Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Thu, 23 May 2024 04:57:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/ https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/#respond Sat, 11 May 2024 05:26:22 +0000 http://benh2.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/ Trứng gà và trứng vịt đều là nguồn tự nhiên có ít nhất 13 loại vitamin và khoáng chất, cùng với các chất chống oxy hoá lutein, zeaxanthin và axit béo không no thiết yếu. Trứng gà hay vịt đều là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể.

Bài viết Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn?

Trả lời:

Trứng gà và trứng vịt đều là nguồn tự nhiên có ít nhất 13 loại vitamin và khoáng chất, cùng với các chất chống oxy hoá lutein, zeaxanthin và axit béo không no thiết yếu. Trứng gà hay vịt đều là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể.

Theo các lương y và chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ tốt nhất nên ăn trứng gà nhiều hơn trứng vịt nếu sử dụng trứng ăn hàng ngày vì:

  • Mặc dù trứng vịt vượt trội về mặt dinh dưỡng hơn trứng gà, tuy nhiên, trứng gà ít Calo và hàm lượng Cholesterol thấp hơn nên về cơ bản sẽ đảm bảo sức khỏe ổn định hơn.
  • Trứng vịt vỏ thường xốp hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Trứng vịt có mùi vị không thơm bằng trứng gà.

Do vậy, phụ nữ có thai nên ăn trứng gà thường xuyên thay vì trứng vịt.

Bài viết Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ba-bau-nen-an-trung-ga-hay-trung-vit-tot-hon-5565/feed/ 0
Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/#respond Thu, 04 Apr 2024 04:15:01 +0000 http://benh2.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/ Trả lời câu hỏi của bạn đọc: "Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?" Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời câu hỏi của bạn đọc: “Tôi năm nay 34 tuổi, bị sưng và đau các khớp ở bàn tay, bàn  chân cả 2 bên kèm theo hay bị loét ở miệng, có những ban đỏ ở 2 bên má, cạnh mũi. Tôi gầy 4 kg trong 2 tháng và rất mệt, thỉnh thoảng thấy gai rét. Có người nói tôi bị bệnh tự miễn. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị bệnh đó không và điều trị như thế nào?” Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Trả lời:

Theo thư bạn chúng tôi nghĩ đúng là bạn có thể bị mắc bệnh luput ban đỏ hệ thống, một bệnh trong nhóm bệnh tự miễn đấy.

Tìm hiểu về bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn dịch là những bệnh mà những tổn thương bệnh lý gây ra do sự đáp ứng miễn dịch chống lại các tổ chức, cơ quan của bản thân mình. Nói cách khác là trong cơ thể người bệnh xuất hiện những tự kháng thể chống lại các thành phần của các bộ phận trong cơ thể gây nên tổn thương ở các bộ phận đó.

Ngoài bệnh luput ban đỏ hệ thống, các bệnh khác trong nhóm này bao gồm: xơ cứng bì toàn thể, viêm da và cơ hay viêm đa cơ, viêm nút quanh động mạch. Các bệnh này có những đặc điểm chung là có tổn thương ở rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng là có một quá trình nhiễm khuẩn tiềm tàng (vi khuẩn, virut) tác động trên một cơ địa nhất định: bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, trung niên, một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình. Trong nhóm bệnh tự miễn (còn gọi là bệnh hệ thống) thì bệnh Luput ban đỏ hệ thống là bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện vô cùng đa dạng và có thể nhầm với rất nhiều bệnh khác nhau thuộc các chuyên khoa khác nhau. Những biểu hiện cơ xương khớp rất phong phú từ đau mỏi khớp, đau xương đến viêm khớp, tràn dịch khớp, hoại tử xương…

Biểu hiện bệnh

Viêm khớp có đặc điểm gần giống như bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm các khớp nhỏ và nhỡ ở bàn tay, bàn chân, viêm khớp mang tính chất đối xứng 2 bên…Nhưng bệnh có đặc điểm khác là hầu như không có tổn thương bào mòn đầu  xương, dính khớp trên phim Xquang như trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài các biểu hiện ở khớp, bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng của các cơ quan bộ phận khác như tổn thương ở da, niêm mạc (ban cánh bướm ở mặt, ban dạng dạng đĩa ở thân mình, loét niêm mạc miệng mũi, tăng nhạy cảm của da với ánh sáng); tổn thương tim và phổi (tràn dịch màng tim, rối  loạn nhịp, tràn dịch màng phổi, xơ phổi); tổn thương thận (protêin niệu, hội chứng thận hư, suy thận); tổn thương tâm thần, thần kinh; tổn thuơng cơ quan tạo máu (giảm một hay 3 dòng tế bào máu)…Trong bệnh xơ cứng bì toàn thể, ngoài viêm khớp nhỏ và nhỡ còn có các tổn thương xơ cứng da và tổ chức dưới da, co thắt mạch đầu chi (hội chứng Raynaud), nuốt nghẹn, xơ phổi…

Các bệnh khác trong nhóm như viêm đa cơ và da và cơ, viêm nút quanh động mạch ít gặp hơn hai bệnh kể  trên. Ngoài các xét nghiệm thường qui, người ta phải tiến hành các xét nghiệm về miễn dịch để tìm các kháng thể kháng nhân, kháng histon…

Tiến triển

Rất ít trường hợp bệnh khỏi hẳn. Đa số là bệnh có thể thuyên giảm và ổn định khi tuân thủ tốt chế độ điều trị và phối hợp tốt giữa thày thuốc và bệnh nhân. Nếu không điều trị tốt bệnh nặng dần khi tổn thương các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, thần kinh …

Điều trị

Các thuốc có tác dụng ổn định bệnh là các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, cyclophosphamide, methotrexate; thuốc chống sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, nâng cao thể trạng…Các thuốc phải dùng kéo dài, có thể suốt đời nên phải có sự hợp tác thật tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân để điều chỉnh thuốc cho thích hợp.

Ngoài dùng thuốc điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ nhàng, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bổ sung chất khoáng và sinh tố. Tăng cường vệ sinh răng miệng và phòng các nhiễm trùng răng miệng.

Với các bệnh nhân có nhậy cảm da với ánh sáng thì phải đội mũ, đi găng, đeo kính, mặc  các quần áo bằng chất liệu chống nắng, dùng các loại kem chống nắng khi buộc phải ra ngoài. Về sức khoẻ sinh sản, các bác sĩ thường khuyên người bệnh chỉ có thể mang thai khi trong 6 tháng trước không có các đợt tiến triển bệnh.Vì bệnh có xu hướng nặng lên khi mang thai do đó khi có thai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc chuyên khoa.

TS. Đào Hùng Hạnh (Bệnh viện Bạch Mai)

Bài viết Biểu hiện khớp trong các bệnh tự miễn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/bieu-hien-khop-trong-cac-benh-tu-mien-2486/feed/ 0
Vô sinh và các câu hỏi thường gặp https://benh.vn/vo-sinh-va-cac-cau-hoi-thuong-gap-3521/ https://benh.vn/vo-sinh-va-cac-cau-hoi-thuong-gap-3521/#respond Sun, 26 Nov 2023 04:37:51 +0000 http://benh2.vn/vo-sinh-va-cac-cau-hoi-thuong-gap-3521/ Cứ 6 cặp vợ chồng lại có một đôi gặp vấn đề trong vấn đề sinh sản và con số này ngày càng tăng lên. Sau đây là trả lời của hai bác sĩ người Mỹ về những thắc mắc thường gặp trong lĩnh vực này

Bài viết Vô sinh và các câu hỏi thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cứ 6 cặp vợ chồng lại có một đôi gặp vấn đề trong vấn đề sinh sản và con số này ngày càng tăng lên. Sau đây là trả lời của hai bác sĩ người Mỹ về những thắc mắc thường gặp trong lĩnh vực này. Bác sĩ Jackie Gutmann là Trợ lý giáo sư tại Đại học Y thuộc Trường Tổng hợp Thomas Jefferson ở Philadelphia và bác sĩ Alan Copperman là Trợ lý giáo sư về sản phụ khoa tại Trung tâm y tế Mount Sinai.

1. Các cặp vợ chồng nên thử có con một cách tự nhiên trong bao lâu trước khi tìm sự giúp đỡ của bác sĩ

Jackie Gutmann: Nói chung, với phụ nữ dưới 35 tuổi, sau 1 năm thử có con mà không kết quả thì nên bắt đầu tìm hiểu vì sao mình không có thai. Với những phụ nữ trên 35 tuổi hoặc đã từng có thai thì khoảng thời gian này thu ngắn còn 6 tháng. Còn nếu người phụ nữ đã có những bất thường trước đó (như tắc vòi trứng, kinh nguyệt không đều hoặc không có rụng trứng), nếu bạn đời của họ đã dùng hóa chất trị ung thư, thì không nên mất thời gian chờ đợi.

2. Một vài nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới vô sinh

Jackie Gutmann: Về phía nam giới, hay gặp nhất là những vấn đề liên quan tới tinh trùng. Đó là tinh trùng ít về số lượng, di động kém hoặc có hình dáng không bình thường. Đôi khi, chỉ đơn giản là tinh trùng không có khả năng thụ tinh trứng.

Về phía phụ nữ, hay gặp nhất là kinh nguyệt không đều và bệnh ở vòi trứng (liên quan tới nhiễm trùng trước đó hoặc phẫu thuật ở vùng khung chậu).

3. Với những cặp vợ chồng muốn có con, việc xem xét tiền sử bệnh của họ là cần thiết để tìm ra các yếu tố gây vô sinh

Jackie Gutmann: Đúng vậy, bác sĩ cần trao đổi kỹ càng với bệnh nhân để biết những chuyện xảy ra trước đó. Làm xét nghiệm không quan trọng bằng.

4. Đâu là nguyên nhân của tình trạng kinh nguyệt không đều

Alan Copperman: Một số phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày. Họ có thể không có kinh liên tục trong 6 tháng hoặc 1 năm. Hiện tượng này thường thấy ở những người có chế độ luyện tập quá khắc nghiệt. Não của họ không gửi các tín hiệu bình thường tới buồng trứng, dẫn đến mất kinh (mất kinh do vùng dưới đồi). Đôi khi, kinh nguyệt đều đặn có thể xuất hiện trở lại nếu những người này tăng cân. Thế nhưng, một số phụ nữ lại sinh ra với bệnh lý này. Khi đó phải dùng hoóc môn điều trị thì mới có kinh được.

Một số phụ nữ mắc căn bệnh mang tên hội chứng đa nang buồng trứng, với sự rối loạn truyền tín hiệu từ não tới buồng trứng. Những người này thường mập. Đôi khi họ có nhiều trứng cá nang như của nam giới hoặc mọc lông ở mặt. Những bệnh nhân này cần cố gắng giảm cân và tập luyện, nếu không hiệu quả thì dùng hoóc môn điều trị.

5. Thế còn những tổn thương cấu trúc, như tắc vòi trứng chẳng hạn

Jackie Gutmann: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tắc vòi trứng là các sẹo hình thành sau phẫu thuật ở khung chậu. Đôi khi, người phụ nữ biết rằng họ đã bị nhiễm trùng nhưng đa phần thì không. Ví dụ, nhiễm chlamydia. Đó là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục rất hay gặp nhưng không có triệu chứng, có thể gây nhiễm trùng vùng khung chậu và tạo nên sẹo.

6. Thế còn bệnh của tuyến giáp trạng thì sao

Jackie Gutmann: Tất nhiên là bệnh lý này đóng vai trò nhất định trong vô sinh. Chúng tôi thường coi đánh giá tuyến giáp trạng là một phần của đánh giá tình trạng vô sinh. Đôi khi chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng về thiểu năng tuyến giáp mà người bệnh không nhận thấy được.

7. Về vô sinh nam, vì sao số lượng và độ di động của tinh trùng lại là quan trọng

Jackie Gutmann: Cần đưa một lượng lớn tinh trùng vào âm đạo để có thể thực hiện việc thụ tinh. Một tinh trùng không thể làm nên trò trống gì. Cần có nhiều “chiến binh” mở đường để anh chàng trúng số độc đắc tới được nơi có trứng. Hơn nữa, khi xuất tinh vào âm đạo, một phần tinh trùng bị chảy ra ngoài. Chuyện này cũng là bình thường.

8. Như vậy là về nguyên tắc, ta cần nhiều tinh trùng

Jackie Gutmann: Bạn cần nhiều tinh trùng và chúng phải bơi được. Tinh trùng phải đi từ âm đạo tới cổ tử cung, vượt chấy nhầy cổ tử cung rồi tử cung để tới vòi trứng bên trái hoặc bên phải. Tại đây, cuối cùng nó mới gặp trứng.

9. Đây là một đoạn đường khá dài và rất nhiều điều có thể xảy ra

Jackie Gutmann: Đúng vậy, những chú tinh trùng lại bé tẹo nên đây quả là đoạn đường rất dài với chúng.

10. Có thể dự đoán khả năng “đậu thai” của một cặp vợ chồng lớn tuổi

Alan Copperman: Có thể dùng thử nghiệm đo nồng độ FSH (hoóc môn kích thích nang trứng). Người ta lấy máu vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Xét nghiệm này cho rất nhiều thông tin về chất lượng trứng của người phụ nữ. Dựa trên thử nghiệm này, chúng tôi tiên lượng việc thụ thai sẽ rất khó khăn hay không quá khó.

Jackie Gutmann: Rất không may, khi chúng ta già đi, sự thụ thai trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, không phải cứ cân đối, khỏe mạnh là chắc chắn sẽ có thai. Tuy hiên, mọi người đều già theo tốc độ riêng của mình. Có người vẫn “mắn” ở tuổi 40, trong khi một số phụ nữ 30 tuổi lại có trứng không khỏe. Đây là điều khó biết trước hoặc kiểm soát.

Bài viết Vô sinh và các câu hỏi thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/vo-sinh-va-cac-cau-hoi-thuong-gap-3521/feed/ 0
Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/#respond Sat, 25 Nov 2023 04:11:44 +0000 http://benh2.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/ Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cận thị trẻ em ngày nay phổ biến tới mức cứ 2 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ đang phải sử dụng kính cận, chưa kể nhiều trường hợp trẻ cận thị chưa được phát hiện và chưa dùng kính. Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp về tật cận thị ở trẻ em và được BS. Bệnh viện Mắt TW giải đáp.

tre-bi-can-thi

1/ Cận thị là một bệnh lý như thế nào? Cận thị trẻ em khác gì cận thị ở người lớn?

Cận thị sự suy giảm khả năng nhìn xa, trong đó ảnh của sự vật không rơi đúng vào võng mạc mà rơi ra phía trước VM, phải dùng một thấu kính phân kỳ để nhìn được nét.

Cận thị học đường hay cận thị trên người trẻ (từ 8 đến 22 tuổi) bắt đầu hình thành đầu cấp II, tăng số dần theo năm tháng đi học, mỗi năm 0.5-1 độ, dừng lại khỏang 6 D.

Cá biệt cũng có những trường hợp cận bệnh lý(cận thị thoái hóa): có yếu tố di truyền, số kính tiếp tục gia tăng sau tuổi trưởng thành, cận đến 10 độ hoặc hơn, không thể đeo đúng số, nhiều biến chứng, thị lực khó đạt mức tối đa mặc dù đã cố gắng chỉnh kính.

Một thực tế ở nước ta là nhiều người không hề cận thị khi còn đi học, là sinh viên nhưng khi đi ra trường, đi làm lại bị cận thị. Họ đều ở môi trường làm việc bằng mắt nhiều ở cự ly gần, với máy tính chẳng hạn.

2/ Khi bị cận thị trẻ thường có những biểu hiện như thế nào?

Đa phần sẽ bắt đầu biểu hiện vào cấp II, trẻ thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, có xu hướng thích tiến gần đến nguồn tài liệu. Học tập kém tập trung, kết quả giảm sút do chép đầu bài không kịp, hỏi han bạn bè… Thời lượng học tập cũng thể như trẻ bình thường, nhanh mỏi mắt,  có thể dẫn tới đau nhức mắt và đau đầu.

3/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ?

Muốn có thị lực hòan hảo về yếu tố tiên thiên cần có: đôi mắt( nhãn cầu) hoàn chỉnh, các cơ điều khiển mắt hoạt động tốt, đường dẫn truyền ảnh lên não hoàn hảo, não bộ không có bệnh lý.

Về điều kiện ngoại cảnh: chiếu sáng tốt là điều tối quan trọng, bên cạnh đó là độ tương phản, màu sắc… cũng ảnh hưởng đến kết quả thị lực

4/ Các phương pháp thăm khám bệnh cận thị hiện nay?

Phát hiện cận thị không khó, trừ một số trường hợp giả cận thị hoặc cận thị gắn liền với các hội chứng bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Thông thường chỉ bằng việc thử thị lực, đo khúc xạ, thử kính thấy thị lực đạt tối đa là có thể kết luận trẻ có bị cận thị hay không. Các trường hợp khác cận thị kèm với loạn thị, cận thị giả, cận thị là một biểu hiện của hội chứng nào đó…sẽ phức tạp hơn, cần có bác sĩ chuyên khoa khám xét cẩn thận

5/ Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị cận qua các dấu hiệu như thế nào?

Cha mẹ chủ yếu bằng quan sát có thể phát hiện ra trẻ bị cận thị: nheo mắt, nghiêng đầu, ngồi gần, ở lớp: ghi chép trên bảng khó khăn, hay phải nhờ bạn bè chi viện…

6/ Nhiều người cho rằng, khi mới phát hiện trẻ bị cận không nên cho đeo kính vì như vậy độ cận của trẻ sẽ bị tăng nhanh. Như vậy có đúng không?

Để trả lời câu hỏi trên người ta đã làm nghiên cứu hai nhóm đối chứng, nhóm có đeo và không đeo. Hàng năm có đánh giá lại tình trạng khúc xạ thì thấy đeo hay không đeo không ảnh hưởng đến độ gia tăng cận thị. Có một điều chắc chắn là: không đeo nhất định sẽ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, nhìn gần cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng số cận

7/ Trẻ em đôi khi hiếu động không tập trung nên việc đo thị lực có thể không chính xác.

Vậy làm thế nào để có thể chọn đúng số kính cho trẻ? Trẻ không tập trung, nói dối, không hợp tác có thể gây khó khăn cho việc thử thị lực, thử kính nhưng với các chuyên gia, môi trường chuyên khoa sâu thì những khó khăn trên không thành vấn đề gì.  Do vậy chúng tôi luôn có cách để cấp được kính chính xác cho trẻ.

8/ Trẻ đã bị cận thị thì cần kiểm tra lại mắt và số kính sau thời gian bao lâu?

Tùy số cận của trẻ, độ thỏa mãn khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà chúng tôi sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ. Cận thị nhỏ hơn 6 D khỏang 1 năm khám 1 lần. Trên 6 D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần

9/ Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng thế nào đối với mắt trẻ?

Cho trẻ học tập điều độ, kết hợp với vui  chơi, hoạt động thể lực tích cực sẽ làm hạn chế gia tăng cận thị. Tuy nhiên dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng, dùng đủ vitamine A-C-E kèm theo các khoáng chất kẽm- selene- đồng được cho là hạn chế tăng số cận cùng với những thoái hóa do cận thị. Các yếu tố dinh dưỡng trên có nhiều rau xanh đậm, hoa quả màu đỏ, cá biển và một số loài nhuyễn thể.

10/ Lời khuyên của bác sỹ đối với các bậc phụ huynh để kiểm soát tốt độ cận cho trẻ?

Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. Vẫn  chưa thể có những khuyến cáo mạnh mẽ và chính xác với công chúng. Tuy nhiên giới chuyên môn đều thống nhất rằng chúng ta nên

  • Đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt: chiếu sáng, cự ly, khoảng cách học tập, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa…
  • Cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ: vitamin ACE, khoáng chất.
  • Chăm sóc đặc biệt cho trẻ cận thị số cao: tránh chấn thương, khám mắt đều đặn, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Ts.Bs. Hoàng Cương

Bài viết Câu hỏi và trả lời về cận thị trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cau-hoi-va-tra-loi-ve-can-thi-tre-em-2319/feed/ 0
Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/ https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/#respond Sat, 24 Jun 2023 02:00:11 +0000 http://benh2.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/ Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6 g protein, 12.4 g lipit, 82 mg canxi, 212 mg phốtpho, 600 mg cholesterol…

Bài viết Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal năng lượng, 13.6 g protein, 12.4 g lipit, 82 mg canxi, 212 mg phốtpho, 600 mg cholesterol…

Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Nhưng bà bầu nên lưu ý ăn với lượng vừa đủ bởi nếu ăn quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thực hư lời đồn quanh việc bà bầu ăn trứng vịt lộn

“Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc”, “ăn trứng vịt lộn khi mang thai, bé sinh ra chân dài” hay “ăn trứng vịt lộn khi mang thai con sinh ra da trắng” là những lời “đồn thổi” xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lộn. Vậy thực hư những quan niệm này như thế nào?

Theo bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tất cả quan niệm trên chỉ đúng một phần nhỏ và các bà bầu cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng. Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không phải là tốt.

luoc-trung-vit-lon

(Ảnh minh họa)

“Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì 100 gram phần ăn được của trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho;… Đặc biệt, có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg) – đây là vitamin có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu ăn nhiều.

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Việt Nam thì bà bầu không được ăn quá 200 µg vitamin A mỗi ngày và trên thế giới, người ta không khuyến nghị bà bầu dùng vitamin này trong thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu.”, bác sĩ Hào chia sẻ.

Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Mặc dù trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ có thể dẫn đến nguy cơ cho bà bầu. Theo bác sĩ Lê Quang Hào chia sẻ, bà bầu có thể ăn một tuần một quả trứng vịt lộn trong thời kỳ mang thai. Ba tháng đầu thai kỳ, bà bầu không được lạm dụng ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn đến nguy cơ xấu cho thai nhi.

bau-bau-an-trung

Ăn trứng vịt lộn nhiều khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi. (Ảnh minh họa)

“Bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi. Trong trứng vịt lộn hàm lượng vitamin A cao bởi vậy ăn nhiều và ăn thường xuyên sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa, có thể gây ra những vấn đề cho thai nhi, ví dụ dị dạng thai nhi. Vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn nhưng một tuần chỉ nên ăn một quả, cùng lắm là 2 quả, không được ăn nhiều đặc biệt trong 3 tháng đầu”.

Ngoài các chất trong dinh dưỡng hiện đại thì trong Đông y, trứng vịt lộn còn giúp làm tăng hoóc mon sinh dục, giúp sinh lý của nam giới cũng như nữ giới mạnh mẽ hơn. Vì vậy người ta thường sử dụng rau răm và gừng khi ăn trứng vịt lộn để cân bằng các yếu tố.

Bà bầu khi nào có thể ăn trứng vịt lộn

Tuy nhiên bà bầu nên ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng giai đoạn cuối thai kỳ sẽ tốt hơn. Thời gian đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi hình thành các bộ phận trong cơ thể nên việc lạm dụng trứng vịt lộn, có thành phần betacaroten, lượng vitamin A quá cao hay ăn cùng với rau răm có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.”, bác sĩ Hào cho biết.

Cũng theo bác sĩ Hào tư vấn, bà bầu nên ăn cân đối và đa dạng các loại thức ăn, không nên ăn nhiều một loại bởi điều đó sẽ dẫn đến dư thừa chất hoặc thiếu chất. Bà bầu cần bổ sung đầy đủ các chất như canxi, kẽm, sắt, axit folic,… trong thời gian mang thai. Trứng vịt lộn là thức ăn tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu cần ăn đúng để tránh dẫn đến nguy cơ về vấn đề cho thai nhi.

3 nguyên tắc cần nhớ về dinh dưỡng khi mang thai

Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.

Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Bài viết Thực hư quan niệm bà bầu ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra sẽ chân dài? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/thuc-hu-quan-niem-ba-bau-an-trung-vit-lon-khi-mang-thai-con-sinh-ra-se-chan-dai-9852/feed/ 0
Cách vệ sinh bộ phận sinh dục sau sinh https://benh.vn/cach-ve-sinh-bo-phan-sinh-duc-sau-sinh-6457/ https://benh.vn/cach-ve-sinh-bo-phan-sinh-duc-sau-sinh-6457/#respond Mon, 01 Aug 2022 05:46:21 +0000 http://benh2.vn/cach-ve-sinh-bo-phan-sinh-duc-sau-sinh-6457/ Sau khi sinh, phải dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ, và phải thường xuyên thay, rửa, đồng thời cũng cần năng thay quần lót. Hàng ngày nên dùng nước ấm hoặc dung dịch thuốc tím 1:5000 để rửa bộ phận sinh dục ngoài.

Bài viết Cách vệ sinh bộ phận sinh dục sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Phụ nữ sau khi sinh xong nên vệ sinh bộ phận sinh dục như thế nào để sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

Trả lời:

Sau khi sinh nở, rất cần thiết phải chú ý đến việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, vì trong điều kiện bình thường, trong vòng 3 tuần sau khi sinh, tử cung phải thải ra ngoài các chất hỗn hợp qua đường âm đạo, bề mặt bị thương tổn của âm đạo, cổ tử cung, bộ phận sinh dục ngoài và bên trong tử cung còn chưa khỏi hẳn, phần xung quanh bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn thường có cặn huyết, chỉ cần sản phụ không chú ý đến vệ sinh một chút là sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm bộ phận sinh dục.

Sau khi sinh, phải dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ, và phải thường xuyên thay, rửa, đồng thời cũng cần năng thay quần lót. Hàng ngày nên dùng nước ấm hoặc dung dịch thuốc tím 1:5000 để rửa bộ phận sinh dục ngoài. Thời gian đầu bạn chồng bạn hoặc mẹ có thể giúp bạn, sau bạn có thể tự vệ sinh vì kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản.

  • Bước 1: Bạn có thể dùng bông gòn rửa xung quanh bộ phận sinh dục với nước ấm để loại bỏ các mảng máu bẩn.
  • Bước 2: Dùng bông gòn tẩm dung dịch thuốc tím lau xung quanh các mép.
  • Bước 3: Mặc quần lót cotton, thoáng, không được mặc quần lót bằng sợi hóa học, vì sợi hóa học không hút nước, không thoáng khí, gây ẩm ướt và kích thích cho da, có thể gây ngứa.

Khi thấy hiện tượng sinh dục ngoài có hiện tượng đỏ tấy, sưng, đau, ngứa… cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bài viết Cách vệ sinh bộ phận sinh dục sau sinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-ve-sinh-bo-phan-sinh-duc-sau-sinh-6457/feed/ 0
Túi noãn hoàng là gì? https://benh.vn/tui-noan-hoang-la-gi-9896/ https://benh.vn/tui-noan-hoang-la-gi-9896/#respond Thu, 31 Dec 2020 07:25:02 +0000 http://benh2.vn/tui-noan-hoang-la-gi-9896/ Trả lời: Túi noãn hoàng là một khoang tạo bởi nội bì phôi. Gan, đường tiêu hóa và có lẽ là các tế bào mẩm và tế bào tạo máu được biệt hóa từ túi noãn hoàng. Túi noãn hoàng có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai thời kỳ đầu. Túi này […]

Bài viết Túi noãn hoàng là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Túi noãn hoàng là một khoang tạo bởi nội bì phôi. Gan, đường tiêu hóa và có lẽ là các tế bào mẩm và tế bào tạo máu được biệt hóa từ túi noãn hoàng.

Túi noãn hoàng có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai thời kỳ đầu. Túi này phát sinh từ nội bì phôi và được bọc ngoài bởi lá tạng trung bì ngoài phôi. Trong quá trình khép mình của phôi, do sự tạo ra các nếp gấp bên của phôi, nôị bì cuốn lại thành một ống kín 2 đầu gọi là ruột nguyên thủy. Túi noãn hoàng thường phát hiện ở tuần thứ 5 của thai kỳ

Ở đoạn giữa, lúc mới đầu ruột nguyên thủy còn mở rộng vào túi noãn hoàng. Trong quá trình phát triển của khoang ối, do bị khoang ối chèn ép, túi noãn hoàng dài ra và chỉ còn thông với ruột nguyên thủy bởi một cái cuống hẹp gọi là cuống noãn hoàng.

Ở động vật có vú, chức năng nuôi dưỡng phôi do rau đảm nhiệm và túi noãn hoàng không chứa noãn hoàng do đó nó không phát triển, chỉ tồn tại trong phôi như một cơ quan thô sơ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai (trong 2 tháng đầu), túi noãn hoàng đảm nhiệm chức năng quan trọng là tạo huyết và tạo mạch. Về sau, túi noãn hoàng sẽ thoái triển rồi biến đi.

Như vậy, túi noãn hoàng là một bộ phận rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai giai đoạn đầu. Đây là nguồn dinh dưỡng nuôi thai phát triển. Nếu không có túi noãn hoàng, phôi thai có thể ngừng phát triển.

Benh.vn – Cẩm nang y học

Bài viết Túi noãn hoàng là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tui-noan-hoang-la-gi-9896/feed/ 0
Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/ https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/#respond Thu, 02 Apr 2020 06:30:44 +0000 http://benh2.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/ Như hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa.

Bài viết Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Đẻ thường có lợi ích gì so với đẻ mổ?

Trả lời:

Như hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa. Tôi xin đưa cho bạn một số lợi ích của việc đẻ thường, nếu không có chỉ định riêng của bác sĩ thì bạn có thể tự lựa chọn nhé.

– Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.

– Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.

– Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.

– Hầu hết các biện pháp sinh tự nhiên không có tính can thiệp, nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho mẹ và bé.

– Thai phụ sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh và hoàn toàn tỉnh táo

– Có thể cho bé bú ngay sau sinh vì vậy hạn chế được nguy cơ mất sữa

– Chồng có thể tham dự cùng bạn để kiểm soát cơn đau.

– Không cần phải gắn liền với các máy theo dõi, thông tiểu vì vậy có thể đi lại, tắm táp hoặc sử dụng toilet thay vì nằm yên trên giường.

– Ít có khả năng phải dùng các dụng cụ hỗ trợ để lôi em bé ra.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Bài viết Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/feed/ 0
Tại sao kinh nguyệt thường chậm xuất hiện trở lại khi cho con bú? https://benh.vn/tai-sao-kinh-nguyet-thuong-cham-xuat-hien-tro-lai-khi-cho-con-bu-6459/ https://benh.vn/tai-sao-kinh-nguyet-thuong-cham-xuat-hien-tro-lai-khi-cho-con-bu-6459/#respond Wed, 12 Feb 2020 05:46:23 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-kinh-nguyet-thuong-cham-xuat-hien-tro-lai-khi-cho-con-bu-6459/ Trả lời: Kinh nguyệt không xuất hiện trong thời gian cho con bú là do khi trẻ bú và mút đầu vú, kích thích phản ứng đầu vú, đình kỳ tiết ra kích thích tố thúc đẩy tạo sữa (thúc nhũ tố). Thúc nhũ tố có vai trò rất quan trọng trong việc điều kiển […]

Bài viết Tại sao kinh nguyệt thường chậm xuất hiện trở lại khi cho con bú? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Kinh nguyệt không xuất hiện trong thời gian cho con bú là do khi trẻ bú và mút đầu vú, kích thích phản ứng đầu vú, đình kỳ tiết ra kích thích tố thúc đẩy tạo sữa (thúc nhũ tố). Thúc nhũ tố có vai trò rất quan trọng trong việc điều kiển hạ khu, tuyến yên, buồng trứng, tử cung, khiến phản ứng của buồng trứng đối với việc tiết ra hormone tuyến thúc tính của tuyến yên chậm lại, hormone nữ của buồng trứng tiết ra ít đi, dẫn đến hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian cho con bú. Nhưng cùng với thời gian, tác dụng ức chế của thúc nhũ tố cũng bị giảm dần và việc rụng trứng trở lại bình thường tức là xuất hiện kinh nguyệt. Do đó, thời gian cho con bú hoặc trong thời kỳ bế kinh sau khi sinh đều có khả năng thụ thai tiếp. Nếu không áp dụng các biện pháp tránh thai sẽ có khả năng mang thai trước khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại.

Ths.Bs. Trần Thu Hồng – BV Phụ Sản HN

Bài viết Tại sao kinh nguyệt thường chậm xuất hiện trở lại khi cho con bú? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-kinh-nguyet-thuong-cham-xuat-hien-tro-lai-khi-cho-con-bu-6459/feed/ 0
Phân biệt béo phì với sự đầy đặn của thiếu nữ tuổi dậy thì như thế nào? https://benh.vn/phan-biet-beo-phi-voi-su-day-dan-cua-thieu-nu-tuoi-day-thi-nhu-the-nao-6851/ https://benh.vn/phan-biet-beo-phi-voi-su-day-dan-cua-thieu-nu-tuoi-day-thi-nhu-the-nao-6851/#respond Tue, 11 Feb 2020 05:54:03 +0000 http://benh2.vn/phan-biet-beo-phi-voi-su-day-dan-cua-thieu-nu-tuoi-day-thi-nhu-the-nao-6851/ Trả lời: Nam nữ thiếu niên bước vào tuổi dậy thì đều dễ béo phì. Nhưng đối với thiếu nữ thì cần chú ý phân biệt rõ giữa phát triển bình thường với béo phì. Nói chung thiếu nữ tuổi 13-18 là tuổi dậy thì. Bước vào tuổi này, cơ thể có sự biến đổi […]

Bài viết Phân biệt béo phì với sự đầy đặn của thiếu nữ tuổi dậy thì như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trả lời:

Nam nữ thiếu niên bước vào tuổi dậy thì đều dễ béo phì. Nhưng đối với thiếu nữ thì cần chú ý phân biệt rõ giữa phát triển bình thường với béo phì.

Nói chung thiếu nữ tuổi 13-18 là tuổi dậy thì. Bước vào tuổi này, cơ thể có sự biến đổi đột biến, chiều cao cơ thể tăng bình quân 6-8 cm mỗi năm, thậm chí có nguồi tăng chiều cao 10-13 cm/năm; cân nặng cũng tăng tương ứng, mỗi năm khoảng 5-6 kg, người tăng nhiều có thể tới 10 kg. Sự phát triển tình dục trong giai đoạn sinh lý này có sự thay đổi đặc biệt. Không chỉ cơ quan sinh dục phát triển nhanh, mà đặc trưng thứ hai của nữ giới cũng thay đổi nhanh, vú to lên, ngực trở nên đầy đặn; hố chậu rộng ra, mỡ dưới da tăng, nhất là tích mỡ ở vú, lưng, bụng (quanh rốn) eo, mông, đùi.

Tục ngữ có câu phụ nữ tuổi dậy thì thì mười tám mục thay đổi, tức là chỉ sự biến đổi, phát triển của giai đoạn này. Sự đầy đặn và béo phì là khác nhau về cơ bản. Chỉ cần trọng lượng cơ thể (không vượt quá 2,5 cm) không đạt tiêu chuẩn béo phì thì không coi là béo phì. Điều này rất quan trọng, vì một số thiếu nữ không tìm hiểu sự thay đổi sinh lý bình thường này, tự coi mình thuộc loại béo phì, từ đó đâm ra lo lắng, căng thẳng, mù quáng áp dụng biện pháp giảm cân. Điều này vi phạm quy luật phát triển sinh lý bình thường, rất có hại đối với sức khỏe tuổi dậy thì.

Bài viết Phân biệt béo phì với sự đầy đặn của thiếu nữ tuổi dậy thì như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-biet-beo-phi-voi-su-day-dan-cua-thieu-nu-tuoi-day-thi-nhu-the-nao-6851/feed/ 0