Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 24 Mar 2024 09:37:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/ https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/#respond Tue, 19 Sep 2023 04:52:03 +0000 http://benh2.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/ Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng ra tăng, dân gian có câu: “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) để nói rất nhiều người mắc bệnh này.  Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất […]

Bài viết Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam ngày càng ra tăng, dân gian có câu: “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) để nói rất nhiều người mắc bệnh này.  Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vậy, nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách phòng ngừa căn bệnh này thế nào? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Tìm hiểu về bệnh trĩ

  • Bệnh trĩ là bệnh mạn tính do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ.
  • Búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên gọi là trĩ nội, tĩnh mạch trĩ dưới gọi là trĩ ngoại.
  • Vị trí của trĩ nội nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn, trĩ ngoại nằm ở hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh tri

  • Đứng nhiều, ngồi nhiều.
  • Làm việc nặng nhọc.
  • Táo bón, tiêu chảy, lỵ.
  • Viêm đại tràng mạn tính.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý.

Đối tượng mắc bệnh

  • Nam, nữ mọi lứa tuổi (chủ yếu tập trung ở tuổi thanh niên, trung niên)
  • Các ngành nghề: nông dân, công nhân, công chức hành chính…
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú…

Biểu hiện của bệnh trĩ

  • Đi ngoài ra máu.
  • Sa búi trĩ.

Hậu quả khi bị trĩ

  • Tắc mạch trĩ.
  • Nứt hậu môn.
  • Sa bệnh trĩ.
  • Chảy máu ồ ạt cấp tính…

Tâm sự của một người mắc bệnh trĩ

Cô L.T.T 57 tuổi (Lĩnh Nam, Hà Nội)

“Bị bệnh trĩ đã hơn 10 năm và qua 2 lần phẫu thuật tôi mới hiểu hết được những đau đớn cũng như sự bất tiện khi bị căn bệnh này.

Thời gian còn làm công nhân phân nhà máy X…vì đi 3 ca liên tục, công việc nặng nhọc, lại làm việc trên dây truyền.. nên tôi nhịn tiểu tiện, đại tiện…. Chỉ đến khi hết ca… việc vệ sinh mới được thực hiện…Lâu ngày thành quen, thành ra tôi thường xuyên bị táo bón…

Mãi đến khi đại tiện đau, ra máu, sờ vào vùng hậu môn…cảm giác có gì đó vương vướng…nên tôi mới đi khám…và phát hiện bị trĩ giai đoạn 2. Uống thuốc, bôi thuốc… không khỏi tôi phải đi mổ cắt trĩ (năm 2005).

Sau mổ, một thời gian thấy “tạm ổn” nên tôi “quên luôn” cần phải giữ gìn và kiêng khem ăn uống, tập luyện… Thời gian gần đây, bắt đầu có biểu hiện đau….cơn đau mau dần kèm đi ngoài ra máu…ngồi cũng đau, đi lại vướng, khó chịu, mất ăn mất ngủ…. nên tôi đi khám lại. Kết quả, bệnh trĩ đã ở giai đoạn 3 kích cỡ bằng quả táo cần phải mổ…

Sau 5 ngày nằm viện (tháng 7/2013) vừa đau đớn, vừa mất tiền….tôi mới nhận ra rằng…. căn bệnh này cần phải tuân thủ những quy định về ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày…”

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng

“Tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35-50%. Theo một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có đến 55% dân số mắc trĩ. Đặc biệt, ở Vĩnh Phúc, cứ 10 người dân thì 8 người bị bệnh này.

Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 45. Bệnh tập trung ở thành phố công nghiệp và liên quan đến công việc. Những nghề nghiệp có tỷ lệ mắc trĩ cao nhất là nông dân, công chức hành chính, công nhân và học sinh, sinh viên.

Khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ không được điều trị. Trong những bệnh nhân được chữa bệnh, hiệu quả cũng không được như mong đợi. Hiện có rất nhiều phương pháp và cơ sở chữa trĩ; mỗi phòng khám, mỗi thầy có một phương pháp khác nhau, chưa có sự thống nhất về chỉ định và phương pháp điều trị. Vì vậy, tỷ lệ biến chứng và tái phát sau điều trị còn cao, nhiều bệnh nhân có di chứng như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ”

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta cần một chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ, cân bằng.

Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh trĩ

a) Nhóm thực phẩm tốt

Thức ăn có nhiều chất xơ

  • Các loại rau quả: cà rốt, chuối măng, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
  • Các loại ngũ cốc như: đậu phụ, ngũ cốc xay…

Thức ăn nhuận tràng

  • Một số loại rau có tính nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
  • Hoa quả
  • Chuối là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc dưa hấu.
  • Khoai lang có công dụng nhuận tràng tốt, ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
  • Măng có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng.

Thực phẩm giàu Magie

  • Magie là một khoáng chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón.
  • Thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Thức ăn nhiều chất sắt

Do bệnh trĩ gây mất máu mãn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

  • Thực phẩm: gan gà, cua hấp, cá ngừ, thịt rùa..
  • Hoa quả: mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè..
  • Các loại rau: khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng …

Các loại dầu

  • Dầu ô liu, dầu lanh, giấm táo…
  • Bổ sung dầu cá (là một trong những loại dầu quan trọng cần dùng thường xuyên)

Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ) có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bổ sung từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Mục đích: Uống nước đề phòng táo bón và có tác dụng làm mềm phân.

  • Một người/ngày đảm bảo uống từ 1,5 đến 2,5 lít nước.
  • Uống các loại nước: nước khoáng, nước trái cây, nước rau quả, súp rau……
  • Nước trái cây của các loại quả mọng, có màu đậu giúp ích cho người bị bệnh trĩ.
  • Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin có thể giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra.

Thực phẩm cần tránh

  • Muối (giữ lại nước trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ)
  • Các chất gia vị cay, nóng (gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn)
  • Cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein (làm tăng áp lực trong khung ruột)
  • Giảm tối đa: bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt, sô-cô-la …(gây táo bón và tăng phản ứng ngứa hậu môn)

Tập thói quen đại tiện đúng giờ

Mục đích: đi đại tiện thường xuyên tạo thành thói quen cho cơ thể, giúp loại trừ bệnh trĩ.

  • Nên hình thành thói quen mỗi sáng sớm thức dậy đúng giờ đi đại tiện, điều này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống bệnh trĩ.
  • Không nên nhịn đại tiện vì sẽ gây ra táo bón.
  • Từ bỏ các thói quen:ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, đọc báo trong nhà vệ sinh hoặc dùng lực quá sức đều là thói quen không tốt.

Vận động thường xuyên

Tập thể dục hàng ngày để phòng bệnh trĩ (Ảnh minh họa)

Mục đích: Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên có tác dụng tăng cường khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy dạ dày đường ruột hoạt động, tăng bài tiết.

  • Hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe: tập aerobic, yoga, thiền, đi bộ, đạp xe..
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu..

Lời kết

Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật…đặc biệt là bệnh trĩ. Để phòng tránh căn bệnh này, cần tạo một thói quen ăn ngủ, nghỉ khoa học…. kết hợp tuân thủ quy định về chế độ vệ sinh… tạo thói quen tốt hàng ngày.

Những người nghi ngờ bị trĩ, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên xấu hổ mà để tình trạng bệnh nặng thêm…. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ lựa chọn hướng điều trị phù hợp, có thể uống thuốc hay can thiệp bằng phẫu thuật để điều trị bệnh.

Bài viết Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ty-le-benh-tri-tai-viet-nam-tang-nhanh-do-dau-4218/feed/ 0
Chẩn đoán và sơ bộ điều trị bệnh trĩ https://benh.vn/chan-doan-va-so-bo-dieu-tri-benh-tri-3149/ https://benh.vn/chan-doan-va-so-bo-dieu-tri-benh-tri-3149/#respond Tue, 04 Apr 2023 04:27:46 +0000 http://benh2.vn/chan-doan-va-so-bo-dieu-tri-benh-tri-3149/ Chẩn đoán và sơ bộ điều trị bệnh trĩ

Bài viết Chẩn đoán và sơ bộ điều trị bệnh trĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Điều trị bệnh trĩ là một trong những vấn đề nan giải hiện nay do chưa có thuốc đặc trị và việc điều trị khỏi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh khi bắt đầu điều trị, khả năng tuân thủ của bệnh nhân.

Chẩn đoán xác định bệnh trĩ

Trước khi điều trị cần phải chẩn đoán xác định bệnh trĩ để phân biệt với các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự.

Có hay không có bệnh trĩ

Chẩn đoán xác định trĩ bằng hỏi bệnh bằng quan sát vùng hậu môn. Trong những trường hợp lâm sàng gợi ý mà không khẳng định phải soi hậu môn và soi trực tràng đại tràng.

Trĩ bệnh hay trĩ triệu chứng

Trĩ triệu chứng được thấy trong:

Hội chứng áp lực ở tĩnh mạch cửa. Ở các đám rối trĩ có sự thông nối giữa hai hệ thống tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ. Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn ra tạo thành trĩ

Ung thư hậu môn trực tràng. Khi khối u ở ống hậu môn hay ở phần thấp ở bóng trực tràng phát triển to có thể chèn ép mạch máu ở ống hậu môn trở về làm các đám rối tĩnh mạch giãn ra tạo thành trĩ.

Tình trạng mang thai nhiều tháng.

Thương tổn bệnh trĩ

Không lầm lẫn trĩ nội với trĩ ngoại. Trĩ ngoại không bị chẩn đoán lầm trĩ nội. Sai lầm thường mắc phải là trĩ nội sa bị chẩn đoán nhầm là trĩ ngoại vì thấy nằm ngoài ống hậu môn. Khi chẩn đoán trĩ nội hay trĩ ngoại không căn cứ vào vị trí búi trĩ nằm mà căn cứ vào cái gì bao bọc nó: da hay niêm mạc. Bao bọc trĩ ngoại là da, bao bọc trĩ nội là niêm mạc,

Mức độ thương tổn của trĩ nội độ 1 bằng soi hậu môn. Chẩn đoán trĩ nội độ 2, độ 3, độ 4 bằng hỏi bệnh và quan sát thương tổn

Biến chứng bệnh trĩ

Trĩ ngoại tắc mạch: nhìn thấy da căng phồng, có thể thấy một diện nhỏ màu tím. Ấn thấy cứng và rất đau.

Trĩ nội tắc mạch: khi thăm hậu môn trực tràng, ngón trỏ miết nhẹ vào thành ống hậu môn cảm giác được những cục cứng nằm ở bất cứ vị trí nào của chu vi ống hậu môn, ấn rất đau.

Trĩ nội sa nghẹt chẩn đoán rất dễ dàng: bệnh nhân rất đau đớn. Nhìn thấy một khối trĩ vòng nằm ngoài ống hậu môn phù nề, màu tím thẫm.

Khối trĩ sa nghẹt, nếu không xử trí sẽ bị lở loét, nhiễm trùng.

Các biến chứng trên làm bệnh nhân rất đau đớn, khổ sở, nhất là khi ngồi tì hậu môn trên ghế. Bệnh nhân chỉ dám ngồi một mông.

Thương tổn đi kèm với bệnh trĩ

Thương tổn đi kèm thường thấy là

  • Nứt hậu môn: thương tổn nứt hậu môn thường thấy ở vị trí 6h, rất thường có một búi trĩ đi kèm che lấp thương tổn nứt. Vì vậy khi thấy một búi trĩ nhỏ ở vị trí này phải xem ở cạnh búi trĩ đó có thương tổn nứt hậu môn hay không
  • Rò hậu môn chẩn đoán không khó.

Chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ

Ung thư ống hậu môn và ung thư bóng trực tràng; Triệu chứng này hay gặp của ung thư hậu môn trực tràng là đại tiện ra máu. Nếu thăm khám không đúng phương pháp và nhận định không tinh rất dễ nhầm lẫn chẩn đoán. Máu chảy trong ung thư máu không đỏ thắm mà thường đỏ lờ lờ kèm theo ít chất nhầy, máu trộn lẫn với phân. Có khi đi đại tiện ra rất nhiều máu cục do máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau đó mới đi ra ngoài. Vì vậy, thăm hậu môn trực tràng là động tác bắt buộc trong chẩn đoán trĩ.

Polyp hậu môn trực tràng, polyp đơn độc và bệnh đa polyp đại trực tràng: có triệu chứng đại tiện ra máu. Những polyp nằm ở phần thấp của bóng trực tràng và ống của hậu môn, nhất là khi có cuống dài, khi đại tiện có thể lòi ra ngoài ống hậu môn, nên khi có thể chẩn đoàn lầm với bệnh trĩ. Khi có nghi ngờ, nhất thiết phải soi hậu môn trực tràng

Sa trực tràng: thương tổn này gặp không nhiều. Chẩn đoán phân biệt không khó. Trong sa trực tràng, khi đại tiện lòi ra ở hậu môn một khối. Tính chất của khối trực tràng sa rất khác với búi trĩ sa. Đã có dịp gặp, khó quên. Khối sa của trực tràng có hình thù đều đặn, phủ bởi niêm mạc hồng tươi, trên khối sa lồi có những nếp niêm mạc hình vòng tròn đồng tâm. Tâm vòng tròn là lỗ hậu môn. Chiều dài của khối trực tràng sa có thể chỉ 1-2cm, có thể 10-15cm. Khi dài, ở tư thế ngồi xổm, khối sa có thể chạm mặt giường, trong khi đó chiều dài của búi trĩ tối đa chỉ khoảng 1cm.

Ngoài ra còn cần phân biệt với một số bệnh khác như lỵ, lồng ruột, viêm loét đại trực tràng chảy máu, viêm do tia xạ, bệnh Corhn…vì chúng có triệu chứng đại tiện ra máu.

Những chi tiết về chẩn đoán thương tổn và chẩn đoán phân biệt này rất quan trọng vì chúng quyết định thái độ điều trị và phương pháp điều trị.

Điều trị bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ cần kết hợp sử dụng thuốc với điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, ăn uống. Tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sỹ để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ

  • Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.
  • Chỉ điều trị trĩ khi bệnh nhân có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống lao động và sức khoẻ.
  • Trước khi điều trị bệnh trĩ, phải điều trị các rối loạn được coi là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.
  • Bệnh trĩ có nhiều loại thương tổn, nhiều hình thái, nhiều mức độ, khi điều trị phải chọn phương pháp thích hợp cho từng loại
  • Không gây nên các hậu quả xấu hơn những rối loạn của bệnh trĩ.
  • Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

Chế độ ăn uống khi điều trị bệnh trĩ

Ăn chế độ nhuận tràng: đồ ăn dễ tiêu, nhiều nhau, trái cây. Uống nhiều nước. Hạn chế cà phê, trà đặc. Kiêng rượu, thuốc lá. Nếu có táo bón phải dùng thuốc nhuận tràng, dùng từng đợt, không nên kéo dài lâu

Chế độ sinh hoạt khi điều trị bệnh trĩ

Tránh ngồi lâu một chỗ, tránh đi lại nhiều. Tập thói quen đại tiện đúng giờ giấc. Tránh thức khuya, tập thể dục đều đặn, chơi thể thao vừa sức.

Chế độ làm việc khi điều trị bệnh trĩ

Tránh những công việc nặng nhọc quá sức. Những động tác mạnh bạo làm áp lực ổ bụng tăng lên đột ngột.

Điều trị các rối loạn đại tiện trong bệnh trĩ

Đa số bệnh nhân mắc bệnh trĩ có các rối loạn đại tiện do viêm đại tràng mãn tính, do hội chứng ruột bị kích thích. Trước khi chữa trĩ bao giờ cũng phải điều trị các chứng bệnh này.

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có khi điều trị bệnh trĩ

Bệnh mãn tính thường có là viêm phế quản, nhất là người lớn tuổi, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường..

Ở người cao tuổi phải đánh giá tình trạng tuyến tiền liệt. Can thiệp ở vùng hậu môn trực tràng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của tuyến tiền liệt. Ở người cao tuổi, bí tiểu kéo dài rất dễ xảy sau can thiệp bệnh trĩ.

Điều trị nội khoa bệnh trĩ

Dùng các thuốc có tác dụng

  • Tăng cường thành mạch: các chất có chứa vitamin P họ flavonoide, rutoide, datton, ginkor fort…
  • Giảm đau và chống ngứa.

Điều trị qua nội soi: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, áp lạnh, laser, tiêm xơ

Điều trị bằng mổ ngoại khoa

Bài viết Chẩn đoán và sơ bộ điều trị bệnh trĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chan-doan-va-so-bo-dieu-tri-benh-tri-3149/feed/ 0
Bệnh trĩ – Tại sao hay bị mắc và khó điều trị dứt điểm https://benh.vn/benh-tri-khai-niem-yeu-to-thuan-loi-va-cac-muc-do-ton-thuong-cua-tri-3147/ https://benh.vn/benh-tri-khai-niem-yeu-to-thuan-loi-va-cac-muc-do-ton-thuong-cua-tri-3147/#respond Tue, 30 Jun 2020 04:27:43 +0000 http://benh2.vn/benh-tri-khai-niem-yeu-to-thuan-loi-va-cac-muc-do-ton-thuong-cua-tri-3147/ Bệnh trĩ - khái niệm, yếu tố thuận lợi và các mức độ tổn thương của trĩ

Bài viết Bệnh trĩ – Tại sao hay bị mắc và khó điều trị dứt điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh trĩ rất hay gặp và khó điều trị dứt điểm. Tại sao lại như vậy ? Cổ nhân có câu “thập nhân cửu trĩ” để nói rằng cứ 10 người thì có tới 9 người bị căn bệnh này. Những điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển là gì, mức độ gây hại cho cơ thể ra sao ?

benh-tri-noi-va-tri-ngoai

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ được định nghĩa là tình trạng rối loạn ở khu vực hậu môn trực tràng và có nhiều yếu tố thuận lợi gây ra trĩ.

Định nghĩa bệnh trĩ

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ

Nguyên nhân của bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Tư thế đứng

Khi nghiên cứu về các áp lực tĩnh mạch trĩ ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ, người ta thấy ở tư thế nằm áp lực của tĩnh mạch trĩ là 25cm nước, khi đứng tăng vọt lên là 75cm nước. Trên lâm sàng, bệnh trĩ thường gặp nhiều ở những người đứng nhiều, ngồi lâu, ít đi lai như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký bàn giấy,…

Táo bón kinh niên

Bệnh nhân mắc táo bón khi đại tiện phải rặn nhiều. Khi rặn áp lực lên ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài

Hội chứng lỵ

Những bệnh nhân bị bệnh lỵ một ngày đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi đại tiện đau quặn bụng, bắt buộc phải rặn. Rặn làm áp lực ổ bụng tăng lên rất nhiều.

Hội chứng ruột bị kích thích

Những năm gần đây hội chứng ruột bị kích thích (IBS: Irritable bowel syndrome) được nhắc tới nhiều. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường mỗi ngày có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện, khi đại tiện là phải rặn.

Tăng áp lực ổ bụng

Bệnh nhân ho nhiều do viêm phế quản mãn tính, do giãn phế quản, bệnh nhân suy tim, xơ gan…và những người thường xuyên lao động nặng nhọc, áp lực ổ bụng liên tục tăng lên, cản trở máu tĩnh mạch của vùng hậu môn trở về hệ thống tuần hoàn chung.

U bướu hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh

Thai nhiều tháng, ung thư trực tràng, ung thư tử cung, u xơ tử cung, các u vùng tiểu khung, đáy chậu…khi to có thể chèn ép, cản trở đường về máu của tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng. Về phương thức điều trị, trĩ bệnh và trĩ triệu chứng rất khác nhau.

Các tổn thương gây ra bởi bệnh trĩ

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội được hình thành do quá dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong, trĩ ngoại do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại. Các đám rối tĩnh mạch nằm ở ba vị trí, bên phải có hai, một ở phía trước, một ở phía sau, và bên trái có một. Khi các đám rối tĩnh mạch này dãn ra tạo thành ba búi trĩ. Ở tư thế nằm ngửa, các búi phải tương ứng với vị trí 10-11h, búi phải tương ứng với vị trí 7-8h, búi trái tương ứng với vị trí 3-4h của mặt đồng hồ.

Trĩ nội

Trĩ nội nằm ở lớp dưới niêm mạc, phía trên đường lược. Bao bọc chung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược. Về sau to dần ra, mô nâng đỡ và dây chằng Parks chùng ra trĩ sa xuống. Tùy mức độ sa ít hay nhiều mà trĩ nội chia làm nhiều mức độ

Trĩ nội độ 1: Búi trĩ sa thấp xuống dưới đường lược, nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn nữa. Lúc nghỉ ngơi, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Khi rặn, búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn có thể nhìn thấy được

Trĩ nội độ 3: Khi rặn đại tiện, khi đi lại nhiều, khi ngồi xổm hay khi làm việc nặng, búi trĩ sa ra, nằm ngoài ống hậu môn. Khi đại tiện xong búi trĩ tự tụt vào hay phải nằm nghỉ hồi lâu búi trĩ mới tụt vào hoặc nhét vào

Trĩ nội độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn có nhét vào lại cũng tụt ra ngay.

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại được hình thành do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Trĩ ngoại nằm ngoài hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn. Chúng phân cách nhau bởi đường lược. Ở vùng đường lược, niêm mạc dính chặt với mặt trong cơ thắt trong bởi dây chằng Parks. Dây chằng Parks là những sợi cơ đi từ mặt trong của cơ thắt trong đến bám vào niêm mạc ống hậu môn. Khi dây chằng Parks bị thoái hoá keo, nhẽo ra không đủ sức phân cách trĩ nội và trĩ ngoại, chúng hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

Trĩ vòng

Lúc đầu, các búi trĩ nội cũng như các búi trĩ ngoại nằm phân cách nhau; ở 3 vị trí phải trước, phải sau và trái. Về sau, các búi trĩ nội và ngoại hợp nhau tạo thành các búi trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và giữa các búi trĩ chính lại xuất hiện các búi trĩ phụ làm cho chúng liên kết nhau, tạo thành một vòng tròn trĩ: trĩ vòng. Trên vòng tròn trĩ, có chỗ to chỗ nhỏ, giữa chúng là các ngấn nông hay sâu.

Bài viết Bệnh trĩ – Tại sao hay bị mắc và khó điều trị dứt điểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tri-khai-niem-yeu-to-thuan-loi-va-cac-muc-do-ton-thuong-cua-tri-3147/feed/ 0
Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/ https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/#respond Wed, 28 Aug 2019 07:34:16 +0000 https://benh.vn/?p=66854 Khi mang bầu thì mọi việc càng trở nên bất tiện và khó khăn. Các bệnh nhẹ hay nặng cũng làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Sau đây là những điều cần chú ý với phụ nữ mang bầu và đang bị trĩ .

Bài viết Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mang bầu thì mọi việc càng trở nên bất tiện và khó khăn. Các bệnh nhẹ hay nặng cũng làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Sau đây là những điều cần chú ý với phụ nữ mang bầu và đang bị trĩ .

Làm thế nào để giảm cảm giác đau đớn

Bệnh trĩ là các mạch máu bị sưng trong và xung quanh hậu môn và trực tràng dưới. Để giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ khi mang thai:

Ngâm mình trong nước ấm

 Đổ đầy nước vào bồn và ngâm vùng bị ảnh hưởng. Đừng để xà phòng hoặc bọt tắm trong nước.

Tránh ngồi trong thời gian dài

Ngồi gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng của bạn. Khi bạn có thể, nằm nghiêng hoặc đứng lên. Nếu bạn phải ngồi, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi trên một chiếc gối trĩ, còn được gọi là đệm vòng hoặc bánh rán.

Sử dụng một phương thuốc không kê đơn

Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn giới thiệu một loại kem bôi trĩ hoặc thuốc đặt trực tràng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Giảm yếu tố nguy cơ

Hãy nhớ rằng táo bón góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Để giảm hoặc ngăn ngừa táo bón:

  • Bao gồm đủ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Yêu cầu nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn đề nghị bổ sung chất xơ an toàn trong khi mang thai
  • Yêu cầu nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn đề nghị một chất làm mềm phân an toàn trong khi mang thai
  • Uống nhiều nước
  • Bao gồm hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn

Nếu bệnh trĩ của bạn trở nên tồi tệ hơn, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Điều trị phẫu thuật có thể được khuyến nghị sau khi mang thai của bạn.

mayoclinic.org

Bài viết Bị bệnh trĩ khi mang thai ? Mẹo giúp bạn thoải mái hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bi-benh-tri-khi-mang-thai-meo-giup-ban-thoai-mai-hon-66854/feed/ 0
Bệnh trĩ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa https://benh.vn/benh-tri-4812/ https://benh.vn/benh-tri-4812/#respond Wed, 28 Nov 2018 05:11:01 +0000 http://benh2.vn/benh-tri-4812/ Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ, vì trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường và chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì người bệnh mới đi khám bệnh.

Bài viết Bệnh trĩ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ, vì trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường và chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì người bệnh mới đi khám bệnh.

benh-tri-gay-kho-khan-khi-di-cau

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân lưu hành được ước khoảng từ 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều cả nam và nữ.

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại có thể gây biến chứng tắc mạch trĩ, người bệnh cần được phẫu thuật chích rạch búi trĩ mới có thể giảm đau được.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ

Chảy máu

Là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất, hình thức chảy máu khác nhau và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu đỏ, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia khi đại tiện táo bón. Muộn nữa cứ khi đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy.

Sa búi trĩ

Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Sưng nề vùng hậu môn

Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau khi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, có thể trĩ bị phù nề hoặc sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau.

Đau

Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp sau: Tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, có thể nứt hậu môn đi kèm.

Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa

Do hậu quả của quá trình viêm, bệnh nhân cảm giác ẩm ướt ở hậu môn hoặc tiết nhầy gây ngứa.

Thiếu máu

Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất. Thường thì không thiếu máu, tuỳ theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.
  • Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
  • Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
  • Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may …
  • Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng. Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý nói trên.

Soi hậu môn bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.

Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn…

Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội

Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.

Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.

Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.

Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.

Điều trị bệnh trĩ

Chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

  • Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
  • Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
  • Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…

Điều trị nội khoa

  • Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
  • Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
  • Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ và đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật

  • Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Ưu điểm của các phương pháp này là thực hiện đơn giản. Nhược điểm là không áp dụng được với các búi trĩ độ III, độ IV; phải thực hiện nhiều lần.
  • Nhiều các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật LONGO. Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm là chi phí còn cao.

Một vài lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  • Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Vì vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
  • Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
  • Trĩ ngoại: có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.

Phòng bệnh trĩ

  • Tăng cường ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vận động… để tránh táo bón.
  • Tránh mang vác nặng.
  • Hạn chế rượu, bia, thức ăn cay…

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh trĩ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-tri-4812/feed/ 0
Làm sao để tránh táo bón và bệnh trĩ ở bà bầu https://benh.vn/lam-sao-de-tranh-tao-bon-va-benh-tri-o-ba-bau-7750/ https://benh.vn/lam-sao-de-tranh-tao-bon-va-benh-tri-o-ba-bau-7750/#respond Sat, 11 Aug 2018 06:27:21 +0000 http://benh2.vn/lam-sao-de-tranh-tao-bon-va-benh-tri-o-ba-bau-7750/ Tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi khiến phụ nữ khi mang bầu dễ bị trĩ, búi trĩ. Ngoài ra giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là cũng là một yếu tố gây ra táo bón. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm bệnh trĩ trầm trọng thêm ở bà bầu.

Bài viết Làm sao để tránh táo bón và bệnh trĩ ở bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mang thai là một thiên chức vô cùng lớn lao của người phụ nữ. Nhưng khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, thậm chí có biểu hiện hơi khó thở.

Tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi khiến phụ nữ khi mang bầu dễ bị trĩ, búi trĩ. Ngoài ra giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là cũng là một yếu tố gây ra táo bón. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm bệnh trĩ trầm trọng thêm ở bà bầu.

Trong thời kỳ thai nghén, bà bầu nên chú ý ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ăn ít các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích. Nên hình thành thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm. Tránh ngồi lâu, đứng lâu, nên vận động nhẹ nhàng. Sau khi đại tiện, dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn, giúp hậu môn khô ráo, sạch sẽ, phòng tránh phát sinh bệnh trĩ.

Bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái nhiều nếu như cảm thấy thoải mái, cách này giúp máu bớt ứ đọng ở vùng hậu môn. Ngâm mình trong nước ấm cũng rất tốt, đây là một cách thư giãn hiệu quả giúp tuần hoàn máu cho bà bầu.

Bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái giúp máu bớt ứ đọng ở vùng hậu môn.

Ăn uống khoa học là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa chứng táo bón và bệnh trĩ. Bổ sung chất xơ, bà bầu nên ăn rau củ luộc, có thể ăn cả vỏ với một số loại củ. Cần ăn rau củ quả tươi hoặc sấy khô, đậu đỗ, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt. Lưu ý nếu bà bầu có thói quen ăn ít chất xơ thì nên tăng lượng chất xơ từ từ. Nếu ngay lập tức chuyển sang ăn nhiều chất xơ, sẽ gây nên hiện tượng đầy bụng. Ăn quá no không tốt cho tiêu hóa, lại có thể tăng nguy cơ táo bón thai kỳ. Nên chia ra làm 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn để ngăn ngừa việc đầy hơi.

Bổ sung nhiều chất xơ để chống táo bón và bệnh trĩ ở bà bầu.

Bà bầu cũng cần uống đủ nước để thực phẩm được tiêu hóa tốt trong dạ dày và ruột. Có thể uống hơn 10 cốc nước mỗi ngày: sữa, nước lọc, nước hoa quả và nước rau. Đặc biệt nước chanh ấm rất tốt cho việc đi tiêu được dễ dàng.

Nên tập thể dục đều đặn, chỉ cần 10 phút đi bộ vào buổi sáng, bà bầu sẽ tránh được chứng táo bón thai kỳ.

Xem thêm: Phương pháp loại bỏ bệnh táo bón cho bà bầu

Benh.vn

Bài viết Làm sao để tránh táo bón và bệnh trĩ ở bà bầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lam-sao-de-tranh-tao-bon-va-benh-tri-o-ba-bau-7750/feed/ 0
Chữa bệnh trĩ bằng máy phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo https://benh.vn/chua-benh-tri-bang-may-phau-thuat-cat-tri-theo-phuong-phap-longo-5970/ https://benh.vn/chua-benh-tri-bang-may-phau-thuat-cat-tri-theo-phuong-phap-longo-5970/#respond Tue, 12 Jun 2018 05:37:09 +0000 http://benh2.vn/chua-benh-tri-bang-may-phau-thuat-cat-tri-theo-phuong-phap-longo-5970/ Bệnh Trĩ là một bệnh vùng hậu môn trực tràng. Các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng xung quanh hậu môn và đoạn trước trực tràng. Bệnh không đe doạ tính mạng, nhưng ảnh hưởng ít nhiều đền sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống, gây khó chịu, gây đau và đi ngoài có máu.

Bài viết Chữa bệnh trĩ bằng máy phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh Trĩ là một bệnh vùng hậu môn trực tràng. Các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng xung quanh hậu môn và đoạn trước trực tràng. Bệnh không đe doạ tính mạng, nhưng ảnh hưởng ít nhiều đền sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống, gây khó chịu, gây đau và đi ngoài có máu.

Phương pháp phẫu thuật Longo cắt trĩ là phương pháp khoa học tiên tiến, không đau, không mất máu, giữ nguyên sinh lý cơ thể, giảm thiểu biến chứng và tái phát bệnh trĩ.

Phân loại bệnh trĩ

Trĩ có: trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh Trĩ nội được phân làm 4 độ:

  • Độ I: Búi phồng tĩnh mạch trĩ xuất hiện trong lòng hậu môn – có gây đau, chảy máu khi đaị tiện – không sa ra ngoài hậu môn.
  • Độ II: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, khi đại tiện gây đau, chảy máu, nhưng có thể tự tụt vào được.
  • Độ III: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn – đau, chảy máu – không tự tụt vào phải dùng tay đẩy vào.
  • Độ IV: Búi trĩ sa ra ngoài, viên xơ đau rát, chảy máu, không thể đẩy vào được.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ

Người ta chưa biết nguyên nhân chính xác, nhưng một số yếu tố thuận lợi gây nên bệnh trĩ.

Di truyền

Bệnh lý hệ mạch ngoại vi:

  • Dãn tĩnh mạch bẩm sinh.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Bệnh lý gan gây tăng áp tĩnh mạch.
  • Bệnh cao huyết áp.

Bệnh lý đại tràng:

  • Rối loạn chức năng đại tràng.
  • Viêm đại tràng mạn.
  • Sa niêm mạc trực tràng.

Táo bón mạn tính:

  • Do điều kiện hoặc thói quen ăn uống, ít nước, ít chất xơ.
  • Thói quen nhịn đại tiện.
  • Thói quen nghề nghiệp: ngồi lâu, đứng lâu.
  • Thói quen đi đại tiện ngồi lâu.
  • Điều kiện sinh hoạt, công việc: đi xa, nhịn khát, ăn đồ nóng, đồ khô.

Do dùng thuốc thường xuyên:

  • Thuốc sổ.
  • Thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc nhiều tanin (bệnh dạ dày, tá tràng).
  • Thuốc dãn cơ vòng, cơ trơn giảm đau.

Phụ nữ mang thai, sinh nở

Tuổi cao, chấn thương gây dãn dây chằng tầng sinh môn

Tất cả các nguyên nhân trên đều gây dãn chùng mô mỡ mạch máu, làm cho mạch máu phình to, thành mạch mỏng, dễ tổn thương chảy máu. Nếu các nguyên nhân trên vẫn tiếp tục tác động thì mô và mạch máu sẽ sa dần xuống gây trĩ sa.

Dụng cụ phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Biểu hiện triệu chứng khi mắc bệnh trĩ

Trĩ nội độ I: Đi đại tiện đau, có thể ra ít máu theo phân.

Trĩ nội độ II: Đi đại tiện đau, kèm máu nhỏ giọt, có lòi búi trĩ. Sau đại tiện thì tự co lên.

Trĩ nội độ III: Luôn có búi trĩ sa vùng hậu môn gây đau, ngứa, khó chịu, đi đại tiện đau rát, chảy máu.

Trĩ nội độ IV: Luôn có búi trĩ sa vùng hậu môn, đi lại vướng, ngồi vướng đau, khó chịu, viêm đau rát, đi đại tiện khó, do xơ chai, hẹp hậu môn. Búi trĩ viêm trợt, sùi, hay chảy máu.

Những vấn đề tâm lý khi mắc bệnh trĩ

  • Ngại biết bệnh, mắc cỡ, tự kỷ, ngại tiếp xúc.
  • Nghĩ đơn giản về bệnh, không quan tâm.
  • Lo lắng, chữa trị không đúng phương pháp.
  • Tự chữa.

Tất cả những những điều kiện trên dẫn đến biến chứng:

  • Viêm đau rát, xơ hoá ống hậu môn, hẹp ống hậu môn.
  • Đau kinh niên, ảnh hưởng sinh hoạt: ngại đại tiện -> táo bón -> bệnh càng nặng . Đi khệnh khạng, ngồi lệch mông.
  • Chảy máu rỉ rả, hôi hám, ăn kém, ngủ kém, cơ thể yếu.
  • Viêm lan tỏa gây nứt, dò hậu môn.
  • Viêm xơ chai, thâm nhiễm, vùng hậu môn sùi loét.

Điều trị bệnh trĩ

Chăm sóc tâm lý:

– Không mặc cảm.

– Hiểu đúng về bệnh lý của mình.

– Khám và tư vấn điều trị đúng phương pháp.

Chữa bệnh trĩ bằng phẫu thuật theo phương pháp Longo

Chỉ định:

– Trĩ độ II muộn, độ III, độ IV.

– Sa niêm mạc trực tràng.

Nguyên lý phương pháp Longo:

– Phẫu thuật chỉ theo phương pháp Longo dựa trên nguyên lý những dụng cụ cắt nối, cắt bớt phần niêm mạc trĩ sa. Sau đó kéo nối búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Búi trĩ sẽ dần co nhỏ lại và khỏi.

– Vết cắt nối thực hiện trên đường lược, vùng này không có thần kinh cảm giác, do đó bệnh nhân ít đau, ít chảy máu, và có thể đại tiện được sau mổ (một điều mà bác sĩ và bệnh nhân rất ngại sau mổ).

– Thời gian gây tê, gây mê ngắn (khoảng 15 phút)

– Thời gian nằm điều trị ngắn: 1 ->2 ngày

– Thời gian hồi phục nhanh: 5 ->7 ngày

Không có vết cắt ở hậu môn, giữ được sinh lý bình thường, chỉ tức nhẹ vùng hậu môn sau mổ một ngày.

Đa số hơn 90% bệnh nhân hoạt động, làm việc bình thường sau mổ 2 ngày. Số ít khó chịu tới 5 ->7 ngày. Sau đó hồi phục bình thường, thẩm mỹ tốt.

Benh.vn

Bài viết Chữa bệnh trĩ bằng máy phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chua-benh-tri-bang-may-phau-thuat-cat-tri-theo-phuong-phap-longo-5970/feed/ 0
Triệu chứng của bệnh trĩ https://benh.vn/trieu-chung-cua-benh-tri-3148/ https://benh.vn/trieu-chung-cua-benh-tri-3148/#respond Fri, 04 Nov 2016 04:27:44 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-cua-benh-tri-3148/ Triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ 

Bài viết Triệu chứng của bệnh trĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ 

Triệu chứng cơ năng

Lúc mới bắt đầu, bệnh trĩ thường không có triệu chứng. Về sau, khi búi trĩ to ra triệu chứng mới xuất hiện.

Chảy máu

Chảy máu khi nào

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Vì thế người Hy Lạp gọi bệnh trĩ là Halmorrhois, người Anh gọi là Hemorrhoid, người pháp gọi là Hèmorroldes (hemo có nghĩa là máu).

Hình thức chảy máu và lượng chảy máu rất khác nhau. Lúc mới đầu, máu chảy rất kín đáo, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh, thấy có máu đỏ, hoặc là có vài tia máu rất nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn.

Về sau, máu chảy thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn. Muộn nữa, có những bệnh nhân mỗi lần đi đại tiện là máu lại chảy. Lúc này quan sát máu chảy không phải nhìn vào giấy vệ sinh mà là nhìn vào bồn cầu. Nước trong bồn cầu đỏ nhiều hay ít phụ thuộc vào máu pha vào nước bồn cầu. Nhiều bệnh nhân cho biết mỗi khi đại tiện, mới ngồi xuống là máu chảy nhỏ giọt hay có khi thành tia như “cắt tiết gà”.

Máu có màu gì

Máu ở trong bệnh trĩ có màu đỏ tươi. Không thực sự là máu tĩnh mạch. Người ta thấy trong vùng này có nhiều cầu thông nối động-tĩnh mạch. Nghiên cứu về nồng độ khí trong máu đám rối tĩnh mạch trĩ ta thấy có hàm lượng khí Oxy cao (Bensaude).

Cũng có khi, nhưng hiếm, bệnh nhân đại tiện ra máu cục bầm đen. Máu cục bầm đen là do máu chảy từ các búi trĩ, đọng lại trong lòng trực tràng, rồi sau đó mới đi ra ngoài. Với bệnh nhân chảy máu kiểu này phải rất thận trọng vì kiểu chảy máu này thường là triệu chứng của các bệnh khác nặng nề hơn như polyp đơn độc, bệnh đa polyp, ung thư trực tràng…Những bệnh nhân bị chảy máu thường có tình trạng da xanh xao do bị thiếu máu.

Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có chảy máu. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh đã rất lâu, hàng chục năm, có búi trĩ khá to, gần như thường xuyên lòi ra ngoài nhưng không có hiện tuợng chảy máu.

Sa búi trĩ

Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn là mức độ nặng của trĩ nội. Trĩ nội lúc đầu hoàn toàn nằm trong ống hậu môn. Nếu không có chảy máu, bệnh nhân hoàn toàn không biết mình bị mắc bệnh trĩ. Búi trĩ lớn dần và khi qua lớn thì lòi ra cả ngoài vì vậy người Anh gọi bệnh trĩ là Pile.

Tùy theo độ lớn của búi trĩ, tuỳ theo trương lực của các cơ thắt hậu môn, tùy theo tình trạng của mô nâng đỡ và dây chằng Parks mà búi trĩ lòi ra ngoài ít hay nhiều. Tuỳ theo độ lớn của búi trĩ lòi ra ngoài mà ảnh hưởng nhiều hay ít đến sinh hoạt cuộc sống. Đa số bệnh nhân đến khám bệnh vì trĩ sa, gây nhiều phiền phức trong sinh hoạt. Mỗi lần đại tiện xong, mất hàng giờ đồng hồ nằm nghỉ để búi trĩ sa ra ngoài tự tụt vào trong lòng ống hậu môn hay phải dùng tay nhét vào. Nhưng nhét vào rồi có thể sẽ lại tụt ra.

Đau

Thường thì không đau. Đau là do biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc là tình trạng co thắt của các cơ do tình trạng nứt hậu môn đi kèm.

Khi tắc mạch cấp tính, bệnh nhân rất đau, bệnh nhân ngồi bằng một mông, không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi kiểu cưỡi ngựa. Nếu tắc mạch lâu ngày bệnh nhân sẽ cảm giác một điểm đau chói, luôn luôn có cảm giác vương vướng cồm cộm, thường được ví như “chân mang giày rộng mà có 1 viên sỏi nhỏ”.

Triệu chứng toàn thân

Phần lớn số bệnh nhân đến khám bệnh đều không có biểu hiện gì vì tuy là đa số có chảy máu khi đại tiện nhưng chỉ chảy rất ít và chỉ thỉnh thoảng. Ở một số bệnh nhân da xanh do mất máu nhiều và kéo dài. Có nhiều bệnh nhân vì thiếu máu nặng, mỗi lần đi đại tiện, khi đứng dậy thấy hoa mắt như muốn ngất xỉu, thử máu thấy hematocrit thấp, có khi chỉ dưới 10%.

Triệu chứng thực thể

Trước khi thăm khám bệnh nhân phải đi tiểu. Nằm theo tư thế phụ khoa hay tư thế nằm nghiêng trái.

Nhìn

Có thể thấy chung quanh lỗ hậu môn những chỗ phồng lên, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của hậu môn đó là trĩ ngoại.

Có thể không thấy gì hết. Nếu bệnh nhân nói là khi đại tiện có một hay nhiều khối lồi ra ở hậu môn, thì phải nghĩ rằng có thể là trĩ nội. Yêu cầu bệnh nhân vào phòng vệ sinh, ngồi trên bồn cầu rạn như khi đại tiện rồi khám lại, có thể thấy những búi màu hồng tươi thập thò ở lỗ hậu môn, đó là trĩ nội độ 2. Nếu thấy búi trĩ hơi thẫm màu lòi hẳn ra ngoài, đó là trĩ nội độ 3. Nếu thấy ngay, khôngcần phải rặn, ở chung quanh lỗ hậu môn những búi trĩ màu hồng tươi hay thẫm màu thì đó là trĩ độ 4.

Nếu thấy những búi trĩ nằm cách biệt nhau mà phần ngoài được bao bọc bởi da và phần trong được niêm mạc che phủ đấy là trĩ hỗn hợp.

Khi thấy một vòng tròn bao quanh lỗ hậu môn, phần ngoài của vòng là da, phần trong là niêm mạc, vòng tròn có những chỗ to. chỗ nhỏ và những ngấn, đó là trĩ vòng. Trĩ vòng rất khác với khối trực tràng sa. Tuy rất khác nhau nhưng đã có nhiều lần nhầm lẫn trong chẩn đoán.

Như vậy, mọi hình thái thương tổn của trĩ có thể chuẩn đoán bằng hỏi bệnhvà bằng nhìn trực tiếp thương tổn, trừ trĩ nội độ 1.

Thăm hậu môn trực tràng

Thăm hậu môn trực tràng rất khó nhận biết trĩ. Ngón trỏ đè nhẹ lên thành ống hậu môn và miết nhẹ theo chu vi, cùng chiều kim đồng hồ rối ngược lại. Về lý thuyết có thể nhận biết, sờ được những khối mềm, ấn vào thì xẹp. Nhưng thật ra khó xác định, phải là ngón tay của thầy thuốc nhiều kinh nghiệm mới khẳng định được. Thăm hậu môn trực tràng, ngược lại rất dễ nhận định biến chứng tắc mạch, sờ được những cục nhỏ cứng, ấn rất đau.

Thăm hậu môn trực tràng không quan trọng trong chẩn đoán bệnh trĩ nhưng lại rất quan trọng trong việc phát hiện ung thư ống hậu môn và ung thư phần dưới của bóng trực tràng. Đã không ít lần, bệnh nhân được cắt trĩ, vài tháng sau trở lại bệnh viện vì bị ung thư giai đoạn muộnn không thể cắt bỏ được. Trong ung thư, ngón tay sờ chạm một khối sùi chiếm một phần hay toàn bộ chu vi lòng ruột. Khi rút tay ra, găng dính ít máu lờ lờ, như máu cá. Thăm hậu môn trực tràng cũng để đánh giá tình trạng cơ thắt hậu môn: bình thường, co thắt, hẹp và tình trạng tuyến tiền liệt.

Soi hậu môn

Soi hậu môn là động tác bắt buộc khi lâm sàng có triệu chứng gợi ý là trĩ mà không thể khẳng định bằng nhìn, bằng thăm hậu môn trực tràng. Qua ống soi nhìn thấy những chỗ niêm mạc phồng lên, thẫm màu hơn vùng chung quanh, đè vào khối phồng đó thấy xẹp dí. Các chỗ phồng này nằm ở vị trí 10-11h, 7-8h,3-4h, ở phía trên đường lược, cách lỗ hậu môn 3-4m. Đó là hình ảnh của trĩ nội độ 1. Như vậy để chuẩn đoán trĩ nội độ 1, phương tiện duy nhất là soi hậu môn. Soi hậu môn không cần thiết cho các độ khác của trĩ nội.

Soi trực tràng đại tràng

Soi trực tràng là phương pháp cần thiết khi nghi ngờ có các bệnh khác ở đại trực tràng, đặc biệt là polyp, ung thư.

Benh.vn

Bài viết Triệu chứng của bệnh trĩ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-cua-benh-tri-3148/feed/ 0