Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 09 Apr 2024 04:38:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/ https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/#respond Thu, 11 Jan 2024 09:32:41 +0000 http://benh2.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/ Nguyên nhân của táo bón là do ăn uống không hợp lý (nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước), ít vận động, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, co thắt, nhu động ruột giảm…

Bài viết Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta gặp một vài trường hợp khó chịu như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau bụng… Những rắc rối nhỏ này có thể không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và rất thường gặp. Cho nên, việc nắm vững một vài mẹo xử lý nhanh các triệu chứng khó chịu này rất quan trọng,

Bệnh táo bón

Nguyên nhân của táo bón là do ăn uống không hợp lý (nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước), ít vận động, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, co thắt, nhu động ruột giảm…

táo bón

Sau đây là cách xử lý khi bị táo bón:

– Sử dụng thuốc có chứa Metamucil: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ), đây là thành phần rất hiệu quả trong điều trị táo bón khởi phát. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng khi điều trị táo bón mãn tính. Khi cơn táo bón đã bước đầu được cải thiện thì thực hiện các phương pháp sau:

  • Nên ăn sáng ngay sau khi thức dậy vì lúc ấy cường độ hoạt động của đại tràng mạnh gấp ba lần so với các thời điểm khác trong ngày. Ăn ngay sau khi thức dậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ruột được tối ưu hóa trong vòng hai giờ.
  • Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Y tế Học đường ở Houston (bang Texas, Mỹ), dù uống nhiều nước không trực tiếp cải thiện được tình trạng táo bón, nhưng giúp chúng ta chủ động phòng chống táo bón vì tránh cho cơ thể không bị thiếu nước.
  • Thường xuyên vận động sẽ tạo điều kiện cho thức ăn tiêu hóa ở ruột tốt hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cho thấy rằng những người ít vận động có nguy cơ táo bón tăng đến 50% so với những người tập luyện thường xuyên.

Bệnh tiêu chảy

Ống tiêu hóa của chúng ta có các tế bào hấp thụ chất lỏng từ thức ăn và thức uống. Các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng tấn công vào các tế bào đó sẽ gây ức chế hoạt động của chúng, gây tình trạng phân lỏng.

Cách xử lý khi bị tiêu chảy là:

– Sử dụng thuốc chống tiêu chảy có chứa hai thành phần loperamide và simethicone. Các nhà khoa học tại Đại học Chicago cho biết hai thành phần này giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy và khó chịu ở bụng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với thuốc chỉ chứa một trong hai thành phần đã nêu.

– Ăn sữa chua: Men vi sinh và vi khuẩn trong sữa chua giúp làm ổn định các men tự nhiên trong ruột, điều chỉnh hoạt động tiêu hóa.

tiêu chảy

Trung tiện nặng mùi

Trung tiện là hiện tượng khí có mùi bị tống ra đường hậu môn khi các vi khuẩn trong ruột già phá vỡ sợi lên men và tinh bột chưa tiêu hóa (chủ yếu từ thức ăn thực vật như các loại đậu, hành tây, cần tây, cà rốt, nho khô, chuối, mầm lúa mì…).

Để giảm tình trạng trung tiện nặng mùi, bạn hãy thử:

– Giảm ăn các loại thức ăn chứa tinh bột khó tiêu hóa đã kể trên, chỉ nên ăn thịt, cá, trứng, các loại carbohydrate dễ tiêu hóa có trong gạo, cà chua, rau diếp, nho và anh đào…

– Kiểm tra thành phần đường trong đồ uống vì có một số loại đường hóa học trong thức uống hằng ngày mà ruột non không thể hấp thu hoàn toàn.

– Nếu việc thay đổi chế độ ăn uống đơn thuần không cho kết quả khả quan thì nên thử dùng men tiêu hóa có chứa enzyme alpha-galactosidase để phá vỡ các carbohydrate phức tạp thành các loại đường đơn giản hơn, cho phép carbohydrate được hấp thụ dễ dàng trong ruột non, không di chuyển xuống đại tràng.

Xem thêm: 10 thực phẩm bổ sung chất xơ đặc biệt tốt cho cơ thể

Theo Menshealth

Bài viết Chữa nhanh một vài triệu chứng khó chịu thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-nhanh-mot-vai-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-3283/feed/ 0
Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/ https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/#respond Tue, 24 Oct 2023 09:03:38 +0000 https://benh.vn/?p=51902 Thuốc Gastropulgite là thuốc giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, được sử dụng để điều trị triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị hoành, di chứng sau cắt dạ dày…

Bài viết Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Giá thuốc Gastropulgite là bao nhiêu vào năm 2023

Trả lời:

Thuốc Gastropulgite là thuốc giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, được sử dụng để điều trị triệu chứng của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị hoành, di chứng sau cắt dạ dày… Thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các nhóm thuốc khác như kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp tăng cường hiệu quả chữa bệnh.

Hiện nay, giá bán thuốc đau dạ dày Gastropulgite năm 2023 vào khoảng 120.000 đồng/hộp, 1 hộp gồm 30 gói, dạng bột, thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện. Thuốc Gastropulgite được bán ở hầu hết các nhà thuốc khắp cả nước. Giá cả của thuốc có thể khác biệt đôi chút giữa các nhà thuốc nhưng nhìn chung không khác biệt nhiều so với giá 120.000 đồng/1 hộp (đã nêu ở trên).

Một số thông tin quan trọng khác về thuốc Gastropulgite, bệnh nhân khi sử dụng cần chú ý:

1. Thành phần

  • Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa   2,5 g
  • Gel Aluminium hydroxyde và magnesium carbonate được sấy khô   0,5 g
  • Bột pha hỗn dịch uống: hộp 30 gói, hộp 60 gói.

2. Chỉ định

Điều trị triệu chứng loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày, thoát vị hoành, hồi lưu dạ dày-thực quản, di chứng cắt dạ dày, đau thượng vị, ợ nóng, dạ dày không dung nạp thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng

  • Người lớn: 2 đến 4 gói/ngày, pha trong nửa ly nước, uống trước hoặc sau các bữa ăn và khi có triệu chứng đau.
  • Trẻ em: 1/3 đến 1 gói, 3 lần một ngày tùy theo tuổi.

(Thông tin về giá thuốc được tham khảo từ giá thuốc bán lẻ tham khảo của nhà sản xuất)

Bài viết Giá thuốc Gastropulgite năm 2023 là bao nhiêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/gia-thuoc-gastropulgite-nam-2018-la-bao-nhieu-51902/feed/ 0
Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/ https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/#respond Wed, 23 Aug 2023 04:53:15 +0000 http://benh2.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/ Cho đến nay, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày và hành tá tràng. Khoảng 90 - 95% các trường hợp loét tá tràng và 70-75% loét dạ dày được khẳng định là do H. Pylori được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm I các nguy cơ gây ung thư dạ dày, do vậy việc phát hiện HP có vai trò quan trọng trong bệnh lý dạ dày - tá tràng

Bài viết Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cho đến nay, tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) vẫn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày và hành tá tràng. Khoảng 90 – 95% các trường hợp loét tá tràng và 70-75% loét dạ dày được khẳng định là do H. Pylori được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm I các nguy cơ gây ung thư dạ dày, do vậy việc phát hiện HP có vai trò quan trọng trong bệnh lý dạ dày – tá tràng

test tìm vi khuẩn HP

Các kỹ thuật tìm Helicobacter Pylori

Test nhanh Urease

  • Nguyên lý: Dựa và khả năng của vi khuẩn có thể biến đổi Ure thành CO2 và Amoniac. Mẫu niêm mạc được đặt trong môi trường Test gồm ure và chất chỉ thị màu. Nếu có HP trong niêm mạc sẽ làm pH tăng lên, chất chỉ thị sẽ đổi màu. Dựa và sự thay đổi màu này để chẩn đoán.
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 90 – 95%
  • Độ đặc hiệu: 95%
  • Ưu điểm: Kinh tế, cho kết quả nhanh (15 phút đến 3 giờ)
  • Nhược điểm: không đánh giá được mức độ viêm
  • Giá trị: là phương pháp nhanh, đơn giản, giá thành thấp để phát hiện H. Pylori

Xét nghiệm mô bệnh học

  • Nguyên lý: nhuộm màu và soi trên kính hiển vị tìm HP trực tiếp trên mẫu mô bệnh học
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 85 – 95%
  • Độ đặc hiệu: 95 – 100%
  • Ưu điểm: là phương pháp chuẩn, cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng và mức độ viêm
  • Nhược điểm: là xét nghiệm xâm lấn
  • Giá trị: là phương pháp tiêu chuẩn

Test hơi thở C13

  • Nguyên lý: Cũng như test urease, Test hơi thở dựa trên khả năng phân cắt ure của HP. Bệnh nhân ăn thức ăn có chứa ure đánh dấu C13, enzyme urease của HP cắt ure làm thoát ra CO2 có chứa C13, khí thoát ra được thu lại định lượng bằng quang phổ hồng ngoại.
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 90%
  • Độ đặc hiệu: 95%
  • Ưu điểm: là test không xâm lấn
  • Nhược điểm: giá thành cao, không đánh giá được tình trạng viêm
  • Giá trị: là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán diệt trừ HP.

Xét nghiệm huyết thanh học

  • Nguyên lý: xét nghiệm huyết thanh dựa trên việc tìm kháng thể IgG và IgA chống lại H. Pylori. Nồng độ kháng thể cao xuất hiện ngay khi mới bắt đầu hoặc đang nhiễm H. pylori
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 85%
  • Độ đặc hiệu: 70 – 80%
  • Ưu điểm: xét nghiệm không xâm lấn
  • Nhược điểm: không có lợi khi theo dõi diệt trừ H pylori, độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, không đánh giá được mức độ viêm.
  • Giá trị: có tác dụng trong nghiên cứu dịch tễ học, ít giá trị trong theo dõi điều trị.

Phương pháp nuôi cấy

  • Nguyên lý: có thể nuôi cấy và xác định H. pylori trong phòng thí nghiệm đặc biệt
  • Độ nhạy của xét nghiệm: 70 – 90%
  • Độ đặc hiệu: 100%
  • Ưu điểm: có thể làm được kháng sinh đồ
  • Nhược điểm: là xét nghiệm xâm lấn, giá rất đắt, độ nhạy thấp
  • Giá trị: không thể là xét nghiệm thường quy, nên dành cho các yêu cầu đặc biệt.

PCR (Polymerase Chain Reaction)

Đây là kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên nguyên lý khuyếch đại gen. Nguyên lý của kỹ thuật là dùng phản ứng chuỗi polymerase cùng với các mồi (primer) gen của H. pylori để khuyếch đại nhiều lần các gen đặc trưng của H. pylori (nếu có) trong bệnh phẩm và dễ dàng chứng minh sự có mặt của chúng. PCR được coi là kỹ thuật có độ nhậy cao nhất trong việc phát hiện các vi sinh vật gây bệnh nói chung cũng như với H. pylori.

Hiện nay ứng dụng chủ yếu của PCR là phát hiện H. pylori trong bệnh phẩm sinh thiết dạ dày, nhưng PCR còn được ứng dụng chẩn đoán với nhiều loại bệnh phẩm không xâm phạm khác. PCR chẩn đoán H. pylori trong mảnh sinh thiết dạ dày và dịch dạ dày có độ nhậy và đặc hiệu đạt trên 95%.

Xét nghiệm nước bọt và nước tiểu

Các xét nghiệm này dựa trên việc phát hiện IgA hoặc IgG (chủ yếu là IgG) kháng H. pylori có trong nước bọt và nước tiểu.

Do độ nhậy và độ đặc hiệu thấp nên các xét nghiệm này ít phổ biến. Gần đây, các tác giả Nhật Bản thông báo chế tạo thành công một loại kit chẩn đoán H. pylori phát hiện IgG từ nước tiểu đạt độ nhậy 95%, độ đặc hiệu 87,9% dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch với màng nitrocellulose phủ kháng nguyên H. pylori. Nghiên cứu này mở ra một triển vọng trong nỗ lực đơn giản hoá các phương pháp chẩn đoán không xâm phạm.

Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên H. pylori (Faecal test)

Việc phát hiện kháng nguyên H. pylori trong phân trước đây gặp rất nhiều khó khăn do việc xử lý bệnh phẩm phân rất phức tạp. Từ năm 1999, công ty Meridian Diagnostics (USA) đã phát triển kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân và đưa ra một loại kit chẩn đoán đơn giản, có độ nhậy và độ đặc hiệu cao (83-100%), đó là kit HpSA. Loại kit này rất thích hợp để phát hiện H. pylori ở trẻ em cũng như theo dõi H. pylori trước và sau điều trị, nhưng do giá thành cao nên chưa phổ biến.

Bài viết Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-xet-nghiem-tim-vi-khuan-helicobacter-pylori-4276/feed/ 0
Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/#respond Thu, 27 Jul 2023 07:01:29 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/ Có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Do kết cấu sinh lý của nam giới và nữ giới khác nhau, nên nam giới có các bệnh của nam giới, nữ giới có các bệnh của phụ nữ.

Nhưng có thể bạn không biết, có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Sau đây chúng ta hãy cùng xem xem, phái yếu dễ bị những bệnh nào hơn và làm sao để phòng tránh chúng.

1. Bệnh trầm cảm

Phụ nữ thường yếu mềm hơn nam giới, và cũng bất ổn hơn về cảm xúc nhất là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh với những biến động lớn. Họ dễ bị tiêu cực hơn và thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.

tram-cam-phu-nu

Tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. (Ảnh: 123RF)

Làm thế nào để ngăn chặn trầm cảm ở phụ nữ?

Ngoài việc điều chỉnh tâm lý, thường ngày nên vận động nhiều, thiền định, nuôi dưỡng niềm đam mê cá nhân, kết bạn nhiều hơn, hoạt động nhóm tập thể, đều có thể hỗ trợ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ăn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo như các loại đậu, rau xanh, sữa ít chất béo hoặc pho mát cũng sẽ cải thiện tâm trạng xấu.

2. Các loại bệnh về tim mạch

Thành mạch máu trong tim của nữ giới tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp, triệu chứng không rõ ràng dễ bị chẩn đoán nhầm, có thể bỏ lỡ đi thời cơ chẩn đoán và điều trị tốt.

benh-tim-mach-phu-nu

Triệu chứng phát bệnh tim mạch ở nữ giới không rõ ràng dễ nhận biết như ở nam giới (Ảnh: Shutterstock)

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tim mạch ở phụ nữ?

Ngoài việc kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế ba cao (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), ăn uống hằng ngày nên ăn ít dầu, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, không hút thuốc, không uống rượu. Trước khi đi ngủ uống một chút nước, có thể phòng tránh bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hình thành thói quen thường xuyên tập thể dục, hoặc tập yoga, ngồi thiền, đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Loãng xương

Mật độ xương của nữ giới ít hơn so với nam giới, vì vậy nữ giới dễ bị mắc loãng xương hơn. Hơn nữa khi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bởi có sự thay đổi về nội tiết tố, cũng dễ làm cho xương bị yếu đi.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn loãng xương ở phụ nữ?

Vận động một cách điều độ thích hợp có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe. Hàng ngày, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi ví dụ như các loại đậu, phô mai, các loại cá nhỏ khô, hạt mè đen, cải xoăn, mù tạt, sữa… Cũng nên thường xuyên ra ngoài sưởi nắng, bởi vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương.

hat-vung-den-giup-giam-loang-xuong-nu-gioi

Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như vừng đen.

4. Viêm khớp gối

Do cấu tạo bẩm sinh gân, dây chằng và xương của nữ giới đều không khỏe bằng nam giới, thêm nữa, xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau, áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương.

Dây chằng trước có nguy cơ bị rách khi vận động sai tư thế, sau này nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn. Phụ nữ thường mang giầy cao gót thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ càng cao.

viem-khop-goi-phu-nu

Nhiều thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể là thủ phạm tổn thương sức khỏe xương (Ảnh: Photos.com)

Làm thế nào để ngăn chặn viêm khớp gối ở phụ nữ?

Thực hành các bài tập vận động tăng sức khỏe xương khớp, ví dụ như thiền định, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc dùng máy tập thể dục. Hạn chế những động tác gây áp lực tới khớp, ví dụ như lên xuống cầu thang, leo núi, kiễng chân, ngồi xổm hoặc quỳ gối lâu, cố gắng hạn chế đi giầy cao gót.

5. Rối loạn tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới, nữ giới mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Theo thống kê, nữ giới mắc các bệnh táo bón, khó tiêu và các bệnh về đường ruột cao gấp 2 -3 lần so với nam giới.

Làm thế nào để ngăn chặn rối loạn tiêu hóa ở nữ giới?

Có thể giảm lượng ăn chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kĩ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa nghĩ hoặc làm việc khác. Hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt, ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, cay nóng. Uống nhiều nước, và nuôi dưỡng thói quen uống một ly nước sau khi thức dậy.

phu-nu-uong-nhieu-nuoc

 Những người có thể chất yếu hoặc những người mắc một số loại bệnh nhẹ, nên thường xuyên uống nước lọc. (Ảnh: Fotolia)

Cố gắng để tâm trạng thoải mái, căng thẳng hay áp lực đều sẽ làm tổn thương tới đường tiêu hóa, khi gặp chuyện áp lực hãy hít thở thật sâu. Tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điển đều có thể giúp tinh thần thoải mái.

Theo epochtimes

Bài viết Cảnh báo 5 loại bệnh ‘thích’ tấn công phái yếu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-5-loai-benh-thich-tan-cong-phai-yeu-9114/feed/ 0
4 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài https://benh.vn/4-bien-chung-nguy-hiem-khi-tre-bi-tao-bon-keo-dai-10028/ https://benh.vn/4-bien-chung-nguy-hiem-khi-tre-bi-tao-bon-keo-dai-10028/#respond Tue, 18 Jul 2023 07:27:28 +0000 http://benh2.vn/4-bien-chung-nguy-hiem-khi-tre-bi-tao-bon-keo-dai-10028/ Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón kéo dài do việc điều trị không đúng cách. Cùng với đó là những hậu quả nặng nề như trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn. Táo bón kéo dài thường đồng nghĩa với táo bón chức năng ở trẻ em, chiếm tới 95% các trường hợp […]

Bài viết 4 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón kéo dài do việc điều trị không đúng cách. Cùng với đó là những hậu quả nặng nề như trĩ, sa búi trực tràng, rách hậu môn.

tre-bi-tao-bon-keo-dai

Táo bón kéo dài thường đồng nghĩa với táo bón chức năng ở trẻ em, chiếm tới 95% các trường hợp trẻ bị táo bón. Các mẹ Việt dường như chưa nhận thức được vấn đề này. Do đó, việc điều trị táo bón cho trẻ còn lúng túng và không hiệu quả. Kết quả, táo bón ở trẻ trở thành táo bón kéo dài (táo bón mạn tính). Nguy hiểm hơn, các biến chứng nặng nề bắt đầu xuất hiện mà mẹ không lường trước được.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ định nghĩa táo bón là tình trạng trẻ đi cầu ít hơn 3 lần/tuần. Trẻ có tình trạng táo bón thường đi kèm với một số biểu hiện: Phân khô cứng, có thể nhỏ (phân dê) hoặc to như phân người lớn nhưng đều rất khó đi. Khi trẻ bị táo bón, trẻ có thể bị đau bụng, đầy bụng, đôi khi lẫn máu với nhầy trong phân.

Trong các trường hợp táo bón, có đến 95% là táo bón chức năng, mà nguyên nhân chính do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, có rất nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng như:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ
  • Cung  cấp chưa đủ nước
  • Nhịn đi cầu
  • Dị ứng sữa bò
  • Sử dụng một số các loại thuốc
  • Tiền sử gia đình

Rất nhiều các tác nhân xung quanh khiến cho trẻ bị táo bón chức năng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, táo bón chức năng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Thực tế hiện nay, cha mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên của táo bón ở trẻ. Việc điều trị tại nhà không đầy đủ khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng và táo bón kéo dài.

Trẻ bị táo bón kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề mẹ không ngờ đến

Bệnh trĩ do táo bón kéo dài

Trĩ là bệnh mà các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn, sung và xung huyết.  Áp suất từ phân bị ứ đọng trong trực tràng ngăn cản dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch hậu môn và trực tràng làm cho chúng trở nên dị thường. Khi trẻ rặn mạnh và căng thẳng khi không thể đi cầu làm tăng áp lực bụng, làm giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường trong mô, tạo. Kết quả trẻ có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Theo Viện các bác sĩ gia đình Mỹ, bệnh trĩ nội thường không gây đau nhưng có thể chảy máu rất nhiều. Bệnh trĩ ngoài gây ra đau, ngứa và nhạy cảm cực độ.

Các vết nứt hậu môn do táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài có thể tạo ra các vết nứt trên da xung quanh hậu môn, được gọi là các vết nứt hậu môn. Khi phân cứng và to dài va chạm với cơ vòng hậu môn tạo ra các vết nứt. Điều này khiến trẻ bị đau, ngứa và có thể có máu tươi lẫn trong phân hoặc trên đồ lót của trẻ. Trong nhiều trường hợp, các vết nứt bị nhiễm trùng dẫn tới viêm nhiễm, tạo mủ (hay còn gọi là áp xe). Các vết nứt chỉ có thể tự lành lại nếu điều  trị triệt để táo bón

Trĩ trực tràng hay sa búi trực tràng do táo bón kéo dài

Chứng xuất huyết trực tràng xảy ra do sự tích tụ lâu ngày của một lượng lớn phân tại trực tràng. Các cơ tại trực tràng mất khả năng đàn hồi về kích thước cũ sau khi phân bị loại bỏ. Kết quả, các mô lỏng lẻo rơi ra khỏi cơ thể, nhô ra ngoài hậu môn tạo một khối nhó hồng và căng bóng. Người bị trĩ trực tràng thường bị rò rỉ một lượng nhỏ chất nhầy, cảm giác thoa, ngứa, đau, thậm chí là chảy máu mỗi lần đi cầu. Đối với loại chấn thương trực tràng này đòi hỏi phải phẫu thuật sửa chữa.

Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn do táo bón kéo dài

Nhiễm nấm và vi khuẩn xảy ra do sự các vết rách hậu môn tiếp xúc với phân hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng và gồ ghề làm tăng ma sát với thành hậu môn gây rách hậu môn. Trực tràng, hậu môn là khu vực tích tụ của nhiều loại vi khuẩn vi nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi như rách thành hậu môn rất dễ gây ra nhiễm khuẩn và nấm khiến trẻ bị ngứa, khó chịu. Để giải quyết những trường hợp này, cần thiết phải điều  trị táo bón kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm tại chỗ để điều trị

Để những biến chứng không xảy ra với trẻ, bố mẹ cần điều  trị ngay cho trẻ theo một liệu trình khoa học và kéo dài. Kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, sử dụng các chế phẩm chống táo bón rất phù hợp với táo bón chức năng trẻ nhỏ.

Bài viết 4 biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/4-bien-chung-nguy-hiem-khi-tre-bi-tao-bon-keo-dai-10028/feed/ 0
Các bệnh gây sút cân https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/ https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/#respond Fri, 30 Jun 2023 03:54:46 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/ Sút cân là một dấu hiệu quan trọng, thường phản ánh một bệnh nặng. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn đến sút cân để có biện pháp điều trị.

Bài viết Các bệnh gây sút cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sút cân là một dấu hiệu quan trọng, thường phản ánh một bệnh nặng. Cùng benh.vn tìm hiểu các bệnh gây sút cân thường gặp và cách điều trị.

Sở dĩ sút cân vì năng lượng ăn vào (thức ăn) ít hơn năng lượng tiêu đi (chuyển hóa cơ bản cộng với hoạt động). Vì vậy, nguyên nhân sút cân có thể do ăn ít quá (biếng ăn, thiếu ăn, bệnh mạn tính …) hoặc do tiêu thụ năng lượng nhiều quá (chuyển hóa tăng, hoạt động thể lực quá mức).

Cơ thể mất nước nhiều cũng gây sút cân nhanh. Thí dụ: dùng thuốc lợi niệu, mất mồ hôi nhiều, thiếu nước uống, kiêng muối quá mức đều có thể sút cân.

Dưới đây là những bệnh gây sút cân chủ yếu gặp trong lâm sàng, đã loại trừ nguyên nhân mất nước.

benh-gay-sut-can

Đái tháo đường – Bệnh gây sút cân đột ngột

Bệnh đái tháo đường có thể gây sút cân rất đột ngột, biểu hiện của người bệnh có thể đi kèm với nhiều rối loạn chuyển hóa khác.

sut-can-do-dai-thao-duong

Cơ chế gây sút cân của bệnh đái tháo đường

Sút cân là triệu chứng quan trọng của bệnh đái tháo đường. Mới đầu, sút cân chủ yếu do mất mước (vì đái nhiều). Sau đó, cân tiếp tục giảm do mất nhiều glucose qua nước tiểu (vì glucose niệu). Thiếu insulin và thừa glucagon cũng làm giảm tổng hợp protein và mỡ, đồng thời tăng quá trình tiêu protein và tiêu mỡ.

Người bệnh đái tháo đường ăn khỏe hơn người bình thường nhưng vẫn sút cân vì năng lượng ăn vào dù cao cũng không bù đắp nổi những tiêu hao năng lượng do bệnh. Ăn nhiều mà vẫn sút cân là một trong những đặc điểm của đái tháo đường.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi thấy sút cân

Để chẩn đoán, cần phải định lượng glucose trong máu lúc đói (định lượng ít nhất hai lần liên tiếp), nếu quá 1,4g/l (7,8 mmol/lít) là nghi ngờ. Tìm glucose và thể ceton trong nước tiểu giúp thêm cho chẩn đoán.

Điều trị bệnh đái tháo đường

Trước hết, phải hạn chế ăn chất bột và đường. Tùy trường hợp, dùng một trong những viên chống đái tháo đường sau đây:

Glibenclamid (Daonil, viên 5mg)

Gliclaizid (Predian, viên 80mg)

Tolbutamid (Dolipol, viên 500mg)

Thường bắt đầu bằng một viên, sau điều chỉnh dần.

Những ca nặng, cân sút nhanh mặc dù ăn rất nhiều, đường huyết quá cao và nhất là những trường hợp có ceton niệu, cần tiêm insulin dưới da, bắt đầu bằng 20 đơn vị. Nếu dùng liều cao hơn, cần có sự hướng dẫn của tuyến trên. Khi đã tính được liều thích hợp thì người bệnh có thể tự dùng thuốc ở nhà, dưới sự giám sát chặt chẽ và thường kỳ của thầy thuốc.

Người bệnh phải theo dõi chế độ ăn nghiêm ngặt, hạn chế glucid và nếu béo thì hạn chế cả lượng calo nói chung.

Cường giáp – Bệnh gây sút cân phổ biến

Cường giáp là một bệnh gây sút cân ngay cả khi người bệnh vẫn duy trì ăn uống và tập luyện đều đặn như bình thường.

sut-can-do-cuong-giap
Cường giáp có thể gây sút cân nhanh chóng dù ăn nhiều

Cơ chế và triệu chứng cường giáp

Còn gọi là nhiễm độc giáp, mà thể hay gặp nhất là bệnh Basedow, trong bệnh này, tuyến giáp tăng tiết hormon, chủ yếu là thyroxin (T1), tăng mạch chuyển hóa ở các mô và tiêu hao rất nhiều năng lượng.

Người bệnh gầy sút nhanh chóng, mặc dầu ăn ngon miệng và ăn nhiều, nhất là các glucid như cơm, đường. Bệnh cảnh lâm sàng còn có mắt lồi, bướu giáp, run tay, tim nhanh, sợ nóng, nhiều mồ hôi, ỉa chảy, rụng tóc, dễ cáu kỉnh. Cũng có khi (nhất là người cao tuổi) chỉ có sút cân đơn thuần, không có các triệu chứng trên.

Chẩn đoán bệnh cường giáp

Để chẩn đoán, hiện nay vẫn cần đo chuyển hóa cơ bản: chỉ cần mắt lồi, bướu giáp, mạch nhanh thường xuyên trên 90 lần mỗi phút và chuyển hóa cơ bản > 30% là đã có thể bước đầu xác định bệnh Basedow.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh cường giáp

Độ tập trung I131 cao quá 30% sau 24 giờ

Định lượng T¬4 > 200 microgam/lít (260 nanomol/lít)

Định lượng T3 > 2 microgam/lít (3,1 nanomol/lít)

Điều trị bệnh cường giáp

Có thể chữa triệu chứng để người bệnh cường giáp dễ chịu ngay

Propranolol viên 40mg. Uống ½ viên mỗi lần, dùng 2 lần trong 24 giờ. Sau đó, có thể tăng dần liều.

  • Nếu không dùng được thuốc chẹn bêta, thì thay bằng: Diltiazem viên 60mg. Uống 1 viên mỗi lần, dùng 2 lần trong 24 giờ. Sau cũng có thể tăng dần liều.
  • Iod (dung dịch Lugol mạnh) uống 30-60 giọt/24 giờ, chia 3 lần uống.
  • Đồng thời, dùng ngay thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, dùng một trong các thuốc sau:

Benzyl – thiouracil (BTU, Basdènc, viên 25mg): Bắt đầu bằng 6 viên/24 giờ, dùng trong vài tuần. Khi đỡ, giảm dần liều cho đến liều duy trì 3-4 viên/24 giờ, dùng trong vài tháng.

Methylthiouracil (MTU viên 50 mg) hoặc propylthiouracil (PTU viên 50 mg): bắt đầu bằng 6 viên/24 giờ, dùng trong vài tuần, rồi cũng giảm liều theo cách như trên.

Carbimazon (Ncomerzole viên 5 mg): cũng bắt đầu bằng 4-8 viên /24 giờ, rồi cũng giảm liều theo cách như ở các thuốc trên.

Nếu chữa bằng thuốc không kết quả, nên gửi tuyến trên xét chỉ định dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Các bệnh gây sút cân liên quan tới nội tiết khác

Ngoài bệnh Đái tháo đường, Cường giáp, một số bệnh nội tiết khác cũng gây sút cân rõ rệt như:

  • U tế bào ưa chrom: tăng huyết áp từng cơn là dấu hiệu chính, nhưng đồng thời cũng sút cân, vì catecholamin tăng trong máu.
  • Suy toàn tuyến yên (panhypopituitarism), còn gọi là bệnh Simmonds, cũng làm gầy sút nhiều.
  • Suy thượng thận, sút cân ở đây do chán ăn, hậu quả của thiếu cortisol.

Bệnh tiêu hóa gây sút cân

  • Các bệnh viêm tụy mạn, xơ nang tụy, hay tạo phân có mỡ, gày sút nhanh chóng mặc dù ăn vẫn nhiều
  • Viêm ruột, ký sinh trùng, hẹp thực quản, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu ác tính, xơ gan…. đều có thể gây sút cân. Cơ chế có nhiều: chán ăn, nôn mửa, tắc, kém hấp thu, viêm.

Điều trị tùy nguyên nhân.

Ung thư gây sút cân

Trường hợp sút cân mà không có biểu hiện gì đặc biệt khác, có khả năng là ung thư ở một vị trí kín đáo nào đó. Phải tìm nguyên nhân ở ống tiêu hóa, tụy, gan, hạch, máu… Sút cân só lẽ do chán ăn là chính, nhưng chuyển hóa cũng có tăng ít nhiều.

Bệnh tâm thần gây sút cân

Điển hình nhất là bệnh biếng ăn tâm thần. Một số bệnh tâm thần khác cũng gây sút cân (tâm thần phân liệt, trầm cảm…)

Chẩn đoán chủ yếu bằng cách loại trừ những bệnh thực tổn.

Suy thận mạn gây sút cân

Nhiều khi suy thận biểu hiện trước tiên bằng gầy sút do chán ăn.

Tóm lại, ở người bệnh sút cân mà ăn nhiều hơn, nên nghĩ đến đái tháo đường, nhiễm độc giáp, kém hấp thu thức ăn, rồi đến bệnh bạch cầu, u lympho. Nếu ăn vẫn bình thường hoặc kém đi, nên tìm ung thư, nhiễm khuẩn, suy thận, bệnh tâm thần hoặc bệnh nội tiết.

Một số bệnh đặc biệt gây sút cân

Lao, bệnh nấm, áp xe amop, viêm màng trong tim miễm khuẩn dạng bán cấp, bệnh AIDS đều có thể gây sút cân.

Phải tìm kỹ nguyên nhân bệnh và chữa theo nguyên nhân

Bài viết Các bệnh gây sút cân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-gay-sut-can-4350/feed/ 0
Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://benh.vn/dau-bung-2432/ https://benh.vn/dau-bung-2432/#respond Mon, 29 May 2023 01:13:56 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-2432/ Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa.

Bài viết Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa.

dau-bung-123

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh đường tiêu hóa

Cơ chế gây đau bụng

  • Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày, ruột…).
  • Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị, tắc ruột, sỏi mật…).
  • Màng bụng bị đụng chạm, kích thích (thủng dạ dày, tá tràng, áp xe gan, viêm tụy…).

Phân loại đau bụng

Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng:

  • Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.

Ví dụ: thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ.

  • Đau bụng cấp cứu nội khoa: đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật.

Ví dụ: giun lên ống mật, cơn đau do loét dạ dày, tá tràng…

  • Đau bụng mạn tính: đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, điều trị cũng đòi hỏi lâu dài.

Đặc điểm đau bụng của các bệnh và theo phân vùng ổ bụng

Đau bụng có thể chẩn đoán sơ bộ được tình trạng bệnh thực sự bằng cách quan sát tính chất cơn đau bụng và các vị trí đau bụng minh họa như trong hình sau đây.

vi-tri-dau-bung

Vị trí đau bụng khác nhau có thể phản ánh tính trạng bệnh lý khác nhau

Đau bụng vùng thượng vị và phần bụng trên

Cấp cứu ngoại khoa nếu có Thủng dạ dày: 

  • Đau đột ngột như dao đâm.
  • Shock, lo sợ.
  • Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan.
  • X quang bụng: có liềm hơi.

Viêm tụy cấp chảy máu:

  • Đau bụng đột ngột dữ dội sau bữa ăn.
  • Shock nặng.
  • Đau bụng, căng vùng thượng vị, Mayo – Robson (+).
  • Amylaza máu, nước tiểu tăng.

Đau bụng Cấp cứu nội khoa

Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm):

  • Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn, ợ chua.
  • Co cứng bụng, vùng đục gan còn.
  • Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ.

Rối loạn vận động túi mật:

  • Đau quặn gan.
  • Không sốt, không vàng da.

Đau bụng hay gặp ở phụ nữ trẻ: lúc dậy thì, hành kinh, mang thai.

Đau bụng nội khoa có thể chuyển ngoại khoa, cần theo dõi tốt

Đau bụng Áp xe gan:

  • Tam chứng Fontan.
  • Nếu vỡ lên màng phổi thì phải phẫu thuật.

Đau bụng sỏi mật:

  • Tam chứng Charcot + tắc mật.
  • Khi túi mật căng to, shock mật thì cần phải mổ.

Giun chui ống mật:

  • Đau bụng dữ dội, chổng mông thì đỡ đau.
  • Khi có biến chứng thủng gây viêm phúc mạc thì phải mổ.

Đau vùng hố chậu, bụng dưới

Viêm ruột thừa: 

  • Đau HCP- sốt- bí trung đại tiện, MacBurney (+).
  • BC tăng, thăm trực tràng (+), Douglas (+).

U nang buồng trứng xoắn:

  • Đau hố chậu đột ngột.
  • Shock, thăm âm đạo (+) có khối u.

Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng

Khi thăm khám đau bụng cần lưu ý kết hợp giữa hỏi bệnh thật kỹ và các biện pháp sờ nắn, xét nghiệm.

Thăm khám bệnh nhân đau bụng bằng hỏi

Đặc điểm đau bụng:

  • Vị trí xuất phát đau: đau thượng vị (bệnh dạ dày), đau HSP (bệnh gan).
  • Hoàn cảnh xuất hiện: đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức (sỏi thận).
  • Hướng lan: lan lên vai phải (sỏi mật).
  • Tính chất mức độ đau:

Cảm giác đầy bụng: trướng hơi, thức ăn không tiêu.

Đau bụng như dao đâm, xoắn vặn: thủng, xoắn ruột.

Đau quặn từng hồi: quặn thận, quặn gan…..

Cảm giác rát bỏng: viêm dạ dày cấp…

Đau dữ dội đột ngột, chổng mông giảm đau: giun chui ống mật.

Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:

  • Liên quan tới tạng bị bệnh: nôn (dạ dày), ỉa lỏng (ĐT), đái máu (SN).
  • Toàn thân: sốt rét, nóng (sỏi mật), shock (viêm tụy cấp)…
  • Hỏi tiền sử nghề nghiệp:

Tiền sử: kiết lỵ (viêm đại tràng do lỵ amíp).

Công nhân sắp chữ in: đau bụng do nhiễm chì…

Khám lâm sàng bệnh nhân đau bụng

  • Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, niêm mạc, da, lông tóc móng, tri thức.
  • Khám bụng: nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm trực tràng (TR), thăm âm đạo (TV).

Một số điểm đau MacBurney, thượng vị, môn vị-hành tá tràng…

Phản ứng thành bụng: cứng như gỗ, căng,  ấu hiệu “ rắn bò”

Thăm trực tràngTR (Touch rectum), thăm âm đạo TV (Touch Vagina) và túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc.

Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).

Xét nghiệm bệnh nhân đau bụng

  • X quang bụng: xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.
  • Máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin.

Nguyên nhân đau bụng

Đau bụng có thể có nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng đau bụng cấp tính hay đau bụng mạn tính.

Nguyên nhân đau bụng cấp tính

Chửa ngoài dạ con:

  • Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra âm đạo.
  • Mất máu (shock, trụy tim mạch).
  • Douglas (+), máu theo tay.

Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí cố định giúp chẩn đoán:

Đau bụng ngoại khoa:

  • Thủng ruột do thương hàn.
  • Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột.
  • Shock mạch nhiệt độ phân ly.
  • Có phản ứng phúc mạc.
  • X quang có liềm hơi.

Đau bụng do Tắc ruột. 

  • Đau quặn từng cơn.
  • Buồn nôn và nôn, bụng to, bí trung đại tiện.
  • Quai ruột nổi, X quang: mức nước, mức hơi.

Đau bụng nội khoa:

Đau bụng kinh: đau, khi hành kinh đỡ.

Viêm đại tràng cấp do amíp: đau hố chậu trái, ỉa phân nhầy máu.

Đau bụng giun: Đau quanh rốn, Buồn nôn, nôn ra giun, Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun (+).

Đau quặn thận: Đau  ữ dội vùng thận lan xuống dưới tới sinh dục, Rối loạn bài niệu + X quang thấy sỏi niệu.

Nguyên nhân đau bụng mạn tính

Lao ruột:

  • Đau âm ỉ HCP- có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện.
  • Có dấu hiệu nhiễm lao.

Viêm đại tràng mạn tính:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD)
  • Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng có tổn thương.

Lao màng bụng: nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc.

Viêm phần phụ: đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư.

Các khối u ổ bụng: gan, lách, dạ dày, ruột.

Bài viết Đau bụng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-2432/feed/ 0
Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/#respond Sun, 28 May 2023 05:13:37 +0000 http://benh2.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/ Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng này là do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau bụng và các dấu hiệu tiêu hóa như là nôn, ỉa chảy là các triệu chứng khó chịu thường gặp ở trẻ em khiến trẻ phải đi khám. Nhân viên y tế sẽ định hướng tình trạng đau bụng trẻ em thường do viêm dạ dày ruột, táo bón hay các bệnh lý ngoại khoa cần can thiệp cấp cứu (viêm ruột thừa, lồng ruột, ruột quay bất thường….).

dau_bung_o_tre_em

Đau bụng rất thường gặp ở trẻ em

Tiếp cận trẻ bị đau bụng

Việc thăm khám một trẻ đau bụng thường khó khăn vì những trẻ nhỏ không thể chỉ ra chỗ đau và việc sợ hãi khi tiếp xúc người lạ. Những trẻ lớn hơn nhiều khi cũng có tâm lý sợ nhân viên y tế nên việc đánh giá mức độ của tình trạng đau bụng trẻ em rất khó khăn. Bác sĩ có thể quan sát tư thế, động tác, cách đi của trẻ để phán đoán như trẻ đi nhưng giữ phần bụng dưới bên phải có thể nghi ngờ viêm ruột thừa hay không.

Một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hoá gây đau bụng như: Động kinh thể bụng; nhện đen độc cắn; hội chứng tan máu urê huyết cao; viêm mao mạch dị ứng; ngộ độc kim loại nặng; viêm hầu họng (đặc biệt do nhiễm liên cầu); viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết ….

Khai thác các triệu chứng xuất hiện bệnh đau bụng trẻ em qua cha mẹ để có thể định hướng bệnh như: đau bụng có liên quan đến tình trạng nôn của trẻ không, xuất hiện trước hay sau khi nôn; hoặc có thể khai thác các dấu hiệu mà cha mẹ trẻ nhận ra bất thường so với sinh hoạt bình thường của trẻ như: trẻ thỉnh thoảng khóc thét lên, ưỡn người hoặc cong gập người lại khi đang bế trẻ, hoặc trẻ có những cơn tái người, vã mồ hôi …

Sau khi định hướng được tình trạng đau bụng, bác sĩ có thể cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán như: siêu âm ổ bụng, chụp phim Xquang, làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc có thể chụp scanner ổ bụng …

Thăm khám trẻ cẩn thận kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định căn nguyên bệnh cho trẻ để có quyết định xử trí hợp lý kiểm soát tình trạng đau bụng của trẻ. Như đánh giá tình trạng mất nước ở những trẻ nghi ngờ do viêm dạ dày ruột để bù nước hợp lý hoặc hướng dẫn bù nước và theo dõi tại nhà (các dấu hiệu như: thóp trũng, mắt trũng, không có nước mắt, đái ít, nếp véo da, thay đổi trạng thái tinh thần…).

Một số nguyên nhân thường gặp gây đau bụng trẻ em

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân

Thường do virus và Rotavirus là nguyên nhân thường gặp nhất, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 4 tháng đến 23 tháng; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do Norwalk virus.

Ngoài ra có thể có các nguyên nhân do vi khuẩn như E.Coli; Salmonella, Campylobacter..

Đánh giá trẻ

Nôn thường xuất hiện trước khi ỉa lỏng từ 12-24 giờ.

Sốt nhẹ có thể liên quan hoặc không đến tình trạng viêm dạ dày ruột cấp.

Xác định mức độ nôn của, chất nôn

Trẻ mất nước nhẹ có thể không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, trẻ có đái ít là dấu hiệu muộn của mất nước. Trẻ dễ mất nước là những trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đi ỉa tần số nhiều (thường > 8 lần/ngày) hoặc trẻ nôn nhiều (> 2 lần/ngày) và những trẻ suy dinh dưỡng.

Ỉa chảy nghi ngờ do nguyên nhân vi khuẩn thường ở những trẻ đi du lịch, trẻ có tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sốt cao, có máu trong phân.

Mức độ mất nước của trẻ cần được xác định khi vào khám cấp cứu. Tuy nhiên có một vấn đề là người nhà thường không biết chính xác cân nặng của trẻ trước khi bị bệnh. Nếu có thể biết trước cân nặng của trẻ ta có thể ước tinh lượng nước mất khoảng 1 lít khi cân nặng giảm 1 kg. Đánh giá mất nước cũng có thể dựa trên những biểu hiện bên ngoài của trẻ như thóp trũng, mắt trũng, miệng khô, uống nước háo hức hoặc trạng thái tinh thần của trẻ…

Chú ý ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi khi có dấu hiệu mất nước biểu hiện ra bên ngoài là trẻ đã mất nước rất nhiều so với các trẻ lớn.

Tuổi và dấu hiệu

Mức độ mất nước

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Trẻ nhỏ

Mất 3% (30ml/kg)

Mất 6% (60ml/kg)

Mất > 9% (90ml/kg)

Trẻ nhũ nhi

Mất 5% (50ml/kg)

5-10% (100ml/kg)

≥ 10%

Dấu hiệu lâm sàng:

 

 

 

Nếp véo da

Mất nhanh

Mất chậm

Mât rất chậm

Mắt

Bình thường

trũng

Rất trũng

Nước mắt

Bình thường

Giảm

Không có

Thóp

Phẳng

Trũng nhẹ

Trũng sâu

Tinh thần

Tỉnh táo

Kích thích

Li bì/hôn mê

Nhịp tim

Bình thường

Tăng

Rất nhanh

Nước tiểu

Bình thường

Giảm

Thiểu niệu/Vô niệu

Xử trí

Trẻ mất nước từ mức độ trung bình là phải theo dõi tại bệnh viện.

Tuỳ theo mức độ mất nước và tình trạng bệnh kèm theo của trẻ mà nhân viên y tế sẽ có biện pháp điều trị, theo dõi và hướng dẫn gia đình cụ thể.

Táo bón gây đau bụng trẻ em

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng thường gặp nhất của trẻ em đến khám tại một phòng cấp cứu Nhi.

Trẻ mới sinh thường ỉa phân su trong vòng 48 giờ sau đẻ và đi ỉa thường từ 0 đến 12 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Khi trẻ 3-4 tháng tuổi số lần đi ngoài giảm xuống, với những trẻ uống sữa công thức thường chỉ đi ngoài 1 lần/ngày.

Nguyên nhân gây táo bón

– Những nguyên nhân nặng nề là: hậu môn bị bịt lại, hẹp hậu môn, tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, ngộ độc, hạ calci máu, suy giáp…

– Những nguyên nhân khác thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi chuyển từ sữa mẹ sang sử dụng sữa công thức hoặc ăn bột, cháo. Uống thiếu nước cũng là nguyên nhân gây táo bón. Ở lứa tuổi học đường có thể nguyên nhân là do sử dụng chế độ ăn nhiều chất bột và tâm lý không muốn đi vệ sinh tại trường học.

Đánh giá tình trạng táo bón

– Thăm hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc tình trạng đi ngoài của trẻ: thời gian, tần suất đi ngoài, kích thước, hình dáng cục phân, tính chất đau của trẻ (có liên quan đến bữa ăn không, đau từng cơn hay liên tục, những lần trước sau khi đi ngoài trẻ có đỡ đau không)..

– Khám xét xem trẻ có tình trạng sốt, nôn hay sút cân không.

– Tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thói quen đi ngoài của trẻ khi đi học, tình trạng sử dụng thuốc và các thực phẩm khác.

– Thăm khám đánh giá tình trạng ổ bụng: bụng mềm, khối ở vùng bụng, khối dọc theo đại tràng….

– Kiểm tra tình trạng hậu môn: không có lỗ hậu môn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn (thường gặp).

– Ngoài ra bác sĩ có thể cho trẻ đi làm siêu âm bụng, chụp Xquang ổ bụng… để loại trừ các nguyên nhân khác.

Xử trí táo bón gây đau bụng ở trẻ

Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý; động viên trẻ tăng cường uống nước, tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn.

Sử dụng các thuốc chống táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng không nên lạm dụng.

Có thể thụt tháo phân để giúp trẻ đi ngoài nhưng không nên sử dụng thường xuyên dễ làm mất phản xạ đi ngoài của trẻ.

Điều trị các bệnh lý vùng hậu môn

Viêm ruột thừa

Chiếm khoảng 3-4%0 ở trẻ em và chiếm khoảng 2,3% số trẻ có đau bụng vào cấp cứu.

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ rất khó khăn, những trẻ lớn hơn biểu hiện ban đầu có thể là đau bụng vùng quanh rốn sau đó vài giờ mới khu trú lại vùng hố chậu phải. Chính vì đánh giá khó nên tỷ lệ biến chứng của viêm ruột thừa ở trẻ em cao hơn ở người lớn (30-65%).

Thăm khám

Triệu chứng cổ điển là đau vùng bụng dưới bên phải kèm theo buồn nôn, nôn và sốt (thường nhẹ ở trẻ em), bí trung đại tiện.

Triệu chứng phổ biến nhất trong viêm ruột thừa ở trẻ em là đau ¼ bụng dưới bên phải, bụng chướng, phản ứng thành bụng và nôn. Khai thác trong tiền sử có thể phát hiện triệu chứng đau bụng trước rồi nôn có thể có ích trong phân biệt với viêm dạ dày ruột cấp tính. Ở trẻ nhỏ thường có triệu chứng ỉa chảy.

Các bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hiện nay còn có thể chụp cắt lớp ổ bụng để chẩn đoán viêm ruột thừa.

Xử trí bệnh viêm ruột thừa

Khi đã chẩn đoán viêm ruột thừa cần liên hệ chuyên khoa ngoại để xử trí

Lồng ruột gây đau bụng trẻ em

Xảy ra nhiều ở lứa tuổi 3 tháng đến 24 tháng, chỉ có 10% xuất hiện ở trẻ > 3 tuổi

Biểu hiện lồng ruột

Trẻ có những cơn khóc thét và tái người đi do đau bụng nhiều và trẻ thường đưa đầu gối gập lên phía ngực, giữa những cơn đau trẻ dường như bình thường hoặc trông mệt mỏi kiệt sức tuỳ vào giai đoạn và mức độ đau .

Nôn. Tuy nhiên đau cũng không phải là triệu chứng thường xuyên.

Phân có nhầy máu chiếm khoảng 20-40%.

Sốt cũng có thể xuất hiện nếu ở giai đoạn muộn.

Siêu âm bụng có giá trị chẩn đoán cao.

Xử trí lồng ruột

Đưa trẻ đến cơ sở y tế có thể tháo lồng ruột cho trẻ; tuỳ từng giai đoạn mà bác sĩ có biện pháp xử trí hợp lý.

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ em như tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, thoát vị, hoặc các nguyên nhân nội khoa khác như: viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu… cũng gây các triệu chứng đau bụng. Như vậy, khi trẻ có triệu chứng đau bụng mà không rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến khám lại cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí hợp lý.

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai.

Bài viết Đau bụng trẻ em nguyên nhân và xử trí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-bung-tre-em-nguyen-nhan-va-xu-tri-4939/feed/ 0
Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm bệnh Crohn https://benh.vn/bieu-hien-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-crohn-5425/ https://benh.vn/bieu-hien-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-crohn-5425/#respond Wed, 05 Apr 2023 05:23:40 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-crohn-5425/ Biểu hiện lâm sàng của bệnh Crohn phản ánh rộng rãi vị trí giải phẫu của bệnh và ở mức độ nào đó có thể tiên đoán được các biến chứng của bệnh sẽ tiến triển.

Bài viết Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm bệnh Crohn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Crohn có rất nhiều biểu hiện giống với các bệnh lý đại tràng thôn thường, ngoài ra, bệnh Crohn còn có biểu hiện ra bên ngoài đặc trưng. Do đó, khi chẩn đoán bệnh Crohn cần quan tâm tới cả các biểu hiện trong đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa.

Triệu chứng lâm sàng bệnh Crohn

Biểu hiện lâm sàng của bệnh Crohn phản ánh rộng rãi vị trí giải phẫu của bệnh và ở mức độ nào đó có thể tiên đoán được các biến chứng của bệnh sẽ tiến triển. Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh Crohn:

Triệu chứng cơ năng bệnh crohn

– Đau bụng: thường đau ở ¼ dưới phải, ăn vào có thể là yếu tố khởi phát hoặc làm tăng mức độ trầm trọng của cơn đau. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân đến khám lần đầu với một “hội chứng bụng cấp” giống như viêm ruột thừa cấp hoặc tắc ruột, cả hai bệnh này cần phải loại trừ.

– Tiêu chảy: thường không có máu đây là đầu mối quan trọng giúp phân biệt với viêm loét đại trực tràng chảy máu.

– Chảy máu trực tràng: ít phổ biến hơn so với viêm loét đại trực tràng chảy máu và phản ánh trực tràng không bị tổn thương ở nhiều bệnh nhân, tính chất xuyên thành của bệnh chỉ có tổn thương niêm mạc không đều.

Triệu chứng toàn thân bệnh Crohn

– Sốt: có thể sốt cao liên tục

– Chán ăn, giảm cân: thường xuất hiện, do tổn thương rộng đặc biệt tổn thương ruột non, tình trạng dinh dưỡng kém và bệnh nhân ăn cảm giác không ngon miệng.

– Rối loạn nước điện giải: xuất hiện khi số lần đi ngoài quá nhiều và kéo dài, phản ánh tình trạng nặng của bệnh.

– Thiếu máu: gần nửa số bệnh nhân Crohn có biểu hiện thiếu máu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu: có thể do chảy máu, có thể do thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu: thiếu sắt, thiếu acid folic, vitamin B12… do giảm hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng, tá tràng khi ruột bị tổn thương. Biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.

Triệu chứng thực thể bệnh Crohn

– Rò nứt, áp xe hậu môn: Có thể kết hợp các biến chứng hậu môn trực tràng nặng như lỗ rò, vết nứt và áp xe quanh trực tràng. Các tổn thương này có thể có trước khi khởi đầu lâm sàng của viêm đại tràng và bao giờ cũng phải nghĩ tới bệnh Crohn kết hợp.

– Khối ở trong ổ bụng: Thăm khám lâm sàng có thể sờ thấy khối thương ở ¼ dưới bên phải.

– Các biểu hiện đường tiêu hóa trên. Các biểu hiện ở thực quản dạ dày rất hiếm gặp, tuy nhiên có thể thấy các biểu hiện như:

  • Loét miệng họng: loét dạng áp tơ, có thể là triệu chứng khởi đầu, nếu không được điều trị vết loét có thể lan rộng, bệnh nhân khó há miệng. Có thể khởi đầu bệnh nhân đến khám chuyên khoa Tai mũi họng. Loét miệng họng thường thuyên giảm trong quá trình điều trị bệnh.
  • Loét thực quản: thường bệnh nhân kêu nuốt đau, nóng rát sau xương ức kiểu viêm thực quản trào ngược.
  • Loét dạ dày: thường kèm theo đau bụng thượng vị và cảm giác ăn nhanh no, khi làm nội soi không có bằng chứng của vi khuẩn H.pylori
  • Loét tá tràng: có thể biểu hiện của tắc nghẽn tá tràng, bệnh nhân biểu hiện như tắc ruột cao: đau bụng, nôn

Biểu hiện ngoài ống tiêu hóa của bệnh Crohn

Được xếp vào 3 nhóm chính:

– Các biến chứng thường đi song song với hoạt động của bệnh ở ruột và có thể đại diện cho những bệnh cấp tính thuộc về miễn dịch học hay vi sinh học đồng thời xảy ra với sự viêm ruột bao gồm:

  • Viêm khớp ngoại vi: gặp khoảng 25% bệnh ruột viêm nói chung. Có thể biểu hiện đau hoặc viêm khớp. Viêm khớp thường không biến dạng, ở một hoặc nhiều khớp và có tính chất di chuyển. Vị trí hay gặp nhất là khớp gối, cổ chân, bàn chân, cổ tay, nhưng cũng có thể biểu hiện bất cứ khớp nào.
  • Viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt, viêm mạng mach nho: gặp khoảng 10% bệnh nhân, là biểu hiện nặng của bệnh. Tổn thương mắt thường đi kèm với biểu hiện da và khớp.
  • Viêm miệng áp tơ
  • Ban đỏ nốt: thường gặp ở nữ, có thể khỏi không để lại sẹo
  • Viêm da mủ hoại tử: tổn thương loét thường thấy ở chân, không đau, thường để lại sẹo.

Các biểu hiện này có thể được ghi nhận ở trên 1/3 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Khi có cả tổn thương ở ruột non và đại tràng thì bệnh nhiều gấp 2 lần khi bệnh chỉ giới hạn ở ruột non.

– Các rối loạn có liên quan với bệnh ở ruột do viêm nhưng lại diễn ra theo một quá trình độc lập, bao gồm:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp cùng chậu
  • Viêm màng mạch
  • Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát: gặp khoảng 5%, biểu hiện vàng mắt, da, ngứa, đau bụng. Xét nghiệm thất phosphatase kiềm tăng cao. Cần sinh thiết hoặc chụp đường mật để chẩn đoán. Cũng có thể gặp xơ gan mật nguyên phát trên bệnh nhân Crohn nhưng rất hiếm.

Người ta cho ràng có mối liên hệ qua lại về mặt di truyền giữa các hội chứng này và kháng nguyên HLA-B27.

– Các biến chứng liên quan trực tiếp với sự rối loạn sinh lý học của bản thân ruột lại chủ yếu là những vấn đề về thận

  • Sỏi thận được sinh ra do rối loạn chuyển hóa acid uric, suy giảm khả năng pha loãng và kiềm hóa nước tiểu, hấp thụ quá nhiều oxalat từ trong chế độ ăn uống.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi có sự rò rỉ giữa đường tiêu hóa và tiết niệu.
  • Khối ở hố chậu phải có thể đè ép vào niệu quản gây giãn niệu quản hây quả gây ứ nước thận.
  • Các biến chứng khác có thể gặp như hội chứng kém hấp thu nhất là khi cắt bỏ nhiều ở hồi tràng hay sự phát triển vi khuẩn quá mức do tắc nghẽn hay rò rỉ ruột non.
  • Sỏi mật, liên quan đến sự suy giảm tái hấp thu của hồi tràng đối với muối mật.
  • Gan nhiễm mỡ: gặp khoảng 30% các bệnh lý ruột viêm
  • Thoái hóa dạng tinh bột sinh ra do hiện tượng viêm và mưng mủ lâu ngày.
  • Có thể gây thiếu máu mạn tính, loãn xương, hạ protid máu.
  • Tắc mạch: có thể xuất hiện huyết khối ở bất cứ nơi nào nhưng thường là nguyên nhân gây huyết khối ở tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi. Xét nghiệm nồng độ Homocystein máu tăng.

Ngoài ra, bệnh còn liên quan tới một số hội chứng và bệnh lý tự miễn khác như: Hội chứng Raynaud, viêm tụy tự miễn, bệnh lý tuyến giáp.

Một số dấu hiệu lâm sàng theo vị trí tổn thương của bệnh Crohn

– Viêm hồi manh tràng: hay gặp nhất, chiếm 75% các trường hợp, biểu hiện 3 loại viêm hồi tràng thường xảy ra:

  • Viêm: đặc trung bởi sốt, đau và ấn đau ở ¼ dưới bên phải bụng, có thể đau dữ dội dễ lầm tưởng là viêm ruột thừa.
  • Tắc: tổn thương viêm xuyên thành ruột gây ra tắc nghẽn từng phần tái phát với sự đau bụng dữ dội, trướng bụng, táo bón và nôn bệnh cảnh giống như tắc ruột.
  • Rò và áp xe bụng: thường xuất hiện về sau, biểu hiện sốt, khối cứng gây đau ở bụng và sự suy mòn toàn thân. Sự rò rỉ có thê xảy ra giữa ruột non và ruột non, ruột non với bàng quang – âm đạo, phía sau màng bụng và giữa ruột với da. Sự tắc, rò và tạo áp xe là những biến chứng thường gặp. Chảy máu ruột và ung thư ruột non ít khi gặp.
  • Có thể gặp một số triệu chứng như: sờ thấy khối ở hố chậu phải, chèn ép niệu quản, đôi khi có thể gặp áp xe cơ đái chậu.

– Viêm đại tràng và ống hậu môn:

  • Crohn đại tràng thường có biểu hiện ỉa chảy, sốt nhẹ, giảm cân, mệt mỏi, đau bụng kiểu co thắt, ỉa máu có thể gặp khoảng 50% số bệnh nhân có tổn thương đại tràng và chỉ có khoảng 1-2% có chảy máu nặng ống tiêu hóa. Phình đại tràng nhiễm độc có thể gặp trong bệnh Crohn nhưng ít gặp hơn so với viêm loét đại trực tràng chảy máu. Dò đại tràng âm đạo gặp khoảng 10% ở những phụ nữ bị bệnh Crohn.
  • Bệnh lý quanh ống hậu môn: gặp khoảng 1/3 số bệnh nhân bị Crohn đại tràng biểu hiện có thể là: nứt kẽ ống hậu môn, lỗ dò quanh hậu môn, những mụn mủ quanh ống hậu môn hoặc áp xe quanh hậu môn. Có thể gặp bệnh nhân ỉa không tự chủ, đau quanh hậu môn. Có khoảng 5-10% bệnh nhân chỉ biểu hiện bất thường bệnh lý ở ống hậu môn mà không có bằng chứng nào trên nội soi thấy viêm đại tràng.

– Viêm hỗng hồi tràng: thường gây suy dinh dưỡng và hội chứng kém hấp thu: tổn thương ruột non kéo dài gây hậu quả giảm hấp thu chất dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng, mất protein qua ống tiêu hóa biểu hiện: hạ albumin máu, hạ magnesi máu, hạ kali máu và có thể gặp rối loạn đông máu. Xương dễ gãy có thể là hậu quả của thiếu hụt vitamin D, hạ canxi máu và việc dùng corticoid kéo dài. Cũng có thể biểu hiện ỉa chảy hoặc sự tắc nghẽn.

– Viêm dạ dày tá tràng: có thể biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng thượng vị. Nội soi dạ dày tá tràng sinh thiết không có bằng chứng của nhiễm H.pylori. Biểu hiện muộn hơn có thể giống như hẹp môn vị hoặc tắc ruột cao.

– Crohn ở trẻ em: các biểu hiện ngoài ruột thường lấn át các triệu chứng dạ dày ruột. Viêm khớp, sốt không rõ nguồn gốc, thiếu máu và chậm lớn có thể là một triệu chứng bào hiệu. Có thể không có đau ở bụng hay tiêu chảy. Do đó việc đánh giá các triệu chứng toàn thân ở bệnh nhân nhỏ tuổi phải có sự khám ruột non và kết tràng bằng sử dụng Barium vì đây có thể là những dấu mốc duy nhất để chẩn đoán bệnh.

benh-crohn-7

Triệu chứng cận lâm sàng bệnh Crohn

Khi nội soi, xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh nhân bị bệnh Crohn, có thể thấy nững đặc trưng của bệnh giúp phân biệt với các bệnh khác.

Nội soi bệnh Crohn

Nội soi đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh Crohn. Yêu cầu đầu tiên để chẩn đoán bệnh Crohn trên nội soi là kiểm tra toàn bộ đường tiêu hóa từ khoang miệng đến hậu môn.

Nguyên nhân là bệnh Crohn thường gây tổn thương toàn bộ ống tiêu hóa. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh trong khoang miệng, thực quản, dạ dày, đặc biệt ruột non. Hình thái nội soi của bệnh Crohn rất thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, hình ảnh nội soi không tương ứng với hình thái niêm mạc trong quá trình điều trị. Trong một số trường hợp, hình thái nội soi đại tràng của bệnh có thể bình thường như trong viêm đại tràng Crohn mạn tính (chronic Cohn’s colitis). Nhiều trường hợp hình ảnh nội soi rất nặng nhưng sinh thiết trực tràng bình thường. Những tổn thương hay gặp trên nội soi đại tràng toàn bộ của bệnh Crohn là: trực tràng bình thường, tổn thương không liên tục, còn thấy mạch máu dưới niêm mạc. Hay gặp ổ loét dạng vuốt gấu (Bearclaw type) và những vùng phù. Niêm mạc lành xen kẽ những ổ loét tạo nên hình ảnh lát cuội (cobble – stone appearance). Có thể gặp những vết nứt, đường rò.

Có 3 tổn thương đặc hiệu để chẩn đoán bệnh Crohn và giúp phân biệt với viêm loét đại trực tràng chảy máu là loét áp tơ (aphthous ulcers), tổn thương lát cuội và tổn thương không liên tục. Các tác giả khác cũng đồng ý với quan điểm trên.

– Loét áp tơ có thể xuất hiện trong giai đoạn sớm. Những ổ loét này nhỏ như đồng xu, gọn, nông. Niêm mạc xung quanh phù nề hoặc không. Niêm mạc phủ trên những nang lympho bị trợt là nguyên nhân của loét áp tơ. Có tác giả đánh giá hình ảnh loét áp tơ có hoặc không kèm theo ban đỏ niêm mạc xung quanh ổ loét. Tác giả kết luận rằng ban đỏ xuất hiện trên những nang lympho có giá trị chẩn đoán sớm cho bệnh Crohn. Ngoài ra, loét áp tơ còn có thể gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu và viêm đại tràng do vi khuẩn.

– Những vết loét dạng mảng, viền gợn sóng kéo dài theo trục dọc của đại tràng có thể kéo dài vài cetimet gặp trong bệnh Crohn, tạo nên hình ảnh lát cuội đặc trưng. Những tổn thương theo chiều dọc, sâu là những “vết nứt” giữa những “hòn cuội”, trong khi đó niêm mạc lành hay bị viêm là những “hòn cuội”.

– Những tổn thương trong bệnh Crohn có tính không liên tục điển hình tạo thành hình ảnh “nhảy cóc”. Trong khi đó viêm loét đại trực tràng chảy máu có xu hướng tổn thương liên tục và thu gọn dần tổn thương. Một mảnh sinh thiết lấy tại vùng niêm mạc lành cạnh ổ loét mà có cấu trúc mô học bình thường là hình ảnh gợi ý bệnh Crohn.

Những hình ảnh khác cũng có thể hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Crohn nhưng không đặc hiệu, bao gồm:

  • Niêm mạc trực tràng bình thường, trong khi viêm loét đại trực tràng chảy máu luôn luôn gây tổn thương trực tràng. Mặt khác, tổn thương đại tràng trái thường ít gặp trong bệnh Crohn hơn là trong viêm loét đại trực tràng chảy máu.
  • Sự hiện diện của lưới mạch bình thường liên tục với vùng tổn thương gặp trong bệnh Crohn, trong khi đó viêm loét đại trực tràng chảy máu thường không thấy mạch và niêm mạc mủn nát.
  • Tổn thương liên quan ở đoạn cuối hồi tràng gợi ý nhiều đến bệnh Crohn. Viêm đoạn cuối hồi tràng hay “viêm hồi tràng xoáy ngược” có thể gặp trong viêm loét đại trực tràng chảy máu, nhưng chỉ có thể thấy trong bệnh cảnh viêm đại tràng toàn bộ và không vượt quá góc hồi – manh tràng 10cm, là điểm đặc trưng của bệnh Crohn.

– Nội soi đại tràng không những giúp chẩn đoán mà còn đánh giá kết quả đáp ứng điều trị cũng như nội soi can thiệp trong những trường hợp hẹp đoạn ngắn (< 4cm) đại tràng hoặc hẹp miệng nối sau phẫu thuật bằng bóng.

– Nội soi đường tiêu hóa trên có thể gặp tổn thương thực quản, tá tràng, dạ dày. Đặc biệt có thể thấy tổn thương viêm dạ dày từng ổ mà không có sự tham gia của vi khuẩn HP.

– Với những tổn thương ruột non, ngày nay có thể dùng nội soi bóng đơn, bóng kép để soi và sinh thiết đánh giá tổn thương. Tuy nhiên tiến hành không dễ đàng đặc biệt những bệnh nhân tổn thương viêm dạ dày thành ruột gây hẹp.

– Có thể sử dụng viên nang nội soi (video capsule endoscopy) tuy nhiên tiến hành cũng không dễ trên những bệnh nhân có nguy cơ hẹp tắc ruột non và thời gian tiến hành của viên nang nội soi kéo dài từ 40 – 48h.

Chẩn đoán hình ảnh bệnh Crohn

– Thăm khám bằng thụt Baryt ở bệnh nhân Crohn ở đại tràng có một số dấu hiệu đáng lưu ý:

  • Không thấy hoặc ít thấy tổn thương ở trực tràng
  • Có tổn thương kiểu ngắt quãng (nhảy cách)
  • Tìm thấy các ổ loét nhỏ trên các cục nhỏ không đều.
  • Các loét nhỏ thường lan rộng để tạo thành loét dọc và các vết nứt ngang. Các tổn thương có thể lan rộng vào các mô kề bên tạo thành lỗ dò.
  • Dày không đều và xơ hóa thành ruột tạo thành ống hẹp.
  • Trào ngược Baryt vào đoạn cuối hồi tràng trong khi thụt baryt có thể phát hiện được các biến đổi hồi tràng.
  • Khi bệnh Crohn liên quan đến ruột non, phần cuối hồi tràng bị tổn thương đặc thù nhất với các dấu hiệu tương tự như tổn thương đại tràng. Thăm khám X quang kỹ ruột non có thể thấy mất các chi tiết niêm mạc và đoạn ruột non bị tổn thương cứng đờ do phù dưới niêm mạc hoặc do hẹp. Viêm dưới niêm mạc có thể dẫn đến hình dạng rải sỏi “đá cuội” đặc thù về điện quang của niêm mạc và có thể thấy các lỗ dò đặc biệt trong vùng hồi manh tràng.
  • Tổn thương dạ dày tá tràng thường xuất hiện trên Xquang như niêm mạc bị cứng và thâm nhiễm, có thể giống như khối thâm nhiễm. Nếu có hình ảnh như vậy thì hầu như bào giờ cũng có tổn thương đồng thời hoặc hỗng tràng hoặc hồi tràng.
  • Chụp transit ruột: đánh giá sự lưu chuyển thuốc qua ruột non, có thể phát hiện vị trí tổn thương, các đoạn ruột bị hẹp lại tạo thành “hình ảnh ống nước” hoặc phát hiện các biến chứng như lỗ dò.
  • Ngoài ra có thể sử dụng siêu âm ổ bụng, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện các biến chứng của bệnh như: áp xe, lỗ dò quanh hậu môn, khối trong ổ bụng.
  • Những năm gần đây người ta áp dụng kỹ thuật chụp cắt lớp và cộng hưởng từ ruột non có giá trị gợi ý trong việc đánh giá tổn thương ruột non.
    • Thành ruột dày > 2cm
    • Áp xe, khối trong ổ bụng, các lỗ dò quanh ống hậu môn.
    • Tổn thương ruột từng đoạn
    • Phát hiện tổn thương ruột non.

Huyết thanh chẩn đoán bệnh Crohn

– Có một vài markers huyết thanh chẩn đoán có thể phân biệt giữa hai bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu giúp tiên lượng bệnh. Có hai kháng thể có thể tìm thấy trong huyết thanh của những bệnh nhân mắc bệnh ruột viêm đó là pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibody) và ASCA (anti – Saccharomyses cerevisiae antibodies). Kháng thể kháng bào tương bạch cầu trung tính với màng quanh nhân có thể phát hiện gián tiếp qua miễn dịch huỳnh quang và thường gặp trong bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. pANCA dương tính ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu 60-70% trong khi bệnh Crohn chỉ gặp 5-10%.

– Kháng thể kháng ASCA dương tính ở những bệnh nhân bị bệnh Crohn dao động từ 60-79% trong khi chỉ gặp dưới 10% ở những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét đại trực tràng chảy máu và hội chứng ruột kích thích.

– Việc phối hợp hai markers có giá trị trong chẩn đoán bệnh ruột viêm (IBD). Theo các nghiên cứu chi thấy khi pANCA dương tính và ASCA âm tính thì độ nhạy và độ đặc hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu tương ứng là: 57 và 97% trong khi đó pANCA âm.

Xem thêm: Bệnh học bệnh Crohn

Bài viết Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm bệnh Crohn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-lam-sang-va-xet-nghiem-benh-crohn-5425/feed/ 0
Bật mí cách chữa đầy bụng, khó tiêu ngày Tết https://benh.vn/bat-mi-cach-chua-day-bung-kho-tieu-ngay-tet-6534/ https://benh.vn/bat-mi-cach-chua-day-bung-kho-tieu-ngay-tet-6534/#respond Mon, 16 Jan 2023 04:30:53 +0000 http://benh2.vn/bat-mi-cach-chua-day-bung-kho-tieu-ngay-tet-6534/ Đầy bụng, khó tiêu là chứng bệnh “phổ thông” của ngày tết do thực đơn quá nhiều chất đạm, chất béo. Bên cạnh đó, thói quen “rả rích” kẹo bánh, mứt tết... cũng khiến cho tình trạng khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.

Bài viết Bật mí cách chữa đầy bụng, khó tiêu ngày Tết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đầy bụng, khó tiêu là chứng bệnh “phổ thông” của ngày tết do thực đơn quá nhiều chất đạm, chất béo. Bên cạnh đó, thói quen “rả rích” kẹo bánh, mứt tết… cũng khiến cho tình trạng khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, với những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn đọc đánh tan cảm giác ậm ạch, khó chịu khi đầy bụng, khó tiêu ngày tết.

Vì sao ngày lễ tết lại thường bị đầy bụng, khó tiêu?

Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi là biểu hiện của tình trạng thừa hơi trong khung ruột từ những phản ứng lên men dưới sự thúc đẩy của vi khuẩn trong lòng ruột.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

day_chuong_bung_kho_tieu

Đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi do sử dụng quá nhiều chất đạm, chất béo.

Phương pháp chữa đầy bụng, khó tiêu

Để chữa đầy bụng khó tiêu chúng ta có khá nhiều phương pháp không nhất thiết phải nghĩ tới việc dùng thuốc. Các biện pháp dễ áp dụng và ai cũng có thể làm tại nhà.

Massage bụng

Massage bụng, xoa bụng nhẹ nhàng là phương pháp người bệnh có thể chủ động xử lý chứng đầy bụng, khó tiêu ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Phương pháp: xoa bụng nhẹ nhàng, xoa đều theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát.

Xoa cho đến khi ợ hơi (giảm triệu chứng đầy hơi). Lưu ý khi xoa bụng, có thể bôi thêm một chút dầu cho bụng nóng hơn khiến việc đầy hơi, khó tiêu bị đẩy lùi nhanh hơn.

Dùng túi chườm hoặc khăn nóng

Dùng túi chườm (túi để sưởi trong mùa đông) hoặc dùng khăn nóng để làm ấm vùng bụng và quanh rốn cũng là phương pháp làm hạn chế chứng đầy bụng, khó tiêu.

Phương pháp: cắm nóng túi sưởi sau đó đặt túi sưởi lên trên bụng (có lót một lớp khăn mỏng). Sau từ 5 đến 10 phút chúng ta sẽ thấy trung tiện (nhiều lần). Qua đó chứng đầy hơi, khó tiêu sẽ mất đi.

dung_tui_chuom_bung

Dùng túi chườm hoặc khăn nóng sẽ hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu…

Gừng chấm muối

Khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần ăn một chút gừng (thái lát mỏng) chấm với muối sẽ có tác dụng ngay.

Phương pháp: ăn ngay một chút gừng chấm muối khi thấy có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Sau đó 10 phút lại nhấm nháp một chút gừng nữa, bệnh sẽ khỏi hẳn.

Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm

Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm sẽ giúp chúng ta giảm cảm giác đầy bụng.

Phương pháp: pha 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và vài lát gừng vào cốc nước ấm chúng ta sẽ được hỗn hợp chữa đầy bụng, khó tiêu một cách hiệu quả.

tra_gung_chua_day_bung

Uống trà gừng, nước chanh ấm sẽ giảm thiểu hiện tượng đầy bụng, khó tiêu

Uống trà nóng pha tinh dầu bạc hà

Khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần uống một chút trà nóng pha với vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc vài nhánh bạc hà tươi sẽ khiến bụng dễ chịu hơn.

Phương pháp: cho một vài giọt tinh dầu bạc hà vào chén trà nóng để uống khi bị đầy bụng, khó tiêu. Dưới tác dụng của tinh dầ bạc hà, chứng đầy bụng, khó tiêu sẽ tan biến.

Lời kết

Để hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu trong những ngày tết do thực đơn quá nhiều chất đạm, chất béo… chúng ta cần bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ như bắp cải, xu hào, cải xoong, cam, bưởi, táo…

Đặc biệt cần tăng cường tỏi trong các món ăn bởi trong tỏi có chứa chất allicin chống đầy hơi, sữa chua chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi…

Bài viết Bật mí cách chữa đầy bụng, khó tiêu ngày Tết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bat-mi-cach-chua-day-bung-kho-tieu-ngay-tet-6534/feed/ 0