Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:18:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm gan virus B cấp tính https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/#respond Sun, 12 May 2024 05:21:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%

Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.

virus-viem-gan-b

Căn nguyên lây bệnh viêm gan virus B (Viêm gan B)

Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan virus B

Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.

Ủ bệnh

Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).

Khởi phát

Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.

Toàn phát

Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.

Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.

Các triệu chứng xét nghiệm

Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….

Xét nghiệm sinh hoá

AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.

Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.

Xét nghiệm huyết học

Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.

Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.

Xét nghiệm virus

HBsAg

Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.

Anti HBs

Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.

HBcAg

Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.

HBeAg

Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.

Xác định HBV DNA trong huyết thanh

Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.

Chẩn đoán bệnh viêm gan virus B cấp tính

Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:

  • Hội chứng vàng da: Biểu hiện bilirubin trong máu tăng, chủ yếu là trực tiếp.
  • Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men AST, ALT tăng cao.
  • Hội chứng suy tế bào gan: tỷ lệ prothrombin giảm, Albumin máu giảm.
  • Xét nghiệm huyết thanh xuất hiện anti HBc IgM (+).

Điều trị bệnh viêm gan virus B cấp tính

Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.

Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.

Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.

Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…

Phòng bệnh viêm gan virus B cấp tính

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:

Những ai cần tiêm phòng?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…

Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/feed/ 0
Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/ https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/#respond Thu, 29 Feb 2024 04:06:12 +0000 http://benh2.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/ Nhân viên y tế, Bệnh nhân thường xuyên nhân các chế phẩm từ máu, Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế, Người có nguy cơ cao do hình vi hoạt động tình dục bừa bãi, Người tiêm chích mà túy, Người du lich đến những vung có viêm gan B lưu hành cao, Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mang HBV, Những người đến từ có vùng có viêm gan B lưu hành cao... đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B và nên thận trọng.

Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gan, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới Ung thư gan và tử vong. Vậy những ai là đối tượng dễ mắc viêm gan B cao? Nếu bạn còn đang băn khoăn, hãy cùng benh.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

viem-gan-b

Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)

Viêm gan B là bệnh rất dễ lây qua đường tiêm chích (dùng chung bơm kim tiêm), qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con (trong quá trình chuyển dạ đẻ).

Bệnh thường gây nên sơ gan, ung thư gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm đầy đủ vaccin viêm gan B: Mũi 1trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ 2 tháng tuổi, nhắc lại lần 1 sau 1 năm và nhắc lại lần 2 say 8 năm.

Nhóm đối tượng dễ mắc viêm gan B là những ai

  • Nhân viên y tế
  • Bệnh nhân thường xuyên nhân các chế phẩm từ máu
  • Nhân viên và cư dân trong các nhà dưỡng lão hoặc các trại cứu tế
  • Người có nguy cơ cao do hình vi hoạt động tình dục bừa bãi
  • Người tiêm chích mà túy
  • Người du lich đến những vung có viêm gan B lưu hành cao
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mang HBV
  • Những người đến từ có vùng có viêm gan B lưu hành cao
  • Bệnh nhân thiếu máu do hồng cầu hình liềm
  • Bệnh nhân nhận ghép tạng
  • Người hay tiếp xúc gần gũi trong gia đình với các đối tượng kể trên hoặc với bệnh nhân nhiễm HBV cấp hay mãn tính.
  • Đối tượng có bệnh viêm gan mãn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mãn tính (như người mang virut viêm gan C, người nghiện rượu)
  • Những đối tượng khác: Cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, quân nhân, những người có khả năng tiếp xúc với nhiều người do công việc, nhất là những người mang BHV.

Nếu bạn có một hay một vài trong số các yếu tố nguy cơ trên đây, bạn hãy đi kiểm tra y tế và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm phòng vắc xin Viêm gan B. Ngoài ra, các biện pháp như giữ vệ sinh cá nhân, lưu ý khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là những cách bổ trợ giúp phòng ngừa viêm gan B tốt.

Bài viết Đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh viêm gan B đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/doi-tuong-co-nguy-co-cao-doi-voi-benh-viem-gan-b-2025/feed/ 0
Hình ảnh giải phẫu siêu âm gan https://benh.vn/hinh-anh-giai-phau-sieu-am-gan-6375/ https://benh.vn/hinh-anh-giai-phau-sieu-am-gan-6375/#respond Fri, 02 Feb 2024 05:44:48 +0000 http://benh2.vn/hinh-anh-giai-phau-sieu-am-gan-6375/ Gan là một tạng trong ổ phúc mạc, nằm dưới hoành phải một cách chắc chắn do được cố định bởi những dây chằng phúc mạc nối giữa phúc mạc lá tạng với phúc mạc lá thành.

Bài viết Hình ảnh giải phẫu siêu âm gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chi tiết hình ảnh giải phẫu gan theo: phân thuỳ gan theo các mốc của các nhánh tĩnh mạch cửa và theo mốc của các tĩnh mạch trên gan.

Giải phẫu siêu âm gan

hinh_anh_tong_the_gan_nguoi

Liên quan với phúc mạc

Gan là một tạng trong ổ phúc mạc, nằm dưới hoành phải một cách chắc chắn do được cố định bởi những dây chằng phúc mạc nối giữa phúc mạc lá tạng với phúc mạc lá thành. Đó là những dây chằng nối gan với cơ hoành bởi dây chằng vành, hai dây chằng tam giác phải và trái và dây chằng liềm. Gan được nối với dạ dày bởi mạc nối nhỏ.

Những liên quan phúc mạc này chứng tỏ gan được cố định vững chắc vào cơ hoành và mặt sau của gan phải cũng được dính chặt vào nó. Điều này giải thích không thể thấy dịch ở mặt sau gan phải trong trường hợp có dịch trong ổ bụng.

Giải phẫu phân chia thuỳ gan

giai_phau_gan_benhvn

Sự phân chia này dựa theo công trình nghiên cứu giải phẫu của Couinaud. Theo sơ đồ, tĩnh mạch trên gan phân chia gan thành 4 phân khu (phần sau phải, phần trước phải, phần giữa trái và phần bên trái).

Các nhánh của tĩnh mạch cửa phân chia trong các phân khu gan thành những phân thuỳ. Gan có 5 phân thuỳ là trước, sau, giữa, bên và lưng.

Phân thuỳ lưng, đó chính là thuỳ đuôi, hay hạ phân thuỳ I (còn gọi là thuỳ Spiegel). Gan chỉ có 6 hạ phân thuỳ là II, III, V, VI, VII, VIII. Như vậy còn phân thuỳ giữa, hay còn gọi là thuỳ vuông, chính là hạ phân thuỳ IV.

Phân chia gan phải và gan trái dựa vào mặt phẳng đi qua trục của tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch chủ dưới ở phía trên với trục của hố túi mật và tĩnh mạch chủ dưới ở phía dưới. Như vậy, gan phải gồm có phân thuỳ V, VI, VII và VIII. Gan trái gồm các phân thuỳ II, III, và IV.

Gan tiếp tục được chia thành thùy phải và thùy trái. Thuỳ phải gồm gan phải và phân thuỳ IV. Thuỳ trái là gan trái không có phân thuỳ IV, chỉ có phân thuỳ II và III.

Năm mốc giải phẫu chính giúp chia gan phải và gan trái và các phân thuỳ của chúng. Đó là: dây chằng liềm, dây chằng gan-dạ dày (dây chằng tĩnh mạch Arantius), túi mật, khe chính và rãnh

– Dây chằng liềm còn gọi là dây chằng treo gan nối mặt sau của gan đến cơ hoành và thành bụng trước. Hai lá của dây chằng liềm hợp với nhau tạo thành dây chằng tròn đi từ dưới gan tới tận rốn, nó có chứa thừng xơ di tích của tĩnh mạch rốn. Dây chằng này có dải nối với phần trước của nhánh trái tĩnh mạch cửa, là mốc ngăn cách giữa phân thuỳ III và IV.

– Dây chằng tĩnh mạch Arantius, còn được gọi là dây chằng gan-dạ dày, là di tích của ống tĩnh mạch, đi từ sau đến mạc nối nhỏ. Dây chằng tĩnh mạch ngăn cách phân thuỳ I và II. Nó thường không có mạch máu, trong khoảng 15% các trường hợp có động mạch gan trái lạc chỗ xuất phát từ động mạch vành vị, và 1% có tĩnh mạch vành vị. Dây chằng này (phần đặc) là một trong ba phần của mạc nối nhỏ, hai phần khác là phần cân đi từ bờ dưới của gan đến bờ cong nhỏ của dạ dày và đoạn đầu của tá tràng và phần mạch máu có chứa các thành phần của cuống gan.

– Túi mật, ngăn cách phân thuỳ IV và V, đồng thời tạo giới hạn giữa gan phải và gan trái.

– Khe lớn là một đường đi từ đáy túi mật đến tĩnh mạch cửa. Đường này dài ngắn tuỳ theo vị trí và kích thước của túi mật. Trong trường hợp cắt túi mật, dễ dàng thấy được đường này. Có thể dùng đường này cùng với tĩnh mạch trên gan giữa để phân giới hạn giữa gan phải và gan trái.

– Rãnh phải là đường có âm đi từ túi mật tới bao Glisson của tĩnh mạch cửa của phân thuỳ VI.

vi_tri_phan_thuy_gan_giai_phau_gan
Tám phân thuỳ gan được đánh số từ mặt dưới của gan theo chiều ngược lại của kim đổng hồ

Tám phân thuỳ gan được đánh số từ mặt dưới của gan theo chiều ngược lại của kim đổng hồ

Giải phẫu phân thuỳ gan theo các mốc của các nhánh tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch cửa được tạo bởi sự hợp lại của thận lách – mạc treo (tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới) với tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Tĩnh mạch cửa nằm trong mạc nối nhỏ, nó nhận các tĩnh mạch tá tuỵ và tĩnh mạch môn vị. Tĩnh mạch cửa phân chia ở rốn gan thành hai nhánh: một nhánh trái cho các nhánh phân thuỳ IV, phân thuỳ I và thuỳ trái; một nhánh phải phân chia thành hai nhánh chính, một nhánh trước và một nhánh sau (nhánh phải này cũng có thể cho các nhánh vào phân thuỳ IV và phân thuỳ I).

Phân chia của nhánh trái tĩnh mạch cửa có hình chữ “H” nằm nghiêng . Tĩnh mạch cửa trái lúc đầu đi ngang (đoạn rốn) tiếp vuông góc ra trước và cho các nhánh của phân thuỳ II, III và IV. Phân thuỳ I ngăn cách phân thuỳ II bởi dây chằng tĩnh mạch và phân thuỳ IV với phân thuỳ III bởi dây chằng liềm. Các nhánh cửa của phân thuỳ II và III thường chỉ có một, trong khi đó thường có nhiều nhánh cửa đi vào phân thuỳ IV. Phân thuỳ IV này được giới hạn phía ngoài bởi tĩnh mạch trên gan giữa và bởi túi mật. Phân thuỳ IV được chia thành hai hạ phân thuỳ “A” và “B”, ngăn cách bởi một đường ngang theo trục của đoạn rốn của tĩnh mạch cửa trái. Phân thuỳ IV-A ở phía trên và phân thuỳ IV-B ở phía dưới đường này.

– Phân thuỳ I là một thuỳ đặc biệt vì được tưới máu động mạch và tĩnh mạch có thể từ cả hai thuỳ (có thể từ các tĩnh mạch cửa trái và phải và từ các động mạch gan phải và trái). Nó có từ một đến sáu tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới ở phía trên chỗ đổ của các tĩnh mạch trên gan chính. Đặc điểm giải phẫu này có thể giải thích các tĩnh mạch cửa của phân thuỳ I giãn khi có huyết khối ba tĩnh mạch trên gan chính.

– Lớp cắt dọc qua liên sườn có thể cho thấy các nhánh cửa của gan phải cũng cho hình chữ “H” nằm nghiêng (H.8). Tĩnh mạch cửa phải hướng về đầu dò và cho nhiều nhánh trước và sau, gổm các nhánh của phân thuỳ V và VIII ở phía trước và phân thuỳ VI và VII ở phía sau. Phía dưới của tĩnh mạch cửa phải, có hai tĩnh mạch tạo thành phần trước cửa chữ “H”, đó là tĩnh mạch của phân thuỳ VI và VII.

Giải phẫu phân thuỳ gan theo mốc của các tĩnh mạch trên gan:

Tĩnh mạch trên gan nhân các tĩnh mạch từ các trung tâm thuỳ. Các tĩnh mạch trên gan thường có số lượng thay đổi, nhưng nói chung chúng có khoảng ba tĩnh mạch trên gan chính: tĩnh mạch trên gan phải, tĩnh mạch gan trên giữa và tĩnh mạch trên gan trái. Tĩnh mạch trên gan giữa và trái thường hợp thành thân chung (H.9). Có thể có một tĩnh mạch trên gan phụ (20%), thường xuất phát từ phân thuỳ VI và đổ về tĩnh mạch chủ dưới, ở ngay phía trên của ba tĩnh mạch trên gan chính (H.10). Cũng có thể có các tĩnh mạch gan phụ khác mà chúng lấy máu từ nhu mô gan gần kề với tĩnh mạch chủ dưới bao gồm phân thuỳ I và phân khu sau gan phải. Các tĩnh mạch nhỏ này đổ vào tĩnh mạch chủ dưới ở dưới chỗ đổ vào của các tĩnh mạch trên gan chính và chúng thường không thấy được trên siêu âm và trên scanner.

Tĩnh mạch trên gan phải ngăn cách giữa phân thuỳ V – VIII ở bên trái và phân thuỳ VI – VII ở bên phải, như vây phân thuỳ V – VIII nằm giữa tĩnh mạch trên gan phải và giữa. Phân thuỳ IV nằm bên trái của tĩnh mạch trên gan giữa. Còn tĩnh mạch trên gan trái ngăn cách phân thuỳ II và III.

Trên các lớp chéo quặt ngược dưới sườn thường nhìn thấy đồng thời cả ba tĩnh mạch trên gan. Tĩnh mạch trên gan phải thường đổ ở bờ bên phải của tĩnh mạch chủ dưới, trong khi đó các tĩnh mạch trên gan giữa và trái đổ ở mặt trái của tĩnh mạch chủ dưới và trước khi tĩnh mạch này đổ vào nhĩ phải.

Biến đổi giải phẫu hình thái của gan

Chúng tôi chỉ đề cập ở đây những biến đổi bẩm sinh hay gặp nhất về hình thái của gan.

Thuỳ Spiegel:

Thuỳ Spiegel hay phân thuỳ I là một thuỳ hình tam giác mà đỉnh ở trên, đáy ở dưới. Cực dưới của thuỳ Spiegel có hai củ, một ở bên phải gọi là củ vuông, một bên trái là củ nhú. Củ nhú này có thể phì đại và phát triển về phía thấp và sang trái tới tận tuỵ, có thể nhầm với hạch to.

Thiểu sản

Thiểu sản bẩm sinh nhu mô gan là hiếm gặp. Thường gặp thuỳ trái và phân thuỳ IV. Trong trường hợp teo phân thuỳ IV, người ta thấy túi mật bị kéo lên cao và lẫn với đại tràng.

Phì đại nhu mô gan

Một số người gầy, nhất là ở phụ nữ, có thể gan trái phát triển hơn bao quanh cực trên của lách. Một số người khác, cũng thường ở phụ nữ, có thể có phì đại gan phải biểu hiên phân thuỳ V và VI có thể vượt dưới bờ dưới và tạo nên biến đổi bình thường gọi là “lưỡi Riedel”.

Trung tâm chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Hình ảnh giải phẫu siêu âm gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hinh-anh-giai-phau-sieu-am-gan-6375/feed/ 0
Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/#respond Tue, 19 Dec 2023 04:18:32 +0000 http://benh2.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/ Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là một thuật ngữ chung cho một loạt các điều kiện ảnh hưởng đến gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh lý gan nhiễm mỡ nhưng nguyên nhân không phải do uống rượu. Những trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có thể có các biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

benh-gan-nhiem-mo23

Tìm hiểu về giải phẫu – sinh lý tế bào gan

Tế bào gan trong cơ thể đảm nhiệm rất nhiều chứng năng với khả năng tái tạo phi thường, do đó, các tế bào gan cũng có giải phẫu khác biệt.

Vai trò của lipid trong tế bào

  • Tế bào tự chuyển hóa, tự sinh sản, tự thích nghi, tự điều hòa
  • Trong tế bào: màng chiếm 80% khối lượng, gồm màng bào tương, màng lưới nội nguyên sinh chất, màng ty lạp thể, màng Golgi, màng nhân.
  • Cấu tạo phân tử của màng tế bào: protein và lipid, lượng nhỏ glycoprotein và glycolipid
  • Thành phần hóa học của màng tế bào bao gồm có 3 phần: (1) Phospholipid: Phosphatidyl cholin (PC), p. serin (PS), p. ethacholamine (PE), p. inositol (PI), (2) Sphingomyelin, (3) Cholesterol dạng este hóa.
  • Cấu tạo màng: hệ thống 2 lớp phospholipid giữ vai trò quan trọng trong chức năng tế bào

Vai trò màng tế bào

  • Phospho lipid là công tắc điều khiển hoạt động màng tế bào
  • Màng tế bào điều khiển các hoạt động tế bào
  • Đường vào chất dinh dưỡng, đường ra các chất thải
  • Di chuyển các phân tử tích điện bên trong tế bào: cân bằng gốc tự do, chất chống oxy hóa, cân bằng acid – base và độ pH ở tế bào.

Phospholipid hoạt động

  • Ổn định màng tế bào
  • Nhận và truyền tín hiệu
  • Nhận diện tế bào
  • Truyền đạt thông tin giữa các tế bào

Vai trò của gan trong chuyển hóa lipid

Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid, thậm chí là vai trò trung tâm. Nhờ có hệ thống gan mật mà lipid trong cơ thể được chuyển hóa, hấp thu hiệu quả.

Nhiệm vụ của gan trong chuyển hóa lipid

  • Thoái biến acid béo tự do sang thể cetonic tế bào sử dụng tạo năng lượng
  • Tổng hợp acid béo và triglycerid từ glucid và protid
  • Tổng hợp lipid – cholesterol, phospholipid từ triglycerid
  • Sản xuất protein chuyển chở lipid – apo protein – phức hợp lipoprotein là thành phần quan trọng màng tế bào.

Rối loạn chuyển hóa lipid

  • Là sự mất cân bằng giữa cung cấp lipid(do hấp thụ, tổng hợp) với tiêu thụ, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid
  • Ăn quá nhiều chất béo đặc biệt mỡ động vật
  • Tăng lipid do huy động hoặc do thoái hóa chậm, ví dụ như đái tháo đường typ 2, thận hư, suy vỏ thượng thận, suy giáp,…
  • Viêm gan cấp và mạn

Bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu

Gan nhiễm mỡ không do rượu là một bệnh lý gan phổ biến không liên quan tới rượu, nên ai cũng có thể mắc phải dù không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn

Dịch tễ học bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có lẽ là rối loạn ở gan thường gặp nhất trên thế giới (2,8-24% tổng dân số)
  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy gan nhiễm mỡ là một vấ đề đang phát sinh trong vùng châu á – Thái bình dương
  • Tần suất lưu hành tại vùng châu Á – Thái bình dương tương đương Bắc Mỹ (10 – 45% các phân nhóm cộng đồng)
  • Có bằng chứng rõ rệt tần suất lưu hành tăng theo xu thế chung trong khu vực có dinh dưỡng quá mức, béo phì, đái tháo đường typ 2 và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Một số nguyên nhân chính dẫn tới gan nhiễm mỡ không do rượu phải kể tới như: Béo phì, Tiểu đường typ 2, Rối loạn tăng lipid máu.
  • Ngày nay người ta cộng nhận gan nhiễm mỡ là biểu hiện tại gan trong hội chứng chuyển hóa
  • Diễn biến bệnh gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ 25%, Viêm gan nhiễm mỡ 50%, Xơ hóa 15%, Xơ gan  4%, Ung thư gan.
  • Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: 60% là nữ giới, 90% béo phì, 25% có tăng triglycerid máu, 25% tiểu đường.

Cơ chế bệnh sinh gan nhiễm mỡ không do rượu

  • Tăng acid béo và đề kháng với insulin là yếu tố tác động tiên phát gây ra gan nhiễm mỡ. Stress oxy hóa, quá trình peroxide hóa lipid và yếu tố Cytokine tiền viêm(TNF-α) là các yếu tố tác động thứ phát lên gan nhiễm mỡ gây xơ hóa, tế bào gan chết, hoại tử.
  • Theo thuyết 2 tác động: đó là do tác động ban đầu của rối loạn điều hòa quá trình chuyển hóa acid béo kết hợp với sự thích nghi của tế bào và các con đường tín hiệu bị thay đổi làm cho gan dễ bị tổn thương thứ phát. Tác động thứ phát xảy ra một hay nhiều thay đổi về môi trường hay di truyền làm hoại tử tế bào gan và quá trình viêm dẫn đến xơ hóa.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu

Triệu chứng lâm sàng: Các dấu hiệu mơ hồ, không đặc hiệu, có thể gặp triệu chứng đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, gan to mềm.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm có thể thấy men gan (AST, ALT) tăng. Ferritin, tranferin tăng. Triglycerid, cholesterol, đường huyết tăng.
  • Siêu âm là phương pháp có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 62% giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ rất rõ qua hình ảnh: gan tăng sáng đồng nhất hoặc từng vùng, cấu trúc mạch vùng ngoại vi thường mất, mất âm vang thành tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan và cơ hoành. Giảm âm vùng phía sau.

Phân loại

Theo phân loại của Hagen-Ansert (1986) dựa trên độ hồi âm và độ hút âm gia tăng chia gan nhiễm mỡ thành 3 mức độ:

  • Độ 1: tăng nhẹ độ hồi âm lan tỏa nhu mô, mức hút âm nhỏ, xác định được cơ hoành và bờ đường tĩnh mạch trong gan.
  • Độ 2: Lan tỏa độ hồi âm gia tăng và độ hút âm nên khả năng nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm.
  • Độ 3: gia tăng độ hồi âm, tăng độ hút âm, không thấy rõ bờ đường tĩnh mạch gan và cơ hoành.

Theo một phân loại khác về gan nhiễm mỡ của Lalwani (1998)

  • Độ 0: không có hình ảnh gan tăng sáng
  • Độ 1: Gan tăng sáng nhẹ so với thận
  • Độ 3: Mất âm vang thành tĩnh mạch cửa vùng ngoại vi, gan tăng sáng nhiều so với thận, giảm âm vang phía sau.
  • Độ 5: giảm âm vang phía sau, mất âm vang của thành tĩnh mạch, gan tăng sáng nhiều so với thận.
  • Độ 2 và độ 4: là trung gian gian giữa độ 1, độ 3 và độ 5

Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm người đọc, chẩn đoán chỉ có giá trị gợi ý.

Xét nghiệm mô bệnh học

  • Tế bào gan nhiễm mỡ to hơn bình thường, chứa nhiều hốc mỡ hay hạt mỡ >5% tổng số tế bào trên 1 vi trường. Nhiễm mỡ có 2 loại: hạt to và hạt nhỏ.
  • Viêm gan thoái hóa mỡ: hoại tử tế bào, xâm nhập tế bào viêm, tăng sinh xơ khoảng cửa
  • Mức độ nhiễm mỡ được chia thành 3 mức: nhẹ (5-25% TB gan), vừa(25-50%) và nặng(>50%)

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ nguy cơ xơ hóa cao

  • > 50 tuổi
  • Béo phì
  • Đái thào đường typ 2
  • AST/ALT > 1
  • ALT huyết thanh > 2 lần giới hạn trên ngưỡng bình thường
  • Nồng độ triglycerid > 1,7mmol/L
  • Dấu hiệu tăng áp mạch cửa hay xơ hóa gan tiến triển trên chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu

Điều trị các yếu tố nguy cơ

  • Béo phì: giảm cân
  • Tiểu đường: chế độ ăn tiểu đường, kiểm soát đường chặt chẽ hơn, tập luyện thể dục
  • Tăng cholesterol máu: dùng thuốc hạ lipid máu, chế độ ăn ít chất béo
  • Không uống rượu bia
  • Loại bỏ các thuốc và độc chất gây hại

Điều trị giảm cân

  • Chế độ ăn giảm chất béo, đường
  • Luyện tập thể dục thể thao
  • Tập yoga
  • Có thể dùng thuốc

Các thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

Chưa có điều trị đặc hiệu

  • Các chất chống oxy hóa: Vitamin E, Betaine là chất chuyển hóa cholin
  • Thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin: Metformin, thuốc đối vận PPAR-γ (thiazolindinedione)
  • Thuốc hạ lipid máu: nhóm fibrate, statin và các resin chelat hóa
  • Thuốc bảo vệ gan: Silymarin, Urodeoxycholic acid.

Điều trị phẫu thuật

  • Chỉ định: BMI > 35kg/m2
  • Điều trị nội khoa không kết quả
  • Các phương pháp thường dùng: nối tắt dạ dày, đặt bóng, ghép gan

Bài viết Gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến và nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gan-nhiem-mo-khong-do-ruou-2663/feed/ 0
Phòng và điều trị men gan tăng https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/ https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/#respond Mon, 18 Dec 2023 05:49:50 +0000 http://benh2.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/ Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da) và đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, gan không hoàn toàn là một bộ phận “siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác.

Bài viết Phòng và điều trị men gan tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da) và đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, gan không hoàn toàn là một bộ phận “siêu việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, “vô tổ chức” là nguyên nhân lớn dẫn đến men gan tăng.

Với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài. Song, chúng ta cũng không thể lơ là mà bỏ qua việc đề phòng cũng như điều trị kịp thời viêm gan – một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng men gan và nhiều nguy hại khác.

Đề phòng men gan tăng

Để phòng ngừa men gan tăng cao, cần bảo vệ tốt lá gan bằng việc thực hiện những nguyên tắc sau đây:

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý; hạn chế sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn; không hút thuốc lá, thuốc lào; không ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh các gia vị cay nóng.

– Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc nhiều.

– Với những người có nguy cơ tăng men gan (thường là những người uống rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì…), cần đặc biệt chú ý hạn chế uống rượu bia tối đa trong các bữa tiệc bởi có thể “tích tiểu thành đại”, chỉ nên nhấp môi, ăn nhiều rau củ và hành tỏi trong tiệc.

Gan là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người, đóng nhiều vai trò trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta

Điều trị men gan tăng

Khi đã biết mình bị tăng men gan, nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức, đồng thời phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.

Khi phát hiện thấy men gan tăng cao, cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn cũng như thuốc lá. Nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào; nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm.

Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.

Tóm lại, ở những người có chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không được điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan…

Xem thêm: Nguy hiểm khi men gan tăng cao

Bài viết Phòng và điều trị men gan tăng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phong-va-dieu-tri-men-gan-tang-6632/feed/ 0
Áp xe hậu môn trực tràng https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/#respond Wed, 11 Oct 2023 04:33:55 +0000 http://benh2.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/ Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi […]

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Áp xe hậu môn trực tràng (anorectal abscess, abcess anorectal) là một nhiễm trùng mưng mủ khu trú ở hậu môn mà nguyên nhân của nhiễm trùng bắt đầu từ đường lược và vùng dưới đường lược. Đây không phải là bệnh hiếm gặp.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong 4 năm rưỡi từ 1-7-1997 đến 31-12-2001, có 49 trường hợp.

Áp xe hậu môn trực tràng làm bệnh nhân đau đớn, khổ sở vì vùng hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau. Các tư thế ngồi, đi lại và nhất là ngồi theo kiểu cưỡi ngựa, như ngồi trên xe đạp, xe máy…làm bệnh nhân rất đau, đến mức không chịu nổi. Vì vậy khi mắc áp xe hậu môn trực tràng làm cản trở gần như tất cả các hoạt động của cá nhân.

Nếu điều trị không đúng quy cách, không đúng lúc, hậu quả tất yếu của Áp xe hậu môn trực tràng là Rò hậu môn.

Vì bệnh nhân quá đau và hậu quả của nó là Rò hậu môn nên bệnh rất cần được xử trí đúng lúc và đúng kỹ thuật.

ap-xe-hau-mon-truc-trang

Nguyên nhân áp xe hậu môn trực tràng

Loại khuẩn gây bệnh của Áp xe hậu môn là các vi khuẩn đường ruột như Escherichia Coli…Cũng có thể là các vi khuẩn thường gặp trong các nhiễm trùng thông thường khác như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Theo Danis và Puy-Montbrun (1991), những nhiễm trùng mưng mủ của hậu môn vùng chung quang, liên quan tới ống hậu môn là 76%, liên quan đến vùng trên ống hậu môn là 2%, không liên quan tới hậu môn trực tràng là 22%.

Các bệnh liên quan tới ống hậu môn

Rò hậu môn   71,34%

Các tuyến dưới vùng lược   0,68%

Nứt hậu môn 4,23%

Các bệnh ở vùng trên ống hậu môn

Bệnh Crohn   0,83%

Ung thư trực tràng    0,26%

Rò trực tràng-âm đạo           0,38%

Các bệnh khác          0,34%

Các bệnh không liên quan tới hậu môn trực tràng

Xoang lông    15,65%

Bệnh viêm mủ tuyến mồ hôi          3,63%

Nang tuyến ứ nước   1,75%

Xương            0,15%

Các bệnh khác          0,71%

Thương tổn hình thành áp xe hậu môn trực tràng

Lúc đầu thương tổn là tình trạng nhiễm trùng các ống tuyến Hermann-Desfosser. Tiếp theo là tình trạng nung mủ. Các ổ nhiễm trùng này mở vào các hốc của đường lược. Mủ theo các tuyến phát triển dần ra phía nông rồi cuối cùng mở ra da ở vùng chung quanh lỗ hậu môn, ở gần hay xa lỗ hậu môn.

Vị trí hình thành thương tổn

Tùy theo vị trí của ổ mủ, người ta chia Áp xe hậu môn làm nhiều loại.

Áp xe dưới da

Ổ mủ nằm rất nông và rất gần lỗ hậu môn.

Áp xe dưới niêm mạc

Ổ mủ của áp xe nằm ngay dưới niêm mạc, ở dưới thấp nơi ống hậu môn hay ở trên cao nơi bóng trực tràng. Nguyên nhân của áp xe dưới niêm mạc thường là hậu quả của thương tổn nứt hậu môn bị nhiễm trùng hay trĩ tắc mạch bị nhiễm trùng. Về tiến triển, áp xe dưới niêm mạc không phát triển ra phía ngoài vào lớp cơ mà có xu hướng vỡ vào trong lòng ống hậu môn.

Áp xe giữa các cơ thắt

Ổ mủ của loại áp xe này nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Ổ mủ nằm ở lớp thấp hay ở lớp cao. Khi ở thấp nó sát vào bờ dưới cơ thắt ngoài và vỡ ra ngoài gần ống hậu môn. Khi ở cao, nó vỡ ra phía ngoài vào hố ngồi-trực tràng hay vào phía trong, bóng trực tràng.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Ở thể này, ổ mủ nằm trong hố ngồi-trực tràng, nông hay sâu: Thành trên của hố ngồi-trực tràng là cơ nâng hậu môn, thành dưới là da và mô tế bào dưới da. Ổ áp xe ở vị trí này phát triển nhanh chóng ra phía trước, ra sau và sang bên đối diện. Khi phát triển sang bên đối diện, nó tạo thành áp xe hình móng ngựa.

Áp xe trên cơ thắt

Ổ mủ nằm ở mặt dưới cơ nâng hậu môn hay trên các cơ thắt.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Ổ mủ của loại áp xe loại này nằm trên cơ nâng hậu môn. Nguyên nhân của thể áp xe này có thể là những áp xe của hố ngồi-trực tràng phá vỡ cơ nâng hậu môn để lan từ dưới lên. Cũng có thể phát sinh từ những nhiễm trùng của các tạng nằm trong ổ bụng, loại này ít gặp.

Tiến triển của áp xe hậu môn trực tràng

Khi áp xe đã hình thành, có nhiều mủ, phải can thiệp ngay bằng cách dẫn lưu mủ. Nếu không, mủ sẽ phá ra xung quanh và sau vài tuần lễ sẽ vỡ ra ngoài da hay vào trong lòng trực tràng.

Triệu chứng áp xe hậu môn trực tràng

Triệu chứng của áp xe hậu môn trực tràng có nhiều điển hình, khi thăm khám có thể phát hiện trên lâm sàng.

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng chính là đau. Đau ở vùng hậu môn, lan ra chung quanh. Đau nhức nhối và liên tục. Đau tăng khi đi lại, khi ngồi, khi ho, khi rặn đại tiện. Với các loại áp xe ở nông, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi trên yên xe.

Triệu chứng toàn thân

Toàn thân có các triệu chứng của một nhiễm tràng cấp tính. Bệnh nhân có thể có sốt, nhiệt độ có thể tăng cao trong một vài ngày đầu rồi hạ dần. Người mệt mỏi, bứt rứt, đêm không ngủ. Không dám ăn vì sợ phải đi đại tiện.

Triệu chứng thực thể

Áp xe dưới niêm mạc

Lúc mới bắt đầu, nhìn không thấy gì, khi áp xe vỡ, thấy một vài giọt mủ trắng loãng từ trong hậu môn chảy ra.

Áp xe hố ngồi-trực tràng

Lúc đầu, thấy một chỗ da bóng sưng phồng, không có giới hạn rõ rệt, cách lỗ hậu môn vài centimet. Vài ngày sau, chố tấy đỏ này có giới hạn rõ rệt với một chấm tráng ở giữa, mủ đã hình thành. Trong đa số các trường hợp ổ áp xe chỉ có một bên, bên phải hay bên trái. Cũng có khi ổ áp xe hố ngồi-trực tràng có ở cả hai bên làm cho ổ áp xe có hình móng ngựa.

Áp xe giữa các cơ thắt

Lúc đầu nhìn không thấy gì.

Áp xe khoang chậu hông-trực tràng

Cũng như áp xe giữa các cơ thắt, lúc đầu nhìn cũng không thấy gì. Loại này thường được chẩn đoán là áp xe hố ngồi-trực tràng. Khi rạch dẫn lưu thấy mủ từ trên cao chảy xuống. Bằng một kìm dài thăm thì thấy ổ áp xe lên khá cao, thường sờ không chạm được đáy áp xe, lúc đó mới biết là áp xe khoang chậu hông-trực tràng.

Thăm hậu môn trực tràng

Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân co, hai đùi dạng. Mọi động tác của thầy thuốc phải rất nhẹ nhàng, từ từ, vì nếu không làm bệnh nhân rất đau, không cho tiếp tục khám. Nếu đau nhiều, nhận định các triệu chứng sẽ không chính xác.

Ngón tay thăm hậu môn trực tràng luôn được bôi trơn để dễ đưa vào trong ống hậu môn.

Áp xe dưới niêm mac

Ngón tay sờ được một chỗ phồng nhỏ, nằm ở bất cứ vị trí nào của chu vi ống hậu môn. Niêm mạc chỗ sưng phồng này trơn láng, ấn nhẹ vào rất đau.

Áp xe giữa các cơ thắt và Áp xe hố ngồi-trực tràng

Cảm giác được khối sưng từ ngoài lồi vài trong lòng ống hậu môn, ấn rất đau. Thăm khám hậu môn trực tràng làm bệnh nhân rất đau. Vì vậy nên hạn chế thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay và bằng dụng cụ. Thường thì bệnh nhân từ chối, không cho thăm khám lần thứ hai.

Siêu âm nội soi

Thường thì Áp xe hậu môn trực tràng có các triệu chứng rõ rệt nên lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán được bệnh. Trong những trường hợp khó phân biệt với các khối u hay khi xác định rõ vị trí, độ lớn và tính chất của thương tổn, có thể dùng siêu âm nội soi.

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng

Điều trị áp xe hậu môn trực tràng là dùng kháng sinh toàn thân và rạch dẫn lưu mủ.

Khi áp xe đang hình thành

  • Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp xe hình thành.
  • Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau. Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp xe hình thành nhanh hơn.
  • Ăn uống: Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn. Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.

Khi áp xe đã hình thành

  • Điều trị áp xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Phải can thiệp đúng thời điểm. Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa. Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng chung quanh làm ổ áp xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
  • Vì đụng chạm vào ổ áp xe và vùng chung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân. Ở trẻ em gây tê mặt nạ, ở người lớn gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
  • Rạch thoát mủ

Áp xe dưới niêm mạc: Đường rạch sẽ lành tự nhiên và nhanh chóng.

Áp xe giữa các cơ thắt, áp xe hố ngồi-trực tràng

  • Khi áp xe ở nông: rạch một đường ngắn ngay trên ổ áp xe ở tầng sinh môn. Vì chỉ cần rạch nông ở da, không vào tới cơ thắt nên có thể rạch theo đường nan hoa xe đạp.
  • Khi áp xe ở sâu, rạch theo đường vòng song song với các thớ cơ thắt. Rạch song song với cơ thắt vì đường rạch có thể vào sâu. Đường rạch cần đủ dài để dẫn lưu thông tốt và đê hai mép chậm khép kín. Những ổ áp xe ở sâu thường có nhiều vách ngăn, nhiều ngóc ngách. Cần thiết phải phá vỡ hết các vách ngăn, mở toang các ngóc ngách để mủ thoát ra dễ dàng.

Áp xe hình móng ngựa: Thương tổn của ổ áp xe loại này nằm ở phía sau hậu môn, ở bên phải và cả ở bên trái. Ổ áp xe thường khá lớn, nhiều ngóc ngách.

Áp xe chậu hông-trực tràng: Ổ áp xe nằm rất sâu. Dùng một kềm dài, nhờ ngón tay trong trực tràng dẫn đường, chọc tháo mủ ổ áp xe.

Với tất cả các loại xe phải mở toang, phá hết các ngóc ngách, thoát hết mủ.

Dẫn lưu

  • Kết thúc cuộc mổ bằng dẫn lưu ổ áp xe.
  • Dẫn lưu bằng một ống mềm như khi dẫn lưu áp xe khoang chậu hông-trực tràng.
  • Dẫn lưu bằng một mảnh cao su uốn sóng
  • Dẫn lưu bằng một miếng gạc bấc tẩm thuốc sát trùng. Gạc tẩm Bestadine có tác dụng tốt.
  • Khi đường rạch dài và ở thấp, có thể không cần dẫn lưu.

Săn sóc sau mổ

  • Ngay sau khi rạch thoát mủ, đau đỡ hẳn, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và tối ngày mổ có thể có một giấc ngủ ngon, sau nhiều đêm không ngủ.
  • Vệ sinh tại chỗ rất cần thiết. Mỗi ngày rửa nhiều lần bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng. Sau mỗi lần đại tiện, bắt buộc rửa sạch.
  • Hằng ngày thay băng và lấy hết mủ.
  • Khi đã sạch mủ, mô hạt bắt đầu mọc. Mô hạt phải mọc từ đáy. Không được để đường rạch bịt kín khi mô hạt chua lấp đầy ổ vì chừng nào còn khoảng trống thì còn mủ.
  • Ăn chế độ dễ tiêu, nhuận tràng.
  • Rạch tháo mủ đúng lúc, đúng kỹ thuật, dẫn lưu tốt, săn sóc chu đáo giúp cho áp xe lành tốt, nhanh chóng và hoàn toàn sau ba tuần lễ. Nếu không, áp xe hậu hông-trực tràng sẽ dẫn tới rò hậu môn.

Bài viết Áp xe hậu môn trực tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ap-xe-hau-mon-truc-trang-3338/feed/ 0
Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/ https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/#respond Sun, 08 Oct 2023 04:34:14 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/ Ung thư biểu mô tế bào gan có thể được chẩn đoán dựa trên trên X-quang mà không cần sinh thiết nếu có các đặc điểm hình ảnh riêng điển hình. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu tăng tương phản (chụp CT hoặc MR động). Khi chụp trong pha động mạch, ung thư biểu […]

Bài viết Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư biểu mô tế bào gan có thể được chẩn đoán dựa trên trên X-quang mà không cần sinh thiết nếu có các đặc điểm hình ảnh riêng điển hình. Điều này đòi hỏi một nghiên cứu tăng tương phản (chụp CT hoặc MR động). Khi chụp trong pha động mạch, ung thư biểu mô tế bào gan tăng cường độ hơn tổ chức gan xung quanh.

xet-nghiem-ung-thu-gan

Vấn đề này là do máu động mạch trong gan bị pha loãng bởi máu tĩnh mạch không chứa chất cản quang, trong khi ung thư biểu mô tế bào gan chỉ chứa máu động mạch. Trong phase tĩnh mạch, ung thư biểu mô tế bào gan tăng ít hơn tổ chức gan xung quanh. Điều này là do ung thư biểu mô tế bào gan không có nguồn cung cấp máu ở hệ thống tĩnh mạch cửa và máu động mạch chảy qua các tổn thương không còn chứa chất cản quang, trong khi máu ở hệ thống tĩnh mạch cửa trong gan lúc đó lại chứa chất cản quang. Điều này được gọi là “sự thải sạch” mặc dù thuật ngữ này không thực sự mô tả thứ tự của các sự kiện.

Trong phase muộn, sự hiện diện của “thải sạch” kéo dài, và đôi khi “thải sạch” chỉ có trong phase muộn. Sự thu nhận vào động mạch tiếp theo bởi sự thải sạch có tính đặc hiệu cao đối với ung thư biểu mô tế bào gan.Vì vậy, để ghi nhận đúng sự tồn tại của ung thư biểu mô tế bào gan, một nghiên cứu 4 phase cần có: phase không tăng cường, pha động mạch, pha tĩnh mạch và pha muộn.

Hình thuật toán nghiên cứu các khối u nhỏ tìm thấy khi sàng lọc ở những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan (MDCT = chụp điện toán cắt lớp đa dãy đầu dò)

Trong các hướng dẫn trước đây, chúng tôi đã giới thiệu thuật toán để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, thay đổi tùy thuộc vào kích thước của tổn thương (Hình 1). Những thuật toán này phần lớn dựa trên ý kiến của chuyên gia, và dựa trên biểu hiện điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan trên các nghiên cứu X-quang tăng tương phản như đã mô tả trên. Thuật toán liên quan đến các tổn thương giữa 1-2 cm hiện nay được thẩm định một phần. Forner và cộng sự đã sử dụng siêu âm tương phản và MRI để đánh giá các tổn thương nhỏ hơn 2 cm được tìm thấy khi giám sát. Giá trị dự đoán dương tính sử dụng 2 xét nghiệm này là 100%, mặc dù giá trị dự đoán âm tính chỉ khoảng 42%. Điều này nghĩa là nếu cả hai xét nghiệm đều dương tính thì tổn thương luôn luôn là ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, nếu một trong hai xét nghiệm không kết luận được, lúc đó tỷ lệ phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan âm tính giả cao hơn 50%. Thuật toán này đòi hỏi rằng trong những trường hợp này sinh thiết sẽ được thực hiện. Trong nghiên cứu này, có đến 3 sinh thiết đã được thực hiện trong nổ lực đạt đến chẩn đoán đúng. Siêu âm tăng cường tương phản hiện không có ở Mỹ, vì vậy những kết quả này không được áp dụng toàn bộ cho nhóm Bắc Mỹ. Một nghiên cứu thứ hai đã kết luận rất giống nhau cung cấp sự thẩm định thuật toán bên ngoài. Một nghiên cứu thứ ba, cho đến nay chỉ được trình bày ở dạng tóm tắt, sử dụng chụp CT cũng như siêu âm tương phản và MRI và cũng thẩm định thuật toán. Những phân tích này cho thấy rằng việc sử dụng một phương thức tăng cường tương phản duy nhất có giá trị dự đoán dương tính thấp hơn sử dụng 2 nghiên cứu, mặc dù giá trị dự đoán dương tính vẫn tốt hơn 90%. Những nghiên cứu khác đã cung cấp sự thẩm định những thuật toán này bên ngoài, nhưng còn cho thấy sự biểu hiện điển hình của tăng các động mạch và sự thải sạch tĩnh mạch đặc hiệu cao đến nỗi chỉ một nghiên cứu duy nhất là cần thiết nếu có những biểu hiện này.178,179 Độ nhạy của việc sử dụng chụp hình ảnh kép để chẩn đoán là giữa 21% và 37% và tính đặc hiệu là 100%. Ngoài ra, 2 nghiên cứu đã cho thấy rằng chụp hình ảnh liên tiếp có thể được dùng để làm giảm sự cần thiết về sinh thiết. Sử dụng các nghiên cứu liên tiếp hơn là cần 2 nghiên cứu để cải thiện độ nhạy điển hình đến khoảng 74-80%, nhưng tính đặc hiệu giảm xuống đến 89-97%. Tuy nhiên, nếu các tổn thương điển hình được sinh thiết, tính đặc hiệu được báo cáo đến 100%.

Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy rằng ung thư đường mật trong gan (ICC) không cho thấy sự thải sạch ở pha muộn tĩnh mạch khi chụp MRI, nhấn mạnh thêm tính đặc hiệu của dữ liệu này ở các giai đoạn sớm. Đồng thời, đã có mô tả về dương tính giả đối với ung thư biểu mô tế bào gan trên siêu âm tăng tương phản ở những bệnh nhân với ung thư biểu mô tế bào gan đã được chứng minh bằng sinh thiết, nếu có bất kỳ sự khác nhau giữa các kỹ thuật chụp hình ảnh, nên tiến hành sinh thiết nếu việc điều trị được xem xét. Thuật toán để nghiên cứu các tổn thương giữa 1-2 cm về đường kính đã được thay đổi để phản ánh những xem xét này (Hình).

Mặc dù các khuyến cáo đối với việc nghiên cứu các tổn thương ở gan được phát hiện qua sàng lọc đã được phát triển để sử dụng ở những bệnh nhân xơ gan, chúng được áp dụng như nhau cho những bệnh nhân viêm gan mạn tính là những người có thể không phát triển xơ gan hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, xác suất ung thư biểu mô tế bào gan trước khi xét nghiệm hiện diện ở mức cao. Đối với các khối u được phát hiện ở một gan bình thường khác, xác suất ung thư biểu mô tế bào gan trước khi thử nghiệm thấp hơn nhiều và các hướng dẫn này không áp dụng.

Vì sự chẩn đoán trên X-quang rất quan trọng, điều cơ bản là việc chụp hình ảnh được thực hiện đúng. Những đề cương được thiết lập này để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thay đổi tùy loại thiết bị sử dụng, xác định số lượng chất cản quang được dùng, phương pháp sử dụng chất này, thời gian nghiên cứu sau khi sử dụng chất cản quang, và độ dày của các lát cắt được thu thập. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm nên biết có phải các nghiên cứu đã được tiến hành dưới những điều kiện được xác định này.

Cần chú ý rằng những thuật toán này không phải không thể sai lầm. Sẽ có những kết quả âm tính giả trong các nghiên cứu X-quang khởi đầu, nhưng những khối u này cần được phát hiện trong chụp hình ảnh theo dõi trước khi tổn thương đạt đến một kích thước mà khả năng chữa khỏi bị giảm đi.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện về sự tồn tại của ung thư biểu mô tế bào gan nghèo mạch máu. Đây là một tổn thương làm tăng cả trên hình ảnh phase động mạch và phase tĩnh mạch ít hơn tổ chức gan xung quanh. Đây chỉ là một vấn đề về chẩn đoán đối với những tổn thương nhỏ (được xác định là < 2 cm về đường kính). Nghiên cứu bệnh học về những tổn thương này đã cho thấy là lý do đối với sự nghèo mạch máu thấy rõ là ở chỗ những tổn thương này có hai nguồn cung cấp máu.182 Chúng có thể có nguồn cung cấp máu động mạch nào đó, nhưng điều này không được xác định hoàn toàn. Về mặt mô học, các động mạch không có đôi (không có ống mật) hiện diện nhưng ở số lượng nhỏ, và vẫn có một nguồn cung cấp máu tĩnh mạch cửa mặc dù bị giảm. Khi khối u trưởng thành, nguồn cung cấp máu trở nên biến thành máu động mạch nhiều hơn và tổn thương có những đặc điểm điển hình của ung thư biểu mô tế bào gan. Các nốt loạn sản cũng có thể cho thấy các động mạch không có đôi và nguồn cung cấp máu giảm. Vì vậy, cần sinh thiết để phân biệt các nốt loạn sản với ung thư biểu mô tế bào gan. Không may là ngay cả với sinh thiết bằng kim, các đặc điểm xác nhận tiêu chuẩn để phân biệt một nốt loạn sản cấp độ cao với ung thư biểu mô tế bào gan, gọi là sự xâm lấn mô đệm, có thể không được phát hiện. Ung thư biểu mô tế bào gan lớn hơn cũng có thể nghèo mạch máu. Những trường hợp này cũng cần sinh thiết, mặc dù chẩn đoán thường rõ ràng không cần sinh thiết.

Ngoài các đặc điểm về hình thái học giúp phân biệt các khối u loạn sản cấp độ cao (HGDN) với ung thư biểu mô tế bào gan, có một số đặc điểm nhuộm mô học có thể hữu ích. Các chỉ điểm ung thư biểu mô tế bào gan so với mô lành tính bao gồm glycan 3, protein shock nhiệt (HSP) 70 và glutamine synthetase. Nhuộm biểu mô mạch máu bằng CD 34 thường dương tính và dương tính mạnh trong ung thư biểu mô tế bào gan vì các động mạch không có đôi được nhận dạng rõ hơn, trong khi ở mô lành tính, chất nhuộm màu biểu mô hình sin chỉ bị yếu với kháng thể này. Chất nhuộm màu cytokeratin đối với biểu mô đường mật (CK 7 và CK 19) âm tính, và chất nhuộm màu cytokeratin đường mật dương tính làm cho ít có khả năng ung thư biểu mô tế bào gan.186 Do khó khăn để đưa ra một chẩn đoán dương tính ở mô từ các tổn thương nhỏ, chúng tôi khuyến cáo các nhà bệnh lý học sử dụng bảng chất nhuộm màu đầy đủ được liệt kê dưới đây để giúp phân biệt các khối u loạn sản cấp độ cao với ung thư biểu mô tế bào gan. Mặc dù thỉnh thoảng các tổn thương khối u có thể nhuộm dương tính với các chỉ điểm này, có thể hơi khó khăn khi phân biệt những tổn thương khối u này với ung thư biểu mô tế bào gan về cơ sở hình thái học.

Vì vậy, khuyến cáo hiện nay về chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được mô tả trong hình trên. Đối với những tổn thương nhỏ hơn 1 cm, các khuyến cáo vẫn không thay đổi. Không cần nghiên cứu chi tiết, vì hầu hết tổn thương này là các nốt xơ gan hơn là ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, khuyến cáo theo dõi chặt chẽ ở những khoảng thời gian 3 tháng, sử dụng kỹ thuật ghi nhận đầu tiên sự hiện diện của các nốt này. Nếu những nốt này được phát hiện do sự sàng lọc khi siêu âm, lúc đó siêu âm được khuyến cáo là kỹ thuật theo dõi.

Đối với những tổn thương có đường kính trên 1 cm, nên sử dụng chụp MRI động hoặc chụp CT đa dãy đầu dò. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc thực hiện tốt nhất các phương pháp này đã được mô tả trước đây.183 Tuy nhiên, siêu âm tăng tương phản ít đặc hiệu. Nếu các biểu hiện là điển hình đối với ung thư biểu mô tế bào gan khi chụp MRI hoặc chụp CT, như đã mô tả trên, lúc đó không cần nghiên cứu thêm và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được xác định. Nếu các biểu hiện không điển hình đối với ung thư biểu mô tế bào gan (và không cho thấy u mạch máu), lúc đó một trong hai chiến lược có thể áp dụng. Một nghiên cứu thứ hai (nghiên cứu khác về chụp CT hoặc MRI) có thể được thực hiện. Nếu các biểu hiện điển hình, chẩn đoán được xác định. Một cách khác, một nghiên cứu không điển hình có thể đưa đến sinh thiết.

Bệnh ung thư gan ngày càng hay gặp, do sự thực hiện nghiên cứu rất quan trọng để chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan không xâm lấn, khuyến cáo thực hiện những nghiên cứu này ở các trung tâm có chuyên môn kỹ thuật cao.

Bài viết Phương pháp chẩn đoán X-quang bệnh ung thư gan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-chan-doan-x-quang-benh-ung-thu-gan-3352/feed/ 0
Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/ https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/#respond Tue, 19 Sep 2023 04:52:03 +0000 http://benh2.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/ Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng ra tăng, dân gian có câu: “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) để nói rất nhiều người mắc bệnh này.  Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất […]

Bài viết Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng ra tăng, dân gian có câu: “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) để nói rất nhiều người mắc bệnh này.  Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vậy, nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách phòng ngừa căn bệnh này thế nào? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

  • Bệnh trĩ là bệnh mạn tính do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ.
  • Búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên gọi là trĩ nội, tĩnh mạch trĩ dưới gọi là trĩ ngoại.
  • Vị trí của trĩ nội nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn, trĩ ngoại nằm ở hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh tri

  • Đứng nhiều, ngồi nhiều.
  • Làm việc nặng nhọc.
  • Táo bón, tiêu chảy, lỵ.
  • Viêm đại tràng mạn tính.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý.

Đối tượng mắc bệnh

  • Nam, nữ mọi lứa tuổi (chủ yếu tập trung ở tuổi thanh niên, trung niên)
  • Các ngành nghề: nông dân, công nhân, công chức hành chính…
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú…

Biểu hiện của bệnh trĩ

  • Đi ngoài ra máu.
  • Sa búi trĩ.

Hậu quả khi bị trĩ

  • Tắc mạch trĩ.
  • Nứt hậu môn.
  • Sa bệnh trĩ.
  • Chảy máu ồ ạt cấp tính…

Tâm sự của một người mắc bệnh trĩ

Cô L.T.T 57 tuổi (Lĩnh Nam, Hà Nội)

“Bị bệnh trĩ đã hơn 10 năm và qua 2 lần phẫu thuật tôi mới hiểu hết được những đau đớn cũng như sự bất tiện khi bị căn bệnh này.

Thời gian còn làm công nhân phân nhà máy X…vì đi 3 ca liên tục, công việc nặng nhọc, lại làm việc trên dây truyền.. nên tôi nhịn tiểu tiện, đại tiện…. Chỉ đến khi hết ca… việc vệ sinh mới được thực hiện…Lâu ngày thành quen, thành ra tôi thường xuyên bị táo bón…

Mãi đến khi đại tiện đau, ra máu, sờ vào vùng hậu môn…cảm giác có gì đó vương vướng…nên tôi mới đi khám…và phát hiện bị trĩ giai đoạn 2. Uống thuốc, bôi thuốc… không khỏi tôi phải đi mổ cắt trĩ (năm 2005).

Sau mổ, một thời gian thấy “tạm ổn” nên tôi “quên luôn” cần phải giữ gìn và kiêng khem ăn uống, tập luyện… Thời gian gần đây, bắt đầu có biểu hiện đau….cơn đau mau dần kèm đi ngoài ra máu…ngồi cũng đau, đi lại vướng, khó chịu, mất ăn mất ngủ…. nên tôi đi khám lại. Kết quả, bệnh trĩ đã ở giai đoạn 3 kích cỡ bằng quả táo cần phải mổ…

Sau 5 ngày nằm viện (tháng 7/2013) vừa đau đớn, vừa mất tiền….tôi mới nhận ra rằng…. căn bệnh này cần phải tuân thủ những quy định về ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày…”

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng

“Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35-50%. Theo một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có đến 55% dân số mắc trĩ. Đặc biệt, ở Vĩnh Phúc, cứ 10 người dân thì 8 người bị bệnh này.

Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 45. Bệnh tập trung ở thành phố công nghiệp và liên quan đến công việc. Những nghề nghiệp có tỷ lệ mắc trĩ cao nhất là nông dân, công chức hành chính, công nhân và học sinh, sinh viên.

Khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ không được điều trị. Trong những bệnh nhân được chữa bệnh, hiệu quả cũng không được như mong đợi. Hiện có rất nhiều phương pháp và cơ sở chữa trĩ; mỗi phòng khám, mỗi thầy có một phương pháp khác nhau, chưa có sự thống nhất về chỉ định và phương pháp điều trị. Vì vậy, tỷ lệ biến chứng và tái phát sau điều trị còn cao, nhiều bệnh nhân có di chứng như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ”

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta cần một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ, cân bằng.

Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh trĩ

a) Nhóm thực phẩm tốt

Thức ăn có nhiều chất xơ

  • Các loại rau quả: cà rốt, chuối măng, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
  • Các loại ngũ cốc như: đậu phụ, ngũ cốc xay…

Thức ăn nhuận tràng

  • Một số loại rau có tính nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
  • Hoa quả
  • Chuối là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc dưa hấu.
  • Khoai lang có công dụng nhuận tràng tốt, ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
  • Măng có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng.

Thực phẩm giàu Magie

  • Magie là một khoáng chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón.
  • Thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Thức ăn nhiều chất sắt

Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

  • Thực phẩm: gan gà, cua hấp, cá ngừ, thịt rùa..
  • Hoa quả: mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè..
  • Các loại rau: khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng …

Các loại dầu

  • Dầu ô liu, dầu lanh, giấm táo…
  • Bổ sung dầu cá (là một trong những loại dầu quan trọng cần dùng thường xuyên)

Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bổ sung từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Mục đích: Uống nước đề phòng táo bón và có tác dụng làm mềm phân.

  • Một người/ngày đảm bảo uống từ 1,5 đến 2,5 lít nước.
  • Uống các loại nước: nước khoáng, nước trái cây, nước rau quả, súp rau……
  • Nước trái cây của các loại quả mọng, có màu đậu giúp ích cho người bị bệnh trĩ.
  • Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin có thể giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra.

Thực phẩm cần tránh

  • Muối (giữ lại nước trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ)
  • Các chất gia vị cay, nóng (gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn)
  • Cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein (làm tăng áp lực trong khung ruột)
  • Giảm tối đa: bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt, sô-cô-la …(gây táo bón và tăng phản ứng ngứa hậu môn)

Tập thói quen đại tiện đúng giờ

Mục đích: đi đại tiện thường xuyên tạo thành thói quen cho cơ thể, giúp loại trừ bệnh trĩ.

  • Nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đi đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ.
  • Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.
  • Từ bỏ các thói quen:ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức đều là thói quen không tốt.

Vận động thường xuyên

Tập thể dục hàng ngày để phòng bệnh trĩ (Ảnh minh họa)

Mục đích: Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có tác dụng tăng cường khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy dạ dày đường ruột hoạt động, tăng bài tiết.

  • Hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe: tập aerobic, yoga, thiền, đi bộ, đạp xe..
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu..

Lời kết

Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật…đặc biệt là bệnh trĩ. Để phòng tránh căn bệnh này, cần tạo một thói quen ăn ngủ, nghỉ khoa học…. kết hợp tuân thủ quy định về chế độ vệ sinh… tạo thói quen tốt hàng ngày.

Những người nghi ngờ bị trĩ, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên xấu hổ mà để tình trạng bệnh nặng thêm…. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ lựa chọn hướng điều trị phù hợp, có thể uống thuốc hay can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị bệnh.

Bài viết Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/feed/ 0
Ỉa chảy cấp và mạn tính https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/#respond Fri, 08 Sep 2023 04:24:11 +0000 http://benh2.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/ Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Cùng tìm hiểu về ỉa chảy cấp và mạn tính

  • Phân có 85% thành phần là nước thì nhão.
  • Phân có 88% thành phần là nước thì lỏng.
  • Và có 90% thành phần là nước thì phần lỏng như nước.

Iả chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được  các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá và những rối loạn gây nên ỉa chảy.

Sinh lý quá trình tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bình thường có những đặc trưng sinh lý riêng mà khi sai lệch có thể dẫn tới các bệnh lý như tiêu chảy, táo bón…

Sinh lý tiêu hoá bình thường

Tiêu hoá bình thường gồm 4 quá trình:

  1. Tiết dịch: dạ dày tiết dịch dạ dày, gan tiết mật, tuỵ tạng tiết dịch, tuỵ và ruột non tiết  các men ruột.
  2. Co bóp nhu động: sự co bóp của dạ dày, ruột nhằm trộn lẫn thức ăn với dịch tiêu hoá và đưa xuống dưới.
  3. Tiêu hoá: là quá trình tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men và vi khuẩn nhằm phân giải thức ăn: HCl và pepsin  của dạ dày: trypsin, amylaza, lipaza của tuỵ tạng, sắc tố mật, muối mật của gan: các men enterokinaza, amino polipeptidaza, nucleaza, manfoza, sacaraza…của ruột non và vai trò của những loại vi khuẩn cộng sinh trong đại tràng, phân giải xenluloza thành glucoza.
  4. Hấp thụ: sau khi tiêu hoá, thức ăn được phân giải sẽ được hấp thụ qua ruột: phần lớn các thành phần của protit, gluxit, lipit, các chất điện giải vitamin được hấp thụ ở hỗng tràng, còn được hấp thụ lại ở đại tràng và làm cho phân đóng khuôn lại.

Để điều hoà 4 quá trình trên, hệ thống phó giao cảm (giây thần kinh X) và giao cảm đóng vai trò quan trọng.

  • Phó giao cảm: tăng nhu động và tiết dịch.
  • Giao cảm: giảm nhu động và tiết dịch.

Khi các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên ỉa chảy, vậy sự rối loạn đó xảy ra như thế nào?

Những rối loạn tiêu hoá gây ỉa chảy

  1. Tăng tiết dịch: Khi sự tiết dịch tăng nhiều, vượt quá khả năng hấp thụ có thể gây nên ỉa chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây nên tăng tiết dịch và đó là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ kích thích ra ngoài.
  2. Tăng nhu động: ỉa chảy có thể là hậu quả của việc tăng nhu động, co bóp: bởi vì tăng co bóp làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hoá và hấp thụ. Các kích thích nhiễm khuẩn, nhiễm độc và rối loạn tâm thần thần kinh làm tăng co bóp.
  3. Tiêu hoá kém. Khi tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men, vi khuẩn giảm đi, thức ăn được hấp thụ sẽ kém đi và hậu quả dẫn đến ỉa chảy. Tiêu hoá kém có thể do:
  • Thiếu dịch tiêu hoá, cắt dạ dày, ruột…
  • Thiếu men, viêm tuỵ, tắc mật…
  • Thiếu vi khuẩn (dùng quá nhiều kháng sinh diệt hết vi khuẩn cộng sinh ở ruột…).
  • Tiêu hoá kém còn có thể do thức ăn được chuyển đi quá nhanh chưa kịp tiêu hoá (tăng nhu động) và ta gọi là sự thiếu thời gian tiêu hoá.

4. Hấp thụ kém: ỉa chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hấp thu ít hoặc không được hấp thu. Kém hấp thu có thể do:

  • Thành của ruột bị tổn thương (viêm, ung thư…).
  • Hoặc là hậu quả quá trình  trên (tăng tiết dịch,tăng nhu động, tiêu hoá kém).

Có thể tóm tắt sự rối loạn của quá trình tiêu hoá trong sơ đồ sau:

Thiếu dịch men, vi khuẩn → Tiêu hoá kém → Hấp thụ kém → Ỉa chảy

Thiếu thời gian (tăng co bóp, tăng tiết dịch)

Trên đây là cơ chế sinh bệnh của ỉa chảy, có rất nhiều nguyên nhân tác động lên các cơ chế  đó, muốn tìm hiểu ta cần phải tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và làm các  xét nghiệm cần thiết.

Thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy

Khi thăm khám cho một bệnh nhân ỉa chảy cần phải chú ý hỏi bệnh thật kỹ để tìm nguyên nhân và sau đó làm các xét nghiệm cần thiết.

Hỏi bệnh

1. Hỏi về tính chất ỉa chảy.

  • Hoàn cảnh: xuất hiện của ỉa chảy: Rất quan trọng khi nguyên nhân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật về tiêu hoá…
  • Sự bắt đầu cuả ỉa chảy: đột ngột hay từ  từ.
  • Số lần đại tiện: ỉa chảy cấp có khi tới hàng trăm lần trong ngày. Ỉa chảy mạn tính thường ít lần hơn.
  • Về tính chất của phân: cần kết hợp chặt chẽ giữa hỏi và xem trực tiếp phân.

2. Các rối loạn khác về tiêu hoá và toàn thân.

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng, đau quặn,  đau hậu môn, mót rặn.
  • Ăn kém, sợ mỡ.
  • Sốt.
  • Các biểu hiện về nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy nhược…

Khám lâm sàng

1. Khám phân: Là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình khám đối với người bệnh ỉa chảy.

2. Khám bộ máy tiêu hoá: Khám có hệ thống toàn bộ về tiêu hoá, không nên thăm trực

tràng.

3. Khám toàn thân: chú ý đến một số triệu chứng có liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của ỉa chảy.

Hội chứng nhiễm khuẩn: Số, lưỡi bẩn, mệt nhọc…

Hội chứng nhiễm độc: tùy theo từng chất độc gây ỉa chảy có những biểu hiện khác nhau.

Hội chứng mất nước và các chất điện giải: đây là hậu quả quan trọng nhất của ỉa chảy cấp, cần được xử trí kịp thời.

  • Khát nước, khô miệng và niêm mạc.
  • Mắt sâu, da nhăn nheo, chân tay lạnh.
  • Đái ít rồi không đái, sẽ gây tình trạng urê máu cao.
  • Chuột rút do thiếu Ca, toan máu do thiếu Na, rối loạn nhịp tim do thiếu K.

Nếu tình trạng  mất nước trầm trọng hơn sẽ dẫn tới:

Hội chứng truỵ tim mạch:

  • Vã mồ hôi, lạnh chân tay.
  • Mạch nhỏ và nhanh.
  • Huyết áp hạ có khi không còn.

Cần được xử trí kịp thời, nếu không sẽ thường dẫn tới tử vong.

  • Các hội chứng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin: thường là hậu quả của các loại ỉa chảy mạn tính.
  • Gầy rất nhiều, có thể phù.
  • Da khô hay bong vảy.
  • Lông, tóc rụng nhiều…

Các xét nghiệm đối với bệnh nhân ỉa chảy

Ngoài các xét nghiệm thông thường, tùy theo mỗi nguyên nhân cần làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân: về hoá học, vi khuẩn và ký sinh vật, tổ chức tế bào.
  • Các xét nghiệm thăm dò tiêu hoá: dịch dạ dày, dịch tuỵ, mật, sự  hấp thụ của ruột.
  • Các xét nghiệm đánh giá hậu quả của ỉa chảy: urê, các chất điện giải, protid trong máu, thể tích hồng cầu…
  • Soi dạ dày, trực tràng, sinh thiết ruột non.
  • Chụp đại tràng, ruột non…

Nguyên nhân gây ỉa chảy

Đứng về mặt lâm sàng ta chia làm hai loại ỉa chảy cấp và ỉa chảy mạn tính.

Các nguyên nhân gây ỉa chảy cấp tính

Đối với ỉa chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện:

1. Nhiễm khuẩn.

  • Các loại vi khuẩn đường ruột như: phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, tụ cẩu khuẩn, một số virus đường ruột nói chung đều gây ỉa chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, muốn chẩn đoán cần lấy phân.
  • Các loại ký sinh vật đường ruột, nhất là amip, cũng có thể gây ỉa chảy cấp.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có thể gây ỉa chảy như cúm, sốt rét, viêm tai xương chũm.

2. Nhiễm độc:

  • Thuỷ ngân: ỉa chảy kèm theo dấu hiệu viêm thận.
  • Asen: ỉa chảy, nổi mẩn và chảy máu ngoài da.
  • Nấm độc: dễ chẩn đoán vì người bệnh tự khai.
  • Tình trạng toan máu hoặc urê máu cao: ỉa chảy là phản ứng của cơ thể nhằm phải trừ urê qua đường tiêu hoá.

3. Các nguyên nhân khác.

  • Do dị ứng: đối với những thức ăn gây dị ứng (dứa).
  • Do thuốc: do không chịu được thuốc, hoặc uống thuốc quá nhiều (Nasunfat, Mg sunfat…).
  • Do tinh thần: lo lắng, sợ hãi quá mức.

Nguyên nhân gây ỉa chảy mạn tính

Ngược lại với ỉa chảy cấp tính, ỉa chảy mạn tính tiến triển kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều khi khó phát hiện.

1. Do nhiễm khuẩn và ký sinh vật:

  • Lao đại, tiểu tràng: thường xuất hiện sau lao phổi, có dấu hiệu nhiễm lao, đồng thời đau bụng, đại tiện nhiều lần phân nhão, ít khi lỏng. Xác định bằng cấy phân và chụp Xquang ruột.
  • Viêm đại tiểu tràng mạn tính: đau bụng, phân lúc lỏng, lúc táo, phân lẫn máu và mũi.
  • Ỉa chảy do giun móc, sán Lambli: soi thấy trong phân.

2. Do rối loạn quá trình tiêu hoá và hấp thụ.

  • Thiếu dịch dạ dày sau cắt đoạn dạ dày:  phân nhão, sống và có mùi chua. Thử dịch dạ dày lượng HCl rất thấp.
  • Thiếu dịch tuỵ (viêm tuỵ mạn tính): phân rất nhiều, bóng, láng mỡ, soi kính còn nhiều hạt mỡ và thớ cơ trong phân.
  • Thiếu mật (tắc mật, xơ gan): phân nhạt màu, có mỡ.
  • Thiếu men tiêu hoá ở ruột non: sau phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, lỗ dò của ruột non.
  • Thiếu vi khuẩn phân giải xenluloza thường do dùng nhiều kháng sinh loại có phổ tác dụng rộng (biomyxin, tetraxyclin…) diệt hết vi khuẩn hoặc sau cắt bỏ đại tràng.

3. Những bệnh có tổn thương thực thể

  • Ung thư tiểu tràng, đại tràng: xác định bằng Xquang, nội soi đại trực tràng ống mềm.
  • Polyp đại tràng: xác định bằng nội soi và chụp Xquang.
  • Viêm trực tràng đại tràng, chảy máu và loét: chẩn đoán xác định bằng nội soi.
  • Bệnh viêm cuối hồi tràng (Crohn): xác định bằng Xquang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính.
  • Bệnh Sprue Whipple rất hiếm gặp.

4. Những nguyên nhân khác

  • Rối loạn nội tiết: Basedow, suy thượng thận.
  • Rối loạn thần kinh, tâm thần.

Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nó là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hoá và hấp thụ.

Ỉa chảy cấp tính nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn và hậu quả thường dẫn đến tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, cần hết sức chú ý.

Ỉa chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, làm xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán. Hậu quả của ỉa chảy mạn tính thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân.

Bài viết Ỉa chảy cấp và mạn tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ia-chay-cap-va-man-tinh-2954/feed/ 0
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng https://benh.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-74121/ https://benh.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-74121/#respond Fri, 21 Jul 2023 03:43:42 +0000 https://benh.vn/?p=74121 Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày - tá tràng : nguyên nhân gây ra , triệu chứng bệnh , điều trị như thế nào , và đặc biệt là chúng ta có thể phòng ngừa như thế nào ?

Bài viết Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cùng tìm hiểu về bệnh Viêm loét dạ dày – tá tràng: nguyên nhân gây ra, triệu chứng bệnh, điều trị như thế nào, và đặc biệt làm sao để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm và cực phổ biến này!

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (Peptic ulcer) là những tổn thương tạo thành ổ loét ở lớp niêm mạc (lớp trên của dạ dày tá tràng) hoặc có thể xâm lấn sâu hơn xuống lớp dưới niêm mạc. Vị trí ổ loét ở dạ dày hoặc ở hành tá tràng (đoạn đầu của ruột non)

viem-loet-da-day-ta-trang

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày của bạn khỏi dịch tiêu hóa bị giảm. Điều này cho phép các axit tiêu hóa ăn mòn tại các mô lót dạ dày, gây loét. Tổn thương thường là 1 ổ loét nhưng cũng có thể có đến 2,3 ổ. Đường kính của ổ loét thường dưới 2 cm. Vị trí hay gặp ổ loét nhất là ở bờ cong nhỏ dạ dày, hang vị, môn vị và hành tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràg có thể điều trị khỏi. Nhưng cần cẩn trọng do bệnh lý này có thể gây biến chứng nặng nề như ung thư dạ dày, thủng dạ dày nếu không điều trị đúng cách.

Tình hình bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

Tình hình bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trên thế giới và Việt Nam không giống nhau do nguyên nhân gây bệnh và lối sống cũng như cơ địa khác nhau.

Viêm loét dạ dày tá tràng trên thế giới

Trong một tổng quan hệ thống của 31 nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày không biến chứng (PUD) là khoảng 1,5 % trong dân số nói chung. Cứ 1400 người thì có 1 người bị biến chứng do viêm loét dạ dày gây ra.

Tại Hoa Kỳ, khoảng bốn triệu người bị viêm loét dạ dày tá tràng và khoảng 350.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. Số lượng viêm loét tá tràng gấp bốn lần so với viêm loét dạ dày được chẩn đoán. Khoảng 3000 ca tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ là do viêm loét tá tràng và 3000 người liên quan đến bệnh lý này.

Viêm loét dạ dày tá tràng ở Việt Nam

Trong một nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam. Trong số các bệnh nhân được kiểm tra, 65,6% bị nhiễm H. pylori. Tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn đáng kể ở những người trên 40 tuổi so với những người ở độ tuổi ≤40. Viêm loét dạ dày mãn tính có ở tất cả những người nhiễm H. pylori, 83,1% trong số họ bị viêm dạ dày hoạt động, và 85,3% và 14,7% bị teo và biến chất đường ruột, tương ứng.

Viêm loét dạ dày –  PU có mặt ở 21% bệnh nhân mắc bệnh, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh này rất thấp ở những người không nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm PU ở Hà Nội cao hơn đáng kể so với Hồ Chí Minh.

Như vậy có thể thấy Loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá phổ biến có ảnh hưởng nhất định tới nhiều người Việt Nam.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng vẫn chưa thật rõ ràng. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh. Quá trình hình thành ổ loét là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tổ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu có sự tác động làm tăng yếu tố tấn công mà không có sự củng cố yếu tố bảo vệ thì sẽ gây ra loét dạ dày tá tràng

Dưới đây là 1 số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến

vi-khuan-hp-gay-loet-da-day-ta-trang
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá trang

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Chúng thường sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori không gây bệnh, nhưng nó có thể gây viêm lớp bên trong của dạ dày làm giảm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi đó sự có mặt của các yếu tố dịch vị dạ dày như acid dịch vị , enzym tiêu hóa sẽ tác động trực tiếp vào tế bào biểu mô niêm mạc và gây loét.

H.pylori tiết ra một men Urease – một loại men thủy phân Ure thành amoniac gây độc cho tế bào niêm mạc dạ dày, đồng thời ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc. Hậu quả làm thay đổi sự toàn vẹn của lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

Không rõ nhiễm trùng H. pylori lây lan như thế nào. Nó có thể được truyền từ người này sang người khác bằng cách tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn. Mọi người cũng có thể nhiễm H. pylori thông qua thực phẩm và nước.

thuoc-meloxicam
Sử dụng NSAIDs dài ngày trong các bệnh lý như thoái hoá khớp gây viêm loét dạ dày

Sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau nhất định. 

Thuốc giảm đau kể cả kể đơn và không kê đơn có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở nhiều người. Nhóm thuốc gây viêm loét dạ dày chủ yếu là các NSAIDs (nhóm thuốc chống viêm không steroid) Đây là thuốc được kê đơn khá thường xuyên đặc biệt là những người lớn tuổi để điều trị các bệnh xương khớp,…

Các thuốc NSAIDs thường gặp như : Aspirin, Ibuprofen , Naproxen natri , Ketoprofen , Diclofenac, Meloxicam….

Các loại thuốc này sẽ ức chế cơ thể giảm tổng hợp ra Prostaglandin một chất có vai trò kích thích sinh ra chất nhầy và yếu tố trung hòa dịch vị làm giảm bảo vệ của niêm mạc dạ dày

Nếu bạn đang bị hoặc có nguy cơ bị đau dạ dày hãy để ý các đơn thuốc của mình và trình bày rõ hơn với bác sĩ để được tư vấn

Các loại thuốc khác

Ngoài ra khi sử dụng một số loại thuốc khác cùng với NSAIDs, ví dụ như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), Alendronate (Fosamax) và risedronate, có thể làm cho bạn tăng đáng kể khả năng phát triển bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

thuốc lá có thể gây ung thư phổi

Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Ngoài ra các yếu tố sau góp phần không nhỏ trong việc tăng nguy cơ bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Yếu tố tinh thần

Khi căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn tăng tiết acid dạ dày gây loét, vết loét lại đưa tín hiệu kích thích thần kinh và vỏ não sẽ lại kích thích dạ dày theo cơ chế phản hồi điều này tạo thành vòng lặp cực kì có hại cho dạ dày của bạn. Đây là yếu tố đáng quan ngại đối với đối tượng người trưởng thành ngày nay phải đối mặt với cuộc sống nhiều áp lực nếu không biết điều tiết trung hòa cuộc sống sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng như hít phải hơi khói thuốc làm ức chế quá trình tổng hợp chất kích thích sinh chất nhầy và chất trung hòa dịch vị

Thức ăn, đồ uống hại dạ dày

Các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh hoặc vận động mạnh ngay sau ăn sẽ thúc đẩy những tác động có hại lên niêm mạc dạ dày làm những vết loét nặng lên

Yếu tố di truyền

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng thường có những người liên quan ruột thịt bị bệnh này. Những người có nhóm máu O có tỷ lệ loét dạ dày tá tràng cao hơn những nhóm máu khác 1,4 lần

Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tương đối điển hình. Nếu mắc phải, người bệnh có thể nghi ngờ và thăm khám kịp thời.

Những triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Đau thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
  • Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày chính nhất.
  • Đau âm ỉ hoặc bỏng rát, đau quặn
  • Đau có tính chất chu kỳ trong ngày hoặc trong năm: đau khi đói, đau sau khi ăn vài giờ, vài tuần lại đau hoặc vài tháng lại đau,…
  • Càng về sau bệnh mất dần tính chu kỳ và số đợt đau tăng dần thành liên tục
  • Bệnh nhân ợ chua, ợ hơi, đầy bụng
  • Có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu là khi bệnh đã bước sang giai đoạn có các biến chứng nặng hơn.

Trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng không điển hình

Gần ba phần tư số người bị loét dạ dày không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình. Người bệnh tiến triển im lặng sau đó đột ngột biểu hiện biến chứng (chảy máu tiêu hóa, thủng vết loét )

Trường hợp này thường gặp ở trẻ em, người già và người suy kiệt

Biến chứng do viêm loét dạ dày tá tràng

  • Chảy máu tiêu hóa : Biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc kết hợp cả hai. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong
  • Thủng dạ dày: Cơn đau bụng dữ dội và co cứng thành bụng
  • Hẹp môn vị : Bệnh nhân ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nhiều
  • Ung thử dạ dày từ ổ loét
  • 5.Xét nghiệm và kiểm tra loét dạ dày tá tràng

Các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay phải kể tới là nội soi dạ dày tá tràng.

Nội soi dạ dày tá tràng

noi-soi-da-day

Bằng ống soi mềm các bác sĩ có thể nhìn thấy ổ loét, đánh giá kích thước, vị trí ổ loét và những tổn thương khác kèm theo để đưa ra các quyết định phù hợp. Đồng thời có thể sinh thiết ổ loét để tiến hành xét nghiệm.

Qua nội soi còn có thể cầm máu ổ loét

Chụp X quang dạ dày

Nếu bạn không gặp khó khăn trong việc nuốt và có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp. Trước khi được chụp X quang dạ dày , bạn sẽ phải uống một chất lỏng gọi là barium ( barium nuốt ). Sau đó, một kỹ thuật viên sẽ chụp X-quang dạ dày , thực quản và ruột non của bạn. Chất lỏng bạn uống sẽ giúp bác sĩ có thể xem và chẩn đoán vết loét trên hình ảnh X quang .

Xét nghiệm tìm H.pylori

Xét nghiệm xâm lấn: qua nội soi sinh thiết niêm mạc vùng rìa hoặc ngoài ổ loét

Xét nghiệm không xâm lấn: Test thở urea, định lượng kháng nguyên trong phân, miễn dịch huyết thanh,…

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ

Gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên. Cũng đi khám bác sĩ nếu thuốc kháng axit không kê đơn và thuốc trung hòa axit làm giảm cơn đau của bạn nhưng cơn đau quay trở lại.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, nhai kĩ
  • Khi đau nên ăn nhẹ, ăn thức ăn mềm lỏng, uống nhiều nước
  • Không nên ăn các thức ăn dễ gây kích thích như quá cay, quá nóng hay quá lạnh
  • Không hút thuốc lá và tránh uống rượu bia

Sử dụng các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

1 số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay gồm

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị : các hydroxyd , muối của magnesi hoặc nhôm…
  • Thuốc chống bài tiết HCl : Cemetidin, Ranitidin,…Omeprazol, Lansoprazol,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc và ổ loét : Alumin sacharose sulfat, Vitamin B1,B6,PP , Misoprostol,…
  • Thuốc tác động lên thần kinh : Diazepam, Atropin
  • Thuốc tiêu diệt H.Pylori : Kháng sinh, TDB, Metronidazol, Tinidazol

Một số phác đồ diệt H.pylori thường dùng hiện nay :

  • Phác đồ bộ 1 : Omeprazol + Amoxicilin + Clarithromycin ; Omeprazol + Clarithromycin + Metronidazol
  • Phác đồ bộ 2 : Omeprazol + Hợp chất bismuth + Tetracyclin + Metronidazol ; Omeprazol + Hợp chất bismuth + Tetracyclin + Amoxicillin . Điều trị tấn công 1-2 tuần và điều trị duy trì 4-6 tuần

Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tà tràng bằng cách tuân theo các khuyến nghị khắc phục tại nhà như sau.

Tránh khỏi các nguy cơ lây nhiễm H.Pylori

Hiện nay việc H. pylori lây lan như thế nào chưa được chắc chắn, nhưng có một số bằng chứng cho thấy chúng có thể truyền từ người sang người hoặc qua thực phẩm và nước.

Bạn có thể thực hiện các bước đơn giản để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng đặc biệt khỏi H. pylori, bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, luôn ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.

Hãy thận trọng với thuốc giảm đau. 

Nếu đơn thuốc của bạn có thuốc giảm đau và bạn phải uống chúng thường xuyên làm tăng nguy cơ loét dạ dày, hãy thực hiện các cách để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày. Ví dụ như, hãy dùng thuốc của bạn ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn. Sử dụng thuốc bao dạ dày cũng là biện pháp phổ biến bác sỹ đang sử dụng cho các bệnh nhân dùng giảm đau dài ngày.,

Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm ra liều thấp nhất có thể mà vẫn giúp bạn giảm đau. Tránh uống rượu bia khi dùng thuốc, vì cả hai có thể kết hợp để tăng nguy cơ đau dạ dày.

Nếu bạn cần sử dụng một NSAIDs, bạn cũng có thể cần dùng thêm các loại thuốc bảo vệ dạ dày của bạn như thuốc kháng axit, PPI, thuốc làm giảm tiết acid. Một nhóm NSAIDs được gọi là chất ức chế chọn lọc COX-2 có thể ít gây ra loét dạ dày, nhưng hãy cân nhắc vì chúng có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Chế độ ăn uống lành mạnh

thuc-pham-viem-loet-da-day-ta-trang

Trước đây, người ta cho rằng chế độ ăn uống có thể gây loét. Điều này có thể không hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không lành mạnh làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có lợi cho đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn.

Một chế độ ăn nhiều chất xơ, hoa quả dường như có lợi hơn cho sức khoẻ nói chung và bệnh lý viêm loét dạ dày nói riêng.

Đáng chú ý, có một số thực phẩm đóng vai trò trong việc loại bỏ H. pylori. Các loại thực phẩm có thể giúp chống lại H. pylori hoặc giúp tăng cường hệ vi khuẩn lành mạnh của cơ thể bao gồm:

  • Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và củ cải
  • Dầu ô liu
  • Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học, chẳng hạn như dưa cải bắp, miso, kombucha, sữa chua (đặc biệt là với lactobacillus và Sacharomyces )
  • Rau lá xanh, như rau bina và cải xoăn
  • Táo
  • Quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây và quả mâm xôi

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho loét dạ dày

Ngoài việc ăn thực phẩm lành mạnh, các chất bổ sung sau đây có thể giúp bạn làm giảm tác dụng của vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, những chất bổ sung này không thể giúp bạn thay thế thuốc theo toa hoặc kế hoạch điều trị hiện tại của bạn. Chúng bao gồm:

  • Men vi sinh
  • Glutamine (nguồn thực phẩm bao gồm thịt gà, cá, trứng, rau bina và bắp cải)
  • Mật ong

Hãy hỏi bác sĩ của bạn để có thể có những gợi ý về những việc bạn có thể làm ở nhà để giảm bớt sự khó chịu từ vết loét của bạn

Kết luận

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh. Trong đó, Vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Sau đó là các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs)

Hiện nay các phác đồ điều trị bệnh đều sử dụng kháng sinh diệt Hp.

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân nên thay đổi lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, vận động để phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng.

Bài viết Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-74121/feed/ 0