Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:52:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 STREPTOKINASE https://benh.vn/thuoc/streptokinase/ Tue, 07 May 2024 03:04:40 +0000 http://benh2.vn/thuoc/streptokinase/ Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra có tác dụng tiêu sợi huyết giám giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, sử dụng trong các trường hợp huyết khối tĩnh mạch. Tên chung quốc tế: Streptokinase. Loại […]

Bài viết STREPTOKINASE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra có tác dụng tiêu sợi huyết giám giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, sử dụng trong các trường hợp huyết khối tĩnh mạch.

Tên chung quốc tế: Streptokinase.

Loại thuốc: Thuốc tiêu huyết khối.

Dạng thuốc và hàm lượng

Tác dụng của streptokinase được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (đvqt). Ðơn vị Christensen là lượng streptokinase có tác dụng làm tan hoàn toàn cục huyết khối chuẩn trong 10 phút và tương đương với một đơn vị quốc tế.

Lọ thuốc tiêm truyền 50 ml, chứa 1.500.000 đvqt streptokinase dưới dạng bột đông khô trắng (nhãn đỏ).

Những lọ 6,5 ml có nhãn màu tương ứng với lượng streptokinase tinh khiết như sau:

  • Xanh lá cây   : 250.000 đvqt.
  • Xanh lam       : 750.000 đvqt.
  • Ðỏ                   : 1.500.000 đvqt.

Trong mỗi lọ 50 ml hoặc lọ nhỏ còn chứa thêm 25 mg polypeptid gelatin liên kết chéo, 25 mg natri – L – glutamat, natri hydroxyd để chỉnh pH và 100 mg albumin làm chất ổn định. Chế phẩm không có chất bảo quản và được dùng theo đường tĩnh mạch hoặc đường động mạch vành.

Cơ chế tác dụng

Streptokinase là một protein có khối lượng phân tử 47 – kDa, do liên cầu khuẩn tan huyết – b nhóm C sinh ra. Nó tác động theo một cơ chế phức tạp với cả plasminogen liên kết và không liên kết với fibrin trong tuần hoàn để tạo thành một phức hợp hoạt hóa. Phức hợp này biến đổi plasminogen còn dư thành plasmin là enzym thủy phân protein, có tác dụng tiêu fibrin và có thể làm tan các cục máu đông trong lòng mạch. Plasmin giáng hóa fibrin, fibrinogen và các protein gây đông máu trong huyết tương. Mặc dù plasmin bị bất hoạt bởi các chất ức chế trong máu như: alpha2 – antiplasmin và alpha2 – macroglobulin, các chất ức chế này bị giảm đi (rất nhanh với liều cao) trong quá trình điều trị bằng streptokinase.

Liệu pháp tiêu huyết khối phải bắt đầu càng sớm càng tốt, sau khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng, vì tác dụng tiêu huyết khối giảm khi tuổi của cục huyết khối tăng lên. Ðối với huyết khối động mạch vành hoặc tắc trong nhồi máu cơ tim qua thành đang phát triển, bắt đầu điều trị sớm là tối quan trọng. Tuy vậy, các người bệnh được điều trị bằng liệu pháp này trong vòng 6 – 12 giờ sau khởi đầu của triệu chứng cũng thu được kết quả.

Thuốc có tính kháng nguyên mạnh và do đó phải sẵn sàng để cấp cứu dị ứng. Có thể xảy ra kháng với liệu pháp streptokinase do có hiệu giá kháng thể kháng streptokinase cao sau một đợt điều trị streptokinase trước đó. Nói chung, hiệu giá kháng thể đáng kể xuất hiện 5 – 7 ngày sau điều trị và có thể kéo dài trong 1 năm (ở một số người bệnh có thể tới 4 năm). Trong trường hợp này, nếu cần điều trị tiêu huyết khối tiếp có thể cho dùng alteplase hoặc urokinase để thay thế. Một số trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn mới cũng có thể gây tăng nồng độ kháng thể kháng streptokinase. Vì vậy khi tiêm tĩnh mạch streptokinase, nên tiêm một liều nạp streptokinase 250.000 đvqt, để tránh kháng thuốc nhẹ do tiếp xúc (mà không bị nhiễm khuẩn) với liên cầu khuẩn. Nếu xét nghiệm thời gian thrombin hay xét nghiệm tiêu fibrin khác, tiến hành sau 4 giờ điều trị, chứng tỏ hoạt tính tiêu fibrin không có hoặc quá ít và không có sự cải thiện rõ rệt trên lâm sàng thì có thể coi đó là sự kháng streptokinase quá mức. Phải ngừng dùng streptokinase và thay bằng một thuốc tiêu huyết khối khác (alteplase hoặc urokinase, nhưng không dùng anistreplase).

Dược động học

Sau khi truyền tĩnh mạch, streptokinase bị thanh thải nhanh chóng ra khỏi tuần hoàn bởi các kháng thể và hệ thống lưới nội mạc. Kết quả nghiên cứu, dùng streptokinase ghi dấu phóng xạ I131, đã chứng minh nồng độ giảm trong huyết tương theo hai pha với nửa đời khởi đầu là 18 phút (do tác dụng của kháng thể kháng streptokinase) và nửa đời tiếp theo là 83 phút (không có kháng thể kháng streptokinase). Vì nồng độ có tác dụng trong máu và tốc độ biến mất của thuốc phụ thuộc vào nồng độ cơ chất và kháng thể, cho nên chúng chỉ là những chỉ số tương đối về tác dụng của thuốc mà thôi. Streptokinase không qua nhau thai nhưng kháng thể kháng thuốc thì có thể qua.

Chỉ định

Huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim: Streptokinase được dùng theo đường tĩnh mạch hoặc đường động mạch vành để điều trị nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) ở người lớn, để tiêu cục huyết khối trong động mạch vành, cải thiện chức năng tâm thất và giảm tỷ lệ tử vong do NMCTC; và cả để làm giảm kích thước nhồi máu và suy tim sung huyết trong NMCTC khi dùng theo đường tĩnh mạch. Ðiều trị bằng streptokinase càng sớm thì lợi ích lâm sàng thu được càng lớn.

Bệnh nghẽn mạch phổi: Chỉ định streptokinase nhằm làm tan cục máu nghẽn ở phổi đã được chẩn đoán xác định (bằng chụp mạch hay chụp cắt lớp CT phổi), có thể là cục máu nghẽn làm tắc dòng máu chảy vào một thùy hay nhiều phân thùy có hay không có huyết động học không ổn định. Liệu pháp streptokinase nên bắt đầu càng sớm nếu có thể, không chậm hơn 7 ngày, kể từ khi bắt đầu có triệu chứng tắc nghẽn.

Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Chỉ định streptokinase để làm tan cục huyết khối cấp, rộng, đã được chẩn đoán xác định (bằng chụp tĩnh mạch đi lên). Huyết khối này nằm ở các tĩnh mạch sâu như tĩnh mạch khoeo và các tĩnh mạch ở gần gốc chi hơn.

Huyết khối và nghẽn động mạch: Chỉ định dùng thuốc để làm tan huyết khối và nghẽn động mạch cấp. Không dùng streptokinase trong trường hợp nghẽn động mạch bắt nguồn từ tim trái có nguy cơ nghẽn mới như tắc động mạch não.

Nghẽn cầu nối động tĩnh mạch: Thuốc được chỉ định thay cho phẫu thuật lại cầu nối động tĩnh mạch đã bị tắc hoàn toàn hoặc một phần.

Các trường hợp khác: Streptokinase còn được dùng để điều trị tắc động mạch mạn tính, huyết khối mạch võng mạc và nhiều bệnh khác có kèm theo hiện tượng nghẽn do huyết khối. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác định xem những bệnh này có chỉ định điều trị bằng streptokinase hay không.

Chống chỉ định

Vì điều trị làm tan huyết khối có nguy cơ gây xuất huyết nên streptokinase không được dùng cho những người bệnh: Chảy máu trong, u não hoặc u trong ổ bụng, tăng huyết áp nặng không kiểm soát được, vừa mới bị (trong vòng 2 tháng) tai biến mạch não, phẫu thuật sọ não hay tủy.

Không dùng cho người đã từng bị dị ứng nặng với thuốc hay có nguy cơ bị dị ứng.

Liều lượng và cách dùng

Pha thuốc: Nên thêm từ từ dung môi vào lọ chứa streptokinase, để nghiêng và quay tròn nhẹ nhàng, tránh lắc vì có thể tạo bọt. Dung dịch này có thể pha loãng thêm sau này.

Ðối với huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim: Sau khi khởi đầu triệu chứng của bệnh, cho dùng streptokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 3 – 6 giờ. Có thể truyền tĩnh mạch hay truyền động mạch vành.

Theo đường tĩnh mạch: Truyền 1.500.000 đvqt trong vòng 60 phút.

Theo đường động mạch vành: Khởi đầu dùng một liều lớn 15.000 – 20.000 đvqt (trong giới hạn 10.000 – 30.000 đvqt) pha loãng vào một thể tích nhỏ dịch pha loãng thích hợp, rồi đưa vào đúng động mạch vành bị huyết khối trong thời gian từ 15 giây đến 2 phút, sau đó duy trì liều 2.000 – 4.000 đvqt/phút trong 60 phút.

Ðối với tắc nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối và tắc động mạch: Sau khi khởi đầu tình trạng huyết khối, cho dùng streptokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 7 ngày. Liều 250.000 đvqt cần được đưa vào trong 30 phút nhằm trung hòa các kháng thể kháng liên cầu khuẩn. Sau đó truyền liều duy trì 100.000 đvqt/giờ, trong 24 – 72 giờ để điều trị nghẽn mạch phổi (thường là 24 giờ) hay huyết khối hoặc nghẽn động mạch, hoặc trong 72 giờ để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu sau 4 giờ điều trị không có sự thay đổi đáng kể của chỉ số TT (thời gian thrombin) hay bất kỳ chỉ số tan huyết nào khác so với mức chứng bình thường là có hiện tượng kháng streptokinase và nên ngừng thuốc ngay.

Trường hợp tắc ống nối động tĩnh mạch ở người bệnh lọc máu thận nhân tạo: Trước khi dùng streptokinase nên cố gắng làm sạch ống nối bằng cách cẩn thận bơm dung dịch muối có heparin. Nếu không thành công có thể sử dụng streptokinase sau khi các thuốc chống đông điều trị trước đã hết tác dụng. Thủ thuật thông thường là truyền 250.000 đvqt streptokinase trong 2 ml dung dịch vào mỗi nhánh của ống nối bị tắc trong 25 – 35 phút qua một dụng cụ truyền định lượng. Kẹp các nhánh ống thông trong 2 giờ và theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện những tác dụng không mong muốn. Sau 2 giờ, hút các chất trong các nhánh ống thông vừa được tiêm truyền ra và bơm rửa bằng dung dịch muối sinh lý, rồi nối ống thông lại.

Thận trọng khi dùng

Streptokinase làm tan fibrin cầm máu tại nơi tiêm, nhất là khi phải truyền thuốc lâu vài giờ, có thể dẫn đến xuất huyết. Ðể giảm thiểu nguy cơ xuất huyết, cần phải rất thận trọng trong khi tiêm tĩnh mạch cũng như phải theo dõi người bệnh thường xuyên. Tuyệt đối không được tiêm bắp.

Trong quá trình điều trị nếu cần tiêm động mạch, nên chọn các động mạch chi trên. Sau khi tiêm, nên ép ít nhất 30 phút, đặt một băng ép và kiểm tra thường xuyên vị trí chọc kim để phát hiện chảy máu.

Nguy cơ gây tai biến do điều trị có thể tăng lên trong những trường hợp sau đây và nên cân nhắc với lợi ích của thuốc đã nói ở trên:

  • Vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật lớn (trong vòng 10 ngày), sinh con, sinh thiết cơ quan, chọc vào những nơi không thể đặt garo được;
  • Vừa mới bị chảy máu nặng đường tiêu hóa (trong vòng 10 ngày);
  • Vừa mới bị chấn thương kể cả hồi sức tim phổi (trong vòng 10 ngày);
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg;
  • Khả năng dễ bị huyết khối tim trái như hẹp van 2 lá có rung nhĩ;
  • Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn;
  • Rối loạn cầm máu bao gồm cả những rối loạn thứ phát do bệnh gan, bệnh thận nặng;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người trên 75 tuổi;
  • Bệnh mạch máu não;
  • Bệnh võng mạc xuất huyết do đái tháo đường;
  • Viêm tắc tĩnh mạch do nhiễm khuẩn hay tắc cầu nối động – tĩnh mạch tại nơi nhiễm khuẩn nặng.
  • Trường hợp có chảy máu ngẫu nhiên hay ở vị trí khó can thiệp.

Ðiều trị bằng streptokinase trong thời gian từ 5 ngày đến 12 tháng sau đợt điều trị trước bằng streptokinase hoặc anistreplase, hoặc sau nhiễm liên cầu khuẩn (viêm họng do liên cầu khuẩn, thấp khớp cấp hoặc viêm cầu thận cấp thứ phát sau khi nhiễm liên cầu khuẩn) sẽ không đem lại hiệu quả do hiện tượng kháng streptokinase.

Tiêm tĩnh mạch streptokinase sẽ gây giảm đáng kể plasminogen và fibrinogen, đồng thời làm tăng thời gian thrombin (TT), thời gian cephalin – kaolin (TTTP) và thời gian prothrombin (TP). Những chỉ số này thường trở về bình thường trong vòng 12 – 24 giờ. Sự thay đổi nói trên cũng có thể xảy ra ở một số người bệnh tiêm streptokinase vào động mạch vành.

Trước khi bắt đầu điều trị làm tan huyết khối, nên có trước các kết quả về thời gian cephalin – kaolin hoặc nồng độ fibrinogen, hematocrit và số lượng tiểu cầu. Nếu đang điều trị bằng heparin, nên cho ngưng lại; và tới khi TT hay thời gian cephalin – kaolin có giá trị nhỏ hơn giá trị chứng bình thường 2 lần, thì mới tiến hành điều trị làm tan huyết khối. Trong khi truyền thuốc, sự giảm nồng độ plasminogen và fibrinogen cũng như sự tăng nồng độ sản phẩm giáng hóa của fibrin/fibrinogen (2 yếu tố kéo dài thời gian đông máu), chứng tỏ có hiện tượng làm tan huyết khối. Vì vậy, hiệu quả điều trị bằng phương pháp này có thể được chứng minh bằng cách đo TT, thời gian cephalin – kaolin, TP hay nồng độ fibrinogen khoảng 4 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu dùng heparin sau khi truyền streptokinase thì TT và thời gian cephalin – kaolin phải ít hơn giá trị chứng bình thường 2 lần.

Mang thai

Chưa có những công trình nghiên cứu về streptokinase trên quá trình sinh sản của súc vật. Chưa thấy có nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp quan trọng nào của thuốc trên bào thai. Về lý thuyết có thể xảy ra những tổn hại cho thai do điều trị, song không thấy báo cáo về thai bị xuất huyết hoặc quái thai do streptokinase vì thuốc truyền qua nhau thai rất ít. Mẫn cảm của trẻ sơ sinh đối với streptokinase do kháng thể có ở tử cung chỉ có nguy cơ khi bản thân đứa trẻ bắt buộc phải điều trị. Tác dụng điều trị làm tan huyết khối trên sự bám nhau thai ở thời kỳ đầu của thai kỳ chưa được chứng minh, nhưng trên thực tế không thấy tăng nguy cơ vỡ màng ối sớm, đẻ non hay xuất huyết nhau thai. Tuy nhiên, để đề phòng bong nhau thai sớm, không nên dùng streptokinase trong 18 tuần đầu của thai kỳ và trong thời gian có thai chỉ nên điều trị bằng streptokinase khi thật cần thiết.

Cho con bú

Chưa có dữ liệu về vấn đề này. Do bản chất của các chỉ định dùng thuốc và do nửa đời rất ngắn (khoảng 23 phút đối với phức hợp streptokinase – plasminogen) cho nên cơ hội dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú và tiềm năng tiếp xúc với thuốc của trẻ đang bú là rất ít.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp

Huyết học: Chảy máu hay rỉ máu từ những vết mổ xẻ hay kim chọc. Xuất huyết nhỏ có thể xảy ra, chủ yếu ở những vị trí bị tổn thương. Xuất huyết nội tạng nặng ở đường tiêu hóa (kể cả xuất huyết gan), sinh dục, tiết niệu, sau màng bụng hoặc các vị trí trong não và đã dẫn đến tử vong.

Sốt: Có thể tăng nhiệt độ cơ thể lên 0,80C hoặc cao hơn. Rét run, có thể kèm theo tình trạng sốt.

Tim mạch: Hạ huyết áp, đôi khi nặng, xảy ra trong khi truyền tĩnh mạch, không phải thứ phát sau xuất huyết hay sau phản ứng phản vệ. Hạ huyết áp thường chỉ tạm thời và có thể do tốc độ truyền streptokinase gây ra.

Loạn nhịp tim: Loạn nhịp nhĩ và/hoặc thất liên quan đến tưới máu trở lại. Loạn nhịp có liên quan nhất đến tưới máu trở lại bao gồm nhịp riêng tâm thất tăng, phức bộ thất sớm; ít gặp hơn là rung thất, phức bộ nhĩ sớm, rung nhĩ, nhịp bộ nối nhịp nhanh thất và nhịp chậm xoang.

Ít gặp

Dị ứng bao gồm: Ðỏ mặt hay đỏ da, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, phát ban ở da, mày đay hoặc ngứa, khó thở hoặc thở khò khè.

Cầm máu: Xuất huyết dưới da (thâm tím da), nghẽn mạch do cholesterol.

Hiếm gặp

Dị ứng nặng hay phản ứng phản vệ (sắc mặt thay đổi, thở gấp hay không đều, phù kiểu dị ứng ở mí mắt, mặt, miệng, môi hay lưỡi, sưng húp ở mí mắt hoặc sưng quanh mắt, thở ngắn hơi, thở không đều, tức thở, phát ban ở da, mày đay, và/hoặc ngứa) cũng có thể bị sốc phản vệ, tụt huyết áp.

Hô hấp: Suy hô hấp.

Các hiện tượng khác: Viêm tĩnh mạch gần chỗ tiêm truyền, phù phổi không do tim, bệnh đa rễ thần kinh, tăng transaminase huyết thanh tạm thời.

Xử trí khi gặp tác dụng không mong muốn

Có thể điều trị tác dụng không mong muốn bằng các thuốc kháng histamin và corticoid; đôi khi các thuốc này được dùng kèm với streptokinase để làm giảm nguy cơ của những phản ứng đó. Khi có hiện tượng phản vệ có thể dùng adrenalin.

Khi bị nhịp tim chậm, nếu cần có thể dùng atropin.

Loạn nhịp do tưới máu trở lại: Có thể dùng 1 thuốc chống loạn nhịp thích hợp như lidocain hoặc procainamid. Ðối với nhịp nhanh thất hoặc rung thất: Ðánh sốc tim nếu cần.

Hạ huyết áp đột ngột khi truyền nhanh: Giảm tốc độ truyền; dùng dung dịch tăng thể tích máu (trừ dextran), atropin và/hoặc dopamin nếu lâm sàng cho phép.

Sốt cao: Dùng paracetamol nếu cần; không dùng aspirin.

Khi bị xuất huyết nặng không kiểm soát được, cần phải ngừng truyền streptokinase ngay. Dùng acid tranexamic, acid aminocaproic hay aprotinin có thể có lợi trong trường hợp này. Ðiều trị thay thế bằng khối hồng cầu có thể thích hợp hơn máu toàn phần; cũng có thể dùng các chế phẩm của yếu tố VIII. Tăng thể tích máu có thể cần thiết, nhưng không nên dùng dextran do có tác dụng ức chế tiểu cầu.

Tương tác thuốc

Tương tác của streptokinase với các thuốc khác chưa được nghiên cứu kỹ.

Các thuốc chống đông và kháng tiểu cầu: Dùng streptokinase kết hợp với các thuốc chống đông và/hoặc các chất ức chế tiểu cầu được chỉ định để phòng ngừa hiện tượng tắc nghẽn sau khi làm tan huyết khối ở động mạch vành. Tuy nhiên do phương pháp điều trị này chưa được chứng minh có ích lợi rõ rệt và có thể gây tăng nguy cơ biến chứng do xuất huyết, cho nên vẫn cần phải theo dõi cẩn thận.

Các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu: Trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, người ta đã chứng minh aspirin có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhồi máu lại và giảm cơn đột quỵ. Dùng kết hợp streptokinase với aspirin làm tăng chút ít nguy cơ bị xuất huyết nhỏ nhưng không tỏ ra làm tăng tỷ lệ xuất huyết lớn. Vì vậy nếu kết hợp điều trị streptokinase với aspirin hoặc các thuốc có ảnh hưởng tới chức năng của tiểu cầu (như dipyridamol) thì người bệnh phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện xuất huyết.

Các thuốc chống tiêu sợi huyết: Tác dụng hoạt hóa plasminogen của streptokinase bị ức chế bởi các chất chống tiêu sợi huyết như acid aminocaproic. Các thuốc này được dùng để chống lại tác dụng làm tiêu fibrin của streptokinase.

Bài viết STREPTOKINASE đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
COVERSYL https://benh.vn/thuoc/coversyl/ Sat, 30 Sep 2023 03:06:27 +0000 http://benh2.vn/thuoc/coversyl/ Viên nén dễ bẻ 4 mg : hộp 30 viên – Bảng B. THÀNH PHẦN CỦA COVERSYL cho 1 viên   Perindopril tert-butylamine   4 mg (Lactose) DƯỢC LỰC Thuốc ức chế men chuyển angiotensine. Cơ chế tác động dược lý: Perindopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensine I thành angiotensine II, chất gây co mạch […]

Bài viết COVERSYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viên nén dễ bẻ 4 mg : hộp 30 viên – Bảng B.

THÀNH PHẦN CỦA COVERSYL

cho 1 viên   Perindopril tert-butylamine   4 mg (Lactose)

DƯỢC LỰC

Thuốc ức chế men chuyển angiotensine.

Cơ chế tác động dược lý:

Perindopril là thuốc ức chế men chuyển angiotensine I thành angiotensine II, chất gây co mạch đồng thời kích thích sự bài tiết aldosterone ở vỏ thượng thận.

Kết quả là:

– giảm bài tiết aldostérone,

– tăng hoạt động của rénine trong huyết tương, aldost rone không còn đóng vai trò kiểm tra ngược âm tính,

– giảm tổng kháng ngoại biên với tác động ưu tiên trên cơ và trên thận, do đó không gây giữ muối nước hoặc nhịp tim nhanh phản xạ trong điều trị lâu dài.

Tác động hạ huyết áp của perindopril cũng được thể hiện ở những bệnh nhân có nồng độ rénine thấp hoặc bình thường.

Perindopril tác động qua trung gian của một chất chuyển hóa có hoạt tính là perindoprilate, các chất chuyển hóa khác không có hoạt tính.

Các đặc trưng của tác động hạ huyết áp:

Perindopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp: nhẹ, vừa và nặng; Perindopril được ghi nhận làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, ở tư thế nằm và tư thế đứng.

Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 đến 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ.

Khả năng ức chế men chuyển còn rất cao ở thời điểm giờ thứ 24: nằm trong khoảng 80%. Ở những bệnh nhân có đáp ứng, huyết áp được trở lại bình thường sau 1 tháng điều trị, và duy trì ở mức ổn định không tái lại.

Khi ngưng thuốc không xảy ra hiện tượng huyết áp tăng vọt trở lại.

Perindopril có đặc tính giãn mạch, khôi phục lại tính đàn hồi của động mạch lớn và làm giảm phì đại thất trái.

Cơ chế tác động trên huyết động ở bệnh nhân suy tim:

Perindopril làm giảm hoạt động của tim:

– do tác động làm giãn tĩnh mạch, do điều chỉnh sự chuyển hóa của prostaglandine: giảm tiền gánh

– do giảm tổng kháng ngoại biên: giảm hậu gánh.

Các nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân suy tim cho thấy rằng:

– giảm áp lực đổ đầy thất trái và phải,

– giảm tổng kháng ngoại biên,

– tăng lưu lượng tim và cải thiện chỉ số tim,

– tăng lưu lượng máu đến cơ.

Các nghiệm pháp gắng sức cũng được cải thiện.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Dùng đường uống, perindopril được hấp thu nhanh chóng. Tỷ lệ hấp thu chiếm 65 đến 70% liều dùng.

Perindopril được thủy phân thành perindoprilate, là một chất ức chế chuyên biệt men chuyển angiotensine. Thức ăn có thể làm thay đổi lượng perindoprilate hình thành. Đỉnh hấp thu của perindoprilate trong huyết tương đạt được sau 3 đến 4 giờ. Gắn kết với protéine huyết tương dưới 30% nhưng lệ thuộc vào nồng độ.

Sau khi dùng perindopril với liều duy nhất hàng ngày trong nhiều ngày, tình trạng cân bằng được ổn định lại trung bình sau khoảng 4 ngày. Thời gian bán hủy của perindoprilate trong khoảng 24 giờ. Các nồng độ của perindoprilate trong huyết tương cao một cách đáng kể ở bệnh nhân có thanh thải creatinine dưới 60 ml/phút, do suy thận hoặc do cao tuổi. Sự đào thải thuốc cũng chậm ở bệnh nhân suy thận.

Sự thanh thải perindopril do thẩm phân là 70 ml/phút.

Ở bệnh nhân xơ gan, động học của perindopril có thay đổi: thanh thải qua gan của phân tử mẹ giảm còn phân nửa. Tuy nhiên, lượng perindoprilate hình thành không giảm và không cần thiết phải chỉnh liều.

Thuốc ức chế men chuyển qua được nhau thai.

CHỈ ĐỊNH

– Cao huyết áp.

– Suy tim sung huyết.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Quá mẫn cảm với perindopril.

– Tiền sử bị phù mạch (phù Quincke) có liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyển.

– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú : xem Lúc có thai và Lúc nuôi con bú.

Chống chỉ định tương đối:

– Hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận trong trường hợp chỉ còn duy nhất

một quả thận làm việc.

– Tăng kali huyết.

– Phối hợp với thuốc lợi tiểu tăng kali huyết, muối kali và lithium : xem Tương tác thuốc.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Cơ địa bị suy giảm miễn dịch: nguy cơ bị giảm bạch cầu trung tính/mất bạch cầu hạt.

Các thuốc ức chế men chuyển đôi khi ngoại lệ có thể gây mất bạch cầu hạt và/hoặc gây suy tủy khi chúng được sử dụng:

  • ở liều cao,
  • ở bệnh nhân suy thận phối hợp với các bệnh hệ thống, được điều trị bằng thuốc làm giảm miễn dịch và/hoặc những thuốc có khả năng gây giảm bạch cầu.

Việc chấp hành tốt các chế độ liều lượng khuyến cáo có thể ngăn ngừa tốt nhất việc xảy ra các tai biến trên. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc ức chế men chuyển trên nhóm bệnh nhân này, cần cân nhắc kỹ giữa hiệu quả điều trị và các nguy cơ.

Phù mạch (phù Quincke):

  • Phù mạch ở mặt, đầu chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản đôi khi cũng được ghi nhận trong một số hiếm trường hợp điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, kể cả perindopril. Trong những trường hợp này, phải ngưng ngay perindopril và theo dõi bệnh nhân cho đến khi hết hẳn phù. Nếu chỉ bị phù ở mặt và lưỡi, có thể tự khỏi không cần phải điều trị, có thể dùng các thuốc kháng histamine để làm dịu các triệu chứng.
  • Không được tiếp tục kê toa thuốc ức chế men chuyển ở những bệnh nhân này
  • Bệnh nhân đã có tiền sử bị phù Quincke không liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyển cũng có nguy cơ cao khi dùng loại thuốc này.

Lọc máu:

  • Các phản ứng giống phản vệ (phù lưỡi và môi với khó thở và giảm huyết áp) cũng được ghi nhận khi làm thẩm phân dùng màng có tính thấm cao (polyacrylonitrile) ở những bệnh được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển. Nên tránh phối hợp này.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

– Ho khan được ghi nhận khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển, có đặc tính dai dẳng và khỏi khi ngưng thuốc.

– Trẻ em: hiệu lực và mức độ dung nạp của perindopril ở trẻ em chưa được thiết lập.

– Trường hợp suy tim, mất muối-nước, v.v. : nguy cơ bị hạ huyết áp và/hoặc suy thận.

Có sự kích thích hệ thống rénine-angiotensine-aldosterone đã được ghi nhận, đặc biệt ở bệnh nhân bị mất muối-nước quan trọng, ở bệnh nhân có huyết áp động mạch ban đầu thấp, trường hợp bị hẹp động mạch thận, suy tim sung huyết hoặc xơ gan cổ trướng phù báng.

Thuốc ức chế men chuyển có thể phong bế hệ thống này, nhất là trong lần sử dụng đầu tiên và trong hai tuần lễ đầu điều trị, có thể gây ra tụt huyết áp đột ngột và/hoặc, mặc dù rất hiếm và thời hạn thay đổi, tăng creatinine huyết tương gây suy thận chức năng đôi khi cấp tính.

Trong những trường hợp nêu trên, cần bắt đầu điều trị với liều thấp và tăng từ từ

– Người già: cần đánh giá chức năng thận và kali huyết trước khi bắt đầu điều trị (xem Liều lượng và Cách dùng). Liều ban đầu được điều chỉnh lại sau đó tùy theo đáp ứng về huyết áp

– Trường hợp suy thận (thanh thải creatinine dưới 60 ml/phút) : giảm liều. Ở những bệnh nhân này và ở những bệnh nhân bị bệnh cầu thận, nên theo dõi định kì kali và créatinine (xem Liều lượng và Cách dùng).

– Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch: do nguy cơ bị hạ huyết áp có thể xảy ra trên tất cả bệnh nhân, cần phải đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc suy tuần hoàn não, bằng cách bắt đầu điều trị ở liều thấp.

– Bệnh nhân bị cao huyết áp do thận : Khi điều trị phải dùng liều ban đầu thấp và theo dõi chức năng thận cũng như kali huyết, một vài bệnh nhân có thể bị tăng suy thận chức năng, tuy nhiên sẽ hồi phục lại khi ngưng điều trị.

– Bệnh nhân suy tim nặng (giai đoạn IV) hoặc đái tháo đường lệ thuộc insuline (có khuynh hướng tăng kali huyết): khi điều trị phải được theo dõi y khoa chặt chẽ và liều ban đầu phải thấp.

– Bệnh nhân cao huyết áp với suy mạch vành: không ngưng thuốc chẹn bêta; phối hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc chẹn bêta.

– Ghép thận hoặc thẩm phân máu:

  • Thiếu máu với giảm hàm lượng hemoglobine đã được ghi nhận, và giảm nhiều nếu dùng liều ban đầu cao. Tác dụng này dường như không phụ thuộc vào liều lượng nhưng có liên quan đến cơ chế tác động của các thuốc ức chế men chuyển.
  • Việc giảm này ở mức độ trung bình, xảy ra trong thời hạn khoảng 1 đến 6 tháng, sau đó ở mức ổn định. Sẽ khỏi sau khi ngưng điều trị. Việc điều trị có thể được áp dụng nhưng cần phải kiểm tra máu thường xuyên.

– Can thiệp phẫu thuật: trường hợp có dùng thuốc gây vô cảm, và thường xảy ra hơn khi sử dụng các loại thuốc gây vô cảm có thể gây hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển là nguồn gốc của việc hạ huyết áp. Nên ngưng điều trị nếu có thể

LÚC CÓ THAI

Các nghiên cứu trên thú vật cho thấy không có tác dụng gây quái thai, nhưng có độc tính trên phôi thai của nhiều loài.

Ở phụ nữ có thai được điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển:

  • chưa có nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi
  • một vài quan sát riêng rẽ ở phụ nữ có thai trong ba tháng đầu cho thấy rằng nói chung có thể bảo đảm về phương diện không gây quái thai ngoại trừ một vài trường hợp dị dạng vòm sọ có liên quan đến việc dùng lâu dài thuốc ức chế men chuyển trong thời gian mang thai.
  • dùng thuốc trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, và nhất là nếu tiếp tục cho đến khi sinh, dễ có nguy cơ gây tổn thương thận có thể gây giảm chức năng thận của bào thai với đôi khi bị thiểu ối, suy thận ở trẻ sơ sinh, với hạ huyết áp và tăng kali huyết, thậm chí vô niệu (có hồi phục hoặc không).

LÚC NUÔI CON BÚ

Do thiếu số liệu, chống chỉ định perindopril cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Khuyên không nên phối hợp:

– Thuốc lợi tiểu tăng kali huyết (spironolactone, triamtérène, một mình hoặc phối hợp…), kali (dạng muối): tăng kali huyết (có thể gây tử vong), nhất là ở bệnh nhân suy thận (phối hợp tác động làm tăng kali huyết).

– Lithium: tăng lithium huyết có thể đến ngưỡng gây độc (do giảm bài tiết lithium ở thận). Nếu bắt buộc phải dùng thuốc ức chế men chuyển, cần theo dõi sát lithium huyết và điều chỉnh liều.

Cần thận trọng khi phối hợp:

– Thuốc trị đái tháo đường (insuline, sulfamide hạ đường huyết)

– Baclofène : tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu thấy cần.

– Thuốc lợi tiểu: nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp tính khi dùng thuốc ức chế men chuyển trường hợp bệnh nhân trước đó đã bị mất muối-nước.

Một số phối hợp cũng cần nên lưu ý :

– Thuốc kháng viêm không stéroide (do suy luận từ indométacine): giảm tác dụng hạ huyết áp (do thuốc kháng viêm không stéroide gây ức chế các prostaglandine có tác dụng giãn mạch và phénylbutazone gây giữ muối-nước).

– Thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine (ba vòng), thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng).

– Corticoide, tétracosactide: giảm tác dụng hạ huyết áp (do corticoide gây giữ muối-nước).

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Về phương diện lâm sàng:

  • Nhức đầu, suy nhược, cảm giác chóng mặt, rối loạn tính khí và/hoặc rối loạn giấc ngủ, vọp bẻ.
  • Hạ huyết áp theo tư thế hoặc không (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).
  • Phát ban ngoài da.
  • Đau bao tử, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, thay đổi vị giác.
  • Ho khan được ghi nhận khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Ho có tính chất dai dẳng và sẽ khỏi khi ngưng điều trị. Nguyên nhân do thuốc phải được xét đến khi có những triệu chứng trên.
  • Ngoại lệ: phù mạch (phù Quincke): xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng.

Bài viết COVERSYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Acid Acetylsalicilic (Aspirin) https://benh.vn/thuoc/acid-acetylsalicilic-aspirin/ Sun, 10 Sep 2023 03:00:44 +0000 http://benh2.vn/thuoc/acid-acetylsalicilic-aspirin/ Aspirin thuộc nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid được dùng cho các triệu chứng đau do viêm khớp, đau cơ, đau răng, đau do chấn thương; các trường hợp nhức đầu, cảm cúm thông thường. Ngoài ra Aspirin còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và được chỉ định trong 1 […]

Bài viết Acid Acetylsalicilic (Aspirin) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Aspirin thuộc nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không steroid được dùng cho các triệu chứng đau do viêm khớp, đau cơ, đau răng, đau do chấn thương; các trường hợp nhức đầu, cảm cúm thông thường. Ngoài ra Aspirin còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và được chỉ định trong 1 số bệnh tim mạch.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg. Viên nén nhai được: 75 mg, 81 mg. Viên nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg. Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg.

Cơ chế tác dụng

Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Aspirin được hấp thu nhanh với mức độ cao. Ở người lớn, nồng độ điều trị của acid salicylic 30 – 60 mg/lít huyết tương cho tác dụng giảm đau và hạ sốt, và 40 – 100 mg/lít huyết tương cho tác dụng chống viêm. Do đó liều aspirin thường dùng cho người lớn là 500 mg để giảm đau nhẹ và vừa hoặc để giảm sốt và cho nồng độ salicylat 30 – 60 mg/lít huyết tương trong vòng nửa giờ, tồn tại trong 3 – 4 giờ. Ðối với bệnh thấp khớp, nồng độ này không đủ, thường phải tăng liều hàng ngày tối đa tới 6 g. Liều trên 1 g không làm tăng thêm tác dụng giảm đau.

Trong khi được hấp thu qua thành ruột, cũng như khi ở gan và máu, aspirin được thủy phân thành acid salicylic, có cùng tác dụng dược lý như aspirin. Với liều 500 mg aspirin, nửa đời huyết tương là 20 – 30 phút với aspirin, và 2,5 – 3 giờ với acid salicylic. Khi dùng liều cao hơn, nửa đời acid salicylic dài hơn. Aspirin chỉ thải trừ qua thận dưới dạng salicylat tự do hoặc liên hợp.

Aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase, do đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Các tế bào có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới sẽ có thể tiếp tục tổng hợp prostaglandin, sau khi nồng độ acid salicylic giảm. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới, do đó cyclooxygenase bị ức chế không thuận nghịch, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành. Như vậy aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành.

Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai trò rất quan trọng trong duy trì lưu thông máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim, suy gan, hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ nước và suy tim cấp tính.

Chỉ định

Aspirin được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt. Vì có tỷ lệ cao về tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, nên aspirin hay được thay thế bằng paracetamol, dung nạp tốt hơn. Aspirin cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.

Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.

Aspirin cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.

Chống chỉ định

Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trước đây. Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin, do nguy cơ gây hen thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan. Những người không được dùng aspirin còn gồm người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và xơ gan.

Thận trọng

Cần thận trọng khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu hoặc khi có nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid và các glucocorticoid. Khi điều trị cho người bị suy tim nhẹ, bệnh thận hoặc bệnh gan, đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần quan tâm xem xét cẩn thận nguy cơ giữ nước và nguy cơ giảm chức năng thận.Ở trẻ em khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye, vì vậy đã hạn chế nhiều chỉ định dùng aspirin cho trẻ em. Người cao tuổi có thể dễ bị nhiễm độc aspirin, có khả năng do giảm chức năng thận. Cần phải dùng liều thấp hơn liều thông thường dùng cho người lớn.

Thời kỳ mang thai

Aspirin ức chế cyclooxygenase và sự sản sinh prostaglandin; điều này quan trọng với sự đóng ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi. Do đó, không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Aspirin vào trong sữa mẹ, nhưng với liều điều trị bình thường có rất ít nguy cơ xảy ra tác dụng có hại ở trẻ bú sữa mẹ.

Tác dụng không mong muốn

Phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu.

Tần số ADR phụ thuộc vào liều. Có tới 5% tổng số người được điều trị có ADR. Thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa (4%) và ở liều cao (trên 3 g một ngày), tỷ lệ người có ADR là trên 50% tổng số người được điều trị.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột.
  • Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi.
  • Da: Ban, mày đay.
  • Huyết học: Thiếu máu tan máu.
  • Thần kinh – cơ và xương: Yếu cơ.
  • Hô hấp: Khó thở.
  • Khác: Sốc phản vệ.
  • Hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Thiếu sắt.
  • Huyết học: Chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
  • Gan: Ðộc hại gan.
  • Thận: Suy giảm chức năng thận.
  • Hô hấp: Co thắt phế quản.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn (liều dùng cho người cân nặng 70 kg).

Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn triệu chứng.

Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 – 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

Ða số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số người có bệnh tiến triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) như muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt methotrexat.

ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 – 150 mg/ngày.

Trẻ em:

Giảm đau/hạ nhiệt: Uống 50 – 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 6 lần, không vượt quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhưng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.

Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 – 100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 – 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng lên, nếu cần.

Bệnh Kawasaki:

Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 – 120 mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tương.

Trong giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 – 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa.

Tương tác thuốc

Nói chung nồng độ salicylat trong huyết tương ít bị ảnh hưởng bởi các thuốc khác, nhưng việc dùng đồng thời với aspirin làm giảm nồng độ của indomethacin, naproxen, và fenoprofen. Tương tác của aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu, và với methotrexat, thuốc hạ glucose máu sulphonylurea, phenytoin, acid valproic làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết thanh và tăng độc tính. Tương tác khác của aspirin gồm sự đối kháng với natri niệu do spironolacton và sự phong bế vận chuyển tích cực của penicilin từ dịch não – tủy vào máu. Aspirin làm giảm tác dụng các thuốc acid uric niệu như probenecid và sulphinpyrazol.

Ðộ ổn định và bảo quản

Cần bảo quản aspirin ở nơi khô và mát. Trong không khí ẩm, thuốc thủy phân dần dần thành acid salicylic và acetic và có mùi giống như giấm; nhiệt làm tăng tốc độ thủy phân. Bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh, không để đóng băng. Không dùng nếu thuốc có mùi giống như giấm mạnh.

Benh.vn

Bài viết Acid Acetylsalicilic (Aspirin) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Verapamil – thuốc điều trị đau thắt ngực https://benh.vn/thuoc/verapamil/ Tue, 29 Aug 2023 03:05:17 +0000 http://benh2.vn/thuoc/verapamil/ Thuốc Verapamil chữa đau thắt ngực các dạng: Cơn đau do gắng sức, cơn đau không ổn định, cơn đau Prinzmetal. Chữa cơn tim nhanh kịch phát trên thất, và phòng tái diễn. Tên chung quốc tế: Verapamil. Loại thuốc: Thuốc chẹn kênh calci: Chống loạn nhịp, đau thắt ngực, tăng huyết áp. Dạng thuốc […]

Bài viết Verapamil – thuốc điều trị đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Verapamil chữa đau thắt ngực các dạng: Cơn đau do gắng sức, cơn đau không ổn định, cơn đau Prinzmetal. Chữa cơn tim nhanh kịch phát trên thất, và phòng tái diễn.

Tên chung quốc tế: Verapamil.

Loại thuốc: Thuốc chẹn kênh calci: Chống loạn nhịp, đau thắt ngực, tăng huyết áp.

Dạng thuốc và hàm lượng

Hoạt chất: Verapamil hydroclorid.

Viên bao 40 mg, 80 mg, 120 mg.

Viên nén giải phóng kéo dài: 120 mg, 180 mg, 240 mg.

Thuốc tiêm: Ống 5 mg/2 ml; 10 mg/4 ml và lọ 5 mg/2 ml; 20 mg/4 ml. Mỗi ml dung dịch chứa 2,5 mg verapamil hydroclorid và 8,5 mg natri clorid hòa tan trong nước cất pha tiêm, pH 4,1 – 6,0.

Cơ chế tác dụng thuốc Verapamil

Verapamil là một thuốc chẹn kênh calci, ngăn cản dòng Ca2+ đi qua kênh, chậm vào tế bào thần kinh dẫn truyền và tế bào cơ tim (tác dụng chống loạn nhịp) và vào tế bào cơ trơn thành mạch (tác dụng giãn mạch).

Trong suy mạch vành, verapamil làm giảm tiêu thụ oxygen của cơ tim trực tiếp bằng can thiệp vào quá trình chuyển hóa tiêu thụ oxygen của cơ tim và gián tiếp bằng giảm hậu gánh; verapamil làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn cản co thắt động mạch vành.

Verapamil làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi và như vậy làm giảm hậu gánh.

Verapamil có tác dụng chống loạn nhịp tim mạnh, đặc biệt đối với loạn nhịp tim trên thất. Thuốc kéo dài dẫn truyền xung động trong nút nhĩ thất và do đó, tùy theo loại loạn nhịp nhanh, phục hồi nhịp xoang và/hoặc làm chậm tần số thất (thuốc chống loạn nhịp nhóm IV).

Dược động học thuốc Verapamil

Trên 90% liều uống được hấp thu, khả dụng sinh học khoảng 20 – 35% vì chuyển hóa bước đầu qua gan nhanh; nếu dùng kéo dài hoặc tăng liều, khả dụng sinh học có thể tăng. Tiêm tĩnh mạch, thuốc được chuyển hóa rất nhanh. Khi tiêm truyền ở người, thuốc đào thải qua 2 pha: Pha sớm, nửa đời thải trừ khoảng 4 phút; pha cuối, 2 – 5 giờ. Nếu uống 1 liều; nửa đời thải trừ: 2,8 – 7,4 giờ; nếu cho liều lặp lại, nửa đời thải trừ: 4,5 – 18 giờ. Vòng bán hủy có thể kéo dài ở người cao tuổi.

Thời gian thuốc bắt đầu tác dụng: 1 – 2 giờ sau khi uống và trong vòng 1 – 5 phút khi tiêm tĩnh mạch.

Gắn với protein: Xấp xỉ 90%.

Khoảng thời gian tác dụng:

Dạng uống: Viên nén: 8 – 10 giờ; viên nang hoặc viên nén giải phóng kéo dài: 24 giờ.

Dạng tiêm tĩnh mạch: Chống loạn nhịp: khoảng 2 giờ; huyết động: 10 – 20 phút.

Ðào thải: Qua thận, dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp: 70%; dạng không chuyển hóa: 3%; qua mật/phân: 9 – 16%.

Thận nhân tạo không đào thải verapamil.

Chỉ định thuốc Verapamil

Ðau thắt ngực các dạng: Cơn đau do gắng sức, cơn đau không ổn định, cơn đau Prinzmetal.

Chữa cơn tim nhanh kịch phát trên thất, và phòng tái diễn.

Nhịp thất nhanh trong cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ.

Tăng huyết áp vô căn.

Chống chỉ định thuốc Verapamil

Rối loạn dẫn truyền nặng: blốc nhĩ thất độ 2 và 3 (trừ khi người bệnh có đặt máy tạo nhịp); blốc xoang nhĩ; hội chứng suy nút xoang (hội chứng tim chậm – tim nhanh).

Suy tim mất bù. Nhịp nhanh thất.

Hạ huyết áp (huyết áp tâm thu < 90 mmHg). Sốc do tim.

Rung hoặc cuồng động nhĩ kèm hội chứng Wolf – Parkinson – White (hội chứng tiền kích thích): Nguy cơ gây nhịp nhanh thất.

Nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng: Tim chậm, hạ huyết áp nhiều, suy thất trái.

Dị ứng với verapamil. Không dùng verapamil tiêm tĩnh mạch cùng với thuốc chẹn beta – adrenergic.

Thận trọng khi dùng thuốc Verapamil

Cần theo dõi và tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân. Cần nhớ là độ an toàn và hiệu quả tương quan với liều. Vì hiệu lực và tính an toàn của liều cao (uống trên 480 mg/ngày) còn chưa được xác định, phải thận trọng, không nên vượt. Vì verapamil chuyển hóa chủ yếu ở gan, nên nửa đời thải trừ kéo dài 14 – 16 giờ ở những người bệnh suy gan nặng. Giảm dẫn truyền thần kinh cơ. Suy thận.

Thận trọng với trẻ em và người cao tuổi.

Thời kỳ mang thai

Chưa có công trình nào được kiểm chứng đầy đủ về dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, nên thuốc chỉ dùng khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Verapamil được bài tiết vào sữa mẹ. Thuốc có tiềm năng gây phản ứng phụ cho trẻ nhỏ, khi mẹ dùng verapamil thì không nên cho con bú.

Tác dụng không mong muốn thuốc Verapamil (ADR)

Phản ứng không mong muốn ít xảy ra khi thuốc được dùng với liều điều trị. Một số phản ứng gặp khi tiêm tĩnh mạch nhiều hơn khi uống thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tuần hoàn: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm (< 50 lần/phút), blốc nhĩ thất hoàn toàn.

Toàn thân: Ðau đầu, mệt mỏi. Thần kinh: Chóng mặt. Hô hấp: Khó thở. Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn. Da: Phát ban.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Ðỏ bừng. Tuần hoàn: Bốc nhĩ thất độ 2 và độ 3, hạ huyết áp thế đứng.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Nhịp tim nhanh, co giật (đường tiêm).

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi hạ huyết áp nặng hoặc blốc nhĩ thất hoàn toàn xảy ra sau khi uống verapamil, cần phải cấp cứu ngay: Truyền tĩnh mạch noradrenalin bitartrat, atropin sulfat hoặc calci gluconat, (các thuốc đều dùng ở liều thường dùng).

Với những người bệnh bị bệnh cơ tim phì đại cần sử dụng các thuốc kích thích alpha giao cảm (phenylephedrin hydroclorid, metaraminol bitartrat, hoặc methoxamin hydroclorid) để duy trì huyết áp (không dùng isoprenalin và noradrenalin). Nếu cần hỗ trợ thêm, có thể dùng dopamin hoặc dobutamin. Ðiều trị thực tế dựa trên tình trạng lâm sàng và kinh nghiệm của thầy thuốc điều trị.

Liều lượng và cách dùng thuốc Verapamil

Thuốc Verapamil có liều lượng và cách dùng cho từng thể bệnh, đối tượng khác nhau.

Dùng thuốc Verapamil viên nén

Ðau thắt ngực: Liều thường dùng là 80 – 120 mg x 3 lần/ngày. Liều 40 mg x 3 lần/ngày cho những người bệnh tăng đáp ứng với verapamil (người suy chức năng gan, tuổi già…). Sự phân định liều phải dựa trên hiệu quả điều trị và độ an toàn sau 8 giờ dùng thuốc. Liều lượng có thể tăng lên từng ngày, chẳng hạn với người bệnh đau thắt ngực không ổn định, hoặc hàng tuần cho đến khi có đáp ứng lâm sàng tốt nhất.

Loạn nhịp: Liều đối với người bệnh bị rung nhĩ mạn đã điều trị digitalis là 240 – 320 mg/ngày, chia 3 – 4 lần. Liều điều trị cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (người bệnh không dùng digitalis) là 240 – 480 mg, chia 3 – 4 lần. Nhìn chung, tác dụng tối đa của bất cứ liều nào đã cho đều đạt được trong 48 giờ đầu điều trị.

Tăng huyết áp: Liều phụ thuộc vào từng người bệnh. Liệu pháp với một thuốc thường dùng ban đầu 80 mg x 3 lần/ngày. Người bệnh cao tuổi, người bệnh tầm vóc nhỏ: 40 mg x 3 lần/ngày. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong tuần đầu điều trị.

Dùng thuốc Verapamil viên nén tác dụng kéo dài

Ðau thắt ngực và tăng huyết áp: Liều ban đầu 180 mg/ngày. Thuốc phải nuốt, không nhai. Người bệnh cao tuổi và người tầm vóc nhỏ: liều ban đầu 120 mg/ngày. Tùy theo đáp ứng của người bệnh, liều có thể tăng dần theo công thức:

240 mg cho mỗi buổi sáng.

180 mg/sáng + 180 mg/tối.

240 mg/sáng + 180 mg/tối.

240 mg cứ 12 giờ/lần.

Thuốc tiêm tĩnh mạch: Dùng để chuyển nhanh cơn nhịp tim nhanh kịch phát trên thất (bao gồm cả hội chứng tiền kích thích) sang nhịp xoang; dùng để khống chế tạm thời cơn nhịp nhanh thất trong cuồng động nhĩ và/hoặc rung nhĩ trừ khi có kết hợp với hội chứng tiền kích thích (hội chứng WPW). Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trên 2 phút, theo dõi liên tục điện tâm đồ và huyết áp. Thuốc được chỉ định tại bệnh viện có đầy đủ phương tiện cấp cứu.

Liều dùng thuốc Verapamil người lớn

Liều ban đầu 5 – 10 mg (0,075 – 0,15 mg/kg thể trọng). Liều nhắc lại: 10 mg (0,15 mg/kg thể trọng), sau liều đầu 30 phút, nếu thấy đáp ứng chưa đủ. Chưa xác định được thời gian tối ưu cho các liều tiêm tiếp theo.

Trẻ em: Liều đầu: 0 – 1 tuổi: 0,1 – 0,2 mg/kg thể trọng, (liều thông thường 0,75 – 2 mg), tiêm ít nhất trong 2 phút và theo dõi liên tục điện tâm đồ; 1 – 15 tuổi: 0,1 – 0,3 mg/kg thể trọng, (liều thông thường 2 – 5 mg); không dùng quá 5 mg. Liều nhắc lại: 0 – 1 tuổi: 0,1 – 0,2 mg/kg thể trọng, 30 phút sau liều đầu không kết quả và liên tục theo dõi điện tâm đồ; 1 – 15 tuổi: 0,1 – 0,3 mg/kg thể trọng, không quá 10 mg/liều.

Tương tác thuốc Verapamil

Dùng với thuốc chẹn beta, verapamil gây nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất, suy thất trái, làm giảm độ thanh thải của propranolol, metoprolol.

Với digitalis: Có thể dùng verapamil cho người bệnh điều trị bằng digitalis nếu liều digoxin được điều chỉnh tốt. Tuy vậy, dùng verapamil dài ngày có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết thanh 50 – 75% ở tuần đầu điều trị và có thể dẫn đến ngộ độc digitalis. Cần điều chỉnh liều.

Với các thuốc chống tăng huyết áp khác như các thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), verapamil làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp.

Dùng phối hợp với thuốc chống loạn nhịp tim như flecainid có thể gây sốc tim, suy tim; với quinidin, gây hạ huyết áp mạnh.

Với ceftriaxon và clindamycin, gây blốc nhĩ thất hoàn toàn.

Thuốc chống động kinh: Phenobarbital và phenytoin làm tăng độ thanh thải, giảm khả dụng sinh học của verapamil.

Muối calci có tính chất dược lý đối kháng với verapamil nên được dùng để điều trị các phản ứng có hại của verapamil. Uống calci adipinat và calciferol đã gây rung nhĩ tái phát ở người đang dùng verapamil để điều trị duy trì rung nhĩ.

Thuốc ức chế thụ thể H2 làm giảm độ thanh thải và tăng nửa đời thải trừ của verapamil do ức chế enzym oxy hóa ở gan.

Ðộ ổn định và bảo quản

Trước khi sử dụng thuốc tiêm phải kiểm tra độ trong; thuốc bị biến màu phải loại bỏ vì mất tác dụng. Dung dịch thuốc tiêm ổn định tối thiểu trong 24 giờ ở nhiệt độ 250C và tránh ánh sáng.

Bảo quản thuốc viên ở nhiệt độ 15 – 30oC, tránh ánh sáng và ẩm.

Tương kỵ

Verapamil kết tủa ở pH > 6. Thuốc tương kỵ với dung dịch aminophylin, natri bicarbonat, co-trimoxazol, albumin, amphotericin B, hydralazin hydroclorid, natri nafcilin.

Quá liều và xử trí

Phải coi tất cả các trường hợp quá liều là nặng và phải được theo dõi liên tục ít nhất 48 giờ ở bệnh viện. Các biểu hiện lâm sàng muộn có thể thấy khi dùng viên tác dụng kéo dài. Verapamil làm chậm chuyển động dạ dày, ruột.

Ðiều trị: rửa dạ dày, uống than hoạt. Ðiều trị hỗ trợ tim: Kích thích beta giao cảm hoặc tiêm tĩnh mạch dung dịch calci (calci gluconat 10%).

Nếu có các phản ứng nặng về tim mạch, xem mục Hướng dẫn cách xử trí ADR.

Bài viết Verapamil – thuốc điều trị đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hoạt huyết Phúc Hưng https://benh.vn/thuoc/hoat-huyet-phuc-hung/ https://benh.vn/thuoc/hoat-huyet-phuc-hung/#comments Wed, 05 Jul 2023 18:01:56 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=70823 Bài thuốc cổ phương Hoạt Huyết Phúc Hưng là một sản phẩm từ thảo dược đã được sử dụng và phát triển qua nhiều năm kinh nghiệm. Bài thuốc này có thành phần hoàn toàn từ các loại thảo dược và có tác dụng bổ huyết, tăng cường sự lưu thông và hoạt động của […]

Bài viết Hoạt huyết Phúc Hưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bài thuốc cổ phương Hoạt Huyết Phúc Hưng là một sản phẩm từ thảo dược đã được sử dụng và phát triển qua nhiều năm kinh nghiệm. Bài thuốc này có thành phần hoàn toàn từ các loại thảo dược và có tác dụng bổ huyết, tăng cường sự lưu thông và hoạt động của máu trong cơ thể, giúp phòng chống tắc nghẽn mạch và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới các cơ quan, tổ chức và tế bào, đồng thời hỗ trợ cho sự hoạt động tốt của cơ thể.

hoat-huyet-phuc-hung

Giới thiệu Hoạt Huyết Phúc Hưng

Theo YHCT, khí là soái của huyết, khí thúc đẩy huyết lưu thông để đi nuôi dưỡng cơ thể. Khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ứ. Khí  huyết ngưng trệ khi đó tuần hoàn não bị rối loạn, máu lưu thông kém, tế bào và mô không được nuôi dưỡng, chất thải ứ đọng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau như: Thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi…

Hoạt Huyết Phúc Hưng là bài thuốc cổ phương, thành phần hoàn toàn từ thảo dược được đúc kết nhiều năm kinh nghiệm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ, phòng chống tắc nghẽn mạch, thúc đẩy lưu thông máu tới các cơ quan, tổ chức và từng tế bào giúp cơ thể hoạt động tốt.

Dạng trình bày

Viên nén bao phim . Hộp 2 vỉ x 20 viên , hộp 5 vỉ x 20 viên

Dạng đăng kí

Thuốc không kê đơn

Thành phần Hoạt huyết Phúc Hưng

Bột mịn Đương quy 120mg
Ngưu tất 400mg
Xuyên khung 300mg
Thục địa 400mg
Ích mẫu 300mg
Tá dược vđ 1 viên

Chỉ định

Hoạt huyết Phúc Hưng giúp hóa ứ, hành huyết, bổ huyết, do đó hiệu quả cho các trường hợp sau :

– Thiểu năng tuần hoàn não gây: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ, mất ngủ, căng thẳng thần kinh.

– Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi gây: Tay chân tê bì, mất thăng băng khi thay đổi tư thế, chóng mệt mỏi khi lao động, đau nhức cơ bắp.

– Dùng cho những trường hợp đau mỏi xương khớp; chân tay nặng nề, đau nhức

Chống chỉ định

Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người đang có xuất huyết

Liều và cách dùng Hoạt Huyết Phúc Hưng

Uống sau bữa ăn

– Người lớn uống ngày  9 – 12 viên, chia làm 3 lần.

– Trẻ em ngày uống 6 viên, chia làm 3 lần

Chú ý đề phòng và thận trọng

Chưa có báo cáo nào về sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú

Chưa có báo cáo về tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Tương tác thuốc

Chưa ghi nhận báo cáo nào về tương tác thuốc

Tác dụng không mong muốn

Chưa có báo cáo nào về tác dụng không mong muốn của thuốc. Nếu thấy có bất cứ tác dụng không mong muốn nào xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc cần báo cho dược sĩ và bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời

Quá liều

Chưa có báo cáo nào về trường hợp dùng thuốc quá liều. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc cần báo cho dược sĩ và bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Giá bán Hoạt Huyết Phúc Hưng năm 2019

Hoạt huyết Phúc Hưng hộp 5 vỉ x 20 viên có giá 91,500 đồng

Bài viết Hoạt huyết Phúc Hưng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/hoat-huyet-phuc-hung/feed/ 2
LABETALOL HYDROCLORID https://benh.vn/thuoc/labetalol-hydroclorid/ Fri, 09 Jun 2023 03:03:15 +0000 http://benh2.vn/thuoc/labetalol-hydroclorid/ Tên chung quốc tế: Labetalol. Loại thuốc: Thuốc chống tăng huyết áp; thuốc chẹn beta – không chọn lọc. Dạng thuốc và hàm lượng Viên bao phim: 100 mg, 200 mg, 300 mg hoặc 400 mg labetalol hydroclorid. Thuốc tiêm, đường tĩnh mạch: 5 mg/ml labetalol hydroclorid, trong lọ 20 ml, 40 ml hoặc 50 […]

Bài viết LABETALOL HYDROCLORID đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tên chung quốc tế: Labetalol.

Loại thuốc: Thuốc chống tăng huyết áp; thuốc chẹn beta – không chọn lọc.

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên bao phim: 100 mg, 200 mg, 300 mg hoặc 400 mg labetalol hydroclorid.

Thuốc tiêm, đường tĩnh mạch: 5 mg/ml labetalol hydroclorid, trong lọ 20 ml, 40 ml hoặc 50 ml và trong ống tiêm chứa sẵn thuốc đơn liều, 4 ml hoặc 8 ml.

Cơ chế tác dụng

Labetalol là đại diện cho loại thuốc có tác dụng đối kháng cạnh tranh ở cả các thụ thể adrenergic alpha – 1 và beta. Thuốc dùng ở lâm sàng là một hỗn hợp racemic của 4 chất đồng phân lập thể.

Tác dụng dược lý của thuốc phức tạp, vì mỗi chất đồng phân có hoạt tính tương đối khác nhau. Tác dụng của hỗn hợp gồm chẹn chọn lọc thụ thể alpha – 1 (so sánh với thụ thể alpha – 2), chẹn thụ thể beta – 1 và beta – 2, hoạt tính chủ vận một phần ở thụ thể beta – 2, và ức chế sự thu nạp noradrenalin bởi tế bào thần kinh (tác dụng giống cocain). Hiệu lực của hỗn hợp về chẹn beta – adrenergic gấp 5 đến 10 lần so với chẹn alpha – adrenergic. Labetalol còn có tác dụng trực tiếp gây giãn mạch và do vậy làm giảm sức cản ngoại biên.

Tác dụng của labetalol trên cả các thụ thể adrenergic alpha – 1 và beta góp phần làm hạ huyết áp ở người tăng huyết áp. Chẹn thụ thể alpha – 1 dẫn đến giãn cơ trơn động mạch và giãn mạch, đặc biệt ở tư thế đứng. Chẹn beta – 1 cũng góp phần vào tác dụng hạ huyết áp, một phần do chẹn kích thích phản xạ giao cảm tim. Thêm vào đó, hoạt tính giống thần kinh giao cảm nội tại của labetalol ở thụ thể beta – 2 có thể góp phần làm giãn mạch.

Labetalol được dùng có hiệu quả dưới dạng uống để điều trị tăng huyết áp mạn tính và dưới dạng tiêm tĩnh mạch để điều trị cấp cứu tăng huyết áp có hiệu quả. Labetalol làm hạ huyết áp nhanh hơn so với các loại chẹn beta khác. Tác dụng hạ huyết áp đầy đủ thấy trong vòng 1 – 3 giờ sau khi uống 1 liều.

Dược động học

Labetalol được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nhưng vì có sự thanh thải khi qua gan bước đầu lớn, nên khả dụng sinh học khi uống trung bình chỉ bằng 18 ± 5%, và thay đổi nhiều. Khả dụng sinh học có thể tăng khi uống thuốc với thức ăn. Gắn với protein huyết tương ở mức độ vừa: 50%.

Sau khi uống, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng 40 phút đến 2 giờ; tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 20 phút đến 2 giờ, đạt tối đa trong vòng 1 – 4 giờ, và kéo dài tùy theo liều trong khoảng 8 – 12 giờ hoặc 12 – 24 giờ tương ứng với liều 200 hoặc 300 mg. Sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 2 – 5 phút, đạt tối đa trong vòng 5 – 15 phút, và kéo dài 2 – 4 giờ.

Sau khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố trung bình là 9,4 ± 3,4 lít/kg. Nửa đời thải trừ là 4,9 ± 2 giờ. Nửa đời thải trừ của thuốc có vẻ không thay đổi ở người suy thận hoặc gan, nhưng có thể tăng ở người suy thận nặng. Ðộ thanh thải toàn phần: 25 ± 10 ml/phút cho 1kg.

Labetalol chuyển hóa nhanh và nhiều ở gan do biến đổi oxy hóa và liên hợp glucuronid; tốc độ chuyển hóa bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lưu lượng máu ở gan. Khoảng 55 – 60% liều thuốc bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng chất liên hợp glucuronid, trong vòng 24 giờ, và khoảng 30% bài tiết qua phân trong vòng 4 ngày. Dưới 5% liều thuốc bài tiết qua nước tiểu ở dạng không thay đổi.

Chỉ định

Viên nén labetalol hydroclorid dùng điều trị tăng huyết áp. Có thể dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt với thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai.

Thuốc tiêm labetalol hydroclorid được chỉ định để điều trị tăng huyết áp nặng.

Chống chỉ định

Hen phế quản, suy tim rõ, blốc tim độ II và III, sốc do tim, nhịp tim chậm nhiều, những bệnh khác kết hợp với hạ huyết áp nặng, kéo dài và người có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng

Người có suy giảm chức năng tim, vì có thể thúc đẩy suy tim sung huyết; người có suy giảm chức năng gan, vì chuyển hóa của thuốc có thể giảm. Khi dự kiến ngừng thuốc sau thời gian dài điều trị với labetalol, đặc biệt ở người có bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, phải giảm dần liều trong thời gian 1 – 2 tuần; theo dõi cẩn thận và khuyên người bệnh tạm thời hạn chế hoạt động thể lực.

Nếu dùng labetalol uống cho người bị co thắt phế quản không do dị ứng (ví dụ, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng), phải sử dụng liều thấp nhất để ức chế ít nhất hoạt tính chủ vận beta – adrenergic.

Dùng thận trọng cho người bị đái tháo đường đang dùng thuốc hạ đường huyết, đặc biệt ở người có bệnh không ổn định, vì labetalol có thể che lấp dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết cấp tính; cần điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết.

Nếu tiếp tục dùng labetalol ở người phải mổ lớn, phải báo cho bác sỹ gây mê biết, vì có thể xảy ra hạ huyết áp nghiêm trọng, kéo dài và khó khăn trong việc phục hồi hoặc duy trì nhịp đập của tim.

Chỉ dùng labetalol đường tĩnh mạch cho người bệnh nằm trong bệnh viện; ở người tăng huyết áp nặng, phải dùng liều thích hợp để đạt mức giảm huyết áp mong muốn trong thời gian dài bao nhiêu tùy theo trạng thái lâm sàng của người bệnh. Người bệnh phải nằm lâu có thể tới 3 giờ sau khi tiêm, truyền thuốc đường tĩnh mạch, vì triệu chứng hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra.

Thời kỳ mang thai

Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm chứng về việc dùng labetalol ở phụ nữ mang thai. Vì các thuốc chẹn beta có tác dụng không mong muốn trên thai và các thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu trong nhau thai với hậu quả nghiêm trọng, nên chỉ dùng labetalol trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích có thể đạt được trội hơn nguy cơ có thể xảy ra với thai.

Thời kỳ cho con bú

Một lượng nhỏ labetalol phân bố trong sữa mẹ, nhưng không chắc có nguy cơ tác dụng không mong muốn trên trẻ nhỏ bú sữa mẹ. Phải dùng thận trọng labetalol ở phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Phần lớn tác dụng không mong muốn của labetalol đều nhẹ, nhất thời, và xảy ra sớm trong tiến trình điều trị. Có thể chia ADR thành 3 nhóm (theo thứ tự tần số giảm dần): tác dụng không đặc hiệu, tác dụng liên quan với hoạt tính chẹn alpha – adrenergic, và tác dụng liên quan với hoạt tính chẹn beta – adrenergic của thuốc.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, phù. Thần kinh trung ương: Hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Nội tiết và chuyển hóa: Giảm khả năng tình dục. Tiêu hóa: Buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, vị giác khác thường. Thần kinh – cơ và xương: Dị cảm. Hô hấp: Khó thở, ngạt mũi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Thần kinh trung ương: Ngủ lơ mơ. Da: Ban. Tiêu hoá: ỈA chảy, nôn. Mắt: Thị giác không bình thường.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng

Labetalol hydroclorid thường dùng uống, nhưng có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm liên tục.

Liều lượng

Liều uống người lớn: Chống tăng huyết áp nặng:

  • Ban đầu: Uống, 100 mg, 2 lần/ngày, hiệu chỉnh liều với lượng tăng thêm 100 mg, 2 lần/ngày, cứ 2 hoặc 3 ngày hiệu chỉnh một lần cho tới khi đạt hiệu quả mong muốn.
  • Duy trì: Uống, 200 mg đến 400 mg, 2 lần/ngày.
  • Ghi chú: Có thể chia thành 3 lần uống trong ngày khi có tác dụng phụ như buồn nôn hoặc chóng mặt. Trong tăng huyết áp nặng, có thể cần dùng liều 1,2 đến 2,4g một ngày, chia 2 hoặc 3 lần uống.

Liều tiêm người lớn: Chống tăng huyết áp nặng:

  • Tiêm tĩnh mạch, 20 mg (0,25 mg/kg cho một người cân nặng 80 kg) tiêm chậm trong 2 phút; có thể tiêm bổ sung 40 mg và 80 mg cứ 10 phút một lần cho tới khi đạt mức huyết áp mong muốn hoặc tổng liều 300 mg, hoặc có thể:
  • Truyền tĩnh mạch, với tốc độ 0,5 mg đến 2 mg/phút, hiệu chỉnh liều tùy theo đáp ứng; tổng liều cần thiết có thể từ 50 đến 300 mg.
  • Ghi chú: Người cao tuổi có thể tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với liều thường dùng cho người lớn.
  • Tìm hiểu thêm về bệnh tăng huyết áp

Tương tác thuốc

Dùng đồng thời labetalol với thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giảm huyết áp khác có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp; cần hiệu chỉnh liều cẩn thận. Phải rất thận trọng khi sử dụng đồng thời labetalol và thuốc chẹn kênh – calci vì tác dụng điều trị và ADR của 2 thuốc cộng hợp.

Dùng đồng thời labetalol tĩnh mạch và thuốc gây mê halothan gây tác dụng hiệp đồng hạ huyết áp; phải hiệu chỉnh nồng độ halothan.

Uống đồng thời cimetidin làm tăng sinh khả dụng. Uống đồng thời glutethimid làm giảm sinh khả dụng của labetalol uống. Phải hiệu chỉnh cẩn thận liều lượng labetalol.

Labetalol có thể đối kháng với tác dụng giãn phế quản do thuốc chủ vận beta – adrenergic ở người bệnh bị co thắt phế quản; có thể cần dùng liều lớn hơn thuốc giãn phế quản chủ vận beta – adrenergic ở người bệnh dùng labetalol.

Dùng đồng thời labetalol với nitroglycerin có thể gây tác dụng cộng hợp hạ huyết áp.

Dùng đồng thời với thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây tăng tỷ lệ run.

Benh.vn

Bài viết LABETALOL HYDROCLORID đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thuốc Concor – điều trị tăng huyết áp và phòng bệnh đau thắt ngực https://benh.vn/thuoc/thuoc-concor-dieu-tri-tang-huyet-ap-va-phong-benh-dau-that-nguc/ Wed, 31 May 2023 03:11:28 +0000 http://benh2.vn/thuoc/concor/ Thành phần thuốc Concor: Bisoprolol fumarate Viên bao dễ bẻ 5 mg: vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ Thành phần Cho 1 viên Bisoprolol fumarate    5 mg Dược lực Chẹn beta 1 chọn lọc cao trên tim. Bisoprolol ức chế đặc hiệu tác động của catecholamine tại các thụ thể adrenergic b1. Nó không có […]

Bài viết Thuốc Concor – điều trị tăng huyết áp và phòng bệnh đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thành phần thuốc Concor: Bisoprolol fumarate

Viên bao dễ bẻ 5 mg: vỉ 10 viên, hộp 3 vỉ

Thành phần

Cho 1 viên Bisoprolol fumarate    5 mg

Dược lực

Chẹn beta 1 chọn lọc cao trên tim.

Bisoprolol ức chế đặc hiệu tác động của catecholamine tại các thụ thể adrenergic b1. Nó không có tác dụng giao cảm nội sinh, và cũng không có tác dụng ổn định màng hay ức chế tim trực tiếp.

Đặc tính “chọn lọc” trên cơ tim của bisoprolol không ảnh hưởng đến chuyển hóa glucide và không có ảnh hưởng đến tác dụng giãn phế quản. Bisoprolol ức chế những cơn cao huyết áp đột ngột do gắng sức và kích thích.

Tác dụng của bisoprolol uống một viên mỗi ngày kéo dài 24 giờ.

Những khảo cứu thực hiện với Bisoprolol cho thấy tác dụng như nhau ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn tuổi đã có cao huyết áp.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu

Sinh khả dụng của bisoprolol rất cao (88%) và không bị ảnh hưởng do sự khác biệt giữa các nhóm cá thể. Hấp thu của thuốc không bị thay đổi bởi thức ăn. Nồng độ trong huyết tương tối đa đạt được sau 2, 6 giờ sau khi uống.

Phân bố

Thể tích phân bố là 216 lít. Liên kết với proteine huyết tương yếu (30%) giúp bisoprolol phân bố thuận lợi ở mô.

Chuyển hóa

Bisoprolol được chuyển hóa khoảng 40% ở gan và chuyển thành chất không còn hoạt tính

Thời gian bán hủy huyết tương và độ thanh thải

Thời gian bán hủy huyết tương của bisoprolol khoảng 11 giờ nên cho phép tác dụng chống tăng huyết áp dùng 1 liều mỗi ngày. Độ thanh thải của gan và thận gần như tương đương với nhau.

Sự bài tiết

Khoảng 50% liều dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Những chất chuyển hóa tạo thành ở gan cũng được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.

Sau khi dùng đường uống, dược động học của bisoprolol là tuyến tính trong giới hạn liều lượng 5 đến 40 mg.

CHỈ ĐỊNH

– Cao huyết áp.

– Phòng những cơn đau thắt ngực.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tuyệt đối:

– Bloc nhĩ thất độ cao, không dùng máy.

– Nhịp tim chậm mức độ nặng, dưới 45-50 lần/phút.

– Suy tim ứ huyết không kiểm soát.

– Kết hợp với floctafenine

Tương đối:

– Kết hợp với amiodarone

– Suyễn.

LIỀU SỬ DỤNG

Cao huyết áp động mạch:

Liều lượng thường dùng là 1 viên 5 mg mỗi ngày vào buổi sáng.

Tuy nhiên trong trường hợp nặng, liều cần thiết có thể là 10 mg.

Ngoài ra, tác dụng cộng hưởng có thể đạt được khi kết hợp với các thuốc lợi tiểu.

Liều lượng trong trường hợp suy thận:

Trường hợp suy thận nhẹ hay vừa (ClCr > 20 ml/phút): không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng.

Trường hợp suy thận nặng (ClCr <= 20 ml/phút), thời gian bán thải chỉ hơi kéo dài: trong những trường hợp như vậy, cần khuyến cáo không nên vượt quá liều thường ngày là 5 mg Bisoprolol và chia đôi để dùng 2 lần/ngày.

Trường hợp suy gan: không cần hiệu chỉnh

Phòng ngừa những cơn đau thắt ngực: liều dùng là 1 viên 5 mg. Mỗi ngày uống 1 lần duy nhất, có thể dùng 2 viên mỗi ngày nếu cần thiết.

Đề phòng và thận trọng lúc dùng

Đề phòng

Trong điều trị cơn đau thắt ngực không nên ngưng thuốc đột ngột, vì ngưng thuốc đột ngột có thể đưa đến những rối loạn nhịp trầm trọng, nhồi máu cơ tim, đột tử.

Các vận động viên cần lưu ý rằng biệt dược này chứa hoạt chất có thể đưa đến phản ứng dương tính ở những test được thực hiện khi kiểm tra doping.

Thận trọng lúc dùng

  • Những trường hợp ngưng thuốc chẹn beta, nên giảm dần liều lượng, đặc biệt trong điều trị cơn đau thắt ngực và cao huyết áp vì có thể có dấu hiệu cường giao cảm.
  • Theo dõi sự xuất hiện dấu hiệu suy tim.
  • Dùng thận trọng trong bệnh phế quản tắc nghẽn, khi đã có tiền căn kích thích phế quản. Nên thử nghiệm chức năng hô hấp trước khi sử dụng thuốc.
  • Dùng thận trọng trong bloc nhĩ thất độ 1.
  • Trường hợp suy thận nặng (Clcr<= 20 ml/phút) cần phải theo dõi chặt chẽ. Ngược lại, suy thận nhẹ hay trung bình không cần thiết phải thay đổi liều, cũng như số lần sử dụng
  • Sử dụng thận trọng trong trường hợp có hiện tượng Raynaud.
  • Việc sử dụng thuốc chẹn beta trong điều trị cao huyết áp do u tuyến thượng thận đòi hỏi những thận trọng đặc biệt.

Sơ sinh:

Ở trẻ sơ sinh mà mẹ đang điều trị, tác dụng của thuốc chẹn beta kéo dài nhiều ngày sau khi sinh: thường lượng thuốc đọng lại không gây hậu quả lâm sàng, nhưng có thể gây suy tim do các phản ứng tim mạch còn bù kém, cần phải nhập viện săn sóc đặc biệt để đề phòng suy tim sung huyết (nguy cơ phù phổi cấp). Ngoài ra chậm nhịp tim, suy hô hấp, hạ đường huyết cũng được báo cáo. Do đó cần theo dõi nghiêm ngặt trẻ sơ sinh (tần số tim, đường huyết) trong 3 đến 5 ngày đầu đời.

Gây mê tổng quát:

Trường hợp phẫu thuật, bác sĩ cần báo cho chuyên viên gây mê hồi sức biết là có sử dụng Bisoprolol. Ngưng dùng thuốc chẹn beta 48 giờ trước cuộc gây mê. Ở bệnh nhân suy mạch vành nặng, cần thiết tiếp tục điều trị đến khi phẫu thuật, để tránh những nguy cơ liên quan đến ngưng đột ngột thuốc chẹn beta

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

Lúc có thai: Những kết quả nghiên cứu thực hiện ở động vật không cho thấy tác dụng gây quái thai. Hiện tại không có các dữ liệu ở người.

Lúc nuôi con bú: Thuốc chẹn beta được bài tiết ở sữa. Nguy cơ xuất hiện hạ đường huyết và chậm nhịp tim chưa được đánh giá. Vì vậy nên tránh cho con bú trong lúc điều trị.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp

– Floctafenine : trường hợp sốc hay hạ huyết áp do floctafenine, giảm phản ứng còn bù tim mạch bởi thuốc chẹn beta.

Không nên phối hợp

– Amiodarone: rối loạn hệ co thắt, hệ tự động hay hệ dẫn truyền (giảm cơ chế giao cảm bù trừ).

Thận trọng khi phối hợp

– Chẹn kênh calci: có nguy cơ rối loạn hệ tự động, hệ dẫn nút, nhĩ thất, tăng khả năng suy tim (do tác dụng cộng hưởng). Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ đặc biệt ở người lớn tuổi và lần đầu điều trị.

– Chống loạn nhịp tim nhóm Ia (quinidine, hydroquinidine, disopyramide) và nhóm Ic (propafenone): nguy cơ rối loạn hệ co thắt, hệ tự động, hệ dẫn truyền (mất cơ chế giao cảm bù trừ). Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

– Thuốc gây mê halogen: phản ứng tim mạch còn bù bị giảm. Thông báo cho chuyên viên gây mê về việc dùng bisoprolol.

– Clonidine: khi ngưng đột ngột điều trị clonidine, áp suất động mạch tăng nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ xuất huyết não do tác dụng giao cảm.

– Baclofene: tăng tác dụng hạ áp, có thể gây hạ áp quá mức

– Insuline và sulfamide hạ đường huyết: tất cả các chất chẹn beta đều có thể che dấu một số triệu chứng hạ đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân và tăng cường kiểm soát đường huyết ở giai đoạn đầu điều trị.

– Thuốc bao vết loét dạ dày ruột (aluminium hydroxyde): có thể làm giảm hấp thu thuốc chẹn beta, nên dùng chất chống acide cách xa thuốc chẹn beta (ví dụ 2 giờ).

– Lidocạne: tăng nồng độ huyết tương của lidocạne dẫn đến có thể gia tăng những tác dụng ngoại ý về thần kinh và tim mạch.

– Thuốc cản quang gốc iode: trong trường hợp sốc hay hạ áp do chất cản quang gốc iode, thuốc chẹn beta làm giảm những phản ứng bù trừ về tim mạch. Nếu có thể thì ngưng điều trị chẹn beta trước khi chụp Xquang

Lưu ý khi phối hợp

– Indomethacine và NSAIDs khác: có nguy cơ giảm tác dụng hạ áp.

– Thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm họ imipramine (loại ba vòng): tăng tác dụng hạ áp và nguy cơ gia tăng hạ huyết áp thế đứng.

– Corticọde, tetracosactide (đường toàn thân): giảm tác dụng hạ áp.

– Dihydropyridine: nguy cơ hạ áp quá mức, trụy tim mạch ở những bệnh nhân suy tim tiềm tàng hay không kiểm soát được.

– Mefloquine: nguy cơ chậm nhịp tim.

Tác dụng không mong muốn

Thông thường là nhẹ:

  • Rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, buồn nôn, mửa, tiêu chảy.
  • Suy nhược ở giai đoạn đầu điều trị.
  • Mất ngủ, ác mộng.
  • Hội chứng Raynaud và dị cảm đầu chi.

Nhưng cũng có thể gặp các tác dụng phụ nặng như:

  • Bloc nhĩ-thất, chậm nhịp tim trầm trọng, tụt huyết áp.
  • Suy tim.
  • Cơn suyễn.
  • Hạ đường huyết.
  • Quá mẫn

Quá liều

Trong trường hợp tim đập chậm hoặc hạ huyết áp quá mức, có thể dùng:

  • Atropine 1 mg đến 2 mg tiêm tĩnh mạch.
  • Nếu cần thiết, tiếp theo có thể dùng isoprenaline hay orciprenaline.

Trong trường hợp tim mất bù ở trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị bằng thuốc chẹn beta:

  • Glucagon với liều lượng 0,3 mg/kg (liều lượng dùng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường).
  • Nhập viện ở khoa ICU
  • Isoprenaline
  • Tìm hiểu thêm về bệnh tim mạch

Hãng xản xuất: Merck KGaA

Bài viết Thuốc Concor – điều trị tăng huyết áp và phòng bệnh đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Zestril 5mg https://benh.vn/thuoc/zestril-5mg/ Mon, 24 Apr 2023 03:05:20 +0000 http://benh2.vn/thuoc/zestril-5mg/ Zestril được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận. Nó có thể được dùng một mình hoặc phối hợp với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Dạng bào chế Viên nén 5 mg: Hộp 2 vỉ x 14 viên Viên nén 10 […]

Bài viết Zestril 5mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Zestril được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận. Nó có thể được dùng một mình hoặc phối hợp với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Dạng bào chế

Viên nén 5 mg: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Viên nén 10 mg: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Viên nén 20 mg: Hộp 2 vỉ x 14 viên

Zestril thuộc danh mục thuốc kê đơn

Nhà sản xuất: AstraZeneca Singapore Pte., Ltd

Giá thuốc Zestril 5mg năm 2019

220.000 đồng/1 hộp 2 vỉ x 14 viên

Dược lực học

Lisinopril ức chế ACE angiotensin (ACE), là enzym nội sinh có vai trò chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin I tăng trong một số bệnh như suy tim và bệnh thận, do đáp ứng với tăng renin. Angiotensin II kích thích tăng trưởng cơ tim, gây phì đại cơ tim và gây co mạch, tăng huyết áp. Thuốc ức chế ACE làm giảm nồng độ angiotensin II và aldosteron. Do đó làm giảm ứ natri và nước, giãn mạch ngoại vi, giảm sức cản ngoại vi.

Trong cao huyết áp

Thuốc ức chế ACE thường làm giảm huyết áp trừ khi tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát.

Trong suy tim

Các thuốc ức chế ACE làm giảm hậu gánh và giảm căng thành mạch ở thì tâm thu. Làm làm tăng cung lượng và chỉ số tim, tăng sức co bóp của tim và tăng thể tích tâm thu. Làm giảm tiền gánh và giảm căng thành mạch tâm trương. Cải thiện được huyết động tốt hơn. Do đó tăng khả năng gắng sức và ức chế hệ thần kinh giao cảm mạnh hơn. Lưu lượng máu ở não và mạch vành vẫn duy trì tốt ngay cả khi huyết áp bị hạ.

Trong nhồi máu cơ tim

Các thuốc ức chế ACE là thuốc chuẩn trong điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim, được dùng trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu cơn nhồi máu. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng dự phòng nhồi máu cơ tim.

Trong bệnh thận do đái đường

Lisinopril và các ức chế ACE đã chứng tỏ làm chậm suy thận trong bệnh thận do đái tháo đường. Thuốc ức chế ACE có thể làm chậm bệnh thận mạn tiến triển, như trong đái tháo đường. Do đó, trừ khi có chống chỉ định, người bị bệnh thận do đái tháo đường (dù huyết áp bình thường hay tăng) nên được điều trị bằng thuốc ức chế ACE.

Dược động học

Hấp thu

Lisinopril được hấp thu chậm và không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của lisinopril rất khác nhau giữa các cá thể, có thể từ 6 – 60% liều dùng được hấp thu, nhưng trung bình khoảng 25%. Thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa. Bản thân lisinopril có sẵn hoạt tính khi vào trong cơ thể không cần phải qua quá trình chuyển hóa mới có hoạt tính như một số thuốc ức chế ACE khác. Ðạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 7 giờ và duy trì tác dụng khoảng 24 giờ.

Phân bố

Lisinopril không liên kết với protein huyết tương.

Thải trừ

Thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng không biến đổi. Nửa đời thải trừ sau khi uống nhiều liều ở người bệnh có chức năng thận bình thường là 12 giờ. Có thể loại bỏ lisinopril bằng thẩm tách máu.

Chỉ định

Tăng huyết áp: Zestril đươc chỉ định trong điều trị tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận. Nó có thể đươc dùng một mình hoăc phối hợp với các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Suy tim sung huyết: dùng trong kiểm soát suy tim sung huyết, hỗ trợ cho điều trị bằng thuốc lợi tiểu và digitalis khi thích hợp.

Nhồi máu cơ tim cấp: Zestril được chỉ định điều trị ở bệnh nhân có huyết động học ổn định trong vòng 24 giờ trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp, ngăn ngừa hậu quả của tình trạng rối loạn chức năng thất trái hay suy tim và cải thiện sự sống sốt. Bệnh nhân nên được dùng phối hợp với thuốc ly giải huyết khối aspirin và/hoặc thuốc chẹn thụ thể beta.

Biến chứng trên thận của bệnh tiểu đường: Ở bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin có huyết áp bình thường và bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin có tăng huyết áp vừa mới chớm mắc bệnh lý thận được đặc trưng bởi vi albumin niệu, Zestril làm giảm tốc độ tiết albumin niệu.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng ‘zestril’ ở các bệnh nhân

  • Quá mẫn vớI bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân có tiền sử phù mạch do điều trị trước đó với một thuốc ức chế ACE
  • Bệnh nhân phù mạch di truyền hoặc vô căn.

Không dùng cho người bệnh bị hẹp lỗ van động mạch chủ, hoặc bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp động mạch thận hai bên hoặc ở một thận đơn độc, các bệnh nhân có tiền sử phù mạch do điều trị trước đó với một thuốc ức chế ACE và ở bệnh nhân phù mạch di truyền hoặc vô căn và người bệnh quá mẫn với thuốc.

Liều dùng & cách dùng

Lisinopril là thuốc ức chế ACE có tác dụng kéo dài, vì vậy thuốc được dùng đường uống và ngày dùng 1 lần.

Điều trị tăng huyêt áp vô căn:

Liều thông thường: Liều khởi đầu: 10mg/ngày. Liều duy trì: 20mg/ngày. Liều sử dụng nên được điều chỉnh theo đáp ứng của huyết áp. Nếu không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn sau 2-4 tuần: có thể tăng liều tối đa 80mg/ngày.

Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu: Nên ngưng thuốc lợi tiểu 2-3 ngày trước khi bắt đầu điều trị bằng Zestril. Ở bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngưng thuốc lợi tiểu, nên dùng Zestril với liều khởi đầu 5mg. Liều Zestril tiếp theo nên điều chỉnh tuỳ theo đáp ưng của huyết áp. Nếu cần thiết, có thể tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu.

Điều chỉnh liều luợng ở bệnh nhân tổn thương thận: liều khởi đầu ở bệnh nhân suy thận phải dược dựa trên độ thanh thải creatinine (ml/phút):

  • Độ thanh thải creatinine <10ml/phút: 2.5 mg
  • Độ thanh thải creatinine 10-30ml/phút: 2.5 – 5 mg
  • Độ thanh thải creatinine 31-70 ml/phút: 5 – 10 mg

Liều sử dụng và/hoặc số lần dùng thuốc cần được điều chỉnh theo đáp ứng về huyết áp và có thể được tăng dần cho đến khi kiểm soát được huyết áp hoặc tới liều tối đa 40mg/ngày.

Tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận:

Có thể có đáp ứng quá mức với liều khởi đầu thấp hơn 2,5 –5mg. Sau đó liều lượng sẽ đươc điều chỉnh theo đáp ứng của huyết áp.

Điều trị suy tim sung huyết:

Liều khởi đầu 2,5 mg/ngày. Trong các thử nghiệm lâm sàng, liều lượng đã được điều chỉnh mỗi 4 tuần với những bệnh nhân cần có hiệu quả điều trị cao hơn. Việc điều chỉnh liều lượng phải dựa trên đáp ứng lâm sàng đối với từng bệnh nhân. Liều thông thường có hiệu quả từ 5-20 mg mỗi ngày uống một lần.

Ở bệnh nhân có nguy cơ cao tụt huyết áp có triệu chứng, ví dụ bệnh nhân thiếu muối có hay không có giảm natri, bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn hoặc bênh nhân đã được điều trị tích cực bằng thuốc lợi tiểu, cần điều chỉnh các rối loạn này trước khi điều trị với Zestril. Tác dụng của liều khởi đầu Zestril trên huyết áp phải được theo dõi cẩn thận.

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp:

Điều trị bằng Zestril có thể khởi đầu trong vòng 24 giờ từ khi khởi phát các triệu chứng.

  • Liều khởi đầu: 5 mg qua đường uống; sau 24h: 5 mg; sau 48h: 10 mg; các ngày sau đó: 10mg/ngày.
  • Bệnh nhân có huyết áp 120mmHg nên dùng liều thấp 2,5 mg đường uống khi khởi đầu điều trị hay trong vòng 3 ngày đầu tiên sau khi nhồi máu. Nếu hạ huyết áp xảy ra (huyết áp tâm thu  100mmHg) liều duy trì hàng ngày nên được giảm tạm thời xuống còn 2,5mg nếu cần thiết. Nếu hạ huyết áp kéo dài xảy ra (huyết áp tâm thu < 90mmHg kéo dài hơn 1h), nên ngừng dùng thuốc.
  • Liều nên được dùng liên tục trong 6 tuần.

Biến chứng trên thận của bệnh nhân tiểu đường:

Ở bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin có huyết áp bình thường, liều hàng ngày 10 mg/ngày, có thể tăng lên 20 mg/ngày nếu cần thiết, để đạt được huyết áp tâm trương ở tư thế ngồi < 75mmHg.

Ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin bị tăng huyết áp, dùng phác đồ liều lượng như trên để đạt đến huyết áp tâm trương ở tư thế ngồi < 90mmHg.

Sử dụng ở trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của viêc sử dụng Zestril ở trẻ em chưa được xác lập

Sử dụng ở người cao tuổi: Trong các nghiên cứu lâm sàng, không có sự thay đổi nào liên quan đến tuổi tác bệnh nhân về hiệu quả và tính an toàn của thuốc. Tuy nhiên khi tuổi cao làm giảm chức năng thận, nên tuân theo sự điều chỉnh liều cho bệnh nhân tổn thương thận; sau đó liều lượng nên được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của huyết áp.

Thận trọng

Tụt huyết áp có triệu chứng

Dễ xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp dùng Zestril nếu bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn; ví dụ do thuốc lợi tiểu, chế độ ăn hạn chế muối, thẩm phân tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Ở bệnh nhân suy tim sung huyết có hay không có suy thận kèm theo, tụt huyết áp có triệu chứng cũng đã được ghi nhận. Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn ở bệnh nhân suy tim nặng, phản ánh qua việc dùng liều cao thuốc lợi tiểu quai, giảm natri máu hoặc tổn thương chức năng thận.

Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị hạ huyết áp có triệu chứng, việc khởi đầu điều trị và điều chỉnh liều cần được giám sát chặt chẽ. Những biện pháp tương tự cũng được áp dụng ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh mạch máu não, mà ở những bệnh nhân này sự tụt huyết áp quá mức có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc tai biên mạch máu não

Nếu tụt huyết áp xảy ra phải để bệnh nhân nằm ngửa. Nếu cần, truyền tĩnh mạch dung dịch muối sinh lý. Tụt huyết áp thoáng qua không phải là chống chỉ định đối với những liều tiếp theo. Những liều thuốc này có thể được sử dụng không có trở ngại khi huyết áp đã được nâng lên sau khi bù dịch.

Thận trọng ở những bệnh nhân hẹp động mạch chủ hoặc bệnh tâm lý cơ tim phì đại. Ở một số bệnh nhân suy tim sung huyết có huyết áp bình thường hoặc thấp, huyết áp có thể tụt hơn nữa khi dùng Zestril. Tác dụng này đã được biết trước và thường không phải là lí do để ngừng thuốc. Nếu tụt huyết áp có triệu chứng, có thể cần phải giảm liều hoặc ngưng sử dụng Zestril.

Hạ huyết trong nhồi máu cơ tim

Không được khởi đầu điều trị với Lisinopril cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ bị rối loạn huyết động học trầm trọng sau khi điều trị với thuốc giãn mạch.

Nên giảm liều nếu huyết áp tâm thu <120 mmHg. Giảm liều duy trì xuống 5 mg hoặc tạm thời xuống 2,5 mg Hg nếu huyết áp tâm thu < 100 mmHg.
Nếu hạ huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu < 90 mmHg kéo dài hơn 1 giờ) phải ngưng dùng Zestril.

Tổn thương chức năng thận

Ở bệnh nhân suy tim sung huyết, hạ huyết áp khi khởi đầu điều trị bằng thuốc ức chế ACE có thể làm tình trạng tổn thương chức năng thận nặng thêm. Suy thận cấp, thường là có thể hồi phục, đã được ghi nhận trong trường hợp này.

Ở một số bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận của thận đơn độc được điều trị với thuốc ức chế ACE, người ta đã ghi nhận có sự gia tăng urê huyết và creatinine huyết thanh, thường sẽ hồi phục khi ngưng điều trị.

Đặc biệt dễ xảy ra ở bệnh nhân suy thận. Nếu có thêm tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận thì làm tăng nguy cơ tụt huyết áp nặng và suy thận. Ở những bệnh nhân này, nên bắt đầu điều trị ở liều thấp dưới sự giám sát chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng cần thiết. Nên ngưng dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi chức năng thận trong những tuần đầu tiên điều trị với Zestril. Một số bệnh nhân tăng huyết áp mà không có bệnh lý mạch máu thận rõ rệt trước đó có hiện tượng tăng urê huyết và creatinine huyết thanh, thường là nhẹ và thoáng qua, đặc biệt khi Zestril được dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu.

Dễ xảy ra hơn ở bệnh nhân tổn thương thận trước đó. Có thể cần giảm liều và/hoặc ngưng thuốc lời tiểu và/hoặc Zestril. Trong nhồi máu cơ tim cấp, không nên điều trị khởi đầu với lisinoprill ở bệnh nhân có biểu hiện rối loạn chức năng thận, nghĩa là nồng độ creatinine huyết thanh > 177 micromol/lít và/hoặc protein niệu vượt quá 500 mg/24h. Nếu rối loạn chức năng thận phát triển trong suốt quá trình điều trị với Zestril (nồng độ creatinine huyết thanh > 265 micromol/lít hay gấp đôi so với các trị số trước khi điều trị) thì nên xem xét đến việc ngưng dùng Zestril.

Bệnh nhân thẩm phân máu

Các phản ứng phản vệ đã được ghi nhận ở bệnh nhân được thẩm phân máu theo một số phương thức (ví dụ với màng thẩm phân có tốc độ thẩm phân cao AN 69) và điều trị đồng thời với một số thuốc ức chế ACE. Ở những bệnh nhân này cần xem xét việc sử dụng một loại màng thẩm phân khác hoặc nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Quá mẫn/phù mạch: Phù mạch ở mặt, môi, lưỡi, thanh môn và/ hoặc thanh quản đã được ghi nhận trong một số hiếm trường hợp ở những bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế ACE, kể cả Zestril. Trong trường hợp này, cần ngưng dùng Zestril ngay lập tức và tiến hành theo dõi thích hợp để đảm bảo rằng các triệu chứng được giải quyết hoàn toàn trước khi bệnh nhân xuất viện.

Khi đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy xảy ra mà không có nguyên nhân rõ rệt nên xem xét phù mạch ở ruột khi chuẩn đoán và nên ngừng trị bằng thuốc Zestril.

Một số đối tượng khác

Phụ nữ có thai

Việc sử dụng lisinopril trong thai kỳ không được khuyến cáo. Khi phát hiện có thai, phải ngưng lisinopril càng sớm càng tốt. Trừ khi dùng thuốc là thật cần thiết đối với vấn đề sinh tử của người mẹ.

Phụ nữ cho con bú

Người ta chưa biết Zestril có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có nhiều loại thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, nên cần thận trọng khi dùng Zestril ở phụ nữ cho con bú.

Chủng tộc

Thuốc ức chế ACE gây phù mạch ở người da đen với tỉ lệ cao hơn là ở người có màu da khác.

Giải mẫn cảm

Bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE trong quá trình điều trị giải mẫn cảm (ví dụ nọc độc loài hymenoptera) đã có những phản ứng loại phản vệ kéo dài. Cũng ở những bệnh nhân này, các phản ứng này đã không xảy ra khi tạm ngưng thuốc ức chế ACE nhưng xuất hiện khi vô tình sử dụng thuốc trở lại.

Ho

Ho đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc ức chế ACE. Điển hình là ho khan dai dẳng và tự hết khi ngưng thuốc. Ho do thuốc ức chế ACE phải được xem xét khi chuẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ho

Thủ thuật /gây mê

Ở bệnh nhân đại phẫu hoặc trong khi gây mê bằng các thuốc làm hạ huyết áp, Zestril có thể ức chế sự tạo thành angiotensin II thứ phát do phóng thích renin bù trừ. Nếu hạ huyết áp xảy ra và được nghĩ là do cơ chế này thì có thể điều chỉnh bằng cách bồi hoàn thể tích tuần hoàn.

Tương tác thuốc

Thuốc lợi tiểu

Khi thêm một thuốc lợi tiểu vào phác đồ điều trị của bệnh nhân đang sử dụng Zestril, tác dụng điều trị tăng huyết áp thường tăng thêm. Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu và đặc biệt là những bệnh nhân mới dùng lợi tiểu, đôi khi bị tụt huyết áp quá mức khi dùng thêm Zestril. Khả năng bị tụt huyết áp có triệu chứng với Zestril có thể được giảm tối thiểu bằng cách ngưng thuốc lợi tiểu trước khi bắt đầu điều trị với Zestril.

Insulin và các thuốc trị tiểu đường dạng uống

Thuốc ức chế ACE có khả năng làm gia tăng tác dụng hạ đường huyết của insuline và các thuốc trị tiểu đường dạng uống.

Các thuốc khác

Indomethacin có thể làm giảm hiệu lực điều trị tăng huyết áp khi dùng đồng thời với Zestril. Ở một số bệnh nhân có tổn thương chức năng thận đang được điều trị với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), việc sử dụng đồng thời với lisinopril có thể dẫn đến sự suy giảm hơn nữa chức năng thận.

Zestril + nitrates mà không gây ra tương tác ngoại ý nào có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Cũng như với mọi loại thuốc thải natri khác, sự thải lithium có thể giảm. Do đó, phải theo dõi cẩn thận nồng độ lithium huyết thanh nếu có dùng muối lithium.

Mặc dù trên thử nghiệm lâm sàng, kali huyết thanh thường nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên hiện tượng tăng kali máu vẫn xảy ra ở một số bệnh nhân. Các yếu tố nguy cơ gây tăng kali máu bao gồm suy thận, tiểu đường và việc sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ spironolacone, triamterene hoặc amiloride), bổ sung kali hoặc sử dụng các chất thay thế muối có chứa kali. Nếu việc dùng đồng thời Zestril với bất kì thuốc nào đã trình bày trên được cho là cần thiết, thì cần sử dụng cẩn thận và cần theo dõi thường xuyên nồng độ kali huyết thanh. Nếu Zestril dùng với một thuốc lợi tiểu thải kali, tình trạng hạ kali máu do lợi tiểu có thể giảm.

Tác dụng không mong muốn

Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, Zestril thường được dùng nạp tốt. Trong đa số các trường hợp, các tác dụng ngoại ý thường nhẹ và thoáng qua. Các tác dụng ngoại ý thường gặp nhất của Zestril trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng là: chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, ho và buồn nôn. Các tác dụng ngoại ý khác ít gặp hơn là: các tác dụng liên quan tư thế đứng (kể cả tụt huyết áp), nổi mẩn và suy nhược.

Quá mẫn/ phù mạch

Phù thần kinh – mạch ở mặt, môi, lưỡi, thanh môn và/ hoặc thanh quản đã được ghi nhận trong một số trường hợp. Rất hiếm trường hợp có ghi nhận phù mạch ở ruột.

Tim mạch

Nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, có lẽ là thứ phát do tụt huyết áp quá mức ở bệnh nhân có nguy cơ cao. Hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Tiêu hóa

Đau bụng, khó tiêu; khô miệng; viêm gan (thể tế bào gan hoặc ứ mật); vàng da; viêm tuỵ; nôn

Hệ thần kinh

Lú lẫn tâm thần; thay đổi tính tình; dị cảm; chóng mặt; rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ.

Hệ hô hấp

Co thắt phế quản; viêm mũi; viêm xoang

Da

Rụng tóc; toát mồ hôi; ngứa ngáy; mề đay. Vẩy nến và rối loạn da nặng bao gồm bệnh pemphigus, hoại tử biểu bì gây độc, hội chứng stevens –johnson và hồng ban đa dạng

Tiết niệu – sinh dục

Bất lực; thiểu niệu/vô niệu; suy thận cấp; rối loạn chức năng thận; tăng urê huyết.

Phức hợp triệu chứng đã được ghi nhận và có thể bao gồm một/nhiều triệu chứng sau:

Sốt, viêm mạch máu, đau cơ, đau khớp/ viêm khớp, kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính, tăng vận tốc lắng máu ( ESR), tăng bạch cầu ái toan, tăng bạch cầu, nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hoặc các biểu hiện khác ở da có thể xảy ra.

Quá liều

Không có nhiều dữ liệu được ghi nhận về việc sử dụng quá liều Zestril ở người. Các hội chứng liên quan đến quá liều thuốc ức chế ACE có thể bao gồm: hạ huyết áp, sốc tuần hoàn, rối loạn điện giải, suy thận, thở gấp, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim chậm, hoa mặt chóng mặt, lo âu và ho.

Phương pháp điều trị được khuyến cáo đối với quá liều là truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o. Nếu tăng huyết áp xảy ra, nên đặt bệnh nhân nằm ở tư thế chống sốc. Nếu có thể, nên điều trị cùng với angiotensin II và/ hoặc catecholamine tĩnh mạch. Nếu như bệnh nhân đã ăn trước đó, cần dùng các biện pháp để loại bỏ Zestril như gây nôn, rửa dạ dày, uống chất hấp phụ và natri sulfat. Zestril cũng có thể được loại bỏ từ hệ tuần hoàn chung bằng thẩm phân máu. Liệu pháp sử dụng máy trợ tim được chỉ định cho chứng nhịp tim chậm kháng trị. Các dấu hiệu sự sống, nồng độ chất điện giải và creatinine huyết tương nên được giám sát thường xuyên.

Bài viết Zestril 5mg đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
LUOTAI viên nang – Thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ từ Tam thất Vân Nam https://benh.vn/thuoc/luotai/ https://benh.vn/thuoc/luotai/#respond Tue, 02 Aug 2022 16:12:44 +0000 https://benh.vn/?post_type=thuoc&p=71619 Loutai là thuốc được chiết xuất từ củ Tam thất Vân Nam nổi tiếng thế giới. Thuốc Luotai điều trị đột quị, liệt nửa người, nhồi máu não do xơ vữa động mạch và huyết khối, hậu quả của tai biến mạch máu não-tim mạch, rối loạn tiền đình như đau đầu, chúng mặt, hoa […]

Bài viết LUOTAI viên nang – Thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ từ Tam thất Vân Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Loutai là thuốc được chiết xuất từ củ Tam thất Vân Nam nổi tiếng thế giới. Thuốc Luotai điều trị đột quị, liệt nửa người, nhồi máu não do xơ vữa động mạch và huyết khối, hậu quả của tai biến mạch máu não-tim mạch, rối loạn tiền đình như đau đầu, chúng mặt, hoa mắt.

thuoc_luotai_vien_nang_mem

Mô tả thuốc Luotai

Thuốc Luotai có hai dạng là bột đông khô pha tiêm và dạng viên nang mềm. Bài viết này giới thiệu về thuốc Luotai dạng viên nang mềm.

Dạng trình bày thuốc Luotai viên nang mềm

Viên nang mềm Luotai – Mỗi lọ chứa 30 viên nang trong một hộp.

Lưu ý: Luotai là thuốc kê đơn

Thành phần thuốc Luotai viên nang mềm

  • Mỗi viên có chứa: Panax notoginseng saponins 100mg
  • Tá dược: Glycerol, Gelatin, Ethylparaben, Macrogol, nước

Dược động học và dược lực học thuốc Luotai

Thuốc Luotai viên nang mềm có nhiều tác dụng trong đó nổi bật là tác dụng tăng cường tưới máu não, tăng oxy tới não, giúp phục hồi hiệu quả sau tai biến…

Dược lực học thuốc Luotai viên nang mềm

– Chống thiếu máu não, giảm tỉ lệ đột quy gây ra bởi tôn thương do hiện tượng tưới máu lại vùng não bị thiếu máu, làm giảm phù não và giảm Ca trong mô não bị thiếu máu.

– Tăng cường dòng máu não – tim, gây giãn mạch máu não — tim, cải thiện huyết động học.

– Ức chế sự tạo huyết khối (tỉ lệ ức chế đạt 92,1%) và cải thiện hoạt tính của †-PA.

– Ức chế kết tụ tiêu cầu gây ra bởi ADP và acid arachidonic trên thỏ (đạt tới 83,7%)

– Kéo dài thời gian đông máu và bảo vệ tốn thương não khỏi sự thiếu oxy.

– Cải thiện khả năng đề kháng với tình trạng thiếu oxy trên chuột dưới áp xuất bình thường, tăng khả năng đề kháng với tình trạng thiếu oxy của tế bào cơ tim, chống lại tổn thương gây ra bởi sự tái cung cấp Oxy.

Dược động học thuốc Luotai viên nang mềm

Các test thử trên động vật cho thấy Panax notoginseng saponin có tỷ lệ hap thu thấp khi dùng đường uống. Ginsenoside Rg1 hấp thu nhanh chóng tại dạ dày ruột và có thể thầy trong huyết thanh sau 15 phút sau khi uống và đạt nồng độ đỉnh sau 30 phút. Ginsenoside Rg1 phân bố chủ yếu ở gan và thận (3.5+2.0ug/ml và 2.6+1.5yg/ml), cũng có thể thấy ở tim, phổi, tụy va cac tổ chức khác. Sau khi chuyển hóa bởi vi khuẩn tại đường ruột, Ginsenoside Rg1 thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và mật sau 6-12 h.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Luotai viên nang mềm

Thuốc Luotai viên nang mềm được chỉ định trong điều trị và dự phòng các bệnh lý đột quỵ, hậu quả tai biến… Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong các trường hợp nguy cơ xuất huyết.

Chỉ định thuốc Luotai viên nang mềm

  • Đột quị, liệt nửa người, nhồi máu não do xơ vữa động mạch và huyết khối
  • Hậu quả của tai biến mạch máu não-tim mạch
  • Rối loạn tiền đình như đau đầu, chúng mặt, hoa mắt
  • Tắc nghẽn mạch máu võng mạc do huyết khối
  • Bệnh mạch máu tim như đau thắt ngực, đau ngực…

Chống chỉ định thuốc Luotai viên nang mềm

  • Pha cấp của xuất huyết não.
  • Bệnh nhân dị ứng với Panax notoginseng saponin và Panax ginseng saponin

Liều và cách dùng thuốc Luotai viên nang mềm

  • Sử dụng với mục tiêu điều trị: Liều dùng 2 viên/ngày (có thể tới 6 viên/ ngày), đợt điều trị kéo dài 4 tuần.
  • Sử dụng với mục tiêu dự phòng, ngăn ngừa tái phát: Dùng 1- 2 viên/ngày, liệu trình kéo dài nhất 4 tuần hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Những lưu ý khi dùng thuốc Luotai viên nang mềm

Mặc dù thuốc Luotai viên nang mềm có chiết xuất từ tự nhiên, cụ thể là Tam thất Vân Nam nhưng việc sử dụng cần theo hướng dẫn bác sỹ do đây là thuốc kê đơn.

Chú ý đề phòng và thận trọng khi dùng Luotai viên nang mềm

  • Cần sử dụng thận trọng đặc biệt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Trong quá trình điều trị có thể xuất hiện hiện tượng đỏ hoặc sưng nhẹ ở đầu tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Không cần dừng thuốc nếu có nổi mẩn nhẹ tuy nhiên cần ngừng điều trị ngay lập tức nếu có nổi mẩn trầm trọng xảy ra và phải có liệu pháp xử lý thích hợp.
  • Không nên lái xe hoặc làm việc ở độ cao trong thời gian sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc Luotai viên nang mềm

Không có báo cáo được xác nhận trên các tương tác với các loại thuốc hoặc thực phẩm khác.

Tác dụng không mong muốn thuốc Luotai viên nang mềm

Khô họng, đỏ mặt, đánh trống ngực, nổi mẩn có thể xảy ra và sẽ hết sau khi dừng điều trị. Rất hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn.

Quá liều thuốc Luotai viên nang mềm

Không có ghi nhận.

Liều dùng 800mg hàng ngày trong 15 ngày đó được chứng minh là an toàn. Tuy nhiên chỉ số xét nghiệm như ALT, AST, phosphatase kiềm (ALP) và hồng cầu lưới nên được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp quá liều

Bảo quản thuốc: Nơi khô mát, trong hộp kín ở nhiệt độ dưới 30oC

Giá bán lẻ sản phẩm thuốc Luotai viên nang mềm 2022: 270,000 đồng / lọ 30 viên

Bài viết LUOTAI viên nang – Thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ từ Tam thất Vân Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuoc/luotai/feed/ 0
LIPANTHYL https://benh.vn/thuoc/lipanthyl/ Wed, 08 Jun 2022 03:08:09 +0000 http://benh2.vn/thuoc/lipanthyl/ FOURNIER [FOURNIER GROUP VIETNAM] Viên nang 100 mg: hộp 48 viên. Viên nang 300 mg: hộp 30 viên. THÀNH PHẦN cho 1 viên    Fénofibrate   100 mg (Lactose) cho 1 viên    Fénofibrate   300 mg (Lactose) DƯỢC LỰC Thuốc hạ lipide máu. Fénofibrate có thể làm giảm cholestérol máu từ 20 đến 25% và giảm triglycéride máu […]

Bài viết LIPANTHYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
FOURNIER [FOURNIER GROUP VIETNAM]

Viên nang 100 mg: hộp 48 viên.

Viên nang 300 mg: hộp 30 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên    Fénofibrate   100 mg (Lactose)

cho 1 viên    Fénofibrate   300 mg (Lactose)

DƯỢC LỰC

Thuốc hạ lipide máu.

Fénofibrate có thể làm giảm cholestérol máu từ 20 đến 25% và giảm triglycéride máu từ 40 đến 50%.

– Tác dụng giảm cholestérol máu là do làm giảm các phân đoạn gây xơ vữa động mạch có tỉ trọng thấp (VLDL và LDL), cải thiện sự phân bố cholestérol trong huyết tương bằng cách làm giảm tỉ lệ:

cholestérol toàn phần / HDL cholestérol  (tỉ lệ này tăng cao trong bệnh tăng lipide máu gây xơ vữa động mạch)

– Có sự liên quan giữa bệnh tăng lipide máu với xơ vữa động mạch, và giữa xơ vữa động mạch với các nguy cơ tim mạch. Do đó giảm lipide máu sẽ cho tác động có lợi, ngăn ngừa xuất hiện các bệnh tim mạch.

– Điều trị dài hạn sẽ làm giảm đáng kể việc tích trữ cholestérol ở ngoài mạch máu, thậm chí sẽ hết hẳn.

– Thuốc đã được chứng minh có tác động bài acide urique niệu ở những bệnh nhân tăng lipide máu và làm giảm acide urique máu trung bình khoảng 25%.

– Fenofibrate làm tăng các apoproteine A1 và giảm các apoprotéine B, cải thiện tỉ lệ:

Apoprotéine A1 / Apoprotéine B(tỉ lệ này được xem như là một dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch)

– Tác dụng chống kết tập tiểu cầu của fenofibrate đã được chứng minh ở động vật và ở người qua các nghiên cứu lâm sàng, được biểu hiện qua giảm kết tập ADP, acide arachidonique và épinéphrine.

Ở chuột cống: được điều trị bằng fenofibrate, người ta quan sát có giảm 80% tác động của HMG Co-A réductase của các microsome ở gan. Hiện tượng này có thể tham gia vào cơ chế tác động của Lipanthyl.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

– Hấp thu: chất chuyển hóa chính trong huyết tương là acide fenofibrique.

Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khi uống thuốc 5 giờ.

Acide fénofibrique liên kết mạnh với albumine huyết tương và có thể kéo các thuốc kháng vitamine K ra khỏi liên kết với prot ine và làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc này.

– Thời gian bán hủy trong huyết tương: thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương của acide fénofibrique vào khoảng 20 giờ.

– Chuyển hóa và bài tiết: chủ yếu được đào thải qua nước tiểu: 70% trong 24 giờ, 88% trong 6 ngày và mức độ đào thải tối đa là 93% (qua nước tiểu và qua phân). Fénofibrate chủ yếu được bài tiết dưới dạng acide fénofibrique và dẫn xuất liên hợp glucuronic.

Các nghiên cứu dược động học sau khi cho dùng liều duy nhất và điều trị liên tục, đã kết luận rằng không có hiện tượng tích lũy thuốc. Acide fenofibrique không được đào thải khi làm thẩm phân.

CHỈ ĐỊNH

Chứng tăng cholesterol máu (type IIa) và tăng triglyceride máu nội sinh đơn lẻ (type IV) hoặc phối hợp (type IIb và III) ở người lớn, sau khi đã áp dụng chế độ ăn kiêng thích hợp và kiên trì nhưng không hiệu quả (nhất là sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng mà cholesterol máu vẫn còn cao hay khi có những yếu tố nguy cơ phối hợp).

Duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn cần thiết

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Suy gan.

– Suy thận.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

– Dùng fibrate có thể gây một số tổn thương cơ. Các tổn thương này có thể xảy ra thường hơn trong trường hợp có hạ albumine máu.

– Tổn thương cơ thường hay xảy ra ở những bệnh nhân bị đau cơ lan tỏa và gây cảm giác đau cơ và/hoặc tăng đáng kể créatine-kinase có nguồn gốc cơ (hàm lượng cao hơn bình thường khoảng 5 lần); trong những trường hợp này cần phải ngưng điều trị.

– Ngoài ra, nguy cơ bị tổn thương cơ có thể tăng lên trong trường hợp dùng phối hợp với một fibrate khác hoặc với chất ức chế HMG Co-A reductase (xem Tương tác thuốc).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

– Nếu sau 3 đến 6 tháng điều trị mà nồng độ lipide huyết thanh vẫn không giảm một cách khả quan, phải xét đến các phương pháp điều trị bổ sung hay thay bằng các phương pháp điều trị khác.

– Tăng lượng transaminase, thường là tạm thời. Do đó, cần kiểm tra một cách có hệ thống các men transaminase mỗi 3 tháng, trong 12 tháng đầu điều trị; ngưng điều trị nếu ASAT và ALAT tăng trên 3 lần giới hạn thông thường.

– Nếu có phối hợp với thuốc uống chống đông máu, nên tăng cường theo dõi hàm lượng prothrombine thể hiện qua chỉ số INR (xem Tương tác thuốc).

LÚC CÓ THAI

Các kết quả nghiên cứu trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai.

Trong lâm sàng, không thấy thuốc gây dị dạng hoặc độc tính cho thai. Tuy nhiên, không loại trừ được các nguy cơ khi dùng cho phụ nữ có thai.

Không chỉ định dùng fibrate trong lúc mang thai, trừ khi triglyceride máu tăng rất cao (> 10 g/l) sau khi dùng chế độ ăn kiêng vẫn không điều chỉnh được và có nguy cơ viêm tụy cấp.

LÚC NUÔI CON BÚ

Vì thiếu thông tin về sự bài tiết của fénofibrate qua sữa mẹ, không nên chỉ định fénofibrate cho bà mẹ nuôi con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp

Perhexiline: có thể gây viêm gan cấp tính, có khả năng tử vong.

Không nên phối hợp

Các fibrate khác, các chất ức chế HMG Co-A r ductase: có nguy cơ phối hợp các tác dụng ngoại ý trên cơ.

Thận trọng khi phối hợp

Thuốc uống chống đông máu: tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết (do cạnh tranh liên kết với protéine huyết tương).

Kiểm tra thường hơn chỉ số INR và điều chỉnh liều của thuốc uống chống đông máu trong thời gian điều trị bằng f nofibrate và 8 ngày sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này.

TÁC DỤNG PHỤ

Như với tất cả fibrate, đôi khi có ghi nhận gây tổn thương cơ (đau cơ lan tỏa, có cảm giác đau, yếu ớt), ngoại lệ có thể gây tiêu cơ, đôi khi trầm trọng. Đa số thường tự hồi phục khi ngưng thuốc (xem Chú ý đề phòng).

Một số tác dụng ngoại ý khác ít xảy ra và thường là nhẹ, gồm: rối loạn tiêu hóa ở dạ dày hoặc ở ruột, kiểu gây khó tiêu, tăng transaminase (xem Thận trọng lúc dùng), dị ứng ở da.

Tăng chỉ số sinh sỏi mật khi điều trị kéo dài với clofibrate. Tương tự, không thể loại trừ nguy cơ này đối với các loại fibrate khác. Tuy nhiên, nghiên cứu trên 100 đối tượng, không thấy tăng sỏi mật sau 6 năm điều trị với Lipanthyl.

LIỀU DÙNG

Phối hợp với chế độ ăn kiêng. Uống thuốc trong bữa ăn chính.

  • Người lớn: 300 mg/ngày (1 viên 300 mg hoặc 3 viên 100 mg).
  • Trẻ em trên 10 tuổi: tối đa 5 mg/kg/ngày, tương ứng với 1 viên 100 mg/20 kg cân nặng. Dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết LIPANTHYL đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>