Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 25 Aug 2023 08:10:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Mách bạn 5 mẹo chữa dị ứng tại nhà mà không phải dùng tới thuốc https://benh.vn/mach-ban-5-meo-chua-di-ung-tai-nha-ma-khong-phai-dung-toi-thuoc-9940/ https://benh.vn/mach-ban-5-meo-chua-di-ung-tai-nha-ma-khong-phai-dung-toi-thuoc-9940/#respond Sun, 07 Jul 2019 07:25:51 +0000 http://benh2.vn/mach-ban-5-meo-chua-di-ung-tai-nha-ma-khong-phai-dung-toi-thuoc-9940/ Dị ứng gây phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của chủ nhân. Theo thống kê, những đối tượng dễ bị dị ứng là người già, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng kém. Hy vọng, 5 mẹo chữa dị ứng dưới đây sẽ giúp những người bị dị ứng loại bỏ những cảm giác khó chịu mà không cần phải dùng tới thuốc.

Bài viết Mách bạn 5 mẹo chữa dị ứng tại nhà mà không phải dùng tới thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dị ứng gây phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của chủ nhân. Theo thống kê, những đối tượng dễ bị dị ứng là người già, trẻ nhỏ, những người có sức đề kháng kém. Hy vọng, 5 mẹo chữa dị ứng dưới đây sẽ giúp những người bị dị ứng loại bỏ những cảm giác khó chịu mà không cần phải dùng tới thuốc.

chua_di_ung_tai_nha

Dị ứng thường gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Dùng chai xịt nước muối sinh lý

Việc dùng chai xịt nước muối sinh lý sẽ đánh bật tác nhân gây dị ứng như phấn hoa ra khỏi mũi và giúp pha loãng dịch nhầy trong mũi, giải quyết tình trạng nghẹt mũi.

Phương pháp: Nhỏ nước muối sinh lý vào 2 lỗ mũi sau đó xì mạnh để tống các chất nhầy và tác nhân gây dị ứng ra ngoài. Thực hiện 3 lần/ngày.

Tắm vòi hoa sen

Khi bị dị ứng trên da, đặc biệt là dị ứng phấn hoa, người bệnh nên đi tắm và thay hết quần áo.

Phương pháp: Xối nước dưới vòi hoa sen để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, hơi nước sẽ giải tỏa tình trạng ngạt mũi đầy khó chịu.

Ăn sữa chua

Trong y khoa, sữa chua chứa các loại vitamin, cung cấp nguồn quan trọng của kali, riboflavin, phốt pho, iốt, kẽm và vitamin B5…có tác dụng hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng cơ thể, chữa cảm lạnh…Lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua có thể làm dịu các triệu chứng sốt mùa hè.

Phương pháp: Bổ sung 2 hộp sữa chua/ngày (sáng, chiều) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

an_sua_chua

Ăn sữa chua hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế dị ứng

Ăn cá hồi

Cá hồi bổ sung axít béo thiết yếu mang lại sức khỏe cho tim, da, tóc và rất tốt cho não bộ bởi axít béo omega-3 là thành phần cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người.

Cá hồi giàu axit béo omega 3 giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng dị ứng

Đặc biệt, một nghiên cứu mới đây cho thấy chế độ dinh dưỡng giàu các axit béo omega 3 có thể làm giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng dị ứng.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Dị ứng sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi, khó chịu, không chỉ vậy căng thẳng có thể trầm trọng hóa các chứng dị ứng.

Phương pháp: Hãy thả lỏng cơ thể, hít thở sâu, tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi nghe nhạc để chống lại các triệu chứng dị ứng.

Bài viết Mách bạn 5 mẹo chữa dị ứng tại nhà mà không phải dùng tới thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mach-ban-5-meo-chua-di-ung-tai-nha-ma-khong-phai-dung-toi-thuoc-9940/feed/ 0
Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin điều trị dị ứng https://benh.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-khang-histamin-dieu-tri-di-ung-5977/ https://benh.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-khang-histamin-dieu-tri-di-ung-5977/#respond Fri, 15 Jun 2018 05:37:17 +0000 http://benh2.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-khang-histamin-dieu-tri-di-ung-5977/ Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc kháng histamin. Để việc dùng thuốc kháng histamin thực sự hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần biết những lưu ý khi dùng thuốc.

Bài viết Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin điều trị dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi thời tiết chuyển mùa sang thu, khí hậu nóng lạnh thất thường khiến căn bệnh dị ứng của nhiều người phát triển.

trieu_chung_ngoai_thap

Phản ứng ngoại tháp do thuốc kháng histamin

Khi thời tiết chuyển mùa sang thu, khí hậu nóng lạnh thất thường là điều kiện thuận lợi cho chứng bệnh dị ứng phát triển. Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc kháng histamin. Để việc dùng thuốc kháng histamin thực sự hiệu quả và tránh các tác dụng phụ, người bệnh cần biết những lưu ý khi dùng thuốc.

Tác dụng của thuốc kháng histamin

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamin có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn… cho đến các phản ứng trầm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị.

Các thuốc kháng histamin đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, histamin không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào. Có hai loại thuốc kháng histamin tương ứng với hai loại thụ thể, đó là thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2. Thuốc kháng histamin H2 chỉ cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày làm giảm tiết dịch vị nên được sử dụng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng. Còn thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng là các thuốc kháng histamin H1.

Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay như: viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn… Ngoài ra, một số thuốc được dùng làm thuốc chống say tàu xe do có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần nhẹ, làm giảm các rối loạn tiền đình, chóng mặt và buồn nôn…

Thuốc kháng histamin H1 có hai loại là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2.

  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm: promethazin hydroclorid, alimemazine tartrate, clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm), brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid…
  • Một số thuốc thế hệ 2: loratadin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, acrivastin.

Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin H1

Các thuốc kháng histamin H1 là những thuốc có tác dụng tốt trong các phản ứng dị ứng cấp tính, với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, viêm mô liên kết, viêm mao mạch dị ứng, viêm da…

Tuy nhiên, thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng (thay đổi thời tiết, thuốc, mỹ phẩm, khói bụi, thức ăn…) mới có thể trị được căn nguyên bệnh. Việc dùng thuốc điều trị dị ứng do đó cũng phải kiên trì, phải dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát.

Trong trường hợp dị ứng nặng (như sốc phản vệ), histamin giải phóng ồ ạt, một mình thuốc kháng histamin H1 không thể giải quyết được mà phải phối hợp thêm với các biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch (adrenalin), kèm thở ôxy để hỗ trợ hô hấp…

Một số thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat…) hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc. Tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin có thể dùng trong trường hợp mất ngủ. Đặc biệt lưu ý thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Nhưng việc dùng như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng quy định về liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi các phản ứng của thuốc khi dùng cho các đối tượng đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi. Nhóm thuốc này có nhiều biệt dược, được người sử dụng mua trước khi đi du lịch (như say tàu xe hoặc dị ứng với thời tiết, thức ăn, cảm sốt…). Phải để xa tầm tay của trẻ em, nếu không dùng hết vỉ thuốc thì loại bỏ. Không tự ý sử dụng thuốc nếu không thật cần thiết.

Bài viết Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin điều trị dị ứng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-khang-histamin-dieu-tri-di-ung-5977/feed/ 0
Các bệnh đỏ da toàn thân https://benh.vn/cac-benh-do-da-toan-than-4762/ https://benh.vn/cac-benh-do-da-toan-than-4762/#respond Wed, 12 Aug 2015 05:10:03 +0000 http://benh2.vn/cac-benh-do-da-toan-than-4762/ Đỏ da toàn thân còn gọi là viêm da tróc vảy toàn thân, là tình trạng toàn thể da hoặc gần toàn thể da bị tróc đỏ và rụng lông tóc.

Bài viết Các bệnh đỏ da toàn thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đỏ da toàn thân còn gọi là viêm da tróc vảy toàn thân, là tình trạng toàn thể da hoặc gần toàn thể da bị tróc đỏ và rụng lông tóc.

Các triệu chứng lâm sàng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nguyên nhân khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng gây ra bệnh thì giống nhau. Bệnh có thể bắt đầu với những mảng đỏ, sưng phù, lan rộng nhanh chóng, cho đến khi toàn bộ da bị tổn thương. Khởi đầu có kèm theo các triệu chứng nhiễm độc của toàn thân. Da trở nên đỏ phù, có tiết dịch, tróc vảy da rất rõ sau vài ngày, vảy da khô hoặc ướt, mịn và khô nhỏ, có khi là mảng lớn.

Mảng lớn thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, da đầu thường có vảy dày kết hợp với chất bã nhờn và những sản phẩm của nhiễm trùng thứ phát. Kết mạc mắt và niêm mạc đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng thứ phát do vi trùng sinh mủ thường làm cho diễn biến bệnh nặng hơn.

Dấu hiệu cơ năng: ngứa, rét run, sốt, làm bệnh nhân khó chịu, xuất hiện nhiều mụn nước và mụn mủ toàn thân.

Các nguyên nhân bệnh

Thường chia thành những loại đỏ da sau đây:

Đỏ da toàn thân thứ phát sau các bệnh da:

1. Bệnh vảy nến:

Thường do điều trị không phù hợp như dùng Corticoid tiêm bắp (K.cort), uống hoặc bôi. Dùng thuốc nam hoặc điều trị vảy nến không đúng cách,dễ đưa đến bùng phát bệnh dữ dội, dễ tiến đến vảy nến mủ hoặc đỏ da toàn thân thứ phát.

2. Bệnh chàm (viêm da dị ứng):

Viêm da cơ địa, nếu điều trị không phù hợp dễ đưa đến đỏ da toàn thân, thường xảy ra ở người già. Đỏ da, tróc vảy khô, mịn. Có thể lichen hoá, da dày toàn bộ, đặc biệc cẳng tay, cẳng chân.

3. Vảy nến thông thường

Tổn thương là hồng ban, tróc vẩy, các sẩn nang lông những vị trí đặc biệt: đầu gối, khuỷu tay, mặt lưng bàn chân, bàn tay. Đỏ da tróc vảy mịn, thường còn một số vùng da lành bình thường.

4. Pemphygus lá:

Gây đỏ da tróc vảy ướ , chẩn đoán dựa vào sử, bọng nước và vết tích bọng nước còn lại, Nikolsky (+). Chẩn đoán nhờ vào giải phẫu bệnh và miễn dịch huỳnh quang

5. Viêm da dầu: (Seborrheic dermatitis)

Thường gây ít bị đỏ da toàn thân, nếu có xảy ra, trông giống đỏ da toàn thân do vảy nến, thường có tiền sử viêm da dầu

6. Đỏ da toàn thân do liên cầu

Viêm da, đỏ da, vảy mịn thường xảy ra sau nhiễm trùng ở vùng tai, mũi, họng

7. Nấm da

Nếu bệnh nhân không điều trị đúng cách hoặc điều trị corticoid bôi nấm có thể lan ra toàn thân. Bệnh nhân có thể ngứa, bong vẩy, chẩn đoán bằng xét nghiệm nấm (+)

8. Một số bệnh da khác như:

Lichen phẳng toàn thân, ghẻ Na uy, viêm da tiếp xúc nặng, hồng ban đa dạng, hội chứng Lyell thường gây đỏ da tróc vảy toàn thân.

Đỏ toàn thân do thuốc

Hiện nay, đỏ da toàn thân do tuốc thường hay gặp . Đặc biệt họ kháng sinh Betalactamin, Streptomycin,….thuốc chống động kinh: Carbamazepin, phenytoin, thuốc kháng sốt rét, Sulfamid,thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm tiết dịch dạ dày (Cimetidine, Ranitidine….)có thể gây đỏ da toàn thân tróc
vảy khô.

Đỏ da toàn thân do các bệnh lý của máu

Bệnh Hodgkin: Thường gây đỏ da toàn thân tróc vảy chiếm tỷ lệ khoảng 25% gồm: đỏ da – bong vảy – ngứa dữ dội- rụng tóc. Ngoài ra có hạch to, gan
lách to và tốc độ lắng máu tăng trong hầu hết các trường hợp.

U sùi dạng nấm (mycosis fongoids): Cũng thường gây đỏ da toàn thân cùng với các dấu chứng: Tăng sắc tố da, dãn mạch và teo da

Hội chứng Sezary: gồm có đỏ da tróc vảy toàn thân, ngứa dữ dội nét mặt, da dày cuộn mặt như sư tử, rụng tóc nhiều, chẩn đoán nhờ sự có mặt các tế bào sezary ở trong máu ở ngoại biên

Đỏ da toàn thân nguyên phát

Các bệnh này liên quan đến yếu tố nhiều hơn nữ tỷ lệ 6,6/1 và thường da vùng bàn tay, bàn chân

Đỏ da toàn thân ở trẻ em: ở trẻ em có 2 dạng đỏ da bong vảy

Bệnh leiner: xảy ra chủ yếu ở trẻ còn bú từ 6 – 20 tuần, với tình trạng đỏ da tróc vảy, xuất hiện đầu tiên ở vùng da dầu, các nếp rồi lan ra toàn thân. Đỏ da và tróc vảy trắng xám, vảy mịn như cám, da đầu luôn bị đóng mài dày. Các móng bị hư, hạch có thể lớn. Trẻ thường bị gầy và tiêu chảy

Hội chứng tróc vảy da do tụ cầu (SSSS):  Đây là dạng nặng toàn thân của chốc bọng nước thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi sốt, tiến triển nhanh với những bọng nước, bể nhanh, tróc vảy thành những mảng lớn (cuộn như giấy thuốc lá). Sự tróc vảy da thường nông, chỉ ở lớp gai. Diễn tiến của bệnh thường ngắn khoảng 10 ngày. Sự tróc vảy là do độc tố tiêu thượng bì của tụ cầu nhóm II type 71 (Exfoliative toxin A & B)

 

 

 

Bài viết Các bệnh đỏ da toàn thân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-benh-do-da-toan-than-4762/feed/ 0