Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 19 Apr 2024 03:33:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/#respond Thu, 18 Apr 2024 04:14:40 +0000 http://benh2.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/ Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Viêm tiểu phế quản là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sinh non. Cần ý thức độ nguy hiểm của bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh đường hô hấp do virut hợp bào hô hấp virus Respiratoire Syncytial (VRS) gây nên. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê tại Pháp, tất cả trẻ dưới 2 tuổi đều mắc ít nhất 1 lần bệnh này. Bệnh này thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa. Bệnh cũng có liên quan đến chứng hen ở trẻ đang bú mẹ.

Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản

Phần lớn trẻ khi mắc bệnh này thường có những biểu hiện như ho, nghẹt mũi, sốt,…

Bệnh này có nguy hiểm với trẻ em nhất là trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ thể lực kém

Nhưng đối với những trẻ có thể lực kém, bệnh viêm tiểu phế quản trở nên nguy hiểm và đôi khi ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ. Theo thống kê tại Pháp, 17% trẻ mắc bệnh này phải nhập viện điều trị và cần được chăm sóc tích cực của các bác sỹ nhi khoa.

Đối với trẻ thiếu tháng

Những trẻ sinh non đặc biệt có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao. Những tuần cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn hoàn thiện một số bộ phận quan trọng của trẻ, trong đó có sự phát triển cuối cùng của phổi.

Thành phế quản của trẻ sinh non dày hơn các trẻ được sinh đủ tháng và các ống phế quản tiết ra nhiều chất nhầy. Khi vi-rút hô hấp xâm nhập, chúng làm đường hô hấp của trẻ sinh non hẹp lại nhanh hơn những trẻ khác, do đó trẻ rất dễ bị suy hô hấp.

Theo thống kê tại Pháp, trẻ sinh non mắc virut VRS phải nhập viện điều trị cao hơn những trẻ sinh đủ tháng tới 1,5 lần.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện

  • Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Nôn nhiều.
  • Thở nhanh, nhịp thở nhiều hơn 50-60 lần/phút.Có triệu chứng khó thở như co kéo lồng và các cơ liên sườn, hõm ức.
  • Tím tái.

Có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản-phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch…

Phương pháp phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ

  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ
  • Hạn chế cho trẻ tới những nơi đang có dịch hô hấp
  • Không cho trẻ tiếp xúc với nhưng người bị cúm.
  • Dùng giấy ăn ăn lau mũi cho trẻ, sau đó vứt đi. Khống tái sử dụng.
  • Đối với trẻ sinh thiếu tháng, có thể cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm tiểu phế quản virus Respiratoire Syncytial

Bài viết Viêm tiểu phế quản – Bệnh nguy hiểm cho bé đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-tieu-phe-quan-benh-nguy-hiem-cho-be-2470/feed/ 0
Viêm rốn trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến động mạch rốn https://benh.vn/viem-ron-tre-so-sinh-co-the-anh-huong-den-dong-mach-ron-3239/ https://benh.vn/viem-ron-tre-so-sinh-co-the-anh-huong-den-dong-mach-ron-3239/#respond Sat, 25 Nov 2023 09:31:39 +0000 http://benh2.vn/viem-ron-tre-so-sinh-co-the-anh-huong-den-dong-mach-ron-3239/ Sau khi cắt cuống rốn, tổ chức hoại tử ở đầu vết cắt sẽ khô đi và rụng trong vòng 3 - 7 ngày sau khi trẻ được sinh ra. Nhưng phần cơ thể bên trong có mạch máu rốn phải mất 3 - 4 tuần mới có thể liền được với hệ thống.

Bài viết Viêm rốn trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến động mạch rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau khi cắt cuống rốn, tổ chức hoại tử ở đầu vết cắt sẽ khô đi và rụng trong vòng 3 – 7 ngày sau khi trẻ được sinh ra. Những phần cơ thể bên trong có mạch máu rốn phải mất 3 – 4 tuần mới có thể liền được với hệ thống.

ron-tre-em

Nếu bị nhiễm trùng trong khi và sau khi cắt cuống rốn thì dễ dẫn đến chứng viêm rốn, viêm mạch máu rốn, bệnh còn có khả năng lây lan qua mạch máu rốn, gây viêm màng tổ ong thành ruột, sưng mủ gan và nhiễm trùng máu.

Trẻ mới sinh khi bị mắc chứng viêm rốn, phần gốc cuống rốn hoặc mặt cắt sau khi rụng cuống có màu hồng, có một chút dịch nhầy và chảy mủ, không có triệu chứng toàn thân. Nếu bị nặng thì cục bộ bị chảy mủ nhiều, thậm chí dẫn đến mưng mủ, đôi khi có mùi hôi khó chịu, phần da xung quanh rốn có màu đỏ và cứng lại, lúc này kèm theo triệu chứng nhiễm trùng máu toàn thân.

Bệnh ảnh hưởng đến động mạch rốn gây viêm động mạch rốn, nếu hai đầu động mạch rốn kín thì chỉ bị nhiễm trùng cục bộ. Nếu động mạch rốn mở ra bên ngoài, thì ở rốn có thể thấy có chảy mủ. Nếu bị lan tới màng ngoài của động mạch rốn, bệnh sẽ lây lan gây ra viêm màng bụng, nếu men theo động mạch dưới thành bụng đến âm bộ có thể gây mưng mủ bụng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu.

Với những bé mà mặt cắt cuống rốn rụng rất lâu không khỏi thì cần kiểm tra cẩn thận xem có bị sưng kết hột, miệng rốn, đường xoang và các chất tiết ra giống như phân hoặc nước tiểu không.

– Sưng kết hột, rốn mềm: sưng kết hột mềm, khi sờ vào có cảm giác mượt như lông ngỗng, trên bề mặt có hạt màu đỏ sậm, những bé khỏi bệnh sau khi được xử lý bằng AgNO3 thì khẳng định là mắc bệnh này; nếu không khỏi thì có thể nghĩ tới khả năng niêm mạc của dạ dày hoặc ruột bị lật ra ngoài.

– Xoang rốn, hở ruột rốn, niệu quản rốn không đóng: Nếu kiểm tra miệng rốn thì cần thăm xem có đường xoang không, nếu có thì đã bị xoang rốn, do túi noãn hoàng ở phần đầu rốn chưa đóng gây ra; những đứa trẻ có miệng rốn có những chất giống như phân xảy ra thì cần nghĩ tới khả năng bị rò ruột rốn, do túi noãn hàng chưa đóng lại hoàn toàn; nếu chất tiết ra giống như nước tiểu có màu vàng nhạt thì là do niệu quản của rốn chưa khép lại, nhỏ dầu iốt vào miệng rốn để chụp phim giúp chuẩn đoán chính xác bệnh.

Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Trường hợp bệnh nhẹ: rửa bằng Oxy già 3% và dung dịch Ethanol 75%, đồng thời giữ khô ráo. Nếu vùng bị sưng tấy khá rộng hoặc kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt thì cần kịp thời dùng kháng sinh thích hợp, giữ vệ sinh sạch sẽ với những phần bị sưng tấy. Dùng dung dịch Nitrofural đắp ướt, nếu bị mưng mủ thì cần trích mủ ngay.

Sưng kết hột có thể dùng thanh bạc Nitrat hoặc 50h, dung dịch Bạc Nitrat 10% đốt xử lý, mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Những trẻ mà miệng rốn, ruột rốn và niệu quản rốn không đóng lại thì đều cần phải làm phẫu thuật.

Bài viết Viêm rốn trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến động mạch rốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/viem-ron-tre-so-sinh-co-the-anh-huong-den-dong-mach-ron-3239/feed/ 0
Phương pháp khoa học: Sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh https://benh.vn/phuong-phap-khoa-hoc-sang-loc-benh-cho-tre-so-sinh-6391/ https://benh.vn/phuong-phap-khoa-hoc-sang-loc-benh-cho-tre-so-sinh-6391/#respond Sun, 30 Jul 2023 02:00:05 +0000 http://benh2.vn/phuong-phap-khoa-hoc-sang-loc-benh-cho-tre-so-sinh-6391/ Y học phát triển, sức khỏe của con người được bảo đảm ngay từ khi còn là bào thai đến sau sinh. Đặc biệt, phương pháp sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ tìm ra các căn bệnh tiềm ẩn cho trẻ ngay từ khi chào đời. Vậy, phương pháp sàng […]

Bài viết Phương pháp khoa học: Sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Y học phát triển, sức khỏe của con người được bảo đảm ngay từ khi còn là bào thai đến sau sinh. Đặc biệt, phương pháp sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ tìm ra các căn bệnh tiềm ẩn cho trẻ ngay từ khi chào đời. Vậy, phương pháp sàng lọc cho trẻ sơ sinh là như thế nào?

Thế nào là sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh

Sàng lọc sơ sinh là việc làm rất quan trọng để xác định những bệnh mà hầu hết đều có thể điều trị được nếu chẩn đoán sớm trước khi có triệu chứng.

Sàng lọc sơ sinh là lấy máu em bé sau khi chào đời rồi đem đi làm xét nghiệm một số bệnh nguy hiểm có thể  dẫn đến tử vong mà không dễ nhận ra.

tre-sinh-mo 

Sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh là phương pháp cần thiết để đảm bảo trẻ được khỏe mạnh

Phương pháp sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh

Để thực hiện sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh cần thực hiện đúng nguyên tắc và đúng phương pháp như hướng dẫn sau đây.

Nguyên tắc sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh

Tất cả trẻ mới sinh đều được xét nghiệm trong vòng 48-72 giờ sau sinh bất kể tuổi sinh, cân nặng, cho bú, tình trạng sức khỏe…

Trong trường hợp sinh thường, mẹ và bé đều khỏe mạnh và xuất viện sớm vẫn có thể lấy máu trong vòng 24 giờ đầu.

Phương pháp sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh

Lấy một giọt máu nhỏ ở gót chân lên giấy theo quy định, để khô tự nhiên và gửi đến phòng xét nghiệm.

Kết quả máu cao quá hoặc thấp quá so với giá trị bình thường có thể bé đã mắc bệnh bẩm sinh. Tuy niên, kết quả bất thường không nhất thiết là bé có bệnh nghi ngờ vì sàng lọc vẫn có thể dương tính giả.

Lưu ý: Xét nghiệm sàng lọc không phải là xét nghiệm chẩn đoán, nó chỉ cho thông tin sơ khởi. Vì vậy, cần làm lại bằng xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt hơn. Khi đócác bé sẽ được thử máu lại vào 1-2 tuần sau (không muộn hơn thời gian này).

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong quá trình sàng lọc

Trong quá trình sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh cần lưu ý một số bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhiều hơn so với các bệnh khác.

Suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là bệnh thường được chẩn đoán nhất bằng việc sàng lọc thường quy. Trẻ không có đủ hormone giáp dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Suy giáp bẩm sinh hầu hết là tự nhiên, chỉ khoảng 10% là di truyền. Bệnh do bé không có tuyến giáp hoặc rối loạn tổng hợp hormone giáp. Ngoài ra, nguyên nhân do mẹ thiếu iode cũng dẫn đến suy giáp ở bé.

 sang-loc-tre-so-sinh

Rất nhiều trẻ ở Việt Nam mắc hội chứng suy giáp bẩm sinh

Khi bệnh được phát hiện sớm, uống hormone giáp, trẻ có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên suy giáp bẩm sinh nặng vẫn gây chậm phát triển dù được điều trị ngay khi phát hiện. Xác suất bệnh là 1/4.000 bé sơ sinh.

Bệnh cường thượng thận bẩm sinh

Cường thượng thận bẩm sinh là bệnh di truyền. Tuyến thượng thận không có men tổng hợp hormone dẫn đến rối loạn chuyển hóa tức thì hoặc chậm tăng trưởng về sau.

Cường thượng thận bẩm sinh phải điều trị suốt đời bằng cách cung cấp những hormone thiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh rất thấp, chỉ 1 trong 12.000 trẻ sơ sinh mắc phải.

Đối với bệnh cường thượng thận bẩm sinh, chỉ những trẻ sơ sinh có biểu hiện nghi ngờ mới được thử. Các trường hợp thử bao gồm bé gái nhưng có biểu hiện nam hóa, trẻ có bộ phận sinh dục không rõ ràng, hoặc ngay trong tuần lễ đầu sau sinh bé biểu hiện mất muối nặng và tụt huyết áp…

 

Cường thượng thận bẩm sinh có biểu hiện nam hóa, bộ phận sinh dục không rõ ràng

Bệnh lý hồng cầu

Bệnh lý hồng cầu là bệnh di truyền, hồng cầu đột biến hình dạng gây ra những cơn đau, dễ tổn thương phổi và thận, thậm chí gây tử vong.

Bệnh lý hồng cầu khiến bé dễ bị nhiễm trùng nặng như viêm phổi và viêm màng não. Vì vậy, việc sàng lọc còn giúp phát hiện những bất thường hemoglobin (phân tử có trong hồng cầu, mang nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu).

Bệnh về thính giác

Sàng lọc thính lực trẻ cũng được lưu ý trước khi cho bé xuất viện. Nếu bé chưa được khám, cần khám sàng lọc trong vòng 3 tuần tuổi.

Do trẻ phát triển nói và kỹ năng ngôn ngữ trong vài năm đầu đời, vì vậy cần điều trị những bất thường về thính giác sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Lời kết

Với các phương tiện khoa học kỹ thuật  ngày nay thì việc khám sàng lọc sau sinh cho trẻ là việc làm cần thiết để tránh các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

Đặc biệt, các trường hợp gia đình có bệnh di truyền, mẹ từng sinh con có bệnh lý, sảy thai nhiều lần, có con chết trước 1 tuổi nghi do mắc bệnh chuyển hóa…thì cần thông báo cho bác sỹ sản khoa, bác sỹ sơ sinh về di truyền để được theo dõi và tư vấn đầy đủ về sàng lọc sơ sinh.

Bài viết Phương pháp khoa học: Sàng lọc bệnh cho trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phuong-phap-khoa-hoc-sang-loc-benh-cho-tre-so-sinh-6391/feed/ 0
Nhiễm trùng máu sơ sinh https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/ https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/#respond Sat, 29 Jul 2023 04:31:46 +0000 http://benh2.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/ Nhiễm trùng máu sơ sinh là là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu. Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên phát: E.coli, liên cầu, Listeria hay Thứ phát: Thường là Klebsiella, tụ cầu, Pseudomonas.

Bài viết Nhiễm trùng máu sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng máu sơ sinh là là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu.

Nguyên nhân có thể:

  • Nguyên phát: E.coli, Liên cầu, Listeria
  • Thứ phát: Thường là Klebsiella, tụ cầu, Pseudomonas

Chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

Để chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh cần dựa vào lâm sàng và cấy máu giúp đưa ra chẩn đoán chính xác và từ đó có hướng điều trị đúng.

1.1. Chẩn đoán lâm sàng nhiễm trùng máu sơ sinh

Khai thác tiền sử bệnh nhi

  • Trẻ có đẻ non hoặc đẻ thấp cân không.
  • Mẹ có sốt trước khi đẻ không, có nhiễm trùng trước đẻ không.
  • Thời gian vỡ ối trên 12 giờ trước đẻ
  • Nước ối đục, bẩn, hôi
  • Có hồi sức lúc đẻ

Triệu chứng thực thể nghèo nàn không đặc hiệu:

  • Rối loạn thân nhiệt: Sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Tiêu hóa: Bỏ bú, nôn, chướng bụng, ỉa chảy, gan lách to, xuất huyết tiêu hóa
  • Hô hấp: Khó thở, tím tái, có thể ngừng thở.
  • Tuần hoàn: Mạch nhanh, có thể sốc nhiễm trùng
  • Thần kinh: Li bì hoặc kích thích, co giật, liệt. Thóp phồng nếu có viêm màng não mủ
  • Da: viêm tấy lan tỏa hoặc viêm loét mủ nhiều.
  • Phù cứng bì nếu nhiễm trùng nặng

Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

  • CTM, tiểu cầu
  • Cấy máu
  • Cấy dịch các ổ nhiễm trùng: da, rốn, phân, nước tiểu…
  • Chọc tủy sống nếu nghi ngờ viêm màng não, xét nghiệm tế bào, protein, đường, muối trong nước não tủy.

Chẩn đoán nhiễm trùng máu sơ sinh

Chẩn đoán xác định: cấy máu (+)

Nghi ngờ nhiễm trùng huyết: Khi có một số triệu chứng lâm sàng nêu trên và các xét nghiệm gợi ý nhiễm trùng huyết như:

  • CTM: BC giảm (≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 25.000/mm3)
  • Tỷ lệ bạch cầu hạt non/bạch cầu hạt trưởng thành ≥ 0.2
  • Tiểu cầu <100000/mm3
  • CRP>10mg/l

Điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh

Để điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh cần sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh phù hợp và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa.

2.1. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh

Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường dùng kháng sinh có phổ rộng, phốii hợp 2 loại hoặc dựa vào vi khuẩn trẻ bị nhiễm để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Nếu bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh phối hợp:

  • Ampicillin: 100mg/kg/24 giờ
  • Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ

Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:

  • Cefotaxime: 100mg/kg/24 giờ
  • Amikacin: 15mg/kg/24 giờ

Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp:

  • Cefotaxime: 100mg/kg/24 giờ
  • Amikacin: 15mg/kg/24 giờ

Có kết quả KSĐ: điều trị theo KSĐ

Thời gian điều trị kháng sinh: 10-15 ngày và đến khi kết quả cấy máu (-), hết các dấu hiệu lâm sàng

2.2. Điều trị hỗ trợ nhiễm trùng máu sơ sinh

  • Chống suy hô hấp
  • Nuôi dưỡng đầy đủ
  • Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn.
  • Chống sốc nếu có

Theo Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em

Bài viết Nhiễm trùng máu sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-trung-mau-so-sinh-3244/feed/ 0
Nguyên nhân khoèo chân ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/nguyen-nhan-khoeo-chan-o-tre-so-sinh-5826/ https://benh.vn/nguyen-nhan-khoeo-chan-o-tre-so-sinh-5826/#respond Tue, 18 Jul 2023 08:00:24 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-khoeo-chan-o-tre-so-sinh-5826/ Rất nhiều trẻ ngay sau khi chào đời đã bị tật khoèo chân, trong đó tỷ lệ bé nam nhiều hơn bé nữ. Tuy nhiên, do thương con, sợ con còn non nớt đã phải chịu đau đớn, mặt khác đôi khi các gia đình cho rằng đó là bệnh thông thường không quá cấp […]

Bài viết Nguyên nhân khoèo chân ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều trẻ ngay sau khi chào đời đã bị tật khoèo chân, trong đó tỷ lệ bé nam nhiều hơn bé nữ. Tuy nhiên, do thương con, sợ con còn non nớt đã phải chịu đau đớn, mặt khác đôi khi các gia đình cho rằng đó là bệnh thông thường không quá cấp bách nên các bố mẹ thường tìm cách trì hoãn.

Trên thực tế, nếu khoèo chân được phát hiện và điều trị ngay sau sinh thì tỷ lệ thành công đạt từ 15- 80% mà không cần phẫu thuật.

Vậy, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khoèo chân? Phương pháp điều trị khoèo chân cho trẻ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

Tìm hiểu về tật chân khoèo bẩm sinh

Tật bẩm sinh chân khoèo là một biến dạng của cả 1 hoặc 2 bàn chân ngay từsau khi sinh với biểu hiện bàn chân bị lật vào trong và co rút lên.

Nguyên nhân dị tật bẩm sinh khoèo chân trẻ em

Đối với các trường hợp bé bị khoèo chân ngay sau khi chào đời, đa phần nguyên nhân do tư thế nằm trong bụng mẹ của bé gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Một số trường hợp khác do khiếm khuyết của mầm xương, do di truyền…

thai-nhi

Nguyên nhân bé bị khoèo chân ngay sau khi chào đời là do tư thế nằm trong bụng mẹ…

Triệu chứng dị tật khoèo chân trẻ

  • Chân vòng kiềng (chân cong).
  • Bàn chân bị nghiêng ngoài.
  • Khoèo chân.
  • Gối quật ngược…

Cách chuẩn đoán trẻ sơ sinh bị khoèo chân

  • Khám ngoại hình để phát hiện dị tật bẩm sinh ngay sau sinh.
  • Chụp x quang để phát hiện dị tật bẩm sinh nếu thấy bất thường.

Cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị chân khoèo bẩm sinh, vì vậy trong thai kỳ,thai phụ cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi.

tham-kham-tre-so-sinh

Khám ngoại hình để phát hiện dị tật bẩm sinh sau sinh.

Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh bị khoèo chân

Việc chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh tuy đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều công phu và kinh nghiệm, do đó gia đình cần đưa trẻ đến các bệnh viện và trung tâm có cơ sở phục hồi chức năng và nhân viên chỉnh hình để được giúp đỡ và điều trị.

Các phương pháp chỉnh hình: xoa nắn, dùng băng thun và bó bột.

Xoa, nắn

Xoa, nắn được thực hiện thường xuyên, hàng ngày theo các bài tập của bác sỹ.

Dùng băng thun

  • Băng được quấn bởi người có trình độ chuyên môn.
  • Băng được quấn trong vòng 6 ngày sau đó lại tháo ra (1 ngày) để cho chân trẻ được thoải mái.
  • Quấn lại băng vào ngày thứ 8.

Lưu ý: Việc băng được thực hiện lập đi lập lại cho tới khi bàn chân đã được chỉnh hình tốt (sau khoảng từ 6 đến 8 tuần).

bang-chun-tri-khoeo-chan

Dùng băng thun để chữa tật khoèo chân cho trẻ.

Bó bột được thực hiện theo các bước

  • Bước 1: điều chỉnh biến dạng của phần trước bàn chân để duỗi thẳng bàn chân.
  • Bước 2: điều chỉnh biến dạng nghiêng bàn chân vào trong bằng cách đưa bàn chân xoay ngoài.
  • Bước 3: điều chỉnh biến dạng vùng gót chân bằng cách đưa bàn chân lên cao và sao cho phía bờ ngoài bàn chân ngoài cao hơn bờ trong.

Lưu ý: Việc thay bột được thực hiện hàng tuần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Với những trẻ bị dị tật sau sinh, nếu được vật lý trị liệu sớm ngay bắt đầu từ ngày thứ hai sau sinh, sẽ đem lại kết quả tốt, giúp trẻ tránh được dị tật về sau.

Lời kết

Nhiều trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời đã bị khoèo chân. Nguyên nhân do nhiều yếu tố khác nhau nhưng đa phần do tư thế nằm trong tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi dẫn đến hiện tượng này.

Phương pháp điều trị đạt kết quả tối ưu trong trường hợp này là vật lý trị liệu và điều trị sớm. Với tác dụng tích cực từ việc xoa bóp, điều chỉnh hàng ngày hoặc bó, nẹp…đạt kết quả thành công tới 80% mà không cần phẫu thuật.Vì vậy, ngay sau khi sinh, nếu trẻ có biểu hiện bị khoèo chân, cha mẹ cần cho trẻ điều trị ngay từ sớm.

Bài viết Nguyên nhân khoèo chân ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-khoeo-chan-o-tre-so-sinh-5826/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh hăm ở trẻ sơ sinh https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-ham-o-tre-so-sinh-4116/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-ham-o-tre-so-sinh-4116/#respond Fri, 07 Jul 2023 12:50:00 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-benh-ham-o-tre-so-sinh-4116/ Thay vì đêm đêm phải thức giấc thay tã cho con, bỉm được dùng trong khi ngủ giúp trẻ tránh ẩm ướt, giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hăm của trẻ, nhất là những trẻ được mẹ thường xuyên đóng bỉm bất kể ngày, đêm.

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh hăm ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Xã hội phát triển, con người được hỗ trợ những vật dụng sinh hoạt hàng ngày từ thành tựu khoa học tiên tiến: máy giặt, máy rửa chén bát, máy đánh giày đến những đồ dùng sinh hoạt cho trẻ em như: nôi điện, máy bắt muỗi, máy hút sữa, bỉm… giúp cuộc sống đỡ vất vả hơn. Vì vậy, các bà mẹ nuôi con thời hiện đại có thời gian nghỉ dưỡng sức nhiều hơn sau cuộc vượt cạn.

Thay vì đêm đêm phải thức giấc thay tã cho con, bỉm được dùng trong khi ngủ giúp trẻ tránh ẩm ướt, giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hăm của trẻ, nhất là những trẻ được mẹ thường xuyên đóng bỉm bất kể ngày, đêm.

Làm cách nào để trẻ không bị hăm? Cách điều trị hăm trẻ em ra sao? Benh.vn sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Tổng quan về hăm trẻ em

Hăm trẻ em rất thường gặp ở hầu hết các trẻ. Mặc dù không nguy hiểm nhưng hăm khiến giảm thẩm mỹ và có thể gây khó chịu cho bé.

Thế nào là bị hăm

Hăm là phản ứng của da, khi hệ thống bài tiết ở da bị bít kín, đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng khiến cho da bị tổn thương. Hoặc do trẻ quá mập, có cơ địa dị ứng, thói quen đóng tã bỉm nhiều với môi trường nóng ẩm sẽ làm cho trẻ mắc bệnh…

Trẻ bị hăm do da bị bít kín khiến da bị tổn thương (Ảnh minh họa) 

Triệu chứng hăm trẻ em

  • Các vết hăm có màu hồng nhạt, tạo vảy, mỏng đôi khi có mụn nước bóng nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng.
  • Da bị mẩn đỏ, có thể gây đau đớn cho trẻ.
  • Xuất hiện các vết loét.
  • Vùng da bị hăm thường nóng hơn với những vùng da khác.
  • Trẻ khó chịu, đặc biệt khi thay tã, hoặc lau vùng mặc tã cho trẻ.
  • Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông.

Nguyên nhân gây hăm trẻ em

1. Do vi khuẩn: vi khuẩn trên da sẽ phát triển khi gặp môi trường thuận lợi như da bị bí và ẩm gây viêm kẽ.

2. Do nấm: nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.

3. Dị ứng do đóng bỉm quá chặt hoặc quá lâu: Đóng bỉm chặt hoặc quá lâu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm kẽ, viêm da ở trẻ. Hoặc dùng tã lót bằng vải mà sử dụng xà phòng giặt hoặc các sản phẩm giặt gây dị ứng.

tre-dong-bim-qua-lau-bi-ham

Đóng bỉm quá lâu là nguyên nhân gây hăm ở trẻ (Ảnh minh họa)

Cách điều trị hăm cho trẻ bằng thuốc

  • Dạng thuốc mỡ chống hăm như: Bepanthen, Penaten… có thể dùng thường xuyên vì thuốc mỡ có thể tạo một lớp màng bảo vệ da bé tránh tiếp xúc với phân và nước tiểu.
  • Dạng thuốc kem có chứa kháng sinh hoặc chất kháng nấm: chỉ dùng khi vết hăm đã bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm và dùng trong thời gian nhất định theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Dạng thuốc kem có chứa corticoid: chỉ được dùng khi có chỉ định của Bác sĩ và không dùng quá 7 ngày.
  • Nếu cơ địa trẻ dị ứng: cần dùng thêm thuốc điều trị dị ứng cho trẻ.
  • Sử dụng gel bôi Nano bạc như gel PlasmaKare No5 chính hãng có thể giúp trị hăm nhanh chóng và an toàn cho trẻ.

Bài thuốc dân gian chữa hăm cho trẻ từ lá chè xanh

  • Mua lá chè xanh (khoảng một nắm loại lá già càng tốt)
  • Rửa sạch lá chè xanh, sau đó đun sôi và cho vào vài hạt muối.
  • Sau khi để nguội, dùng nước chè xanh rửa những chỗ hăm cho bé như: nách, bẹn, đít, các ngấn…
  • Sau khi rửa xong, lấy khăn xô mềm nhẹ nhàng lau khô chỗ hăm cho trẻ.
  • Rửa bằng nước chè xanh 3 đến 4 lần /ngày đến khi bé khỏi bệnh.

la-che-xanh

Dùng lá chè xanh chữa hăm cho trẻ (Ảnh minh họa)

Phòng chống hăm trẻ em

Để phòng chống hăm cho trẻ em, ngoài việc chú ý ăn mặc cho trẻ, cần chú ý cả chế độ dinh dưỡng.

1. Chế độ dinh dưỡng phòng chống hăm cho trẻ

  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn.
  • Các bà mẹ đang cho trẻ bú cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cho trẻ có đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
  • Cho trẻ bú mẹ nhiều, giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

2. Cách chăm sóc giúp phòng chống hăm cho trẻ

  • Để các kẽ da của trẻ thoáng khí.
  • Giữ da ở vùng có tã khô và sạch, thường xuyên thay tã cho trẻ.
  • Hạn chế dùng bỉm, để da trẻ được tiếp xúc với không khí.
  • Cho trẻ mặc các loại tã lót ít lớp, thoáng, chống tràn bằng những vải sợi cotton mềm mại, thấm mồ hôi.
  • Nên sử dụng các loại xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ cho da trẻ, đặc biệt là những vùng da nhiều nếp gấp.
  • Tránh sử dụng các loại khăn ướt dùng một lần, chúng có thể gây kích ứng hoặc khô da trẻ.
  • Không mang các loại tã quá chật cho trẻ, vì nó có thể chà mạnh lên da trẻ.
  • Dùng nước sạch để vệ sinh da cho trẻ hàng ngày.
  • Mùa hè, thỉnh thoảng cho trẻ cởi chuồng để da được thông thoáng.

Thường xuyên thay tã, bỉm cho trẻ (Ảnh minh họa)

Lời kết

Hăm là vấn đề thường gặp ở trẻ, làm cho trẻ khó chịu, giấc ngủ không yên, hay quấy khóc. Nguyên nhân gây bệnh từ nhiều lý do: vi khuẩn, nấm… nhưng một phần do cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc con cái.

Để phòng tránh căn bệnh này, các bà mẹ lưu ý thường xuyên thay tã lót, lau khô da cho trẻ, nhất là các vùng khe, kẽ… sau khi trẻ đi tiểu, đi ị. Mặt khác, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua chất lượng tuyến sữa.

Bài viết Nguyên nhân gây bệnh hăm ở trẻ sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-ham-o-tre-so-sinh-4116/feed/ 0
Trẻ bị hăm tã thì phải làm thế nào? https://benh.vn/tre-bi-ham-ta-thi-phai-lam-the-nao-56912/ https://benh.vn/tre-bi-ham-ta-thi-phai-lam-the-nao-56912/#respond Tue, 04 Jul 2023 05:25:45 +0000 https://benh.vn/?p=56912 Hăm tã là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu và quấy khóc. Trung bình cứ 4 trẻ thì có 1 em bị hăm tã. Dưới đây là hướng dẫn để giúp bố mẹ biết cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị hăm tã tại nhà.

Bài viết Trẻ bị hăm tã thì phải làm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hăm tã là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu và quấy khóc. Trung bình cứ 4 trẻ thì có 1 em bị hăm tã. Dưới đây là hướng dẫn để giúp bố mẹ biết cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị hăm tã tại nhà.

ham-ta-tre-em

Hăm tã là một bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã

Nguyên nhân

  • Do vùng hăm luôn bị ẩm ướt: đây là nguyên nhân chính
  • Do thức ăn của trẻ.
  • Do da trẻ bị kích ứng với các chất liệu của tã lót, tã lót thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm
  • Do lạm dụng phấn rôm.
  • Do cọ xát với tã.

Triệu chứng

  • Đỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai.
  • Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau lan dần ra tới mông, đùi.
  • Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, nhiễm khuẩn.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và bé khó chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé giật mình thường xuyên và thỉnh thoảng khóc thét lên.
  • Trẻ quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ.

5-cap-do-ham-ta

Không khó để bố mẹ nhận biết trẻ bị hăm tã

Những điều không nên làm khi trẻ bị hăm tã

  • Quên thay tã trong nhiều giờ.
  • Quấn tã quá chặt.
  • Bôi phấn rôm (sẽ làm bít lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm)
  • Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tư vấn bác sĩ

cham-soc-tre

Bố mẹ tránh lạm dụng phấn rôm

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

  • Chú ý lau người trẻ thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.
  • Thay tã thường xuyên không để quá lâu.
  • Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông
  • Vệ sinh sạch sẽ: chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
  • Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh làm bé đau và xây xước da
  • Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, nên chọn loại không cồn và không mùi. Nếu có thể, nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, các vết hăm mau lành hơn.
  • Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót ướt.
  • Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.

Nếu hăm trẻ em không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc tệ hơn như: có tình trạng loét, trợt, mụn mủ ngoài da hay lan đến bụng, hãy đưa bé đi khám ngay.

Bài viết Trẻ bị hăm tã thì phải làm thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tre-bi-ham-ta-thi-phai-lam-the-nao-56912/feed/ 0
Nhiễm trùng rốn sơ sinh https://benh.vn/nhiem-trung-ron-so-sinh-2430/ https://benh.vn/nhiem-trung-ron-so-sinh-2430/#respond Thu, 25 May 2023 03:13:54 +0000 http://benh2.vn/nhiem-trung-ron-so-sinh-2430/ Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ. Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn. Hàng năm tỷ lệ nhiễm trùng rốn nhập viện tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I khoảng 18%.

Bài viết Nhiễm trùng rốn sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiễm trùng rốn là một trong các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ được sinh trong một môi trường đảm bảo vệ sinh và được các thầy thuốc chuyên khoa xử lý khi sinh thì tỷ lệ này lại rất thấp.

Định nghĩa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ. Theo tổ chức y tế thế giới, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn. Hàng năm tỷ lệ nhiễm trùng rốn nhập viện tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I khoảng 18%.

Chẩn đoán nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Công việc chẩn đoán: Hỏi những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng rốn: Cân nặng lúc sinh thấp, sinh không vô trùng, có đặt catheter vào tĩnh mạch rốn, vỡ ối sớm, mẹ sốt khi sinh..

Khám tìm các dấu hiệu của nhiễm trùng rốn

  • Rốn ướt hôi, rỉ dịch mủ, rốn tấy đỏ
  • Viêm tấy mô mềm, viêm mạch bạch huyết da thành bụng chung quanh rốn
  • Các ấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: sốt, lừ đừ, bỏ bú

Đề nghị xét nghiệm để biết có nhiễm trùng rốn không

  • Phết máu ngoại biên: đánh giá tình trạng nhiễm trùng của trẻ
  • Cấy dịch rốn: tìm vi trùng và làm kháng sinh đồ
  • Cấy máu khi tình trạng nhiễm trùng rốn nặng.

Chẩn đoán nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

  • Cấy máu khi tình trạng nhiễm trùng rốn nặng.
  • Chẩn đoán xác định: Rốn có mủ, quầng đỏ nề quanh rốn + cấy dịch rốn (+).
  • Chẩn đoán có thể: Rốn có mủ, quầng đỏ nề quanh rốn.

Phân độ (theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới)

  • Nhiễm trùng rốn khu trú: mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
  • Nhiễm trùng rốn nặng: nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính 2cm.

4. Tiêu chuẩn nhập viện khi trẻ bị nhiễm trùng rốn

  • Nhiểm trùng rốn nặng.
  • Hoặc trẻ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, lừ đừ, bỏ bú).

III. Điều trị nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Để điều trị nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh bác sỹ cần tiến hành sớm ngay khi phát hiện có nhiễm trùng rốn và cần tới sự hỗ trợ của các loại thuốc như kháng sinh.

Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh

  • Điều trị nhiễm trùng.
  • Giúp rốn mau rụng và khô.

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh

Trường hợp chân rốn có mủ tại chỗ:

  • Oxacillin uống x 5-7 ngày, hoặc
  • Cephalosporin thế hệ 2 uống (Cefaclor, Cefuroxime).

Trường hợp rốn mủ và nề đỏ cứng quanh rốn:

  • Ampicillin TM/ Oxacillin TM + Gentamycin TB

Săn sóc rốn trẻ sơ sinh

Đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng.

Hướng dẫn săn sóc tại nhà

Cha mẹ cần vệ sinh rốn cho bé tại nhà mỗi ngày 1-2 lần có thể là sau lúc tắm hoặc lúc trẻ đái dầm làm ướt băng rốn. Đem trẻ trở lại tái khám nếu rốn còn chảy mủ hay dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Phòng ngừa

  • Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh.
  • Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng
  • Rửa tay và sát trùng cồn trước khi săn sóc rốn cho trẻ.
  • Để rốn hở và khô, tránh đắp hoá chất hay vật lạ vào rốn

Cha mẹ cần phải quan sát rốn và chân rốn mỗi ngày để phát hiện sớm nhiễm trùng. Không băng kín sẽ giúp rốn mau khô và mau rụng. Phương pháp đơn giản giữ cho rốn sạch có hiệu quả và an toàn là sử dụng dung dịch sát trùng sau mỗi lần tắm cho bé hoặc bôi kháng sinh tại chỗ.

Bài viết Nhiễm trùng rốn sơ sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhiem-trung-ron-so-sinh-2430/feed/ 0
Bệnh Down và các phương pháp chẩn đoán https://benh.vn/benh-down-va-cac-phuong-phap-chan-doan-1995/ https://benh.vn/benh-down-va-cac-phuong-phap-chan-doan-1995/#respond Wed, 24 May 2023 04:05:38 +0000 http://benh2.vn/benh-down-va-cac-phuong-phap-chan-doan-1995/ Down là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể. Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị Down.

Bài viết Bệnh Down và các phương pháp chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Down là một bệnh lý do rối loạn nhiễm sắc thể gây ra từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Do đó, với các trường hợp bệnh Down tốt nhất nên tầm soát từ trong quá trình mang thai để nắm được chính xác tiến trình và có các quyết định hợp lý.

Bệnh Down

Down là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể. Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị Down.

Bình thường, người ta có 46 nhiễm sắc thể (NST), đi thành từng cặp. Một nửa số này được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Còn trẻ bị Down lại có 47 NST, nghĩa là có thêm một nhiễm sắc thể số 21. Như vậy căn nguyên cơ bản của HC Down là tình trạng bất thường NST thông qua việc dư một NST trong cặp 21 (tam NST, Trisomy). Bất thường này do chính sự không tách cặp NST 21 trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Chính kẻ thừa ra này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Bệnh có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn ở những trẻ sinh ra từ người mẹ ngoài 35 tuổi. Các thống kê cho thấy, cứ 350 cuộc đẻ của những phụ nữ tuổi này có một trẻ sinh ra bị hội chứng Down. Ở tuổi 40, tỷ lệ này tăng vọt lên 1/100 và tuổi 45 là 1/30. Khoảng 85-90% số thai Down bị chết từ giai đoạn phôi. Những người sinh ra và sống được phần lớn mắc bệnh do sự bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, và không di truyền. Chỉ có khoảng 5% các trường hợp di truyền.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh Down

  • Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
  • Mặt dẹt, trông ngốc.
  • Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
  • Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
  • Mũi nhỏ và tẹt.
  • Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
  • Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng.

Ngoài những đặc điểm nói trên, 50% số trẻ bị Down có những khuyết tật tim bẩm sinh, song phần lớn có thể chữa được và sức khỏe của trẻ được cải thiện. Các vấn đề về hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa sớm ở trẻ sơ sinh và ung thư máu ở tuổi ấu thơ cũng thường gặp. Trẻ bị bệnh Down dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học, ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải quyết được, do vậy tuổi thọ trung bình của những người bệnh Down có thể đạt tới 55 tuổi.

Với những trẻ bị bệnh Down, việc giáo dục kỹ năng thể chất và tâm thần cần được duy trì suốt đời. Nói chung, mức độ chuyển biến trung bình của chúng thấp hơn những trẻ bình thường nhiều. Đa phần trẻ phải tham gia học các lớp đặc biệt dành cho trẻ có dị tật.

Phát hiện sớm hội chứng Down từ thai nhi

Với sự tiến bộ của Y học hiện đại việc phát hiện sớm hội chứng Down từ bào thai đã có những thành công đáng khích lệ. Phương pháp áp dụng cho việc tầm soát hội chứng Down có giá trị hiện nay đó là siêu âm đo độ mờ vùng da gáy của thai nhi kết hợp với việc làm xét nghiệm sinh hóa sàng lọc giai đoạn thai nhi từ 11 tuần – 13 tuần 6 ngày dưới sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng của Tổ chức Y học thai nhi (viết tắt là FMF) từ Luân đôn, Anh.

Phương pháp này giúp phát hiện đến 90% hội chứng Down. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ là nơi đầu tiên trong cả nước được chính thức công nhận đủ khả năng đo độ mờ vùng da gáy và sử dụng thành thạo phần mềm chuyên dụng tính nguy cơ hội chứng Down từ FMF.

Bài viết Bệnh Down và các phương pháp chẩn đoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-down-va-cac-phuong-phap-chan-doan-1995/feed/ 0
Vàng da sơ sinh, các biện pháp phòng và chữa bệnh vàng da nhân https://benh.vn/vang-da-so-sinh-cac-bien-phap-phong-va-chua-benh-vang-da-nhan-4262/ https://benh.vn/vang-da-so-sinh-cac-bien-phap-phong-va-chua-benh-vang-da-nhan-4262/#respond Fri, 16 Aug 2019 08:00:58 +0000 http://benh2.vn/vang-da-so-sinh-cac-bien-phap-phong-va-chua-benh-vang-da-nhan-4262/ Vàng da sơ sinh là biểu hiện của tình trạng tăng nồng độ Bilirubine trong máu ở sơ sinh. Hầu hết trẻ có nồng độ bilirubine >2 mg/dl trong những ngày đầu sinh. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ hết đi sau một vài ngày.

Bài viết Vàng da sơ sinh, các biện pháp phòng và chữa bệnh vàng da nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Vàng da sơ sinh là biểu hiện của tình trạng tăng nồng độ Bilirubine trong máu ở sơ sinh. Hầu hết trẻ có nồng độ bilirubine >2 mg/dl trong những ngày đầu sinh.

– >50 % trẻ sơ sinh đủ tháng có hiện tượng vàng da.

– >90% trẻ sơ sinh thiếu tháng có hiện tượng vàng da.

Vàng da sơ sinh có thể do tăng Biliubine gián tiếp hoặc trực tiếp, có cơ chế, nguyên nhân và biến chứng hòan tòan khác nhau, do đó cần được chẩn đoán phân biệt ngay từ đầu.

Chuyển hóa Bilirubine: 80-90% Bilirubine là sản phẩm thóai hóa từ hemoglobine của hồng cầu và 10-20 % là sản phẩm tân tạo của protein động vật (các enzymes ở gan, myoglobine ….).

Chuyển hóa của Bilirubine có 4 giai đoạn:

* Thoái hóa hemoglobin xảy ra ở hệ võng nội mô.

* Vận chuyển Bilirubine trong huyết tương.

* Chuyển hóa của Bilirubine tại gan:

– Kết hợp axít Glucuronic.

– Thải qua mật.

* Chuyển hóa của Bilirubine trực tiếp tại ruột và sự đào thải, sự tái hấp thụ ruột gan.

Cơ chế gây vàng da sinh lý:

Vàng da sơ sinh do sau sinh, sơ sinh

-Kém thải bilirubine đồng thời.

-Tăng sản xuất bilirubine.

Kém thải bilirubine do:

– Gan kém trưởng thành

+ Thiếu ligandine (proteine Y).

+ Thiếu glycuronyl transferase.

– Tăng hoạt động của chu kỳ ruột- gan.

Vàng da sơ sinh do vi khuẩn thường trú ở ruột

Do thiếu vi khuẩn thường trú ở ruột -> bilirubine TT không chuyển thành urobilinogene được, bị chuyển thành bilirubine GT dưới tác dụng của men  beta glucuronidase, để rồi được tái hấp thu qua chu trình ruột- gan.

Tăng sản xuất bilirubine:

Trong tuần lễ đầu sau khi sinh, có sự gia tăng sản xuất bilirubine do:

Tăng số lượng hồng cầu: hiện tương truyền máu từ nhau qua nhất là trường hợp kẹp rốn trễ.

Sự giảm tuổi thọ của hồng cầu (HbF) chỉ còn 70 ngày, trong khuynh hướng thay thế dần hồng cầu có HbF bằng hống cầu có HbA.

Sự tác động của các ôxýt hóa lên hồng cầu.

Sự thiếu cung cấp năng lượng (đói) cũng làm họat hóa men ôxýt hóa heme.

Sự gia tăng bilirubine từ các hemoproteine khác.

Các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây vàng da sơ sinh:

VÀNG DA
VD BILI.GT VD BILI.TT
HUYẾT TÁN KHÔNG HUYẾT TÁN  

1.Viêm gan do:

1.Bất đồng nhóm máu 1.”Vàng da sinh lý” + Nhiễm trùng huyết
+ Rh 2.Các yếu tố làm tăng Bili.GT. +Nhiễm trùng tiểu (E. coli).
+ ABO + Tái hấp thu hematome + Toxoplasmose (KTS).
+ Khác + Đa HC + Bệnh lý bào thai.
2. Huyết tán bệnh do di truyến + Sinh non + Giang mai
a/Bất thường hình dạng HC  

justify;line-height:normal;mso-

 

Bài viết Vàng da sơ sinh, các biện pháp phòng và chữa bệnh vàng da nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vang-da-so-sinh-cac-bien-phap-phong-va-chua-benh-vang-da-nhan-4262/feed/ 0