Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Tiêu hóa - Gan mật » Bệnh trĩ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Tham vấn y khoa: PGS. TS. Phạm Thị Thu Hồ

Theo dõi Benh.vn trên

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ, vì trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường và chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì người bệnh mới đi khám bệnh.

  • Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu
  • Ỉa chảy cấp và mạn tính
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cập nhật: 28/11/2018 lúc 12:11 chiều

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh trĩ, vì trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường và chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn không tự điều chỉnh được ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và lao động thì người bệnh mới đi khám bệnh.

Mục lục

  • 1 Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ
    • 1.1 Chảy máu
    • 1.2 Sa búi trĩ
    • 1.3 Sưng nề vùng hậu môn
    • 1.4 Đau
    • 1.5 Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa
    • 1.6 Thiếu máu
  • 2 Nguyên nhân gây bệnh trĩ
  • 3 Chẩn đoán bệnh trĩ
    • 3.1 Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội
  • 4 Điều trị bệnh trĩ
    • 4.1 Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ
    • 4.2 Điều trị nội khoa
    • 4.3 Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật
    • 4.4 Một vài lưu ý khi điều trị bệnh trĩ
  • 5 Phòng bệnh trĩ

benh-tri-gay-kho-khan-khi-di-cau

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân lưu hành được ước khoảng từ 25 – 40% dân số, tỷ lệ gặp nhiều cả nam và nữ.

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là những búi trĩ xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn, trĩ ngoại có thể gây biến chứng tắc mạch trĩ, người bệnh cần được phẫu thuật chích rạch búi trĩ mới có thể giảm đau được.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ

Chảy máu

Là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất, hình thức chảy máu khác nhau và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu đỏ, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia khi đại tiện táo bón. Muộn nữa cứ khi đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy.

Sa búi trĩ

Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Sưng nề vùng hậu môn

Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau khi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, có thể trĩ bị phù nề hoặc sưng khá to và mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau.

Đau

Có thể không đau hoặc đau cấp, đau mạn tính. Đau trong các trường hợp sau: Tắc mạch do xuất hiện trong búi trĩ những cục máu đông nhỏ, có thể nứt hậu môn đi kèm.

Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa

Do hậu quả của quá trình viêm, bệnh nhân cảm giác ẩm ướt ở hậu môn hoặc tiết nhầy gây ngứa.

Thiếu máu

Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất. Thường thì không thiếu máu, tuỳ theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.
  • Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
  • Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
  • Lối sống tĩnh tại: người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may …
  • Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: Đại tiện có máu tươi. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu, polyp đại trực tràng. Ngoài ra, triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có thể nhầm lẫn với bệnh sa niêm mạc trực tràng với cách điều trị khác hẳn. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh trĩ cần đi khám để loại trừ các bệnh lý nói trên.

Soi hậu môn bằng ống cứng cho phép quan sát trực tiếp các búi trĩ, đồng thời qua đó có thể thực hiện các thủ thuật loại trừ búi trĩ.

Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn…

Chẩn đoán giai đoạn của trĩ nội

Trĩ nội độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên lồi vào trong lòng trực tràng.

Trĩ nội độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi gắng sức trĩ sa ra ngoài, nhưng tự co lên được.

Trĩ nội độ III: Như độ II, nhưng khi trĩ đã sa ra ngoài thì phải dùng tay ấn nhẹ hay phải nằm nghỉ một lúc thì búi trĩ mới tụt vào trong.

Trĩ nội độ IV: Các búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau thành trĩ vòng, trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy lên được.

Điều trị bệnh trĩ

Chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

  • Tập thói quen đi ngoài đều đặn hàng ngày.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.
  • Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
  • Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…

Điều trị nội khoa

  • Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
  • Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
  • Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ và đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật

  • Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Ưu điểm của các phương pháp này là thực hiện đơn giản. Nhược điểm là không áp dụng được với các búi trĩ độ III, độ IV; phải thực hiện nhiều lần.
  • Nhiều các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật LONGO. Ưu điểm là áp dụng được với trĩ độ III, độ IV, không đau, thời gian nằm viện ngắn. Nhược điểm là chi phí còn cao.

Một vài lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

  • Trĩ có thể là bệnh, có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Chỉ được phẫu thuật khi là trĩ bệnh . Vì vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở vùng hậu môn trực tràng.
  • Trĩ có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
  • Trĩ ngoại: có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông.

Phòng bệnh trĩ

  • Tăng cường ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vận động… để tránh táo bón.
  • Tránh mang vác nặng.
  • Hạn chế rượu, bia, thức ăn cay…

Cẩm nang truyền thông các bệnh thường gặp – BV Bạch Mai

Chia sẻ

Hẹp môn vị bệnh ngoại khoa

Hẹp môn vị là một biến chứng của nhiều bệnh, nhưng hay gặp hơn cả là do loét và ung thư. Về lâm sàng, hẹp môn vị ở giai đoạn muộn thường có những triệu chứng khá rõ ràng, dễ dàng cho chẩn đoán. Ngày nay, nhờ X quang và nội soi đã có thể phát hiện những hẹp môn vị sớm, chưa có biểu hiện lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiêu hóa , Bệnh tiêu hóa gan mật , Bệnh trĩ

Bài viết liên quan

viêm phúc mạc

Điều trị bệnh viêm phúc mạc theo hướng dẫn của Bộ Y tế

04/09/2018

đau dạ dày cấp

Bệnh viêm dạ dày cấp

22/08/2017

Chẩn đoán và điều trị bệnh chậm tiêu chức năng

22/04/2018

Xem nhiều nhất

Phương pháp bảo vệ da trong môi trường điều hòa

18/04/2019

Hai cơ sở bơm hóa chất vào tôm bị phát hiện

27/07/2015

Những dấu hiệu của bệnh thể hiện trên móng tay

24/10/2018

Tác hại của nghiện rượu và phương pháp điều trị

17/05/2019

Hai bệnh nhân tử vong sau khi được gây mê tại BV Trí Đức

26/12/2016

Chùm ảnh: Xúc động khoảnh khắc tự sinh con dưới nước của người mẹ trẻ

17/08/2017

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Ỉa chảy cấp và mạn tính

Ỉa chảy cấp và mạn tính

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Cẩn trọng 1 số nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Các bước của nội soi dạ dày – tá tràng

Các bước của nội soi dạ dày – tá tràng

Điều trị bệnh viêm tuỵ cấp có nhiễm khuẩn của Bộ Y tế

Điều trị bệnh viêm tuỵ cấp có nhiễm khuẩn của Bộ Y tế

Hướng dẫn diệt Helicobacter Pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

Hướng dẫn diệt Helicobacter Pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

Tin mới nhất

Sốt virus ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc cho cha mẹ

Sốt virus ở trẻ em: Cẩm nang chăm sóc cho cha mẹ

Sinh lý sản phụ khoa sự di chuyển của tinh trùng, trứng đến địa điểm thụ tinh

Sinh lý sản phụ khoa sự di chuyển của tinh trùng, trứng đến địa điểm thụ tinh

Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim

Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh

Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh

Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục

Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục

Các phương pháp tắm trắng và những điều cần lưu ý

Các phương pháp tắm trắng và những điều cần lưu ý

Nhiệt Miệng ở Trẻ Em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Nhiệt Miệng ở Trẻ Em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Sinh lý sản phụ khoa sự di chuyển của tinh trùng, trứng đến địa điểm thụ tinh

Sinh lý sản phụ khoa sự di chuyển của tinh trùng, trứng đến địa điểm thụ tinh

02/10/2023

Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh

Tìm hiểu về bệnh động kinh và kỹ năng xử lý khi lên cơn động kinh

02/10/2023

Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục

Sinh lý buồng trứng trong các thời kỳ sinh dục

01/10/2023

Các phương pháp tắm trắng và những điều cần lưu ý

Các phương pháp tắm trắng và những điều cần lưu ý

01/10/2023

Thuốc Aspirin có thể làm giảm nguy cơ bệnh ung thư ở những người thừa cân

Thuốc Aspirin có thể làm giảm nguy cơ bệnh ung thư ở những người thừa cân

27/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi