Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 13 May 2024 03:18:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh viêm gan virus B cấp tính https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/#respond Sun, 12 May 2024 05:21:02 +0000 http://benh2.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/ Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm gan virus B hay còn gọi là Viêm gan B, Viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm thường gặp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Virus viêm gan B là nguyên nhân chính gây viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan và ung thư gan trên thế giới.

Dịch tễ học

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 400 triệu người mang virus viêm gan B mạn tính trong đó chủ yếu là các nước châu Phi, châu Á với tỷ lệ mang trên 8%. Tỷ lệ mang virus viêm gan B trung bình từ 2 – 7%, chủ yếu ở các nước Đông Âu, và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp chủ yếu là ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc dưới 2%. Người ta biết rằng khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư gan nguyên phát.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 8 – 25%

Đường lây truyền của virus viêm gan B gồm mẹ sang con, đường tình dục và đường máu.

virus-viem-gan-b

Căn nguyên lây bệnh viêm gan virus B (Viêm gan B)

Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN, là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnh trên một số loài linh trưởng khác. Hạt virus hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp đó là lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg) và lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymerase, protein kinase v.v..

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm gan virus B

Trong viêm gan virus B cấp biểu hiện lâm sàng rất thay đổi, có thể không triệu chứng với men gan tăng cao, có thể có triệu chứng với biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ hoặc biểu hiện nặng nguy hiểm nhất là thể tối cấp. Tuỳ theo thể lâm sàng có các triệu chứng khác nhau. Thể điển hình diễn biến qua 4 giai đoạn.

Ủ bệnh

Trung bình 60 – 90 ngày (thay đổi 30 – 180 ngày).

Khởi phát

Triệu chứng ban đầu của viêm gan virus B thường không đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải. Triệu chứng này kéo dài 3 – 10 ngày, sau đó xuất hiện nước tiểu vàng sẫm và vàng mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng giả cúm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc phát ban, đau khớp. Thời kỳ này sốt thường không rõ, triệu chứng sốt sẽ hết khi bệnh nhân xuất hiện vàng mắt.

Toàn phát

Còn gọi là thời kỳ vàng da. Bệnh nhân xuất hiện vàng mắt. Thăm khám thấy củng mạc mắt vàng, vàng niêm mạc dưới lưỡi, gan to nhẹ, mềm. Nước tiểu sẫm màu, số lượng giảm. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm gan nặng và hôn mê gan trong vòng vài ngày, vài tuần. Thông thường giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng, sau đó các triệu chứng giảm dần và người bệnh xuất hiện tiểu nhiều, bệnh thuyên giảm.

Hồi phục các triệu chứng giảm dần. Dấu hiệu vàng da, vàng mắt giảm, bệnh nhân cảm giác ăn ngon, nước tiểu trong. Với những trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng và các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không trở về bình thường thì người bệnh đó sẽ được chẩn đoán là viêm gan mạn tính.

Các triệu chứng xét nghiệm

Trong viêm gan virus B cấp nhiều xét nghiệm được thực hiện như huyết học, sinh hoá, virus học….

Xét nghiệm sinh hoá

AST (aspartate amino transferase), ALT (alanine amino transferase) bắt đầu tăng trong giai đoạn khởi phát, trước khi bilirubin tăng, kéo dài suốt thời kỳ vàng da, vàng mắt, trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục. Tăng AST và ALT ≥ 5 lần so với trị số bình thường.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, nồng độ bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

Phosphatase kiềm trong huyết thanh có thể bình thường hay tăng nhẹ.

Albumin máu chỉ giảm trong những trường hợp nặng.

Xét nghiệm huyết học

Công thức máu: Giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm bạch cầu lymphocyte.

Xác định thời giam và tỷ lệ prothrombin rất quan trọng trong viêm gan virus cấp. Khi tỷ lệ prothrombin <60% thường tiên lượng nặng.

Xét nghiệm virus

HBsAg

Là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Đây là xét nghiệm phát hiện đầu tiên sau khi nhiễm HBV, xuất hiện trước khi transaminase tăng và trước khi có biểu hiện lâm sàng, tồn tại kéo dài suốt thời gian có triệu chứng. Sau khi HbsAg biến mất, kháng thể anti-Hbs xuất hiện và kéo dài nhiều năm.

Anti HBs

Được hình thành để chống lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Anti HBs dương tính khi người bệnh được tiêm phòng vacxin virus viêm gan B hoặc người bệnh qua khỏi viêm gan B cấp. Sự xuất hiện anti-HBs có nghĩa là người đó có khả năng bảo vệ, không bị nhiễm HBV.

HBcAg

Nằm trong tế bào gan, không phát hiện được trong huyết thanh, do đó xác định sự có mặt của HBcAg bằng sự lưu hành của kháng thể anti HBc. AntiHBc có 2 loại IgM và IgG, thông thường IgM anti-Hbc tồn tại khoảng 6 tháng, trong khi đó IgG tồn tại trong nhiều năm. Do đó IgM anti-HBc xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan virus B cấp, đặc biệt ở bệnh nhân mất HBsAg sớm.

HBeAg

Được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của virus và liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và mức độ nặng của bệnh. Anti HBe xuất hiện khi HBeAg mất đi, nhưng thường thì có một khoảng thời gian ngắn tồn tại song song cả hai dấu ấn này. Một số bệnh nhân có hiện tượng virus nhân lên và kèm theo các biểu hiện bệnh nhưng không tìm thấy HBeAg. Hiện nay các nghiên cứu đã cho ta thấy rằng đó là do nguyên nhân đột biến gen ở vùng tiền nhân.

Xác định HBV DNA trong huyết thanh

Là phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân viêm gan virus B mạn. Nồng độ của nó là một trong những yếu tố giúp tiên lượng tiến triển bệnh và tiên lượng điều trị. Nồng độ HBV DNA là dấu hiệu trực tiếp biểu hiện sự nhân lên của virus ở tế bào gan.

Chẩn đoán bệnh viêm gan virus B cấp tính

Chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng sau:

  • Hội chứng vàng da: Biểu hiện bilirubin trong máu tăng, chủ yếu là trực tiếp.
  • Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men AST, ALT tăng cao.
  • Hội chứng suy tế bào gan: tỷ lệ prothrombin giảm, Albumin máu giảm.
  • Xét nghiệm huyết thanh xuất hiện anti HBc IgM (+).

Điều trị bệnh viêm gan virus B cấp tính

Viêm gan virus B cấp không có chỉ định điều trị thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Chú ý một số thuốc cần tránh dùng trong giai đoạn cấp như corticoid, rượu, oestrogen.

Các thuốc điều trị không đặc hiệu: Truyền các dung dịch đẳng trương như dung dịch glucose 5%, ringer lactat, natriclorua 0,9%…… Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 uống hoăc tiêm bắp, các thuốc bổ gan, lợi mật, morihepamin truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp nặng, giảm albumin máu có thể truyền human albumin tuỳ theo mức độ giảm albumin.

Chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng.: Có vai trò rất quan trọng trong viêm gan virus B cấp. Uống đường glucose, ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và đường. Nghỉ ngơi, tránh lao động hoặc làm việc gắng sức.

Theo dõi: Bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính, có các dấu hiệu sau đây cần nhập viện cấp cứu để theo dõi và điều trị tránh chuyển sang thể viêm gan nặng (hôn mê gan): Tình trạng mệt mỏi dữ dội, không ăn uống được, nôn nhiều, biểu hiện xuất huyết, rối loạn tri giác, rối loạn hô hấp và truỵ tim mạch…

Phòng bệnh viêm gan virus B cấp tính

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất đối với virus viêm gan B. Vacxin viêm gan B đã sản xuất trên 10 năm và hiện nay người ta đã sản xuất được vacxin viêm gan B theo phương pháp tái tổ hợp cho phép đạt hiệu quả bảo vệ và tính an toàn cao:

Những ai cần tiêm phòng?

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B nếu có thể. Tuy nhiên, cần chú ý: Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+) cần phải tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan virus B, cán bộ y tế, người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh suy thận có nguy cơ phải chạy thận nhân tạo…

Sàng lọc, kiểm tra máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng, sử dụng kim bơm tiêm một lần. Khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa.

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan B.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh viêm gan virus B cấp tính đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-viem-gan-virus-b-cap-tinh-5291/feed/ 0
Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/ https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/#respond Thu, 25 Apr 2024 03:05:23 +0000 https://benh.vn/?p=77714 Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ở nước ta, bệnh chân tay miệng có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 -12. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, bởi trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Vậy triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em như thế nào. Cách điều trị và phòng tránh ra sao. Mời các bậc phụ huynh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh gì?

Trẻ em là những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus và mắc bệnh chân tay miệng nhiều hơn so với người lớn. Bởi trẻ em thường có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại sự tấn của của virus là rất yếu cho nên rất dễ bị virus tấn công. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chủ yếu do hai loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Khi trẻ bị nhiễm virus Enterovirus typ 71 (EV71) quá trình điều trị thường lâu hơn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.  Trong khi đó, trẻ em nhiễm virus virus Coxsackie A16, quá trình điều trị thường đơn giản hơn, sau 5 – 7 ngày điều trị, trẻ khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng cho cơ thể. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra

Ngoài ra, bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể lây truyền dễ dàng qua nước bọt, dịch hầu họng, phân, đồ dùng chung của người bệnh. 

 Bệnh chân tay miệng ở trẻ em chia thành các cấp độ từ 1 đến 4 dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Đối với những trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 1 có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tái khám sau 1-2 ngày tại các cơ sở y tế. Trẻ mắc chân tay miệng cấp độ 2 trở đi, sẽ được điều trị nội trú tại bệnh viện để tránh những biến chứng xảy ra. 

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn

Khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng thường có các triệu chứng như sốt, đau họng, loét miệng, mệt mỏi, nổi bọng nước trên da, giật mình, quấy khóc, chán ăn, sụt cân.. Các triệu chứng chân tay miệng thay đổi theo từng giai đoạn ủ bệnh, khởi phát và toàn phát.

 Giai đoạn ủ bệnh 

Trẻ em khi bị mắc bệnh chân tay miệng thường có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 6 ngày. Các triệu chứng của giai đoạn này thường không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như cảm cúm, phát ban. Triệu chứng bao gồm sốt nhẹ ở chiều hoặc tối, đau họng, miệng tiết nhiều nước bọt, chán ăn, tiêu chảy nhẹ, mệt mỏi không muốn chơi đùa. Trong một số trường hợp các bậc phụ huynh có thể sờ thấy ở cổ có hạch và dưới hàm.

 Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này trẻ thường có các triệu chứng sau: 

Sốt: Thường sau 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như sốt, dao động từ 38 – 39 độ C hoặc sốt cao 40 độ C, đau họng, bỏ ăn, mệt mỏi, trong ngày tiêu chảy vài lần.  

Loét miệng: ở các vị như lợi, lưỡi và niêm mạc má xuất hiện các bóng nước có đường kính từ 1 – 2 mm, có thể vỡ nếu đụng đến, tạo thành các vết loét, dẫn đến trẻ bị tăng tiết nước bọt. Các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, khó chịu, ăn không ngon miệng, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên trong ngày. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Loét miệng là một trong những triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Tổn thương da xuất hiện: Tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông xuất hiện nhiều bóng nước với đường kính dao động từ 2 – 10mm, hình bầu dục, màu xám. Khi ấn tay hoặc sờ vào có cảm giác cộm, lồi trên da hoặc ẩn dưới da, không đau, không ngứa

Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn thường kéo dài từ 3- 10 ngày, các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ có dấu hiệu nặng hơn như sốt cao trên 30 độ C, uống thuốc hạ sốt không giảm, tình trạng loét miệng rộng hơn ở các vị trí trong má, lợi, lưỡi, các nốt phát ban ở dạng phỏng nước lan ra khắp người, nôn nhiều, khó thở, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, lờ đờ, đi lại loạng choạng, không vững. 

Đây là giai đoạn khả năng gây ra các biến chứng là rất cao nếu như không được điều trị kịp thời. Các biến chứng chủ yếu bao gồm: 

Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: suy tim, viêm cơ tim, phù phổi cấp, huyết áp tăng cao, trụy mạch,…

Biến chứng thần kinh bao gồm: viêm màng não, viêm não, , viêm thân não, viêm não tủy.

Co giật toàn thân, cơ giật cơ, giật mình ngay cả khi ngủ hoặc chơi 1-2 giây.

Ngủ li bì, ngủ gà gậy, đi không vững, cơ thể mất thăng bằng, run chi, mắt nhìn ngược, run giật nhãn cầu.

Hôn mê, thân tím tái đây là những triệu chứng nặng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em, đi kèm với biểu hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ phải sử dụng bằng máy thở. 

Giai đoạn lui bệnh

Thời gian lui bệnh của trẻ thường sau 3 – 5 ngày điều trị tích cực bằng các phương pháp khác nhau nếu không có biến chứng nào xảy ra.

Cách điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nhưng hiện nay vẫn chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh và điều trị các biến chứng do virus gây ra. 

Điều trị bằng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị chân tay miệng ở giai đoạn khởi phát, sốt là một trong những triệu chứng điển hình, trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C. 

Do vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg, với mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng. Đối với những trẻ quá nhỏ, không sử dụng được thuốc hạ sốt paracetamol, có thể thay thế bằng viên hạ sốt đặt vào hậu môn trẻ. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Điều trị chân tay miệng triệu chứng ở trẻ em bằng thuốc hạ sốt paracetamol

Việc sử dụng viên đạn hạ sốt giúp tránh được tương tác với bộ máy tiêu hóa, giảm được hiện tượng nôn ói, co giật. Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi trẻ đã đi đại tiện. 

Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.

Điều trị bằng bổ sung nước

Trẻ thường mất nước khi bị chân tay miệng, nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể sốt cao trẻ đổ mồ hôi nhiều dẫn tới mất nước, khô miệng, đôi mắt trũng xuống, độ tập trung kém, táo bón.

Để bổ sung nước các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bú thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày, hoặc uống dung dịch điện giải Oresol và Hydrite.  Tại các bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền nước biển cho trẻ để tránh những biến chứng như đông máu, tắc nghẽn mạch, mệt mỏi,… 

Bên cạnh đó cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, bổ sung các loại nước ép trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, nước dừa, sữa chua.  Mặc quần áo thông quá cho trẻ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. 

Điều trị bằng dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn

Các loại dung dịch sát khuẩn được dùng cho trẻ bao gồm các loại dung dịch glycerin borat, Gel rơ miệng (kamistad, zyttee…) để lau sạch miệng cho trẻ trước và sau ăn, giúp trẻ ăn thuận tiện hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại gel cho trẻ như: Lidocain, xịt miệng benzydamin, súc miệng benzydamin, hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). 

Đối với các loại quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ các bậc phụ huynh dùng các loại dung dịch khử khuẩn cloramin 2%  để ngăn chăn sự xâm nhập của virus từ các đồ dùng này. 

Điều trị bằng tắm lá

Bên cạnh các phương pháp điều trị như dùng thuốc hạ sốt paracetamol, bổ sung các dung dịch điện giải… để làm sạch da cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể kết hợp sử dụng một số loại cây cỏ như: rau sam, lá bạc hà, lá chè xanh, cỏ mực… để tắm cho trẻ ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh. Các loại lá này có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, kháng viêm, sát khuẩn, giúp giảm nhiễm trùng đối với các mụn nước, vết loét trên da. 

Ngoài ra, đối với những trẻ có biến chứng nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số các loại thuốc như:

Biến chứng não, màng não dùng thuốc chống co giật như phenobarbital.

Biến chứng viêm não, kèm liệt, rối loạn tri giác, co giật dùng thuốc chống phù não, chống co giật và kháng sinh phòng bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác…

Biến chứng hô hấp, suy tim mạch được thở oxy, thở máy, truyền dịch chống sốc, dobutamin, kháng sinh phòng bội nhiễm, truyền tĩnh mạch lmmunoglobulin (gammaglobulin)…

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là loại bệnh truyền nhiễm do  các virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus B, Enterovirus (E71, E68) gây ra.  Các loại virus lây từ người sang người và thường tồn tại trong đường tiêu hóa trong thời gian dài. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh chân tay miệng. Do đó việc phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở cả người lớn và trẻ em là điều hết sức quan trọng. 

Để chủ động phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau: 

Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ

Rửa tay bằng xà phòng, gel rửa tay khô thường xuyên trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc rửa tay khi làm vệ sinh, thay tã cho trẻ em. 

Trieu-chung-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-đoan
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi. Các đồ dùng ăn uống như bát, đũa, thìa phải được tráng qua bằng nước sôi hoặc nước muối trước khi sử dụng cho trẻ. 

Các loại nguồn nước sinh hoạt, nước uống hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ 

Khử khuẩn các đồ dùng trong nhà

Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ không được dùng chung, phải được được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Các loại bề mặt như sàn nhà, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, các loại đồ chơi của trẻ phải được rửa sạch bằng xà phòng thường xuyên hoặc rửa bằng các loại chất chuyên tẩy rửa để đảm sạch sẽ khi cho trẻ chơi.

Các loại rác thải trong gia đình, trường học phải được thu gom thường xuyên, không để rác thải ứ đọng. 

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh chân tay miệng các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người qua người thông qua tiếp xúc cho nên tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với  những trẻ mắc chân tay miệng hoặc người lớn mắc chân tay miệng. 

Không cho trẻ gãi, sử dụng các dụng cụ để chọc mụn nước trên cơ thể của trẻ, vì điều này sẽ gây nhiễm trùng, khó khăn cho việc điều trị.

Không được kiêng tắm, bởi việc việc kiêng tắm sẽ gây ra một số bệnh truyền nhiễm như ghẻ lở…

Không được kiêng gió và ủ ẩm quá mức, bởi việc ủ ấm quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị đặc biệt khi trẻ sốt cao sẽ gây ra những biến chứng như co giật.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần cách ly trẻ tại nhà, tuyệt đối không được đưa trẻ đến các cơ sở trường học.

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng sức đề kháng rất yếu cho nên cần phải bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại thức ăn lỏng, loãng như cháo, súp, sinh tố hoặc bổ sung nước cho trẻ bằng các loại trái cây, rau xanh.  Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa cách nhau 4- 6 giờ ( 3- 5 bữa/ ngày). Không cố gắng ép trẻ ăn, để tránh gây tâm lý sợ ăn. 

Không tự ý mua thuốc chữa trị cho trẻ, các loại thuốc dùng uống hoặc bôi cho trẻ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Cần có môi trường sinh sống sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí và nước bẩn.

Các bậc phu huynh tuyệt đối không sử dụng các loại chanh, thuốc liền da hoặc muối để giảm các mụn bọng nước khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. 

Điều quan nhất các bậc phụ huynh cần ghi nhớ khi có bất kỳ triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đây là cách an toàn nhất, bảo đảm sức khỏe cho trẻ, người thân trong gia đình, tránh làm lây lan ra cộng đồng.

 

Bài viết Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-chan-tay-mieng-o-tre-em-qua-tung-giai-doan-77714/feed/ 0
Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/ https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/#respond Wed, 24 Apr 2024 03:05:04 +0000 https://benh.vn/?p=77260 Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh chân tay miệng như thế nào còn là một thắc mắc lớn với nhiều người. Có thể bạn đã từng nghe qua về loại bệnh này nhưng lại không hề biết rõ nó là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tính lây lan như thế nào? Triệu chứng đặc trưng ra sao? Để hiểu rõ tất cả các vấn đề trên, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh chân tay miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch.

Trong ngành y học, bệnh chân tay miệng không được xếp vào bệnh thông thường mà thuộc vào loại bệnh đặc biệt. Vì bệnh không dễ gặp phải như các bệnh: ho, cảm sốt, cảm cúm,… Chúng thường xuất hiện đột ngột khi thời tiết quá nóng cộng với độ ẩm trong không khí cao.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, phần lớn số ca mắc bệnh đều ở trẻ từ 0 -10 tuổi, ít khi xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân là vì trẻ nhỏ có cơ địa yếu hơn người lớn. Vì thế kháng thể của trẻ không có khả năng tiêu diệt được toàn bộ virus.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phần lớn các ca nhiễm bệnh chân tay miệng chủ yếu tập trung vào trẻ từ 0-10 tuổi, người lớn ít mắc bệnh

Thêm vào đó, các bé có thói quen hay nghịch ngợm, làm chất bẩn dính trên chân tay. Đây là điều kiện  thuận lợi để virus thâm nhập vào hệ tiêu hóa và tạo thành bệnh.

Ban đầu khi mới có dấu hiệu bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn.

Bệnh tay chân miệng có 2 thể là thể nhẹ và thể nặng:

– Ở thể nhẹ, bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây ra sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày, không cần điều trị.

– Còn đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, lúc này bệnh nhân cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Các loại virus có khả năng lây lan nhanh thông qua đường miệng, phân hay nước bọt của bệnh nhân, qua các chất tiết từ mũi, miệng. Theo đó, khi các virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết sau khoảng 24h, gây nên các tổn thương da và niêm mạc trên miệng, tay chân, hậu môn…

Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?

Nếu được nhập viện từ sớm, bệnh chân tay miệng có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian tiêu tốn để điều trị bệnh nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ngày.

Các nghiên cứu khoa học cho rằng nếu bạn đã từng bị bệnh trước đó, cơ thể sẽ tự tạo ra các chất để kháng lại virus, tránh bị tái phát bệnh về sau. Nhưng vì có nhiều loại virus khác nhau có thể gây nên bệnh chân tay miệng nên bạn vẫn có thể tái phát bệnh nếu gặp một loại virus khác không giống với virus cũ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu về cách thức hoạt động của từng loại virus, enterovirus 71 có độ nguy hiểm cao hơn các loại khác. Nguyên nhân là vì chúng hoạt động rất nhanh và có khả năng để lại biến chứng cao.

Trong giai đoạn ủ bệnh và khởi phát bệnh, cơ thể chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ. Bạn sẽ bị lầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường. Thời gian này, bệnh khá dễ điều trị và không có khả năng để lại biến chứng.

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn nặng nhất, khi đó mụn nước đã phát triển, xâm lấn lên các mô mềm. Chúng sẽ nhanh chóng lan rộng, gây mất thẩm mỹ và làm lở loét trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 1 tuần kể từ khi bắt đầu giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm.

Khi virus phát triển và đi đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một trong số các biến chứng sau:

  • Các bệnh về hô hấp: Viêm phổi, tràn dịch lên các nang phổi, viêm phế quản,..

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Bệnh chân tay miệng nếu không được chữa trị kịp thời gây biến chứng suy hô hấp
  • Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, vỡ thành mạch máu, viêm cơ tim,…
  • Các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, viêm màng não giữa, viêm vỏ não, viêm não tủy,…
  • Hoại tử da.
  • Áp xe.
  • Tử vong.

Tuy nhiên, mỗi độ tuổi có khả năng gặp biến chứng, thời gian diễn biến bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo cụ thể trong từng phần thông tin dưới đây.

Độ nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng thường gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn. Vì cấu trúc cơ thể của trẻ rất yếu ớt, cần thời gian điều trị dài và dễ để lại biến chứng. Thêm vào đó, trẻ nhỏ không có khả năng khai báo rõ triệu chứng mà thường chỉ quấy khóc, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tuổi. Từ đó phụ huynh chỉ thấy bé sốt nên nhầm tưởng là hiện tượng bình thường và tự điều trị tại nhà.

Vì thế, virus có cơ hội tiếp tục phát triển thành giai đoạn toàn phát. Với trẻ nhỏ, kể từ khi mọc mụn nước ở giai đoạn toàn phát, các đốm mụn to lên và dễ bị vỡ ra gây lở loét. Thêm vào đó bé không có được ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh như người lớn. Chúng có thói quen hay gãi, mút tay, cầm thức ăn khi tay bẩn,…. Điều này làm số lượng virus xâm nhập vào cơ thể tăng cao, chúng nhanh chóng xâm nhập vào máu, dần rút ngắn thời gian xảy ra biến chứng.

Độ nguy hiểm ở người lớn

Người lớn có thể trạng và sức đề kháng cao hơn trẻ nhỏ rất nhiều nên khó nhiễm bệnh hơn. Thông thường, khi người trưởng thành bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn. Từ đó, bạn không hề có bất cứ triệu chứng nào mà tự khỏi sau vài ngày.

Ngược lại, một khi đã có triệu chứng nổi mụn nước ở người lớn đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Chỉ khi virus xâm nhập với số lượng quá lớn, vượt qua được kháng thể mới có khả năng tấn công và phá hủy các tế bào, tạo thành triệu chứng.

Kể từ khi xuất hiện mụn nước đầu tiên, sau 1 đêm chúng nhanh chóng mọc toàn bộ cánh tay và chân, gây lở loét trong khoang miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, khả năng người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Tuy nhiên, số ca người trưởng thành mắc bệnh chân tay miệng là rất hiếm. Thêm vào đó, họ đều có ý thức đi khám và điều trị kịp thời, nên đến nay chưa có trường hợp hy hữu nào xảy ra ở độ tuổi này.

Con đường lây lan của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là do nhiễm phải 1 trong số các virus đặc biệt, chúng cùng một chủng họ virus Picornaviridae. Có nhiều loại virus thuộc chủng này gây nên bệnh, nhưng 2 loại thường gặp nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Bệnh chân tay miệng do virus enterovirus 71 gây ra

Virus gây nên bệnh chân tay miệng sau khi xâm nhập không làm cơ thể có dấu hiệu gì đặc biệt trong suốt 3-7 ngày đầu. Thời gian này chúng ủ bệnh và chưa hoạt động, chưa tấn công các tế bào nào trong cơ thể. Vì thế, nếu không may mắc bệnh, trong tuần đầu cơ thể vẫn rất bình thường, hoàn toàn giống như một người khỏe mạnh. Người bệnh không thể tự phát hiện được mà cần đến các xét nghiệm máu để kiểm tra có dương tính với virus hay không.

Phải sau 1 tuần, người bệnh mới có biểu hiện sốt, đau họng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm,…. Sau 1 ngày bị sốt cơ thể mới phát ban, nổi mụn nước. Đây mới là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết được một người đã mắc bệnh chân tay miệng hay chưa. Theo nghiên cứu của ngành y học thế giới, giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian có tỷ lệ lây lan bệnh cao nhất.

Từ các chất dịch tiết ra từ người bệnh

Chính vì có thời gian ủ bệnh lâu nên virus dễ lây lan sang nhiều người. Do người bệnh không ý thức được mình đang nhiễm virus cho đến khi có những triệu chứng rõ rệt. Chúng sẽ tồn tại trong hệ bài tiết của người bệnh như: Nước bọt, nước tiểu, phân, dịch nhầy ở mũi, chất dịch ở bọc mụn nước khi bể ra,…

Vì vậy, nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp những thành phần trên, không may để chúng dính vào thức ăn, mũi, miệng sẽ có khả năng bị bệnh rất cao.

Do đó, khi điều trị các bác sĩ thường khuyên người thân đeo khẩu trang, rửa sạch tay chân bằng xà phòng sau khi chăm sóc người bệnh. Thêm vào đó, các vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần được giặt ủi, lau chùi, sấy khô để diệt hoàn toàn nơi trú ngụ của virus.

Từ mẹ sang con khi mang thai

Ngoài trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, các bà mẹ đang mang thai là đối tượng thứ 2 có khả năng mắc bệnh cao. Virus sẽ xâm nhập và ủ trong cơ thể người mẹ, chúng không bị kháng thể tiêu diệt đi hoàn toàn mà còn ẩn trong hệ tiêu hóa của bà bầu.

Người mẹ sẽ không có triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhẹ ở giai đoạn khởi phát như sốt, đau họng, mệt mỏi,… Họ không biết rằng mình đang nhiễm virus chân tay miệng. Từ đó virus sẽ theo đường dinh dưỡng của người mẹ lây sang thai nhi.

Khi trẻ vừa sinh ra nhiễm bệnh qua đường này, đa số các trường hợp được điều trị kịp thời và không ảnh hưởng đến thể trạng về sau. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ số ca nhập viện có triệu chứng ở mức độ nặng. Nguyên nhân là vì người mẹ đã nhiễm virus khá lâu trước thời điểm sinh nở. Virus có thời gian xâm nhập và đã phát triển mạnh trên cơ thể thai nhi. Khi đó, việc điều trị khá phức tạp và tốn rất nhiều thời gian.

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Dựa vào sự hoạt động của virus, bệnh được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau, độ nguy hiểm của triệu chứng cũng từ đó mà tăng dần. Dưới đây là thống kê chi tiết về tất cả các triệu chứng theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Triệu chứng ở giai đoạn ủ bệnh

Virus chỉ vừa xâm nhập vào hệ tiêu hóa, từ từ đi theo đường máu tới toàn cơ thể. Thời gian này mất khoảng 3 – 7 ngày, tùy vào thể trạng của người bệnh. Trong thời gian virus đang làm quen và bắt đầu xâm nhập như vậy, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi toàn cơ thể. Ngoài ra, bạn thường buồn ngủ cả ngày, có thể bất chợt ngủ gật khoảng 20 phút.

    Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
    Trẻ em mắc bệnh chân tay miệng luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Đau cổ họng: Tại vùng vòm họng, sát với thực quản có cảm giác hơi đau khi nuốt nước bọt. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại thức ăn có bị cay, mặn hoặc đồ ăn quá cứng, cơn đau xuất hiện rõ rệt hơn một chút.
  • Cứng cổ: Triệu chứng này xuất hiện sau khi bị đau họng khoảng 1 ngày. Việc cử động cổ lên xuống, trái, phải sẽ gặp phải những cơn đau trong vòng họng.
  • Thường nhiễu nhiều nước miếng: Cơ thể có phản xạ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường để xoa dịu cơn đau.
  • Đau cơ bắp: Bạn sẽ cảm thấy mỏi một số bó cơ trên cơ thể, đặc biệt là vai, cánh tay và bắp đùi. Mỗi lần cử động chân tay có cảm giác bị đuối sức, hết năng lượng.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh chỉ bị sốt vào một vài thời điểm ngắn trong ngày. Khi đó nhiệt độ chỉ giao động từ 38-39 độ.
  • Ngủ chập chờn: Tuy thường bị ngủ gà vào ban ngày, nhưng vào buổi tối bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, người bệnh còn thường bị giật mình thức dậy vào giữa đêm.
  • Hay bị giật mình: Khi đang sinh hoạt, vận động bình thường, các bó cơ có thể đột ngột bị giật nhẹ.

Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Nổi nốt đỏ: Một vài điểm trên chân tay, miệng có màu đỏ, chưa bị sưng, hình tròn, bán kính khoảng 1-2mm.

Mọc mụn nước: Các nốt mụn đỏ dần to ra, có bọng nước ở giữa và nổi cộm lên trên bề mặt da. Bóng nước rất dễ vỡ, khi vỡ sẽ gây nên cảm giác đau rát. Ở mức độ nhẹ, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 tuần.

Loét khoang miệng: Các vết mụn nước ở miệng dễ bị thức ăn va chạm, bể ra và lở loét. Bạn có thể thấy nốt mụn bị lõm dưới da sau khi bể. Ở mức độ nặng hơn sẽ thấy một chấm vàng ở giữa, xung quanh có màu đỏ rực.

Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng

Chủ động ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…

Benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh
Phòng tránh bệnh chân tay miệng bằng việc rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống hay cầm vào đồ chơi chưa được khử trùng

Khử trùng thường xuyên các dụng cụ hay bề mặt tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh

Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà vệ sinh sau đó làm sạch với các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn không lây lan bệnh.

Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được bệnh chân tay miệng như thế nào. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm phải loại bệnh này, tuy có thể chữa khỏi nhưng chúng sẽ mang lại rất nhiều phiền toái. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Bài viết Bệnh chân tay miệng như thế nào và cách phòng tránh bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-va-cach-phong-tranh-benh-77260/feed/ 0
Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em? https://benh.vn/dieu-tri-benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em-77220/ https://benh.vn/dieu-tri-benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em-77220/#respond Fri, 22 Mar 2024 06:04:55 +0000 https://benh.vn/?p=77220 Rất nhiều người thắc mắc việc điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào là hiệu quả nhất. Đây là một trong những loại bệnh khá nguy hiểm, nếu không biết cách xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần có kiến thức sơ bộ về cách chữa và những lưu ý cần biết trong thời gian điều trị bệnh.

Bài viết Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều người thắc mắc việc điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em để đạt hiệu quả. Đây là một trong những loại bệnh khá nguy hiểm, nếu không biết cách xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có những kiến thức sơ bộ về cách chữa và những lưu ý cần biết trong thời gian điều trị bệnh.

Bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em?

Bệnh chân tay miệng xuất phát từ một chủng virus có hại từ môi trường. Có rất nhiều loại virus gây nên bệnh chân tay miệng trong đó chủ yếu do hai loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Thông thường, trẻ trên 6 tháng mới bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân là do trẻ dưới 6 tháng vẫn còn chứa 1 lượng kháng thể khá dồi dào. Lượng kháng thể này được truyền từ người mẹ trong thời gian mang bầu.

Khi chào đời, kháng thể này vẫn bảo vệ bé trong vòng 6 tháng tiếp theo. Qua 6 tháng, các kháng chất sẽ tan dần, trẻ dần mất đi lớp bảo vệ. Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, cơ thể của trẻ dễ mắc phải các siêu vi gây hại. Từ đó, khả năng mắc bệnh chân tay miệng sẽ tăng cao.

Đối với trẻ em từ 0 – 1 tuổi, khả năng mắc bệnh thấp hơn trẻ từ 2 tuổi trở lên. Hầu hết, trong độ tuổi này trẻ luôn được phụ huynh chăm sóc kỹ lưỡng. Ngoài ra, các bà mẹ thường cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 1 năm đầu. Vì vậy, trẻ sẽ không bị những siêu vi từ thực phẩm bẩn gây hại.

Nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh ở trẻ em là do tiếp xúc gần người bệnh hoặc nơi ở không hợp vệ sinh. Nếu trẻ tiếp xúc gần người bệnh, virus có thể bám vào miệng và xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Ngoài ra, môi trường sống bụi bặm, ẩm mốc, quần áo không được giặt sạch,… là điều kiện tốt cho virus hình thành và phát triển. Chúng sẽ bám vào miệng và tay của trẻ khi bé sinh hoạt.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào chuyên đặc trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Các bác sĩ sẽ dùng nhiều nhóm thuốc khác nhau để chữa trị từng triệu chứng. Đồng thời, trong suốt quá trình điều trị, trẻ em sẽ được liên tục kiểm tra sức khoẻ. Dựa vào chuyển biến của cơ thể, các bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc hoặc hàm lượng thuốc sao cho phù hợp. Dưới đây là cách điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào?

Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào ở trẻ em?

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Để điều trị các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như dùng thuốc hạ sốt, uống dung dịch bù nước, uống thuốc bổ, dùng dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm và bổ sung các loại chất dinh dương để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị tay chân miệng, thường có dấu hiệu sốt, ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ C.  Nhưng khi bệnh giai đoạn toàn phát, cơn sốt sẽ nặng hơn, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 độ. Lúc này, trẻ sẽ cần dùng đến thuốc giảm sốt để hạ thân nhiệt và tránh bị mất nước. Loại thuốc thường được dùng nhất là thuốc hạ sốt paracetamol.

Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em
Điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em bằng thuốc hạ sốt paracetamol

Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng hàm lượng 10 -15mg/lần, mỗi ngày uống 1 lần. Nếu bé vẫn chưa hạ sốt, sau 6 tiếng bạn tiếp tục cho bé uống thuốc lần 2 cho đến khi hết sốt thì dừng lại. Nếu trẻ quá nhỏ, không thể uống thuốc, bạn có thể sử dụng hạ sốt dạng viên đạn để đặt vào hậu môn để hạ sốt.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng dung dịch bù nước

Khi sốt trẻ thường đổ nhiều mồ hôi, nhiệt độ tăng bất thường. Vì thế toàn bộ cơ thể bị mất nước trầm trọng, có thể gây đông máu hoặc co giật. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng Hydrite hoặc dung dịch Oresol để cải thiện tình hình này. Đây thực chất không phải là thuốc mà là một loại dưỡng chất để bổ sung cho cơ thể, giảm tình trạng mất nước.

Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh pha 1 gói bột Oresol với nước để uống. Lưu ý, cần pha theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Dung dịch Oresol là sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất, vì chúng lành tính, cung cấp đủ những thứ cần cho người bị sốt cao.

Việc dùng Oresol không sợ bị quá liều, mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đều có thể sử dụng. Trong khi đó, Hydrite, việc sử dụng liều lượng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, hiện nay chưa có liều lượng chính xác dùng cho trẻ cho nên khi sử dụng cần tham khảo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng thuốc sát khuẩn miệng

Khi trẻ bước sang giai đoạn toàn phát, khắp cánh tay, bàn chân và cả trong miệng đều mọc nhiều mụn nước. Bọng nước chứa một lượng lớn virus, chúng dần to lên theo thời gian. Nếu bị tác động mạnh, bọc nước sẽ vỡ ra, để lại vết thương hở trên da. Các vết hở này rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét, nếu để lâu sẽ dẫn đến hoại tử.

Vì vậy, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc sát khuẩn, kháng khuẩn để hỗ trợ điều trị các đốm mụn cho trẻ. Trong thuốc có chứa một hàm lượng cao vitamin C, kẽm để kích thích da tái tạo, thu nhỏ mụn và làm lành vết thương.

Với trẻ em, đơn thuốc sẽ cần có thêm đồ dùng rơ miệng để lấy bớt vi khuẩn ra ngoài trước khi ăn uống. Ngoài sát khuẩn, chúng còn giúp trẻ giảm đau rát, ăn uống được ngon miệng hơn. Có nhiều loại thuốc trên thị trường có tác dụng sát khuẩn, dưới đây là những loại thuốc chất lượng cao để các bậc phụ huynh tham khảo:

Gel trị miệng Kamistad.

Liều lượng: Dùng 1/2 liều người lớn (1/4cm chiều dài thuốc x 3 lần/ngày).

Súc miệng từ nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% NaCl, dùng sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy.

Xịt miệng sát khuẩn Benzydamine: liều lượng: trẻ từ 6 đến 12 tuổi dùng 4 lần, cách mỗi 1,5 đến 3 giờ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng các chất khử khuẩn

Ngoài thuốc sát khuẩn dùng trực tiếp lên cơ thể trẻ, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ cần được khử khuẩn môi trường sống xung quanh. Tuy không phải là thuốc nhưng chúng cũng có tác dụng khá quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Điều này nhằm bảo vệ trẻ và những người xung quanh. Sau khi khử khuẩn, virus trong môi trường sẽ bị tiêu diệt triệt để, tránh việc lây lan sang những người khoẻ mạnh. Ngoài ra, chính trẻ cũng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

Chất khử khuẩn đầu tiên là xà phòng rửa tay, dùng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Ngoài  ra, các bậc phụ huynh nên có một loại nước vệ sinh hậu môn riêng cho bé sau khi thay tã.

 Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em
Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Một loại chất khử khuẩn nữa không thể thiếu là cloramin, có thể dùng pha loãng với nước và rửa sạch mọi vật dụng mà trẻ từng tiếp xúc trước và trong khi bị bệnh. Sau đó bạn hãy mang những vật dụng vừa được rửa đi phơi ráo dưới ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, khăn lau mặt, khăn tắm và các loại vải thường tiếp xúc với chất bài tiết của trẻ cần được luộc sôi trước khi tái sử dụng. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên bỏ các vật dụng này và thay bằng đồ mới.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi có biến chứng não

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng não. Để điều trị các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cần sử dụng như thuốc chống co giật, kháng sinh, chống phù não,… Việc dùng chính xác tên loại thuốc nào, liều lượng ra sao sẽ cần theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi có biến chứng hô hấp

Các nốt mụn trong khoang miệng thường dễ bị bể và theo ống dẫn khí đi vào phổi và gây viêm. Trẻ sẽ cần dùng thêm thuốc kháng viêm, thuốc bổ, thở oxy, thuốc chống sốc,…. để điều trị bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng là Dobutamin, Immunoglobulin,….. Hai loại thuốc này hiện tại có liều lượng chính xác cho trẻ em, việc sử dụng cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi biến chứng tim mạch

Trẻ sẽ được đo huyết áp để kiểm tra mức độ tổn thương tim mạch. Thêm vào đó, các bác sĩ sẽ lấy máu đi kiểm tra xem có bị nhiễm trùng máu hay viêm cơ hay không. Từ các triệu chứng gặp phải, trẻ có thể cần dùng thêm khoảng 4 – 5 nhóm thuốc để điều trị. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cần thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để giảm các biến chứng của bệnh chân tay miệng.

Một số lưu ý trong cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Phần lớn các ca điều trị bệnh chân tay miệng đều được chữa trị từ sớm, khi vừa có triệu chứng nhẹ. Vì thế trẻ sẽ được điều trị ngoại trú, tức là được kê đơn và uống thuốc tại nhà.

Các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ tái khám thường xuyên để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Trong quá trình điều trị tại nhà, bác sĩ không thể giám sát được những chuyển biến của trẻ. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý dưới đây.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Theo thống kê từ bộ y tế, có khoảng 15% số ca mắc bệnh chân tay miệng cần phải nhập viện để điều trị. Phần lớn đều là trẻ nhỏ, đa số là trẻ dưới 3 tuổi. Lúc này, tình trạng bệnh của trẻ đã quá nặng, bắt đầu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân có thể do virus phát triển quá nhanh, cơ thể bé không tương tác với thuốc, phụ huynh chậm trễ việc đưa bé đi khám hoặc điều trị không đúng cách. Nếu người bệnh có những dấu hiệu dưới đây, cần nhập viện điều trị càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao trên 39 độ.

     Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em
    Khi trẻ bị chân tay miệng sốt cao 390 C cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm
  • Co giật, mỗi đợt kéo dài khoảng 30s đến 2 phút.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Chân tay lạnh.
  • Da đổi màu tím tái do thiếu máu.
  • Choáng váng, mất khả năng kiểm soát các bó cơ.

Một số lưu ý trong cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Khoảng 1-2 ngày đầu tiên khi vừa sử dụng thuốc hạ sốt, trẻ có thể không hạ thân nhiệt về chỉ số bình thường ngay được. Bạn cần kiên nhẫn, sử dụng đúng liều lượng, không nên tự ý tăng hàm lượng hoặc tăng số lần uống trong ngày. Lý do là vì thuốc cần thời gian để hoạt động và chờ sự hỗ trợ của các loại thuốc ức chế virus.

Sau khi virus bị ngăn chặn, cơn sốt mới có thể giảm thiểu. Nếu bạn tự ý sử dụng quá liều để mau giảm sốt, cơ thể sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như nôn mửa, choáng váng,… Ngoài ra, sử dụng quá nhiều các loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ gây loãng xương, giòn xương khi về già.

Không tự ý mua thuốc về uống

Như đã nói ở trên, bệnh chân tay miệng không hề có thuốc đặc trị mà chỉ có thể dựa vào triệu chứng bệnh để kê đơn. Việc chọn tên loại thuốc nào cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Rất nhiều trường hợp người bệnh tự ý mua thuốc về dùng. Tuy có thể kìm hãm được các triệu chứng bệnh nhưng lại xảy ra thêm nhiều triệu chứng bất thường khác.

Trường hợp hay gặp nhất là tự ý mua thuốc có chứa thành phần Aspirin. Nếu hấp thụ các chất này quá nhiều, cơ thể sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, thuốc kháng sinh sẽ không thích hợp cho việc điều trị bệnh chân tay miệng. Loại thuốc này chỉ được dùng khi có biến chứng phụ xảy ra.

Cho trẻ sử dụng thức ăn mềm

Trong thời gian khoang miệng chứa nhiều đốm mụn, trẻ có phản xạ sợ ăn uống. Nguyên nhân là vì mỗi lần ăn, các nốt mụn bị cọ xát và gây nên những cơn đau rát. Triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi họ phải nhai các loại thực phẩm cứng hoặc dai.

Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em
Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, sinh tố

Vì vậy, bạn nên chế biến cho các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho quá nhiều vị cay, chua, mặn vào thức ăn bởi chúng làm vết mụn khó điều trị. Tốt nhất, bạn nên chọn các phương thức nấu đơn giản như hấp, luộc, hầm để chế biến thức ăn cho trẻ.

Không dùng các nguyên liệu đã bị ôi, thiu, hư hỏng,… Thay vào đó hãy dùng những thực phẩm tươi sống để tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây hại. Trước khi chế biến, có thể ngâm với nước muối khoảng 20-30 phút sau đó rửa thật sạch lại.

Thường xuyên sát khuẩn các nốt mụn nước

Nồng độ muối dùng để sát khuẩn ổn định nhất là 0,9%, bạn có thể mua dung dịch này ở các tiệm thuốc tây để dùng. Chúng có giá thành rất thấp, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc dùng nước muối để vệ sinh khoang miệng, bạn có thể dùng chúng để lau các đốm mụn nước trên tay chân của trẻ. Việc làm này giúp ngăn cản mụn phát triển, dần thu nhỏ kích thước và tránh nhiễm trùng da. Mỗi ngày, bạn nên tiến hành lau chân tay cho trẻ bằng nước muối ngày 2 lần. .

Trên đây là toàn bộ thông tin điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em?. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm quá trình điều trị và phục hồi rất nhanh giảm nguy cơ lây lan sang người thân và những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dieu-tri-benh-chan-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-em-77220/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-77538/ https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-77538/#respond Sat, 06 Jan 2024 02:28:41 +0000 https://benh.vn/?p=77538 Nhiều phụ huynh đang tìm hiểu các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả nhất hiện nay. Loại bệnh này gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ và có khả năng để lại biến chứng cao. Trong khi đó, đang có nhiều người không biết cách chăm sóc bé khiến cho bệnh trở trên trầm trọng hơn. Để giúp phụ huynh giải quyết nỗi lo này, mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều phụ huynh đang tìm hiểu các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả nhất hiện nay. Loại bệnh này gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ và có khả năng để lại biến chứng cao. Trong khi đó, đang có nhiều người không biết cách chăm sóc bé khiến cho bệnh trở trên trầm trọng hơn. Để giúp phụ huynh giải quyết nỗi lo này, mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khác với người lớn, cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần thật cẩn thận. Nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn toàn phát, các nốt phỏng nước đã mọc trong khoang miệng và chân tay bé. Nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh sẽ phát triển nặng.

Thêm vào đó, việc dùng thuốc tây trong thời gian dài sẽ làm cơ thể trẻ gặp phải một số tác dụng phụ. Điều này sẽ làm trẻ lười ăn, hay quấy khóc. Trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nên cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các triệu chứng bệnh sẽ làm trẻ trở nên thiếu chất, sụt cân và dễ mắc bệnh khi bị môi trường tác động.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong khi điều trị

Đối với trẻ nhỏ, chân tay miệng là một loại bệnh rất nguy hiểm. Virus sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên quấy khóc. Ở giai đoạn nặng, da trẻ sẽ nổi nhiều mụn gây nên cảm giác đau rát và rất dễ lở loét, hoại tử.

Nếu phụ huynh không biết cách chăm sóc, bệnh sẽ lâu khỏi, nguy cơ bé mắc phải biến chứng tăng cao. Virus có thể làm trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm não, tăng huyết áp,… Các biến chứng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.  Do đó, phụ huynh cần phải trang bị kiến thức cần thiết về cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi bị bệnh chân tay miệng, phụ huynh không nên chờ bệnh tự hết. Cơ thể của trẻ không thể tự tiêu diệt được virus như người lớn. Đặc biệt với những trường hợp đã mọc bọng mụn nước hoặc phát ban đỏ. Virus ở bọng nước sẽ tiếp tục xâm nhập vào máu và phá hủy nhiều cơ quan quan trọng. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều khó có khả năng tự lành.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng. Đơn thuốc sẽ tùy thuộc vào người bệnh xuất hiện dấu hiệu gì, mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng ra sao. Vì vậy, khi thấy trẻ có triệu chứng mắc bệnh chân tay miệng, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị.

Cach–cham-soc-tre–bi-tay-chân-mieng
Cần chăm sóc trẻ bị chân tay miệng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng xảy ra

Thêm vào đó, hãy tuân thủ liều lượng và thời hạn uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp phụ huynh thấy trẻ uống ⅔ thuốc đã mất hết các triệu chứng nên không uống nốt phần thuốc còn lại.

Khi đó, cơ thể mới chỉ hết các triệu chứng nhưng virus vẫn tồn tại, chưa được đào thải hoàn toàn. Điều này làm cho trẻ dễ bị tái phát và lờn thuốc. Những lần điều trị tiếp theo sẽ phải cần đến thuốc có liều lượng mạnh, khả năng gặp tác dụng phụ cao hơn.

Lưu ý, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ phải thường xuyên tái khám. Đối với trẻ sơ sinh, bé cần tái khám 1 ngày 1 lần. Với trẻ trên 2 tuổi, bé cần tái khám 2 ngày 1 lần. Phụ huynh cần đưa bé tái khám đều đặn và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng lạ khi dùng thuốc.

Cách ly với đám đông

Các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần phải cách ly với đám đông. Việc đi lại, hoạt động quá nhiều sẽ làm các hạt mụn nước bị chà sát và bể. Mụn nước bể sẽ làm trẻ có cảm giác vô cùng đau đớn và nhiễm trùng da.

Ngoài ra, nếu bé tiếp xúc với nhiều người, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Virus chân tay miệng sẽ theo nước bọt, dịch mũi, bọng nước phân tán trong môi trường. Chỉ cần chạm vào các chất trên, bạn sẽ có khả năng miễn bệnh rất cao.

Sát trùng vết thương

Song song với việc dùng thuốc uống, phụ huynh nên tìm một số loại thuốc sát trùng để hỗ trợ quá trình điều trị. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, Betadin, Zytee, Glycerin borat, Kamistad,…để bôi trực tiếp lên những nốt mụn ngoài da. Các loại thuốc trên đều có thể khử trùng các hạt mụn ngoài chân tay và trong khoang miệng.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần bôi thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng. Phụ huynh nên dùng 1 chiếc khăn mỏng hoặc tăm bông để thoa cho bé. Thêm vào đó, bạn cần rửa tay thật sạch trước khi thực hiện công việc này. Tránh để vi khuẩn trong tay làm nhiễm trùng các nốt mụn đã vỡ.

Lưu ý rằng, không nên cho trẻ uống hoặc nuốt phải các sản phẩm này. Sau khi dùng thuốc bôi, bạn nên để bé há miệng trong 2 phút để thuốc khô và thấm vào da. Trong 1 tiếng kể từ khi dùng thuốc, phụ huynh không nên cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Khử trùng môi trường sống

Khi bị bệnh, trẻ sẽ vô tình làm dính virus vào các đồ vật xung quanh. Virus còn tiềm ẩn trong môi trường sẽ tiếp tục xâm nhập vào cơ thể bé. Điều này làm gia tăng số lượng virus làm cho khả năng gây biến chứng cao.

Vì vậy, bạn cần sử dụng các sản phẩm chuyên dùng để sát trùng nơi ở của bé. Phụ huynh nên lấy ga giường, chăn, quần áo, khăn tắm,….giặt thật sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Tiếp đó, bạn nên mang tất cả đồ chơi của trẻ đi rửa sạch với xà phòng, sau đó tráng thật sạch với nước.

Cach–cham-soc-tre–bi-tay-chân-mieng
Rửa sạch các đồ chơi của trẻ để ngăn chăn virus xâm nhập vào cơ thể

Chú ý khi cho bé ăn

Khi có các hạt mụn nước ở trong miệng, trẻ thường rất khó chịu và chán ăn. Đặc biệt khi các nốt mụn bị bể, chúng sẽ gây nên những cơn đau rát khi có thức ăn chạm vào. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau.

  • Bạn cần vệ sinh tay chân, thực phẩm thật kỹ để đảm bảo vệ sinh cho bé.
  • Phụ huynh chỉ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Tốt nhất bạn nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng trong thời gian điều trị.
  • Tránh cho bé ăn các thức ăn quá cay, chua, mặn.
  • Không nên cho bé ăn thức ăn khi còn nóng do miệng bé vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ cao.
  • Bạn nên sử dụng các cách chế biến như luộc, hấp, ninh, nấu áp suất để thức ăn mềm, dễ nhai.
  • Khi cho bé ăn, bạn không nên dùng thìa, muỗng có góc cạnh. Chúng rất dễ đâm vào bọc nước và làm bể mụn.
  • Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khuyến khích bé ăn nhiều và đủ chất để nhanh chóng lành bệnh.

Mặc quần áo rộng

Virus chân tay miệng chứa một số lượng lớn trong các bọc mụn. Nếu không may bọc mụn vỡ, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào da bên cạnh. Mặt khác, vết mụn đã vỡ sẽ làm bé đau rát, dễ bị dính bụi bẩn dẫn tới nhiễm trùng da. Khả năng những người tiếp xúc gần bé bị nhiễm bệnh là rất cao.

Vì vậy, phụ huynh nên hạn chế làm vỡ bọc mụn. Bạn nên chọn các loại quần áo có chất vải mỏng, rộng rãi, thoáng mát để cho bé mặc. Khi bé có hiện tượng chảy mồ hôi hoặc vừa bị vỡ bọng nước, bạn nên sát trùng và thay quần áo mới cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng sau khi điều trị

Với trẻ sơ sinh, thời gian điều trị thường hết 14-17 ngày. Với trẻ từ 2 – 10 tuổi sẽ tiêu tốn từ 10-14 ngày. Sau khi kết thúc khóa điều trị, cơ thể trẻ còn rất yếu do không ăn uống được nhiều. Trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân, còi cọc. Vì vậy, phụ huynh cần có một chế độ bồi bổ phù hợp cho bé.

Thêm vào đó, trong phân và nước tiểu của trẻ có thể vẫn đang đào thải virus. Phụ huynh sẽ cần giữ vệ sinh cho trẻ một cách nghiêm ngặt. Để biết cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng sau khi điều trị, phụ huynh cần thực hiện một số lưu ý sau.

Thay dụng cụ cá nhân mới

Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, phụ huynh nên loại bỏ những vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn tắm,… Các vật dụng này đã tiếp xúc trực tiếp với hàng ngàn con virus chân tay miệng. Chúng có khả năng lây nhiễm khi tái sử dụng là rất cao. Bạn hãy bỏ chúng vào túi rác, sau đó vứt đúng nơi quy định để không lây nhiễm cho người khác.

Thêm vào đó, bạn hãy giặt sạch quần áo trẻ mặc trong thời gian mắc bệnh và phơi thật ráo dưới ánh nắng mặt trời. Mọi đồ dùng và đồ chơi trong quá trình bị bệnh cần được gột rửa thêm 1 lần nữa.

Rèn luyện thói quen rửa tay bằng xà phòng

Rửa tay bằng xà phòng có khả năng tránh được hàng ngàn loại bệnh lây nhiễm do virus. Do tính hiếu động và thích khám phá, tay chân của trẻ là nơi chứa hàng ngàn loại siêu vi gây hại. Các chất tẩy rửa trong xà phòng sẽ tiêu diệt virus và rửa trôi chúng ra khỏi bàn tay.

Vì vậy, phụ huynh nên rèn cho bé thói quen rửa chân tay với xà phòng. Đặc biệt phải rửa tay vào các thời điểm như trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, sau khi đi chơi về nhà,… Bạn nên cho bé sử dụng nước rửa tay chuyên dụng, không nên dùng các chất tẩy rửa quá mạnh như nước rửa chén, xà bông giặt đồ,…

Cach–cham-soc-tre–bi-tay-chân-mieng
Rèn luyện thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ thường xuyên

Vệ sinh khoang miệng thường xuyên

Tương tự như trên, súc miệng thường xuyên giúp trẻ tránh được rất nhiều bệnh. Bạn nên cho bé súc miệng sau khi đánh răng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tốt nhất, phụ huynh nên cho bé súc miệng bằng nước muối để làm sạch và thơm miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng sau điều trị là rất quan trọng. Bạn nên cho bé ăn đủ các chất đạm, protein, chất xơ,… Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn uống quá mức, trẻ sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Phụ huynh nên thiết lập chế độ dinh dưỡng với một hàm lượng vừa phải.

Giữ nơi ở của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng

Bạn nên sắp xếp đồ đạc trong phòng thật khô thoáng, gọn gàng. Tránh để phòng bừa bộn, ẩm thấp. Đây là là điều kiện tốt để virus xâm nhập. Mỗi ngày, bạn nên mở cửa trên 2 tiếng để không khí và ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng.

Lưu ý với tã lót

Với trẻ vừa trải qua quá trình điều trị chân tay miệng, virus có thể vẫn nằm trong nước tiểu và phân. Đây là giai đoạn cơ thể đào thải những thành phần gây hại cuối cùng còn sót trong dạ dày.

Vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên thay tã lót cho trẻ. Tránh để tình trạng virus nằm lâu trên mông và làm nổi mụn nước tại đây. Sau khi đã thay tã, bạn nên vứt chúng ở đúng nơi, tránh để chất thải rơi vãi vào các vật dụng gia đình.

Những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Những sai lầm cần tránh trong quá trình chăm sóc bé bị tay chân miệng như sau:

Dùng thuốc xanh Methylen

Thực chất, sản phẩm này không hề có tác dụng gì cho các hạt mụn, ban đỏ trên da trẻ. Virus vẫn có thể tự do lây lan và phát triển rộng. Mặt khác, màu xanh của thuốc sẽ làm các bác sĩ khó chẩn đoán được chính xác bệnh. Từ đó, bác sĩ không thể đưa ra đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

Kiêng tắm

Khi bị chân tay miệng, bé hoàn toàn có thể tắm rửa. Ngược lại, việc tắm rửa sạch sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Phụ huynh chỉ cần cho bé tắm nhẹ nhàng với nước, sau đó lau hoặc bôi thuốc sát khuẩn lên các hạt mụn.

Cach–cham-soc-tre–bi-tay-chân-mieng
Khi trẻ bị chân tay miệng tuyệt đối không được kiêng tắm cho trẻ

Ủ ấm cơ thể

Việc làm này rất thường xảy ra khi phụ huynh thấy trẻ bị sốt. Họ nghĩ rằng ủ ấm sẽ làm trẻ ra mồ hôi và hạ sốt. Thực chất bé sẽ lại càng sốt cao hơn. Cơ thể trẻ dần bị mất nước trầm trọng, gây nên hiện tượng đông máu và dẫn tới tử vong. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao là điều kiện rất tốt cho virus phát triển mạnh.

Kiêng các loại thức ăn

Thực chất, có rất ít thức ăn cần hạn chế trong thời gian bị bệnh. Nhiều phụ huynh đã hiểu lầm và cho bé kiêng cữ quá nhiều thứ. Điều này sẽ làm cơ thể trẻ không đủ chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào, đào thải virus. Trong quá trình bị bệnh, phụ huynh chỉ cần tránh cho bé ăn thức ăn cứng, dai, các món chua, mặn, cay.

Trên đây toàn bộ thông tin về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Cách chăm sóc này sẽ giúp trẻ nhanh lành mụn, hỗ trợ quá trình điều trị bằng thuốc. Thêm vào đó, phụ huynh cần phải biết lọc thông tin, không nên làm sai cách sẽ vô tình làm tình trạng bệnh lâu khỏi hơn.

Bài viết Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-77538/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/#respond Fri, 20 Oct 2023 05:16:20 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/ Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Trước đây do đời sống khó khăn, việc hiểu biết về y học còn hạn chế nên những người sinh nở ở nhà (vùng dân tộc, vùng xâu, vùng xa), người bị trầy xước, dẫm vào đinh, sắt… bị nhiễm trùng uốn ván dẫn đến những cái chết thương tâm.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Trước đây do đời sống khó khăn, việc hiểu biết về y học còn hạn chế nên những người sinh nở ở nhà (vùng dân tộc, vùng xâu, vùng xa), người bị trầy xước, dẫm vào đinh, sắt… bị nhiễm trùng uốn ván dẫn đến những cái chết thương tâm.

Vậy, triệu chứng của bệnh nhiễm trùng uốn ván? Phương pháp phòng tránh uốn ván như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh…

benh-uong-van

Bệnh uốn ván do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua vết thương trên da (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh uốn ván

  • Tê lưỡi, cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván.
  • Cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh).
  • Cơ co thắt, vã mồ hôi, sốt.
  • Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

Lưu ý:

  • Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần.
  • Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván

  • Bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn.
  • Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai.
  • Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.
  • Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương…

Nhiễm trùng uốn ván do đâm do trầy xước, đâm vào đinh, dằm gỗ…(Ảnh minh họa)

Đối tượng mắc bệnh uốn ván

  • Nam, nữ mọi lứa tuổi (tỷ lệ nam giới tuổi trung niên bị uốn ván nhiều hơn do không được tiêm vacxin phòng uốn ván).
  • Bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS)…

Biến chứng của bệnh uốn ván

  • Co thắt và co giật các cơ.
  • Có thể gãy xương sống hoặc các xương khác.
  • Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác…
  • Khả năng tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già…

Bệnh uốn ván có lây truyền không

Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người.

Phương pháp điều trị bệnh uốn ván như thế nào

  • Uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng (Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ)
  • Trong mọi trường hợp, khi bị uốn ván cần phải điều trị tại bệnh viện.

Phương pháp phòng bệnh uốn ván

  • Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT.
  • Người lớn cần tiêm Td/UV.
  • Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ (tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con).
  • Thực hành đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván.
  • Xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…
  • Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên cần phải tiêm chủng…

tiem-phong-benh

Tiêm vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em (Ảnh minh họa)

Lời kết

Bất cứ ai có vết thương, xây xát trên chân tay, cơ thể… đều có nguy cơ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập vì vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường và có sức sống mãnh liệt. Bệnh uốn ván gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm: co giật các cơ, gãy xương sống, rối loạn nhịp tim…và dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, vi khuẩn uốn ván chỉ gây bệnh khi vết thương bị dập nát, môi trường thiếu ô-xy nên việc cần làm sau khi bị xây xát là xử lý sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, giải phóng hết dị vật…Phụ nữ trong khi sinh nở cần đảm bảo vô trùng, trẻ sơ sinh cần vệ sinh cuống rốn sạch sẽ sẽ loại trừ nguy cơ bị uốn ván.

Bên cạnh đó, phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, người trưởng thành… là tiêm vắc xin để phòng bệnh. Đây là phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-phong-tranh-nhiem-trung-uon-van-5068/feed/ 0
Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/#respond Mon, 25 Sep 2023 08:07:09 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/ Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mắc giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trẻ em, đôi khi cũng xảy ra ở cả người lớn tuổi nếu bị lây trứng giun từ quá trình ăn uống, vệ sinh. Hiện nay thuốc điều trị giun kim rất sẵn, tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng vì liên quan trực tiếp tới vấn đề vệ sinh trong đời sống hàng ngày.

1. Những biểu hiện khi mắc bệnh giun kim

Ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng).

Rìa hậu môn tấy đỏ, xung huyết.

Rối loạn tiêu hóa: Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy như mũi, cũng có thể gây tiêu chảy (không thường xuyên). Trẻ thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.

Da xanh, chậm phát triển, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.

Ảnh hưởng về thần kinh: trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết khi mắc bệnh giun kim có thể gây hiện tượng đái dầm ở trẻ. Đây là một bệnh gặp khá nhiều nhưng nếu đái dầm do giun kim thì sau khi tẩy sạch giun kim thì trẻ sẽ hết bị đái dầm.

Một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn.

2. Điều trị và phòng ngừa

Cách phổ biến nhất là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi buổi sáng để vệ sinh sạch trứng bám quanh khu vực hậu môn. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi.

Các bà bầu chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa sau 6 tuần.

Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:

  • Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
  • Cắt ngắn móng tay. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh
  • Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm.
  • Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, thay  giặt thường xuyên các loại thảm trải sàn, đặc biệt là  nơi vui chơi của trẻ.
  • Nếu cần thiết phải luộc quần áo bé bằng nước sôi để giết hết chứng giun

Bài viết Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa giun kim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-giun-kim-2077/feed/ 0
Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/ https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/#respond Mon, 28 Aug 2023 07:26:05 +0000 http://benh2.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/ Tốc độ lây lan, hậu quả nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết đến cộng đồng đã được minh chứng rõ nét trong thời gian vừa qua. Không chỉ vậy, một trong số những căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt mang tên Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis hay LF), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo cũng nguy hiểm không kém gì sốt xuất huyết.

Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tốc độ lây lan, hậu quả nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết đến cộng đồng đã được minh chứng rõ nét trong thời gian vừa qua. Không chỉ vậy, một trong số những căn bệnh lây truyền qua muỗi đốt mang tên Giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis hay LF), do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo cũng nguy hiểm không kém gì sốt xuất huyết.

Bệnh giun chỉ bạch huyết và sức tàn phá khủng khiếp

Theo tờ Mirror (Anh), chàng trai Liu Zhongqiu, 26 tuổi, người Fuxing, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với căn bệnh cực kỳ hiếm gặp có tên Lymphatic filariasis (giun chỉ bạch huyết), xuất hiện sau khi giun tròn xâm nhập và ký sinh trong cơ thể thông qua muỗi đốt.

Bệnh giun chỉ bạch huyết khiến đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần

Căn bệnh quái ác này khiến cho đôi chân của Liu sưng to gấp 7 lần chân những người bình thường nên LF còn được là bệnh “chân voi”. Theo Liu Zhongqiu, tai họa bắt đầu khi bị muỗi đốt, hai tinh hoàn bắt đầu sưng tấy phải phẫu thuật để đưa vào bụng khiến Liu đi lại khó khăn, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, trong khi bệnh vẫn không dừng, khiến trọng lượng cơ thể tăng vọt tới 323 lbs (146,5kg).

Trước đó, năm 2000, khi mới 19 tuổi, bác sĩ cho biết anh mắc phải bệnh LF, không thể sống quá 20 tuổi bởi bệnh tiến triển nhanh nhưng đến nay Liu đã sống thêm tới 7 năm nên người ta xem đây là một phép lạ.

Hiện anh đang sống tại TP Wuhan, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc kiếm sống bằng nghề ăn xin và hy vọng có được đôi chân bình thường.

Bệnh LF lây truyền từ người sang người do muỗi đốt

Kí sinh trùng lây qua người theo đường nào? Theo WHO, LF là bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori, được truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt và phát triển thành giun sống, phát triển trong hệ mạch bạch huyết, gây tổn thương, sưng đau, khó khăn khi di chuyển, biến dạng chi cơ thể và cơ quan sinh dục.

Bệnh phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ước khoảng 20% dân số thế giới sống trong vùng có nguy cơ phơi nhiễm cao. Thủ phạm chính là giun chỉ (filarial worms) ký sinh trong hệ bạch huyết, cũng như các loại giun trong ký sinh trùng đường ruột khác, giun chỉ cái nở trứng thành ấu trùng, chui qua ống ngực rồi vào máu, vật chủ trung gian truyền bệnh là những loài muỗi thường gặp, như Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Coquillettidia.

Có biểu hiện lâm sàng đặc trưng hay không

Khi muỗi có ấu trùng giun chỉ hút máu người rồi tiếp tục truyền cho nhiều người giống như truyền bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết (Dengue)… Phần lớn những người nhiễm giun chỉ bạch huyết thường có ấu trùng trong máu nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm hoặc cả đời. Nếu có thường là sốt cao, tái phát từng đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 7 ngày, viêm hạch bạch huyết.

Mạn tính, có thể viêm hoặc phù bộ phận sinh dục, phù voi chi dưới, đi tiểu ra nuớc trắng đục như nước vo gạo, để lâu không lắng. Để phát hiện bệnh, bác sĩ thường khuyên xét nghiệm ấu trùng trong máu và làm các thủ tục cần thiết khác.

Về điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị dựa trên bệnh lý. Nếu có biểu hiện phù voi như: phù chi, bộ phận sinh dục, vú… thì dùng thuốc diệt giun chỉ, tuy nhiên trước khi dùng thuốc phải làm các xét nghiệm cụ thể.

Tuy nhiên do LF là căn bệnh lan truyền từ người sang người do muỗi, nên phòng bệnh như tăng cường ý thức bảo vệ cá nhân, phòng chống muỗi đốt, diệt bọ gậy, loăng quăng, ngủ trong màn tẩm hóa chất…là rất quan trọng. Ngoài ra, công tác phòng chống và điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết cần thực hiện đồng bộ, toàn dân, nhất là ở những vùng có tỉ lệ phơi nhiễm ấu trùng giun chỉ bạch huyết cao.

Bài viết Hậu quả từ bệnh giun chỉ bạch huyết không kém gì sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hau-qua-tu-benh-giun-chi-bach-huyet-khong-kem-gi-sot-xuat-huyet-9953/feed/ 0
Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại https://benh.vn/dac-diem-va-trieu-chung-cua-benh-dai-3168/ https://benh.vn/dac-diem-va-trieu-chung-cua-benh-dai-3168/#comments Thu, 24 Aug 2023 22:28:07 +0000 http://benh2.vn/dac-diem-va-trieu-chung-cua-benh-dai-3168/ Bệnh dại ở người do virus gây ra và thường bị lây nhiễm thông qua vết cắn của động vật có virus Dại. Nếu động vật và người bị cắn không được tiêm phòng đầy đủ thì có nguy cơ mắc bệnh Dại với hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Một số biểu hiện của bệnh Dại có thể phát hiện sớm bằng mắt thường.

Bài viết Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh dại ở người do virus gây ra và thường bị lây nhiễm thông qua vết cắn của động vật có virus Dại. Nếu động vật và người bị cắn không được tiêm phòng đầy đủ thì có nguy cơ mắc bệnh Dại với hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Tìm hiểu ngay các đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại cũng như xử lý vết cắn kịp thời trong bài viết dưới đây.

Chó chưa được tiêm phòng nguy cơ truyền bệnh Dại sang cho người

Đặc điểm của bệnh Dại

Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.

Virus dại

Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.

Là virus ái thần kinh. Dau khi xâm nhập nó tồn tại nhân lên tại vết thương từ vài giờ tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.

Virus-dai-gay-benh-dai

Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0.3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương.

Tuy nhiên vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.

Một số đặc điểm thường gặp của bệnh

Lúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.

Triệu chứng của bệnh Dại

Bệnh dại do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dại dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 – 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 – 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng của bệnh dại thời gian này không rõ ràng hoặc gần như không tìm được

Thời kỳ khởi phát

Từ 2 – 4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Thời kỳ toàn phát

Có 3 thể lâm sàng

Thể co thắt

Đây là thể thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh Dại thể co thắt gồm: co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nhân lên cơn dại:

  • Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị run câm cập. Trạng thái này qua mau nhưng để lại ân tượng kéo dài cho bệnh nhân, vì vậy họ không muốn uống nước mặc dù rất khát. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ.
  • Sợ ánh sáng: được mô tả tương tự như biểu hiện sợ nước.

Tính cách bệnh nhân không bình thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.

Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng dày hơn và người bệnh thường tử vong sau 3 – 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.

trieu-chung-benh-dai
Bệnh Dại thể co thắt là dạng phổ biến nhất

Thể liệt

Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên (hội chứng Landry) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.

Thể cuồng

Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

Phương thức và thời gian lây truyền bệnh Dại

cho-dai-can

Nước dãi mang virus bệnh Dại của động vật truyền vào người qua vết thương hở

Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.

Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn, nếu người bị cắn chưa lên cơn dại (nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán.

Thời gian lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là 3 – 5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong suốt thời gian súc vật bị dại.

Xử trí sau khi bị súc vật cắn

Người bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.

Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày. Mục đích để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn. Những biểu hiện ở súc vật như thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc liệt và chết.

Tìm hiểu thêm về bệnh dại và cách phòng ngừa

Bài viết Đặc điểm và triệu chứng của bệnh Dại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dac-diem-va-trieu-chung-cua-benh-dai-3168/feed/ 101
Hiểu biết về bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa https://benh.vn/hieu-biet-ve-benh-dai-va-nhung-bien-phap-phong-ngua-3169/ https://benh.vn/hieu-biet-ve-benh-dai-va-nhung-bien-phap-phong-ngua-3169/#comments Wed, 23 Aug 2023 04:28:08 +0000 http://benh2.vn/hieu-biet-ve-benh-dai-va-nhung-bien-phap-phong-ngua-3169/ Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào,... trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao.

Bài viết Hiểu biết về bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh dại là một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là do chó, mèo) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào,… trên da và niêm mạc bị tổn thương khi bị mắc bệnh dại lên cơn tỷ lệ tử vong là rất cao. Tuy nhiên, bệnh dại có thể dự phòng được.

Những loại động vật hay bị bệnh dại và truyền bệnh dại cho người

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác. Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò, v.v… trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung.

Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95 – 97%) sau đó là mèo. Các động vật khác chưa phát hiện được, nhưng nếu bị cắn vẫn cần phải đến các điểm tiêm phòng dại để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn xử lý cụ thể.

Triệu chứng điển hình của chó, mèo dại

Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình đó là thể điên điên cuồng và thể bại liệt

Chó dại thể điên cuồng: thường rất hung dữ, có thể chia làm 3 thời kỳ:

Thời ủ bệnh: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, nước dãi đã có virus dại. Thời kỳ này chỉ trong vài giờ nhưng cũng có khi tới 1- 2 ngày.

Thời kỳ phát bệnh: biểu hiện bằng những biến loạn quá độ như: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. Phạm vi hoạt động của một con chó dại có khi lên tới 50 km. Vì vậy những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.

Chó dại thể cuồng thường rất hung dữ

Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết.

Chó dại ở thể bại liệt: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ  2 – 7 ngày, thường là 2 – 3 ngày, sau đó con vật chết.

Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột. Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày – ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 – 3 ngày thì chết.

Triệu chứng dại ở mèo: Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnh dại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó. Mèo bị dại hay nấp mình vào chỗ vắng, tối, hoặc trái lại kêu luôn luôn, không ở yên một chỗ, tiếng kêu như động dục. Nếu chạm vào, nó nổi cơn hung dữ cắn, cào. Chính răng và móng vuốt của mèo gây ra vết thương sâu, tạo điều kiện cho virus dại dễ xâm nhập. Đôi khi mèo dại không có biểu hiện hung dữ mà chỉ bại liệt chân sau.

Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, cần làm gì?

  • Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virus dại sang người và lây lan dịch.
  • Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó.
  • Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như x út, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột…
  • Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần thực hiện
  • Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Xử lý tại chỗ vết thương như thế nào là tốt nhất?

  • Rửa sạch ngay vết thương động vật cắn bằng cồn hoặc các chất sát trùng khác
  • Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rửa ngay thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… Mục đích xử lý tại chỗ vết thương là để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập. Chú ý khi rửa vết thương không được làm dập nát vết thương và chỉ khâu vết thương sau 3 – 5 ngày để hạn chế virus tản phát.
  • Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại
  • Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
  • Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục … dù vết cắn nhẹ
  • Những vết cắn sâu
  • Không theo dõi được con vật.
  • Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.

Benh.vn

Bài viết Hiểu biết về bệnh dại và những biện pháp phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hieu-biet-ve-benh-dai-va-nhung-bien-phap-phong-ngua-3169/feed/ 5