Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 21 May 2024 02:37:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/#respond Tue, 15 Aug 2023 05:08:55 +0000 http://benh2.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/ Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thiên chức của người phụ nữ là sinh nở, duy trì nòi giống. Chín tháng mười ngày mang thai, cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày trong cơ thể là niềm hạnh phúc lớn lao của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, nghĩ đến chuyển dạ và những đau đớn sẽ trải qua khi sinh em bé… ai cũng “lo lắng”.

Sự lo lắng không đơn thuần là nỗi lo đau đớn về thể xác mà lo mình có kỹ năng cần thiết để sinh em bé “mẹ tròn con vuông” hay không, khi sinh em bé mình phải làm gì… nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu.

Với những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi vượt cạn dưới đây sẽ giúp các bà mẹ có những kỹ năng cần thiết đón em bé chào đời.

Tìm hiểu về quá trình chuyển dạ

Sau chín tháng mười ngày mang thai là quá trình chuyển dạ. Chuyển dạ trải qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cổ tử cung mỏng đi và mở ra

Giai đoạn này tử cung co bóp, khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ rộng cho đầu bé lọt (khoảng 10 cm). Đây là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất trong chuyển dạ (kéo dài vài tiếng).

quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ (Ảnh  minh họa)

Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Khi cổ tử cung mở trọn vẹn là lúc các sản phụ bắt đầu rặn đẻ (nếu là con đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng một tiếng, con sau thì nhanh hơn).

Cơn co tử cung lúc này đều đặn, mạnh nhưng không đau nhiều như khi trước. Mỗi cơn co lại muốn rặn, lúc này cần rặn mạnh và đều. Đầu bé từ trong tử cung di chuyển dần ra âm đạo, mỗi cơn co và rặn, bé nhích thêm một chút.

Khi bé ra gần đến cửa âm đạo, có thể sẽ phải chờ cửa âm đạo giãn. Vài lần rặn mạnh nữa, đầu bé mới chui ra ngoài, rồi đến cả thân người. Bác sĩ sẽ hút nhớt, lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.

Giai đoạn 3: Sổ rau

Sau khi bé ra đời, tử cung vẫn còn co bóp, rau bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra âm đạo. Lúc này sản phụ tiếp tục rặn để đẩy rau ra ngoài. Nếu rau bong không hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ phải can thiệp để lấy hết rau ra.

Các dấu hiệu khi chuyển dạ

  • Bụng tụt xuống.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau lưng dưới.
  • Cơn gò mạnh.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Âm đạo ra máu.
  • Vỡ ối.

Cơn gò mạnh, tăng tiết dịch âm đạo…là dấu hiệu chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Các phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ

Để quá trình chuyển dạ bớt đâu đớn, ngoài việc nghĩ tới dùng thuốc, bà bầu có thể áp dụng những biện pháp cực kỳ hữu hiệu sau đây.

1. Thư giãn

– Thư giãn và nghĩ về những khung cảnh thanh bình: hoàng hôn trên biển, cánh đồng mùa lúa chín hoặc sắp được bế em bé trên tay…

– Hát một đoạn bài hát về tình cảm của cha mẹ dành cho con, một đoạn thơ nào đó…khiến cho tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái, cảm giác đau đớn sẽ bị lấn át…

2. Thở đúng cách

Kỹ thuật thở giúp ích rất nhiều cho quá trình chuyển dạ.

  • Thở nông khi tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Hít vào thở ra chủ yếu tập trung ở miệng (thời gian này thường kéo dài, kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 1).
  • Thở sâu để tránh cảm giác đau đớn, hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra chậm rãi khi đến điểm cuối của những cơn co thắt.
  • Khi “thời điểm” đã đến, cần hít vào thật sâu, dồn hơi xuống bụng rồi rặn thật mạnh (kỹ thuật thở áp dụng cho giai đoạn 2)

cach-giam-dau-khi-chuyen-da

Bác sỹ hướng dẫn kỹ năng thở khi chuyển dạ (Ảnh minh họa)

3. Massage

Massage chân, tay, lưng hoặc bất kỳ chỗ nào cảm thấy mỏi và đau nhức sẽ khiến sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều (chị, mẹ hoặc chồng…)

4. Di chuyển

  • Cố gắng đi lại trong phòng (nếu không thể tự di chuyển có thể vịn vào người thân) sẽ cảm thấy bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn.
  • Khoa học đã chứng minh việc đi lại giúp sản phụ bớt đau đớn và làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng.

5. Nghe nhạc

Nghe những âm thanh êm dịu giúp sản phụ bớt căng thẳng và lo lắng, nhất là những bài hát về tình mẫu tử giúp mẹ có thêm nghị lực để đón em bé chào đời.

6. Dùng dầu thơm

  • Dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh giúp giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ.
  • Nên sử dụng một số tinh dầu thơm như: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

7. Châm cứu

Châm cứu giúp thai phụ đỡ đau và các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, giảm stress, buồn phiền, chống đau lưng…

Lưu ý: Phương pháp châm cứu giảm không được sử dụng rộng rãi.

8. Dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng

Sử dụng các biện pháp giảm đau như: dùng máy xung điện, hỗn hợp khí và không khí, thuốc giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng…

Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ (Ảnh minh họa)

Lưu ý: hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp can thiệp giảm đau vì một số biện pháp có thể mang lại những bất lợi cho sản phụ hoặc em bé.

Lời kết

“Mang nặng đẻ đau” là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng phải trải qua. Khi các cơn co thắt tử cung dữ dội ập đến báo hiệu tiến trình chuyển dạ đã bắt đầu. Lúc này các sản phụ nên bình tĩnh, lắng nghe sự chỉ dẫn của các bác sỹ về: kỹ thuật rặn đẻ, lúc nào ngừng, lúc nào rặn… kết hợp kỹ thuật thở, các phương pháp thư giãn để cuộc chuyển dạ được an toàn.

Sinh con ai cũng phải trải qua đau đớn nhưng đó không phải là cái đau không thể chịu đựng nổi. Nghị lực, sự quyết tâm và tình mẫu tử sẽ là động lực dẫn đến con đường thiên chức cao cả của người phụ nữ là được làm mẹ.

Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ

Bài viết Những phương pháp hỗ trợ giảm đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-phuong-phap-ho-tro-giam-dau-khi-chuyen-da-4708/feed/ 0
Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/ https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/#respond Mon, 13 Feb 2023 04:22:10 +0000 http://benh2.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/ Chuyển dạ là một quá trình sinh lí diễn ra qua 3 giai đoạn đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm được, để qua đó tiên lượng cuộc đẻ, dự kiến các khó khăn có thể xảy ra cho người mẹ và trẻ sơ sinh.

Bài viết Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuyển dạ là quá trình rất quan trọng khi chuẩn bị cho em bé chào đời. Các bà mẹ trẻ cần nắm rõ chuyển dạ là gì và cách theo dõi quá trình chuyển dạ.

I. Chuyển dạ là gì

1. Định nghĩa

Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung làm cho CTC xoá mở dần và kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Một cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra với tuổi thai từ 38 đến 42 tuần (Trung bình 40 tuần) gọi là đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung.

2. Một cuộc chuyển dạ đẻ có 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn xoá mở CTC từ khi có chuyển dạ thực sự đến khi CTC mở trọn.
  • Giai đoạn 2: Là giai đoạn sổ thai từ khi CTC mở trọn đến khi thai được sổ thai.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau. Từ khi sổ thai đến rau sổ.

Được gọi là chuyển dạ thực sự đến khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn tăng dần có tính qui luật.
  • Ra dịch nhầy hồng ở âm đạo.
  • Cơn co tử cung (+) và có quy luật.
  • Có hiện tượng xoá mở CTC.
  • Có sự thành lập đầu ối.

chuyen-da

II. Các bước theo dõi chuyển dạ

1. Theo dõi toàn thân

Mạch, nhiệt độ, HA và cân nặng, tình trạng phù, tình trạng da, niêm mạc, các bệnh lý phối hợp nếu có, đồng thời phải cho XN Albumin niệu. Khi khám toàn thân phải chú ý đến đánh giá khung chậu.

2. Theo dõi về tử cung

Tử cung to hay nhỏ, bề cao tử cung bao nhiêu cm, vòng bụng?

Tư thế TC như thế nào, TC có hình dạng gì đặc biệt không? TC có sẹo mổ cũ không? có u không? có tình trạng đoạn dưới lên cao giãn mỏng hay không? Hỏi có xuất hiện vòng bandl hay không?

3. Theo dõi cơn co tử cung

– Xuất hiện tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ.

– Có tính chất chu kỳ, khá nhịp nhàng và đều đặn, tăng dần về cường độ, biên độ và thời gian.

– Cơn co tử cung gây đau: Ngưỡng đau khi áp lực cơ co 25-30mmHg.

– Số lượng của cơ tử cung phụ thuộc vào số lần đẻ và phụ thuộc vào tình trạng chuyển dạ thuận lợi.

– Việc theo dõi cơn co tử cung có thể dùng máy hay dùng tay ở giai đoạn chuyển dạ, gồm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1a : Cứ 1giờ theo dõi cơn co 1 lần.
  • Giai đoạn 1b: Cứ 15-30 phút theo dõi cơn co 1 lần và phải bắt 3 cơn co liên tục.

4. Theo dõi sự xoá mở cổ tử cung

Giai đoạn xoá mở CTC (Giai đoạn 1 chuyển dạ) được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi CTC mở hết. Giai đoạn này gồm 2 giai đoạn nhỏ là:

  • Giai đoạn 1a: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi CTC mở 0,4 cm, giai đoạn này chiếm 2/3 giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 1b: Còn gọi là giai đoạn tích cực tính từ khi CTC mở 0,4cm đến lúc mở chiếm hết 1/3 giai đoạn 1.

CTC được thăm khám khi nhập để chẩn đoán chuyển dự và xác định mức độ chuyển dạ sau đó được thăm khám khi vỡ ối hoặc khi có chuyển dạ kéo dài. Khi thăm khám cần kết hợp nhận định thêm CTC dày hay mỏng. Mềm hay cứng có u cục gì không.

5. Nghe tim thai

Đánh giá tần số và tính chất của tim thai. Tim thai bình thường 120 lần -160 lần/1phút đều rõ.

Bất thường khi: TT <120l/ph hoặc >160l/ph hoặc 120-160l/ph nhưng không đều, nghe khó, nghe xa xăm -> cần hồi sức tim thai.

Nếu nghe tim thai sau mỗi cơn co để phát hiện thai suy:

  • Giai đoạn 1a: Thì 30phút theo dõi tim thai 1 lần.
  • Giai đoạn 1b: Thì 15 phút theo dõi tim thai 1 lần.

Nghe sau ối vỡ tự nhiên, trước và sau bấm ối, sau mỗi cơn rặn.

Nghe và đếm tim thai trong vòng 1 phút, đồng thời bắt mạch người mẹ khi nghe tim thai để tránh nhầm với mạch mẹ.

6. Theo dõi lượng ối

Xem xét về ối khi thăm khám CTC rồi nhận định xem ối còn hay ối đã vỡ, nếu ối còn thì đầu ối thành lập hay chưa, nếu thành lập rồi thì đầu ối phồng ,dẹt, hay quả  lê. Nếu ối đã vỡ đặc biệt trên 6 giờ thì phải cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phải đánh giá số lượng nước là bình thường, đa ối hay thiểu ối, ngoài ra phải đánh giá tính chất nước ối, nếu nước ối có màu lờ trắng đục là bình thường, nếu vàng xanh là suy thai mãn. nếu có màu xanh bẩn là suy thai cấp, nước ối lẫn máu là rau tiền đạo hay bong non còn có màu đỏ như nước rửa thịt là thai chết lưu.

7. Sự bình chỉnh ngôi thai

Xác định ngôi thai dựa vào điểm mốc của ngôi, xác định xem ngôi ở cao, chúc hay chặt, đánh giá độ lọt của ngôi thai bằng dấu hiệu lọt, lọt cao, lọt trung bình hay lọt thấp. Sau giai đoạn lọt là giai đoạn xuống quay xổ.

8. Theo dõi bất thường khác

Quá trình theo dõi chuyển dạ cần theo dõi các yếu tố bất thường như ngôi bất thường, nhau tiền đạo, sa dây rốn, dây rau quấn cổ, sa chi, chảy máu, thời gian rặn lâu. Qua khám các bước theo dõi chuyển dạ cần đưa ra nhận định, tiên lượng cuộc đẻ là đẻ dễ hay đẻ khó từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.

Tóm lại: Chuyển dạ là một quá trình sinh lí diễn ra qua 3 giai đoạn đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm được, để qua đó tiên lượng cuộc đẻ, dự kiến các khó khăn có thể xảy ra cho người mẹ và trẻ sơ sinh.

Bài viết Các bước theo dõi chuyển dạ và các dấu hiệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-buoc-theo-doi-chuyen-da-va-cac-dau-hieu-2848/feed/ 0
Những điều nên làm để quá trình chuyển dạ thành công https://benh.vn/nhung-dieu-nen-lam-de-qua-trinh-chuyen-da-thanh-cong-2849/ https://benh.vn/nhung-dieu-nen-lam-de-qua-trinh-chuyen-da-thanh-cong-2849/#respond Fri, 01 Jan 2021 01:22:12 +0000 http://benh2.vn/nhung-dieu-nen-lam-de-qua-trinh-chuyen-da-thanh-cong-2849/ Tâm lý các mẹ lần đầu sinh thường rất căng thẳng và lo lắng. Để giảm bớt điều này các mẹ nên tìm hiểu các bước cần phải làm trong từng giai đoạn vượt cạn để có thể phối hợp tốt với bác sỹ, y tá hộ sinh nhằm giúp cho quá trình sinh đẻ tự nhiên được diễn ra thuận lợi.

Bài viết Những điều nên làm để quá trình chuyển dạ thành công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tâm lý các mẹ lần đầu sinh thường rất căng thẳng và lo lắng. Để giảm bớt điều này các mẹ nên tìm hiểu các bước cần phải làm trong từng giai đoạn vượt cạn để có thể phối hợp tốt với bác sỹ, y tá hộ sinh nhằm giúp cho quá trình sinh đẻ tự nhiên được diễn ra thuận lợi.

Sản phụ cần phối hợp với bác sỹ hộ sinh như thế nào trong các giai đoạn?

Sau khi chuyển dạ, thai phụ cần bổ sung nước và các chất dinh dưỡng, nên ăn một số thức ăn có năng lượng cao để bổ sung năng lượng như chocolat, sữa bò, trứng gà, thức ăn chế biến từ bột mỳ… để chuẩn bị sức lực cho cuộc “lao động thể lực” tốn nhiều năng lượng.

Khi đến nhà hộ sinh chuẩn bị sinh đẻ thai phụ nên biết cách phối hợp tốt với các bác sỹ và y tá hộ sinh để giúp cho cuộc sinh đẻ của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Trong mỗi giai đoạn của “cuộc đẻ” bạn cần phối hợp với bác sỹ và y tá hộ sinh như sau:

Giai đoạn đầu của quá trình sinh nở

Khi tử cung co bóp kèm theo cổ tử cung mỏ, sản phụ cảm thấy hơi bụng. Tử cung co bóp càng gấp, khoảng cách giữa những lần ngắn, miệng tử cung càng mở nhanh thì sản phụ càng đau bụng dữ dội hơn. Cần phải thực hiện một số hướng dẫn sau:

  • Tâm lý bình tĩnh, ổn định không nên la hét mà tập trung hít thở lấy sức để bảo toàn thể lực.
  • Hô hấp sâu khi tử cung co rút, để ý những lần tử cung co rút để nắm bắt thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Bạn có thể chợp mắt một chút nếu buồn ngủ để lấy lại năng lượng hoặc đi lại một chút cho thư giãn tinh thần.
  • Trả lời đúng những câu hỏi mà bác sỹ hỏi, thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sỹ và thường xuyên đi tiểu để làm trống bàng quang tránh ảnh hưởng đến việc hạ xuống của đầu thai nhi.
  • Trong giai đoạn này bạn chưa cần nhiều đến sự trợ giúp của bác sỹ hộ sinh, bạn nên dành tâm trạng thư giãn, thoải mái. Khi không cảm thấy đau thì nói chuyện với người nhà cho ăn một ít thức ăn dễ tiêu và bổ sung được năng lượng cho cơ thể nhưng bánh mỳ, socola, trứng chiên…

Bác sỹ sẽ thường xuyên được đo huyết áp, nghe nhịp tim của thai, tìm hiểu tình trạng co bóp tử cung của sản phụ, đồng thời thường xuyên theo dõi để tìm hiểu quá trình mở rộng tử cung, độ cao thấp của đầu thai.

Giai đoạn thứ hai của quá trình

Cổ tử cung đã mở hết, cơn đau do co bóp tử cung giảm nhẹ, sản phụ sẽ nín thở xuống đất và dùng sức một cách không tự chủ như dạng đi tiêu. Lúc đó sản phụ nên nằm thẳng trên giường, hai chân giang ra, hai tay vịn hai bên giường, nghe theo chỉ dẫn của y tá hay bác sỹ hộ sinh.

Khi tử cung co bóp thì hít một hơi sâu và dùng sức dài đẩy xuống dưới, mông không nên xoay động. Khi ngắt quãng co bóp tử cung thì không nên dùng sức mà nên nghỉ ngơi thư giãn. Lúc này nên phối hợp với làn sóng của cơn đau, khi cơn đau đến, không cần phải nhận thức cảm giác của cơn đau mà đặt ý nghĩ lên việc cố gắng gia tăng sức ép bụng, giống như việc dùng lực khi đi đại tiện.

Trong giai đoạn này người chồng nên đứng cạnh nắm chặt tay vợ, động viên vợ dùng sức xuống dưới.

Sản phụ không cần quá lo lắng, càng không nên la lối, đạp phá loạn xạ để tránh tiêu hao thể lực, nên để tự nhiên, chú ý không nên co rút hai chân, cũng không nên chạm vào vị trí đã được khử trùng trên người.

Khi đầu thai muốn ra, bác sỹ sẽ để cho sản phụ hà hơi, để tránh việc luôn dùng sức, làm cho tầng sinh môn kéo nứt. Khi cần thiết bác sỹ sẽ ứng dụng phẫu thuật cắt tầng sinh môn để rút ngắn quá trình sinh, giúp thai nhi chào đời thuận lợi và tránh tầng sinh môn bị rách không đều khiến sản phụ đau và khó khâu lại.

Giai đoạn cuối của quá trình

Sản phụ có thể nghỉ một lát, để bác sỹ và y tá hộ sinh chăm sóc trẻ. Sau khoảng 5 đến 15 phút, sản phụ lại cảm thấy tử cung co bóp, đây là tín hiệu nhau thai sắp ra. Không có cơn đau kịch liệt, chỉ cần dùng sức nhẹ thì có thể cho nhau thai ra ngoài thuận lợi dưới sự giúp đỡ của y tá trợ sản hay bác sỹ. Bác sỹ sẽ vừa quan sát vừa tiến hành chuẩn bị vết cắt tầng sinh môn.

Sinh sản phải tiêu hao năng lượng thể lực lớn. Do đó sau khi sinh thì sản phụ nên nghỉ ngơi ngay, tránh hưng phấn bởi sự thăm nom của người thân.

Bài viết Những điều nên làm để quá trình chuyển dạ thành công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-dieu-nen-lam-de-qua-trinh-chuyen-da-thanh-cong-2849/feed/ 0
Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/ https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/#respond Sat, 29 Jun 2019 07:21:04 +0000 http://benh2.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/ Đau chuyển là một trong những dấu hiệu báo việc sinh nở sắp diễn ra. Nó có thể kéo dài từ một đến nhiều giờ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên đều có đặc điểm chung là gây đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng.

Bài viết Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đau chuyển là một trong những dấu hiệu báo việc sinh nở sắp diễn ra. Nó có thể kéo dài từ một đến nhiều giờ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên đều có đặc điểm chung là gây đau dữ dội, quặn thắt vùng bụng.

Ban đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn co thắt giống như đau lan từ lưng ra bụng hoặc ngược lại trong vòng 20-30 phút. Khi nào các cơn đau trở nên mạnh và thường xuyên hơn, mẹ mới cần chuẩn bị mọi thứ để đến bệnh viện sinh con.

Thậm chí, đến thời điểm gần sinh, các cơn co thắt kéo dài chỉ cách nhau khoảng 3-5 phút và đau tầm 1 phút. Tuy nhiên, để vượt qua được cơn đau dữ dội trong vài phút ngắn ngủi ấy, người mẹ sẽ phải chịu đựng rất nhiều.

Dưới đây là những cách giảm đau chuyển dạ hiệu quả, dễ thực hiện để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ.

Thay đổi tư thế

Nếu nằm ngửa quá lâu trong lúc chờ sinh, chỉ duy trì tư thế này thì cơn đau chuyển dạ sẽ đau hơn, dữ dội hơn. Mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên trong hoàn cảnh này. Nên chọn tư thế nào giúp lưng được thoải mái, hạn chế áp lực đè nặng lên lưng, tốt nhất là nên nằm nghiêng.

Dùng bóng hỗ trợ sinh

Đây là loại bóng cao su lớn, giống như bóng thể dục bạn vẫn thấy ở phòng gym. Mẹ bầu nên thực hiện các động tác ngồi trên bóng, đẩy nhẹ nhàng. Bài tập này nên làm đều đặn trong suốt thai kỳ thì sẽ giúp giảm cơn đau chuyển dạ, thậm chí kích thích quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.

cơn đau chuyển dạ

Massage

Ông xã nên đi học những kỹ thuật cơ bản về massage cho bà bầu. Bởi lẽ khi chuyển dạ, chồng thường là người gần gũi nhất. Đây lại là liệu pháp giảm đau khá hiệu quả. Những bài massge giúp giảm căng thẳng cho lưng sẽ rất hiệu nghiệm.

Chườm nóng

Đặc biệt với những ca nằm sinh thông thường, mẹ bầu nên đặt túi chườm nóng như gạo rang, chai nước nóng hoặc khăn mềm ấm để giúp giảm cơn đau.

Hít thở sâu

Học cách hít thở khi lâm bồn là việc hết sức quan trọng. Nếu không tham gia lớp tiền sản, mẹ bầu cũng nên tự tìm hiểu và luyện tập. Kỹ năng thở có hiệu quả ngay từ giai đoạn giảm đau chuyển dạ.

Nếu thở gấp và thở nông thì sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. Ngược lại, thở sâu và chậm sẽ đem tới hiệu quả giảm đau.

Tinh dầu

Nên mang theo tinh dầu khi đi đẻ. Đặc biệt là tinh dầu hoa oải hương có tác dụng thư giãn rất tốt. Trước đó, mẹ bầu có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm, rồi tắm để giúp làm giảm cơn đau chuyển dạ hoặc thoa vào chân.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Một cơ thể thiếu nước sẽ khiến cơn đau chuyển dạ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy mẹ nên uống nước thường xuyên, có thể là nước bổ sung vitamin C, để uống trong lúc chờ sinh con.

Bài viết Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-giam-dau-hieu-qua-de-me-bau-vuot-qua-con-dau-chuyen-da-9687/feed/ 0
Chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công https://benh.vn/chuan-bi-cho-cuoc-vuot-can-thanh-cong-2865/ https://benh.vn/chuan-bi-cho-cuoc-vuot-can-thanh-cong-2865/#respond Thu, 16 May 2019 10:22:31 +0000 http://benh2.vn/chuan-bi-cho-cuoc-vuot-can-thanh-cong-2865/ Để chuẩn bị cho một lần "vượt cạn" dễ dàng và thành công, bạn cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, tập những bài tập nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc, đọc một vài câu chuyện hay trò chuyện với bé yêu của bạn.

Bài viết Chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Để chuẩn bị cho một lần “vượt cạn” dễ dàng và thành công, bạn cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, tập những bài tập nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc, đọc một vài câu chuyện hay trò chuyện với bé yêu của bạn.

1. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng

Hãy lập kế hoạch tập luyện nhẹ nhành, chế độ dinh hợp lý để không quá tăng cân và nặng nề trong thời kỳ thai nghen. Tập luyện hàng hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, tăng độ dẻo dai đồng thời lưu thông khí huyết.

Tham gia các lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai, đi dạo hàng ngày, làm vườn nhẹ nhàng, leo cầu thang và bơi lội để có được sức khỏe cần thiết và làm dịu đi những cơn đau cơ, căng thẳng về mặt cảm xúc do hooc-môn gây ra.

2. Tránh xa nỗi sợ hãi, căng thẳng và hoang mang

Các mạch máu của dạ con cực kỳ nhạy cảm đối với bất kỳ một sự kích thích nào của hệ thống thần kinh giao cảm. Các hooc-môn gây căng thẳng có thể dẫn đến các biến chứng thai nghén như sinh non, khi đứa bé chưa phát triển toàn diện trong tử cung của người mẹ. Vì vậy, các kỹ năng thư giãn, thiền định đều đặn, suy nghĩ tích cực và sự ủng hộ của người bạn đời, người thân và bạn bè có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh sảy thai và sinh non.

3. Đảm bảo dinh dưỡng và vitamin

Các loại chất béo và protein động vật giúp những cơn co thắt dạ con mạnh mẽ và hiệu quả hơn bởi vì chúng chứa các axit amin quan trọng, giúp làm săn chắc các khối cơ. Axit amin cacnitin trong thịt đỏ và nội tạng của các loài động vật ăn cỏ chẳng hạn như tim bò rất quan trọng, đặc biệt là 3 tháng cuối cùng của thai kỳ.

Magiê, kali, lưu huỳnh, clo và natri đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau đớn và mệt mỏi quá mức khi các cơn co thắt xuất hiện.

Các vi chất trong thịt, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, rau, quả, hạt, các loại nước trái cây mới vắt, muối biển và mật đường đều rất cần thiết cho bà bầu trước khi lâm bồn.

Để nhanh hồi phục và có sức lực trong suốt thời gian chuyển dạ, nước uống chứa các chất điện giải dưới dạng bột khoáng và nước ép từ cam tươi được xem là tốt nhất.

4. Tìm nơi sinh tin cậy

Lên kế hoạch sinh con tại nơi bạn cảm thấy an toàn và có nhiều sự giúp đỡ nhất. Hầu hết các bệnh viện hiện đại có thể cung cấp hỗ trợ y tế tốt nhất, tuy nhiên một số phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi sinh con tại nhà các bệnh viên có uy tín với sự trợ giúp của một bác sỹ sản khoa.

5. Cần có chồng ở bên

Nên có một người thân ở bên cạnh bạn trong suốt khoảng thời gian trở dạ và lâm bồn bởi vì các nghiên cứu cho thấy rằng điều này giảm thiểu nguy cơ biến chứng sản khoa và mổ đẻ.

Benh.vn (Dan tri)

Bài viết Chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/chuan-bi-cho-cuoc-vuot-can-thanh-cong-2865/feed/ 0
Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/ https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/#respond Wed, 06 Mar 2019 08:17:55 +0000 https://benh.vn/?p=57664 Chuyển dạ thường kéo dài trung bình 12 tiếng với các cơn đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, gây ra rất nhiều phiền toái và mệt mỏi cho sản phụ. Một số tư thế, động tác dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

Bài viết Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Chuyển dạ thường kéo dài trung bình 12 tiếng với các cơn đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, gây ra rất nhiều phiền toái và mệt mỏi cho sản phụ. Một số tư thế, động tác dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

1. Tựa vào người chồng hoặc người thân

Thời điểm áp dụng: giai đoạn đầu của chuyển dạ, khi các cơn đau còn nhẹ và thưa

Cách thực hiện: tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, tay vòng qua cổ người đối diện. Khi cơn đau mạnh hơn, sản phụ nhẹ nhàng đung đưa người và nhờ chồng hoặc người thân massage lưng.

2. Lắc lư người

Cách thực hiện: Mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường không quá cao, đủ để chạm cả bàn chân xuống đất. Sau đó nhẹ nhàng lắc lư người sang trái rồi sang phải.

3. Cúi đầu vào thành ghế

Cách thực hiện: Ngồi vào ghế nhưng theo chiều ngược với bình thường, tay ôm hoặc đặt lên thành ghế, cúi đầu lên thành ghế hoặc hai cánh tay, đồng thời nhờ người thân massage lưng.

4. Gác chân lên ghế

Cách thực hiện: gác một chân lên ghế nhìn như đang tập thể dục. Lưu ý, không chọn ghế quá cao. Nên chọn những chiếc ghế đủ tầm để chân còn lại tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.

5. Quỳ gối và ôm bóng

Quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho sản phụ là cách làm giảm bớt tình trạng đau lưng.

6. Ngồi tựa lưng vào tường

Tư thế này rất dễ giảm đau. Nên kê thêm gối để tránh đau lưng mỗi khi có cơn co.

7. Quỳ gối, chống tay

Khi thực hiện động tác này, sản phụ có thể cảm giác hơi căng tức ở xương sống nhưng kiểu này giúp bạn giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế thuận lợi.

8. Nằm nghiêng

Hãy nằm nghiêng sang một bên, kẹp gối vào giữa hai chân giúp cơ thể thoải mái nhất.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Cách giúp bà bầu bớt đau khi chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-giup-ba-bau-bot-dau-khi-chuyen-da-57664/feed/ 0
Nguyên nhân gây chuyển dạ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/ https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/#respond Thu, 23 Aug 2018 04:09:05 +0000 http://benh2.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/ Nhóm thai phụ có cấu trúc tử cung bất thường hoặc mang đa thai dễ phải đối mặt với những cơn chuyển dạ sớm.

Bài viết Nguyên nhân gây chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhóm thai phụ có cấu trúc tử cung bất thường hoặc mang đa thai dễ phải đối mặt với những cơn chuyển dạ sớm.

con-dau-chuyen-da

1. Stress

Stress kéo dài (với các biểu hiện như kiệt sức, căng thẳng, dễ cáu gắt) khiến hormone trong cơ thể bị xáo trộn, gây chuyển dạ sớm.

Stress cũng làm máu khó vận chuyển qua nhau thai hoặc gây dị tật bẩm sinh cho bé.

Việc dùng thuốc chữa trị một số chứng bệnh thai kỳ như thiếu máu, tiểu đường; chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm gia tăng tình trạng stress.

2. Mắc chứng bệnh truyền nhiễm

Nhóm thai phụ dễ phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm:

  • Nhóm thai phụ có tiền sử sinh non.
  • Nhóm thai phụ mang đôi thai hoặc đa thai.
  • Nhóm thai phụ có tử cung hoặc cổ tử cung bất thường.

Tốt nhất, bạn nên nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ sớm để kịp thời đến bệnh viện.

Bởi vì những loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập sâu vào tử cung, tấn công màng ối…

Nhiều trường hợp, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn ảnh hưởng đến bộ máy sinh sản của bạn cho đến thời gian sau sinh.

3. Thai phụ có nhu cầu “sinh hoạt cao”

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ tiết ra nhiều hocmon làm tăng khả năng ham muốn lên cao. Các bà mẹ luôn rơi vào trạng thái ham muốn là tử cung co bót nhiều gây kích thích các cơn co. Khi tần suất tăng lên sẽ dễ gây ra việc chuyển dạ sớm.

4. Ra máu

Nguyên nhân có thể do đứt nhau thai (nhau thai không thể bám tiếp vào thành tử cung).

Ra máu cũng kéo theo hiện tượng giải phóng protein, gây nghẽn mạch máu. Những loại protein này cũng góp phần thúc đẩy những cơn co – chuyển dạ sớm hơn bình thường.

5. Dạ con bị kéo giãn

Hiện tượng này thường xảy ra khi người mẹ mang đôi thai (hoặc đa thai). Nó cũng có thể do nước ối quá nhiều hoặc dị thường ở tử cung. Nhóm yếu tố trên làm cho cổ tử cung đột ngột mở.

Bài viết Nguyên nhân gây chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguyen-nhan-gay-chuyen-da-2178/feed/ 0
Ý nghĩa của việc thở, thử giãn và rặn đẻ đối với quá trình chuyển dạ https://benh.vn/y-nghia-cua-viec-tho-thu-gian-va-ran-de-doi-voi-qua-trinh-chuyen-da-2857/ https://benh.vn/y-nghia-cua-viec-tho-thu-gian-va-ran-de-doi-voi-qua-trinh-chuyen-da-2857/#respond Sun, 12 Aug 2018 09:22:22 +0000 http://benh2.vn/y-nghia-cua-viec-tho-thu-gian-va-ran-de-doi-voi-qua-trinh-chuyen-da-2857/ Khi chuyển dạ việc thở và thư giãn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng kết hợp giữa thở và thư giãn như thế nào cho đúng và phát huy được tác dụng cho giai đoạn chuyển dạ cũng là một việc rất đáng quan tâm.

Bài viết Ý nghĩa của việc thở, thử giãn và rặn đẻ đối với quá trình chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi chuyển dạ việc thở và thư giãn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng kết hợp giữa thở và thư giãn như thế nào cho đúng và phát huy được tác dụng cho giai đoạn chuyển dạ cũng là một việc rất đáng quan tâm.

Khi cơn co bóp đến gần

Khi bạn thấy những dự báo của các cơn co bóp đang chuẩn bị xảy ra bạn hãy hít thở thật sâu theo lối thở hoàn toàn. Sau đó thở nông với những lần hít vào thở ra nhanh, nhẹ và nhịp nhàng. Bạn cần thở nhẹ trong khi co bóp để tránh cho cơ hoành không tựa vào tử cung ngăn cản tử cung co bóp mạnh. Bởi vì cơ hoành là cơ nằm giữa lồng ngực và bụng. khi thở nó co lại và hạ xuống. Do đó, thở càng sâu, cơ hoành càng hạ xuống. Khi thở nông và nhẹ, cơ hoành chỉ động đậy sơ sơ.

Đôi khi trong lúc chuyển dạ, trong cánh tay và trong cẳng chân xảy ra những hiện tượng kiến bò có kèm theo những cơn co cơ và cảm giác khó chịu toàn thân. Tất cả tình trạng này sẽ biến mất nhanh khi tiêm canxi vào tĩnh mạch.

Trong suốt thời gian chuyển dạ, nhất là cuối giai đoạn giãn nở, nếu đầu đứa trẻ đã tiến vào, có thể bạn cảm thấy nhu cầu “rặn” giữa những cơn co bóp.Vào giai đoạn này bằng cách rặn, bạn sẽ không giúp cho việc chuyển dạ, bạn chỉ làm cho nó gây đau đớn hơn mà thôi. Hơn nữa điều đó không có ích lợi gì chỉ làm phí thời gian và công sức của bạn. Rặn khi cổ tử cung chưa được giãn nở đầy đủ sẽ cản trở việc giãn nở và kéo dài thời gian sinh đẻ. Ngoài ra những cố gắng rặn quá sớm ngày có nguy cơ làm cho bạn mệt mỏi và mất sức vào lúc bạn cần tham gia tích cực vào việc sinh đẻ và phung phí toàn bộ cơ năng của bạn. Bác sỹ hộ sinh sẽ thông báo cho bạn khi nào bạn có thể rặn được.

Khi hết cơn co bóp

Khi bạn cảm thấy cơn co bóp chấm dứt, bạn hãy hít thở hoàn toàn trở lại, thật sâu, thật chậm, nhưng trong một tiếng thở dài, sâu.

Sau đó bạn thở lại bình thường, thư giãn càng nhiều càng tốt, điều đó sẽ giúp bạn làm chủ hoàn toàn cơ co bóp tiếp theo. Và nếu mỗi cơn co bóp bạn lại bắt đầu lại chu kỳ: thở sâu, thở nông, thở hoàn toàn.

Thư giãn tâm trí

Dù ở thời điểm này, bạn rất đau nhưng tập kiên nhẫn thư giãn tâm trí. Cũng như khi ngồi thiền, bạn cố gắng để cho tâm trí mình thật sự trống rỗng, lắng dịu và đừng nghĩ ngợi bất cứ điều gì. Hãy thở chậm và đều, động tác thở ra nhẹ như đang thở dài, không nên thở quá mạnh. Nếu không thể tập được theo cách này, bạn có thể tập trung vào những gì bạn thường cảm thấy thú vị trong cuộc sống và cố gắng đừng đuổi theo bất kỳ ý nghĩ nào đó bất chợt nảy ra.

Benh.vn (Theo mangthai)

Bài viết Ý nghĩa của việc thở, thử giãn và rặn đẻ đối với quá trình chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/y-nghia-cua-viec-tho-thu-gian-va-ran-de-doi-voi-qua-trinh-chuyen-da-2857/feed/ 0
Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/ https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/#respond Sun, 08 Jul 2018 07:22:47 +0000 http://benh2.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/ Nhiều người dù đến ngày sinh cận kề mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc hoặc do thiếu hiểu biết nên lo lắng thái quá và quyết định sinh mổ.

Bài viết Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nhiều người dù đến ngày sinh cận kề mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc hoặc do thiếu hiểu biết nên lo lắng thái quá và quyết định sinh mổ.

Hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường được mô tả bằng các cụm từ như thai già ngày/tháng ; thai quá dự kiến sinh, thai quá ngày sinh… đều là để thể hiện việc thai nhi đã trưởng thành, đến ngày sinh nở nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ để cuộc sinh bắt đầu. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các trường hợp đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

– Thai già ngày/tháng, thai già tuổi: Thông thường thai kì thường kéo dài trong 40-42 tuần tuần thai. Nhưng đã quá 41 tuần thai mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc này khả năng sống của thai nhi bị suy giảm, cần được can thiệp thông qua biện pháp mổ lấy thai.

– Thai quá ngày dự kiến sinh: Theo cách tính của các chuyên gia sản khoa thai quá 41 tuần hoặc 280 ngày (quá 9 tháng 10 ngày) vẫn chưa chào đời.

Làm gì khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Thai phụ đã quá ngày sinh nhưng chưa có biểu hiện chuyển dạ rất cần được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao. Nếu thuận lợi trong việc thăm khám, mẹ bầu nên đi khám thai 1-2 ngày/lần.

Bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu có vấn đề bất thường thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ mang thai quá ngày không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời sẽ khiến bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên tử vong trong bụng mẹ. Một số trường hợp, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến cuộc sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn.

 

Không ít thai phụ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng coi thường dẫn tới hậu quả đáng tiếc. (ảnh minh họa)

Ngoài ra nếu quá ngày sinh nhưng cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tuổi thai, đánh giá những nguy cơ và lợi ích, nguyện vọng của thai phụ để tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay kích thích khởi phát chuyển dạ tạo điều kiện để bà mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.

Thai quá ngày sinh thường là thai trên 42 tuần. Theo nhiều báo cáo sản khoa, người ta nhận thấy nhiều trường hợp quá ngày sinh, trên 41 tuần khi can thiệp thông qua việc khởi phát chuyển dạ đều cho kết quả thuận lợi mà không có các biến chứng sản khoa nào.

Hiện nay, đa số bà mẹ đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường muốn sinh con bằng hình thức mổ đẻ nhiều hơn là bà mẹ muốn áp dụng phương pháp khởi phát chuyển dạ để đẻ thường.

Thực tế, thai quá ngày sinh không hẳn là thai già tháng, mẹ bầu cần có kiến thức nhất định về các vấn đề thai sản, đưa ra nhận định thay vì lo lắng thái quá rồi chấp nhận việc mổ lấy thai.

Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thông qua việc thăm khám lâm sàng và đánh giá các chỉ số siêu âm. Nếu kết quả cho thấy thai không bị suy thì mẹ bầu vẫn nên kiên nhẫn chờ chuyển dạ hoặc áp dụng phương pháp gây chuyển dạ. Nhiều ca sinh diễn ra an toàn, thuận lợi dù thai quá ngày và được bác sĩ tư vấn về việc chờ chuyển dạ.

Mẹ bầu chủ động phòng ngừa tình huống thai quá ngày

Để đề phòng hiện tượng đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, chị em cần xác định rõ ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của kì kinh cuối để tính được ngày dự sinh chính xác.

Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai thường xuyên và những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe thai kì tốt nhất. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực hiện lịch sinh hoạt khoa học, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả bà mẹ và thai nhi trong suốt thai kì. Nếu quá ngày dự kiến sinh 5-7 ngày, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc cho mẹ và thai nhi.

Benh.vn (Dịch từ BC) (Theo Khám Phá)

Bài viết Liệu có nguy hiểm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/lieu-co-nguy-hiem-khi-den-ngay-sinh-ma-chua-co-dau-hieu-chuyen-da-9778/feed/ 0
Dấu hiệu chuyển dạ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/ https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/#respond Sat, 23 Jun 2018 04:09:01 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/ Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết khi nào bạn đang trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị phải nhập viện.

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để biết khi nào bạn đang trong quá trình chuyển dạ và chuẩn bị phải nhập viện.

Bụng tụt thấp xuống

Khi thai đã thuận ngôi, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, bạn sẽ có cảm giác bụng thấp xuống đó là dấu hiệu của việc bé đã muốn chào đời.

Các cơn co thắt xuất hiện

Nếu thấy các cơn co Braxton Hicks xuất hiện với tần suất tăng dần cách nhau từ 5 đến 7 phút thì bạn đang chuyển dạ. Một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu. Tuy nhiên nếu bạn mới gặp cơn co đầu tiên và tần xuất không liên tục, khoảng cách các cơn co dài. Bạn nên gọi bác sĩ của mình để được tư vấn nếu ngày sinh dự kiến chưa đến và bạn vẫn phải kéo dài tuần tuổi cho thai nhi

Cơn co Braxton Hicks trở nên hơi đau và kéo dài thường xuyên hơn khi thời gian chuyển dạ sắp đến, khoảng 10-20 phút một lần Tuy nhiên, những con co này thường kéo dài không lâu, kém dồn dập, bị đứt quãng hoặc thậm chí biến mất sau vài phút. Nó chính là cơn chuyển dạ giả.

Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra liên tục cứ 5 đến 10 phút một lần và cơn đau dần tăng lên.

dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ thường khởi phát với những cơn co thắt xuất hiện tăng dần

Cổ tử cung thay đổi

Càng gần đến ngày sinh thì cổ tử cung càng có nhiều những thay đổi dễ nhận thấy như mềm hơn, hơi mở rộng một chút… Nếu thấy cổ tử cung mở rộng thì bạn nên sẵn sàng chờ sinh.

Vỡ nước ối

Nước ối có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Chất lỏng này có thể vỡ và chảy mạnh hoặc từ từ để báo hiệu quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.

Đừng nhầm lẫn nước ối và nước tiểu vì những ngày cuối cùng trước khi sinh, các mẹ thường khó kiểm soát được việc rỉ ra của nước tiểu. Để cẩn thận việc rỉ ối bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra khuẩn liên cầu nhóm B – xét nghiệm cần thiết trong tháng cuối thai kỳ. Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu hiệu cho thấy mọi việc bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bạn nên vào viện để các bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý: Không phải lúc nào có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Do vậy bạn nên theo dõi cẩn thận những ngày sắp sinh.

Dấu hiệu chuyển dạ khác

Ngoài những dấu hiệu đã thấy ở trên (chuyển dạ giả, trước khi sinh vài tuần) thì có một số dấu hiệu chuyển dạ thực sự bạn nên để ý:

– Tử cung co thắt liên tục, mạnh mẽ, các cơn co thắt dài, gần nhau hơn.

– Cứ 10 phút một lần và mỗi lần đau khoảng 30 giây, tử cung co thắt liên tục không ngừng nghỉ và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Cùng với những cơn co tử cung là các cơn đau dồn dập kéo đến.

– Bị ra máu hoặc vỡ nước ối.

Dấu hiệu bạn nên nhập viện

– Nghi ngờ vỡ nước ối: Bạn nên nhập viện nếu âm đạo tiết nước vàng, nâu.

– Không cảm nhận được thai máy hoặc bạn nhận thấy, tần suất thai máy giảm đi một cách khó hiểu.

– Bạn xuất hiện dấu hiệu ra máu; bạn bị đau bụng liên tục hoặc bị sốt.

– Bạn bắt đầu có những cơn co tử cung trước tuần thứ 37, đi kèm những dấu hiệu mà bạn phỏng đoán là có khả năng chuyển dạ sớm.

– Bạn liên tục bị đau đầu, thay đổi thị giác, đau bụng dưới, bụng bị sưng phồng hoặc những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc chứng tiền sản giật.

Khó có thể dự đoán chính xác thời điểm chuyển dạ ở thai phụ mỗi người có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên tập hợp các dấu hiệu trên và bằng linh cảm của người mẹ, các mẹ sẽ biết chính xác lúc nào phải nhập viện ngay.

Xem thêm: Cách giảm đau hiệu quả để mẹ bầu vượt qua cơn đau chuyển dạ

Bài viết Dấu hiệu chuyển dạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-chuyen-da-2175/feed/ 0