Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 30 Dec 2023 10:22:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mảng bám trên răng xin chớ coi thường https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/ https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/#respond Tue, 19 Dec 2023 05:21:39 +0000 http://benh2.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, do thói quen ăn uống của con người, do thức ăn đã tác động và gây ảnh hưởng đến sự vững chắc của răng cũng như các bệnh về răng-miệng. Trên góc độ khoa học, mảng bám cao răng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bài viết Mảng bám trên răng xin chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, do thói quen ăn uống của con người, do thức ăn đã tác động và gây ảnh hưởng đến sự vững chắc của răng cũng như các bệnh về răng-miệng. Trên góc độ khoa học, mảng bám cao răng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Tác dụng của răng

  • Nhai, nghiền thức ăn.
  • Giúp phát âm chuẩn, tròn vành, rõ chữ.
  • Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ đặc trưng của mỗi con người.

Nguyên nhân cấu thành mảng bám răng

  • Mảng bám là một lớp màng vi khuẩn bám dính, không màu phát triển trên răng. Nước bọt tạo ra một lớp màng mỏng (là một loại protein) trên bề mặt răng để bảo vệ răng tuy nhiên lớp màng mỏng này lại cũng là cơ sở vững chắc cho các loại vi khuẩn có hại bám trụ (mảng bám mất đi khi chúng ta vệ sinh răng miệng).
  • Sau khi ăn uống, nếu không kịp thời vệ sinh răng miệng, đường, thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ kết hợp với nhau tạo thành mảng bám trên răng…

Khoa học đã chứng minh mảng bám cao răng liên quan đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, mạch máu não, bệnh hô hấp

Mảng bám trên răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào

  • Gây hôi miệng, sâu răng.
  • Gây chảy máu nướu (lợi).
  • Vi khuẩn trong mảng bám (1mg mảng bám có thể chứa đến 200-300 triệu con vi khuẩn) có khả năng tiết ra các axit phá hủy men răng.
  • Khiến răng ố vàng, mất thẩm mỹ.
  • Sâu răng, viêm nướu (do mảng bám cao răng) liên quan mật thiết đến các bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể: mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, sinh non, thai nhi phát triển chậm….

Phương pháp chăm sóc răng miệng ngăn ngừa mảng bám trên răng

  • Đánh răng đúng cách ngày 2 lần (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ).
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Hạn chế uống trà, cà phê, hút thuốc lá.
  • Chải kỹ những khu vực tập trung mảng bám, cao răng, giữa các răng, viễn nướu, các năng bị khập khễnh không đều, hàm trên, mặt nhai của răng hàm, mặt ngoài và mặt sau của răng cửa hàm dưới.
  • Sau bữa ăn từ 03-20 phút cần vệ sinh răng miệng ngay (sau 20 phút vi khuẩn sinh ra các axit có hại cho răng).

Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau khi ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám trên răng 

  • Thời gian đánh răng tối thiểu 3 phút, chọn bàn chải có đầu lông mềm, mảnh (khoảng 0,02mm để xâm nhập tốt vào kẽ răng và viền lợi).
  • Thay bàn chải ít nhất 03 tháng một lần.
  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng có chứa Canxi cacbonat (CAC) và Nhôm oxit (AOX), tăng gấp đôi khả năng tẩy trừ các vệt ngả màu trên răng do cà phê, trà, thuốc lá.
  • Khám răng đều đặn 6 tháng/1 lần để lấy mảng bám, cao răng, vết ố răng…

Lời kết

Thói quen hút thuốc, uống trà, không đánh răng sau khi ăn…là nguyên nhân gây mảng bám trên răng khiến răng ố vàng, mất thẩm mỹ. Nguy hiểm hơn, mảng bám còn gây viêm lợi, chảy máu chân răng, thậm chí mất răng…

Theo các nhà khoa học của tập đoàn  Lion – Tập đoàn có gần 120 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng tại Nhật Bản, nếu đánh răng sai phương pháp thì thậm chí có đánh răng đều đặn hàng ngày thì cũng khó có thể tẩy sạch mảng bám trên răng. Mảng bám thường tồn tại dai dẳng ở những nơi khó tiếp cận như viền nướu, kẽ răng, mặt trong răng. Vì vậy, cần học cách chải răng đúng và duy trì các thói quen lành mạnh để bảo vệ răng và nướu hiệu quả.

Bài viết Mảng bám trên răng xin chớ coi thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mang-bam-tren-rang-xin-cho-coi-thuong-5324/feed/ 0
Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/ https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/#respond Sun, 22 Oct 2023 05:44:35 +0000 http://benh2.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/ Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Thế nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn có những thói quen suy nghĩ sai lầm khi chăm sóc răng sữa cho trẻ. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến này.

Bài viết Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Thế nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn có những thói quen suy nghĩ sai lầm khi chăm sóc răng sữa cho trẻ. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến này.

Răng sữa là hệ răng tồn tại trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 12 tuổi và sau đó được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Răng sữa có kích thước nhỏ hơn so với những chiếc răng bình thường khác và có màu trắng hơn.

Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa mà vấn đề này cần được chú ý đối với những năm đầu đời của trẻ. Răng sữa còn góp phần kích thích sự phát triển của hệ xương hàm, giúp cho mặt sọ phát triển một cách bình thường. Ngoài ra, nếu bị mất răng sữa, trẻ sẽ rất khó để phát âm một số âm thanh và đặc biệt, hệ răng sữa cũng có tác dụng rất lớn về phương diện thẩm mỹ sau này khi trẻ lớn lên.

 

Chính vì những lý do đó mà các bậc phụ huynh và người lớn cần có cách hiểu và chăm sóc đúng đắn đối với hệ răng này của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có không ít quan niệm sai lầm về vấn đề này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Trẻ em không cần đánh răng vì răng của chúng thưa, không bị giắt thức ăn

Thực tế, răng trẻ chỉ thưa khi số lượng còn ít. Đến 2 tuổi rưỡi, trẻ đã có đủ 20 chiếc, răng cũng đã khít vào nhau. Răng càng khít, nguy cơ sâu càng cao, nước bọt (chứa chất vô hiệu hóa vi khuẩn) sẽ không rửa hết các mặt răng nên cần dùng bàn chải để làm sạch các chất bám. Hãy mua cho trẻ 2 bàn chải có màu khác nhau (một cho buổi sáng, một cho buổi tối) và để trẻ tự đánh theo cha mẹ. Bàn chải của trẻ phải có phần đầu không lớn và lông mềm. Để lông mềm hơn, có thể luộc qua bàn chải.

2. Thuốc đánh răng có thể gây hại cho trẻ vì chúng chỉ nuốt chứ không nhổ

Bạn không cần lo ngại như vậy nếu khi trẻ bắt đầu tập đánh răng, bạn cho con dùng loại kem dành cho trẻ em. Loại này có vị ngọt, mùi dễ chịu và nếu trẻ nuốt một chút cũng không sao. Khi đã quen với việc đánh răng, cần chuyển từ loại kem vệ sinh như trên sang loại kem phòng chữa bệnh (chứa canxi, fluor, phốt pho).

 

3. Răng sữa không đau khi bị sâu vì không có dây thần kinh

Trong răng sữa cũng có dây thần kinh, vì vậy trẻ cũng sẽ đau khi răng bị bệnh. Ở một số trẻ, răng sữa hỏng rất nhanh nên cảm giác đau không kịp xuất hiện. Việc cảm thấy đau là một điều tốt vì nó là tín hiệu nhắc bạn đưa con đến bác sĩ.

4. Chỉ khi răng vĩnh viễn mọc lộn xộn thì mới cần chỉnh hình, còn răng sữa thì không sao

Hiện có đến 60% trẻ cần được chỉnh hình răng ở các mức độ khác nhau. Đa số trẻ nhỏ có hàm hẹp do số răng vĩnh viễn nhiều gấp rưỡi số răng sữa nên hàm sẽ phải phát triển thêm cả chiều dài lẫn chiều cao. Trẻ 4 tuổi đã phải có khoảng trống giữa các răng sữa.

Tuy nhiên, nhiều trẻ không đạt yêu cầu này do không được luyện hàm (ăn thực phẩm quá mềm, nhuyễn). Trẻ cần được bác sĩ chỉnh hình xem hàm và xem răng có mọc sít quá hay không. Nếu có, chúng phải được chỉnh răng bằng các miếng chất dẻo, chi phí thấp. Nếu để đến khi lớn hơn mới chỉnh răng, bác sĩ phải dùng hệ thống nẹp, rất đắt tiền. Những trường hợp răng thưa quá cũng phải chỉnh. Và dù răng con bạn không có vấn đề gì, bạn vẫn cần cho trẻ đến khám ở bác sĩ nha khoa mỗi năm 2 lần.

 

5. Chỉ có thể chăm sóc răng khi trẻ đủ lớn

Thực phẩm của người mẹ mang thai và của trẻ cho đến khi 14 tuổi cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Do đó, muốn có hàm răng đẹp, trẻ phải được chăm sóc ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Người mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng thai nhi tốt, đầy đủ chất cần thiết cho sự phát triển hàm răng đẹp, khỏe của trẻ sau này như canxi, các loại vitamin có trong thức ăn.Có nhiều trẻ sinh ra kết cấu răng không đủ vững chắc do trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho răng.

Vì thế, khi sinh nở, không chỉ chất lượng hàm răng của người mẹ bị giảm sút mà chất lượng răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng, làm cho răng của trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Bài viết Sai lầm phổ biến khi hiểu và chăm sóc răng sữa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sai-lam-pho-bien-khi-hieu-va-cham-soc-rang-sua-6364/feed/ 0
Các nhóm thức ăn giúp làm chậm tiến trình lão hóa https://benh.vn/cac-nhom-thuc-an-giup-lam-cham-tien-trinh-lao-hoa-4908/ https://benh.vn/cac-nhom-thuc-an-giup-lam-cham-tien-trinh-lao-hoa-4908/#respond Mon, 21 Aug 2023 05:13:01 +0000 http://benh2.vn/cac-nhom-thuc-an-giup-lam-cham-tien-trinh-lao-hoa-4908/ Bạn có thể hình dung là chỉ bằng một việc rất đơn giản là ăn uống khoa học, đúng cách có thể làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài sự tươi trẻ và khỏe khoắn cho cơ thể.

Bài viết Các nhóm thức ăn giúp làm chậm tiến trình lão hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có thể hình dung là chỉ bằng một việc rất đơn giản là ăn uống khoa học, đúng cách có thể làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài sự tươi trẻ và khỏe khoắn cho cơ thể.

Vậy chúng ta nên ăn gì và tránh những gì để có thể trẻ lâu hơn? Hãy cùng Benh.vn tìm những món ăn này.

Các thực phẩm nên ăn để làm chậm quá trình lão hóa

Những thực phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa một cách hiệu quả.

Rau, các món khai vị làm đẹp da

Các loại xà lách, cà chua, rau sống húng quế và hành tỏi trong các món sa lát khai vị có tác dụng hữu hiệu lên da. Bạn càng ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi càng tốt. Nó không những giúp bạn có một làn da và vóc dáng đẹp mà còn cung cấp vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất để bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Ngũ cốc cho trái tim khỏe mạnh

ngu-coc-nguyen-hat

Ăn ngũ cốc mỗi ngày giúp cho tim khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Khi tuổi chúng ta càng cao amino acid hay còn gọi là homocysteine hình thành và phát triển trong các mạch máu gây nên tình trạng tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên các loại ngũ cốc chứa nhiều acid folic sẽ giúp phá hủy homocysteine.

Các nhà nghiên cứu cho biết mỗi ngày cơ thể chỉ cần khoảng 1 tách bột ngũ cốc là có thể giúp cho tim mạch khỏe mạnh và giảm đến 40% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Xà lách giúp tóc khỏe và sáng bóng

Collagen không chỉ có tác dụng hữu hiệu đối với làn da mà còn tốt cho các cơ quan khác điển hình là tóc. Bạn nên kích thích sự sản xuất collagen tự nhiên trong cơ thể bằng cách dùng thật nhiều các loại xà lách trộn như rau diếp, rau bina và tăng cường cung cấp cho vitamin C – một thành phần quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể sản xuất ra collagen. Nếu tóc bạn dễ gãy rụng đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt vitamin C.

Ăn nhiều táo rất tốt cho trí nhớ

an-mot-qua-tao-moi-ngay

Ăn nhiều táo tốt cho trí nhớ (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều táo mỗi ngày hay ít nhất là một trái táo một ngày không những có lợi cho sức khỏe mà còn hỗ trợ tốt cho trí não. Một trái táo chứa một lượng lớn chất quercetin- một loại chất chống oxy hóa ngăn chặn sự phá hủy các tế bào não.

Sữa giúp xương và răng khỏe mạnh

Không chỉ trẻ nhỏ cần uống nhiều sữa mà cả người lớn cũng cần cung cấp một lượng sữa nhất định cho cơ thể mỗi ngày. Theo một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Periodontology, những người hàng ngày tiêu thụ ít hơn 500mg calcium có nguy cơ phát triển các bệnh về răng lợi gấp đôi so với những người uống nhiều sữa khi về già.

Những thực phẩm cần tránh để không bị lão hóa sớm

Một số thực phẩm nên tránh lạm dụng vì có thể khiến cơ thể bị lão hóa nhanh hơn.

Cho trí nhớ

Giảm lượng caffeine nếu muốn có một trí nhớ tốt (Ảnh minh họa)

Cần phải cắt giảm lượng cafeine nếu muốn có một trí nhớ tốt và nhạy bén. Khi hấp thụ càng nhiều cafeine vào cơ thể thì lượng cortisol một hormon gây stress càng tăng cao

Cho tim khỏe mạnh

Cần tránh ăn nhiều bơ vì chúng dễ chuyển hóa thành mỡ và âm thầm làm gia tăng cholesterol xơ cứng động mạch và nhất là khi tuổi càng cao chúng sẽ cắt giảm lượng máu vào nuôi các tế bào cơ bắp.

Răng

Nếu bạn uống nhiều bia rượu nhất là rượu đỏ và rượu trắng, thành phần của chúng có chứa nhiều anthocyanin làm răng yếu và cũng làm ố vàng răng bạn.

Làn da

Đồ ngọt nhất là bánh kẹo là kẻ thù của làn da (Ảnh minh họa)

Cần kiên quyết cắt giảm các loại đồ ăn ngọt. Lượng đường của chúng tấn công vào collagen phá hủy sự mịn màng, mềm mượt của làn da khiến da bạn trở nên sần sùi và các nếp nhăn cũng hiện rõ hơn.

Lời kết

Có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, biết chọn các đồ ăn có lợi cho sức khỏe là một cách đơn giản giúp làm chậm quá trình lão hóa mang đến cho bạn một làn da tươi trẻ, một cơ thể khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống.

Bài viết Các nhóm thức ăn giúp làm chậm tiến trình lão hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-nhom-thuc-an-giup-lam-cham-tien-trinh-lao-hoa-4908/feed/ 0
Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/ https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/#respond Sat, 13 Aug 2022 05:32:01 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/ Vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người phải mang hàm giả thì đôi khi việc chăm sóc răng miệng lại bị sao nhãng, lơ là (do quan niệm vệ sinh răng giả đơn giản hơn) dẫn đến các bệnh về răng miệng. Vậy, vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả như thế nào?

Bài viết Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vệ sinh răng miệng là việc làm hàng ngày của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người phải mang hàm giả thì đôi khi việc chăm sóc răng miệng lại bị sao nhãng, lơ là (do quan niệm vệ sinh răng giả đơn giản hơn) dẫn đến các bệnh về răng miệng. Vậy, vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả như thế nào?

Hàm giả là hàm răng được sản xuất bằng sứ hoặc nhựa với mục đích để lắp ghép cho những bệnh nhân bị mất răng do ngã, chấn thương, tai nạn hoặc người cao tuổi.

Hàm giả gồm 2 loại: bán phần và toàn phần.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến hàm giả

  • Mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn gây nha chu, sâu răng cho các răng thật còn lại.
  • Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả.
  • Loét chấn thương do nướu giả dư.
  • Viêm góc môi do cắn quá mức.
  • Quá nhạy cảm với nền nhựa của hàm giả…

Bệnh nhiễm nấm Candidas do vi khuẩn, nấm mốc tích tụ bên dưới hàm giả

Phương pháp vệ sinh hàm giả

  • Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm giả (không sử dụng dụng cụ gây mòn, chất tẩy trắng).
  • Lựa chọn kem đánh răng thích hợp, rửa với nước muối.
  • Chải sạch hàm giả và nướu sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh hàm giả bằng nước đun sôi để nguội, nước ấm hoặc dung dịch làm sạch hàm giả (không sử dụng nước nóng vì nước nóng làm cong hàm).
  • Làm sạch bàn chải trong dung dịch 50% nước-50% clorox, 1 lần/1 tuần.
  • Ngâm hàm giả trong nước giấm 50% hoặc dùng gel Aloe Vera thoa lên hàm giả 1-2 lần/ngày ngăn sự phát triển của vi nấm.
  • Ngâm hàm giả vào dung dịch sát khuẩn (buổi đêm khi đi ngủ).

chai-sach-ham-rang-gia

Chải rửa, làm sạch hàm 2 lần/ ngày với bàn chải không làm mòn hàm giả

Lưu ý:

  • Lấy hàm ra khi sử dụng nước súc miệng.
  • Không mang hàm lúc ngủ.
  • Có thể tháo hàm cả ngày nếu đặt trong nước giữ ẩm.
  • Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu hoặc vào hàm giả để giữ ẩm.

Phương pháp vệ sinh niêm mạc nướu

  • Vệ sinh bằng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày như nước súc miệng kháng khuẩn Nano bạc chuẩn hóa PlasmaKare giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Chải nướu 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm hoặc bàn chải silicon.
  • Massage nướu vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải silicon hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng có sẵn.

suc-mieng

Giữ vệ sinh niêm mạc nướu bằng nước súc miệng, nước muối pha loãng…

Lời kết

Một số người do chấn thương, tai nạn, tuổi tác… khiến hàm răng bị tổn hại một phần hoặc toàn phần dẫn đến phải đeo hàm giả.

Hàm giả giúp bệnh nhân có khả năng nhai thức ăn, đảm bảo thẩm mỹ, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp… Tuy nhiên, việc đeo hàm giả có những quy tắc chăm sóc nhất định như: vệ sinh hàm giả và nướu tối thiểu 2 lần/ngày, vệ sinh hàm ngay sau khi ăn, không đeo hàm giả khi đi ngủ (ngâm hàm giả vào dung dịch sát trùng), chải nướu 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng hàng ngày….để bảo vệ răng miệng, tránh nha chu, nhiễm nấm Candidas, sâu răng cho các răng thật còn lại…

Bài viết Phương pháp vệ sinh răng miệng cho những người mang hàm giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-ve-sinh-rang-mieng-cho-nhung-nguoi-mang-ham-gia-5699/feed/ 0
Có nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày hay không? https://benh.vn/co-nen-su-dung-nuoc-suc-mieng-hang-ngay-hay-khong-7344/ https://benh.vn/co-nen-su-dung-nuoc-suc-mieng-hang-ngay-hay-khong-7344/#respond Wed, 27 May 2020 06:19:21 +0000 http://benh2.vn/co-nen-su-dung-nuoc-suc-mieng-hang-ngay-hay-khong-7344/ Súc miệng được coi là một trong những bước cơ bản trong quá trình vệ sinh răng miệng tuy nhiên nếu không sử dụng chúng đúng cách bạn có thể gặp rắc rối với chúng.

Bài viết Có nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Súc miệng được coi là một trong những bước cơ bản và quan trọng trong quá trình vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng chúng đúng cách bạn có thể gặp rắc rối với chúng.

Vậy có nên súc miệng hàng ngày không, súc bao nhiêu lần và thời gian bao lâu là phù hợp. Những lưu ý khi lựa chọn nước súc miệng hàng ngày là gì. Hãy cùng benh.vn giải đáp thắc mắc này. 

Co-nen-suc-mieng-hang-ngay-khong-5.jpg
Dùng nước súc miệng hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiều bệnh viêm nhiễm răng miệng.

Có cần thiết phải dùng nước súc miệng?

Đánh răng hàng ngày chỉ làm sạch 25% khoang miệng. Rất nhiều vị trí chứa nhiều vi khuẩn trong khoang miệng mà bàn chải không chải tới như: má trong, niêm mạc khoang miệng, các kẽ răng, lưỡi, cuống lưỡi và các hốc tự nhiên do sâu răng, mẻ răng gây ra… Để làm sạch tới hơn 90% khoang miệng, chắc chắn bạn cần sử dụng đến nước súc miệng.

Nước súc miệng có tính năng chính là làm sạch khoang miệng, loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng. Các loại nước súc miệng kháng khuẩn còn giúp loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng, đem lại cho chủ nhân hơi thở thơm tho kéo dài. Đặc biệt, nước súc miệng cũng có tác dụng trong việc phòng tránh chứng sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, loét miệng. Chính vì vậy, sử dụng nước súc miệng hàng ngày cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng.

Những nguy cơ từ việc dùng nước súc miệng và súc miệng không đúng cách?

Dùng nước súc miệng cũng có những nguy cơ nhất định nếu sử dụng không đúng cách. Do vậy cần phải có kiến thức trước khi sử dụng chúng, đặc biệt là các loại nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn như Nano bạc, Chlorhexidine, Cồn rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

Nguy cơ do sử dụng nước súc miệng có cồn:

Một nghiên cứu do các giáo sư thuộc trường đại học Melbourne – Úc thực hiện cho thấy nước súc miệng chứa cồn là một trong số những nguyên nhân gây ung thư khoang miệng. Đặc biệt với những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng và ung thư thanh quản cao gấp 9 lần. Những người uống rượu bia nhiều sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần.

Chất ethanol trong nước súc miệng là một trong những chất gây ung thư, có thể thẩm thấu qua bề mặt khoang miệng dễ dàng và gây hại. GS McCullough người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho rằng: “Nước súc miệng còn nguy hại hơn cả rượu hay bia, bởi chúng có chứa một lượng cồn rất lớn, chiếm khoảng 26% dung tích sản phẩm”.

Nước súc miệng chứa cồn hoặc Chlohexidine không được sử dụng cho bà bầu

Nguy cơ do sử dụng nước súc miệng chứa Chlohexidine:

Chlohexidine là hoạt chất sát khuẩn có nguồn gốc hoá học, có vị đắng mạnh. Theo MayoClinic, nước súc miệng Chlohexidine là loại nước súc miệng dành cho người lớn, chưa có thông tin khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ có thai, các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nước súc miệng chứa Chlohexidine do lo ngại các tác dụng phụ trên mẹ và thai trong toàn thời gian mang thai.

Một số tác dụng phụ phổ biến nếu sử dụng nước súc miệng chứa Chlohexidine hàng ngày gồm: Gây nhuộm răng, lưỡi; tăng cao răng, thay đổi khẩu vị (rối loạn vị giác), ảnh hưởng đến trám răng và răng giả.

Ngoài ra, một số phản ứng phụ ít gặp có thể xảy ra với đối tượng nhạy cảm bao gồm: kích ứng miệng, các tuyến ở mặt hoặc cổ bị sưng, kích thích đầu lưỡi và 1 số phản ứng dị ứng…

Nguy cơ do sử dụng nước súc miệng chứa Nano bạc:

Hiện nay, nước súc miệng chứa nano bạc được đánh giá an toàn nhất trong các sản phẩm có trên thị trường. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi lựa chọn nước súc miệng chứa nano bạc. Nano bạc có lẫn muối bạc có thể gây phản ứng phụ bao gồm: xanh da, bỏng niêm mạc…

Các loại nước súc miệng chứa nano bạc tinh khiết cho hiệu quả và độ an toàn cao, thích hợp sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. 1 số dạng nano bạc tinh khiết, không lẫn muối bạc được chứng minh an toàn hiện nay gồm nano bạc Plasma và nano bạc phương pháp nghiền vật lý.

Nuoc-suc-mieng-danh-cho-tre-nho
Các loại nước súc miệng chứa nano bạc tinh khiết an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Nguy cơ do sử dụng nước súc miệng chứa tinh dầu:

Các loại nước súc miệng chứa tinh dầu thường gồm chiết xuất từ các loại dược liệu. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng tinh dầu trong sản phẩm có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn bao gồm: Khô miệng, bỏng niêm mạc, sít răng.

Đặc biệt, 1 số loại tinh dầu chống chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ như Đinh hương. Do đó, cần đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.

Cách sử dụng nước súc miệng hiệu quả và an toàn nhất

Nước súc miệng hàng ngày là bước cơ bản và quan trọng để chăm sóc răng miệng. Cần kết hợp súc miệng với đánh răng và dùng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả chăm sóc răng miệng.

Các bước vệ sinh cần thiết trước khi súc miệng

Để bảo vệ răng miệng tối ưu, bạn vẫn cần tuân theo những nguyên tắc vàng:

  • Chọn loại kem đánh răng có chứa florua.
  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày, thay bàn chải 3 tháng/lần,
  • Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng,
  • Nước súc miệng giúp loại bỏ các chất dư thừa trong kẽ răng khi được súc kỹ. Ngoài ra nước súc miệng kháng khuẩn chứa Nano bạc plasma có khả năng bảo vệ kéo dài, hình thành lớp bạc plasma trên niêm mạc để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Co-nen-suc-mieng-hang-ngay-khong-2.jpg
Sử dụng nước súc miệng hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có hơi thở thơm mát

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày như thế nào?

Nước súc miệng chỉ được sử dụng ở khu vực miệng. Tuy nhiên, muốn chống bệnh do virus gây ra như Covid hay Cúm hoặc các bệnh lý tại khu vực họng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản… thì cần sử dụng Súc họng miệng như Súc họng miệng PlasmaKare. Các loại súc họng có chứa nano bạc chất lượng cao và có cấu trúc đặc biệt có khả năng tiêu diệt virus như TSN được khuyến cáo sử dụng trong đợt dịch hàng ngày để phòng bệnh và sử dụng trong điều trị bệnh lý tại họng, miệng hiệu quả.

Để nước súc miệng phát huy tốt nhất tác dụng, phải đọc kỹ cách sử dụng để tận dụng thời gian thuốc lưu trong khoang họng mới có tác dụng sát khuẩn, virut, nấm tại chỗ mà không gây hại cho khoang miệng.

  • Súc miệng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Cần súc miệng sau khi đã làm sạch sơ bộ bằng bàn chải đánh răng.
  • Súc thật sạch miệng, họng sau đó ngậm lại trong khoang miệng từ 15-30s. Thời gian này chỉ thực sự có ý nghĩa với các loại nước súc miệng có tác dụng kéo dài như nước súc miệng nano bạc
  • Không súc lại bằng nước sau khi sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Không được nuốt nước súc miệng. Nếu trẻ nhỏ sử dụng nên lựa chọn các loại nước súc miệng đã có nghiên cứu an toàn khi nuốt như nano bạc Plasma

Ví dụ, Listerin chỉ ngậm trong miệng 30 giây ngay sau khi đánh răng. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô, răng bị nhuộm màu dễ ố hoặc theo màu nước súc miệng. Còn với PlasmaKare là nước súc miệng Plasma bạc, có thể ngậm đến 1 phút nếu muốn. Loại thuốc súc miệng họng này không gây khô miệng, không gây ố răng.

Khuyến cáo các trường hợp không dùng thuốc súc miệng họng

Thuốc súc miệng không được sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc súc miệng có chất sát khuẩn nếu không có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

Thuốc súc miệng họng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu không dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, như phát ban, ngứa họng và miệng, phồng rộp môi, mặt đỏ, toát mồ hôi. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử trí, có thể thay thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp khác. Đối với thuốc súc họng có iodin cần chú ý đến các bệnh về tuyến giáp.

Cần chú ý chọn thuốc súc họng phù hợp theo lứa tuổi được hướng dẫn trong hộp thuốc.

Cách súc họng khi dùng thuốc: bạn cần ngửa mặt lên, ép không khí thở ra đi qua dung dịch nước súc miệng được giữ ở cuối khoang miệng ở khu vực họng càng thấp càng tốt.

Kết luận:

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày là thói quen văn minh và quan trọng để giúp chăm sóc răng miệng chắc khoẻ. Nên sử dụng nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm quanh răng, hôi miệng, nhiệt miệng. Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn đáp ứng hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng. Nước súc miệng nano bạc đang là loại nước súc miệng được đánh giá an toàn và tốt nhất để sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bài viết Có nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày hay không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-nen-su-dung-nuoc-suc-mieng-hang-ngay-hay-khong-7344/feed/ 0
Bàn chải đánh răng nỗi kinh hoàng vi khuẩn https://benh.vn/ban-chai-danh-rang-noi-kinh-hoang-vi-khuan-5641/ https://benh.vn/ban-chai-danh-rang-noi-kinh-hoang-vi-khuan-5641/#respond Mon, 25 May 2020 02:30:56 +0000 http://benh2.vn/ban-chai-danh-rang-noi-kinh-hoang-vi-khuan-5641/ Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.

Bài viết Bàn chải đánh răng nỗi kinh hoàng vi khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.

vi-khuan-tren-ban-chai-danh-rang

Bạn có cần lo sợ vi khuẩn trên bàn chải đánh răng không?

Không cần quá lo lắng nhưng cần lưu ý

Bạn không cần phải hoảng sợ quá, bởi miệng của bạn vốn không phải là một nơi vô trùng. Trong miệng luôn chứa hàng trăm nghìn vi khuẩn, cả có lợi và có hại và điểm mấu chốt chính là làm sao để duy trì sự cân bằng các vi khuẩn trong miệng. Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám, thứ được coi là mảnh đất màu mỡ nhất cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Vậy, bàn chải đánh răng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh răng lợi không? Nếu trong quá trình đánh răng gây ra các vết xước trên bề mặt lợi, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào các vị trí xước để gây bệnh viêm lợi (viêm nướu), làm cho vết tổn thương rộng hơn và khó lành hơn.

ban-chai-danh-rang-chua-nhieu-vi-khuan1

Mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng.

Hai lưu ý quan trọng về bàn chải đánh răng

Có nhiều lưu ý khi lựa chọn bàn chải đánh răng, cách chải răng. Nhưng có hai lưu ý quan trọng nhất khi giữ bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh.

Sử dụng riêng bàn chải đánh răng

dung-chung-ban-chai-danh-rang

Mỗi người nên dùng 1 chiếc bàn chải riêng thay vì dùng chung

Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác đi nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng của người khác hoặc cho người khác sử dụng bàn chải đánh răng của mình vì nó làm phát tán, lây chéo các loại vi khuẩn lạ mà cơ thể chưa có khả năng đề kháng.

Chưa kể, khi đánh răng, bạn có thể làm tổn thương nướu (lợi) và việc nhiễm khuẩn lạ hay lây truyền những loại vi rút từ người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài học rút ra, bạn nên tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.

Vị trí đặt bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh cần lưu ý

Về nơi để bàn chải, hầu hết trong các gia đình, bồn rửa mặt và kệ để bàn chải thường được đặt gần … bồn cầu do diện tích không gian phòng tắm nhỏ hẹp.

Bạn nên nhớ rằng, mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.

Hãy tự hỏi vì sao bạn không bao giờ để ly cốc, chén bát ở trong phòng tắm và cạnh nhà vệ sinh, ngoài lý do tiện lợi? Khi đã có câu trả lời, hãy so sánh tiếp, bàn chải đánh răng cũng là thứ được đưa lên miệng bạn, còn trực tiếp hơn cả ly cốc, bát đũa.

Và ống cắm bàn chải, rất nhiều người có thói quen rửa sạch bàn chải nhưng không phải ai cũng để ý đến những chiếc ống cắm, kệ để bàn chải cáu bẩn và ố vàng.

Những chiếc ống luôn dính nước, đầy bụi bẩn lâu ngày chính là nơi lý tưởng để cho hàng trăm triệu con vi khuẩn sinh sôi, bám vào bàn chải đánh răng và đi thẳng lên miệng bạn. Thật đáng sợ.

Giữ bàn chải thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn.

Giải pháp để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn khỏi hiểm họa từ vi khuẩn trên bàn chải đánh răng

Để vệ sinh bàn chải đánh răng sạch sẽ và không còn nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn trên bàn chải đánh răng, bạn cần biết những cách làm đơn giản sau. Sau khi xem xong bạn sẽ thấy nhiều điều đơn giảm mình có thể áp dụng được ngay tối nay đó.

1. Hãy rửa thật sạch trước và sau khi sử dụng bàn chải đánh răng

Lý do rất đơn giản, vì dù là trước hay sau khi sử dụng thì bàn chải của bạn cũng đầy vi trùng. Hãy rửa sạch dưới vòi nước ấm và sạch để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, nhất là ở lớp đế, nơi nước và các chất bẩn dễ đọng lại. Bạn có thể sử dụng nước sạch dưới vòi nước chảy để làm sạch bàn chải đánh răng trước khi dùng hoặc có thể sử dụng dung dịch súc miệng chứa Nano bạc để làm sạch bàn chải trước khi sử dụng. Nano bạc dạng Plasma có thể khử khuẩn kéo dài nên thi thoảng, bạn có thể ngâm bàn chải đánh răng qua đêm trong dung dịch Nano bạc plasma hoặc nước súc miệng chứa Nano bạc Plasma để sáng hôm sau sử dụng, sẽ rất an toàn và vệ sinh.

nuoc-suc-mieng-nano-bac-plasmakare23

Ngâm bàn chải đánh răng trong dung dịch Nano bạc hoặc nước súc miệng Nano bạc qua đêm để khử trùng cho bàn chải đánh răng.

2. Hãy giữ bản chải đánh răng khô ráo

Mọi vi khuẩn đều ưa sự ẩm ướt, bàn chải khô sẽ hạn chế sự phát triển sinh sôi của các loại vi khuẩn. Bàn chải không nên tiếp xúc với nước hoặc vị trí ẩm ướt thông thường để tránh sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có hại.

3. Hãy giữ bàn chải đánh răng dựng đứng

Đơn giản vì khi giữ nó thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn khi để nằm. Đây là một cách khác để giữ khô và hạn chế tiếp xúc của đầu bản chải.

4. Hãy giữ bàn chải cho riêng mình

Như lý do đã nói ở phần trên, tuyệt đối hạn chế chia sẻ bàn chải với bất cứ ai, ngay cả bạn đời của mình. Không sử dụng chung bàn chải là cách làm tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh răng lợi.

dung-chung-ban-chai-danh-rang

5. Hãy giữ bàn chải đánh răng cách xa toilet hoặc trong hộp có nắp đậy

Vì bàn chải tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng bạn, hãy giữ chúng sạch nhất có thể. Các giọt bắn trong quá trình vệ sinh hoàn toàn có thể nhiễm lên bàn chải nếu bạn không để bàn chải tránh xa bồn vệ sinh.

6. Thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Hãy thay bàn chải thường xuyên, không nên quá 3 tháng 1 lần cho dù bạn có cảm giác rằng chúng vẫn “dùng được”. Thông thường, bàn chải nên thay như vậy nhưng tùy tần suất sử dụng bàn chải mà đưa ra thời gian thay thế hợp lý.

Bạn có thể tiết kiệm nhiều thứ nhưng đừng nên tiết kiệm tiền mua một chiếc bàn chải mới vì nó là cái bạn phải sử dụng hàng ngày và tiếp xúc trực tiếp với miệng bạn

Bài viết Bàn chải đánh răng nỗi kinh hoàng vi khuẩn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ban-chai-danh-rang-noi-kinh-hoang-vi-khuan-5641/feed/ 0
Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/ https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/#respond Tue, 01 Oct 2019 09:14:35 +0000 https://benh.vn/?p=68677 " Cái răng cái tóc là góc con người " - Răng miệng luôn là vấn đề mà mọi người chú trọng chăm sóc. Tuy nhiên có những mối liên quan giữa răng miệng và tình trạng sức khỏe mà ít ai biết. Hãy cùng xem răng miệng của bạn đang nói lên vấn đề gì nhé.

Bài viết Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
” Cái răng cái tóc là góc con người ” – Răng miệng luôn là vấn đề mà mọi người chú trọng chăm sóc. Tuy nhiên có những mối liên quan giữa răng miệng và tình trạng sức khỏe mà ít ai biết. Hãy cùng xem răng miệng của bạn đang nói lên vấn đề gì nhé.

Vi khuẩn miệng có thể ảnh hưởng đến tim?

Sức khỏe miệng

Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh nướu có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn những người có nướu khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao lại như vậy; bệnh nướu răng không được chứng minh là gây ra các bệnh khác. Nhưng nó có ý nghĩa để chăm sóc miệng của bạn giống như bạn chăm sóc phần còn lại của cơ thể.

Bệnh nướu và tiểu đường

Sức khỏe miệng

Bệnh tiểu đường có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Đường trong máu tăng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng. Hơn nữa, bệnh nướu răng có thể làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Bảo vệ nướu của bạn bằng cách giữ mức đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Chải răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày. Gặp nha sĩ của bạn ít nhất hai lần một năm. Đôi khi bạn có thể muốn gặp bác sĩ thường xuyên hơn.

Khô miệng và lưỡi gây sâu răng

Sức khỏe miệng

4 triệu người Mỹ mắc hội chứng Sjögren cũng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Với Sjögren, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào tuyến lệ và tuyến nước bọt, dẫn đến khô mắt kinh niên và khô miệng (gọi là xerostomia). Nước bọt giúp bảo vệ răng và nướu khỏi vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, khô miệng vĩnh viễn dễ bị sâu răng và bệnh nướu răng.

Thuốc gây khô miệng

Cho rằng khô miệng kinh niên làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng, bạn có thể muốn kiểm tra tủ thuốc của mình. Thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm là một trong những loại thuốc có thể gây khô miệng. Nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn để tìm hiểu xem chế độ dùng thuốc của bạn có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn không, và bạn có thể làm gì về nó.

Căng thẳng và mài mòn răng

Miệng bị ảnh hưởng bởi bệnh bruxism

Nếu bạn bị căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề sức khỏe răng miệng. Những người bị căng thẳng sản xuất mức độ cao của hormone cortisol, gây hại cho nướu và cơ thể. Căng thẳng cũng dẫn đến chăm sóc răng miệng kém; hơn 50% số người không chải hoặc xỉa răng thường xuyên khi bị căng thẳng. Các thói quen liên quan đến căng thẳng khác bao gồm hút thuốc, uống rượu, nghiến răng và nghiến răng (được gọi là bruxism).

Loãng xương và mất răng

Sức khỏe miệng

Bệnh loãng xương dễ gãy xương ảnh hưởng đến tất cả các xương trong cơ thể bạn – bao gồm cả xương hàm – và có thể gây mất răng. Vi khuẩn từ viêm nha chu, bệnh nướu răng nghiêm trọng, cũng có thể phá vỡ xương hàm. Một loại thuốc trị loãng xương – bisphosphonates – có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một tình trạng hiếm gặp gọi là thoái hóa xương, gây chết xương hàm. Điều này thường chỉ là một mối quan tâm sau khi tham gia phẫu thuật nha khoa. Nói với nha sĩ của bạn nếu bạn dùng bisphosphonates.

Nướu nhạt và thiếu máu

Sức khỏe miệng

Miệng của bạn có thể bị đau và tái nhợt nếu bạn bị thiếu máu, và lưỡi của bạn có thể bị sưng và mịn (viêm lưỡi). Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu, hoặc các tế bào hồng cầu của bạn không chứa đủ huyết sắc tố. Kết quả là cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, và điều trị khác nhau. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm ra loại bạn có và làm thế nào để điều trị nó.

Rối loạn ăn uống Erode Răng Men

Sức khỏe miệng

Một nha sĩ có thể là người đầu tiên nhận thấy dấu hiệu của rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn. Axit dạ dày do nôn nhiều lần có thể làm mòn men răng nghiêm trọng. Purging cũng có thể kích hoạt sưng ở miệng, cổ họng và tuyến nước bọt cũng như hôi miệng. Chán ăn, chứng cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.

Bệnh tưa miệng và HIV

Sức khỏe miệng

Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể bị tưa miệng, mụn cóc ở miệng, mụn nước sốt, lở loét và bệnh bạch cầu lông, là những mảng trắng hoặc xám trên lưỡi hoặc bên trong má. Hệ thống miễn dịch suy yếu của cơ thể và không có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng là điều đáng trách. Người nhiễm HIV / AIDS cũng có thể bị khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và có thể khiến việc nhai, ăn, nuốt hoặc nói chuyện trở nên khó khăn.

Điều trị bệnh nướu răng có thể liên quan tới viêm khớp dạng thấp

Sức khỏe miệng

Những người bị viêm khớp dạng thấp (RA) có nguy cơ mắc bệnh nướu cao gấp 8 lần so với những người không mắc bệnh tự miễn này. Viêm có thể là mẫu số chung giữa hai bệnh. Làm cho vấn đề tồi tệ hơn: những người bị RA có thể gặp khó khăn khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa vì làm hỏng khớp ngón tay. Tin tốt là điều trị viêm nướu và nhiễm trùng hiện có cũng có thể làm giảm đau khớp và viêm.

Mất răng và bệnh thận

Sức khỏe miệng

Người lớn không có răng có thể dễ mắc bệnh thận mãn tính hơn những người vẫn còn răng. Chính xác làm thế nào bệnh thận và bệnh nha chu được liên kết vẫn chưa rõ ràng 100%. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng viêm mãn tính có thể là chủ đề phổ biến. Vì vậy, chăm sóc răng và nướu của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về thận mãn tính.

Bệnh nướu răng và sinh non

Sức khỏe miệng

Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh nướu răng, bạn có thể có khả năng sinh con quá sớm và quá nhỏ. Chính xác làm thế nào hai điều kiện được liên kết vẫn chưa được hiểu rõ. Viêm hoặc nhiễm trùng có thể được đổ lỗi. Mang thai và thay đổi nội tiết tố liên quan của nó cũng xuất hiện để làm xấu đi bệnh nướu răng. Nói chuyện với bác sĩ sản khoa hoặc nha sĩ để tìm ra cách bảo vệ bản thân và em bé.

Nướu khỏe mạnh trông như thế nào

hàm răng

Nướu khỏe mạnh nên trông hồng hào và săn chắc, không đỏ và sưng. Để giữ cho nướu khỏe mạnh, hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày, súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng một hoặc hai lần một ngày, gặp nha sĩ thường xuyên và tránh hút thuốc hoặc nhai thuốc lá

Webmd.com

Bài viết Răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rang-mieng-noi-len-dieu-gi-ve-suc-khoe-cua-ban-68677/feed/ 0
Niềng răng Nha khoa – Khi nào là phù hợp ? https://benh.vn/nieng-rang-nha-khoa-khi-nao-la-phu-hop-64945/ https://benh.vn/nieng-rang-nha-khoa-khi-nao-la-phu-hop-64945/#respond Sat, 27 Jul 2019 03:15:11 +0000 https://benh.vn/?p=64945 Con bạn bước vào lứa tuổi thay răng với những chiếc răng " tranh nhau làm lớp trưởng" ? Bạn muốn con có một hàm răng đẹp nhưng băn khoăn không biết bao giờ là thích hợp ? Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia ?

Bài viết Niềng răng Nha khoa – Khi nào là phù hợp ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Con bạn bước vào lứa tuổi thay răng với những chiếc răng ” tranh nhau làm lớp trưởng” ? Bạn muốn con có một hàm răng đẹp nhưng băn khoăn không biết bao giờ là thích hợp ? Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia ?

Lúc nào là phù hợp ?

Đó là rất tốt để có được một đánh giá chỉnh nha vào thời điểm một đứa trẻ 7 tuổi. Bác sĩ chỉnh nha là một nha sĩ được đào tạo bổ sung, người chuyên chỉnh răng và làm cho hàm răng được đều đặn. Thời gian tốt nhất để con bạn đi niềng răng nha khoa phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân dẫn đến sai lệch răng của con bạn.

Theo truyền thống, điều trị bằng niềng răng bắt đầu khi trẻ mất hầu hết răng (sơ cấp) và phần lớn răng trưởng thành (vĩnh viễn) đã mọc – thường ở độ tuổi từ 8 đến 14. Nếu điều chỉnh trong thời gian này có thể tận dụng sự tăng trưởng của con bạn để hướng dẫn kết quả dự định khi sự phát triển diễn ra.

Nên sử dụng phương pháp nào ?

Một số bác sĩ chỉnh nha khuyên nên sử dụng phương pháp nẹp răng, liên quan đến việc sử dụng các dụng cụ nha khoa (không phải lúc nào cũng là niềng răng) ở độ tuổi sớm hơn, trong khi trẻ vẫn có hầu hết là răng sữa. Sau đó, khi một đứa trẻ có răng trưởng thành, giai đoạn điều trị thứ hai được bắt đầu, thường là niềng răng. Giai đoạn thứ hai này được một số người cho là ngắn hơn một quá trình niềng răng truyền thống nếu việc điều trị sớm đã được thực hiện.

Các bác sĩ chỉnh nha ủng hộ phương pháp truyền thống nói rằng phương pháp điều trị hai giai đoạn thực sự làm tăng tổng thời gian – và đôi khi là chi phí – điều trị chỉnh nha với kết quả tương tự. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉnh nha khác tin rằng hướng dẫn tăng trưởng sử dụng các thiết bị nha khoa trước giai đoạn điều trị thứ hai giúp việc điều chỉnh dễ dàng hơn.

Sự lựa chọn tốt nhất cho bạn và con bạn sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề răng miệng của con bạn. Nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha của con bạn về quá trình hành động tốt nhất.

Benh.vn ( mayoclinic.org )

Bài viết Niềng răng Nha khoa – Khi nào là phù hợp ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nieng-rang-nha-khoa-khi-nao-la-phu-hop-64945/feed/ 0
Cách chăm sóc răng giả https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/ https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/#respond Wed, 03 Jul 2019 06:37:24 +0000 https://benh.vn/?p=62953 Răng giả tháo lắp một phần hoặc toàn bộ đòi hỏi sự chăm sóc thích hợp để giữ cho chúng sạch sẽ, không có vết bẩn và trông đẹp nhất. Để chăm sóc răng giả tốt cùng đọc bài viết sau đây.

Bài viết Cách chăm sóc răng giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Răng giả tháo lắp một phần hoặc toàn bộ đòi hỏi sự chăm sóc thích hợp để giữ cho chúng sạch sẽ, không có vết bẩn và trông đẹp nhất. Để chăm sóc răng giả tốt cùng đọc bài viết sau đây.

Thực hiện các bước sau đây

Tháo và rửa răng giả sau khi ăn. 

Xả nước vào răng giả của bạn để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và các hạt lỏng lẻo khác. Đặt một chiếc khăn trên quầy hoặc trong bồn hoặc xả một ít nước vào bồn để răng giả sẽ không bị vỡ nếu bạn làm rơi chúng.

Làm sạch miệng của bạn sau khi tháo răng giả của bạn.

Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm trên răng và gạc tự nhiên hoặc bàn chải đánh răng mềm để làm sạch lưỡi, má và vòm miệng. Nếu được sử dụng, loại bỏ bất kỳ chất kết dính răng giả còn lại từ nướu của bạn.

Chải răng giả của bạn hàng ngày.

Tháo và nhẹ nhàng làm sạch răng giả hàng ngày. Ngâm và chải chúng bằng bàn chải lông mềm và chất tẩy rửa răng giả không mài mòn để loại bỏ thức ăn, mảng bám và các cặn khác. Nếu bạn sử dụng keo dán răng giả, hãy làm sạch các rãnh vừa khít với nướu của bạn để loại bỏ bất kỳ chất dính nào còn lại. Đừng dùng chất tẩy rửa răng giả trong miệng.

Ngâm răng giả qua đêm. 

Hầu hết các loại răng giả cần giữ ẩm để giữ dáng. Đặt răng giả trong nước hoặc dung dịch ngâm răng giả nhẹ qua đêm. Kiểm tra với nha sĩ của bạn về việc lưu trữ răng giả đúng cách qua đêm. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về các giải pháp làm sạch và ngâm.

Rửa kỹ răng giả trước khi đưa chúng trở lại vào miệng, đặc biệt nếu sử dụng dung dịch ngâm răng giả. 

Những chất này có thể chứa các hóa chất độc hại gây nôn, đau hoặc bỏng nếu nuốt phải.

Đặt lịch trình kiểm tra nha khoa thường xuyên. 

Nha sĩ của bạn sẽ đề nghị tần suất đến thăm để kiểm tra răng giả và làm sạch chuyên nghiệp. Nha sĩ của bạn có thể giúp đảm bảo phù hợp để ngăn ngừa trượt và khó chịu, đồng thời kiểm tra bên trong miệng của bạn để đảm bảo khỏe mạnh.

Gặp nha sĩ nếu bạn cảm thấy răng bị lỏng

Gặp nha sĩ kịp thời nếu răng giả của bạn trở nên lỏng lẻo. Răng giả lỏng lẻo có thể gây kích ứng, lở loét và nhiễm trùng.

Xử lý răng giả của bạn một cách cẩn thận. 

Hãy chắc chắn rằng bạn không uốn cong hoặc làm hỏng nhựa hoặc móc cài khi làm sạch.

Bạn nên tránh:

Vật liệu làm sạch mài mòn. 

Tránh bàn chải có lông cứng, chất tẩy rửa mạnh và kem đánh răng mạnh, vì những thứ này quá mài mòn và có thể làm hỏng răng giả của bạn.

Kem đánh răng làm trắng. 

Kem đánh răng được quảng cáo là bột nhão làm trắng thường chứa peroxide,  làm thay đổi màu răng giả.

Sản phẩm chứa chất tẩy trắng. 

Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy trắng nào vì những sản phẩm này có thể làm suy yếu răng giả và thay đổi màu sắc của chúng. Không ngâm răng giả với các kim loại trong các dung dịch có chứa clo vì nó có thể làm xỉn màu và ăn mòn kim loại.

Nước nóng. 

Tránh nước nóng hoặc nước sôi có thể làm cong răng giả của bạn.

Benh.vn ( TH mayoclinic.org )

Bài viết Cách chăm sóc răng giả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-cham-soc-rang-gia-62953/feed/ 0
Răng bé đổi màu ? https://benh.vn/rang-be-doi-mau-62409/ https://benh.vn/rang-be-doi-mau-62409/#respond Sat, 08 Jun 2019 14:53:38 +0000 https://benh.vn/?p=62409 Răng sữa của con tôi có vẻ bị đổi màu. Tôi có nên lo lắng không?

Bài viết Răng bé đổi màu ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Răng sữa của con tôi có vẻ bị đổi màu. Tôi có nên lo lắng không?

Răng sữa, còn được gọi là răng nguyên thủy, thường trắng hơn răng vĩnh viễn của người lớn vì chúng bị vôi hóa nhiều hơn.

Răng sữa có thể bị đổi màu vì nhiều lý do, bao gồm:

Đánh răng không đầy đủ. 

Nếu răng bé không được chải đúng cách, vi khuẩn (mảng bám) có thể hình thành trên răng – có thể dẫn đến đổi màu răng.

Sử dụng thuốc. 

Thuốc cho trẻ sơ sinh có chứa sắt, chẳng hạn như vitamin bổ sung, có thể gây ra vết ố trên răng bé. Uống tetracycline kháng sinh trong khi mang thai hoặc cho con bú cũng có thể khiến trẻ bị đổi màu răng.

Chấn thương răng. 

Một chiếc răng tối màu có thể là kết quả của chảy máu trong răng do chấn thương răng.

Men yếu.

 Một vấn đề di truyền với sự hình thành men răng có thể dẫn đến răng sữa bị đổi màu.

Quá nhiều florua. 

Thường xuyên trộn sữa bột cô đặc dạng lỏng hoặc dạng lỏng với nước có chất fluoride có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vạch trắng hoặc vệt trắng trên răng của trẻ nếu các loại sữa công thức này là nguồn thực phẩm chính của trẻ.

Bệnh. 

Một số trẻ có thể phát triển răng sữa có màu xanh hoặc vàng nếu chúng được sinh ra với tình trạng có quá nhiều bilirubin trong máu (tăng bilirubin máu).

Cách xử lý

Nếu sự đổi màu là do vệ sinh răng miệng kém, đánh răng kỹ hơn có thể giúp ích. Cho đến khi con bạn học nhổ – khoảng 3 tuổi – sử dụng một ít kem đánh răng có fluoride không lớn hơn kích thước của một hạt gạo.

Để giữ cho miệng của con bạn khỏe mạnh, tránh làm đầy chai của con bạn bằng các chất lỏng như nước đường, nước trái cây hoặc nước ngọt và không cho bé đi ngủ với một chai. Ngoài ra, không chia sẻ dụng cụ ăn uống với con của bạn. Điều này có thể lây lan vi khuẩn gây sâu răng. Nếu con bạn sử dụng núm vú giả, không bao giờ nhúng nó vào mật ong hoặc đường.

Thảo luận về mối quan tâm của bạn về răng sữa của con bạn với bác sĩ của mình. Anh ấy hoặc cô ấy có thể giới thiệu bạn đến một nha sĩ nhi khoa. Sau khi giải quyết bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào, nha sĩ có thể khuyên bạn nên tẩy trắng răng bị đổi màu sau đó hoặc chỉ đơn giản là xem răng để tìm dấu hiệu của các vấn đề khác.

Bài viết Răng bé đổi màu ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/rang-be-doi-mau-62409/feed/ 0