Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 28 Aug 2023 09:11:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-cholesterol-trong-mau-4868/ https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-cholesterol-trong-mau-4868/#respond Sun, 27 Aug 2023 05:12:10 +0000 http://benh2.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-cholesterol-trong-mau-4868/ Các lipid chính trong hệ tuần hoàn (cholesterol, triglycerid, phospholipid) có bản chất là các chất không tan trong máu. Để có thể lưu hành trong dòng tuần hoàn, các chất này phải được gắn với với các protein có thể tan trong nước gọi là apolipoprotein (A1, A2, B, C, E...).

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các lipid chính trong hệ tuần hoàn (cholesterol, triglycerid, phospholipid) có bản chất là các chất không tan trong máu. Để có thể lưu hành trong dòng tuần hoàn, các chất này phải được gắn với với các protein có thể tan trong nước gọi là apolipoprotein (A1, A2, B, C, E…)

Toàn bộ lipid + Apolipoprotein hình thành các nhóm lipoprotein. Có 4 loại lipoprotein chính với các thành phần lipid và protein được trình bày dưới đây:

  1. Các vi dưỡng chấp (chylomicron).
  2. Các VLDL (lipoprotein có tỷ trọng rất thấp [Very Low Density Lipoproteins]).
  3. Các LDL (lipoprotein có tỷ trọng thấp [Low Density Lipoproteins]).
  4. Các HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao [High Density Lipoproteins]).

Cholesterol là steroid chính trong cơ thể con người. Phân tử cholesterol bao gồm 4 vòng và 27 nguyên tử Carbon. Cholesterol được tích hợp chủ yếu trong các lipoprotein loại LDL, HDL và VLDL và ở một mức ít hơn trong các vi dưỡng chấp (chylomicron).

Cholesterol là một chất cần thiết cho hoạt động chức năng màng tế bào và như một tiền chất của acid mật, progesteron, vitamin D, estrogen, glucocorticoid và các corticosteroid điều hòa chuyển hóa khoáng chất (mineralocorticoid).

xet-nghiem-sinh-hoa-cholesterol

Nguồn gốc của Cholesterol

1. Nguồn gốc ngoại sinh

Tuỳ theo mức kinh tế của từng vùng, thức ăn cung cấp khoảng 50 mg tới 3g cholesterol mỗi ngày, chủ yếu dưới dạng este hoá. Khi đi qua tá tràng, cholesterol được thủy phân nhờ lipase của tụy (cholesterol esterase) thành cholesterol + acid béo tự do rồi được các TB ruột hấp thu nhờ tác động của các acid mật. Trong các TB của ống tiêu hoá, cholesterol được nhập vào chylomicron và các VLDL ruột. Nhờ các lipoprotein, cholesterol được vận chuyển trong ống ngực rồi tới dòng tuần hoàn.

2. Nguồn gốc nội sinh

Nhiều mô (nhất là gan và ruột) tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA. Tuy vậy, cholesterol sau khi hình thành sẽ được sáp nhập vào các VLDL để có thể được vận chuyển trong dòng tuần hoàn.

Chức năng của Cholesterol

Chức năng chính của cholesterol là được cơ thể sử dụng để sản xuất muối mật và một số hormon steroid, đồng thời nó cũng là một thành phần của màng tế bào.

Trong máu, dưới tác động của lipase-lipoprotein (enzym được TB nội mạc mạch máu tổng hợp), các VLDL được chuyển dạng thành IDL (lipoprotein tỷ trọng trung gian = Intermediate Density Lipoprotein), rồi sau đó được chuyển thành LDL và HDL lipoprotein.

Cholesterol được các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL lipoprotein) và các lipoprotein tỷ trọng cao (HDL lipoprotein) vận chuyển trong máu để tham gia vào 2 quá trình hoàn toàn khác biệt:

  • Cholesterol tích hợp vào LDL lipoprotein (thường được gọi LDL cholesterol) được tạo ra từ quá trình chuyển hóa của VLDL cholesterol sẽ được vận chuyển trong dòng tuần hoàn từ gan tới các mô ngoại biên (tuyến thượng thận, TB nội mạc mạch máu) với nguy cơ tạo nên các mảng lắng đọng gây vữa xơ động mạch. Vì vậy, LDL cholesterol còn được gọi dưới tên “cholesterol xấu” (bad cholesterol) do nó có liên quan với quá trình gây vữa xơ động mạch.
  • Trái lại, cholesterol được tích hợp vào HDL lipoprotein (thường được gọi HDL-cholesterol) sẽ được vận chuyển từ các mô ngoại biên tới gan để được dị hoá tại đó (vận chuyển ngược chiều cholesterol [reverse cholesterol transport]). Vì vậy, HDL cholesterol còn được gọi dưới tên “cholesterol tốt” (good cholesterol) với nồng độ trong máu tương quan nghịch với nguy cơ bị bệnh động mạch vành của bệnh nhân do nó có liên quan với quá trình dị hoá cholesterol.

Có rất nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu vai trò của cholesterol trong bệnh tim mạch. Một nồng độ cholesterol máu tăng cao, nhất là khi kết hợp với nồng độ HDL cholesterol thấp được cho thấy là đi kèm với tăng nguy cơ bị vữa xơ động mạch và bệnh tim do vữa xơ động mạch.

Tại các mô ngoại vi, cholesterol có thể:

  • Tham gia vào quá trình tổng hợp màng TB.
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp Vitamin D.
  • Hoặc là khởi điểm của quá trình tổng hợp các hormon sinh dục, các glucocorticoid và corticoid chuyển hóa muối nước (mineralocorticoid) ở các tuyến thượng thận.
  • Hoặc lắng đọng trong nội mô mạch với nguy cơ gây mảng vữa xơ động mạch.

Các con đường phân huỷ chính đối với cholesterol bao gồm:

  • Gan: Cholesterol có nguồn gốc từ LDL lipoprotein hoặc có thể được tích trữ trong gan hoặc được chuyển dạng thành muối mật và được thải trừ qua ống mật chủ (thể hiện trong chu trình gan – ruột).
  • Đường tiêu hoá: Chỉ 20 đến 40% cholesterol ăn vào được tái hấp thu, phần còn lại được thải trừ trong phân.
  • Thận.
  • Da (bong da).

Xét nghiệm Cholesterol máu

Đánh giá về chuyển hóa lipid máu trong cơ thể thường được chỉ định kết hợp đánh giá nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerid máu.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

  • Để nghiên cứu các tình trạng rối loạn lipoprotein máu.
  • Để đánh giá nguy cơ hình thành mảng vữa xơ động mạch.
  • Để nghiên cứu chức năng của gan.
  • Để hỗ trợ cho chẩn đoán các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.

Cách lấy bệnh phẩm

Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Cần yêu cầu BN nhịn ăn 12h trước khi lấy máu làm XN. BN không được uống rượu trong vòng 24h trước khi lấy máu làm XN.

Phương pháp định lượng

Phương pháp tốt nhất để định lượng cholesterol là phương pháp enzym so màu.

Định lượng cholesterol trong HDL lipoprotein (HDL cholesterol):

  • Hoặc định lượng trực tiếp bằng phương pháp enzym so màu.
  • Hoặc định lượng bằng phương pháp đo độ đục sau khi làm kết tủa huyết thanh (nếu nồng độ triglycerit < 400 mg/dL).
  • Hoặc tính toán (khi nồng độ triglycerid ≤ 4,5 mmol/L), dựa vào công thức của Friedewald, sau khi xác định LDL.cholesterol:

Định lượng cholesterol nhập trong LDL lipoprotein (LDL cholesterol):

  • Hoặc định lượng trực tiếp bằng phương pháp enzym so màu.
  • Hoặc định lượng sau khi tách trên cột thạch agar.
  • Hoặc tính toán từ công thức của Friedewald, sau khi xác định HDL cholesterol.

Giá trị bình thường

1. Cholesterol toàn phần

  • < 10 tuổi: 100 – 180 mg/dL hay 2,6 – 4,7 mmol/L.
  • 10 – 20 tuổi: 120 – 180 mg/dL hay 3,1 – 4,7 mmol/L.
  • 20 tuổi: 120 – 200 mg/dL hay 3,1 – 5,2 mmol/L.
  • Giá trị bình thường mong muốn đạt được: < 200 mg/dL hay (< 5,18 mmol/L).

2. HDL cholesterol:

  • Nam: 35 – 54 mg/dL hay 0,9 – 1,4 mmol/L.
  • Nữ: 45 – 64 mg/dL hay 1,1 – 1,7 mmol/L.

3. LDL cholesterol: 80 – 150 mg/dl hay 2,1 – 3,9 mmol/L.

4. Tỷ lệ cholesterol/HDL cholesterol:

  • Nam: 3,50 – 4,50.
  • Nữ: 3,39 – 4,39.

Giá trị bất thường của Cholesterol máu

  • Cao giới hạn: 200 – 239 mg/dL hay (5,18 – 6,19 mmol/L).
  • Cao: > 239 mg/dL hay (> 6,20 mmol/L).

Các nguyên nhân làm thay đổi nồng độ Cholesterol

Tăng nồng độ cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Khẩu phần dinh dưỡng giàu cholesterol và acid béo bão hoà.
  • Bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis).
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh ĐTĐ không được kiểm soát tốt.
  • Bệnh có nhiều khối u vàng (Xanthomatosis).
  • Tăng cholesterol máu có tính gia đình (familial hypercholesterolemia).
  • Tăng lipoprotein máu có tính chất gia đình (typ IIa, IIb, III).
  • Tăng triglycerid máu.
  • Bệnh lý kho chứa glycogen (glycogen storage disease) (Vd: bệnh von Gierke và bệnh Werner).
  • Suy giáp.
  • Suy thận.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tắc mật.
  • Xơ gan do mật (biliary cirrhosis), bệnh lý tế bào gan.
  • Béo phì.
  • Rối loạn chức năng tụy.
  • Tiền sản giật.
  • Có thai.
  • Nghiện thuốc lá.
  • U tân sinh tuyến tiền liệt và tụy.

Tăng nồng độ HDL cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tăng alphalipoprotein máu.
  • Hoạt động thể lực và tập thể dục đều đặn.
  • Làm mất cân.
  • Bệnh gan mạn tính.

Tăng nồng độ LDL cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Tăng cholesterol máu có tính gia đình (familial hypercholesterolemia).
  • Hội chứng thận hư.
  • Bệnh lý gan.
  • Tắc mật.
  • Suy thận mạn.
  • Tăng lipid máu typ II và III
  • Đái tháo đường.

Giảm nồng độ cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Hội chứng giảm hấp thu (Vd: cắt đoạn ruột, viêm tuỵ mạn, bệnh Crohn).
  • Khẩu phần dinh dưỡng nghèo cholesterol và acid béo bão hoà song lại giàu acid béo, không bão hoà.
  • Cường giáp.
  • Bệnh gan nặng gây suy tế bào gan.
  • Điều trị bằng các thuốc làm giảm lipid máu.
  • Không có bêta lipoprotein máu mang tính chất gia đình.
  • Tăng alpha lipoprotein máu có tính gia đình (bệnh Tangier).
  • Thiếu máu mạn, thiếu máu ác tính Biermer.
  • Thiếu máu do tan máu.
  • Nhiễm trùng nặng và sepsis.
  • Tình trạng stress.
  • Bệnh lý tăng sinh tủy (myeloproliferative diseases).

Giảm nồng độ HDL cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Bệnh ĐTĐ không được kiểm soát tốt.
  • Bệnh lý tế bào gan.
  • Suy thận mạn, hội chứng thận hư, hội chứng urê máu cao.
  • Tắc mật.
  • Không có betaliprotetin máu (abetalipoproteinemia).
  • Tăng alpha lipoprotein máu có tính gia đình (bệnh Tangier).
  • Thiếu hụt apo A-I và apo C-III.

Giảm nồng độ LDL cholesterol

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Không có bêtalipoprotein máu (abetalipoproteinemia).
  • Cường giáp.
  • Bệnh Tangier.
  • Giảm lipoprotein máu.
  • Thiếu máu mạn tính.
  • Bệnh lý tế bào gan.
  • Thiếu hụt lecithin cholesterol acyltransferase.
  • Thiếu hụt Apo C-II.
  • Tăng lipid máu typ I.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm

– Các biến đổi nồng độ cholesterol máu liên quan với từng cá thể có thể tới 10%.

– Các biến đổi theo mùa gây dao động trong nồng độ cholesterol máu (tăng hơn 8% vào mùa đông so với mùa hè).

– Các biến đổi theo tư thế có thể gây dao động trong nồng độ cholesterol máu (giảm hơn 5% khi ở tư thế ngồi lấy máu và giảm hơn 10-15% khi ở tư thế nằm so với khi lấy máu ở tư thế đứng).

– Chỉ được tiến hành xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

– Các yếu tố khác có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu bao gồm: hút thuốc lá, tuổi tác (nam > 45 tuổi; nữ > 55 tuổi), tăng HA (HA>140/90 mmHg hoặc BN đang dùng thuốc điều trị tăng HA), tiền sử gia đình bị mắc bệnh tim sớm (premature heart disease), bệnh tim bị trước đó và đái tháo đường.

– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu là: Thuốc an thần kinh, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid gây tăng chuyển hóa (anabolic steroid), disulfiram, lanzoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống, pergolid, phenobarbital, phenytoin, sulfonamid, testosteron, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, ticlopidin, venlafaxin, vitamin D và adrenalin.

– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ cholesterol máu là: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, allopurinol, androgen, thuốc làm giảm cholesterol máu, erythromycin, estrogen, filgrastim, levothyroxin, metformin, phenytoin, prazosin, tomoxifen, terazosin.

– Nồng độ HDL cholesterol sẽ tăng lên khi sử dụng vừa phải rượu ethanol, estrogen và insulin.

– Nồng độ LDL cholesterol có thể tăng cao do sử dụng chế độ ăn chứa nhiều mỡ bão hòa và cholesterol, khi có thai hoặc dùng steroid.

– Nồng độ HDL cholesterol sẽ giảm đi ở người bị bỏ đói, bị stress hoặc gần đây bị bệnh lý cấp tính, hút thuốc lá, béo phì và lười hoạt động thể lực, dùng một số loại thuốc (Vd: steroid, lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn bêta giao cảm), tăng triglycerid máu (> 19,2 mmol/L [> 1700 mg/dL]) và tăng nồng độ globulin miễn dịch huyết thanh.

– Nồng độ LDL cholesterol có thể bị giảm đi khi bệnh nhân có tình trạng stress cấp, bị bệnh lý cấp tính gần đây và dùng estrogen.

Lợi ích của xét nghiệm định lượng cholesterol

1. Phát hiện và đánh giá các BN có nguy cơ bị vữa xơ động mạch, giúp quyết định các lựa chọn điều trị và để theo dõi hiệu quả của điều trị.

2. Đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan.

3. Điều chỉnh hội chứng giảm hấp thu.

4. Chẩn đoán, phân loại và theo dõi BN tăng lipid máu: Gia tăng mạnh nồng độ cholesterol máu > 8,25 mmol/L (3,2 g/L) khẳng định có tình trạng tăng lipoprotein máu và cho phép phân loại khi phối hợp với định lượng nồng độ triglyerid máu.

  • Khi nồng độ triglycerid bình thường, có nghĩa là BN bị tăng cholesterol máu đơn thuần do tăng gánh LDL – cholesterol
  • Khi nồng độ triglycerid tăng vừa, có nghĩa là BN bị tăng lipid máu hỗn hợp
  • Khi nồng độ triglycerid tăng gấp 2 – 3 lần hơn cholesterol, có nghĩa là BN bị tăng triglycerid máu nội sinh do tăng lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng

Theo báo cáo lần thứ III của Chương trình Giáo dục cholesterol Quốc gia (National Cholesterol Educational Program [NCEP] của các chuyên gia Mỹ về phát hiện, đánh giá và điều trị tình trạng tăng cholesterol máu ở người lớn:

– Đối với tất cả người ≥ 20 tuổi, cần tiến hành làm XN các thành phần lipoprotein máu lúc đói (bao gồm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerid) định kỳ 5 năm/lần.

– Nếu tiến hành làm xét nghiệm các thành phần lipoprotein thì chỉ sử dụng các giá trị của cholesterol toàn phần và HDL cholesterol để đánh giá. Trong trường hợp này, nếu nồng độ cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dL (≥ 5,2 mmol/L) hay HDL cholesterol < 40 mg/dL (< 1 mmol/L) cần tiến hành theo dõi định kỳ các thành phần lipoprotein máu để xử trí thích hợp.

Các cảnh báo lâm sàng

1. Nếu kết quả xét nghiệm nồng độ cholesterol máu > 5,2 mmol/L ( > 200 mg/dL), cần tiến hành chương trình giáo dục bệnh tật cho BN:

  • Giảm cung cấp mỡ bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn.
  • Tăng hoạt động thể lực.
  • Kiểm soát cân nặng.

2. Tùy theo nồng độ của các lipoprotein khác và mức độ tăng cholesterol máu, có thể bắt đầu điều trị cho BN bằng các thuốc làm giảm cholesterol máu, phối hợp cùng với các biện pháp thay đổi lối sống của người bệnh.

3. Bilan đánh giá rối loạn lipid máu thường không tiến hành đo trực tiếp nồng độ LDL mà chỉ ước tính nồng độ này.

Bài viết Xét nghiệm sinh hóa cholesterol trong máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/xet-nghiem-sinh-hoa-cholesterol-trong-mau-4868/feed/ 0
Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/ https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/#respond Sun, 13 May 2018 04:18:59 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/ Ngày nay, cuộc sống ngày một dư giả, phương tiện đi lại ngày một đầy đủ hơn. Con người cũng trở nên lười vận động hơn vì vậy mà bệnh tật ngày càng đến sớm hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là rối loạn mỡ máu.

Bài viết Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ngày nay, cuộc sống ngày một dư giả, phương tiện đi lại ngày một đầy đủ hơn. Con người cũng trở nên lười vận động hơn vì vậy mà bệnh tật ngày càng đến sớm hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch và tử vong vì tim mạch ngày càng tăng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là rối loạn mỡ máu.

rối loạn mỡ máu

Vậy phải làm gì để giảm hiện tượng này?

Bệnh rối loạn mỡ máu có hai dạng: Do di truyền và do bệnh tật mang lại. Nếu là di truyền thì đó là dạng nguyên phát, nếu do bệnh tật mang lại thì đó là dạng thứ phát. Rối loạn mỡ trong máu là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ mỡ động mạch

Rối loạn mỡ máu là gì?

Chứng bệnh rối loạn mỡ máu là do một hoặc nhiều chất trong máu như cholesterol, triglycerid, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipid tăng cao hơn bình thường. Trong các thành phần này thì cholesterol và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol không phải là chất hoàn toàn có hại cho cơ thể. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn. Phần lớn cholesterol được tổng hợp từ thức ăn như óc, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, trứng gà,…chiếm 20%. 80% cholesterol còn lại được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa điều này lý giải tại sao những người ăn chay vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu. Nồng độ cholesterol ở mức bình thường là 110-200mg% (2,8-5,2mmol/l).

Triglycerit chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit (biến thành năng lượng).

Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trong cao có tên là HDL, loại có tỉ trong thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-c là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu chúng là nguyên nhân gây nên việc hình mãng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Vậy hiện tượng rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng lượng Cholesterol gây hại và làm giảm Cholesterol có lợi đối với cơ thể.

Các chỉ số xác định rối loạn mỡ máu

Để đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu bệnh nhân nên lưu ý nếu thành phần cholesterol gây hại cao nhưng thành phần có lợi cũng cao thì không đáng lo ngại nhưng nếu thành phần cholesterol gây hại cao mà thành phần bảo vệ lại thấp thì rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân nên đi xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện kịp thời điều trị:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol viết tắt là LDL – c (gây hại)
  • HDL-cholesterol viết tắt là HDL – c (có lợi)
  • Triglycerid

Các tiêu chuẩn về chỉ số

Loại mỡ trong máu Trị số bình thường Không tốt gây hại cho sức khỏe
Cholesterol toàn phần  Dưới 200 mg%  Trên 240 mg%
LDL-c  Dưới 130 mg%  Trên 160 mg%
HDL-c  Trên 45 mg%  Dưới 35 mg%
Triglycerid  Dưới 160 mg%  Trên 200 mg%

 Ths.Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai

Bài viết Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-mo-mau-va-cac-chi-so-xet-nghiem-2686/feed/ 0
Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/ https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/#respond Tue, 01 May 2018 04:19:03 +0000 http://benh2.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/ Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

Bài viết Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

Các xét nghiệm về lipoprotein thường làm để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu gồm: LDL (lipoprotein có tỷ trọng thấp) và HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao).

Các xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim).

Để phát hiện rối loạn lipid máu cần làm các xét nghiệm sau:

– Cholesterol TP.

– Triglycerid.

– LDL-C.

– HDL-C.

– Apo AI.

– Apo B.

Nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần làm 3 xét nghiệm sau đây: Cholesterol, triglycerid, HDL-C.

– Không bị rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol < 5,2 mmol/l.
  • Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Có rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol > 5,2 mmol/l và Triglycerid >2,3  mmol/l; hoặc
  • Cholesterol 5,2 – 6,7 mmol/l và HDL-C  < 0,9 mmol/l.

xơ vữa động mạch

Một bệnh rối loạn chuyển hóa lipid điển hình là bệnh xơ vữa động mạch (XVĐM).

Cholesterol toàn phần huyết tương

Bình thường: Cholesterol TP = 3,9 – 5,2 mmol/l.

– Cholesterol TP tăng trong:

  • Bệnh tăng cholesterol máu.
  • Tăng lipoprotein máu.
  • Tắc mật (sỏi mật, ung thư đường mật, xơ gan-mật, tắc mật,..).
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen (bệnh Von Gierke).
  • Hội chứng thận hư (do viêm cầu thận mạn, tắc tĩnh mạch thận, bệnh hệ thống, thoái hóa dạng bột,…).
  • Bệnh lý tuyến tụy (đái đường, viêm tụy mạn,…).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc (các loại steroid).

– Cholesterol TP giảm trong:

  • Huỷ hoại tế bào gan (do thuốc, hóa chất, viêm gan,…).
  • Hội chứng cường giáp.
  • Suy dinh dưỡng (suy kiệt, các bệnh ác tính giai đoạn cuối,…).
  • Thiếu máu mạn tính.
  • Điều trị bằng corticoid và ACTH.
  • Giảm b-lipoprotein.
  • Bệnh Tangier.

Triglycerid huyết tương

 Bình thường: Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Triglycerid tăng trong:

  • Tăng lipid máu gia đình.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Nhược giáp.
  • Đái đường.
  • Nghiện rượu.
  • Gout.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen.
  • Nhồi máu cơ tim cấp (tăng đến đỉnh trong 3 tuần, có thể tăng kéo dài trong 1 năm).
  • Tác dụng phụ của thuốc (liều cao estrogen, block b)

– Triglycerid giảm trong:

  • Suy dinh dưỡng.

Vì trong thành phần của các lipoprotein (LP) có cholesterol, các xét nghiệm hiện nay về các LP thường được viết như:

LDL-C: là cholesterol có trong LDL.

HDL-C: là cholesterol có trong HDL.

HDL-cholesterol (HDL-C)

HDL-C là xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần của phân đoạn lipoprotein HDL.

Vai trò quan trọng của HDL là loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch, là yếu tố bảo vệ chống bệnh tim mạch, chống xơ vữa động mạch. Lượng HDL-C càng thấp (< 0,9 mmol/l) thì khả năng bị XVĐM càng cao.

Bình thường: HDL- C > 0,9 mmol/l

– HDL-C tăng trong:

  • Tập luyện thể lực.
  • Tăng độ thanh thải của VLDL.
  • Điều trị bằng insulin.
  • Dùng estrogen.

– HDL- C giảm trong:

  • Stress và bệnh tật (nhồi máu cơ tim cấp, đột quị, phẫu thuật, chấn thương).
  • Suy kiệt.
  • Không luyện tập thể thao.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Đái đường.
  • Nhược giáp.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tăng urê máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc (progesteron, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b).
  • Tăng triglycerid máu.
  • Giảm a-lipoprotein máu gia đình.
  • Một số bệnh di truyền (bệnh Tangier, bệnh thiếu hụt nhóm chuyển acyl giữa lecithin và cholesterol, bệnh thiếu apoprotein A-I và C-III,…).

LDL-cholesterol (LDL-C)

LDL có 25% protein là apo B; cholesterol gắn với LDL (LDL-C), nó tham gia vào sự phát triển của mảng XVĐM gây suy mạch, tắc mạch và nhồi máu.

Vai trò quan trọng của LDL là vận chuyển và phân bố cholesterol cho các tế bào của các tổ chức.

Bình thường: LDL- C < 3,9 mmol/l.

– LDL-C tăng trong:

  • Tăng cholesterol máu gia đình.
  • Đái đường.
  • Kết hợp với tăng lipid máu.
  • Nhược giáp.
  • Hội chứng thận hư.
  • Suy thận mạn.
  • Chế độ ăn nhiều cholesterol.
  • Phụ nữ mang thai.
  • U tuỷ.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Chán ăn do tâm lý, thần kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc (estrogen, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b, carpazepin).

Phần protein có trong các LP gọi là apoprotein (viết tắt là Apo), chiếm tỷ lệ khác nhau trong các lipoprotein, thấp nhất ở chylomycron và tăng dần ở VLDL-C, LDL-C, cao nhất ở HDL-C.

Trong số các Apo có Apo AI, Apo B được chú ý nhiều hơn cả vì chúng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển HDL, LDL qua màng tế bào.

Apoprotein AI

Apo A  là phần protein chủ yếu của HDL, gồm Apo AI và Apo AII . Trong đó Apo AI chiếm chủ yếu (60- 70% phần protein của HDL).

– Có vai trò: làm giảm nồng độ chylomicron huyết tương.

– Là chất kích thích hoạt động của enzym lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT), enzym này xúc tác phản ứng chuyển gốc acid béo của lecithin ở vị trí carbon b sang cholesterol tạo thành cholesterol este hóa.

– Là chất nhận diện cho receptor trên màng tế bào để nhận diện và vận chuyển HDL từ mọi tế bào vào gan, giúp cho việc loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch (làm giảm sự tạo thành các mảng xơ vữa thành mạch).

Định lượng Apo AI dựa theo nguyên lý sau: Apo AI có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo AI có trong thuốc thử. Mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo AI có trong mẫu thử, và nồng độ Apo AI đư­ợc xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở b­ước sóng 340 nm; so với chuẩn tính đ­ược kết quả.

Bình th­ường:   Nam: 1,1 – 1,7 g/l.

                        Nữ: 1,1 – 1,9 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo AI đư­ợc làm trên máy phân tích hóa sinh tự động (ví dụ như: Autohumalyzer 900s, Hitachi 902).

Apoprotein B (Apo B)

– Apo B là phần protein của LDL, là chất nhận diện của receptor màng tế bào đối với LDL, đóng vai trò quan trọng đưa HDL từ máu vào các tế bào.

Hiện nay, các thuốc điều trị XVĐM và giảm lipid máu có tác dụng làm tăng số lượng receptor đặc hiệu với LDL (Apo B) ở màng tế bào, tức là làm tăng khả năng tiếp nhận LDL, đưa chúng từ máu vào tế bào, tránh hiện tượng ứ đọng LDL ở thành mạch.

Định l­ượng Apo B dựa theo nguyên lý sau: Apo B có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo B có trong thuốc thử, mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo B có trong mẫu thử và nồng độ Apo B đ­ược xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở bư­ớc sóng 340 nm; so với chuẩn tính đư­ợc kết quả.

Bình thư­ờng:   Nam: 0,6 – 1,18 g/l.

                        Nữ: 0,52 – 1,02 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo B được làm trên các máy phân tích hóa sinh tự động.

Bệnh xơ vữa động mạch

– Khái niệm: XVĐM là tình trạng thành mạch dày lên và có lắng đọng cục bộ của lipid (cholesterol este và các lipid khác). Các lipoprotein lắng đọng, kết tụ tạo mảng vữa động mạch, làm  hẹp lòng mạch, giảm tính đàn hồi của mạch máu, suy giảm tuần hoàn, có thể dẫn đến nhồi máu.

– Bệnh hay gặp trong: Tiểu đường, thận hư, béo phì, Gout, chế độ dinh dưỡng có nhiều lipid (triglycerid, cholesterol, phospholipid..).

Bệnh XVĐM có thể có bất kỳ 1 trong các bất thường:

  • VLDL tăng (chứa chủ yếu TG) với LDL bình thường (chứa chủ yếu là cholesterol).
  • LDL tăng với VLDL bình thường.
  • Cả LDL và VLDL đều tăng (cholesterol và triglycerid).

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xơ vữa động mạch

(1) Định lượng TG huyết tương (có nhiều trong VLDL và LDL)

(2) Định lượng cholesterol TP, cholesterol este hóa:

  • Có nhiều trong các mảng xơ vữa.
  • Xơ vữa và choleserol thay đổi không song hành: có xơ vữa mà cholesterol vẫn bình thường (tỷ lệ đáng kể).

(3) Định lượng cholesterol trong HDL (HDL-C): HDL-C tỷ lệ nghịch với nguy cơ XVĐM.

(4) Định lượng apoprotein huyết tương.

  • Giảm Apo AI, tăng Apo B: chỉ số trung thành nhất để chẩn đoán XVĐM.

Có thể định lượng apoprotein bằng các phương pháp như:

– Phương pháp miễn dịch-điện tử (EIA – eletro-immuno assay)

– Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA –radio immuno assay),

– Phương pháp enzym-miễn dịch (ELISA-enzym linked immuno sorbent assay).

– Phương pháp xét nghiệm độ đục miễn dịch (ITA= immuno- turbidimetric assay).

Dựa vào các kết quả xét nghiệm về các lipoprotein huyết tương có thể nhận biết về nguy cơ XVĐM.

 Benh.vn

Bài viết Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-xet-nghiem-hoa-sinh-ve-roi-loan-lipid-mau-2690/feed/ 0