Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 May 2024 08:55:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/#respond Sun, 05 May 2024 02:17:49 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/ Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực... Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi. Việc điều trị bệnh cần căn cứ nguyên nhân cụ thể và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)

Đại cương

Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).

Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)

Địa dư Số trẻ < 5 tuổi (triệu) Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) Số trẻ mắc /năm (triệu)
Châu Phi 105,62 0,33 35,13
Châu Mĩ 75,78 0,10 7,84
Trung Đông 69,77 0,28 19,67
Châu Âu 51,96 0,06 3,03
Đông Nam châu Á 168,74

 

0,36

 

60,95

 

Tây Thái Bình Dương 133,05

 

0,22

 

29,07

 

Các nước đang phát triển 523,31

 

0,29

 

151,76

 

Các nước phát triển 81,61

 

0,05

 

4,08

 

Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.

Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).

Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).

Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).

Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ mới mắc (triệu) Tỷ lệ đợt/trẻ/năm
Ấn Độ

Trung Quốc

Pakistan

Bangladesh

Nigeria

Indonesia

Ethiopia

CHDCND Congo

Việt Nam

Philippines

Sudan

Afganistan

Tanzania

Myanma

Brazil

 

43,0

21,1

9,8

6,4

6,1

6,0

3,9

3,9

2,9

2,7

2,0

2,0

1,9

1,8

1,8

 

0,37

0,22

0,41

0,41

0,34

0,28

0,35

0,39

0,35

0,27

0,48

0,45

0,33

0,43

0,11

 

Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất

Tên nước Số trẻ tử vong (nghìn) Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ
Ấn độ

Nigeria

CHDCND Congo Ethiopia

Pakistan

Afganistan

Trung Quốc

Bangladesh

Angola

Nigeria

Uganda

Tanzania

Mali

Kenya

Bunkina Faso

 

408

204

126

112

91

87

74

50

47

46

38

36

32

30

25

 

32,2

84,7

110,1

84,6

48,1

185,9

8,6

26,6

157,1

173,9

67,6

52,6

147,8

50,3

99,4

 

Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.

Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)

NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).

– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…

– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)

Virus

Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).

Ký sinh trùng và nấm

Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.

Dựa vào lâm sàng

Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).

– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.

– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi

– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
  • Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.

Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.

– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.

Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).

– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.

Hình ảnh X-quang phổi

Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):

Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…

– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế

Bài viết Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-nguyen-nhan-gay-benh-viem-phoi-cong-dong-o-tre-em-7268/feed/ 0
Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/ https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/#respond Sun, 09 Jul 2023 12:00:11 +0000 http://benh2.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/ Lâu nay chúng ta thường biết đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi... Tuy nhiên bệnh về phổi kẽ thường ít được quan tâm và cũng hiếm người hiểu rõ về bệnh này. Vậy, bệnh phổi kẽ có những biểu hiện nhận biết như thế nào? Bệnh gây ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Bài viết Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lâu nay chúng ta thường biết đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi… Tuy nhiên bệnh về phổi kẽ thường ít được quan tâm và cũng hiếm người hiểu rõ về bệnh này. Vậy, bệnh phổi kẽ có những biểu hiện nhận biết như thế nào? Bệnh gây ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

benh-phoi-ke

Tìm hiểu về bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ được mô tả là một nhóm các rối loạn khác nhau. Hầu hết trong số đó gây ra sẹo tiến triển của mô phổi.

Sẹo là thủ phạm gây ảnh hưởng đến khả năng để thở và có đủ oxy vào máu.

Triệu chứng của bệnh phổi kẽ

  • Ho khan.
  • Thở khò khè.
  • Đau ngực.
  • Móng tay có đường cong trên các đỉnh (club).
  • Khó thở khi làm các việc thông thường như ăn uống, nói chuyện.
  • Khó thở ở nhiều mức độtừ nhẹ đến nặng…

Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các tổn thương cho tới các yếu tố nghề nghiệp.

Do sẹo của túi không khí nhỏ

Trong bệnh phổi kẽ, các bức thành của các túi khí có thể bị viêm, và các mô (interstitium) đường và hỗ trợ các túi trở nên ngày càng dày lên và sẹo. Sẹo xơ hóa dẫn đến các mô, kẽ mỏng trở nên cứng và dày hơn, làm cho túi không khí ít linh hoạt hơn. Túi khí sẹo dẫn đến khó thở và gây khó khăn cho oxy vào máu qua những bức thành dày.

Phản ứng bất thường chữa bệnh

  • Sẹo ở bệnh phổi kẽ xảy ra khi một thương tích cho phổi gây ra một phản ứng chữa bệnh bất thường.
  • Thông thường, cơ thể tạo ra một lượng mô để sửa chữa thiệt hại. Nhưng trong bệnh phổi kẽ, quá trình sửa chữa đi xiên, tạo mô sẹo mà ngày càng gây trở ngại cho chức năng phổi.

Lao động và các yếu tố môi trường gây bệnh phổi kẽ

  • Khi con người tiếp xúc lâu dài với một số độc tố hoặc các chất ô nhiễm có thể dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng.
  • Những người thường xuyên hít bụi silic, bụi kim loại cứng có nguy cơ gây bệnh
  • Những người thường xuyên hít bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại cứng đặc biệt có nguy cơ bị bệnh phổi nghiêm trọng. Tiếp xúc với các chất kinh niên như ngũ cốc, mía đường, và bụi từ phân chim và động vật hoặc bị ẩm mốc cũng gây ra một phản ứng quá mẫn ở phổi…

Phổi kẽ do nhiễm trùng

Chứng nhiễm trùng bao gồm nhiễm virus như cytomegalovirus. Một số vi khuẩn lây nhiễm bao gồm viêm phổi, nấm bệnh truyền nhiễm như histoplasmosis và nhiễm ký sinh trùng…

Phổi kẽ do ảnh hưởng từ bức xạ

Một số người sau khi trị liệu bức xạ đối (bệnh ung thư phổi hoặc ung thư vú) có dấu hiệu tổn thương phổi lâu sau khi kết thúc điều trị phóng xạ.

Các mức độ nghiêm trọng của thiệt hại có thể phụ thuộc vào thời gian phổi tiếp xúc với bức xạ, tổng số nhận được bức xạ, hóa trị liệu…

Bệnh phổi kẽ do ảnh hưởng từ thuốc

Một số loại thuốc có thể làm hỏng các đường dây mô phổi như thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, các vấn đề tim, thuốc tâm thần nhất định và một số thuốc kháng sinh.

Mắc bệnh phổi kẽ do các điều kiện y tế khác

Bệnh phổi kẽ có thể xảy ra với các rối loạn khác. Thông thường, những điều kiện không trực tiếp tấn công phổi, nhưng gây ảnh hưởng đến các tế bào khắp cơ thể như lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, dermatomyositis, polymyositis, hội chứng Sjogren và sarcoidosis.

Bệnh phổi kẽ nguy hiểm như thế nào

Bệnh phổi kẽ hình thành mô sẹo trong phổi và dẫn đến một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng.

Phổi kẽ gây thiếu ô xy (mức độ ô xy trong máu thấp)

Bệnh phổi kẽ làm giảm lượng oxy đi vào máu, có khả năng phát triển thấp hơn nồng độ ôxy trong máu bình thường. Thiếu oxy nghiêm trọng có thể phá vỡ chức năng cơ bản của cơ thể.

Phổi kẽ gây cao huyết áp ở phổi

Bệnh phổi kẽ ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi. Nó bắt đầu khi mô sẹo hạn chế các mạch máu nhỏ nhất, hạn chế lưu lượng máu trong phổi và làm tăng áp suất trong động mạch phổi.

Tăng huyết áp động mạch phổi là nghiêm trọng, khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Phổi kẽ gây suy hô hấp

Trong giai đoạn cuối của bệnh mãn tính về phổi kẽ, suy hô hấp xảy ra khi nồng độ ôxy trong máu thấp cùng với áp lực gia tăng ở các động mạch phổi gây suy tim.

benh-phoi-ke

Suy tim do phổi kẽ

Tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi buồng bên phải trái tim yếu hơn – ít cơ bắp hơn so với trái – phải bơm mạnh hơn bình thường để di chuyển máu qua động mạch phổi bị tắc nghẽn. Cuối cùng, tâm thất phải cũng căng thẳng thêm.

Những người dễ mắc bệnh phổi kẽ

  • Người viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị Lupus, xơ cứng bì.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mạn tính và xơ hóa phổi.
  • Người bị nhiễm virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
  • Người bị viêm tiểu phế quản.
  • Những người trên 50 tuổi, người hút thuốc lá thuốc lào, hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, hít khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo…

Phương pháp phòng bệnh phổi kẽ

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Khám và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và ở phổi.
  • Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hoá chất, bụi hữu cơ, chăn nuôi…
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời.
  • Những vùng giá rét cần mặc ấm, đội mũ, quàng khăn giữ ấm vùng đầu, cổ, ngực để hạn chế các nguyên nhân gây bệnh…

Lời kết

Bệnh phổi kẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân như tình trạng thiếu ôxy trong máu; gây suy tim phải, suy hô hấp; tăng huyết áp ở mạch máu phổi; làm hạn chế lưu lượng máu trong phổi…

Vì vậy, để hạn chế số lượng bệnh nhân bị phổi kẽ chúng ta cần bỏ thuốc lá, sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động trong các nghề tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại…Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời. Đặc biệt cần mặc ấm, quàng khăn, giữ ấm cổ, ngực khi trời lạnh…

Bài viết Phổi kẽ – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phoi-ke-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-6238/feed/ 0
Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/#respond Fri, 24 Mar 2023 04:32:36 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/ Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 - 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc đặc trị, kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng...

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có thể có nhiều dấu hiệu sớm dễ thấy như ho, sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này dễ lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.

Dấu hiệu bệnh viêm phổi

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở nhanh bất thường
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Giảm hoạt động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)
  • Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Triệu chứng bệnh viêm phổi

Đôi khi ở trẻ chỉ có một triệu chứng là thở nhanh. Khi viêm phổi nằm ở dưới phổi gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau tùy theo loại viêm phổi, tác nhân gây viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi do virus: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phổi do mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

Các giai đoạn, xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi

Để biết chẩn đoán bệnh viêm phổi, cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào và con đường lây nhiễm ra sao.

Các giai đoạn bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh bệnh viêm phổi

Thời kỳ ủ bệnh của viêm phổi khác nhau tuỳ thuộc vào các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số thời kỳ ủ bệnh thường gặp: do RSV là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm phổi

Tiếng ran ở phổi khi nghe bằng ống nghe.

Chụp X quang phổi để xác định viêm phổi cũng như vị trí và phạm vi của tổn thương ở phổi.

Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.

Quá trình lây lan bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

Điều trị và phòng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do đó không chỉ cần quan tâm tới việc điều trị bệnh viêm phổi mà phòng bệnh viêm phổi cũng cực kỳ quan trọng.

Điều trị bệnh viêm phổi.

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vaccine ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vaccine chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vaccine hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vaccine cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sơ sinh sinh non có thể được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

  • Tiêm vaccin đầy đủ
  • Rửa tay thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
  • Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bài viết Triệu chứng và phương pháp điều trị các dạng viêm phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cac-dang-viem-phoi-3280/feed/ 0
Bệnh lao phổi https://benh.vn/benh-lao-phoi-4888/ https://benh.vn/benh-lao-phoi-4888/#comments Mon, 15 Aug 2022 05:12:36 +0000 http://benh2.vn/benh-lao-phoi-4888/ Lao phổi là vấn đề sức khoẻ của toàn cầu, nó gây bệnh cho hàng triệu người mỗi năm và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong nhóm căn nguyên gây tử vong do các bệnh nhiễm trùng, sau HIV/AIDS. Theo ước lượng năm 2011 của Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc lao mới khoảng 9 triệu người và số lượng tử vong do lao khoảng 1,4 triệu người.

Bài viết Bệnh lao phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Lao phổi là tình trạng nhiễm trùng phế quản, nhu mô phổi, gây ra bởi vi khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis). Bệnh lây lan theo đường không khí, vì hít phải vi khuẩn lao do bệnh nhân lao ho khạc ra.

Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, 70% số người soi đờm có AFB dương tính sẽ chết trong vòng 10 năm.

Lao là vấn đề sức khoẻ của toàn cầu, nó gây bệnh cho hàng triệu người mỗi năm và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong nhóm căn nguyên gây tử vong do các bệnh nhiễm trùng, sau HIV/AIDS. Theo ước lượng năm 2011 của Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc lao mới khoảng 9 triệu người và số lượng tử vong do lao khoảng 1,4 triệu người.

bệnh nhân lao phổi được khám

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm tại phổi rất nguy hiểm (ảnh minh họa)

Triệu chứng lâm sàng bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi có nhiều triệu chứng khác nhau như sốt về chiều, đêm, ho kéo dài, có thể ho ra máu, ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác cần lưu ý.

Triệu chứng toàn thân

  • Sốt: thường là sốt nhẹ kéo dài, sốt về chiều hoặc đêm, có thể sốt cao rét run.
  • Gầy sút cân.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Ra mồ hôi về đêm.
  • Thiếu máu.
  • Phụ nữ bị lao có thể mất kinh.

Triệu chứng hô hấp

  • Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý xem mình bị ho từ khi nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ kéo dài trên ba tuần thì nên chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.
  • Ho khạc đờm, thường đờm màu trắng, dùng kháng sinh không hiệu quả.
  • Ho ra máu, số lượng từ ít (đờm lẫn máu) tới khạc máu nhiều (> 200mL/ngày). Đôi khi ho ra máu nặng gây tắc phế quản.
  • Khó thở trong lao phổi thường do tổn thương lan rộng hoặc do tràn dịch màng phổi.
  • Khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương. Số ít trường hợp có tiếng thở rít khu trú: nguyên nhân thường do viêm phế quản khu trú do lao, lao nội phế quản hoặc hạch viêm chèn ép vào phế quản.

Triệu chứng xét nghiệm bệnh lao phổi

  • Nhuộm soi trực tiếp đờm

Kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp đờm tìm thấy vi khuẩn lao là phương pháp chẩn đoán chắc chắn nhất. Thông thường nhuộm theo phương pháp Ziehl–Neelsen hoặc bằng phương pháp huỳnh quang với ánh sáng cực tím.

Cần làm AFB nhiều lần, ít nhất 3 lần trong 3 buổi sáng liên tiếp. Nếu bệnh nhân không khạc được đờm thì cho bệnh nhân khí dùng nước muối 5% ưu trương để lấy bệnh phẩm.

  • Nuôi cấy đờm

Làm tăng kết quả dương tính nhưng nếu nuôi cấy bằng phương pháp cổ điển phải mất 4 – 8 tuần mới có kết quả. Ngày nay người ta tiến hành nuôi cấy vi khuẩn lao bằng phương pháp MGIT Bactec cho kết quả nhanh (sau 1 – 2 tuần). Với những trường hợp bệnh nhẹ, ít trực khuẩn, soi trực tiếp có thể kết quả âm tính nhưng nuôi cấy dương tính. Trong khi chờ đợi kết quả nuôi cấy cần quyết định việc điều trị căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và phim X quang.

  • Kháng sinh đồ

Để theo dõi tình trạng lao phổi kháng thuốc trong cộng đồng và góp phần điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

  • Ngoáy họng

Đối với bệnh nhân không khạc được đờm, có thể ngoáy họng bệnh nhân ở vị trí gốc lưỡi hướng về khí quản bằng một que bông vô khuẩn. Bệnh nhân ho sẽ làm dính một ít dịch vào miếng bông ở đầu que ngoáy. Đặt que vào lọ vô trùng, gửi phòng xét nghiệm nuôi cấy.

  • Hút dịch dạ dày chẩn đoán

Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người già không khạc đờm có thể lấy bệnh phẩm từ dịch dạ dày buổi sáng.

  • Soi phế quản

Lấy dịch phế quản xét nghiệm tìm trực khuẩn lao, xét nghiệm PCR – BK, nuôi cấy vi khuẩn lao.

  • Sinh thiết phổi

Thấy tổn thương lao hoặc vi khuẩn lao trong bệnh phẩm sinh thiết.

  • Chụp Xquang phổi

Các hình ảnh Xquang phổi nghi ngờ lao phổi:

Đám mờ không đồng đều ở vùng đỉnh hoặc vùng dưới xương đòn hai phổi (một hoặc hai bên).

Hình hang: Có thể một hoặc nhiều hang (lao hang).

Những nốt, chấm mờ nhỏ như hạt kê, đường kính 1mm lan toả cả hai phổi (lao kê).

Bóng mờ đặc tròn hoặc bầu dục ở góc ngoài hạ đòn hoặc hạ phân thuỳ 6 (thâm nhiễm Assman).

Những bóng mờ ở rốn phổi và trung thất do hạch lympho sưng to.

Có một vài nốt hoặc nhiều nốt to nhỏ khác nhau đường kính 3 – 10mm đậm độ không đều, thường gặp ở hạ đòn và đỉnh phổi một hoặc hai bên (lao nốt).

Đám mờ hình thuỳ phổi (tam giác) có thể ở bất kỳ vị trí nào nhưng thông thường thấy ở thuỳ trên và thuỳ giữa.

  • Phản ứng Tuberculin

Loại phản ứng Tuberculin được dùng phổ biến là Mantoux.

Phản ứng Mantoux: tiêm 0,1mL dùng dịch có 10 đơn vị PPD vào trong da mặt trước cẳng tay tạo nên cục sần trên da từ 5 – 6mm đường kính. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu phản ứng dương tính sẽ thấy một vùng “mẩn đỏ” và một cục cứng ở da. Đo đường kính cục theo chiều ngang cánh tay, phần quầng đỏ xung quanh không quan trọng. Phản ứng dương tính khi đường kính cục phản ứng > 10mm, âm tính < 5mm; không có ý nghĩa từ 5 – 9mm.

Nếu đã có những bằng chứng rõ ràng mắc bệnh lao thì phản ứng Tuberculin âm tính cũng sẽ không loại trừ được bệnh lao.

Nếu phản ứng Tuberculin dương tính mạnh giúp hướng tới chẩn đoán lao phổi nếu bệnh nhân có tổn thương Xquang nhưng BK đờm âm tính hoặc chẩn đoán lao tiềm ẩn nếu không rõ tổn thương trên X quang.

  • Xét nghiệm máu

Bệnh nhân có thể có thiếu máu nhẹ.

Số lượng bạch cầu thường không thay đổi hoặc hơi thấp hơn bình thường.

Tốc độ máu lắng có thể tăng, khi tốc độ máu lắng bình thường cũng không loại trừ.

Các phương pháp xét nghiệm gián tiếp

Như dùng các kỹ thuật sinh hoá miễn dịch (ELISA), PCR để phát hiện những kháng nguyên hoặc những kháng thể của vi khuẩn lao trong huyết thanh hoặc dịch tiết của bệnh nhân cũng đang được áp dụng rộng rãi, giúp cho việc chẩn đoán ngày càng nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra, và lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc gần, qua đường hô hấp, giọt bắn…

Vi khuẩn gây lao phổi

Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí, hình dạng giống que nhỏ, Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dùng dịch acid, vì vậy nó được phân loại là “trực khuẩn kháng acid” (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người.

Lây truyền bệnh lao phổi

Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý.

“Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn).”

Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao (số lượng tống xuất), môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn.

Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.

Chẩn đoán bệnh lao phổi

Để chẩn đoán bệnh lao phổi cần làm các xét nghiệm cần thiết và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý hô hấp khác.

Chẩn đoán xác định lao phổi

Lâm sàng: ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.Xquang phổi: tổn thương thâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.

Tìm thấy trực khuẩn lao trong các bệnh phẩm: đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…

Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch.

PCR – BK dương tính.

Chẩn đoán phân biệt bệnh lao phổi

Viêm phổi: bệnh thường diễn biến đột ngột với sốt, ho khạc đờm mủ, đờm màu xanh hoặc màu vàng. Số lượng bạch cầu trong máu tăng. Dùng kháng sinh bệnh thuyên giảm nhanh.

Ung thư phổi: thường gặp ở bệnh nhân nam giới, tuổi > 45, có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá. Trên phim Xquang phổi tổn thương dạng đám mờ; cần tiến hành soi phế quản, chụp cắt lớp ngực, sinh thiết khối u v.v…

Áp xe phổi: có hội chứng nhiễm trùng, ho khạc mủ hoặc ộc mủ. Trên phim Xquang phổi là hình mức nước – hơi.

Giãn phế quản: chẩn đoán phân biệt bằng làm BK trong đờm nhiều lần; chụp cắt lớp lồng ngực lớp mỏng 1mm, độ phân giải cao hoặc chụp cây phế quản cản quang.

Điều trị bệnh lao phổi và phòng bệnh

Điều trị lao phổi cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn lao, bên cạnh đó kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Ngoài ra, chế độ chăm sóc cũng cần lưu ý. Phòng bệnh lao phổi cần phải lưu ý nguồn lây.

Mục đích điều trị lao phổi

Tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong.

Dập tắt các nguồn lây lao cho cộng đồng, làm giảm tỷ lệ nhiễm lao hàng năm và số lao mới mắc hàng năm, tiến tới thanh toán bệnh lao.

Nguyên tắc điều trị lao phổi

Phối hợp các thuốc chống lao: Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn đầu (ở những nước có tỷ lệ  kháng thuốc tiên phát cao, người ta phối hợp 4 loại thuốc). Giai đoạn tiếp theo dùng 2-3 loại thuốc để đảm bảo đạt âm tính hoá đờm.

  • Mỗi loại thuốc phải dùng đúng liều.
  • Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ.
  • Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát:

“Điều trị hai giai đoạn: giai đoạn tấn công 2-3 tháng;  Giai đoạn duy trì (củng cố) 4-6 tháng.”

  • Điều trị có kiểm soát: kiểm soát là theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và xử lý kịp thời những tai biến và tác dụng phụ của thuốc. Cũng như kiểm soát việc dùng thuốc đúng quy cách của bệnh nhân (DOTS: Directly observed Treatment short course-điều trị ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp).

Phòng bệnh lao phổi

Loại bỏ nguồn lây: cần cách ly và điều trị sớm, tích cực, đối với người lao phổi AFB dương tính.

Tiêm chủng BCG: cho trẻ sơ sinh.

Dự phòng bằng thuốc INH: chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi phản ứng Mantoux dương tính, có tiếp xúc với nguồn lây, người có phản ứng Mantoux dương tính, phải tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân. Hiện nay quan điểm dự phòng bằng thuốc ít được áp dụng.

Xem thêm: Điều trị bệnh Lao phổi

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh lao phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-lao-phoi-4888/feed/ 3
Bệnh áp xe phổi https://benh.vn/benh-ap-xe-phoi-4870/ https://benh.vn/benh-ap-xe-phoi-4870/#respond Sat, 08 May 2021 05:12:13 +0000 http://benh2.vn/benh-ap-xe-phoi-4870/ Áp xe phổi là ổ mủ trong nhu mô phổi do viêm nhiễm hoại tử cấp tính không phải lao (do vi khuẩn, ký sinh vật, nấm), sau khi ộc mủ tạo thành hang. Áp xe phổi có thể có một hoặc nhiều ổ. Khi điều trị nội khoa quá 6 tuần thất bại thì […]

Bài viết Bệnh áp xe phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Áp xe phổi là ổ mủ trong nhu mô phổi do viêm nhiễm hoại tử cấp tính không phải lao (do vi khuẩn, ký sinh vật, nấm), sau khi ộc mủ tạo thành hang. Áp xe phổi có thể có một hoặc nhiều ổ. Khi điều trị nội khoa quá 6 tuần thất bại thì gọi là áp xe phổi mạn tính.

Nhận biết dấu hiệu bệnh áp xe phổi

Để nhận biết áp xe phổi cần lưu ý các dấu hiệu lâm sàng có thể xuất hiện trong từng giai đoạn của bệnh là khác nhau.

Dấu hiệu lâm sàng bệnh áp xe phổi

Giai đoạn ổ mủ kín: Ho, sốt có thể 39-40 độ C, đau ngực, có thể có khó thở.

Giai đoạn ộc mủ:

  • Sau 6 – 15 ngày bệnh nhân đột ngột ho tăng lên, đau tăng lên. Ho dữ dội và ộc ra rất nhiều mủ (có thể hàng trăm ml), mủ đặc quánh màu vàng hoặc nhầy màu vàng. Vã mồ hôi, mệt lả. Sau đó hết sốt, dễ chịu, ăn ngủ được. Giai đoạn ộc mủ cần đề phòng  mủ tràn vào đường thở gây ngạt thở.
  • Có thể ho ra máu hoặc khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày. Quan sát đại thể mủ khạc ra để sơ bộ có chẩn đoán nguyên nhân: mủ màu vàng thường do tụ cầu; mủ màu xanh: thường do liên cầu, mủ màu Socola thường do amip; mủ thối thường do vi khuẩn kỵ khí.

Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: bệnh nhân vẫn ho dai dẳng nhất là khi thay đổi tư thế và khạc mủ số lượng ít hơn.

Dấu hiệu cận lâm sàng áp xe phổi

X quang phổi: giai đoạn ổ mủ kín thấy một bóng mờ không thuần nhất, khá rộng, bờ mờ, chưa có ổ phá huỷ ở những giai đoạn sau thấy một hoặc nhiều hang dạng tròn, bờ dày, xung quanh là tổ chức phổi đông dặc, trong hang có mức nước – hơi.

Xét nghiệm: công thức máu có bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng.

Nguyên nhân áp xe phổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe phổi, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Viêm nhiễm, hoại tử

Do vi khuẩn làm mủ: Staphylococcus aureus (tụ cầu  vàng), Klebsiella, liên cầu khuẩn nhóm A, Bacteroides sp, Actinomyces, Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), E. Coli, Proteus, Fusobacterium và những cầu khuẩn kỵ khí khác.

Nấm: Aspergilus, Candida Abicans, Mucor.

Ký sinh vật: amíp, sán lá phổi.

Nguyên nhân ổ nhồi máu phổi do

Tắc mạch, viêm mạch máu  (viêm nút quanh động mạch, bệnh u hạt).

Ung thư nguyên phát bội nhiễm (u thứ phát ít gặp hơn).

Các nguyên nhân khác gây áp xe phổi

Kén hơi bội nhiễm.

Hoại tử trong bệnh bụi phổi.

Nguyên nhân thuận lợi

Chấn thương lồng ngực có mảnh đạn.

Sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy.

Sau phẫu thuật vùng tai mũi họng, răng hàm mặt.

Lưu đường truyền tĩnh mạch trung tâm lâu ngày.

Mắc các bệnh nội khoa khác: đái tháo đường, các bệnh phổi mạn tính, giãn phế quản.

Nghiện rượu, tiêm chích ma túy, nghiện thuốc lá.

Chẩn đoán bệnh áp xe phổi

Để chẩn đoán áp xe phổi cần căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm thực thể. Bên cạnh đó cần phân biệt với những bệnh lý khác.

Chẩn đoán xác định

Sốt: 38o5C – 39oC hoặc cao hơn, có thể kèm rét run hoặc không.

Mệt mỏi, toàn trạng thay đổi nhiều.

Đau ngực bên tổn thương, có thể có đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thuỳ dưới.

Ho khạc đờm có mủ nhiều (ộc mủ), đờm mùi hôi hoặc thối, đôi khi có thể ho ra máu lẫn mủ, có khi ho khan.

Khó thở: nhịp thở nhanh, một số bệnh nhân có thể có biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, tím môi, đầu chi, PaO2 giảm.

Khám phổi: có thể thấy ran ngáy, ran ẩm, có khi thấy hội chứng hang, hội chứng đông đặc.

Công thức máu: nếu do vi khuẩn, có thể có bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái. Tốc độ máu lắng tăng.

X quang phổi: thấy hình hang thường có thành tương đối đều, hình mức nước- hơi. Có thể chỉ có 1 ổ áp xe, hay nhiều ổ. Cần chụp phim nghiêng (có khi phải chụp cắt lớp vi tính) để xác định chính xác vị trí ổ áp xe giúp chọn phương pháp dẫn lưu mủ phù hợp.

Cần lấy máu, đờm hoặc dịch hút từ phế quản để nhuộm soi, nuôi cấy vi khuẩn.

Căn cứ vào kết quả của kháng sinh đồ để sử dụng kháng sinh cho phù hợp.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư phổi áp xe hoá: bệnh nhân thường > 45 tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh triệu chứng áp xe phổi, có thể thấy các triệu chứng khác như nuốt nghẹn, nói khàn, móng tay khum, ngón dùi trống, phù áo khoác… Trên phim X quang phổi thấy thành hang dày, thường lệch tâm, xung quanh có các tua gai, trong lòng lồi lõm mấp mô, ít khi có mức nước ngang.

Kén khí phổi bội nhiễm: biểu hiện lâm sàng giống áp xe phổi, X quang phổi: hình hang thành mỏng < 1 mm, có mức khí dịch và sau khi điều trị thì kén khí vẫn còn tồn tại.

Giãn phế quản hình túi cục bộ: tiền sử ho, khạc đờm hoặc có khi ho ra máu kéo dài nhiều năm, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ tồn tại lâu. Hình X quang phổi có nhiều ổ sáng xen kẽ vùng mờ không đều, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao hoặc chụp phế quản cản quang giúp chẩn đoán xác định.

Lao phổi có hang: lao phổi thường tiến triển từ từ với toàn trạng gầy sút suy sụp, sốt về chiều, ho khạc đờm, hoặc máu. Tìm trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB) trong đờm nhiều lần. Phản ứng tuberculin trong nhiều trường hợp dương tính mạnh, máu lắng tăng. X quang phổi: trên nền tổn thương thâm nhiễm hoặc xơ hoá có một hoặc nhiều hang, khu trú thường ở đỉnh phổi.

Điều trị bệnh áp xe phổi

Điều trị áp xe phổi sử dụng thuốc tại khoa nội hoặc có thể phẫu thuật nếu cần thiết.

Điều trị nội khoa áp xe phổi

Điều trị kháng sinh

Nguyên tắc: dùng kháng sinh sớm. Dùng ít nhất từ 2 kháng sinh trở lên. Theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, liều cao ngay từ đầu. Dùng thuốc ngay sau khi lấy được bệnh phẩm để chẩn đoán vi sinh vật. Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần.

Dẫn lưu ổ áp xe

Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực: dựa vào phim chụp X quang phổi thẳng nghiêng chọn tư thế bệnh nhân để dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế nhiều lần /ngày, để BN ở tư thế sao cho dẫn lưu tốt nhất ổ áp xe, lúc đầu trong thời gian ngắn vài phút, sau kéo dài dần thời gian và kết hợp với vỗ rung. Vỗ rung mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần lúc đầu 5 phút sau tăng dần đến 10 – 20 phút.

Có thể dùng soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương tắc nghẽn phế quản và gắp bỏ dị vật phế quản nếu có.

Chọc dẫn lưu mủ qua da: áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, ổ áp xe không thông với phế quản; ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng ống thông cỡ 7 – 14F, đặt vào ổ áp xe để hút dẫn lưu mủ qua hệ thống hút liên tục.

Các điều trị khác

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Đảm bảo cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

Giảm đau, hạ sốt.

Điều trị phẫu thuật

Mổ cắt phân thuỳ phổi hoặc cả một bên phổi tuỳ theo mức độ.

Ổ áp xe > 10cm.

Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả.

Ho ra máu tái phát hoặc ho máu nặng đe doạ tính mạng.

Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng.

Có biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi.

Tiến triển và biến chứng của áp xe phổi

Bệnh áp xe phổi tiến triển tương đối nhanh, nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoàn toàn, nếu không có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tiến triển

Điều trị tốt khỏi hoàn toàn sau một thời gian để lại sẹo xơ.

Điều trị không đáp ứng tốt thành áp xe mạn tính (trên 2 tháng, có ngón tay dùi trống) hoặc để lại hang di sót.

Biến chứng

Giãn phế quản quanh ổ áp xe. Mủ màng phổi, màng tim (do vỡ ổ áp xe).

Áp xe não, viêm màng não.

Ho máu nặng (ho máu sét đánh).

Phát triển nấm Aspergillus trong hang.

Suy kiệt, thoái hoá bột các cơ quan.

Phòng bệnh áp xe phổi

Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.

Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng, nhất là các thủ thuật ở các vùng này phải tránh các mảnh tổ chức rơi vào đường phế quản.

Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày phải theo dõi chặt chẽ, tránh không để sặc thức ăn.

Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh áp xe phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-ap-xe-phoi-4870/feed/ 0
5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi https://benh.vn/5-thuc-pham-giai-doc-va-lam-sach-phoi-42903/ https://benh.vn/5-thuc-pham-giai-doc-va-lam-sach-phoi-42903/#respond Sun, 17 Feb 2019 03:33:49 +0000 https://benh.vn/?p=42903 Làm sạch phổi sẽ cải thiện khả năng hô hấp của phổi, giảm nguy cơ ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khi bạn hít thở dễ dàng, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.

Bài viết 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Làm sạch phổi sẽ cải thiện khả năng hô hấp của phổi, giảm nguy cơ ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khi bạn hít thở dễ dàng, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.

Thực phẩm giải độc và làm sạch phổi

Có một số loại thực phẩm cụ thể hỗ trợ cho sức khỏe phổi của bạn. Dưới đây là 5 thực phẩm hàng đầu giải độc và làm sạch phổi:

1. Táo

Táo chứa flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh.

2. Cần tây

Giữ cân bằng các chất hóa học và điện giải như natri và magiê được cho là một trong những yếu tố quan trọng giải độc cơ thể. Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ carbon dioxide từ cơ thể tốt hơn. Do đó, cần tây rất có lợi cho người bị hen suyễn.

3. Cà rốt

Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.

4. Tỏi

Tỏi có thể điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường và các bệnh về đường hô hấp. Trong một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44 % nguy cơ mắc ung thư phổi.

5. Gừng

Gừng có các chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học cải thiện sức khỏe và chống lại bệnh tật. Thực phẩm có thể là một vũ khí hiệu quả giúp làm sạch phổi và chống lại các bệnh phổi.

 

Ngoài việc sử dụng các thực phẩm để tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh về phổi, hãy bảo vệ môi trường của bạn đang sống, đảm bảo môi trường không khói bụi, nhất là khói thuốc lá, không ô nhiễm không khí sẽ giúp phổi luôn trong lành và làm tròn vai trò hô hấp cung cấp oxy cho cơ thể.

Xem video để cập nhật thông tin cụ thể về 5 loại thực phẩm giải độc và làm sạch phổi này nhé

Bài viết 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-thuc-pham-giai-doc-va-lam-sach-phoi-42903/feed/ 0
Các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa https://benh.vn/cac-the-benh-lao-thuong-gap-o-tre-va-cach-phong-ngua-5800/ https://benh.vn/cac-the-benh-lao-thuong-gap-o-tre-va-cach-phong-ngua-5800/#respond Sun, 11 Nov 2018 08:00:55 +0000 http://benh2.vn/cac-the-benh-lao-thuong-gap-o-tre-va-cach-phong-ngua-5800/ Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Dưới đây là các thể lao thường gặp ở trẻ và biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bài viết Các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh lao có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh lao do trực khuẩn Lao gây ra và có thể gây ra gánh nặng rất lớn với bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ em

Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh. Ở trẻ em, bệnh lao chiếm tỷ lệ 10 – 15% trong số những trường hợp bệnh lao mới mắc hàng năm. Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ tập trung ở 4 thể: lao sơ nhiễm (hay lao khởi đầu); lao cấp tính (như lao màng não và lao kê); lao hô hấp sau sơ nhiễm (như lao phổi và lao màng phổi); lao ngoài phổi (như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…)Việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao ở trẻ em thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm. Đối với lao sơ nhiễm, trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.

Lao sơ nhiễm: thường gặp nhiều nhất. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.

Lao cấp tính, trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, trẻ dưới 2 tuổi.

truc-khuan-lao

Vi khuẩn lao nhìn dưới kính hiển vi.

Lao kê là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: lao màng phổi; lao phổi.

Lao ngoài phổi: thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đờm, máu kéo dài.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị lao cho trẻ em

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6 – 9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Khi trẻ có triệu chứng nghi bị nhiễm lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Theo Chương trình chống lao Quốc gia

Bài viết Các thể bệnh lao thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-the-benh-lao-thuong-gap-o-tre-va-cach-phong-ngua-5800/feed/ 0
Các tác nhân gây hen suyễn https://benh.vn/cac-tac-nhan-gay-hen-suyen-2734/ https://benh.vn/cac-tac-nhan-gay-hen-suyen-2734/#respond Mon, 17 Sep 2018 04:19:55 +0000 http://benh2.vn/cac-tac-nhan-gay-hen-suyen-2734/ Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn và có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn ở những người khác nhau. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác. 

Bài viết Các tác nhân gây hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn và có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn ở những người khác nhau. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác. 

Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định và tránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn là một yếu tố quan trọng để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn.

Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn, nhưng bạn vẫn nên loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân này ở nhà và nơi làm việc của mình. Điều này giúp bạn giảm bớt các triệu chứng mà các cơn hen suyễn gây ra. Benh.vn xin nêu ra một số các tác nhân có thể gây bệnh mà bạn nên biết để phòng tránh:

1. Thuốc lá

Khói thuốc kích thích các triệu chứng bộc phát của một cơn hen cấp tính do đường dẫn khí của bạn bị kích ứng và viêm. Hãy ngừng viêc hút thuốc cũng như tránh hít phải khói thuốc thụ động.

2. Khói, bụi

Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được chúng trú ngụ trong vải và khăn thảm, nệm và gối, chăn trong bao không dính bụi.

Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước

3. Thú nuôi trong nhà, thú nhồi bông

Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng. Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà.

4. Nấm mốc, phấn hoa

Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước. Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy

Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa cao hay đi vào những con đường mà bạn thường hay cảm thấy các triệu chứng hen suyễn

5. Vận động thể lực

Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

6. Thời tiết

Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khẩu trang khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo

7. Thực phẩm

Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …

8. Thuốc

Một số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần toa như aspirin, thuốc cảm, các thuốc không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.

Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, …

Benh.vn

Bài viết Các tác nhân gây hen suyễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-tac-nhan-gay-hen-suyen-2734/feed/ 0
Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/ https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/#respond Tue, 11 Sep 2018 04:06:22 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.

Bài viết Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Định nghĩa

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh có hạn chế thông khí mà không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Lâm sàng

Yếu tố nguy cơ:

  • Hút thuốc lá, thuốc lào
  • Phơi nhiễm kéo dài với bụi hô hấp ở môi trường làm việc: mỏ than, công nghiệp dệt, xi măng và thép
  • Ô nhiễm môi trường
  • Yếu tố vật chủ: tăng phản ứng đường thở, giảm phát triển phổi, kích thước tiểu phế quản nhỏ, tăng hoạt động elastase, giảm chức năng antiprotease
  • Nhiễm khuẩn (virus)

Triệu chứng:

– Cơ năng: BN đến khám vì ho, khạc đờm khó thở

– Ho: ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có thể kèm theo khạc đờm hay không

– Đờm: trong, nhầy dính, nếu bội nhiễm thì đờm vàng đục, bẩn, có thể có mùi thối

– Khó thở: xuất hiện dần dần, xuất hiện cùng với ho hoặc sau ho 1 thời gian, lúc đầu khó thở khi gắng sức về sau khó thở liên tục

  • Type A: Khó thở nhiều, người gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít
  • Type B: Khó thở ít, người béo, thiếu  oxy máu tăng CO2 nhiều.

Khám lâm sàng:

– Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức

– Sử dụng cơ hô hấp phụ, có thể hô hấp nghịch thường

– Lồng ngực hình thùng

– Dấu hiệu Campbell: Khí quản đi xuống ở thì hít vào

– Dấu hiệu Hoover: Giảm đường kính phần dưới lồng ngực khi hít vào

– Gõ vang: khi giãn PN nhiều

– Nghe: tiếng tim mờ, rì rào phế nang giảm. Có thể có rale rít ngáy, nếu GPN nhiều có thể thấy rale nổ, rale ẩm

– Dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải:

  • Mắt lồi như mắt ếch do tăng mạch máu màng tiếp hợp
  • Tim nhịp nhanh, có thể LNHT, có thể ngựa phi P tiền tâm thu, T2 mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm thu ổ van ĐMP.
  • Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu dọc bờ trái xương ức tăng lên khi hít vào
  • TM cổ nổi đập theo nhịp tim
  • Gan to, đau vùng gan
  • Phù chân cổ chướng

Đợt cấp:

Nguyên nhân thúc đẩy: phần lớn là nhiễm khuẩn, VR (50%), VK (S.pneumoniae, H. influenzae và M.Catarrhalis) và ô nhiễm không khí. Hiếm gặp: tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, suy tim trái, loạn nhịp, rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng.

Ho khạc đờm nặng lên, đờm vàng đục, có thể sốt, khó thở tăng lên

Cận lâm sàng

Chức năng hô hấp:

Chẩn đoán xác định tắc nghẽn và đánh giá mức độ nặng

Chỉ định:

  • Ho khạc đờm kéo dài.
  • Hút thuốc lá và trên 45 tuổi

Biểu hiện:

  • Giảm FEV1< 80%, FEV1/VC< 70%,
  • Tăng thể tích cặn RV, thể tích cặn chức năng FRC
  • Tắc nghẽn đường thở nhỏ: FEF25-75% giảm hoặc V25, V50, V75 giảm
  • Test hồi phục PQ với thuốc giãn PQ (xịt 400mg salbutamol): âm tính
  • Test hồi phục PQ với corticoid: sau điều trị 6 tuần đến 3 tháng corticoid xịt đo lại CNHH, đây là tiêu chí để xem xét dùng corticoid kéo dài

Khí máu động mạch:

Giai đoạn sớm: chỉ giảm PO2

Giai đoạn muộn:

  • Typ A: PO2 giảm nhẹ hoặc vừa (thường > 65mmHg), PCO2 bình thường hoặc giảm nhẹ
  • Typ B: giảm đáng kể PO2, tăng PCO2 mạn tính

X quang phổi thẳng:

  • Giai đoạn đầu: đa số bình thường, hoặc có thể thấy hình ảnh phổi bẩn
  • Lồng ngực giãn: tăng khoảng sáng trước, sau tim vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang. Một số trường hợp có thể thấy vòm hoành phẳng hoặc vòm hoành đảo
  • Hình ảnh dày thành PQ
  • Hình ảnh bóng khí, kén khí
  • Các mạch máu ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi
  • Cung động mạch phổi nổi, đập, kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại nhanh chóng. Đường kính ĐMP thùy dưới P >16 mm là dấu hiệu tăng áp lực ĐMP
  • Tim dài và thong giai đoạn cuối tim to toàn bộ

CT scanner:

Chụp lớp mỏng 1 mm, độ phân giải cao

  • Giãn phế nang trung tâm tiểu thuỳ
  • Giãn phế nang toàn tiểu thuỳ
  • Giãn phế nang cạnh vách, bóng khí

Điện tâm đồ:

  • Xác định biến chứng TPM
  • P phế II, III, aVF
  • Trục phải: ít nhất 2 trong 5: (1)Trục phải, alpha > 110 độ; (2) R/S ở V5, V6 < 1; (3) Sóng S chiếm ưu thế ở D1 hoặc bloc nhánh phải không hoàn toàn, (4) P > 2mm ở DII, (5)T đảo ngược ở V1 – V4 hoặc V2 và V3

Siêu âm tim:

Tăng áp động mạch phổi

Chẩn đoán giai đoạn COPD: theo GOLD-2003

Chẩn đoán mức độ nặng của đợt cấp COPD:

  • Mức độ nhẹ: khó thở khi đi lại, đối thoại được, nhịp thở < 20 lần/phút, M , 100l/ phút, Sa02 > 95%, khí máu bình thường
  • Mức độ trung bình: khó thở khi nói, nói từng câu, kích thích nhẹ, thở 20 – 25l/ phút, có co kéo nhẹ cơ hô hấp, M 100 – 120l/ phút, Sa02 91 – 95%, tăng nhẹ CO2 45 – 50mmHg, pH 7,3 – 7,38
  • Mức độ nặng: khó thở khi nghỉ, nói từng từ, kích thích nhiều, thở 25 – 30l/ phút, co kéo cơ hô hấp rõ, M > 120l/ phút, Sp02 85 – 90%, Pa02 40 – 60mmHg, PCO2 50 – 60mmHg, pH 7,25 – 7,3
  • Mức độ nguy kịch: thở ngáp hoặc khó thở dữ dội, không nói được, ngủ gà, hôn mê, thở > 30l/ phút, nhịp chậm, rối loạn, hô hấp nghịch thường, SpO2 < 40mmHg, PaCO2 > 60mmHg, pH < 7,25

Benh.vn

Bài viết Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-2034/feed/ 0
Phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu bằng xét nghiệm máu https://benh.vn/phat-hien-ung-thu-phoi-giai-doan-dau-bang-xet-nghiem-mau-8033/ https://benh.vn/phat-hien-ung-thu-phoi-giai-doan-dau-bang-xet-nghiem-mau-8033/#respond Tue, 04 Sep 2018 06:32:51 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-ung-thu-phoi-giai-doan-dau-bang-xet-nghiem-mau-8033/ Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại ung thư, gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới hàng năm. Để hạn chế tình trạng trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu...

Bài viết Phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu bằng xét nghiệm máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại ung thư, gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới hàng năm. Để hạn chế tình trạng trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một loại xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư phổi ngay từ giai đoạn đầu…

Nét đặc biệt của phương pháp xét nghiệm mới

Dailymail cho biết, phương pháp mới giúp các bác sĩ có thể đưa ra các phương thức điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Xét nghiệm phát hiện ra 7 loại protein, được gọi là tự kháng thể sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein bất thường, xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư phổi.

Các protein này có thể được phát hiện trước khi các khối u phát triển đến thời điểm mà cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của ung thư kèm theo các triệu chứng của bệnh.

Kết quả từ hội thảo và các xét nghiệm mở rộng

Theo kết quả từ cuộc hội thảo diễn ra vào tháng 9 năm 2015, có khoảng 9,7% người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc được xét nghiệm phát hiện có protein tự kháng thể. Nếu bệnh nhân kiểm tra bằng máy X-quang hay chụp CT, tỉ lệ phát hiện ung thư đạt 75% và 25% còn lại cần được theo dõi nếu khối u phát triển, do đó, xét nghiệm này có thể mở ra cơ hội chữa bệnh cho những người mắc bệnh ung thư phổi.

Hiện, cuộc thử nghiệm đang diễn ra trên 12.000 người tham gia trong vòng 2 năm và sẽ cho kết quả vào cuối năm 2018. Tuy vậy, xét nghiệm này đang được thực hiện cho mục đích cá nhân tại Anh 3 năm gần đây nên vẫn chưa được công nhận bởi NHS (dịch vụ sức khỏe quốc gia) do mức độ chính xác của kết quả. Bởi vậy, trong thời gian chờ đợi kết quả, tiến sĩ Stuart Schembri (chuyên ngành lồng ngực) khuyến cáo người dân nên từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe và tránh xa căn bệnh ung thư phổi.

Bài viết Phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu bằng xét nghiệm máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-ung-thu-phoi-giai-doan-dau-bang-xet-nghiem-mau-8033/feed/ 0