Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:38:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/#respond Sat, 06 Apr 2024 05:12:53 +0000 http://benh2.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/ Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào cho đúng?

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Kinh nguyệt không đều là những thay đổi về chu kỳ kinh, lúc thu ngắn lại, khi kéo dài ra khiến người phụ nữ không thể dự đoán kỳ kinh tới có thể xảy ra vào ngày nào.

vong_tron_chu_ky_kinh_nguyet

Nhiều chị em nghĩ rằng kinh nguyệt không đều là trường hợp kinh nguyệt không xuất hiện vào đúng ngày của tháng trước. Điều này không đúng.

Vậy làm thế nào để biết kinh nguyệt của mình có đều hay không mời các bạn hay tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

  • Một chị có kinh nguyệt liên tiếp vào các ngày 25/1, 23/2, 24/3, và 22/4 (chị em thường nói là “kinh lên ngày”). Nhìn qua thì thấy các ngày kinh thay đổi hàng tháng nhưng xét về chu kỳ kinh thì người phụ nữ này có kinh rất đều vì từ ngày 25/1 đến 22/2;  thì 23/2 đến 24/3 và từ 24/3 đến 21/4 đều có khoảng cách 29 ngày (chú ý là theo lịch dương, tháng giêng và 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày còn tháng 2 chỉ có 28 ngày).
  • Một chị khác có các kỳ kinh liên tiếp vào các ngày 3/4, 5/5, 6/6, và 8/7 (chị em thường nói “kinh chậm (hoặc lùi) ngày lại”). Trường hợp này kinh nguyệt cũng vẫn rất đều với chu kỳ kinh là 32 ngày.

Nên chú ý có nhiều chị em nhớ ngày kinh nguyệt của mình theo lịch âm. Nếu lịch dương có tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày (hoặc 28 – 29 ngày vào tháng 2) thì theo lịch âm, tháng đủ là 30 ngày và tháng thiếu đều có 29 ngày.

Vì thế người ta khuyên mỗi phụ nữ nên ghi lại ngày đầu tiên của mỗi kỳ kinh của mình trên một quyển lịch nhỏ (hay một bìa lịch) một cách đều đặn. Từ đó đếm số ngày từ ngày đầu tiên ra máu đến trước ngày có kinh lần sau sẽ biết rõ chu kỳ kinh của mình có đều đặn hay không. Trường hợp chu kỳ đó lệch 1-2 ngày thì vẫn có thể coi là đều.

Với người có kinh nguyệt không đều, chị em không thể dự đoán được mình sẽ có kinh vào ngày nào trong tháng tới.

Bài viết Cách tính chu kỳ kinh nguyệt có đều hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-co-deu-hay-khong-4902/feed/ 0
Oestrogen và những điều cần biết https://benh.vn/oestrogen-va-nhung-dieu-can-biet-2628/ https://benh.vn/oestrogen-va-nhung-dieu-can-biet-2628/#respond Tue, 19 Mar 2024 14:00:50 +0000 http://benh2.vn/oestrogen-va-nhung-dieu-can-biet-2628/ Oestrogen đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người phụ nữ. Đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi bị cắt bỏ hai buồng trứng, suy sớm buồng trứng, họ thường bị thiếu hụt hoóc môn và cần phải bổ sung thích hợp.

Bài viết Oestrogen và những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sự thiếu hụt oestrogen thường khiến phụ nữ gặp nhiều rối loạn về tâm sinh lý. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường dùng oestrogen như là một liệu pháp hoóc môn thay thế. Tuy nhiên nó giống như con giao hai lưỡi. Bổ sung quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy phải làm sao để sử dụng đúng cách.

Hormon Oestrogen phụ nữ

Oestrogen đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống người phụ nữ. Đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc khi bị cắt bỏ hai buồng trứng, suy sớm buồng trứng, họ thường bị thiếu hụt hoóc môn. Lúc đó, việc bổ sung oestrogen sẽ giúp giảm rối loạn tâm lý, các triệu chứng bất ổn ở da, vận mạch, hệ tiết niệu – sinh dục, giảm hiện tượng xốp và tiêu xương, hạn chế nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu. Liệu pháp này còn làm tăng hiệu năng tình dục, tăng tưới máu não, giảm nguy cơ bị Alzheimer.

Tuy nhiên, việc áp dụng liệu pháp hoóc môn thay thế không đúng cách hoặc không được theo dõi tốt sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc bệnh quá sản nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, các bệnh vú (đau, cương, ung thư), tăng huyết áp, huyết khối. Để được an toàn khi bổ sung oestrogen, cần tuân thủ các yêu cầu sau:

1. Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi áp dụng liệu pháp hoóc môn thay thế

– Luôn nhớ rằng việc bổ sung oestrogen chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không phải là phương pháp cải lão hoàn đồng.

– Phải dùng oestrogen liên tục và kết hợp với progesteron ít nhất trong 10 ngày/tháng (10-14 ngày). Nên sử dụng sớm ngay ở thời kỳ chuyển tiếp (quanh mãn kinh).

– Khi sử dụng oestrogen, bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận: khám phụ khoa định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết.

2. Phương pháp sử dụng oestrogen để điều trị hợp lý

Trước hết, bệnh nhân phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám kỹ càng xem có cần thiết phải điều trị oestrogen thay thế hay không. Phải làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các nguy cơ về ung thư và các chống chỉ định sử dụng oestrogen.

3. Những trường hợp không được sử dụng oestrogen

– Có bà, mẹ, chị em bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

– Ra huyết âm đạo mà chưa rõ nguyên nhân.

– Có khối u ở vú, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.

– Đang có thai hoặc mắc các bệnh về gan mật, tim mạch, tai biến mạch máu não, lạc nội mạc tử cung, tiểu đường, luput ban đỏ…

4. Oestrogen được sử dụng dưới các dạng nào?

Thường gặp nhất là loại viên tránh thai kết hợp hoặc viên nén chỉ có oestrogen. Ngoài ra còn có oestrogen dạng gel hoặc kem để bôi ngoài da hay âm đạo, loại nhũ tương (như viên nang) để đặt âm đạo hoặc miếng dán ở da.

Thuốc dạng uống có tác dụng nhanh hơn, nhưng dễ gây độc cho gan. Tốt nhất là dùng loại tác dụng tại chỗ (bao gồm thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi hoặc miếng dán).

TS Vương Tiến Hòa

Bài viết Oestrogen và những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/oestrogen-va-nhung-dieu-can-biet-2628/feed/ 0
Các biến đổi trong quá trình phóng noãn https://benh.vn/cac-bien-doi-trong-qua-trinh-phong-noan-4886/ https://benh.vn/cac-bien-doi-trong-qua-trinh-phong-noan-4886/#respond Sun, 26 Nov 2023 03:30:33 +0000 http://benh2.vn/cac-bien-doi-trong-qua-trinh-phong-noan-4886/ Mỗi chu kỳ có khoảng vài trăm nang noãn nguyên thủy được chiêu mộ vào nhóm nang noãn phát triển, để sau 12 ngày có 1 nang noãn đạt đến giai đoạn trưởng thành và phóng noãn.

Bài viết Các biến đổi trong quá trình phóng noãn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Quá trình phóng noãn là quá trình khởi đầu cho sự sinh sản ở phụ nữ. Quá trình này có thời gian diễn ra như thế nào trong 1 chu kỳ kinh của phụ nữ và chi tiết ra sao?

1. Sự phát triển của các nang noãn

Sự chiêu mộ các nang noãn

Mỗi chu kỳ có khoảng vài trăm nang noãn nguyên thủy được chiêu mộ vào nhóm nang noãn phát triển, để sau 12 ngày có 1 nang noãn đạt đến giai đoạn trưởng thành và phóng noãn. Sự phát triển tiếp theo của các nang noãn nguyên thủy được chiêu mộ là quá trình phụ thuộc hormone chu kỳ kinh nguyệt. Sự thoái hóa của hoàng thể -> tăng ra nồng độ FSH khoảng 1 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ mới. FSH tăng làm khởi phát sự phát triển của nang noãn. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi thoả mãn một số điều kiện sau:

  • Nồng độ FSH phải đạt đến một nồng độ nhất định.
  • Các thụ thể của FSH phải có đầy đủ.
  • Có sự hiện diện của các yếu tố nội tại tế bào.

FSH chủ yếu tác động lên tế bào hạt, trong khi LH chủ yếu tác động lên tế bào vỏ và một phần tế bào hạt. LH tác động lên tế bào vỏ kích thích nó sản xuất ra Androgen, chủ yếu là Androstenedione  và Testosteron từ Cholesterone. Androgen được hấp thụ vào dịch nang và sau đó được tế bào hạt chuyển hóa thành Estradiol dưới tác động của FSH. E2 được hấp thụ vào máu và dịch nang.

Sự gia tăng nồng độ E2 có tác dụng hiệp đồng với FSH để gia tăng và duy trì số lượng các thụ thể của FSH trên tế bào hạt và thúc đẩy hình thành thụ thể LH trên tế bào hạt. Đồng thời tạo phản hồi dương giữa chu kỳ tạo đỉnh LH.

Dưới tác dụng của LH trên tế bào hạt, tế bào hạt sẽ chuyển Androgen thành Progesterone, hiện tượng này gọi là hoàng thể hoá.

2. Sự chọn lọc của nang noãn – Khoảng ngày 7 chu kỳ kinh

Khoảng ngày 7 chu kỳ kinh. Một số nang noãn trong số các nang noãn thứ cấp sẽ được chọn lọc để chuẩn bị cho sự phóng noãn sau này. Các nang này thường là các nang đáp ứng tốt với tác dụng của FSH, có nhiều thụ thể với FSH trên tế bào hạt và chế tiết nhiều Estradiol.

3. Sự vượt trội các nang noãn

Khoảng ngày 8 đến ngày 10 của chu kỳ kinh, một nang noãn sẽ vượt trội hơn các nang khác. Trong nang vượt trội, hoạt động chế tiết ra Estradiol tăng rất nhanh, đồng thời dưới tác dụng của FSH, nang noãn vượt trội tiết ra Inhibin, Inhibin là chất ức chế tuyến yên tiết ra FSH -> các nang khác thiếu FSH-> giảm khả năng chuyển hóa Androgen thành E2 -> tích lũy Androgen -> thoái hóa. Sự thoái hóa của các nang khác đảm bảo cho vai trò vượt trội của nang đã được chọn lọc. Nang vượt trội sẽ ức chế sự phát triển của các nang nhỏ và các nang thứ cấp khác.

4. Sự thoái hóa các nang noãn

Dihydrotestosteron (DHT) đã được chứng minh ức chế chuyển hóa Androgen thành E2 của nang noãn. Do đó môi trường chứa Androgen của nang noãn chịu trách nhiệm cho sự thoái hóa của nó. Số phận của  nang noãn sơ cấp được định đoạt bởi sự cân bằng nồng độ Androgen và E2 trong dịch nang. Hoạt động của men chuyển hóa Androgen thành E2.

5. Sự phóng noãn – xuất hiện khoảng 10 – 12 giờ sau đỉnh LH

Vào ngày 14 của chu kỳ nang noãn đạt được kích thước tối đa, khoảng 20 -25mm và chịu nhiều biến đổi về cấu trúc và chức năng.

Dưới tác dụng của đỉnh LH, noãn hoàn thành những biến đổi cuối cùng đồng thời thành của nang noãn bị ly giải của các men mỏng dần rồi vỡ ra, phóng thích dịch nang cùng với noãn bào.

Các biến đổi trong quá trình phóng noãn

Đỉnh LH kích thích tiếp tục quá trình phân chia giảm phân của noãn, sự hoàng thể hóa của tế bào hạt, sự tổng hợp Progesterone.

Progesterone làm gia tăng hoạt động của các men ly giải, cùng với Prostaglandin, tiêu hóa và làm vỡ thành nang.

Đỉnh FSH ở giữa chu kỳ góp phần làm chuyển Plasminogen thành Plasmin, là một men ly giải và cũng để đảm bảo đủ thụ thể LH trên tế bào hạt để tạo ra một giai đoạn hoàng thể bình thường.

Kết luận

Trục Hạ đồi – Tuyến yên – Buồng trứng tham gia kiểm soát toàn bộ hoạt động nội tiết sinh sản của người phụ nữ, bất cứ sự bất thường nào làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động nhịp nhàng của trục đều gây nên những rối loạn trong hoạt động nội tiết.

Bài viết Các biến đổi trong quá trình phóng noãn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-bien-doi-trong-qua-trinh-phong-noan-4886/feed/ 0
Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục https://benh.vn/sinh-ly-buong-trung-trong-cac-thoi-ky-sinh-duc-6172/ https://benh.vn/sinh-ly-buong-trung-trong-cac-thoi-ky-sinh-duc-6172/#respond Sun, 01 Oct 2023 05:40:58 +0000 http://benh2.vn/sinh-ly-buong-trung-trong-cac-thoi-ky-sinh-duc-6172/ Tuổi dậy thì là khoảng thời gian noãn bào và những chức năng nội tiết của bộ phận sinh dục phát triển, tiến đến thời điểm có thể đảm bảo khả năng sinh sản và thường được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp để một bé gái trở thành một thiếu nữ và có thể bắt đầu đảm nhiệm chức năng sinh đẻ

Bài viết Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giới tính nữ được sinh ra đã mang trong mình một số buồng trứng hữu hạn số trứng, trong đó có hữu hạn số trứng có khả năng trưởng thành và sẵn sàng thụ thai. Quá trình này diễn biến như thế nào trong các thời kỳ sinh dục của nữ giới?

Tuổi thiếu niên

Một sơ sinh gái, buồng trứng có khoảng 200.000 – 500.000 bọc noãn nguyên thuỷ. Số này giảm dần tới tuổi dạy thì còn khoảng 30.000 bọc noãn nguyên thuỷ.

Tuổi thiếu niên, buồng trứng hoạt động rất kém về phương diện nội tiết. Các nội tiết tố sinh dục (gonadotropin) ở mức thấp và ổn định, các đặc tính sinh dục không phát triển. Các steroid, đặc biệt là vai trò của androgen (chủ yếu tiết ra từ tuyến thượng thận) được chuyển hoá thành estrol chuẩn bị để bước vào tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì – thời kỳ chuyển tiếp

– Tuổi dậy thì là khoảng thời gian noãn bào và những chức năng nội tiết của bộ phận sinh dục phát triển, tiến đến thời điểm có thể đảm bảo khả năng sinh sản và thường được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp để một bé gái trở thành một thiếu nữ và có thể bắt đầu đảm nhiệm chức năng sinh đẻ

– Trong khoảng thời gian chuyển tiếp này (từ 8 – 9 tuổi đến trước kỳ kinh đầu), androgen của thượng thận và các nội tiết hướng sinh dục của vùng dưới đồi / tuyến yên tăng dần, nó đóng vai trò chủ yếu trong sự thay đổi về hình thái học và sinh lý học của cơ thể bé gái mà đầu tiên, thông thường là phát triển mô mỡ, phát triển núm vú và vú, tiếp đến là hệ thống lông mu, lông nách, âm hộ nghiêng xuống dưới…

– Tuổi có kinh lần đầu trung bình khoảng 12 – 16 tuổi. Tuổi dậy thì với kỳ kinh đầu tiên phụ thuộc vào sự chín mùi, sự hoàn chỉnh của hệ thống dưới đồi – tuyên yên – buồng trứng, trong đó cơ chế thần kinh kiểm soát sự khởi phát vùng dưới đồi tiết ra các hormon giải phổng sinh dục: Gn-RH.

– Vùng dưới đồi là nơi nhận thông tin từ vỏ não. Vì vậy vai trò của thần kinh với các tác động ảnh hưởng lên vỏ não đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự xuất hiện của tuổi dậy thì. Ngoài ra, tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Những năm gần đây, người ta cũng nhận thấy hormon Leptin (1 hormon có liên quan tới khối lượng mỡ của cơ thể) cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong sự khởi phát tuổi dậy thì.

– Với sự có mặt của hormon giải phóng sinh dục: Gn-RH, đã có sự tăng tiết FSH và LH. Nó tác động lên buồng trứng. Buồng trứng hoạt động cả về nội tiết: dẫn đến sự sản xuất các nội tiết tố sinh dục Estrogen / Progesteron và ngoại tiết: phóng noãn. Hoạt động nội tiết của buồng trứng được đặc trưng bằng sự hành kinh. Tuy nhiên, nồng độ các nội tiết này đều ở mức tương đối thấp và chỉ đạt đến mức như người trưởng thành vào khoảng 3 – 5 năm sau.

Tác động lâm sàng:

  • Sự thay đổi về hình thái học và sinh lý học, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục diễn ra nhanh hơn trước. Ví dụ: lông mu, lông nách phát triển, núm vú nhô lên và vú to hơn trước, tử cung to hơn, ngay buồng trứng cũng tăng dần thể tích gấp 3 – 4 lần và cuối cùng là xuất hiện kỳ kinh đầu tiên.
  • Sự thay đổi về tâm lý: mơ mộng, trầm tĩnh, chú ý nhiều đến ngoại hình, thích là người lớn…

Những hiện tượng và bệnh lý có thể gặp:

  • Khoảng từ 6 tháng đến 1 năm kể từ kỳ kinh đầu tiên, chu kỳ kinh thường không đều và vòng kinh có thể không phóng noãn. Có trường hợp bế kinh do không có lỗ màng trinh.
  • Một số trường hợp rong kinh, rong huyết hoặc băng kinh, băng huyết tuổi dậy thì và có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nguyên nhân chủ yếu do vòng kinh không phóng noãn, không có sự đối kháng của progesteron.
  • Tuổi dậy thì bệnh lý có thể gặp: dậy thì sớm trước 8 tuổi (có thể có kinh hoặc không hành kinh) – dậy thì sớm giả, thường do u buồng trứng hoặc u thượng thận – dậy thì sớm từng phần, thường do các điểm nhậy cảm hoạt động bất thường – dậy thì muộn sau tuổi 17 khi không phát triển các đặc tính sinh dục phụ và không hành kinh.

Tuổi trưởng thành và hoạt động sinh dục

– Tiếp theo tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành và hoạt đông sinh dục. Thời kỳ này, hoạt đông nôi tiết buồng trứng và cả trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng đã được hoàn chỉnh.

– Trong cả thời kỳ trưởng thành và hoạt đông sinh sản, cứ 10 năm, lại được đặc trưng bằng đô dài của chu kỳ kinh nguyệt giảm dần môt cách chậm chạp. Độ dài ở chu kỳ kinh ở tuổi 15 trung bình khoảng 35 ngày. Tuổi 25 chu kỳ kinh dài khoảng 30 ngày và ở tuổi 35 khoảng 28 ngày. Để giải thích độ dài của chu kỳ ngắn dần lại, người ta cho rằng, trong mỗi chu kỳ, giai đoạn trưởng thành của nang noãn ngắn dần lại, trong khi đó giai đoạn hoàng thể hầu như không thay đổi.

– Buồng trứng chế tiết 3 hormon sinh dục chính: các tế bào của lớp áo trong bọc noãn tiết ra estrogen, tế bào hạt của hoàng thể tiết ra progesteron và estrogen, còn các tế bào ở phần lõi của buồng trứng tiết ra androgen. Đơn vị hoạt động nội – ngoại tiết của buồng trứng là bọc noãn. Bọc noãn chứa noãn bào

– Các bọc noãn phát triển ở mức độ khác nhau. Dưới tác dụng của FSH, trong mỗi chu kỳ, thông thường chỉ 1 bọc noãn tương đối phát triển hơn, sẽ lớn vượt trội, gia tăng chế tiết estrogen và trưởng thành gọi là bọc Graaf. Thời gian trưởng thành của nang noãn có thể dài ngắn khác nhau tuỳ từng người, tuỳ đô tuổi và ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ kinh. Bình thường với vòng kinh 28 ngày, nang chín khoảng ngày thứ 13 – 14.

– Bọc Graaf kích thước trung bình 18 – 23 mm. Dưới tác dụng của đỉnh LH, bọc Graaf vỡ ra (còn gọi là sự rụng trứng). Khi vỡ thì phóng noãn ra ngoài kèm theo ít tế bào hạt và được đưa vào loa vòi trứng. Người phụ nữ có thể thụ thai. Tại chỗ vỡ phóng noãn sẽ hình thành hoàng thể.

– Hoàng thể phát triển theo 4 giai đoạn: giai đoạn xuất huyết – giai đoạn vận mạch – giai đoạn phát triển và chế’ tiết ra estrogen và progesteron – giai đoạn thoái triển. Nếu không thụ thai, thì thời gian tồn tại hoàng thể tương đối ổn định, chỉ khoảng 14 ngày và người phụ nữ sẽ hành kinh.

– Về phụ khoa, tuổi trưởng thành bắt đầu từ khi dạy thì đến khi mãn kinh. Thời kỳ này, các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn bô cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển tới mức tối đa.

– Trong tuổi trưởng thành, chỉ có khoảng 300 – 500 bọc noãn phát triển đến phóng noãn. Thời kỳ mang thai hoặc thời gian đầu cho con bú, bọc noãn không phát triển và không phóng noãn.

tuoi-day-thi

Tuổi mãn kinh – thời kỳ chuyển tiếp

Thời kỳ tiền mãn kinh: được đặc trưng bằng sự kinh nguyệt không đều và thường kéo dài từ 1 – 2 năm trước khi mãn kinh thực sự, nhưng cũng có trường hợp kéo dài tới 5 – 10 năm hoặc rất ngắn chỉ vài tháng. Với phụ nữ, có sự khác biệt lớn ở thời kỳ này. Tiền mãn kinh sẽ ngắn nếu người phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt đều đặn. Tiền mãn kinh sẽ kéo dài nếu tiền sử thường có kinh không đều, thất thường, số ngày kinh kéo dài…

Biểu hiện lâm sàng: do khoảng thời gian giữa 2 lần nang noãn trưởng thành và số ngày ra máu âm đạo tương đối dài nên phụ nữ tiền mãn kinh luôn trong tình trạng bị kích thích bằng estrogen kéo dài trên niêm mạc tử cung trong khi lại thiếu hụt progesteron thường xuyên.

  • Kinh nguyệt có thể rối loạn, vòng kinh dài ngắn và lượng kinh nhiều ít thất thường. Vòng kinh thường không phóng noãn và khả năng sinh sản giảm hẳn.
  • Giảm hưng phấn tình dục, giảm tiết dịch nhầy âm đạo.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm / phó giao cảm: có hiện tượng “bốc hoả”, cảm giác nóng lạnh thất thường, vã mồ hôi, có thể có ngoại tâm thu. Đau mỏi các cơ, khớp …

Về tâm lý: có thể hồi hôp, lo âu, dễ vui buồn quá mức, khó ngủ…

  • Tuổi mãn kinh trung bình khoảng 45 – 48, người phụ nữ không còn hành kinh và không còn khả năng có thai nữa. Không hành kinh môt cách tự nhiên trước tuổi 40 được gọi là “mãn kinh sớm” hoặc “buồng trứng sớm suy tàn”. Nguyên nhân của buồng trứng sớm suy tàn đến nay vẫn chưa rõ.

Hiện tượng mãn kinh xảy ra do 2 quá trình nối tiếp nhau:

  • Khởi đầu, nang noãn buồng trứng thoái triển, giảm nhậy cảm với kích thích của những hormone hướng sinh dục nên không còn chế tiết đủ hormon sinh dục hoặc tới ngưỡng để gây sự thay đổi
  • Sau đó các nang còn lại không đáp ứng hormone hướng sinh dục. Khi mãn kinh buồng trứng không hoạt đông, xơ, teo, nôi – ngoại tiết của buồng trứng không còn nữa.

Biểu hiện lâm sàng tuổi mãn kinh: không có kinh, các mô mỡ (ở cánh tay, bụng, đùi) mềm và giảm sức căng. Âm đạo giảm tiết dịch và dễ viêm nhiễm.

Yếu tố thuận lợi gây mãn kinh:

  • Không có bất kỳ môt mối liên quan chắc chắn nào giữa: tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh. Tuổi kết hôn, tuổi sinh đẻ, chiều cao, cân nặng và thời gian dùng thuốc tránh thai cũng không ảnh hưởng tới tuổi mãn kinh.
  • Tuy nhiên, hút thuốc lá lại liên quan đến việc mãn kinh sớm.
  • Khối u sinh dục hoặc nhiễm khuẩn sinh dục có thể ảnh hưởng tới cấu trúc nang buồng trứng và sẽ thúc đẩy mãn kinh sớm. Mãn kinh cũng có thể xảy ra với việc chiếu xạ quá mức, hoá liệu pháp, các phẫu thuật làm giảm cấp máu và gây tổn thương buồng trứng. Bất thường về nôi tiết có liên quan cũng là môt yếu tố thuận lợi.

Tuổi sau mãn kinh thường được tính khoảng 1 – 2 năm. người phụ nữ bước vào thời kỳ cao tuổi, tuổi già. Biểu hiện lâm sàng: âm đạo khô, nhu cầu và hoạt đông tình dục giảm hẳn. Ngoài ra, quá trình đào thải canxi nhanh hơn trước và người phụ nữ dễ mắc môt số bệnh lý như loãng xương

Bài viết Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sinh-ly-buong-trung-trong-cac-thoi-ky-sinh-duc-6172/feed/ 0
Đặc điểm và chức năng của dịch nhờn âm hộ https://benh.vn/dac-diem-va-chuc-nang-cua-dich-nhon-am-ho-5003/ https://benh.vn/dac-diem-va-chuc-nang-cua-dich-nhon-am-ho-5003/#respond Fri, 16 Jun 2023 01:14:59 +0000 http://benh2.vn/dac-diem-va-chuc-nang-cua-dich-nhon-am-ho-5003/ Từ tuổi dậy thì trở đi, cùng với sự phát triển chung của cơ thể và bộ phận sinh dục, tình trạng bài tiết dịch nhờn tại chỗ cũng tăng lên rõ rệt. Vậy dịch nhờn âm hộ từ đâu mà có ? Đặc điểm và chức năng như thế nào ? Benh.vn sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Bài viết Đặc điểm và chức năng của dịch nhờn âm hộ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Từ tuổi dậy thì trở đi, cùng với sự phát triển chung của cơ thể và bộ phận sinh dục, tình trạng bài tiết dịch nhờn tại chỗ cũng tăng lên rõ rệt. Vậy dịch nhờn âm hộ từ đâu mà có ? Đặc điểm và chức năng như thế nào ? Benh.vn sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

am-ho-sinh-duc-nu

Bộ phận sinh dục nữ có nhiều tuyến và các phần có thể bài tiết dịch nhờn (Ảnh minh họa)

Nguồn gốc của dịch nhờn âm hộ

Bộ phận sinh dục nữ có nhiều tuyến và các phần có thể bài tiết dịch nhờn.

  • Nhiều tuyến nằm chung quanh âm hộ, trong đó có hai tuyến to hơn cả (bằng hạt lạc) nằm sâu trong lớp mỡ của môi to, có ống dẫn đổ ra ở khe giữa môi bé và màng trinh.
  • Âm đạo không có tuyến tiết dịch nhờn nhưng cũng luôn luôn ẩm ướt do lớp niêm mạc âm đạo để cho dịch trong hệ thống mạch máu rất phong phú nằm dưới niêm mạc thấm qua.
  • Trong ống cổ tử cung có các tuyến tiết dịch nhờn và sự tiết dịch ở đây ít, nhiều biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tại niêm mạc tử cung, các tuyến cũng có khả năng tiết dịch (vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt)

2. Chức năng của các loại dịch nhờn bộ phận sinh dục nữ

Hệ thống tiết dịch tự nhiên ở bộ phận sinh dục nữ là thiết yếu với nữ giới trong sinh hoạt và sinh sản.

Dịch nhờn âm hộ, âm đạo

Dịch nhờn âm hộ, âm đạo giúp cho việc bôi trơn, tạo thuận lợi cho quá trình giao hợp. Vì thế những cuộc giao hợp vội vàng, không có phần “chuẩn bị” đầy đủ, hoặc ở tuổi mãn kinh sự tiết dịch giảm sút, việc giao hợp có thể khó khăn và bị đau.

dich_nhon_am_ho_ho_tro_quan_he

Dịch nhờn âm hộ, âm đạo giúp cho việc bôi trơn, tạo thuận lợi cho quá trình giao hợp (Ảnh minh họa)

Dịch tiết ở cổ tử cung

Dịch tiết ở cổ tử cung có tác dụng quan trọng giúp cho tinh trùng dễ dàng đi lên tử cung và vào sâu bên trong hơn, tạo thuận lợi cho quá trình thụ tinh. Nghiên cứu dịch nhờn ở cổ tử cung trong một chu kỳ kinh người ta thấy:

  • Dịch tiết cổ tử cung ở giai đoạn phóng noãn, có pH kiềm giúp tinh trùng dễ đi qua, làm cho tinh trùng tăng thêm sức mạnh, có khả năng sống lâu hơn khi qua chất dịch này để thực hiện một cuộc di chuyển “vất vả” từ âm đạo, qua cổ tử cung đến phần ngoài của ống dẫn trứng, thụ tinh với noãn. Quãng đường từ cổ tử cung đến nơi thụ tinh của ống dẫn trứng trung bình 15-20 cm. Độ dài của tinh trùng là 1/20 mm, di chuyển với tốc độ từ 2-5mm/phút, nghĩa là mỗi phút nó di chuyển được một quãng đường dài từ 40 đến 100 lần chiều dài của nó. Đó là một tốc độ lớn, giống như một vận động viên bơi lội, cao 1m70, bơi quãng đường 170m chỉ trong vòng 1 phút.
  • Sau khi đã phóng noãn, chất dịch cổ tử cung đặc lại, tạo nên một màng lưới ngăn không cho tinh trùng thâm nhập vào bên trong nữa.

Dịch tiết ở các tuyến niêm mạc tử cung

Dịch tiết ở các tuyến niêm mạc tử cung có tác dụng nuôi dưỡng phôi trong những ngày đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến nhưng còn ở trạng thái “tự do”, chưa “bám rễ” vào niêm mạc để “làm tổ”.

Đặc điểm của các dịch âm đạo, âm hộ

dich_nhon_am_ho_1Dịch nhờn ở các tuyến sinh dục thường có màu trong suốt hoặc hơi trắng đục (Ảnh minh họa)

Màu sắc và mùi

Dịch nhờn tiết ra ở các tuyến sinh dục có thể có mùi đặc trưng của mỗi người nhưng không bao giờ có mùi hôi. Màu sắc của dịch thường trong suốt hoặc hơi trắng đục, có thể hơi ngả màu vàng hoặc nâu nhạt.

Lượng dịch bài tiết

Các chất dịch này tiết ra nhiều, ít tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh; tùy hoàn cảnh như có kích thích tình dục hay không; tuy thế nào được bài tiết liên tục nên luôn luôn làm ẩm ướt bộ phận sinh dục. Khi tiết nhiều, dịch nhờn có thể dính ra quần lót nhưng hoàn toàn không cần đóng băng vệ sinh (hay khố).

Ở người chưa sinh nở lần nào, dịch tiết thường nhiều hơn ở những người đã từng qua chửa đẻ. Càng lớn tuổi sự tiết dịch càng giảm và sau mãn kinh lâu ngày thường cũng không còn tiết dịch nữa.

giu_ve_sinh_vung_kin

Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Tình trạng thường xuyên bài tiết dịch nhờn ở bộ phận sinh dục nữ đúng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển gây nên viêm nhiễm, đòi hỏi mỗi người phụ nữ phải thường xuyên quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại bộ phận sinh dục.

Bộ phận sinh dục nữ thường xuyên bài tiết dịch nhờn là chuyện bình thường nhưng cũng vì thế nó dễ bị viêm nhiễm hơn các bộ phận khác trong cơ thể.

Bài viết Đặc điểm và chức năng của dịch nhờn âm hộ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dac-diem-va-chuc-nang-cua-dich-nhon-am-ho-5003/feed/ 0
Giải phẫu siêu âm tuyến vú và tiêu chuẩn siêu âm lành – ác https://benh.vn/giai-phau-sieu-am-tuyen-vu-va-tieu-chuan-sieu-am-lanh-ac-4345/ https://benh.vn/giai-phau-sieu-am-tuyen-vu-va-tieu-chuan-sieu-am-lanh-ac-4345/#respond Tue, 04 Aug 2020 04:54:39 +0000 http://benh2.vn/giai-phau-sieu-am-tuyen-vu-va-tieu-chuan-sieu-am-lanh-ac-4345/ Hình ảnh tuyến vú rất thay đổi ở người phụ nữ này đến người khác. Việc nhận ra các hình thái đa dạng của tuyến vú là điều cần thiết, nhằm đễ không lầm lẫn giữa bình thường và bệnh lý nhất là đối với các tổn thương dạng u. Các kỹ thuật siêu âm […]

Bài viết Giải phẫu siêu âm tuyến vú và tiêu chuẩn siêu âm lành – ác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hình ảnh tuyến vú rất thay đổi ở người phụ nữ này đến người khác. Việc nhận ra các hình thái đa dạng của tuyến vú là điều cần thiết, nhằm đễ không lầm lẫn giữa bình thường và bệnh lý nhất là đối với các tổn thương dạng u.

Các kỹ thuật siêu âm tuyến vú hiện nay

Nên dùng đầu dò thẳng (linear) có tần số cao lớn hơn hay bằng 7.5Mhz, có độ ly giải cao. Đầu dò phải luôn vuông góc với mặt da.

Số vùng “focus” không nên để quá sâu (focus càng sâu hình ảnh càng chậm).

Vùng sau quầng vú dễ bỏ sót sang thương, nên cho đầu dò nằm chếch và hướng tâm sẽ dễ thấy được cấu trúc trong lòng ống hoặc bệnh nhân ở thế ngồi, tuyến vú được đặt trên mặt phẳng cứng để đầu dò vuông góc với các ồng tuyến sữa.

Khi đè đầu dò, độ ly giải về độ sâu giãm đi do đường đi của sóng âm truyền đi trong không gian ngắn nên sẽ giãm được năng lượng mất đi, nhờ vậy các cấu trúc nằm sâu quan sát được rõ hơn.

Mô mỡ thâm nhập vào tuyến vú gặp trong vú mỡ hay vú sợi mơ, dễ chẩn đoán lầm là bướu vú, cần thiết xoay đầu dò 90 độ, bướu vú luôn nhìn thấy được ở hai mặt cắt vuông góc nhau.

Khảo sát vú phải khảo sát cả hố nách.

Tuyến vú bình thường

Tuyến vú bình thường thể hiện một sức khỏe phụ nữ bình thường không có khối u, không thấy bất thường trên siêu âm.

Vài nét về giải phẫu

Mô tuyến vú phân bố nhiều ở 1/4 trên ngoài.

3 thành phần chính của vú: ống tuyến, mô sợi và mô mỡ. Tỉ lệ mô tuyến vú/ mô liên kết thay đổi tùy theo tuổi, thể tạng, giai đoạn sinh lý. Từ đó làm cho hình ành tuyến vú rất đa dạng.

Có 15 – 20 thùy / vú và 38 – 80 tiểu thùy / thùy.

Lớp mỡ sau tuyến vú giúp cho vú trượt tương đối so với lớp cơ ngực.

Các bóng lưng do dây chằng Cooper tạo ra sẽ mất đi khi ép vú.

Khoảng 30 tuổi, bắt đầu sự thoái triển đầu tiên trong chủ mô tuyến vú để thay thế bằng mô sợi và mô mỡ. Sự thoái triển này khác nhau giữa người này với người khác và nhịp độ thoái triển cũng khác nhau ngay trên một cá thể.

Thời kỳ mãn kinh, tuyến vú thoái hóa chứa rất nhiều mô mỡ.

Các thay đổi thường gặp: tật thừa tuyến vú (polymastia) và tật thưà núm vú (polythelia).

Giải phẫu Siêu âm

Da: khó thấy nếu đặt đầu dò sát mặt da. Người trẻ da dầy hơn người già, nhưng mỏng hơn 3 mm.

Lớp mỡ dưới da (lớp mỡ trước tuyến vú): có cấu trúc echo kém, bên trong có các đường mỏng echo dầy, dây chằng Cooper, mào Duret.

Khối sợi – tuyến vú gồm:

Ống tuyến vú, ống gian tiểu thùy, ống tận cùng, tiểu thùy, đơn vị tiểu thùy – ống tận.

Mô liên kết: mô gian thùy chứa mô sợi, mỡ; mô trong tiểu thùy chứa limphô bào, mô bào, tương bào, đại bào: khó phân biệt trên siêu âm.

Lớp mỡ sau tuyến vú( lớp mỡ trước cơ ngực): dầy, mỏng hay không có phụ thuộc thể tạng.

Núm vú: ngay sát đầu dò, có bóng lưng. Hình bầu dục, tròn.

Vùng sau núm vú: do các ống sữa chánh song song với chùm tia nên khó phát hiện bệnh lý trên siêu âm.

Đôi khi thấy được các tuyến vú phụ, thường gặp nhất là ở hố nách, trong mô mỡ dưới da. Dễ nhận biết nhất trong giai đoạn có thai và cho con bú vì tuyến vú này cũng phát triển như vú chánh. Ngoài giai đoạn này thường dễ lầm với mô mỡ.

Những biến đổi bình thưòng và thay đổi theo tuổi của tuyến vú

Tuổi dậy thì: mảng echo kém vùng sau quầng vú, do mô vú chứa ít ống tuyến phân nhánh.

Vú của người trẻ: lớp mỡ rất ít, mô tuyến thường nhiều hơn sợi, khá đồng nhất. Tùy theo tỉ lệ và sự phân bố của sợi và tuyến mà tổn thương sẽ dễ hay khó phát hiện.

Tuổi trung niên: hình ảnh vú rất đa dạng phụ thuộc vào sự phân bố của mô tuyến, sợi và mỡ. Lớp mỡ trước và sau vú rõ. Tuyến vú echo dầy không đồng nhất, có thể thấy được các ống tuyến echo kém 1-2 mm, nhất là ở vùng ¼ trên ngoài hay những vùng echo kém rãi rác gọi là đảo tuyến (# tiểu thùy), các đảo này thay đổi về kích thước, số lượng, hình thái và sự phân bố.

Thoái hóa: tuyến vú mỏng echo dầy thường đồng nhất, lớp mỡ trước và sau dầy, được goị là vú mỡ.

Thai và cho bú:

  • Có thai: tuyến vú echo kém do tăng kích thước của đơn vị ống tận cùng-tiểu thuỳ và giãm mô liên kết.
  • Cho bú: tuyến vú echo kém đồng nhất, ống tuyến thấy được hay không phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lần cho bú cuối đến khi khảo sát siêu âm.

Ở nam: vú chứa ít ống tuyến, lớp mỡ tùy theo thể tạng mà dầy hay mỏng.

Thay đổi sợi – bọc (TĐSB = Fibro – cystic changes) là hiện tượng sinh lý xảy ra trong quá trình biến đổi của tuyến vú do sự tác động của nội tiết. Hiện tượng này luôn tồn tại trên tuyến vú, bắt đầu từ khi người phụ nữ thấy kinh lần đầu tiên cho đến khi mãn kinh và gây ra sự thay đổi về hình thái của tuyến vú. Sự trong suốt hóa (hyalinization) của mô liên kết và sự tác động của nội tiết lên biểu mô và mô liên kết làm cho TĐSB có nhiều hình thái khác nhau.

Các tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán Ung thư vú

Ung thư không có tạo u: 5 – 10% carcinôm (Car.) không có tạo thành khối u nên khó phát hiện trên SA. Hoặc các Carcinom. trong ống: không phát hiện trên SA ở giai đoạn sớm.

Một số Ca, tiểu thùy xâm lấn chỉ làm thay đổi cấu trúc vú và tạo bóng lưng trên mô tuyến, không có bướu nên cần CĐPB với thay đổi sợi bọc (TĐSB).

Bài viết Giải phẫu siêu âm tuyến vú và tiêu chuẩn siêu âm lành – ác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/giai-phau-sieu-am-tuyen-vu-va-tieu-chuan-sieu-am-lanh-ac-4345/feed/ 0
Bạn có thực sự hiểu rõ về ngực của mình? Hãy thử bài test sau . https://benh.vn/ban-co-thuc-su-hieu-ro-ve-nguc-cua-minh-hay-thu-bai-test-sau-66553/ https://benh.vn/ban-co-thuc-su-hieu-ro-ve-nguc-cua-minh-hay-thu-bai-test-sau-66553/#respond Fri, 23 Aug 2019 03:06:45 +0000 https://benh.vn/?p=66553 Cơ thể phụ nữ là một trong những điều tuyệt vời nhất của tạo hóa. Bạn đã thực sự hiểu về cơ thể mình chưa? Ngực của bạn có bình thường không hay có bệnh gì ? Cùng kiểm tra qua những câu hỏi sau đây

Bài viết Bạn có thực sự hiểu rõ về ngực của mình? Hãy thử bài test sau . đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơ thể phụ nữ là một trong những điều tuyệt vời nhất của tạo hóa. Bạn đã thực sự hiểu về cơ thể mình chưa? Ngực của bạn có bình thường không hay có bệnh gì ? Cùng kiểm tra qua những câu hỏi sau đây

1.Hai bên ngực nên có cùng kích thước ?

Sai : Việc hai bên ngực không bằng nhau là điều hoàn toàn bình thường . Trong một nghiên cứu nhỏ, 44% phụ nữ cho biết một bên vú nhỏ hơn bên còn lại. Và đó chỉ là khối lượng. Khi bạn tính đến kích thước núm vú và hình dạng vú, 88% phụ nữ báo cáo sự khác biệt lên hàng đầu.

2. Núm vú có thể mọc ở các vị trí khác trên cơ thể ?

Đó là sự thật: Một số người có nhiều hơn hai núm vú. Khoảng 1% phụ nữ có được chúng, và gấp đôi số đàn ông. Nhưng chúng thường nhỏ hơn các núm vú khác. Chúng xuất hiện khi sinh, thường là dọc theo đường sữa mẹ của cơ thể – ở đâu đó giữa vai và chân. Thật hiếm, nhưng chúng có thể hình thành trên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm trán và chân. Điều này gây ra sự bất tiện cho người phụ nữ và có thể cần tới can thiệp y tế.

3.Lông mọc quanh vùng núm vú là bình thường?

Đúng : Thật bình thường khi có một vài sợi lông nhỏ trên quầng vú hoặc vùng da sẫm màu quanh núm vú của bạn. Nếu nó làm phiền bạn, hãy cắt nó bằng kéo nhỏ. Tốt nhất không nên nhổ hoặc cạo, có thể gây ra lông mọc ngược và nhiễm trùng

4.Bạn có thể đạt ” cực khoái” qua núm vú ?

Đúng: Núm vú chứa đầy các dây thần kinh, và các xét nghiệm MRI cho thấy rằng mơn trớn chúng là có tác dụng, một phần của bộ não liên kết với bộ phận sinh dục của bạn. Điều này có nghĩa là đối với một số phụ nữ, việc đến căn cứ thứ hai cũng thú vị như đi đến nơi bí mật.

5.Ngực nặng bao nhiêu ?

Vú trung bình nặng từ 5,3 đến 7 ounces ( 1 ounce = 28,35 gam ). Một bữa ăn đầy đủ cho bé có thể nặng tới 17 ounce. Không có gì lạ khi lưng bạn đau khi trong giai đoạn cho con bú

6.Cho con bú làm vú xệ đi ?

Cho con bú không phải là vấn đề. Vấn đề là về tuổi tác. Tuổi tác làm giảm độ cứng và đàn hồi. Hút thuốc, hơn một lần mang thai và thay đổi cân nặng của bạn cũng có thể khiến “các cô gái” của bạn chảy xệ hơn.

7.Dịch chảy ra từ núm vú là bình thường ?

Sai : Dịch này chỉ bình thường khi xuất viện trong giai đoạn cuối thai kỳ, sau khi sinh con và nếu bạn cho con bú vẫn ổn. Bất cứ lúc nào khác, nó không phải là bình thường. Một rò rỉ có thể báo hiệu một số điều, từ các vấn đề về tuyến giáp và các vấn đề về hoóc môn khác đến ung thư, vì vậy hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra

8.Nhiều phụ nữ mặc áo ngực không vừa?

Đúng: Có tới 85% phụ nữ mặc áo ngực không vừa. Điều đó không tốt, vì thiếu sự hỗ trợ thích hợp có thể dẫn đến tư thế xấu, đau cổ và lưng, và thậm chí các vấn đề về thần kinh ở cánh tay và vai của bạn

9.Hầu hết phụ nữ hài lòng với ngực của mình ?

Sai : Ít hơn một phần ba phụ nữ từ 18 đến 65 tuổi nói rằng họ thích kích thước và hình dạng của bộ ngực của mình. Một số phụ nữ muốn ngực nhỏ hơn và đi phẫu thuật thu nhỏ ngực. Đối với những người khác, lớn hơn là tốt hơn, và họ chuyển sang nâng ngực. Thiếu phẫu thuật thẩm mỹ, một chiếc áo ngực tốt hơn và hình ảnh cơ thể tử tế hơn có thể là lợi ích để cảm thấy tốt hơn về bộ ngực của bạn

Webmd.com

Bài viết Bạn có thực sự hiểu rõ về ngực của mình? Hãy thử bài test sau . đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-co-thuc-su-hieu-ro-ve-nguc-cua-minh-hay-thu-bai-test-sau-66553/feed/ 0
Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/ https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/#respond Fri, 16 Aug 2019 07:31:24 +0000 https://benh.vn/?p=66327 Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Hãy thử những cách sau đây.

Bài viết Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những cơn đau co thắt vùng bụng dưới ? Một số người chỉ bị đau nhẹ mỗi chu kì kinh nguyệt nhưng bạn thì không ? Những cơn đau đớn hàng tháng này ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn ? Hãy thử những cách sau đây.

Điều gì gây ra đau co thắt trong chu kì kinh nguyệt?

Cơn đau gây ra bởi các cơn co thắt trong tử cung của bạn. Những cơn co thắt này được kích hoạt bởi những thay đổi về mức độ hormone của cơ thể bạn. Khi bạn có kinh nguyệt, tử cung co lại và bong ra, nó được giải phóng dưới dạng máu qua âm đạo của bạn.

Một số người có nhiều khả năng trải qua cơn đau co thắt. Các yếu tố rủi ro bao gồm những người:

  • trẻ hơn 30 tuổi
  • chảy máu nhiều trong thời kỳ của họ
  • chảy máu bất thường
  • có tiền sử gia đình bị đau
  • hút thuốc lá
  • bắt đầu dậy thì sớm (11 tuổi hoặc sớm hơn)

1. Sử dụng miếng dán nhiệt

Sử dụng một miếng nhiệt hoặc quấn khăn ấm trên bụng của bạn có thể giúp thư giãn các cơ tử cung của bạn. Đó là những cơ gây ra co thắt tạm thời. Nhiệt cũng có thể tăng cường lưu thông khí huyết trong bụng của bạn, có thể làm giảm đau.

Theo một Nghiên cứu năm 2004 Nguồn đáng tin cậy, đeo một miếng dán nhiệt cho để giảm đau bụng kinh thực sự hiệu quả hơn so với dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), như acetaminophen.

Bên cạnh việc có hiệu quả trong việc giảm đau và co thắt, nghiên cứu cũng cho thấy những người tham gia sử dụng bọc nhiệt ít mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.

Tấm sưởi điện và chai nước nóng không thuận tiện để sử dụng như miếng dán. Nhưng chúng là những lựa chọn tốt nếu bạn dành thời gian ở nhà và không cần phải di chuyển nhiều.

2. Massage bụng bằng tinh dầu

Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại tinh dầu có thể giúp giảm bớt cơn co thắt khi xoa bóp vào bụng, đặc biệt là khi được sử dụng trong một hỗn hợp các loại dầu.

Các loại dầu dường như có hiệu quả nhất trong việc giảm cơn đau co thắt, do khả năng tăng cường lưu thông, bao gồm:

  • Hoa oải hương
  • Hoa hồng
  • Lá kinh giới
  • Quế
  • Đinh hương

Bạn có thể tìm thấy các loại tinh dầu trực tuyến, hoặc tại cửa hàng thực phẩm sức khỏe địa phương của bạn. Một số nhà thuốc cũng có thể bán chúng.

Trước khi sử dụng các loại tinh dầu, bạn sẽ muốn trộn chúng với một loại dầu chuyên chở, như dầu dừa hoặc dầu jojoba. Dầu vận chuyển hoạt động bằng cách an toàn, mang theo tinh dầu vào da của bạn, và giúp truyền dầu trên một diện tích lớn.

Khi hỗn hợp dầu của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, hãy xoa một vài giọt giữa hai bàn tay của bạn và sau đó mát xa bụng.

Các chuyên gia cho biết mát xa theo chuyển động tròn chỉ năm phút mỗi ngày trước và trong giai đoạn của bạn có thể giúp giảm bớt cơn đau và tăng cường lưu thông trong bụng của bạn.

3. Dùng thuốc giảm đau OTC

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ , các thuốc giảm đau OTC như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin (Bufferin) là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng chuột rút kinh nguyệt.

Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất nếu chúng được sử dụng ở dấu hiệu đầu tiên của chuột rút hoặc đau.

Bạn có thể tìm thấy ibuprofen, naproxen hoặc aspirin tại bất kỳ nhà thuốc nào. Hãy chắc chắn chỉ dùng theo chỉ dẫn và nói chuyện với bác sĩ trước nếu bạn có tiền sử bệnh tim, gan hoặc thận, hoặc nếu bạn bị hen suyễn, loét hoặc rối loạn chảy máu.

4. Tập thể dục

Theo một nghiên cứu gần đây Nguồn đáng tin cậy, tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp đến trung bình có thể giúp giảm đau do co thắt tạm thời.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những phụ nữ tập thể dục aerobic 30 phút ba ngày một tuần, trong 8 tuần, cho thấy giảm đáng kể chứng chuột rút trong thời gian.

Để phù hợp với một bài tập aerobic trong lịch trình của bạn, hãy cân nhắc việc đạp xe đi làm, đi bộ nhanh vào giờ ăn trưa, nhảy theo giai điệu yêu thích hoặc chơi một môn thể thao bạn thích.

Bài viết Quá đau đớn mỗi chu kì kinh nguyệt ? Bạn đã thử những cách sau chưa ? (P I ) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/qua-dau-don-moi-chu-ki-kinh-nguyet-ban-da-thu-nhung-cach-sau-chua-p-i-66327/feed/ 0
Đừng để bộ hormone nữ suy giảm sớm https://benh.vn/dung-de-bo-hormone-nu-suy-giam-som-6192/ https://benh.vn/dung-de-bo-hormone-nu-suy-giam-som-6192/#respond Tue, 13 Aug 2019 02:41:20 +0000 http://benh2.vn/dung-de-bo-hormone-nu-suy-giam-som-6192/ Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cảnh báo, suy giảm bộ hormone nữ quá sớm có thể khiến nữ giới tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn 80%, dễ có nguy cơ bị phình động mạch não, thậm chí đột quỵ và tử vong.

Bài viết Đừng để bộ hormone nữ suy giảm sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Một số nghiên cứu tại Mỹ đã cảnh báo, suy giảm bộ hormone nữ quá sớm có thể khiến nữ giới tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn 80%, dễ có nguy cơ bị phình động mạch não, thậm chí đột quỵ và tử vong.

Hormone trong cơ thể giúp kiểm soát tâm trạng, trọng lượng, quá trình trao đổi chất và tạo nên sức sống ở mỗi người phụ nữ. Vì vậy, điều quan trong là bạn cần quan tâm đến việc cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Bạn không thể thay đổi quá trình sản sinh ra và mất đi của hormone tự nhiên nhưng bạn có những cách hiệu quả để nuôi dưỡng và cân bằng lượng hormone của mình.

Suy giảm bộ hormone nữ ngày càng trẻ hóa

Thông thường, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu suy yếu, hoạt động lệch lạc sau tuổi 40 khiến bộ hormone nữ thừa thiếu bất thường. Vì vậy, khi bước vào tuổi tứ tuần, người phụ nữ thường phải gánh chịu nhiều hậu quả đáng sợ như: bốc hỏa, khó ngủ, đổ mồ hôi đêm, tính tình thay đổi, gặp các vấn đề về tình dục, nhăn da và rụng tóc… Quan trọng hơn, việc thiếu một loại hormone nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ, thậm chí nếu những hormone buồng trứng rơi vào tình trạng cạn kiệt có thể khiến phụ nữ khó có con, vô sinh.

Tuy nhiên, thống kê gần đây cho thấy, hiện có đến 20% phụ nữ phải sớm đối mặt với tình trạng suy giảm hormone nghiêm trọng dù chưa qua ngưỡng tuổi 40. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, áp lực công việc, môi trường ô nhiễm, thức ăn nhiễm độc hay các bệnh thực thể… có thể sớm làm suy giảm hoạt động của hệ trục, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất bộ hormone nữ dù phái đẹp vẫn đang ở tuổi đôi mươi.

Nguy hại của việc tự ý bổ sung

Điều đáng lo ngại là trước sự sút giảm nghiêm trọng của bộ hormone nữ, nhiều chị em vội vàng tìm các biện pháp bổ sung nội tiết nhưng lại không hề biết, cơ thể mình thiếu hormone nào và mức độ thiếu ra sao.

Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý sử dụng những biện pháp bổ sung nội tiết sẽ gây hại cho cơ thể. Bởi lúc này, cơ thể tưởng đã có đủ lượng hormone cần thiết và ngưng sản xuất các loại nội tiết nội sinh, lại càng đẩy tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sản sinh) thêm trầm trọng.

Chăm sóc bộ hormone nữ ngay từ sớm

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu thiếu hụt bất kỳ loại hormone nào, phái đẹp cần đi khám, xét nghiệm để được tư vấn cách điều trị phù hợp với từng người. Bên cạnh đó, để bộ hormone nữ luôn đầy đủ và ổn định ở mức cần thiết, điều quan trọng là cần hỗ trợ hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng hoạt động tốt, giúp cơ thể tự sản sinh và cân bằng bộ hormone nữ theo đúng nhu cầu của mỗi người.

Theo đó, nữ giới có thể điều hòa các “sai lệch” của bộ hormone nữ bằng cách ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên như đậu nành, bạch quả, các loại trái cây tươi và rau quả rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C, vitamin E và chất chống oxy hóa…

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Đừng để bộ hormone nữ suy giảm sớm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-de-bo-hormone-nu-suy-giam-som-6192/feed/ 0
Sức khỏe của phụ nữ thời kỳ mãn kinh https://benh.vn/suc-khoe-cua-phu-nu-thoi-ky-man-kinh-2559/ https://benh.vn/suc-khoe-cua-phu-nu-thoi-ky-man-kinh-2559/#respond Wed, 19 Jun 2019 03:16:28 +0000 http://benh2.vn/suc-khoe-cua-phu-nu-thoi-ky-man-kinh-2559/ Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Bài viết Sức khỏe của phụ nữ thời kỳ mãn kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
1. Mãn kinh là gì?

– Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

– Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh: thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.
  • Mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

– Mãn kinh sớm: là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng được). Mãn kinh sớm xãy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng…

– Mãn kinh muộn: là mãn kinh sau 55 tuổi

2. Những rối loạn về Tâm – Sinh lý trong giai đoạn Tiền mãn kinh – Mãn kinh là gì?

– Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chủ yếu nhất trong thời kì Tiền mãn kinh: vòng kinh dài, ngắn và ra huyết bất thường.

  • Xử trí: chỉ khi nào ra huyết nhiều quá, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì mới cần nhờ đến sự can thiệp của nhân viên y tế để cầm máu, nếu không cứ để tự nhiên, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, sẽ đến lúc kinh ngừng hẳn.
  • Lưu ý: kinh phải mất hẳn trên 12 tháng mới chắc chắn là mãn kinh thật sự. Nếu chỉ mất kinh vài ba tháng, nên cẩn thận để tránh có thai ngoài ý muốn.

– Ngoài ra, có thể có giảm ham muốn tình dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên, lông mặt mọc rậm, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da, tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ….âm đạo khô teo gây đau khi giao hợp. Nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu do niêm mạc đường tiết niệu cũng bị khô teo. Một số người đi tiểu nhiều lần, tiểu khó vì niệu đạo bị xơ cứng.

– Cơn bốc hỏa: thỉnh thoảng xảy ra, do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhiều nhất là về đêm, gây khó chịu, mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp bẻ…

– Tâm sinh lý thay đổi đa dạng. Có người tính tình trở nên trầm mặc, lo âu, băn khoăn, chán nản hay thất vọng, thường không vừa lòng với môi trường xung quanh. Người ta nhận thấy có đến 46% phụ nữ bị mất ngủ, mệt nhọc trong thời kỳ mãn kinh, vận động chậm chạp, mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng. Trạng thái dễ kích động, cáu gắt, hay gây gổ.

– Các triệu chứng này kéo dài độ vài năm rồi tự hết, do cơ thể đã quen dần với tình trạng thiếu hụt Estrogen. Tuy nhiên, cũng có người thấy những triệu chứng này nặng hơn khi đã chuyển sang giai đoạn mãn kinh thật sự.

3. Các biện pháp ngăn ngừa cơn bốc hỏa

– Uống một cốc nước lạnh khi bắt đầu cơn bốc hỏa. Tránh dùng đồ uống có cồn hoặc cà phê vì chúng làm tăng mức độ khó chịu của cơn bốc hỏa.

– Giảm lượng rượu vang đỏ (rượu nho), sô cô la và phô mai vì những hóa chất trong đó có thể ảnh hưởng tới thân nhiệt, làm khởi phát cơn bốc hỏa.

– Không hút thuốc vì nó làm trầm trọng thêm cơn bốc hỏa.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ vải sợi tự nhiên. Nên mặc nhiều lớp để có thể tháo bớt khi cơn bốc hỏa xuất hiện.

– Lúc ở nhà, hãy hạ thấp nhiệt độ của máy điều hòa. Khi tới chỗ làm, nhớ mang theo một chiếc quạt xách tay nhỏ.

– Chỉ đắp chăn (mền) nhẹ khi ngủ.

4. Những rối loạn gì có thể gặp sau khi mãn kinh thật sự?

Thời kì sau mãn kinh, có thể có nhiều thay đổi nhưng lại diễn tiến trầm lặng, kéo dài nhiều năm trước khi có những rối loạn rõ ràng:

– Tính tình: hay buồn vẩn vơ, trầm uất, hoặc dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên…

– Niêm mạc sinh dục: dần dần teo mỏng, làm âm hộ, âm đạo khô, ngứa, rát, giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng.

– Sa sinh dục: do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn

– Tiết niệu: tiểu nhiều lần, đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiểu buốt dù nước tiểu vẫn trong, và không có dấu hiệu nhiễm trùng

– Da, tóc: da kém mềm mại, khô nhăn, có đốm đồi mồi, tóc khô, rụng, dễ gãy…

– Tăng trọng: dễ mập, mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng và đùi

– Xương: thiếu nội tiết tố khiến xương mất dần Canxi và chất khoáng, dẫn đến loãng xương, xương giòn, dễ gãy. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh ít có cảm giác về loãng xương cho đến khi bị gãy xương tự nhiên (không có va chạm, chấn thương). Thường gặp nhất là gãy đầu dưới xương cẳng tay, cổ xương đùi. Ngoài ra, còn bị vẹo cột sống, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa.. Nếu cuộc sống kéo dài đến 80 tuổi thì từ 20 đến 80 tuổi, ít nhất đã có 50% khối lượng xương bị mất đi. Tuổi mãn kinh càng kéo dài hay buồng trứng bị cắt bỏ quá sớm không được trị liệu gì thì chất xương càng bị mất nhiều.

– Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim

– Ung thư sinh dục: thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục

5. Phương pháp phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh?

– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giúp tinh thần được thư thái, bình ổn.

– Dinh dưỡng: dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: ăn uống đầy đủ, cân đối các chất.

  • Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng (vì có chứa nội tiết tố Estrogen tự nhiên)
  • Các thức ăn có nhiều Canxi (chất vôi) như sữa không béo, thủy hải sản (cá, tôm, cua…), …
  • Vitamin D có trong sữa, cá hồi, cá ngừ
  • Axit béo có trong các loại quả, hạt và dầu cá: tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi các khớp. Axit béo tốt nhất là Omega-3 và Omega-6, có trong hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển …Axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.

– Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập

Bài viết Sức khỏe của phụ nữ thời kỳ mãn kinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suc-khoe-cua-phu-nu-thoi-ky-man-kinh-2559/feed/ 0