Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Tim mạch » Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu

Một số xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu

Theo dõi Benh.vn trên
xơ vữa động mạch

Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

  • Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp
  • Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp
  • Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Cập nhật: 01/05/2018 lúc 11:19 sáng

Trước kia các xét nghiệm lipid máu thường làm là định lượng lipid toàn phần, phospholipid, cholesterol (toàn phần và este). Hiện nay, xét nghiệm lipid TP và phospholipid ít được làm, lâm sàng thường quan tâm nhiều hơn là xét nghiệm cholesterol, triglycerid, các lipoprotein và apoprotein.

Mục lục

  • 1 Các xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu
    • 1.1 Cholesterol toàn phần huyết tương
    • 1.2 Triglycerid huyết tương
    • 1.3 HDL-cholesterol (HDL-C)
    • 1.4 LDL-cholesterol (LDL-C)
    • 1.5 Apoprotein AI
    • 1.6 Apoprotein B (Apo B)
  • 2 Bệnh xơ vữa động mạch
    • 2.1 Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xơ vữa động mạch

Các xét nghiệm về lipoprotein thường làm để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu gồm: LDL (lipoprotein có tỷ trọng thấp) và HDL (lipoprotein có tỷ trọng cao).

Các xét nghiệm hoá sinh về rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim).

Để phát hiện rối loạn lipid máu cần làm các xét nghiệm sau:

– Cholesterol TP.

– Triglycerid.

– LDL-C.

– HDL-C.

– Apo AI.

– Apo B.

Nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần làm 3 xét nghiệm sau đây: Cholesterol, triglycerid, HDL-C.

– Không bị rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol < 5,2 mmol/l.
  • Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Có rối loạn lipid máu nếu:

  • Cholesterol > 5,2 mmol/l và Triglycerid >2,3  mmol/l; hoặc
  • Cholesterol 5,2 – 6,7 mmol/l và HDL-C  < 0,9 mmol/l.

xơ vữa động mạch

Một bệnh rối loạn chuyển hóa lipid điển hình là bệnh xơ vữa động mạch (XVĐM).

Cholesterol toàn phần huyết tương

Bình thường: Cholesterol TP = 3,9 – 5,2 mmol/l.

– Cholesterol TP tăng trong:

  • Bệnh tăng cholesterol máu.
  • Tăng lipoprotein máu.
  • Tắc mật (sỏi mật, ung thư đường mật, xơ gan-mật, tắc mật,..).
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen (bệnh Von Gierke).
  • Hội chứng thận hư (do viêm cầu thận mạn, tắc tĩnh mạch thận, bệnh hệ thống, thoái hóa dạng bột,…).
  • Bệnh lý tuyến tụy (đái đường, viêm tụy mạn,…).
  • Phụ nữ mang thai.
  • Tác dụng phụ của thuốc (các loại steroid).

– Cholesterol TP giảm trong:

  • Huỷ hoại tế bào gan (do thuốc, hóa chất, viêm gan,…).
  • Hội chứng cường giáp.
  • Suy dinh dưỡng (suy kiệt, các bệnh ác tính giai đoạn cuối,…).
  • Thiếu máu mạn tính.
  • Điều trị bằng corticoid và ACTH.
  • Giảm b-lipoprotein.
  • Bệnh Tangier.

Triglycerid huyết tương

 Bình thường: Triglycerid < 2,3 mmol/l.

– Triglycerid tăng trong:

  • Tăng lipid máu gia đình.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Nhược giáp.
  • Đái đường.
  • Nghiện rượu.
  • Gout.
  • Viêm tụy.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa glycogen.
  • Nhồi máu cơ tim cấp (tăng đến đỉnh trong 3 tuần, có thể tăng kéo dài trong 1 năm).
  • Tác dụng phụ của thuốc (liều cao estrogen, block b)

– Triglycerid giảm trong:

  • Suy dinh dưỡng.

Vì trong thành phần của các lipoprotein (LP) có cholesterol, các xét nghiệm hiện nay về các LP thường được viết như:

LDL-C: là cholesterol có trong LDL.

HDL-C: là cholesterol có trong HDL.

HDL-cholesterol (HDL-C)

HDL-C là xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần của phân đoạn lipoprotein HDL.

Vai trò quan trọng của HDL là loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch, là yếu tố bảo vệ chống bệnh tim mạch, chống xơ vữa động mạch. Lượng HDL-C càng thấp (< 0,9 mmol/l) thì khả năng bị XVĐM càng cao.

Bình thường: HDL- C > 0,9 mmol/l

– HDL-C tăng trong:

  • Tập luyện thể lực.
  • Tăng độ thanh thải của VLDL.
  • Điều trị bằng insulin.
  • Dùng estrogen.

– HDL- C giảm trong:

  • Stress và bệnh tật (nhồi máu cơ tim cấp, đột quị, phẫu thuật, chấn thương).
  • Suy kiệt.
  • Không luyện tập thể thao.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Đái đường.
  • Nhược giáp.
  • Bệnh lý về gan.
  • Hội chứng thận hư.
  • Tăng urê máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc (progesteron, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b).
  • Tăng triglycerid máu.
  • Giảm a-lipoprotein máu gia đình.
  • Một số bệnh di truyền (bệnh Tangier, bệnh thiếu hụt nhóm chuyển acyl giữa lecithin và cholesterol, bệnh thiếu apoprotein A-I và C-III,…).

LDL-cholesterol (LDL-C)

LDL có 25% protein là apo B; cholesterol gắn với LDL (LDL-C), nó tham gia vào sự phát triển của mảng XVĐM gây suy mạch, tắc mạch và nhồi máu.

Vai trò quan trọng của LDL là vận chuyển và phân bố cholesterol cho các tế bào của các tổ chức.

Bình thường: LDL- C < 3,9 mmol/l.

– LDL-C tăng trong:

  • Tăng cholesterol máu gia đình.
  • Đái đường.
  • Kết hợp với tăng lipid máu.
  • Nhược giáp.
  • Hội chứng thận hư.
  • Suy thận mạn.
  • Chế độ ăn nhiều cholesterol.
  • Phụ nữ mang thai.
  • U tuỷ.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Chán ăn do tâm lý, thần kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc (estrogen, steroid, hạ huyết áp nhóm chẹn b, carpazepin).

Phần protein có trong các LP gọi là apoprotein (viết tắt là Apo), chiếm tỷ lệ khác nhau trong các lipoprotein, thấp nhất ở chylomycron và tăng dần ở VLDL-C, LDL-C, cao nhất ở HDL-C.

Trong số các Apo có Apo AI, Apo B được chú ý nhiều hơn cả vì chúng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển HDL, LDL qua màng tế bào.

Apoprotein AI

Apo A  là phần protein chủ yếu của HDL, gồm Apo AI và Apo AII . Trong đó Apo AI chiếm chủ yếu (60- 70% phần protein của HDL).

– Có vai trò: làm giảm nồng độ chylomicron huyết tương.

– Là chất kích thích hoạt động của enzym lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT), enzym này xúc tác phản ứng chuyển gốc acid béo của lecithin ở vị trí carbon b sang cholesterol tạo thành cholesterol este hóa.

– Là chất nhận diện cho receptor trên màng tế bào để nhận diện và vận chuyển HDL từ mọi tế bào vào gan, giúp cho việc loại bỏ cholesterol từ các tế bào nội mạc động mạch (làm giảm sự tạo thành các mảng xơ vữa thành mạch).

Định lượng Apo AI dựa theo nguyên lý sau: Apo AI có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo AI có trong thuốc thử. Mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo AI có trong mẫu thử, và nồng độ Apo AI đư­ợc xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở b­ước sóng 340 nm; so với chuẩn tính đ­ược kết quả.

Bình th­ường:   Nam: 1,1 – 1,7 g/l.

                        Nữ: 1,1 – 1,9 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo AI đư­ợc làm trên máy phân tích hóa sinh tự động (ví dụ như: Autohumalyzer 900s, Hitachi 902).

Apoprotein B (Apo B)

– Apo B là phần protein của LDL, là chất nhận diện của receptor màng tế bào đối với LDL, đóng vai trò quan trọng đưa HDL từ máu vào các tế bào.

Hiện nay, các thuốc điều trị XVĐM và giảm lipid máu có tác dụng làm tăng số lượng receptor đặc hiệu với LDL (Apo B) ở màng tế bào, tức là làm tăng khả năng tiếp nhận LDL, đưa chúng từ máu vào tế bào, tránh hiện tượng ứ đọng LDL ở thành mạch.

Định l­ượng Apo B dựa theo nguyên lý sau: Apo B có trong mẫu thử hoặc chuẩn ngư­ng kết với kháng thể kháng Apo B có trong thuốc thử, mức độ kết dính tỷ lệ thuận với nồng độ Apo B có trong mẫu thử và nồng độ Apo B đ­ược xác định bằng ph­ương pháp đo độ đục ở bư­ớc sóng 340 nm; so với chuẩn tính đư­ợc kết quả.

Bình thư­ờng:   Nam: 0,6 – 1,18 g/l.

                        Nữ: 0,52 – 1,02 g/l.

Kỹ thuật xác định Apo B được làm trên các máy phân tích hóa sinh tự động.

Bệnh xơ vữa động mạch

– Khái niệm: XVĐM là tình trạng thành mạch dày lên và có lắng đọng cục bộ của lipid (cholesterol este và các lipid khác). Các lipoprotein lắng đọng, kết tụ tạo mảng vữa động mạch, làm  hẹp lòng mạch, giảm tính đàn hồi của mạch máu, suy giảm tuần hoàn, có thể dẫn đến nhồi máu.

– Bệnh hay gặp trong: Tiểu đường, thận hư, béo phì, Gout, chế độ dinh dưỡng có nhiều lipid (triglycerid, cholesterol, phospholipid..).

Bệnh XVĐM có thể có bất kỳ 1 trong các bất thường:

  • VLDL tăng (chứa chủ yếu TG) với LDL bình thường (chứa chủ yếu là cholesterol).
  • LDL tăng với VLDL bình thường.
  • Cả LDL và VLDL đều tăng (cholesterol và triglycerid).

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xơ vữa động mạch

(1) Định lượng TG huyết tương (có nhiều trong VLDL và LDL)

(2) Định lượng cholesterol TP, cholesterol este hóa:

  • Có nhiều trong các mảng xơ vữa.
  • Xơ vữa và choleserol thay đổi không song hành: có xơ vữa mà cholesterol vẫn bình thường (tỷ lệ đáng kể).

(3) Định lượng cholesterol trong HDL (HDL-C): HDL-C tỷ lệ nghịch với nguy cơ XVĐM.

(4) Định lượng apoprotein huyết tương.

  • Giảm Apo AI, tăng Apo B: chỉ số trung thành nhất để chẩn đoán XVĐM.

Có thể định lượng apoprotein bằng các phương pháp như:

– Phương pháp miễn dịch-điện tử (EIA – eletro-immuno assay)

– Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA –radio immuno assay),

– Phương pháp enzym-miễn dịch (ELISA-enzym linked immuno sorbent assay).

– Phương pháp xét nghiệm độ đục miễn dịch (ITA= immuno- turbidimetric assay).

Dựa vào các kết quả xét nghiệm về các lipoprotein huyết tương có thể nhận biết về nguy cơ XVĐM.

 Benh.vn

Chia sẻ
chữa bỏng nước sôi

Bài thơ “dạy” cách chữa 101 bệnh hay gặp bạn cần đọc ngay kẻo phí

Thực ra, trong những tình huống “khẩn cấp” về tình trạng sức khỏe, không phải ai cũng đủ bình tĩnh để nhớ ra cần phải làm gì. Vì thế một bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ thế này có thể là “cứu cánh” cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh , Bệnh tim mạch , Mỡ máu , Rối loạn lipid máu , Rối loạn mỡ máu , Xét nghiệm lipid máu

Bài viết liên quan

rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm

13/05/2018

rối loạn mỡ máu

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu

08/06/2019

roi_loan_lipid_mau_1

Bệnh rối loạn lipid máu

19/07/2018

Xem nhiều nhất

Nhận diện những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao

14/02/2016

Dầu thực vật không tốt như chúng ta thường nghĩ

16/05/2019

Ngã cầu thang khi ngồi xe tập đi bé 6 tuổi gãy xương hàm

04/04/2018

Cả nước áp dụng hệ thống quản lý tiêm chủng chung

17/06/2018

rửa bát đúng cách

5 cách rửa bát sai lầm gây nguy hại cho sức khỏe

07/04/2023

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh Sởi tại Hà Nội

11/08/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp

Các môn thể thao và phương pháp tập luyện phù hợp với người mắc bệnh huyết áp thấp

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Các xét nghiệm sinh hóa máu trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Phòng chống nguy cơ đột tử

Phòng chống nguy cơ đột tử

Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não

Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim

Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim

Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp

Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi