Bordatella pertusis).
  • Phế cầu (S.pneumonia).
  • Cúm.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm phổi trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-phoi-tre-em-4918/feed/ 0
Phải làm gì khi trẻ mắc bệnh viêm phổi? https://benh.vn/phai-lam-gi-khi-tre-mac-benh-viem-phoi-6423/ https://benh.vn/phai-lam-gi-khi-tre-mac-benh-viem-phoi-6423/#respond Mon, 19 Sep 2016 05:45:41 +0000 http://benh2.vn/phai-lam-gi-khi-tre-mac-benh-viem-phoi-6423/ Trước tình trạng thời tiết thay đổi thất thường và thực tế nhập viện liên tiếp vì viêm phổi như hiện nay, cha mẹ cần chú ý theo dõi con chặt chẽ và cẩn trọng hơn .Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp cha mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ và cách phòng bệnh đúng đắn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Bài viết Phải làm gì khi trẻ mắc bệnh viêm phổi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước tình trạng thời tiết thay đổi thất thường và thực tế nhập viện liên tiếp vì viêm phổi như hiện nay, cha mẹ cần chú ý theo dõi con chặt chẽ và cẩn trọng hơn .Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp cha mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ và cách phòng bệnh đúng đắn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi

 

Trẻ quấy khóc hay có dấu hiệu bất thường trong ăn uống và giấc ngủ rất có thể đã bị nhiễm viêm phổi.

Trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ bị viêm phổi nhất. Bởi, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ lớn. Hơn nữa, viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng không biểu hiện rõ ràng như ở trẻ lớn (sốt, ho, khó thở…) mà ít có dấu hiệu điển hình, có những trẻ thậm chí còn không sốt, không ho nên việc nhận biết dấu hiệu là rất khó khăn.

Vì thế, với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần quan sát trẻ rất kỹ. Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú, có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường) hay quấy khóc… thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ hơn.

Trẻ sơ sinh

Với bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần chú ý dấu hiệu quan trọng để nhận biết là trẻ thở nông và thở gấp. Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở bình thường khoảng dưới 60 lần/phút. Ở trẻ từ 2-11 tháng tuổi, nhịp thở bình thường khoảng dưới 50 lần/phút…

Nếu trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh hơn mức này thì cần nghĩ tới triệu chứng viêm phổi và nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị. Một triệu chứng khác là trẻ bị rút lõm lồng ngực, nếu quan sát thấy phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm xuống một cách rõ rệt (lõm sâu) khi trẻ hít vào thì khả năng đã chuyển sang giai đoạn viêm phổi nặng.

Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú và tốt nhất là khi bé ngủ. Người lớn đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp. Trẻ nhỏ khi đang bị bệnh, mẹ hãy quan sát nhịp thở của con ngày ít nhất 3 lần.

Phòng bệnh đúng cách

 

Cần giữ ấm đúng cách…

Đa phần, trẻ nhỏ mắc viêm phổi là do bị nhiễm lạnh. Những ngày này thường lạnh về sáng và đêm, các bà mẹ hãy vẫn duy trì thói quen mặc ấm cho trẻ. Buổi trưa trời nắng và ấm lên nhiều nhưng người lớn lại không chú ý cởi bớt đồ cho trẻ, khiến trẻ bị nóng, đổ mồ hôi thấm ngược trở lại khiến trẻ nhiễm lạnh.

Do đó, bác sĩ khuyên những ngày này trẻ cần được giữ ấm đúng cách: giữ ấm cho trẻ vào sáng và đêm, mặc thoáng mát vào buổi trưa. Với trẻ nhỏ học mầm non, cha mẹ nên mặc ấm cho trẻ bằng nhiều lớp áo, để trưa có thể nhờ các cô giáo, người trông trẻ cởi bỏ bớt áo, tránh để trẻ nhiễm lạnh do đổ mồ hôi.

Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa này cha mẹ không nên đóng kín cửa cả ngày, nhà cửa cần phải mở cửa để lưu thông khí; tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và bếp than. Trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.

Khuyến cáo phòng tránh các bệnh hô hấp ở trẻ

Ngoài ra, các bác sỹ nhi khoa cũng khuyến cáo, để phòng và hạn chế tái phát các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó có viêm phổi, các mẹ cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất nhưng lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp; vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng; giữ ấm cho trẻ nhất là khi trời lạnh và thay đổi thời tiết; tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch; phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời.

 

…và đảm bảo cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi để hạn chế nguy cơ nhiễm phổi ở trẻ.

Khi trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện, cha mẹ nên nghiêm túc tuân thủ y lệnh, điều trị dứt điểm… chứ không tự ý dùng thuốc. Để tránh bệnh tái phát, cần có chế độ chăm sóc tích cực để tăng cường thể lực và củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

An Nguyên – Benh.vn

Bài viết Phải làm gì khi trẻ mắc bệnh viêm phổi? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phai-lam-gi-khi-tre-mac-benh-viem-phoi-6423/feed/ 0
Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/#respond Sat, 03 Jan 2015 05:42:35 +0000 http://benh2.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/ 4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
4 ngày nghỉ lễ Tết dương lịch vừa kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày qua, rất nhiều trẻ em đến khám tại các bệnh viện, trong đó nhiều trường hợp phải nhập viện vì tình trạng bệnh diễn biến nặng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ “Trong các ngày nghỉ Tết dương lịch, Khoa Nhi mỗi ngày tiếp nhận trung bình 100-130 bệnh nhi đến khám. Mỗi ngày có từ 8-13 bệnh nhi phải nhập viện vì các các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao co giật, tiêu chảy. Đặc biệt, số trẻ nhập viện tuy không tăng đột biến nhưng đều là bệnh diễn biến nặng. Đáng chú ý, nhiều gia đình “rồng rắn” nhau đưa con đi khám vì trẻ lây bệnh cho nhau như các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy”.

 benh_viem_phoi_mien_bac

Phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhi nằm viện rất đông.

Tương tự, tại BV Nhi Trung Ương, các trường hợp nhập viện chủ yếu do các bệnh lý về hô hấp, tiêu chảy dẫn đến mất nước, co giật… Giám đốc BV, PGS.TS Lê Thanh Hải cho biết “số trẻ đến khám trong 4 ngày nghỉ Tết xấp xỉ ngày thường, với khoảng 1.200 bệnh nhân đến khám mỗi ngày. Đông nhất là tiêu chảy, sốt co giật và các bệnh lý về hô hấp. Tiêu chảy trẻ nôn, đi ngoài nhiều nên diễn biến nhanh, trẻ mất nước, suy kiệt nên khi đến khám, số bệnh nhi phải chỉ định nhập viện, truyền nước là nhiều hơn hẳn các bệnh lý khác”.

Lý giải về vấn đề này, các bác sĩ cho biết do đợt nghỉ kéo dài lại đúng dịp lễ, nhiều trẻ được bố mẹ đưa về quê, đi du lịch… nên khi con có những dấu hiệu đầu tiên thì chần chừ chưa đưa ngay trẻ đi khám bệnh. “Ngoài lý do trên thì thời điểm này cũng trùng với dịch tiêu chảy mùa đông. Khi nôn trớ, tiêu chảy nếu không biết bù nước đúng cách trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước, suy kiệt, mệt mỏi nên dấu hiệu dễ trở nên trầm trọng hơn”.

Còn tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, theo thống kê, các ngày nghỉ liên tục tiếp nhận các ca nhập viện do ngộ độc, trong đó có các nguyên nhân do rượu, hóa chất. Đáng lưu ý, có một số ca ngộ độc nặng gây suy gan, suy thận, cá biệt có trường hợp được chuyển đến điều trị tại Trung tâm Chống độc trong tình trạng rất nặng trên bệnh cảnh kết hợp: suy hô hấp, suy gan, suy thận nhưng hội chẩn chưa xác định được nguyên nhân.

Bài viết Miền bắc gia tăng bệnh nhi viêm phổi, tiêu chảy nhập viện kỳ nghỉ lễ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mien-bac-gia-tang-benh-nhi-viem-phoi-tieu-chay-nhap-vien-ky-nghi-le-6260/feed/ 0