Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 03 Oct 2023 02:47:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 VITAMIN D https://benh.vn/thuoc/vitamin-d/ Tue, 19 Sep 2023 03:05:19 +0000 http://benh2.vn/thuoc/vitamin-d/ Vitamin D chữa bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu kháng vitamin D liên kết X; còi xương phụ thuộc vitamin D; loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mạn tính. Tên chung quốc tế: Vitamin D. Tên riêng: ergocalciferol; […]

Bài viết VITAMIN D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vitamin D chữa bệnh còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu kháng vitamin D liên kết X; còi xương phụ thuộc vitamin D; loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mạn tính.

Tên chung quốc tế: Vitamin D.

Tên riêng: ergocalciferol; dihydrotachysterol; alfacalcidol; calcitriol; colecalciferol; calcifediol.

Loại thuốc: Vitamin.

Dạng thuốc và hàm lượng

Một đơn vị quốc tế vitamin D bằng hoạt tính sinh học của 25 nanogam ergocalciferol hay colecalciferol.

Ergocalciferol: Nang: 1,25 mg (Drisdol). Dung dịch uống: 0,2 mg/ml (Calciferol, Drisdol). 0,01 mg/giọt (Sterogyl); 15 mg/1,5 ml (Sterogyl 15A và Sterogyl 15H).

Viên nén: 1,25 mg (Calciferol). Dung dịch để tiêm bắp: 12,5 mg/ml (Calciferol). 15 mg/1,5 ml (Sterogyl 15H).

Colecalciferol (INN: Colecalciferol): Dung dịch uống: 7,5 microgam/giọt (Adrigyl). Dung dịch uống và tiêm bắp: 5 mg/ml (Vitamin D3 BON).

Alfacalcidol: Nang: 0,25 và 1 microgam (Un – alfa). Dung dịch uống: 2 microgam/ml (Un – alfa). Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 2 microgam/ml (Un – alfa).

Calcifediol: Nang: 0,02 và 0,05 mg (Calderol). Dung dịch uống: 5 microgam/giọt (Dedrogyl).

Calcitriol: Nang: 0,25 và 0,5 microgam (Rocaltrol). Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 1 microgam/ml và 2 microgam/ml (Calcijex).

Dihydrotachysterol: Nang: 0,125 mg (Hytakerol). Dung dịch uống đậm đặc: 0,2 mg/ml (DHT intensol). Viên nén: 0,125; 0,2 và 0,4 mg (DHT).

Cơ chế tác dụng

Thuật ngữ vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc tương tự, có hoạt tính phòng ngừa hoặc điều trị còi xương. Các hợp chất đó bao gồm: ergocalciferol (vitamin D2), colecalciferol (vitamin D3; tên chung quốc tế: colecalciferol), alfacalcidol (1 alfa – hydroxycholecalciferol), calcifediol (25 – hydroxycolecalciferol), calcitriol (1 alfa, 25 – dihydroxycolecalciferol) và dihydrotachysterol. Các chất này, ở dạng hoạt động của chúng (1,25 – dihydroxyergocalciferol, 1,25 – dihydroxycolecalciferol và 25 – hydroxydihydrotachysterol), cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa nồng độ calci trong huyết thanh. Chức năng sinh học chính của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non, và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu. Các dạng hoạt động của ergocalciferol và colecalciferol có thể có tác dụng phản hồi âm tính đối với sự tạo thành hormon cận giáp (PTH).

Alfacalcidol (1 alpha – hydroxycolecalciferol; 1 – OHD3) là dẫn chất tổng hợp của vitamin D3, đã được hydroxyl hóa ở vị trí 1 alpha. Alfacalcidol được hydroxyl hóa dễ dàng, tại vị trí 25, bởi hệ microsom của gan, để tạo thành calcitriol {1,25 – (OH)2D3}; bởi vậy alfacalcidol được dùng thay thế cho calcitriol. Vì alfacalcidol không cần phải hydroxyl hóa ở thận, nên được dùng để điều trị bệnh loạn dưỡng xương do thận.

Calcifediol (25 – hydroxy colecalciferol; 25 – OHD3) trước khi chuyển thành calcitriol {1 alpha, 25 – dihydroxy colecalciferol; 1,25 – (OH)2D3}, bản thân cũng đã có tác dụng của vitamin D.

Dihydrotachysterol (DHT) có tác dụng chống còi xương bằng khoảng 1/450 so với tác dụng đó của vitamin D, nhưng với liều cao, DHT có hiệu quả hơn vitamin D về mặt huy động các chất khoáng từ xương. Ðiều đó là cơ sở cho sử dụng DHT để duy trì nồng độ Ca2+ bình thường trong huyết tương ở người thiểu năng cận giáp. DHT phải qua hydroxyl hóa ở vị trí 25 để tạo thành 25 – hydroxydihydrotachysterol (25 – OH DHT), chất này có tác dụng ở cả ruột và xương.

Vitamin D có trong một số ít thực phẩm. Các dầu gan cá, đặc biệt dầu gan cá tuyến, là nguồn có nhiều vitamin D; những nguồn khác có ít vitamin D hơn, gồm bơ, trứng và gan. Một số thực phẩm được bổ sung vitamin D như sữa và margarin, cùng có tác dụng cung cấp vitamin D. Quá trình nấu ăn không ảnh hưởng tới hoạt tính của vitamin D.

Thiếu hụt vitamin D xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng không đủ hoặc khi khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D (đặc biệt ở trẻ em) hoặc ở những người có hội chứng kém hấp thu chất béo, gồm những người có bệnh về gan, mật hoặc bệnh đường tiêu hóa và hấp thu chất béo giảm; một vài tình trạng bệnh như suy thận có thể cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của vitamin D thành dạng hoạt động và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.

Loạn dưỡng xương do thận thường kết hợp với suy thận mạn tính và đặc trưng bởi giảm chuyển 25 – OHD3 thành 1a, 25 – (OH)2D3 (calcitriol). Giữ phosphat gây giảm nồng độ calci huyết tương, dẫn đến cường cận giáp thứ phát và về mặt bệnh học, có những tổn thương điển hình của cường cận giáp (viêm xương xơ hóa), của thiếu hụt vitamin D (nhuyễn xương), hoặc hỗn hợp cả hai trường hợp. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến những triệu chứng đặc trưng bởi hạ calci máu, hạ phosphat máu, khoáng hóa không đủ hoặc khử khoáng của xương, đau xương, gẫy xương, ở người lớn gọi là nhuyễn xương; ở trẻ em, có thể dẫn đến biến dạng xương đặc biệt là biến dạng xương dài, gọi là còi xương.

Còi xương phụ thuộc vitamin D là bệnh về gen thân lặn do bẩm sinh trong chuyển hóa vitamin D có liên quan đến giảm chuyển 25 – OHD3 thành calcitriol.

Dược động học

Vitamin D được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Cả vitamin D2 và D3 đều được hấp thu từ ruột non, vitamin D3 có thể được hấp thu tốt hơn. Phần chính xác ở ruột hấp thu nhiều vitamin D tùy thuộc vào môi trường mà vitamin D được hòa tan. Mật cần thiết cho hấp thu vitamin D ở ruột. Vì vitamin D tan trong lipid nên được tập trung trong vi thể dưỡng chấp, và được hấp thu theo hệ bạch huyết; xấp xỉ 80% lượng vitamin D dùng theo đường uống được hấp thu theo cơ chế này. Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó luân chuyển trong máu liên kết với alpha globulin đặc hiệu. Nửa đời trong huyết tương của vitamin D là 19 – 25 giờ, nhưng thuốc được lưu giữ thời gian dài trong các mô mỡ.

Colecalciferol và ergocalciferol được hydroxyl hóa ở gan tạo thành 25 – hydroxycolecalciferol và 25 – hydroxyergocalciferol tương ứng. Những chất này tiếp tục được hydroxyl hóa ở thận để tạo thành những chất chuyển hóa hoạt động 1,25 – dihydroxycolecalciferol và 1,25 – dihydroxyergocalciferol tương ứng và những dẫn chất 1,24,25 – trihydroxy.

Gan là nơi chuyển vitamin D thành 25 – OHD, chất này liên kết với protein và luân chuyển trong máu. Thực tế, 25 – OHD có ái lực cao với protein hơn hợp chất mẹ. Dẫn chất 25 – hydroxy có nửa đời là 19 ngày và là dạng chủ yếu của vitamin D trong máu. Nồng độ ở trạng thái ổn định của 25 – OHD là 15 – 50 nanogam/ml. Nửa đời của calcitriol khoảng 3 – 5 ngày, và 40% liều điều trị được đào thải trong vòng 10 ngày. Calcitriol được hydroxyl hóa bởi men hydroxylase ở thận thành 1,24,25 – (OH)3D3, men này còn hydroxyl hóa 25 – OHD3 để tạo thành 24,25 – (OH)2D3. Cả 2 hợp chất 24 – hydroxy này có ít hoạt tính hơn calcitriol và có thể là sản phẩm bài xuất.

Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được bài xuất chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu. Một vài loại vitamin D có thể được tiết vào sữa.

Chỉ định và chống chỉ định Vitamin D

Vitamin D có thể sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh và có thể sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ và phòng ngừa một số bệnh sau đây.

Chỉ định Vitamin D

Bổ sung cho khẩu phần ăn.

Còi xương do dinh dưỡng.

Còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu kháng vitamin D liên kết X; còi xương phụ thuộc vitamin D; loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mạn tính.

Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp.

Ngăn ngừa và điều trị loãng xương kể cả loãng xương do corticosteroid.

Vitamin D còn được dùng để điều trị bệnh lupút thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.

Chống chỉ định Vitamin D

Quá mẫn với vitamin D.

Tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D.

Thận trọng khi dùng Vitamin D

Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch.

Thời kỳ mang thai

Nếu sử dụng vitamin D với liều lớn hơn liều bổ sung hàng ngày đã được khuyến cáo (RDA) cho người mang thai bình thường (400 đvqt), thì có thể xảy ra nguy cơ, vì vậy không nên sử dụng vitamin D với liều lớn hơn RDA cho người mang thai. Ðã xảy ra hẹp van động mạch chủ, bệnh thận và chậm phát triển về tâm thần và/hoặc chậm phát triển cơ thể khi có tăng calci máu kéo dài ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà mẹ chúng đã bị tăng calci máu trong thời kỳ mang thai. Tăng calci máu trong thời kỳ mang thai có thể gây giảm nồng độ hormon cận giáp ở trẻ sơ sinh dẫn đến hạ calci máu, co giật, và động kinh.

Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitamin D tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Vitamin D tiết vào sữa, vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn liều RDA cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D. Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều quá cao một cách kỳ cục. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em sau khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn.

Lượng vitamin D gây cường vitamin D thay đổi nhiều từ người này tới người khác. Thông thường, người có chức năng cận giáp bình thường và nhạy cảm bình thường với vitamin D uống liên tục 50.000 đơn vị vitamin D/ngày hoặc nhiều hơn hàng ngày, có thể bị nhiễm độc vitamin D. Cường vitamin D đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang dùng digitalis, vì độc tính của các glycosid tim tăng lên khi có tăng calci huyết.

Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu (xem dưới). Tăng calci máu có cường vitamin D là do đơn thuần nồng độ trong máu của 25 – OHD rất cao, còn nồng độ của PTH và calcitriol trong huyết tương đều giảm.

Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như sau:

Thường gặp, ADR > 1/100

Thần kinh: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu. Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy, chóng mặt. Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, và dễ bị kích thích.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Niệu – sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).

Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tuỵ, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim. Chuyển hóa: Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.

Khác: Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết, nên tránh điều trị quá liều vitamin D cho trường hợp hạ calci huyết.

Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 – 10 mg/decilít (4,5 – 5 mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11 mg/decilit.

Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ ure máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ.

Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.

Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.

Liều lượng và cách dùng Vitamin D

Nhu cầu ergocalciferol và colecalciferol, lấy từ khẩu phần ăn, thay đổi theo từng người. Liều lượng của vitamin D tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ calci huyết. Liều phải được điều chỉnh theo từng người để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở 9 – 10 mg/decilít. Trong điều trị thiểu năng cận giáp, giả thiểu năng cận giáp, giảm phosphat huyết kháng vitamin D liên kết X, giữa liều có hiệu quả và liều gây độc có giới hạn hẹp.

Trong khi điều trị bằng vitamin D, người bệnh nên bổ sung đủ lượng calci từ thức ăn, hoặc thực hiện điều trị bổ sung calci. Cần giảm liều vitamin D khi đã có cải thiện triệu chứng và bình thường về sinh hóa hoặc khỏi bệnh ở xương, vì nhu cầu về vitamin D thường giảm sau khi khỏi bệnh ở xương.

Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng còi xương:

Người lớn, người mang thai hoặc cho con bú: Uống 400 đvqt/ngày.

Trẻ em: Uống 200 – 400 đvqt/ngày.

Còi xương do dinh dưỡng (điều trị): Uống 1000 đvqt/ngày, trong khoảng 10 ngày, nồng độ của Ca2+ và phosphat trong huyết tương sẽ trở về bình thường. Trong vòng 3 tuần, sẽ có biểu hiện khỏi bệnh trên phim X quang. Tuy nhiên thường chỉ định liều 3000 đến 4000 đvqt/ngày để nhanh khỏi bệnh, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp còi xương nặng ở ngực gây cản trở hô hấp.

Còi xương kháng vitamin D hạ phosphat máu:

  • Dùng vitamin D kết hợp với phosphat vô cơ (thường uống kết hợp với 1 – 2 gam/ngày, tính theo phospho nguyên tố).
  • Dihydrotachysterol: Liều uống khởi đầu: 0,5 – 2 mg/ngày (cho đến khi lành xương). Sau đó uống liều duy trì 0,2 – 1,5 mg/ngày.
  • Ergocalciferol: Người lớn: Uống 250 microgam đến 1,5 mg/ngày. Trẻ em: Uống 1 – 2 mg/ngày.

Còi xương phụ thuộc vitamin D: Bệnh đáp ứng với liều sinh lý của calcitriol: Trẻ em hoặc người lớn, uống 1 microgam/ngày.

Loạn dưỡng xương do thận:

Ðiều trị bằng calcitriol sẽ tăng nồng độ Ca2+ trong huyết tương; sử dụng DHT (dihydrotachysterol) hoặc 1 – OHD3 (alfacalcidol) cũng có hiệu quả, vì các chất này không cần hydroxyl hóa ở thận để chuyển thành chất có hoạt tính. Mặc dù 25 – OHD3 (calcifediol) có thể có hiệu quả, song cần phải sử dụng liều cao.

Liều uống của calcitriol dùng cho người bệnh suy thận mạn tính có lọc máu:

Người lớn: 0,5 – 1 microgam/ngày.

Trẻ em: 0,25 – 2 microgam/ngày.

Liều calcitriol tiêm tĩnh mạch dùng cho người bệnh suy thận mạn tính, có lọc máu: Người lớn: liều khởi đầu 0,5 microgam (0,01 microgam/kg), dùng 3 lần mỗi tuần, sau đó tăng dần, nếu cần, cho tới 3 microgam, 3 lần mỗi tuần.

Dihydrotachysterol:

Người lớn: Uống 0,1 – 0,6 mg/ngày.

Trẻ em: Uống 0,1 – 0,5 mg/ngày.

Ergocalciferol:

Người lớn: Uống 500 microgam/ngày.

Trẻ em: Uống 100 microgam đến 1 mg/ngày. Liều từ 250 microgam đến 7,5 mg được khuyến cáo dùng để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở mức bình thường.

Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp:

DHT đã được dùng để điều trị bệnh này vì DHT có tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và tác dụng huy động khoáng từ xương mạnh hơn vitamin D. Calcitriol có tác dụng trong điều trị thiểu năng cận giáp và ít nhất là một vài dạng của giả thiểu năng cận giáp mà nồng độ calcitriol nội sinh thấp dưới mức bình thường. Tuy nhiên, nhiều người thiểu năng cận giáp có đáp ứng với bất cứ dạng nào của vitamin D. Calcitriol có thể là thuốc được lựa chọn để điều trị tạm thời hạ calci máu trong khi chờ một dạng vitamin D tác dụng chậm đạt hiệu quả.

Calcitriol: Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Uống liều khởi đầu thông thường là 0,25 microgam/ngày; phần lớn người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên cần uống calcitriol với liều 0,5 – 2 microgam/ngày; đa số trẻ em từ 1 – 5 tuổi cần uống calcitriol với liều 0,25 – 0,75 microgam/ngày.

Dihydrotachysterol:

Người lớn: Uống liều khởi đầu 0,75 – 2,5 mg/ngày, trong vài ngày, sau đó uống liều duy trì 0,2 – 1 mg hàng ngày.

Trẻ em: Uống liều khởi đầu 1 – 5 mg/ ngày, trong 4 ngày, sau đó duy trì liều như trên hoặc giảm liều bằng 1/4 liều khởi đầu.

Ergocalciferol:

Người lớn: Uống liều 0,625 – 5 mg/ngày.

Trẻ em: Uống liều 1,25 – 5 mg/ngày.

Loãng xương:

Dihydrotachysterol: Uống 0,6 mg/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.

Ergocalciferol: Uống 25 – 250 microgam/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.

Tương tác thuốc

Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.

Bài viết VITAMIN D đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Etidronate dinatri – Thuốc ức chế tiêu xương và chống tăng canxi máu https://benh.vn/thuoc/etidronat-dinatri/ Mon, 18 Sep 2023 03:02:23 +0000 http://benh2.vn/thuoc/etidronat-dinatri/ Etidronate Dinatri là thuốc chống tăng canxi máu, ức chế tiêu xương và có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh cốt hóa lạc chỗ. Tên chung quốc tế: Etidronic acid. Loại thuốc: Chất ức chế tiêu xương; thuốc chống tăng calci máu. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 200 mg, 400 mg. Didronel […]

Bài viết Etidronate dinatri – Thuốc ức chế tiêu xương và chống tăng canxi máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Etidronate Dinatri là thuốc chống tăng canxi máu, ức chế tiêu xương và có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh cốt hóa lạc chỗ.

Tên chung quốc tế: Etidronic acid.

Loại thuốc: Chất ức chế tiêu xương; thuốc chống tăng calci máu.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén 200 mg, 400 mg.

Didronel PMO: 14 viên nén trắng dinatri etidronat 400 mg; 76 viên hồng sủi bọt calci carbonat 1,25 g (Cacit).

Didronel tiêm truyền tĩnh mạch: Ống tiêm 6 ml dưới dạng dung dịch 5%, chứa 300 mg etidronat dinatri. Pha loãng trước khi dùng.

Etidronate-acid

Cơ chế tác dụng

Etidronat dinatri là một diphosphonat tổng hợp, tương tự như pyrophosphat là chất ức chế chuyển hóa xương có trong tự nhiên. Khác với pyrophosphat, etidronat dinatri không bị enzym thủy phân.

Xương là vị trí tác động chính của etidronat dinatri. Tác dụng dược lý chủ yếu của thuốc là làm giảm tiêu xương bình thường và bất thường. Vì sự tạo xương thường đi đôi với tiêu xương, nên sự tạo xương và sự quay vòng của xương giảm.

Chưa biết rõ cơ chế tác dụng của etidronat dinatri trong điều trị bệnh xương Paget và trong dự phòng cốt hóa lạc chỗ. Các nghiên cứu hóa học và in vitro cho thấy thuốc hấp phụ vào các tinh thể hydroxyapatit, và do đó ức chế những tinh thể này phát triển và hòa tan. Về lý thuyết, chính tác dụng này làm chậm tái tạo quá mức xương trong bệnh xương Paget và ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tạo xương lạc chỗ trong suốt giai đoạn hoạt động. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm rõ rệt số lượng hủy cốt bào và có tác dụng trực tiếp trên tế bào xương. Cơ chế tác dụng chống tiêu xương của etidronat dinatri bao gồm cả hai tác dụng trực tiếp trên các tinh thể hydroxyapatit và tế bào tiêu xương. Ở người bệnh xương Paget, etidronat dinatri làm giảm tốc độ quay vòng của xương.

Cơ chế tác dụng chính của etidronat dinatri trong điều trị chứng tăng calci máu gặp trong ung thư là làm giảm sự tiêu xương bất thường. Thuốc không thể hiện tác dụng trực tiếp chống ung thư.

Các thử nghiệm có đối chứng gần đây, dùng etidronat dinatri ở phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh, cho thấy điều trị làm tăng vừa phải khối xương đốt sống, và ở những người bị nặng, thuốc có thể phòng chống gẫy nén đốt sống. Trong trường hợp này, etidronat dinatri được dùng theo chu kỳ, 2 tuần mỗi tháng, trong 3 năm, để tránh khuyết tật ngấm khoáng nếu điều trị liên tục.

Dược động học

Hấp thu qua đường uống của etidronat dinatri thay đổi và phụ thuộc vào liều. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa. Sau khi uống, từ 1 đến 6% liều etidronat dinatri được hấp thu. Thuốc không chuyển hóa. Etidronat dinatri nhanh chóng được loại khỏi máu và có nửa đời trong huyết tương khoảng 6 giờ. Khoảng 50% liều thuốc đào thải ra nước tiểu trong vòng 24 giờ; phần còn lại hấp phụ ở xương rồi đào thải từ từ. Nửa đời của etidronat dinatri trong xương vượt quá 90 ngày. Lượng etidronat dinatri không được hấp thu sẽ được thải qua phân.

Sau khi truyền tĩnh mạch liều duy nhất 15 mg etidronat dinatri ở người lớn khỏe mạnh, phần lớn của liều tiêm truyền đào thải nhanh qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Thời gian lưu trung bình của thuốc trong khu vực trao đổi khoảng 8,7 giờ (từ 6,9 – 10 giờ) và nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 6 giờ (từ 4,8 – 6,9 giờ).

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Etidronate Dinatri

Thuốc Etidronate Dinatri có chỉ định trong tăng canxi máu và dự tròng bệnh cốt hóa lạc chỗ. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với thuốc.

Chỉ định thuốc Etidronate Dinatri

Ðiều trị bệnh xương Paget.

Dự phòng và điều trị cốt hóa lạc chỗ.

Ðiều trị tăng calci máu gặp trong ung thư.

Chống chỉ định thuốc Etidronate Dinatri

Quá mẫn với etidronat dinatri; nhuyễn xương. Không dùng etidronat dinatri đường tĩnh mạch cho người bệnh có nồng độ creatinin huyết thanh từ 5 mg/decilit trở lên.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Etidronate Dinatri

Người bệnh cần được dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là calci và vitamin D. Phải tạm dừng điều trị cho một số người bệnh bị viêm ruột vì có thể gây ỉa chảy, nhất là khi dùng liều cao.

Vì etidronat dinatri bài tiết qua thận, nên cần thận trọng khi dùng cho người bị suy thận. Chỉ được dùng etidronat dinatri đường tĩnh mạch cho người bệnh có nồng độ creatinin huyết thanh 2,5 – 4,9 mg/decilit, sau khi đã đánh giá cẩn thận tình trạng thận và/hoặc lợi ích của điều trị tăng calci máu vượt trội đáng kể so với nguy cơ có thể làm xấu đi chức năng thận.

Tính an toàn và hiệu quả của etidronat dinatri uống hoặc truyền tĩnh mạch cho trẻ em chưa được xác định. Etidronat dinatri đã được sử dụng cho trẻ em để dự phòng cốt hóa lạc chỗ hoặc vôi hóa mô mềm với liều người lớn điều chỉnh theo thể trọng. Tuy nhiên, đã có thông báo (không thường xuyên) về hội chứng còi xương ở trẻ em uống etidronat dinatri với liều 10 mg/kg/ngày trong khoảng 1 năm hoặc lâu hơn. Những biến đổi X – quang ở đầu xương kết hợp với chậm cốt hóa của xương và sụn cùng các triệu chứng đôi khi kèm theo đều hồi phục sau khi ngừng thuốc ở những trẻ em này.

Sử dụng thuốc Etidronate Dinatri thời kỳ mang thai

Thông qua tác dụng trên cân bằng calci nội môi và chuyển hóa xương, etidronat dinatri có thể gây tổn hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong các nghiên cứu trên động vật, đã thấy những trường hợp tạo xương không hoàn chỉnh. Không loại trừ tình trạng này cũng có thể xảy ra ở người. Do đó, không được dùng etidronat dinatri trong thời gian mang thai.

Sử dụng thuốc Etidronate Dinatri thời kỳ cho con bú

Không biết rõ etidronat dinatri có bài xuất vào sữa mẹ hay không. Phải thận trọng khi dùng thuốc này cho người đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là buồn nôn và ỉa chảy, nhưng chủ yếu là do liều cao.

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.

ÍT gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Da: Phù mạch, mày đay, ban da nang và nốt sần, ngứa.

Khác: Tăng nguy cơ gẫy xương ở người bệnh xương Paget, nếu điều trị dài hạn với liều cao.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Chung: Hói đầu, dị cảm, nhức đầu. Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm cả 3 dòng tế bào máu. Tiêu hóa: Loét thủng dạ dày, viêm dạ dày. Da: Ban đỏ đa dạng. Hô hấp: Hen nặng thêm, viêm lưỡi. Cơ – xương: Ðau khớp. Thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên. Tâm thần: Lú lẫn.

Chú giải về ADR: Etidronat dinatri liều cao ảnh hưởng đến sự ngấm khoáng và ở người bệnh xương Paget, có thể dẫn đến tăng nguy cơ gẫy xương. Ðiều này đã thấy khi dùng liều trên 20 mg/kg trong hơn 3 tháng. Với người bệnh gẫy xương, việc điều trị phải ngừng trong suốt thời gian xương đang liền.

Bài viết Etidronate dinatri – Thuốc ức chế tiêu xương và chống tăng canxi máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Celebrex- Thuốc chống viêm giảm đau thế hệ mới https://benh.vn/thuoc/celebrex/ Wed, 03 May 2023 03:11:08 +0000 http://benh2.vn/thuoc/celebrex/ Celebrex là một thuốc kháng viêm không steroid thế hệ mới có tác động kháng viêm, hạ sốt và giảm đau do ức chế chọn lọc enzym cyclooxygenase-2 (COX-2), không ức chế cyclooxygenase-1 (COX-1) nên không gây ảnh hưởng tới dạ dày. Celebrex làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm […]

Bài viết Celebrex- Thuốc chống viêm giảm đau thế hệ mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Celebrex là một thuốc kháng viêm không steroid thế hệ mới có tác động kháng viêm, hạ sốt và giảm đau do ức chế chọn lọc enzym cyclooxygenase-2 (COX-2), không ức chế cyclooxygenase-1 (COX-1) nên không gây ảnh hưởng tới dạ dày. Celebrex làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, giảm số lượng polyp tuyến ở đại tràng.

Thành phần thuốc Celebrex

Viên nang 100 mg : vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ, 6 vỉ hay 10 vỉ,

Cho 1 viên: Celecoxib 100 mg

Viên nang 200 mg : vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ, 6 vỉ hay 10 vỉ

Cho 1 viên: Celecoxib 200 mg

Dược lực học và dược động học của Celecoxib trong Celebrex

Celecoxib trong thuốc Celebrex là một thuốc chống viêm giảm đau hết hệ mới chỉ ức chế chọn lọc trên COX-2 nên giảm bớt nguy cơ loét dạ dày khi sử dụng so với các loại thuốc chống viêm giảm đau thế hệ cũ.

Dược lực học thuốc Celebrex

Celebrex là một thuốc kháng viêm không steroid có tác động kháng viêm, hạ sốt và giảm đau trên các mô hình thử nghiệm ở động vật. Cơ chế tác động của Celebrex là do ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chủ yếu do ức chế enzym cyclooxygenase-2 (COX-2). Ở nồng độ trị liệu trên người, Celebrex không ức chế enzym cyclooxygenase-1 (COX-1). Trong các mô hình thực nghiệm gây khối u ở ruột kết trên động vật, celecoxib làm giảm tỷ lệ xuất hiện và số lượng các khối u.

Dược động học thuốc Celebrex

Hấp thu thuốc Celebrex

Nồng độ đỉnh trong huyết tương của celecoxib là 705 ng/mL, đạt được sau 2,8 giờ với liều uống duy nhất 200mg. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 11,2 giờ (T1/2) trong trường hợp thuốc được uống khi đói. Các nghiên cứu về sinh khả dụng tuyệt đối vẫn chưa được tiến hành. Thuốc đạt nồng độ ổn định trước hoặc ngay ngày thứ 5 dùng thuốc.

Ảnh hưởng của thức ăn: Celebrex khi được uống trong bữa ăn có nhiều chất béo sẽ kéo dài thêm thời gian đạt được Cmax từ 1 tới 2 giờ và sẽ gia tăng sự hấp thu tổng cộng (AUC) từ 10% tới 20%. Có sự gia tăng thấp hơn sự gia tăng theo tỷ lệ tuyến tính đối với Cmax và AUC nếu thuốc được dùng khi đói với liều trên 200mg. Nguyên nhân là do thuốc có độ hòa tan thấp trong môi trường thân nước.

Sử dụng Celebrex đồng thời với các thuốc antacid có chứa nhôm và magie sẽ làm giảm nồng độ celecoxib trong huyết tương với Cmax giảm 37% và AUC giảm 10%. Ở liều 200 mg x 2 lần/ngày, Celebrex có thể được uống mà không cần phải quan tâm đến thời gian ăn. Ở liều cao hơn 400 mg x 2 lần/ngày, Celebrex nên được uống khi ăn để cải thiện sự hấp thu.

Phân bố thuốc Celebrex

Ở người khỏe mạnh với khoảng liều dùng được khuyến cáo trên lâm sàng, celecoxib liên kết với protein huyết tương khoảng 97%. Ở nồng độ thuốc ổn định, thể tích phân bố biểu kiến khoảng 400 L (Vss/F), gợi ý sự phân bố rộng rải của thuốc trong các mô.

Chuyển hóa thuốc Celebrex

Celecoxib được chuyển hóa chủ yếu qua trung gian cytocrom P450 2C9. Các chất chuyển hóa không có tác động ức chế COX-1 hoặc COX-2.

Bài tiết thuốc Celebrex

Celecoxib được đào thải chủ yếu bởi chuyển hóa qua gan với tỷ lệ thuốc không bị biến đổi được tìm thấy trong phân và nước tiểu là dưới 3%. Sau khi uống liều duy nhất 200 mg, khoảng 57% liều dùng được bài tiết qua phân và 27% được bài tiết qua nước tiểu. Chất chuyển hóa chính trong nước tiểu và phân là chất chuyển hóa có gốc acid carboxylic (73% liều dùng).

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Celebrex

Thuốc Celebrex được chỉ định trong nhiều trường hợp viêm, thoái hóa khớp và chống chỉ định với người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Chỉ định thuốc Celebrex

Celebrex được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thoái hóa khớp: Celebrex làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp.

Viêm khớp dạng thấp ở người lớn: Celebrex làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Trị liệu bổ sung trong polyp tuyến trong gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP): Celebrex làm giảm số lượng polip tuyến trong gia đình ở ruột kết. Tuy nhiên, thuốc vẫn chưa được biết là có lợi trên lâm sàng hay không từ tác động trên cũng như hiệu quả của thuốc vẫn còn duy trì hay không sau khi ngưng dùng thuốc. Hiệu quả và tính an toàn của thuốc trên bệnh nhân FAP sau 6 tháng dùng thuốc vẫn chưa được nghiên cứu.

Chống chỉ định thuốc Celebrex

Celebrex được chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với celecoxib.

Celebrex không nên được kê đơn ở những bệnh nhân dị ứng với các sulfonamid.

Celebrex không nên được kê đơn ở những bệnh nhân hen, nổi mày đay, hay dị ứng với aspirin hoặc các thuốc NSAIDs khác.

Liều lượng và cách dùng thuốc Celebrex

Thoái hóa khớp: liều duy nhất 200mg/ngày hoặc 100mg x 2 lần/ngày.

Viêm khớp dạng thấp: 100-200 mg x 2 lần/ngày.

FAP: 400 mg x 2 lần/ngày, uống trong khi ăn.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng thuốc Celebrex

Thuốc Celebrex tương đối an toàn, tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn nên cần phải sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc và thận trọng khi dùng.

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Celebrex

Kết quả của một cuộc thử nghiệm lâm sàng có đối chứng được tiến hành trên 5285 bệnh nhân dùng Celebrex liều hàng ngày 200 mg hoặc cao hơn với thời gian dùng thuốc từ 1 tới 6 tháng cho thấy chỉ có 2 bệnh nhân (tỷ lệ 0,04%) bị chảy máu đường tiêu hóa sau khi dùng thuốc từ 14 đến 22 ngày. Vì vậy để giảm thiểu nguy cơ trên đường tiêu hóa, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Thận trọng lúc dùng thuốc Celebrex

Suy gan: liều khuyến cáo hàng ngày của Celebrex nên giảm khoảng 50% ở bệnh nhân suy gan trung bình. Thuốc chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan nặng. Vì vậy Celebrex được khuyến cáo là không nên sử dụng ở bệnh nhân suy gan nặng.

Suy thận: ở bệnh nhân suy thận mãn (GFR 35-60 mL/phút), AUC giảm khoảng 40% so với người có chức năng thận bình thường. Không có mối liên quan nào có ý nghĩa được tìm thấy giữa GFR và sự thanh thải celecoxib. Thuốc chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân suy thận nặng.

Celebrex nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân phù, hen và tiền sử bị hen.

Người cao tuổi: Việc điều chỉnh liều dùng ở người cao tuổi nói chung không cần thiết. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân cao tuổi dưới 50 kg nên bắt đầu với liều thấp nhất.

Trẻ em: Celebrex chưa được khảo sát ở bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Lưu ý khi dùng thuốc Celebrex cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai và cho con bú muốn sử dụng thuốc Celebrex cần đặc biệt lưu ý các thông tin sau.

Sử dụng thuốc Celebrex phụ nữ có thai

Tránh dùng Celebrex cho phụ nữ cuối thai kỳ vì có thể gây tắc ống động mạch của thai nhi. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.

Sử dụng thuốc Celebrex cho phụ nữ nuôi con bú

Celebrex hiện nay chưa được biết là có tiết qua sữa mẹ hay không. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và phải ngưng cho con bú nếu dùng.

Tương tác thuốc và tác dụng ngoại ý của thuốc Celebrex

Thuốc Celebrex có tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, huốc chống nấm… nên cần thận trọng khi sử dụng. Thuốc Celebrex cũng có thể gây tác dụng ngoại ý cần thận trọng khi dùng.

Tương tác thuốc Celebrex

Celebrex có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế men chuyển.

Fluconazole làm tăng nồng độ của celecoxib trong huyết tương gấp hai lần. Vì vậy Celebrex nên được kê đơn với liều thấp nhất ở bệnh nhân đang dùng fluconazole.

Các kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy celecoxib không gây ung thư, đột biến gen và không làm suy giảm khả năng thụ tinh ở liều dùng được khuyến cáo trên người.

Tác dụng ngoại ý thuốc Celebrex

Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, đầy hơi, đau lưng, phù ngoại vi, chóng mặt, nhức đầu, ban da, mất ngủ.

Bảo quản

Nhiệt độ phòng, không quá 30°C.

Bài viết Celebrex- Thuốc chống viêm giảm đau thế hệ mới đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
AB EXTRA BONE – Care https://benh.vn/thuoc/ab-extra-bone-care-australia/ https://benh.vn/thuoc/ab-extra-bone-care-australia/#comments Sat, 02 Jul 2022 03:11:54 +0000 http://benh2.vn/thuoc/ab-extra-bone-care-australia/ Thành phần Mỗi viên nén có chứa Tổng lượng Calcium: 250.16mg Calcium amino acid chelate (Hàm lượng Calcium tương đương: 50mg) 250mg Calcium phosphate (Hàm lượng Calcium tương đương: 133.73mg) 345mg Calcium citrate (Hàm lượng Calcium tương đương: 66.43mg) 315.20mg Tổng lượng Magnesium: 119.58mg Magnesium oxide heavy (Hàm lượng Magnesium tương đương: 105.53mg) 175mg Magnesium phosphate (Hàm lượng Magnesium tương đương: 14.05mg) 68mg Zinc amino acid chelate (Hàm […]

Bài viết AB EXTRA BONE – Care đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thành phần

Mỗi viên nén có chứa

Tổng lượng Calcium: 250.16mg

  • Calcium amino acid chelate (Hàm lượng Calcium tương đương: 50mg) 250mg
  • Calcium phosphate (Hàm lượng Calcium tương đương: 133.73mg) 345mg
  • Calcium citrate (Hàm lượng Calcium tương đương: 66.43mg) 315.20mg

Tổng lượng Magnesium: 119.58mg

  • Magnesium oxide heavy (Hàm lượng Magnesium tương đương: 105.53mg) 175mg
  • Magnesium phosphate (Hàm lượng Magnesium tương đương: 14.05mg) 68mg
  • Zinc amino acid chelate (Hàm lượng Zinc tương đương: 2.0mg) 10mg
  • Manganese amino acid chelate (Hàm lượng Manganese tương đương 1.5mg) 15mg
  • Ascorbic acid (Vitamin C) 74.75mg
  • Cholecalciferol (Vitamin D) 2.0mcg
  • Folic acid (Vitamin B9) 140mcg

Chỉ định

Các muối khoáng và amino acid chelates có độ hấp thu cao giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thiếu hụt canxi.

Được bào chế để làm cho xương chắc khoẻ và hỗ trợ mô

Có lợi cho việc phát triển xương ở trẻ em, người trưởng thành và phụ nữ đang ở giai đoạn trước, trong và sau khi mãn kinh

Giúp duy trì máu bình thường.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân cần bổ sung Canxi, phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ mang thai.

Liều lượng và cách dùng

  • Người lớn (bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú): 1 viên/lần, 3 lần/ngày, uống trong khi ăn.
  • Trẻ em > 2 tuổi: uống ½ viên – 2 viên/ngày.
  • Trẻ 1-2 tuổi: uống ¼ viên/ngày, nghiền thuốc thành dạng bột hoặc trộn với thức ăn của trẻ.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy chức năng thận nặng, tăng nồng độ canxi trong máu và nước tiểu.

Lưu ý: Vitamin chỉ có tác dụng hỗ trợ nếu bổ sung Vitamin qua chế độ ăn không đầy đủ.

Đóng gói: Hộp 60 viên nén (6 vỉ x 10 viên nén)

Xuất xứ: Australia

Nhà sản xuất: Sphere Healthcare Pty., Ltd

Số đăng ký: VN-2883-07

Thông tin liên hệ nhà phân phối tại Việt Nam:

Văn phòng đại diện Max Biocare Pty., Ltd. tại Hà nội

Phòng 2503, tầng 25, tòa nhà M3-M4, khu A, 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 84.4262752438 / 84.4262752439             Fax: 84.462752437

Công ty TNHH TM Dược Phẩm Phương Linh

Số 58, nhà E, Khu đô thị Đại Kim, phường Định Công, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, Việt nam

Tel: 84.4235401168                                Fax: 84.435401167

  • Tìm hiểu thêm về bệnh loãng xương
  • Bài viết AB EXTRA BONE – Care đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]> https://benh.vn/thuoc/ab-extra-bone-care-australia/feed/ 1 Thuốc Myonal https://benh.vn/thuoc/myonal/ Wed, 25 Aug 2021 03:08:35 +0000 http://benh2.vn/thuoc/myonal/ Myonal là thuốc giãn cơ. Thuốc tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và tạo ra sự giãn cơ vân nhờ làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào đó, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng sự tuần hoàn. […]

    Bài viết Thuốc Myonal đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Myonal là thuốc giãn cơ. Thuốc tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và tạo ra sự giãn cơ vân nhờ làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào đó, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng sự tuần hoàn.

    Myonal_thuoc

    Thành phần và quy cách đóng gói thuốc Myonal

    Cho 1 viên: Eperisone hydrochloride   50 mg

    Quy cách đóng gói: Viên nén 50 mg: vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ.

    Dược lực và dược động học thuốc Myonal

    Myonal làm tăng cả sự giãn cơ vân và tính giãn mạch. Do sự tác động của thuốc lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu. Myonal có hiệu quả điều trị ổn định trong việc cải thiện các triệu chứng khác nhau có liên quan đến sự tăng trương lực cơ, nhờ cắt đứt các vòng xoắn bệnh lý của sự co thắt cơ vân.

    Myonal tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và tạo sự giãn cơ vân. Cơ chế: làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào đó, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng sự tuần hoàn. Do đó, Myonal cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, mà trong đó sự co cơ khởi phát sự rối loạn của dòng máu, sau đó gây đau và dẫn tới trương lực cơ gia tăng hơn nữa.

    Myonal được chứng minh là có hiệu quả lâm sàng trong cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ. Ví dụ: sự co cứng của vai, đau đốt sống cổ, sự co cơ kiểu nhức đầu, hoa mắt, đau thắt lưng và sự co cứng các đầu chi – có thể đi kèm với bệnh lý não tủy, hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và thắt lưng.

    Dược lý học thuốc Myonal

    Giãn cơ vân

    • Ức chế sự co cứng cơ tạo ra do thực nghiệm
    • Eperisone hydrochloride cho thấy một hiệu quả ức chế phụ thuộc vào liều trên sự co cứng mất não do cắt ngang phần củ não (co cứng gamma) và sự co cứng mất não do thiếu máu cục bộ (co cứng a) ở mèo và chuột.

    Làm giảm phản xạ tủy

    • Eperisone hydrochloride làm giảm điện thế đơn và đa synap, được tạo ra do kích thích rễ thần kinh ly tâm tủy sống ở mèo. Tác dụng này phụ thuộc vào liều.

    Giảm sự nhạy cảm của thoi cơ

    • Eperisone hydrochloride ức chế hoạt động của sợi thần kinh hướng tâm từ thoi cơ sau khi uống thuốc 20 phút. Eperisone hydrochloride ức chế sự phóng thích điện tự ý của các nơron vận động gamma, nhưng không tác động trực tiếp lên thoi cơ của động vật. Vì vậy, Eperisone hydrochloride làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua các nơron vận động gamma.

    Làm tăng lưu lượng máu

    • Tác động giãn mạch: Eperisone hydrochloride làm tăng các tác dụng hủy giao cảm cơ và đối kháng Ca2+ trên cơ trơn mạch máu trong giãn mạch.
    • Làm tăng lưu lượng máu: Eperisone hydrochloride làm tăng thể tích dòng máu ở da, cơ, động mạch cảnh ngoài, động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống.

    Tác dụng giảm đau và ức chế phản xạ đau

    • Ở chuột, Eperisone hydrochloride có tác dụng ức chế phản xạ đau – khi kẹp vào đuôi chuột – và trung hòa chất P, có lẽ là một trong những chất trung gian thần kinh liên quan đến sự truyền cảm giác đau trong thân tủy sống.

    Tạo sự dễ dàng trong vận động tự ý

    • Myonal được dùng điều trị liệt cứng ở những bệnh nhân lụt não, làm cải thiện những đường cong lực quay Cybex và những biểu đồ cơ. Myonal làm các vận động chủ động được dễ dàng, như sự duỗi và gấp các chi, mà không làm giảm sức cơ.

    Dược động học

    Eperisone hydrochloride được sử dụng đường uống ở người lớn khỏe mạnh với liều 150 mg/ngày, liên tục 14 ngày. Vào ngày thứ 1, 8 và 14, thời gian trung bình dẫn tới nồng độ tối đa nằm trong khoảng từ 1,6 đến 1,9 giờ.

    Nồng độ tối đa trung bình là 7,5 đến 7,9 ng/ml. Thời gian bán hủy trung bình là 1,6 đến 1,8 giờ và AUC là 19,7 đến 21,1 ng.giờ/ml. Những thông số này đo vào ngày thứ 8 và 14 không thay đổi đáng kể so với ngày đầu tiên.

    Hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ

    Khi 14C-Eperisone hydrochloride (Eperisone hydrochloride được đánh dấu phóng xạ 14C) được sử dụng bằng đường uống cho chuột với liều 50 mg/kg, hầu hết lượng thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa và nồng độ Eperisone hydrochloride ở dưới dạng không đổi trong huyết tương thấp. Điều này gợi ý rằng hiệu quả hấp thu đầu tiên (first-pass) tương đối cao. Sau 30 phút, nồng độ 14C trong não, tủy sống, thần kinh đùi và cơ xấp xỉ nồng độ trong máu.

    5 ngày đầu tiên sau khi uống, 98% thuốc được thải trừ, 77% từ nước tiểu, 21% từ phân. Vào thời điểm 24 giờ sau khi uống, 43% phóng xạ đã được bài tiết theo mật. Phát hiện này cho thấy Eperisone hydrochloride tham gia vào chu trình ruột – gan. Điều đó đã được thấy ở chuột, chuột lang và chó săn. Eperisone hydrochloride được chuyển hóa thông qua sự hydrate hóa các carboxylate, một chất chuyển hóa không hoạt động.

    Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Myonal

    Thuốc Myonal có chỉ định cho các trường hợp bệnh lý liên quan tới tăng trương lực cơ và chống chỉ định cho một số đối tượng mẫn cảm với thuốc.

    Chỉ định thuốc Myonal

    Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến những bệnh sau: hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và thắt lưng.

    Liệt cứng liên quan đến những bệnh sau: bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.

    Liều lượng và cách dùng thuốc Myonal

    Thông thường đối với người lớn, uống 3 viên/ngày, chia làm 3 lần sau mỗi bữa ăn. Liều lượng nên được điều chỉnh theo tuổi của bệnh nhân và mức độ trầm trọng của triệu chứng.

    Chống chỉ định thuốc Myonal

    Thuốc Myonal chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của MYONAL.

    Thận trọng lúc dùng

    Yếu sức, chóng mặt hay buồn ngủ có thể xảy ra khi dùng thuốc. Ngưng dùng hay giảm liều khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng đó. Bệnh nhân dùng thuốc không nên lái xe hay điều khiển máy móc.

    Những bệnh nhân sau đây yêu cầu cẩn thận khi dùng thuốc: bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

    Dùng Myonal cho phụ nữ có thai

    Sự an toàn của Myonal trong suốt thai kỳ chưa được biết rõ. Thuốc này chỉ nên sử dụng cho những bệnh nhân mang thai hoặc phụ nữ nghi ngờ có thai, nếu kết quả điều trị mong đợi có giá trị hơn bất kỳ một nguy cơ nào có thể có.

    Dùng Myonal cho phụ nữ đang cho con bú

    Myonal không được khuyến cáo sử dụng ở những phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần thiết phải dùng thuốc, bệnh nhân nên ngưng cho con bú.

    Tương tác thuốc và tác dụng ngoại ý của thuốc

    Thuốc Myonal có một số tác dụng ngoại ý và tương tác cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

    Tương tác thuốc Myonal

    Một báo cáo cho thấy có tình trạng rối loạn điều tiết mắt sau khi dùng đồng thời với methocarbamol.

    Tác dụng ngoại ý

    Tác dụng ngoại ý ít khi xảy ra:

    • Rối loạn chức năng gan, thận, số lượng hồng cầu hay giá trị hemoglobine bất thường. Nên theo dõi các chức năng trên hoặc thực hiện các xét nghiệm huyết học. Ngưng thuốc khi có dấu hiệu bất thường.
    • Khác: phát ban, mất ngủ, nhức đầu, buồn ngủ, cảm giác co cứng/tê cứng, run đầu chi. Các triệu chứng dạ dày-ruột như buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng,…

    Bản quản thuốc Myonal

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh ẩm ướt sau khi đã mở bao bì đóng gói

    Sản phẩm của EISAI Pharmaceutical – Nhật Bản

    Giá bán của thuốc Myonal năm nay: Thuốc Myonal là thuốc kê đơn tức là chỉ sử dụng theo đơn của bác sỹ, thuốc có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá bán tham khảo 130,000 đ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

    Bài viết Thuốc Myonal đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Aquadetrim – Vitamin D3 dạng nhỏ giọt chia liều https://benh.vn/thuoc/aquadetrim-vitamin-d3-dang-nho-giot-chia-lieu/ https://benh.vn/thuoc/aquadetrim-vitamin-d3-dang-nho-giot-chia-lieu/#respond Mon, 07 Jun 2021 03:25:38 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=80679 Aquadetrim là thuốc Vitamin D3 dạng nhỏ giọt, mỗi lọ 10ml. Đây là một loại thuốc bổ sung Vitamin D3 cho trẻ rất phổ biến tại Việt Nam để dự phòng và điều trị còi xương, thiếu Vitamin D, thiếu Canxi… và có giá thành vừa phải. Thuốc Aquadetrim của Medana Pharma SA, Ba Lan. […]

    Bài viết Aquadetrim – Vitamin D3 dạng nhỏ giọt chia liều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Aquadetrim là thuốc Vitamin D3 dạng nhỏ giọt, mỗi lọ 10ml. Đây là một loại thuốc bổ sung Vitamin D3 cho trẻ rất phổ biến tại Việt Nam để dự phòng và điều trị còi xương, thiếu Vitamin D, thiếu Canxi… và có giá thành vừa phải. Thuốc Aquadetrim của Medana Pharma SA, Ba Lan.

    Aquadetrim_Vitamin_d3_nho_giot

    Thành phần và dạng đăng ký thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Mỗi lọ Aquadetrim có chứa: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml tương đương 30 giọt).

    Sản phẩm Aquadetrim đăng ký dạng thuốc không kê đơn tại Việt Nam.

    Dược lực và dược động học của Vitamin D3 trong Aquadetrim

    Aquadetrim có thành phần chính là Vitamin D3, dược lực và dược động học của Aquadetrim đặc trưng bởi thành phần dược chất Vitamin D3 như sau.

    Dược lực Aquadetrim – Vitamin D3

    Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.

    Dược động học Aquadetrim – Vitamin D3

    • Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
    • Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.
    • Chuyển hoá: trong cơ thể, vitamin D3 chuyển hoá ở gan và thận tạo ra chất chuyển hoá có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
    • Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.

    Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Thuốc Aquadetrim có chỉ định cho những người gặp vấn đề về còi xương, thiếu Vitamin D, thiếu Canxi và chống chỉ định cho những người dư thừa Canxi, rối loạn canxi huyết…

    Chỉ định Aquadetrim – Vitamin D3

    Thuốc Aquadetrim được chỉ định trong dự phòng và điều trị:

    •  Bệnh còi xương, thiếu vitamin D, thiếu canxi máu dẫn đến co cứng.
    • Bệnh nhuyễn xương
    • Các bệnh về xương do chuyển hóa nguyên phát (như bệnh giảm năng cận giáp hay giả giảm năng cận giáp).
    • Hỗ trợ cải thiện trong bệnh loãng xương, dự phòng trong các điều kiện hấp thu kém.

    Chống chỉ định Aquadetrim – Vitamin D3

    Aquadetrim chống chỉ định cho người bị bệnh rối loạn thừa canxi, suy thận, mức canxi trong máu và nước tiểu cao, bệnh sarcoid, sỏi canxi thận.

    Người mẫn cảm thành phần của thuốc.

    Liều dùng và cách dùng thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Sử dụng Aquadetrim cần lưu ý cách dùng để đảm bảo khả năng hấp thu tốt nhất đủ liều lượng. Đối với từng bệnh lý, liều lượng dùng có thể điều chỉnh theo hướng dẫn của thầy thuốc.

    Cách dùng Aquadetrim – Vitamin D3

    Nên pha với nước rồi uống. Một giọt Aquadetrim Vitamin D3 chứa 500 UI (đơn vị quốc tế) vitamin D3.

    Để sử dụng liều dùng chính xác, cần để lọ nghiêng 450 khi rót đong chế phẩm khỏi lọ.

    Sử dụng sau bữa ăn có dầu mỡ sẽ giúp hấp thu tốt hơn.

    Liều dùng Aquadetrim – Vitamin D3

    Bệnh nhân cần sử dụng chính xác thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp không có chỉ định cụ thể thì liều lượng thường dùng là:

    Điều trị dự phòng bệnh còi xương cho trẻ em: ngày 1 giọt.

    Liều dùng Aquadetrim điều trị bệnh:

    • Liều điều trị 1.000 IU/ngày, trong 3 – 4 tuần, có thể tăng lên 3.000 – 4.000 IU trong sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc kèm kiểm tra định kỳ nước tiểu. Với các trường hợp biến dạng xương rõ ràng mới áp dụng liều 4.000 IU.
    • Nếu có nhu cầu cần điều trị tiếp, sau khi ngừng lần điều trị trước một tuần có thể lập lại liệu trình điều trị, chuyển sang dùng liều dự phòng 1 giọt/ngày khi đã có những kết quả điều trị cụ thể,.

    Liều dùng Aquadetrim điều trị dự phòng:

    • Trẻ sơ sinh sinh đủ tháng từ 3 – 4 tuần tuổi, thời gian được ra ngoài trời nhiều, điều kiện sống tốt, trẻ nhỏ 2 – 3 tuổi: 500-1000 IU (1 – 2 giọt) mỗi ngày.
    • Trẻ sinh non từ 7 – 10 ngày tuổi, trẻ có điều kiện sống khó khăn, sinh đôi,: 1000-1500 IU (2 – 3 giọt)/ngày.

    Aquadetrim – Vitamin D3 – Thận trọng khi sử dụng và lưu ý khi dùng cho Phụ nữ có thai, cho con bú

    Sản phẩm sử dụng cần thận trọng tránh quá liều và lưu ý khi dùng cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú.

    Aquadetrim cho phụ nữ có thai, cho con bú

    • Mang thai: không được dùng liều cao vitamin do gây quái thai với khả năng khá nhiều.
    • Thận trọng với phụ nữ cho con bú vì có thể dẫn đến triệu chứng quá liều cho trẻ nhỏ khi dùng liều cao.

    Aquadetrim – Thận trọng khi sử dụng

    • Cần tránh dùng quá liều.
    • Trong một số trường hợp cá biệt khi dùng Aquadetrim Vitamin D3 cần phải tránh sử dụng các sản phẩm khác chứa vitamin D3. Do có thể dẫn đến rối loạn thừa canxi D3 nếu dùng liều sốc hoặc liều quá cao trong thời gian dài.
    • Nhu cầu vitamin D cho trẻ em hàng ngày và liều lượng cần phải xác định cho từng cá nhân khác nhau, kiểm tra định kỳ để xác định cho thích hợp, đặc biệt với những tháng đầu của trẻ.
    • Cần thận trọng khi chỉ định Aquadetrim Vitamin D3 cho các bệnh nhân bị bất động.
    • Không dùng liều cao canxi chung với vitamin D3.

    Tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn và quá liều Aquadetrim – Vitamin D3

    Mặc dù là Vitamin bổ sung cho cơ thể nhưng sản phẩm vẫn có thể gây những tác dụng bất lợi nếu dùng không tuân thủ đúng cách, đúng liều. Sản phẩm có tương tác với một số loại thuốc khác làm giảm khả năng hấp thu thuốc, người dùng cần lưu ý.

    Tương tác thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Thuốc chống động kinh, parafin lỏng, rifampicin, cholestyramin, làm giảm hấp thu vitamin D.
    Dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nguy cơ rối loạn thừa canxi.
    Dùng chung với thuốc gây glycosid tim làm tăng nguy cơ gây ngộ độc (loạn nhịp tim).

    Tác dụng không mong muốn thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Khi uống thuốc đúng liều chỉ định thường không xảy ra tác dụng ngoài ý muốn. Trong trường hợp xảy ra mẫn cảm với vitamin D3 hoặc bị rối loạn thừa canxi. thừa canxi thường biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa (nôn và buồn nôn), khô miệng, táo bón, đau đầu, chán ăn, sụt cân, đau khớp, đau cơ, tiểu nhiều, sỏi thận, trầm cảm vận động, trầm cảm, tăng canxi nước tiểu và máu và vôi hóa mô có thể phát triển.

    Thông báo cho bác sĩ điều trị  nếu có bất cứ tác dụng không mong muốn nào.

    Quá liều thuốc Aquadetrim – Vitamin D3

    Hiếm xảy ra các tác hại do ngộ độc cấp, thường chỉ bị khi dùng liều lớn hơn tương đương 100.000 IU/ngày.

    Triệu chứng biểu hiện quá liều như: rối loạn tiêu hóa (nôn và buồn nôn), khô miệng, táo bón, đau đầu, chán ăn, sụt cân, đau khớp, đau cơ, tiểu nhiều, sỏi thận, trầm cảm vận động, trầm cảm, tăng canxi nước tiểu và máu và vôi hóa mô có thể phát triển.Tthường gặp hơn như: đau khớp, đau đầu, đau cơ, trầm cảm, rối loạn mất điều hòa, trầm cảm vận động, sụt cân nhanh và yếu cơ, tiểu đêm,. Có thể xảy ra chức năng thận bị rối loạn kèm tiểu ra hồng cầu và đạm, tăng mất kali, đi tiểu dắt và tăng huyết áp.

    Trong trường hợp nặng có thể xảy ra hiện tượng thắt đĩa thần kinh thị giác, mờ giác mạc, có thể có đục thủy tinh thể và viêm mống mắt. Sỏi thận, vôi hóa cơ tim, vôi hóa thận, phổi, da và mô mạch máu, có thể phát triển. Hiếm khi có vàng da do mật.

    Nếu quá liều thuốc Aquadetrim cần: Ngừng dùng thuốc, thông báo cho bác sỹ, truyền nhiều dịch và có thể đưa đi bệnh viện.

    Bảo quản thuốc Aquadetrim: tránh ánh sáng, nhiệt độ 25oC,.

    Nhà sản xuất: Medana pharma SA – Ba Lan

    Số đăng ký thuốc Aquadetrim ở Việt Nam: VN-21328-18

    Giá bán thuốc Aquadetrim ở Việt Nam hiện nay: 80,000 / lọ 10ml.

    Bài viết Aquadetrim – Vitamin D3 dạng nhỏ giọt chia liều đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    https://benh.vn/thuoc/aquadetrim-vitamin-d3-dang-nho-giot-chia-lieu/feed/ 0
    Jex Max https://benh.vn/thuoc/jex-max/ https://benh.vn/thuoc/jex-max/#respond Fri, 18 Dec 2020 03:20:21 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=60386 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Jex Max với PEPTAN và tinh chất thiên nhiên có hiệu quả trong giảm đau xương khớp, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.   Đặc điểm Những tiến bộ của khoa học hiện đại có thể giúp chúng ta chủ […]

    Bài viết Jex Max đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Jex Max với PEPTAN và tinh chất thiên nhiên có hiệu quả trong giảm đau xương khớp, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.

    jex_max_peptan 

    Đặc điểm

    Những tiến bộ của khoa học hiện đại có thể giúp chúng ta chủ động phòng ngừa, làm chậm diễn tiến bệnh và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả, từ gốc. Trong đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.

    JEX MAX chứa dưỡng chất sinh học thế hệ mới PEPTAN thiên nhiên và các thảo dược quý, giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn, kích thích tế bào tạo xương sản sinh xương mới, đẩy nhanh quá trình phục hồi mô sụn tại các khớp.

    Thành phần

    PEPTAN 200 mg
    Undenatured Type II Collagen 40 mg
    White Willow Bark 15% 250 mg
    Chondroitin Sulfate 90% 100 mg
    Turmeric Extract 8:1 (contains Curcumin) 50 mg
    Alcolec F-100 (Phosphatidylcholine 24%) 20 mg
    Bromelain 2400 GDU 60 GDU
    Gelatin, Magnesium Stearate, Microcrystalline Cellulose vừa đủ 1 viên

    Công dụng

    JEX MAX chứa PEPTAN và các tinh chất quý từ thiên nhiên, giúp giảm đau, tăng cường tái tạo sụn khớp và phần xương dưới sụn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.

    • Hỗ trợ giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính.
    • Hỗ trợ giảm viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
    • Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
    • Giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương.

    Liều và cách dùng

    • Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 01 viên. Uống sau bữa ăn.
    • Có thể uống 03 viên/ ngày trong trường hợp bệnh nặng.
    • Nên dùng thường xuyên.

    Lưu ý: Chỉ sử dụng cho người  trên 18 tuổi

    Giá Jex Max hiện nay

    Jex Max chai 15 viên Nang cứng giá 175,000 đ

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

    Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!

    Bài viết Jex Max đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    https://benh.vn/thuoc/jex-max/feed/ 0
    VOLTAREN – Giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả https://benh.vn/thuoc/voltaren/ Mon, 18 May 2020 03:10:53 +0000 http://benh2.vn/thuoc/voltaren/ Thuốc Voltaren với hoạt chất Diclofenac là một chất không steroid có tác dụng chống thấp khớp, giảm đau, chống viêm và hạ nhiệt. Có nhiều dạng bào chế khác nhau của Voltaren. Thuốc Voltaren có nhiều dạng bào chế khác nhau sử dụng khác nhau Dạng bào chế và thành phần thuốc Voltaren Các […]

    Bài viết VOLTAREN – Giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Thuốc Voltaren với hoạt chất Diclofenac là một chất không steroid có tác dụng chống thấp khớp, giảm đau, chống viêm và hạ nhiệt. Có nhiều dạng bào chế khác nhau của Voltaren.

    Voltaren-sr-100mg-diclofenac
    Thuốc Voltaren có nhiều dạng bào chế khác nhau sử dụng khác nhau

    Dạng bào chế và thành phần thuốc Voltaren

    Các dạng bào chế của thuốc Voltaren

    Viên tan trong ruột 25 mg: hộp 10 viên, 1000 viên.

    Viên tan trong ruột 50 mg: hộp 100 viên, 500 viên.

    Viên phóng thích chậm 75 mg: hộp 100 viên.

    Viên phóng thích chậm 100 mg: hộp 30 viên.

    Dung dịch tiêm bắp 75 mg/3 ml: hộp 50 ống thuốc 3 ml.

    Thành phần của thuốc Voltaren

    Cho 1 viên Diclofenac sodium 25 mg (Lactose, saccharose)

    Cho 1 viên Diclofenac sodium 50 mg (Lactose, saccharose)

    Cho 1 viên phóng thích chậm Diclofenac sodium  75 mg (Saccharose)

    Cho 1 viên phóng thích chậm  Diclofenac sodium 100 mg (Saccharose)

    Cho 1 ống thuốc Diclofenac sodium   75 mg (Alcool benzylique, sulfite)

    voltaren-tiem-bap
    Thuốc Voltaren có dạng tiêm bắp

    Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Voltaren

    Thuốc Voltaren có chỉ định điều trị gì?

    Điều trị dài hạn các triệu chứng trong

    • Thuốc Voltaren được chỉ định điều trị dài hạn trong bệnh viêm thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cứng khớp cột sống hay trong những hội chứng liên kết như hội chứng Fiessiger-Leroy-Reiter và thấp khớp trong bệnh vẩy nến.
    • Bệnh cứng khớp gây đau và tàn phế.

    Điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn cấp tính của

    • Bệnh thấp khớp và tổn thương cấp tính sau chấn thương của hệ vận động như viêm quanh khớp vai cẳng tay, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch, viêm gân bao hoạt dịch.
    • Viêm khớp vi tinh thể.
    • Bệnh khớp.
    • Đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng.
    • Cơn thống phong cấp tính.
    • Hội chứng đau cột sống. Bệnh thấp ngoài khớp.
    • Giảm đau sau mổ.
    • Cơn migrain.
    • Cơn đau quặn thận, quặn mật.
    • Giảm đau sau phẫu thuật hoặc chấn thương như phẫu thuật nha khoa hay chỉnh hình.
    • Các tình trạng đau và/hoặc viêm trong phụ khoa, như đau bụng kinh hay viêm phần phụ. Là thuốc hỗ trợ trong bệnh viêm nhiễm tai, mũi, họng, như viêm họng amiđan, viêm tai. Theo nguyên tắc trị liệu chung, nên áp dụng những biện pháp thích hợp để điều trị bệnh gốc. Sốt đơn thuần không phải là một chỉ định điều trị.

    Chống chỉ định của thuốc Voltaren

    Thuốc Voltaren chống chỉ định cho người loét dạ dày, quá mẫn cảm với hoạt chất. Giống như với tất cả các thuốc kháng viêm không steroid khác, chống chỉ định Voltaren cho bệnh nhân đã biết là bị hen phế quản, nổi mề đay, viêm mũi cấp khi dùng acid acetylsalicylic hoặc các chất ức chế tổng hợp prostaglandine khác.

    Liều lượng và cách dùng thuốc Voltaren

    Cách sử dụng thuốc Voltaren

    Sử dụng thuốc Voltaren cho người lớn, theo đường uống hoặc đường tiêm.

    Uống thuốc trong các bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

    Liều dùng thuốc Voltaren

    Bệnh thấp khớp:

    Liều tấn công: 150 mg/ngày, chia làm 3 lần nếu sử dụng viên tan trong ruột, chia làm 2 lần nếu sử dụng viên phóng thích chậm 75 mg..

    Liều duy trì: 75-100 mg/ngày, chia làm 1-3 lần.

    Đau bụng kinh: 100 mg/ngày, chia làm 2 lần.

    Đường tiêm bắp sâu và chậm: tiêm 1 lần hoặc 2 lần 75 mg/ngày, trong 2 ngày; bổ sung dạng uống 50 mg/ngày, nếu cần thiết. Sau đó, nên điều trị tiếp tục bằng dạng uống

    Trẻ em trên 1 tuổi: 0,5-2 mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 3 lần.

    Thận trọng lúc sử dụng thuốc Voltaren

    Sử dụng thuốc Voltaren cần thận trọng

    • Chỉ dùng Voltaren khi có chỉ định và phải được theo dõi y khoa chặt chẽ ở những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, có tiền sử loét dạ dày, viêm loét kết tràng, bệnh Crohn và bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan.
    • Chảy máu hay loét/thủng dạ dày thường gây hậu quả nặng đặc biệt ở người già, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian điều trị, và không cần phải có các dấu hiệu báo trước hay có tiền sử. Một số hiếm trường hợp xảy ra loét hay xuất huyết tiêu hóa trong thời gian điều trị bằng Voltaren, cần phải ngưng thuốc. Do tính chất quan trọng của prostaglandine trong việc duy trì sự tưới máu ở thận, cần phải đặc biệt thận trọng khi dùng Voltaren ở bệnh nhân bị tổn thương chức năng tim hoặc thận, người già, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu và bệnh nhân bị giảm thể tích dịch ngoại bào cho dù do nguyên nhân gì, ví dụ trong giai đoạn phẫu thuật hoặc sau các phẫu thuật lớn. Do đó cần phải thận trọng theo dõi chức năng thận trong các trường hợp này.
    • Bình thường thì sau khi ngưng điều trị thì tình trạng sẽ ổn định lại như trước.
    • Cũng theo những nguyên tắc chung, cần phải thận trọng khi dùng cho những người cao tuổi.
    • Đặc biệt nên khuyến cáo dùng liều tối thiểu hữu hiệu cho người lớn tuổi và yếu ớt hoặc nhẹ cân.
    • Như với tất cả các thuốc kháng viêm không stéroide, Voltaren có thể gây tăng một hoặc nhiều men gan. Do đó nên thận trọng kiểm tra chức năng gan trong trường hợp dùng thuốc kéo dài.
    • Khi các kết quả kiểm tra chức năng gan cho thấy có sự bất thường dai dẳng hoặc nặng lên, hay khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng của bệnh gan hoặc có các biểu hiện khác (như tăng bạch cầu ưa  osine, phát ban da), cần phải ngưng dùng Voltaren. Viêm gan có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Cần phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan do Voltaren có thể phát động bệnh lý này.
    • Như với tất cả các thuốc kháng viêm không steroid, cần phải kiểm tra công thức máu nếu điều trị kéo dài bằng Voltaren. Như với tất cả các thuốc kháng viêm không steroid, các phản ứng dị ứng kể cả phản vệ/giống phản vệ có thể xảy ra, ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc này lần đầu tiên.

    Lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc Voltaren

    Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc có rối loạn thần kinh trung ương, không được lái xe hay điều khiển máy móc.

    Sử dụng thuốc Voltaren khi mang thai và cho con bú

    Sử dụng Voltaren khi mang thai

    Do thận trọng, không dùng Voltaren đường toàn thân trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

    Không dùng Voltaren đường toàn thân hay bôi ngoài da trong 3 tháng cuối của thai kỳ (do có nguy cơ nhiễm độc tim, phổi và thận trên thai nhi, nguy cơ kéo dài thời gian máu chảy ở mẹ và ở con).

    Sử dụng Voltarel khi cho con bú

    Sau khi uống liều 50 mg trong khoảng thời gian 8 giờ, hoạt chất của Voltaren qua được sữa mẹ với số lượng nhỏ, tuy nhiên không có tác dụng không mong muốn nào được ghi nhận ở trẻ nhũ nhi.

    Tương tác của thuốc Voltaren

    Trường hợp kê toa đồng thời, diclofenac có thể làm tăng nồng độ của lithium và digoxine.

    Nhiều thuốc kháng viêm không steroid có thể ức chế tác động của thuốc lợi tiểu. Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali đôi khi sẽ gây tăng kali huyết, do đó cần phải theo dõi. Dùng đồng thời nhiều thuốc kháng viêm không steroid hoặc glucocorticoid sẽ làm tăng các tác dụng không mong muốn. Mặc dù kết quả của các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng diclofenac không ảnh hưởng lên tác dụng của thuốc kháng đông, một vài báo cáo dùng đồng thời diclofenac và thuốc kháng đông sẽ tăng nguy cơ xuất huyết; do đó cần phải tăng cường theo dõi ở những bệnh nhân này.

    Dược lực học và dược động học thuốc Voltaren

    Dược lực học của thuốc Voltaren

    • Voltaren chứa muối natri diclofenac là một chất không steroid có tác dụng chống thấp khớp, giảm đau, chống viêm và hạ nhiệt.
    • Qua các thử nghiệm, người ta thấy rằng cơ chế tác dụng chủ yếu của diclofenac là gây ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandine. Prostaglandine đóng vai trò chính trong việc gây viêm nhiễm, đau và sốt.
    • Trong bệnh thấp khớp, các đặc tính chống viêm, giảm đau của Voltaren đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng, thuốc có tác dụng giảm đau trong các triệu chứng như: đau khi nghỉ, đau khi di chuyển, co cứng vào buổi sáng, hay trường hợp sưng tấy các khớp, cũng như cải thiện các chức năng của khớp.
    • Trong viêm sau chấn thương và sau phẫu thuật, Voltaren làm giảm nhanh các cơn đau tự phát hay khi vận động, và giảm sưng do viêm và chấn thương.
    • Khi dùng chung với á phiện trong giảm đau sau mổ, Voltaren làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng á phiện.
    • Các khảo sát lâm sàng cũng cho thấy rằng thuốc có tác động giảm đau tốt trong các cơn đau vừa phải và nặng, không do thấp khớp. Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy tác dụng tốt trên đau bụng kinh nguyên phát. Ngoài ra, Voltaren cũng chứng tỏ có tác dụng tốt điều trị các cơn đau nửa đầu. Thuốc tiêm Voltaren đặc biệt thích hợp cho việc điều trị ban đầu các bệnh thấp khớp do viêm và thoái hóa, cũng như trong các tình trạng viêm đau có nguồn gốc không do thấp khớp.
    • Ở những nồng độ tương đương nồng độ đạt ở người, in vitro, Voltaren không ức chế quá trình sinh tổng hợp proteoglycan trong sụn.
    • Voltaren phóng thích chậm SR 75 và 100 làm giảm số lần uống thuốc trong ngày, cải thiện việc tuân thủ liều điều trị của bệnh nhân.
    • Voltaren Emulgel là một thuốc chống viêm và giảm đau có hiệu quả, được sử dụng ngoài da.
    • Thuốc có thành phần hoạt chất tương đương với 1% diclofénac sodique. Dạng bào chế tương tự như một chất kem màu trắng, không gây nhờn. Thuốc thấm nhanh qua da, ngoài ra còn làm dịu nhờ vào thành phần tá dược có nước và alcool.

    Dược động học của thuốc Voltaren

    1. Hấp thu

    • Dạng uống

    Diclofenac ở dạng viên bao tan trong ruột được hấp thu nhanh và hoàn toàn.

    Diclofenac ở dạng viên phóng thích chậm được hấp thu hoàn toàn. Do hoạt chất được phóng thích chậm nên nồng độ tối đa trong huyết tương thấp hơn so với liều lượng dùng nhưng nồng độ diclofenac huyết tương có thể duy trì trong nhiều giờ sau khi uống.

    Sự hấp thu thuốc xảy ra chậm hơn nếu uống Voltaren trong bữa ăn hay sau bữa ăn so với uống lúc đói nhưng không ảnh hưởng gì đến lượng hoạt chất hấp thu.

    • Dạng tiêm

    Nồng độ tối đa trong huyết tương trung bình là 2,5 mg/ml (8 mmol/l) đạt được khoảng 20 phút sau khi tiêm bắp 75 mg diclofenac. Nồng độ trong huyết tương có liên quan tuyến tính với liều dùng.

    2. Phân phối

    • Dạng uống

    Nồng độ tối đa trong huyết tương trung bình là 1,5 mg/ml (5 mmol/l), đạt được khoảng 2 giờ sau khi uống viên bao 50 mg. Các nồng độ trong huyết tương có liên quan tuyến tính với liều dùng.

    Nồng độ trung bình trong huyết tương lần lượt là 0,4 mg/ml (1,25 mmol/l) hay 0,43 g/ml (1,35 mol) đạt được trung bình khoảng 5 giờ sau khi uống 1 viên Voltaren SR 75 mg hay 1 viên Voltaren SR 100 mg

    Nồng độ trong huyết tương đo được ở trẻ em nhận liều tương đương (tính theo mg/kg thể trọng) tương tự các giá trị đo được ở người lớn.

    Dược động học của thuốc không bị biến đổi khi dùng các liều lặp lại. Không có hiện tượng tích lũy thuốc nếu tuân theo khoảng cách dùng thuốc.

    Diclofenac liên kết với protein huyết tương 99,7%, chủ yếu là với albumin (99,4%).

    Diclofenac đi vào hoạt dịch và có nồng độ tối đa từ 2-4 giờ sau khi đạt nồng độ tối đa trong huyết tương. Thời gian bán hủy ở hoạt dịch là 3-6 giờ. Điều này có nghĩa là nồng độ hoạt chất trong hoạt dịch đã cao hơn nồng độ trong huyết tương sau từ 4-6 giờ dùng thuốc, và chúng tồn tại cho đến 12 giờ.

    • Dạng tiêm

    Sau khi tiêm, diện tích dưới đường cong nồng độ khoảng gấp đôi so với diện tích ghi nhận sau khi dùng đường uống hoặc đường trực tràng với liều tương tự do khi dùng những đường này, phân nửa hoạt chất phải chịu sự chuyển hóa khi qua gan lần đầu.

    99,7% diclofenac liên kết với protein huyết tương, chủ yếu là với albumin (99,4%).

    Dược động học không thay đổi khi dùng những liều lặp lại.

    Không tích tụ trong huyết tương sau khi dùng nhiều liều nếu tuân theo khoảng cách dùng thuốc. Diclofenac đi vào hoạt dịch và có nồng độ tối đa từ 2-4 giờ sau khi đạt nồng độ tối đa trong huyết tương.

    3. Chuyển hóa

    • Dạng uống

    Khoảng một nửa hoạt chất được chuyển hóa ở giai đoạn thứ nhất qua gan, điều đó có nghĩa rằng diện tích dưới đường cong nồng độ chỉ bằng một nửa khi uống hay dùng thuốc qua đường trực tràng so với đường tiêm với cùng liều.

    Sự chuyển hóa sinh học một phần do sự glucuronic hóa của phân tử nguyên vẹn, nhưng chủ yếu do sự glucuronic hóa sau khi hydroxyl hóa một hay nhiều lần.

    • Dạng tiêm

    Sự chuyển hóa sinh học một phần do sự glucuronic hóa của phân tử nguyên vẹn, nhưng chủ yếu do sự glucuronic hóa sau khi hydroxyl hóa một hay nhiều lần.

    Thải trừ

    • Dạng uống

    Hoạt chất được thải trừ khỏi huyết tương với hệ số thanh thải toàn thân là 263 +/- 56 ml/phút.

    Thời gian bán hủy cuối là 1-2 giờ.

    Khoảng 60% liều dùng được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa, dưới 1% được bài tiết dưới dạng chưa chuyển hóa. Phần còn lại được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa qua mật theo đường phân.

    • Dạng tiêm

    Hoạt chất được thải trừ khỏi huyết tương với hệ số thanh thải toàn thân là 263 +/- 56 ml/phút.

    Thời gian bán hủy cuối là 1-2 giờ.

    Khoảng 60% liều dùng được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa, dưới 1% được bài tiết dưới dạng chưa chuyển hóa. Phần còn lại được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa qua mật theo đường phân.

    Thời gian bán hủy ở hoạt dịch là 3-6 giờ. Điều này có nghĩa là nồng độ hoạt chất trong hoạt dịch đã cao hơn nồng độ trong huyết tương sau từ 4-6 giờ dùng thuốc, và chúng tồn tại cho đến 12 giờ.

    Động học trong những trường hợp lâm sàng đặc biệt:

    Người ta thấy rằng không có sự khác nhau của lứa tuổi về mức độ hấp thu, chuyển hóa hay thải trừ của thuốc.

    Ở bệnh nhân suy thận, không có sự tích lũy hoạt chất chưa bị chuyển hóa khi dùng liều đơn với phác đồ bình thường. Với hệ số thanh thải < 10 ml/phút thì nồng độ trong huyết tương của các chất chuyển hóa theo lý thuyết thì cao gấp 4 lần so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Mặc dầu vậy, cuối cùng các chất chuyển hóa vẫn bị thải trừ qua mật.

    Ở bệnh nhân suy gan (viêm gan mãn tính, xơ gan không mất bù) thì động học và chuyển hóa diclofenac tương tự như ở bệnh nhân không bị các bệnh về gan.

    Bài viết VOLTAREN – Giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Aceclofenac STADA – Thuốc chống viêm giảm đau https://benh.vn/thuoc/aceclofenac-stada/ Fri, 15 May 2020 02:19:27 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=51942 Aceclofenac là thuốc chống viêm giảm đau không Steroid. Thuốc được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm đốt sống dính khớp. Dạng trình bày Viên nén bao phim Thành phần của thuốc Aceclofenac Stada Mỗi viên nén Aceclofenac Stada có chứa 100mg […]

    Bài viết Aceclofenac STADA – Thuốc chống viêm giảm đau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Aceclofenac là thuốc chống viêm giảm đau không Steroid. Thuốc được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm đốt sống dính khớp.

    thuoc-Aceclofenac-stada

    Dạng trình bày

    Viên nén bao phim

    Thành phần của thuốc Aceclofenac Stada

    Mỗi viên nén Aceclofenac Stada có chứa 100mg Aceclofenac và các tá dược Lactose monohydrat, tinh bột lúa mì, talc, magnesi stearat, hypromellose, macrogol 6000, titan dioxyd.

    Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Aceclofenac Stada

    Chỉ định của thuốc Aceclofenac

    Aceclofenac được chỉ định để giảm đau và kháng viêm trong bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm đốt sống dính khớp.

    Chống chỉ định của thuốc Aceclofenac

    • Bệnh nhân mẫn cảm với aceclofenac hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân có tiền sử loét tiêu hóa tiến triển hoặc nghi ngờ loét tiêu hóa hoặc xuất huyết tiêu hóa.
    • Bệnh nhân suy thận mức độ vừa đến nặng.

    Liều dùng và cách dùng của thuốc Aceclofenac

    Cách dùng thuốc Aceclofenac

    Aceclofenac STADA 100mg được dùng bằng đường uống, uống nguyên viên thuốc với lượng đủ
    nước. Tốt nhất nên uống trong hoặc sau khi ăn.

    Liều lượng dùng thuốc Aceclofenac

    • Người lớn: Liều khuyến cáo là 200mg (2 viên) mỗi ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 100mg, một viên uống vào buổi sáng và một viên uống vào buổi tối.
    • Trẻ em: Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng aceclofenac ở trẻ em, vì thế không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Người cao tuổi: Dược động học của aceclofenac không thay đổi ở bệnh nhân cao tuổi, nên không cần phải thay đổi liều hoặc tần số liều dùng.
    • Bệnh nhân suy gan: cần giảm liều aceclofenac cho những bệnh nhân suy gan và liều dùng khởi đầu được đề nghị là 100mg mỗi ngày.

    Thận trọng khi dùng thuốc Aceclofenac

    • Xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng loét đường tiêu hóa, nôn ra máu và phân đen thường xảy ra nặng hơn trên người cao tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong khi điều trị, có hoặc không có các dấu hiệu báo trước hoặc có tiền sử bệnh trước đó.
    • Bắt buộc phải giám sát y khoa chặt chẽ trên bệnh nhân suy chức năng gan nghiêm trọng.
    • Phản ứng quá mẫn, gồm có phản ứng phản vệ/giống phản vệ, có thể xảy ra mà không tiếp xúc với thuốc trước đó.
    • Bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc suy tim và bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi cẩn thận, vì NSAID có thể gây suy giảm chức năng thận, cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và thường xuyên theo dõi chức năng thận.
    • Sử dụng aceclofenac cho những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan có thể kích hoạt cơn bệnh.
    • Các thuốc NSAID cần được dùng cẩn thận cho bệnh nhân có tiền sử suy tim hoặc tăng huyết áp vì chứng phù nề đã được báo cáo có liên quan tới việc sử dụng NSAID.
    • Các thuốc NSAID có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và không khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang dự định có thai, cần cân nhắc ngưng tạm thời aceclofenac cho những phụ nữ khó thụ thai hoặc đang được can thiệp vấn đề hiếm muộn.
    • Sử dụng cẩn thận cho những bệnh nhân đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh hen phế quản vì NSAID được biết có thể gây co thắt phế quản ở những bệnh nhân này.

    Tương tác thuốc

    • Các thuốc giảm đau khác bao gồm các thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2: Tránh dùng đồng thời hai NSAID hay nhiều hơn (gồm aspirin) vì có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ.
    • Thuốc điều trị tăng huyết áp: Làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc này.
    • Thuốc lợi tiểu, ciclosporin, tacrolimus: Tăng nguy cơ độc tính trên thận.
    • Glycosid tim: Các thuốc NSAID có thể làm trầm trọng bệnh suy tim, làm giảm tốc độ lọc cầu thận và làm tăng nồng độ glycosid trong huyết tương.
    • Lithi: Giảm thai trừ lithi.
    • Methotrexat: Thận trọng khi dùng các thuốc NSAID và methotrexat trong vòng 24 giờ vì các thuốc NSAID có thể làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương, dẫn đến tăng độc tính.
    • Mifepriston: Không nên dùng các thuốc NSAID trong khoảng 8 – 12 ngày sau khi dùng mifepriston vì các thuốc NSAID có thể làm giảm tác dụng của mifepriston.
    • Corticosteroids: Tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
    • Thuốc chống đông: Các thuốc NSAID có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.
    • Kháng sinh nhóm quinolon: Các thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ co giật khi kết hợp với kháng sinh nhóm quinolon.
    • Tác nhân kháng tiểu cầu và các thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin (SSRIs): Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
    • Zidovudin:Tăng nguy cơ độc tính huyết học.
    • Thuốc trị đái tháo đương: Nên cân nhắc để điều chỉnh liều dùng của các thuốc làm giảm đường huyết.
    • Các thuốc NSAID khác. Dùng đồng thời với aspirin hoặc các thuốc NSAID khác có thể làm tăng tần suất tác dụng phụ, bao gồm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

    Tác dụng phụ của thuốc Aceclofenac

    Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Aceclofenac

    • Hệ thần kinh: Choáng váng.
    • Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
    • Khác: Tăng men gan.

    Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Aceclofenac

    • Tiêu hóa: Đầy hơi, viêm dạ dày, táo bón, nôn, loét miệng.
    • Da và mô dưới da: Ngứa, phát ban, viêm da, nổi mề đay.
    • Khác: Tăng urê huyết, tăng creatinin huyết.

    Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Aceclofenac

    • Máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu.
    • Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ (gồm có sốc), quá mẫn.
    • Mắt: Rối loạn thị giác.
    • Hô hấp: Khó thở.
    • Tiêu hóa: Phân đen.
    • Da và mô dưới da: Phù mặt.

    Quá liều thuốc Aceclofenac

    Triệu chứng quá liều thuốc Aceclofenac

    Triệu chứng gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau vùng thượnq vị, kích ứng tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, hiếm khi tiêu chảy, mất phương hướng, kích động, hôn mê, buồn ngủ, choáng váng, ù tai, hạ huyết áp, suy hô hấp, ngất, thỉnh thoảng co giật. Trong trường hợp ngộ độc nặng, có thể xảy ra suy thận cấp và tổn thương gan.

    Điều trị quá liều thuốc Aceclofenac

    Bệnh nhân cần phải điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt tính trong vòng một giờ sau khi uống quá liều, ở người lớn, nên lựa chọn biện pháp rửa dạ dày trong vòng một giờ sau khi uống quá liều có khả năng gây nguy hiểm tính mạng.

    Dược lực học và dược động học của Aceclofenac

    Dược lực học của thuốc Aceclofenac

    Aceclofenac là thuốc kháng viêm không steroid với đặc tính giảm đau và kháng viêm. Cơ chế tác động của aceclofenac chủ yếu là ức chế tổng hợp prostaglandin. Aceclofenac là tác nhân ức chế hiệu quả cyclooxygenase, enzym có liên quan đến quá trinh sản xuất prostaglandin.

    Dược động học của thuốc Aceclofenac

    – Aceclofenac được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 1 – 3 giờ sau khi uống.

    – Hơn 99% Aceclofenac gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương khoảng 4 giờ. Khoảng 2/3 liều được đào thải qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa hydroxy. Một lượng nhỏ được chuyển thành diclofenac.

    Tìm hiểu thêm về các bệnh cơ xương khớp thường gặp

    Bài viết Aceclofenac STADA – Thuốc chống viêm giảm đau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Mobic – Thuốc kháng viêm không steroid cho bệnh xương khớp https://benh.vn/thuoc/mobic/ Thu, 07 May 2020 17:00:09 +0000 http://benh2.vn/thuoc/mobic/ Mobic là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Mobic là thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs chủ yếu dùng cho bệnh cơ xương khớp Thành phần chính của thuốc Mobic Cho 1 viên Meloxicam […]

    Bài viết Mobic – Thuốc kháng viêm không steroid cho bệnh xương khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>
    Mobic là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ oxicam, có các đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.

    thuoc-mobic
    Mobic là thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs chủ yếu dùng cho bệnh cơ xương khớp

    Thành phần chính của thuốc Mobic

    Cho 1 viên Meloxicam        7,5 mg

    Cho 1 viên Meloxicam        15 mg

    Cho 1 ống tiêm Meloxicam         15 mg

    Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Mobic

    Thuốc Mobic có chỉ định cho các trường hợp viêm khớp cấp và mạn tính, chống chỉ định trong các trường hợp có tổn thương loét dạ dày, mẫn cảm với thuốc.

    Chỉ định của thuốc Mobic

    Dạng uống: điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính trong:

    • Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp).
    • Viêm khớp dạng thấp.
    • Viêm cột sống dính khớp.

    Dạng tiêm bắp: điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn viêm đau cấp tính.

    Chống chỉ định của thuốc Mobic

    • Tiền căn dị ứng với meloxicam hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.
    • Có khả năng nhạy cảm chéo với acid acetylsalicylic và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
    • Không dùng Mobic cho những bệnh nhân từng có dấu hiệu hen, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay sau khi dùng acid acetylsalicylic hay các thuốc kháng viêm không steroid khác.
    • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
    • Suy gan nặng.
    • Suy thận nặng không được thẩm phân.
    • Dạng tiêm: Trẻ em dưới 15 tuổi (vì liều cho trẻ em chưa được xác định đối với Mobic dạng tiêm), đang dùng thuốc kháng đông.
    • Dạng viên: Trẻ em dưới 12 tuổi.
    • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

    Liều lượng và cách dùng của thuốc Mobic

    Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp

    • 15 mg/ngày.
    • Tùy đáp ứng điều trị, có thể giảm liều còn 7,5 mg/ngày.

    Thoái hóa khớp

    • 7,5 mg/ngày.
    • Nếu cần có thể tăng liều đến 15 mg/ngày.
    • Liều khuyến cáo của Mobic dạng tiêm là 15 mg một lần mỗi ngày.

    Bệnh nhân có nguy cơ cao bị những phản ứng bất lợi

    • Điều trị khởi đầu với liều 7,5 mg/ngày.

    Bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo

    • Liều không quá 7,5 mg/ngày.
    • Liều Mobic tối đa được khuyên dùng mỗi ngày: 15 mg.

    Sử dụng kết hợp: trong trường hợp sử dụng nhiều dạng bào chế, tổng liều Mobic dùng mỗi ngày dưới dạng viên nén và dạng tiêm không được vượt quá 15 mg.

    Đường tiêm bắp chỉ được sử dụng trong những ngày đầu tiên của việc điều trị. Sau đó có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống (viên nén). Mobic phải được tiêm bắp sâu.

    Không được dùng ống thuốc Mobic dạng tiêm bắp để tiêm tĩnh mạch.

    Liều thuốc Mobic dùng cho trẻ em

    Chưa được xác định đối với Mobic chích và viên uống, nên Mobic chỉ hạn chế dùng cho người lớn.

    Viên nén được uống với nước hay thức uống lỏng khác, thuốc không bị giảm tác động khi dùng chung với thức ăn.

    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng thuốc Mobic

    Thuốc Mobic khi sử dụng trên bệnh nhân cần lưu ý thận trọng những trường hợp mắc bệnh tiêu hóa, dị ứng.

    Đề phòng trên tiêu hóa khi dùng thuốc Mobic

    Cần thận trọng khi dùng thuốc này ở những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa trên hoặc đang điều trị bằng thuốc kháng đông. Phải ngưng dùng Mobic ngay nếu xuất hiện loét dạ dày tá tràng hay xuất huyết đường tiêu hóa.

    Đề phòng trên da và niêm mạc khi dùng Mobic

    Đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân có các biểu hiện bất lợi ở da niêm mạc và cần xem xét đến việc ngưng dùng Mobic.

    Đề phòng trên chức năng thận khi dùng thuốc Mobic

    Các kháng viêm không steroid ức chế tổng hợp những prostaglandine ở thận có vai trò hỗ trợ cho việc tưới máu thận. Những bệnh nhân có thể tích và lưu lượng máu qua thận giảm, việc dùng kháng viêm không steroid có thể nhanh chóng làm lộ rõ sự mất bù trừ của thận, tuy nhiên tình trạng này có thể hồi phục trở lại trạng thái cũ như trước khi điều trị nếu ngưng dùng kháng viêm không steroid. Những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất bị phản ứng như trên là:

    • Mất nước
    • Suy tim sung huyết
    • Xơ gan
    • Hội chứng thận hư và bệnh lý ở thận rõ ràng
    • Đang dùng thuốc lợi tiểu
    • Hoặc phải trải qua những ca mổ lớn có thể dẫn đến giảm thể tích máu.

    Ở những bệnh nhân nói trên, cần kiểm soát chặt chẽ thể tích nước tiểu và chức năng thận khi khởi đầu trị liệu.

    Hiếm gặp hơn, các kháng viêm không steroid có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử tủy thận hay hội chứng thận hư.

    Liều Mobic dùng ở những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thẩm phân lọc máu không được vượt quá 7,5 mg. Không cần giảm liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ hay vừa (có độ thanh thải lớn hơn 25 ml/phút).

    Thận trọng trên chức năng gan khi dùng thuốc Mobic

    Như đa số các kháng viêm không sterọid khác, đôi khi thuốc làm tăng các transaminase huyết thanh hay các chỉ số chức năng gan khác. Đa số trường hợp, sự gia tăng này nhẹ và thường thoáng qua. Nếu các bất thường này đáng kể hay kéo dài, nên ngưng dùng thuốc và tiến hành những xét nghiệm theo dõi. Không cần giảm liều ở những bệnh nhân xơ gan ổn định trên lâm sàng.

    Cần theo dõi cẩn thận ở những bệnh nhân thể tạng yếu hay suy nhược chịu đựng kém các tác dụng phụ của thuốc. Như các kháng viêm không steroid khác, cần thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân lớn tuổi vì họ dễ có tình trạng suy giảm chức năng thận, gan hay tim.

    Chưa có nghiên cứu đặc hiệu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh những hoạt động đó.

    Thận trọng khi sử dụng thuốc Mobic cho phụ nữ có thai và cho con bú

    Không nên dùng Mobic khi có thai hay cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc Mobic cho phụ nữ có thai và cho con bú cần có bác sỹ chuyên khoa tư vấn và theo dõi.

    Tương tác thuốc của Mobic

    Thuốc Mobic có tương tác thuốc với nhiều loại do đó không nên phối hợp với các thuốc có khả năng làm tăng tác dụng phụ trên máu, tiêu hóa…

    Không nên phối hợp cùng khi uống thuốc Mobic

    • Các thuốc kháng viêm không steroid khác (kể cả salicylate liều cao) : dùng nhiều thuốc kháng viêm không steroid cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do tác dụng hiệp đồng.
    • Thuốc uống chống đông máu, ticlopidine, heparin dùng đường toàn thân, những thuốc tiêu huyết khối: nguy cơ xuất huyết tăng. Cần tăng cường theo dõi tác dụng chống đông máu nếu phải phối hợp.
    • Lithium: các thuốc kháng viêm không steroid làm tăng lithium huyết. Cần theo dõi nồng độ lithium lúc bắt đầu dùng thuốc, chỉnh liều và khi ngưng Mobic.
    • Methotrexate: cũng như các kháng viêm không steroid khác, Mobic làm tăng độc tính trên máu của methotrexate. Trường hợp này nên theo dõi sát công thức máu.
    • Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai.

    Thận trọng khi phối hợp nếu uống cùng thuốc Mobic

    • Thuốc lợi tiểu: dùng chung với các thuốc kháng viêm không steroid có nhiều khả năng đưa đến suy thận cấp ở những bệnh nhân mất nước. Bệnh nhân dùng Mobic với thuốc lợi tiểu phải được bù nước đầy đủ và theo dõi chức năng thận trước khi điều trị.
    • Ciclosporine: các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng độc tính trên thận của ciclosporine. Trường hợp cần phối hợp, nên theo dõi chức năng thận.
    • Thuốc trị cao huyết áp (chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu) : điều trị bằng kháng viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp do ức chế tổng hợp các prostaglandine gây giãn mạch.
    • Cholestyramine làm tăng đào thải meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hóa.
    • Không thể loại trừ khả năng có thể xảy ra tương tác với các thuốc uống trị tiểu đường.
    • Dùng đồng thời với những thuốc kháng acid, cimetidine, digoxine và furosemide không có ảnh hưởng gì đáng kể về tương tác dược động học với meloxicam.
    • Vì không có thông tin về các tương kỵ có thể có, không được trộn lẫn ống thuốc Mobic với những thuốc khác trong cùng một bơm tiêm.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic và quá liều thuốc Mobic

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với hệ tiêu hóa

    • > 1%: khó tiêu, buồn nôn, mửa, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.
    • 0,1-1%: các bất thường thoáng qua của những thông số chức năng gan (ví dụ: tăng transaminase hay bilirubine) ợ hơi, viêm thực quản, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tiềm ẩn hay ồ ạt.
    • < 0,1%: thủng dạ dày, viêm trực tràng.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic trên huyết học

    • > 1%: thiếu máu.
    • 0,1-1%: rối loạn công thức máu gồm rối loạn các loại bạch cầu, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Nếu dùng đồng thời với thuốc có độc tính trên tủy xương, đặc biệt là methotrexate, sẽ là yếu tố thuận lợi cho sự suy giảm tế bào máu.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với Da

    • > 1%: ngứa, phát ban da.
    • 0,1-1%: viêm miệng, mề đay.
    • < 0,1%: nhạy cảm với ánh sáng.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với hô hấp

    • < 1%: ở một số người, sau khi dùng aspirine hay các thuốc kháng viêm không steroid khác, kể cả Mobic, có thể khởi phát cơn hen cấp.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với Thần kinh trung ương

    • > 1%: choáng váng, nhức đầu.
    • 0,1-1%: chóng mặt, ù tai, ngủ gật.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với tim mạch

    • > 1%: phù.
    • 0,1-1%: tăng huyết áp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt.

    Tác dụng phụ của thuốc Mobic với Tiết niệu

    • 0,1-1%: tăng creatinine huyết và/hoặc tăng urê huyết. Phản ứng tăng nhạy cảm: phù niêm và phản ứng tăng nhạy cảm bao gồm phản ứng phản vệ.

    Những rối loạn tại chỗ tiêm thuốc Mobic

    • > 1%: sưng tại chỗ tiêm.
    • 0,1-1%: đau tại chỗ tiêm.

    Quá liều thuốc Mobic

    Trường hợp quá liều, tiến hành các biện pháp cấp cứu thích hợp. Hiện tại chưa có loại thuốc giải độc đặc hiệu nào. Trong một thí nghiệm lâm sàng, dùng cholestyramine sẽ tăng đào thải meloxicam. Các sang thương nặng trên ống tiêu hóa có thể được điều trị bằng thuốc kháng acide và kháng histamine H2.

    Dược lực học và dược động học của thuốc Mobic

    Dược lực học và dược động học thuốc Mobic là của hoạt chất Meloxicam.

    Dược lực của thuốc Mobic

    Meloxicam có tính kháng viêm mạnh cho tất cả các loại viêm. Cơ chế tác dụng của Meloxicam là ức chế sinh tổng hợp các prostaglandine, chất trung gian gây viêm. Việc so sánh giữa liều gây loét và liều có hiệu quả kháng viêm ở chuột bị viêm khớp giúp xác định mức điều trị vượt trội trên thú vật so với các NSAID thường. Ở cơ thể sống (in vivo), meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở niêm mạc dạ dày hoặc ở thận.

    Đặc tính an toàn cải tiến này do thuốc ức chế chọn lọc đối với COX-2 hơn so với COX-1.

    So sánh giữa liều gây loét và liều hữu hiệu kháng viêm trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu quả điều trị cao hơn các NSAIDs thông thường khác.

    Dược động học của thuốc Mobic

    Sau khi uống, Meloxicam có sinh khả dụng trung bình là 89%.

    Nồng độ trong huyết tương tỉ lệ với liều dùng: sau khi uống 7,5 mg và 15 mg, nồng độ trung bình trong huyết tương được ghi nhận tương ứng từ 0,4 đến 1 mg/l và từ 0,8 đến 2 mg/l (Cmin và Cmax ở tình trạng cân bằng).

    Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin (99%).

    Thuốc được chuyển hóa mạnh, nhất là bị oxy hóa ở gốc methyl của nhân thiazolyl.

    Tỉ lệ sản phẩm không bị biến đổi được bài tiết chiếm 3% so với liều dùng. Thuốc được bài tiết phân nửa qua nước tiểu và phân nửa qua phân.

    Thời gian bán hủy đào thải trung bình là 20 giờ. Tình trạng cân bằng đạt được sau 3-5 ngày.

    Độ thanh thải ở huyết tương trung bình là 8 ml/phút và giảm ở người lớn tuổi.

    Thể tích phân phối thấp, trung bình là 11 lít và dao động từ 30 đến 40% giữa các cá nhân. Thể tích phân phối tăng nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, trường hợp này không nên vượt quá liều 7,5 mg/ngày.

    Giá bán của thuốc Mobic 7.5mg năm 2020

    Thuốc Mobic 7.5mg hộp 2 vỉ x 10 viên có giá bán 220,000 đ.

    Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc trên toàn quốc!

    Bài viết Mobic – Thuốc kháng viêm không steroid cho bệnh xương khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

    ]]>