Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 06 Sep 2021 20:07:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim https://benh.vn/hoi-chung-tien-kich-thich-trong-roi-loan-nhip-tim-3776/ https://benh.vn/hoi-chung-tien-kich-thich-trong-roi-loan-nhip-tim-3776/#respond Mon, 06 Sep 2021 04:42:59 +0000 http://benh2.vn/hoi-chung-tien-kich-thich-trong-roi-loan-nhip-tim-3776/ Hội chứng tiền kích thích là hội chứng rối loạn nhịp tim gây nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ, cuồng động nhĩ với đặc trưng là hc Wolff -Parkinson-White

Bài viết Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hội chứng tiền kích thích (pre- excitation syndromes) là xung động không đi qua bộ phận giữ chậm của nút nhĩ-thất, mà đi theo con đường dẫn truyền nhanh nối tắt từ nhĩ xuống thất (thất sẽ được khử cực sớm hơn so với bình thường), hoặc từ thất dẫn truyền ngược lên nhĩ (nhĩ sẽ khử cực sớm hơn so với bình thường); những con đường dẫn truyền xung động nhanh này nằm ngoài nút nhĩ-thất như cầu Ken bó Jame, Mahain, nhưng lại được liên hệ với nút nhĩ-thất bằng cầu nối là những bó sợi cơ tim.

loan_nhip_tim_benh_vn

Bằng phương pháp nghiên cứu điện sinh lý học của tim, người ta chia hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim ra làm 3 loại (3 type):

  • Type A: hội chứng WPW (Wolff -Parkinson-White syndrome).
  • Type B: hội chứng WPW ẩn (concealed WPW syndrome).
  • Type C: hội chứng PR ngắn: (LGL: Lown-Ganon-Lewin syndrome).

1. Hội chứng WPW

Hội chứng có đặc điểm là: đường dẫn truyền nhanh từ nhĩ xuống thất chạy song song với nút nhĩ-thất và bó His; xung động có thể đi được 2 chiều: từ nhĩ xuống thất hoặc ngược lại từ thất lên nhĩ.

Những bó sợi cơ tim tạo cầu nối từ đường dẫn truyền nhanh với nút nhĩ- thất ở những vị trí khác nhau như: thành tự do thất trái, vùng trước hoặc sau vách liên thất,thành tự do thất phải, một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều đường dẫn truyền tắt bệnh lý.

Nguyên nhân hội chứng WPW

hội chứng WPW thuộc nhóm rối loạn nhịp tim bẩm sinh, 80-90 % hội chứng WPW gặp ở tim bình thường, số còn lại gặp ở những người có bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải như: Ebstein, sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại…

Biểu hiện hội chứng WPW

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW là do nhịp nhanh vào lại kịch phát, hoặc rung nhĩ, cuồng động nhĩ. Những cơn nhịp nhanh có thể tái phát lại sau vài tuần hoặc vài tháng,  bệnh nhân có thể tự chữa cơn nhịp nhanh cho mình bằng các phương pháp gây cường phó giao cảm (ấn nhãn cầu, xoa xoang động mạch cảnh hoặc làm nghiệm pháp Valsalva…).

Trong cơn nhịp nhanh, bệnh nhân có thể bị ngất, nếu rung nhĩ nhanh dẫn đến rung thất thì bệnh nhân bị đột tử.

– Biểu hiện điện tim đồ của hội chứng WPW:

  • PR (hoặc PQ) ngắn < 0,12 giây.
  • Sóng delta, hoặc trát đậm sóng R.
  • Độ rộng của QRS ≥ 0,12 giây.
  • Sóng T âm tính.
  • Có khi là nhịp nhanh, cuồng động nhĩ, rung nhĩ.

Điều trị hội chứng WPW

Điều trị cơn nhịp nhanh vào lại WPW:

  • Các biện pháp cường phó giao cảm: xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva, cho ngón tay ngoáy họng… nếu không tác dụng thì phải dùng thuốc.
  • Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp đường tĩnh mạch, một trong số thuốc sau:
    • Nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc
    • Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine).
  • Nếu vẫn không cắt được cơn nhịp nhanh thì phải sốc điện  đảo nhịp với liều khởi đầu 50j.

Điều trị cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ do WPW.

  • Lựa chọn thuốc chống loạn nhịp tim đường tĩnh mạch, một trong số thuốc sau: Thuốc nhóm Ic (ajmaline, propafenone, flecainide) hoặc Nhóm Ia (procainamide, disopyramide, quinidine) hoặc tốt nhất là amiodarone (cordaron).
  • Nếu dùng thuốc không có tác dụng, có rối loạn huyết động, sốc, hoặc suy tim ứ đọng thì phải tiến hành sốc điện để điều trị.
  • Hội chứng WPW có biến chứng cơn nhịp nhanh, rung nhĩ, cuồng động nhĩ không được dùng digoxin và  verapamil, vì những thuốc này rút ngắn quá trình tái cực của nút nhĩ-thất, nên không khống chế được nhịp thất (nhịp thất giải phóng) nhất là khi có rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ.
  • Nhưng thuốc digoxin hoặc verapamil có thể dùng được ở trẻ em, vì ở trẻ em rất hiếm khi WPW gây biến chứng rung nhĩ.
  • Điều trị kéo dài dự phòng những biến chứng rối loạn nhịp do hội chứng WPW gây ra, lựa chọn một trong số thuốc sau đây:
    • Thuốc nhóm Ic (propafenone, flecainide).
    • Thuốc nhóm Ia (quinidine, procainamide, disopyramide). Thuốc nhóm block thụ cảm thể bêta giao cảm.
    • Nếu vẫn không có tác dụng thì có thể phối hợp thuốc nhóm Ic với thuốc nhóm block thụ cảm thể bêta giao cảm.
  • Điều trị cơn nhịp nhanh bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đốt đường dẫn truyền tắt bệnh lý bằng năng lượng tần số radio qua ống thông, nhất là những trường hợp sau đây:
    • Đã bị ngừng tim đột ngột mà được cấp cứu sống lại.
    • Cơn rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ đã gây ra ngất lịm mà không  điều trị được bằng thuốc.
    • Thường có những cơn nhịp nhanh mà không khống chế được bằng thuốc.

2. Hội chứng WPW ẩn (hoặc hội chứng WPW có đường dẫn truyền ẩn)

Hội chứng WPW ẩn có đặc điểm là đường dẫn truyền bệnh lý liên hệ với nút nhĩ-thất tạo ra vòng dẫn truyền blốc một chiều, nghĩa là chỉ cho xung động đi ngược từ thất  lên nhĩ (không cho xung động đi theo hướng từ nhĩ xuống thất).

Biểu hiện hội chứng WPW ẩn

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW ẩn giống như hội chứng WPW, chỉ khác là hoạt động nhĩ nhanh khi bị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, rất ít khi bị ngất, không gây đột tử.

Điện tim đồ:

  • Khi nhịp xoang bình thường, rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, điện tim đồ không chẩn đoánđược hội chứng WPW ẩn.
  • Khi nhịp nhanh vào lại do WPW ẩn thấy nhịp nhĩ đảo lại: sóng P âm tính sau phức bộ QRS và rơi vào đoạn ST, đoạn P’R > RP’.

Điều trị hội chứng WPW ẩn

Giống như điều trị hội chứng WPW, ngoài ra hội chứng WPW ẩn có thể dùng được thuốc nhóm digitalis hoặc verapamil vì không gây ra tình trạng tăng nhịp thất khi rung nhĩ hoặc khi bị cuồng động nhĩ.

3. Hội chứng PR ngắn

Hội chứng PR ngắn còn có tên là hội chứng Lown-Ganong-Lewine (LGL), để chỉ khoảng PR trên điện tim đồ ngắn, sau đó là phức bộ QRS bình thường (không có sóng delta) phối hợp với bệnh sử có cơn nhịp nhanh kịch phát.

Bản chất của PR ngắn và nhịp  tim nhanh là do những sợi cơ nhĩ nối tắt giữa phần dẫn truyền chậm ở phía trên nút nhĩ-thất đến phần xa của nút nhĩ-thất hoặc bó His, tạo ra vòng vào lại nhỏ nằm ở phần cơ nhĩ của tim.

Biểu hiện hội chứng PR ngắn

Biểu hiện lâm sàng giống như hội chứng WPW, phụ thuộc vào các cơn nhịp nhanh vào lại, rung nhĩ nhanh, cuồng động nhĩ nhanh.

  • Rung nhĩ nhanh kết hợp với đáp ứng nhịp thất nhanh có thể dẫn đến rung thất gây tử vong.
  • Cuồng động nhĩ nhanh phối hợp với dẫn truyền nhĩ thất 1:1, nhịp thất nhanh từ 220-300 ck/phút sẽ gây ngất, lịm…

Biểu hiện điện tim đồ

  • Khoảng PR ngắn < 0,12 giây.
  • Phức bộ QRS bình thường hoặc rộng hơn bình thường nhưng không có sóng delta.
  • Trong bệnh sử đã có lầm ghi được những cơn nhịp nhanh kịch phát.

Điều trị hội chứng PR ngắn

Cách điều trị hội chứng PR giống như điều trị hội chứng WPW.

Bài viết Hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoi-chung-tien-kich-thich-trong-roi-loan-nhip-tim-3776/feed/ 0
Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp https://benh.vn/mot-so-benh-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-5414/ https://benh.vn/mot-so-benh-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-5414/#respond Sun, 05 Sep 2021 05:23:27 +0000 http://benh2.vn/mot-so-benh-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-5414/ Rung nhĩ là loạn nhịp tim rất thường gặp. Tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường, các xung động điện học dẫn truyền hỗn loạn trong cơ tâm nhĩ làm mất khả năng, co bóp nhịp nhàng cơ học của tâm nhĩ.

Bài viết Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn nhịp tim không phải là một bệnh, đây là một biểu hiện rối loạn có thể gặp trong một số bệnh lý khác nhau liên quan tới tim mạch, thần kinh. Sau đây benh.vn sẽ liệt kê một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp nhất.

Nhịp chậm xoang

Trong trường hợp này, nút xoang vẫn là chủ nhịp của quả tim nhưng phát ra các xung động chậm hơn bình thường và đa số không phải là bệnh lý.

Tuy nhiên, nhịp chậm xoang sẽ là bất thường khi gây triệu chứng chóng mặt hoặc ngất, do làm giảm chức năng tim.

Một số nguyên nhân gây ra nhịp chậm xoang bao gồm “hội chứng nút xoang bệnh lý”, một số bệnh lý nội tiết như suy chức năng tuyến giáp…

Một số thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chậm nhịp tim: thuốc chẹn beta giao cảm, digoxin…

Điều trị nhịp chậm xoang bao gồm điều chỉnh các rối loạn nguyên nhân nếu có như bổ sung hormon tuyến giáp (trong trường hợp suy giáp), giảm liều hoặc ngừng sử dụng các thuốc gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng chậm nhịp tim. Nếu nhịp tim chậm kéo dài và xuất hiện triệu chứng, bạn có thể được các bác sĩ cấy máy tạo nhịp tim, là một thiết bị nhỏ như bao diêm được cấy dưới da thành ngực, máy tạo nhịp có chức năng kích thích quả tim đập khi nhịp tim tự nhiên quá chậm.

roi_loan_nhip_tim_benh_vn

Nhịp nhanh xoang

Là khi nút xoang kích thích quả tim đập nhanh trên 100 lần trong một phút. Đây là đáp ứng bình thường của quả tim đối với nhu cầu oxy tăng lên của cơ thể trong trường hợp gắng sức hoặc stress. Nhịp nhanh xoang cũng có thể xảy ra trong một số tình trạng khác như nhiễm trùng, sốt, thiếu máu, cường giáp…

Trong đa số các trường hợp, nhịp nhanh xoang không cần phải điều trị. Vấn đề chính là cần phát hiện và điều trị nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chện beta giao cảm.

Ngoại tâm thu nhĩ

Là nhát bóp sớm hơn bình thường bắt nguồn từ tâm nhĩ nhưng không phải ở nút xoang.

Các nguyên nhân gây ra ngoại tâm thu nhĩ tương tự như nhịp nhanh xoang. Có thể điều trị bằng thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc chẹn kênh calci và một số thuốc khác.

Ngoại tâm thu thất

Ngoại tâm thu thất cũng là một nhát bóp “đến sớm” nhưng bắt nguồn từ tâm thất. Ngoại tâm thu thất sẽ trở nên nguy hiểm khi xuất hiện dày và liên tiếp (nhịp nhanh thất) đặc biệt khi xảy ra trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, đa số ngoại tâm thu thất là lành tính và không cần phải điều trị.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Là nhịp tim nhanh bất thường bắt nguồn từ các cấu trúc ở trên tâm thất. Thường liên quan tới “vòng vào lại” các xung động trong tim. Nhịp nhanh kịch phát trên thất gặp ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra trên một quả tim hoàn toàn bình thường. Cơn nhịp nhanh thường xuất hiện và kết thúc đột ngột. Nhìn chung loại loạn nhịp này có thể đáp ứng với nhiều loại thuốc như chẹn beta, chẹn kênh calci, digoxin. Hiện nay triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio qua đường ống thông được xem là phương pháp được chọn lựa trong điều trị tim nhanh trên thất, điều trị mang tính triệt để với tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là loạn nhịp tim rất thường gặp. Tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường, các xung động điện học dẫn truyền hỗn loạn trong cơ tâm nhĩ làm mất khả năng, co bóp nhịp nhàng cơ học của tâm nhĩ. Xung động rất nhanh từ tâm nhĩ có thể dẫn xuống tâm thất làm tâm thất cũng đập nhanh và không đều.

Các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm cảm giác đánh trống ngực, một số bệnh nhân có thể biểu hiện đau ngực, chóng mặt hoặc suy tim. Một trong những nguy cơ lớn nhất của rung nhĩ là sự hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ, có thể gây đột quỵ do tắc mạch. Khi bạn bị rung nhĩ cần có sự theo dõi sát của các bác sĩ và tuỳ tình huống cụ thể mà bác sĩ có thể quyết định chuyển nhịp về nhịp xoang (bằng thuốc hoặc bằng dòng điện) rồi duy trì nhịp xoang. Tuy nhiên, có khi bạn phải chung sống hoà bình với rung nhĩ và phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ (đặc biệt là thuốc chống đông máu).

Cơn tim nhanh thất

Là cơn tim đập nhanh có nguồn gốc từ tâm thất. Khác với tim nhanh trên thất, rối loạn nhịp thất nhanh thường gây nhiều triệu chứng như khó thở, đau ngực, tụt huyết áp… và đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện trên bệnh nhân có bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim…).

Các cơn tim nhanh thất cần phải được điều trị cắt tại bệnh viện. Để dự phòng cơn tim nhanh tái phát, người bệnh phải sử dụng các thuốc chống rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ.

Một số cơn tim nhanh thất có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp đốt điện như đối với cơn tim nhanh trên thất.

Một số cơn tim nhanh thất nguy hiểm, điều trị bằng thuốc hoặc đốt điện nhưng không hiệu quả, cần được cấy máy phá rung tự động.

Hội chứng nút xoang bệnh lý

Thuật ngữ “hội chứng” trong y học là để chỉ một tập hợp các triệu chứng. Hội chứng không phải là “bệnh” nhưng có thể phản ánh các bệnh lý thực tổn. Những người mặc hội chứng suy nút xoang (SSS) thường biểu hiện nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, phần lớn liên quan đến tầng nhĩ và nút nhĩ thất. Các rối loạn nhịp có thể nhanh hoặc chậm, nếu cùng gặp cả hai thì người ta gọi là “hội chứng nhịp nhanh – chậm”. Trong hội chứng suy nút xoang còn có thể gặp rung nhĩ, cuồng nhĩ cũng như các rối loạn nhịp khác. Điều trị bằng thuốc nhìn chung ít hiệu quả trong hội chứng suy nút xoang. Cấy máy tạo nhịp tim là phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh.

Bloc nhĩ thất

Bloc nhĩ thất là khi có sự tắc nghẽn hoặc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn xung động đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Bloc nhĩ thất có thể gây nhịp tim chậm dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, choáng váng và nặng hơn là ngất. Một số trường hợp bloc nhĩ thất sẽ tự hồi phục khi nguyên nhân cấp tính được giải quyết. Tuy nhiên, phần lớn bloc nhĩ thất gây nhịp chậm nhiều cần phải được cấy máy tạo nhịp tim.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Một số bệnh rối loạn nhịp tim thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-benh-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-5414/feed/ 0
Đại cương về các rối loạn nhịp tim và điều trị https://benh.vn/dai-cuong-ve-cac-roi-loan-nhip-tim-va-dieu-tri-3772/ https://benh.vn/dai-cuong-ve-cac-roi-loan-nhip-tim-va-dieu-tri-3772/#respond Sun, 29 Aug 2021 04:42:55 +0000 http://benh2.vn/dai-cuong-ve-cac-roi-loan-nhip-tim-va-dieu-tri-3772/ Loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện sinh học của tim về ba mặt: sự tạo thành xung động, dẫn truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và dẫn truyền xung động.

Bài viết Đại cương về các rối loạn nhịp tim và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các rối loạn nhịp tim thể hiện nhiều bệnh lý khác nhau với các dấu hiệu khác nhau. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim để điều trị hiệu quả.

1. Khái niệm rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện sinh học của tim về ba mặt: sự tạo thành xung động, dẫn truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và dẫn truyền xung động.

Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, gặp ở tất cả các khoa lâm sàng và ngay cả ở những người bình thường, một người bệnh cùng một lúc có thể gặp nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, mặt khác từ rối loạn nhịp tim này có thể chuyển thành các rối loạn nhịp tim khác. Ngay cả các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cũng có thể gây rối loạn nhịp tim. Nếu phân tích kỹ lưỡng từng trường hợp có loại loạn nhịp tim cần thiết phải điều trị, nhưng cũng có khi có những rối loạn nhịp tim không cần phải điều trị, những vấn đề này các thầy thuốc cần phải nắm vững để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lâm sàng.

roi_loan_nhip_tim_8

2. Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim chức năng: xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý; lao động gắng sức; liên quan đến ăn uống; hút thuốc lá; uống chè, rượu, cà phê…

Rối loạn nhịp tim thực thể do tổn thương thực thể tại tim như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh…

Rối loạn nhịp tim do bệnh của các cơ quan khác, ví dụ: cường chức năng tuyến giáp, bệnh viêm phổi-phế quản cấp hay mạn tính, thiếu máu, rối loạn thăng bằng kiềm-toan và điện giải, do thuốc,…

3. Bệnh sinh của rối loạn nhịp tim

Bệnh sinh của rối loạn nhịp tim còn phức tạp, nhiều điều chưa rõ.

Nhưng cũng có nhiều vấn đề đã được sáng tỏ: những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân đã gây ra những biến đổi chức năng hoặc thực thể hệ thần kinh tự động của tim (nút xoang, đường dẫn truyền nhĩ-thất, nút Tawara, bó His…) và cơ tim.

Rối loạn cân bằng của hệ giao cảm (adrenalin, nor-adrenalin) và hệ phó giao cảm (acetylcholin).

Rối loạn hưng phấn hoặc ức chế thụ cảm thể bêta giao cảm.

Rối loạn quá trình khử cực và tái cực màng của tế bào cơ tim, tế bào thuộc hệ thần kinh tự động của tim.

Rối loạn hệ men chuyển (ATPaza), rối loạn điện giải đồ trong máu: natri, kali, canxi, magie…

Rối loạn hướng dẫn truyền xung động (thuyết vào lại-Reentry).

Xung động đi theo những đường dẫn truyền tắt (ví dụ: hội chứng Wolf-Parkinson-Wite:WPW).

4. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn nhịp

Lâm sàng của rối loạn nhịp tim cũng phức tạp và phụ thuộc vào từng thể bệnh, từng loại và bệnh gây ra rối loạn nhịp. Một số rối loạn nhịp tim luôn phải cấp cứu vì có tỉ lệ tử vong cao do rối loạn huyết động nặng nề.

Ví dụ: nhịp nhanh thất, rung thất, blốc nhĩ-thất cấp III, yếu nút xoang…

5. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Dựa vào lâm sàng và điện tim đồ.

Yếu tố quyết định nhất vẫn là điện tim đồ; (ngoài ghi điện tim thông thường, hiện nay còn có các phương pháp mới như: ghi điện tim từ xa-Teleelectrocardiography, ghi điện tim liên tục trong 24 giờ-Holter; ghi điện tim điện cực thực quản, ghi điện tim điện cực trong buồng tim, lập bản đồ điện tim- mapping ECG, ghi điện thế bó His …).

6. Phân loại rối loạn nhịp tim

– Dựa vào cơ chế bệnh sinh của rối loạn nhịp tim, người ta chia thành 3 nhóm:

  • Rối loạn quá trình tạo thành xung động: nhịp xoang nhanh hoặc chậm, ngoại tâm thu, cuồng động và rung…
  • Rối loạn quá trình dẫn truyền xung động: blốc xoang nhĩ, blốc nhĩ-thất, blốc trong thất…
  • Kết hợp giữa rối loạn tạo thành xung động và dẫn truyền xung động: phân ly nhĩ- thất, hội chứng quá kích thích dẫn truyền sớm…

– Trong lâm sàng, dựa vào vị trí, tính chất của các rối loạn nhịp tim, người ta chia thành 4 nhóm để ứng dụng chẩn đoán và điều trị có nhiều tiện lợi hơn:

  • Rối loạn nhịp trên thất:
    • Nhịp nhanh xoang; chậm xoang.
    • Nhanh nhĩ kịch phát, nhanh bộ nối kịch phát.
    • Ngoại tâm thu trên thất (nhĩ).
    • Rung nhĩ.
    • Cuồng động nhĩ.
    • Hội chứng yếu nút xoang.
  • Rối loạn nhịp thất:
    • Ngoại tâm thu thất.
    • Nhanh thất, rung thất.
    • Blốc tim.
    • Blốc xoang nhĩ.
    • Blốc nhĩ-thất.
    • Blốc trong thất.
  • Hội chứng tiền kích thích.

7. Điều trị rối loạn nhịp tim

Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim; có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp theo những nguyên tắc chung:

  • Loại trừ các yếu tố tác động xấu.
  • Điều trị nguyên nhân.
  • Dùng các nghiệm pháp gây cường phó giao cảm làm giảm nhịp tim khác như: ấn nhãn cầu, ấn và xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva,…
  • Dùng thuốc chống loạn nhịp phải lựa chọn theo bảng phân loại của V. Williams gồm 4 nhóm như sau:
    • Nhóm chẹn dòng Na+: quinidin, procainamit, lidocain, ajmalin, sodanton, rythmodan, propafenon…
    • Chẹn thụ cảm thể β giao cảm: propranolol, avlocardyl, atenolol…
    • Nhóm chẹn kênh K+: amiodarone (cordarone, sedacoron).
    • Nhóm chẹn dòng Ca++: isoptin, nifedipine, verapamin, corontin…
    • Những thuốc không xếp vào bảng phân loại này, nhưng có tác dụng điều trị loạn nhịp tim: digitalis, adrenalin, nor-adreanlin, isuprel, aramin, atropin, ephedrin…
  • Phương pháp điều trị loạn nhịp bằng điện: sốc điện, máy tạo nhịp tim, điều trị nhịp tim nhanh bằng phương pháp ức chế vượt tần số (overdriving), cấy máy sốc tự động, đốt bằng năng lượng tần số radio qua ống thống…
  • Điều trị loạn nhịp tim bằng phương pháp ngoại khoa: cắt bỏ phần phình tim, cắt các đường dẫn truyền tắt, phẫu thuật theo phương pháp COX để điều trị rung nhĩ…
  • Điều trị loạn nhịp tim theo phương pháp y học dân tộc: châm cứu (acupuncture), thủy xương bồ, tâm sen, củ cây bình vôi…

Bài viết Đại cương về các rối loạn nhịp tim và điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dai-cuong-ve-cac-roi-loan-nhip-tim-va-dieu-tri-3772/feed/ 0
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/#respond Mon, 04 Feb 2019 13:53:13 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác giống như bị đè nặng bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra một hay hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

Triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Bình thường trái tim của chúng ta đập rất đều đặn 60-90 nhịp mỗi phút. Vậy khi nào gọi là bị rối loạn nhịp tim: đấy là khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, những biểu hiện thường gặp là:

  • Hồi hộp, cảm giác như trống đánh trong lồng ngực
  • Cảm giác tức nặng như bị vật nặng đè vào ngực.
  • Choáng váng, thấy mọi vật xung quanh như quay cuồng, nặng hơn có thể ngất, xỉu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim, suy tim

Trái tim chúng ta có 4 lá van: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn lá van này hoạt động, đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh lý có thể làm cho van bị hẹp hoặc hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương van mà triệu chứng có thể gặp là:

  • Khó thở, khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, sau nặng dần khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm đầu bằng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Cảm giác tức nặng ngực như có vật nặng đè vào khi hoạt động hoặc khi ra ngoài trời lạnh.
  • Hồi hộp đau trống ngực, bệnh nhân có cảm giác thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc đập không đều, có thể có bỏ nhịp

Còn trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim thì còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Phù chân và mắt cá chân. Có thể có tràn dịch màng bụng làm bụng chướng.
  • Do cơ thể bị tích nước khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có những cơn khó thở kịch phát: đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Lúc này, bạn cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời phải cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Như tên gọi của bệnh “tim bẩm sinh” tức là những khiếm khuyết của tim đã xuất hiện từ lúc bạn còn trong bào thai. Bệnh có thể được phát hiện ngay lúc sinh ra, khi bạn lớn lên hoặc trong một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới tình cờ phát hiện ra bệnh do bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện nào.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể gặp là:

  • Khó thở nhẹ đến nhiều, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt bình thường
  • Biểu hiện của bệnh suy tim như đã trình bảy ở trên.
  • Trong các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím, người bệnh có thể có tím da và niêm mạc, tím môi và đầu ngón chân, ngón tay. Có thể có ngón tay to như dùi trống.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh tim bẩm sinh có thể làm cho trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng cân chậm hay bị viêm phổi tái phát.

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng bao gồm:

  • Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp
  • Triệu chứng của suy tim (như đã trình bày)
  • Phù chân, bụng chướng dịch
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ có thể gây ra chết đột tử.

Các biểu hiện ngừng tuần hoàn

Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ.

Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ

đột quỵ

Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng cảnh báo tắc động mạch cấp

Đau đột ngột chân hoặc tay: người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/feed/ 0
Nhịp tim đập nhanh do nguyên nhân gì https://benh.vn/nhip-tim-dap-nhanh-do-nguyen-nhan-gi-6733/ https://benh.vn/nhip-tim-dap-nhanh-do-nguyen-nhan-gi-6733/#respond Tue, 20 Nov 2018 05:51:46 +0000 http://benh2.vn/nhip-tim-dap-nhanh-do-nguyen-nhan-gi-6733/ Tim đập nhanh khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu. Với những thao tác đơn giản, thông thường như nấu cơm, giặt rũ cũng khiến ta mệt mỏi, uể oải...Nguy hiểm hơn, tim đập nhanh còn có thể là biểu hiện của một số bệnh mà chúng ta chưa phát hiện ra. Vậy, nhịp tim đập nhanh do nguyên nhân gì?

Bài viết Nhịp tim đập nhanh do nguyên nhân gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tim đập nhanh khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu. Với những thao tác đơn giản, thông thường như nấu cơm, giặt rũ cũng khiến ta mệt mỏi, uể oải…Nguy hiểm hơn, tim đập nhanh còn có thể là biểu hiện của một số bệnh mà chúng ta chưa phát hiện ra. Vậy, nhịp tim đập nhanh do nguyên nhân gì?

Thế nào là nhịp tim bình thường, nhịp tim nhanh, chậm

Ở người trưởng thành, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình là từ 50 đến 90 nhịp/phút.

+ Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh.

+ Khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm.

Trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh

Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Bệnh cường thần kinh giao cảm

Tim đập nhanh có thể do cơ thể mắc bệnh cường thần kinh giao cảm. Trong cơ thể mỗi người đều có 2 hệ thống thần kinh tự động có khả năng điều hòa các hoạt động của các cơ quan, trong đó có trái tim, đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm có tác dụng đối ngược và kiểm soát nhau.

Vì một lý do nào đó một trong hai hệ thần kinh trên bị suy yếu hay bị tăng cường hoạt động mạnh hơn sẽ gây ra các rối loạn trong việc điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Khi bị cường thần kinh giao cảm, người bệnh thường hay có cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hay hoảng sợ lo lắng vô cớ, đặc biệt là khi căng thẳng.

Tim đập nhanh có thể do mắc bệnh cường thần kinh giao cảm

Bệnh Basedow, cường tuyến giáp trạng

Một nguyên nhân hay gặp nữa đó là bệnh Basedow, cường tuyến giáp trạng cũng có thể gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, hay ra mồ hôi, sợ nóng, run tay, giảm cân.

Do gắng sức, xúc động

Nhịp tim nhanh còn gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt. Đặc biệt đối với  những cú sốc trong tình cảm sẽ khiếnnhịp tim tăng nhanh đột ngột.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể làm tăng nhịp tim như thiếu máu, u tủy thượng thận, bệnh tim phổi mạn tính hoặc trong một số bệnh thiếu vitamin B1…..

Lời kết

Trái tim là cơ quan quan trọng của cơ thể con người và nó rất dễ tác động trước những cảm xúc buồn, vui, đau đớn…Trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần trong đời với nhịp đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp trong một phút. Nếu nhịp tim ở mức thấp hoặc cao hơn thông số chuẩn, báo hiệu những bất thường cần xem xét.

Vì vậy, khi thấy cơ thể mệt mỏi, đo nhịp tim thấy đập nhanh, chúng ta cần đến bệnh viện để các bác sĩ khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh một cách cụ thể, từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Nhịp tim đập nhanh do nguyên nhân gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhip-tim-dap-nhanh-do-nguyen-nhan-gi-6733/feed/ 0
Rối loạn nhịp thất https://benh.vn/roi-loan-nhip-that-48521/ https://benh.vn/roi-loan-nhip-that-48521/#respond Mon, 15 Oct 2018 02:56:56 +0000 https://benh.vn/?p=48521 Rung thất: là tình trạng từng vùng cơ thất rung lên, các bó sợi cơ thất co bóp khác nhau, không đồng bộ, do những ổ lạc vị trí trong thất phát xung động loạn xạ gây ra. Hậu quả là tim mất chức năng “bơm” máu, tim ngừng đập, mất mạch, mất ý thức và tử vong.

Bài viết Rối loạn nhịp thất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Loạn nhịp ngoại tâm thu thất (ventricular extrasystoles)

Loạn nhịp ngoại tâm thu thất là có một hay nhiều ổ phát nhịp nằm ở thất kích thích tim đập.

Nguyên nhân: do rượu, cà phê, thuốc lá, nhiễm trùng, nhiễm độc, mất ngủ; nguyên nhân hay gặp và có ý nghĩa tiên lượng nặng là: nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim tiên phát, viêm cơ tim, nhiễm độc digitalis, sa van 2 lá,…

Lâm sàng: nhịp tim không đều, tức ngực, khó thở, cảm giác hẫng hụt rõ cả khi bắt mạch và nghe tim; có thể bị ngất hoặc đột tử…

Điện tim đồ: nhịp ngoại tâm thu thất, không có sóng P đi trước phức bộ Q’R’S’, Q’R’S’ giãn rộng > 0,12 giây, S’T’ chênh trái chiều so với R’, nhịp ngoại tâm thu thất thường đến sớm và có nghỉ bù so với nhịp xoang (RR’R= 2RR). Trên 80% các trường hợp ngoại tâm thu thất là ngoại tâm thu ở thất phải, gần 20% ngoại tâm thu thất nằm ở thất trái.

Lown đã chia ngoại tâm thu thất thành 6 độ:

  • Độ 0: không có ngoại tâm thu thất.
  • Độ I: có < 30 nhịp ngoại tâm thu thất/1 giờ.
  • Độ II: có > 30 nhịp ngoại tâm thu thất/1 giờ.
  • Độ III: ngoại tâm thu thất nhiều dạng, nhiều ổ.
  • Độ IVa: có 2 nhịp ngoại tâm thu thất đi liền nhau.
  • Độ IVb: có 3 nhịp ngoại tâm thu thất đi liền nhau.
  • Độ V: nhịp ngoại tâm thu thất rơi vào sóng T của nhịp ngay liền trước nó (R on T phenoment).

Người ta còn phân chia ngoại tâm thu thất: một ổ, một dạng, đa ổ, đa dạng, nhịp đôi, nhịp ba, hàng loạt.

Điều trị:

  • Loại trừ các yếu tố nguy cơ và điều trị những nguyên nhân gây ra loạn nhịp ngoại tâm thu thất.
  • Nghỉ ngơi, cho liều lượng thấp diazepam (seduxen, valium) hoặc chlordiazepoxit (librium) 5-10 mg, uống ~ 3-5 tối, nếu không có tác dụng thì phải lựa chọn một trong các thuốc chống loạn nhịp sau đây:
    • Disopyramide (rythmodan, norpace) 100-200 mg ~ 1-4v/ngày chia 2 lần; dùng 10-15 ngày.
    • Thuốc chẹn thụ cảm thể β: propranolol (inderal) 20-40 mg/ngày ~ 10-15 ngày (ngừng thuốc khi nhịp tim chậm và hạ huyết áp).
    • Procainamide (pronestyl) 250 mg ~ 2- 4v/ngày; hoặc 2- 4 ống, tiêm bắp thịt, đợt 10-15 ngày. Hạ liều và ngừng thuốc khi thấy mệt mỏi, nhược cơ hoặc có hội chứng giả luput ban đỏ.
    • Cordaron 0,20 •~ 1-3 v/ngày, đợt dùng 10-15 ngày.
  • Những trường hợp nặng, có ngất lịm, nhanh thất do hiện tượng “R on T phenoment”  thì phải dùng mexiletin (mexitil) hoặc lidocain 100-200mg, tiêm bắp thịt hoặc 1/2 liều tiêm trực tiếp tĩnh mạch (thử nghiệm trong da âm tính) và 1/2 liều pha vào 50-100ml huyết thanh natri clorua 0,9% (nếu không có suy tim) hoặc dung dịch glucose 5% (nếu có suy tim) để truyền tĩnh mạch 20-30 giọt/phút, dưới sự kiểm tra theo dõi điện tim đồ trên monitoring.
  • Nếu nhồi máu cơ tim, ngoài lidocain như trên phải cho rythmodan 0,10 x 2-4v/ngày, chia uống sáng và chiều cho đến khi hết ngoại tâm thu thất.
  • Nếu ngoại tâm thu thất do ngộ độc digitalis thì phải dừng ngay thuốc digitalis và cho thuốc:
    • Lidocain cách dùng như trên. So anton 0,10 ~ 1-2v/ngày.
    • Panangin hoặc kaliclorua 0,60 ~ 2-4v/ngày.
    • Những thuốc này dùng cho đến khi hết loạn nhịp ngoại tâm thu thất.
  • Trong trường hợp ngoại tâm thu thất mức độ nặng, dai dẳng, kéo dài, không có tác dụng khi dùng thuốc thì phải tiến hành biện pháp đốt ổ phát nhịp gây ngoại tâm thu thất bằng năng lượng tần số radio qua ống thông.
  • Một số trường hợp châm cứu các huyệt: hợp cốc, nội quan (tay trái) hoặc uống nước sắc “thủy xương bồ” 10-20 g/ngày cũng có kết quả điều trị.

rối loạn nhịp thất

Nhịp tự thất (idioventricular rythm)

Khi nhịp ngoại tâm thu thất đứng làm chủ nhịp, kích thích cho tim đập với tần số < 120 ck/phút thì được gọi là nhịp tự thất.

Nhịp tự thất là một loại rối loạn nhịp rất nặng gây ra tình trạng “phân ly điện cơ”, nghĩa là tim còn hoạt động điện học nhưng không có hiệu lực cơ học; biểu hiện lâm sàng là ngừng tuần hoàn; điều trị cấp cứu như cấp cứu ngừng tim do vô tâm thu.

Nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia)

Đây là loại rối loạn nhịp tim nặng, luôn phải được theo dõi và điều trị cấp cứu tại bệnh viện, vì có tỷ lệ tử vong cao.

Khi có từ > 3 nhịp ngoại tâm thu thất liền nhau, liên tiếp, với tần số từ 120-250 ck/ phút thì được gọi là nhịp nhanh thất.

  • Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài < 30 giây thì gọi là nhịp nhanh thất ngắn, thoáng qua.
  • Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài > 30 giây thì gọi là nhịp nhanh thất bền bỉ, kéo dài.

Nếu các nhịp nhanh thất giống nhau trong một đạo trình của điện tim đồ thì gọi là nhịp nhanh thất một dạng; ngược lại nếu nhịp nhanh thất khác dạng nhau trên cùng một đạo trình của điện tim đồ thì gọi là nhịp  nhanh thất đa dạng.

  • Nhịp nhanh thất kéo dài, một dạng, do một ổ phát nhịp thất, với tần số nhanh từ 180-250 ck/phút được gọi là cuồng động thất (ventricular flutter).
  • Nhịp nhanh thất đa ổ, đa dạng, kéo dài, thường xuyên đổi trục (180o), thường gặp ở người có khoảng QT kéo dài (trên 60 giây) được gọi là “nhịp xoắn đỉnh” (torsade de pointes ventricular tachycardia).
  • Vị trí ổ phát nhịp ở thất gây nhịp nhanh thất hay gặp nhất là vòng vào lại ở sợi Purkinje; nhịp nhanh thất còn gọi là “phân ly nhĩ thất” vì tần số nhịp thất cao hơn tầnsố nhịp nhĩ, và không có sự liên hệ với nhau, trừ trường hợp nhịp dẫn truyền ngược thất-nhĩ.

Nguyên nhân: nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim tiên phát, cũng có khi gặp ở người bình thường, do các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ic (ví dụ: encainide, flecainide) và nhiều bệnh tim khác có tổn thương cơ tim nặng kèm theo nhịp nhanh 180-200 ck/phút.

Lâm sàng: biểu hiện lâm sàng của nhịp nhanh thất là suy tim mức độ nặng và sốc tim, có thể gây tử vong.

Điện tim đồ: biểu hiện trên điện tim đồ của nhịp nhanh thất:

  • Phức bộ QRS rộng từ 0,12- 0,24 giây (trung bình 0,16 giây).
  • Rr’ hoặc R ở V1; QS hoặc rS ở V6.
  • Hoặc đồng dạng R  ương tính từ V1 đến V6
  • Trục chuyển trái.
  • Tần số nhịp thất cao hơn tần số nhịp nhĩ (phân ly nhĩ- thất).

Cấp cứu điều trị:

  • Bất động, nằm ngang hoặc đầu thấp.
  • Thở ôxy 3-8 lít/phút.
  • Điều trị nguyên nhân.
  • Phục hồi nhịp xoang bằng thuốc:
    • Lidocain 1mg/kg, tiêm tĩnh mạch; sau đó lấy  200mg lidocain pha trong dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch với liều 20-50 àg/kg/phút.
    • Hoặc procainamide 100-500mg, tiêm tĩnh mạch với tốc độ 50mg/phút.
    • Hoặc cordarone 5 mg/kg, pha trong 250 ml dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch trong 20 phút đến 2 giờ.
  • Phục hồi nhịp xoang bằng kích thích thất.
  • Phục hồi nhịp xoang bằng phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực chế độ đồng bộ (nếu cuồng động thất thì sốc điện chế độ không đồng bộ), mức năng lượng từ100-150j.
  • Hoặc phục hồi nhịp xoang bằng phương pháp đốt ổ phát nhịp bệnh lý bằng năng lượng tần số radio qua ống thông.
  • Phục hồi nhịp xoang khi xoắn đỉnh:
    • Magiesulphat 15%, tiêm tĩnh mạch 5-10 ml trong 2 phút, có thể tiêm lại sau 1 giờ.
    • Kaliclorua 15% •~ 20ml, pha vào  100-250 ml dung dịch glucose, truyền tĩnh mạch 20 giọt/phút (không dùng khi có suy thân  mạn, đái tháo  đường nặng, đang ùng thuốc chống loạn nhịp nhóm III).
  • Khi nhịp xoang đã  phục hồi thì lựa chọn thuốc chống loạn nhịp, hoặc cấy máy sốc điện  để chống tái phát.
  • Những thuốc thường dùng trong lâm sàng để điều trị củng cố tránh tái phát nhịp nhanh thất làmột trong những thuốc sau:
    • Amiodaron (cordarone) 200 mg ~ 2-4v/ngày.
    • Disopyramide (rythmodan) 100mg ~ 2-4v/ngày.
    • Propanolol 40 mg ~ 1-2v/ngày.
    • Mexiletin (mexitil, ritalmex) 200 mg ~ 2-4v/ngày.
    • Flecainid (flecain) 100 mg ~ 2-3v/ngày.
    • Propafenon (rythmonorm) 300 mg ~ 2-3v/ngày.
    • Verapamil (isoptin) 40 mg ~ 2-3v/ngày.

Rung thất (ventricular fibrillation)

Rung thất: là tình trạng từng vùng cơ thất rung lên, các bó sợi cơ thất co bóp khác nhau, không đồng bộ, do những ổ lạc vị trí trong thất phát xung động loạn xạ gây ra. Hậu quả là tim mất chức năng “bơm” máu, tim ngừng đập, mất mạch, mất ý thức và tử vong.

Nguyên nhân: rung thất có thể gặp ở người có trái tim bình thường gây đột tử; nhưng hầu hết gặp ở những người có bệnh tim nặng, suy tim nặng do nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim tiên phát, bệnh van 2 lá, bệnh van động mạch chủ, viêm cơ tim…

Rung thất có thể gặp khi dùng thuốc nhóm digitalis, thuốc chống loạn nhịp… hoặc khi tiến hành những kỹ thuật thông tim, chụp động mạch vành, đặt tạo nhịp tim…

Biểu hiện lâm sàng:

  • Khi rung thất trong 8-10 giây, bệnh nhân bắt đầu mất  ý thức; nếu tiếp tục rung thất thì bệnh nhân tử vong trong vòng 3-5 phút.
  • Diễn biến lâm sàng của rung thất là biểu hiện của ngừng tim:
    • Hồi hộp, đau ngực, thở nhanh nông, hốt hoảng và co giật.
    • Đột ngột mất ý thức, mất vận động, mất phản xạ, mất cảm giác.
    • Không bắt được động  mạch cảnh và động mạch đùi; ngừng thở.
    • Không nghe thấy tiếng tim đập.
    • Giai đoạn đầu đồng tử co, còn phản xạ với ánh sáng; sau đó đồng tử giãn và mất phản xạ với ánh sáng.
    • Bệnh nhân bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Biểu hiện điện tim đồ:

  • Mất các sóng P, Q, R, S, T mà thay bằng các sóng dao động rung với hình dạng, biên độ, thời gian và tần số không đều, luôn thay đổi khoảng 300-400 ck/phút. Người ta chia rung thất làm 3 loại:
    • Rung thất mắt lớn: biên độ sóng rung ≥ 0,3 mv.
    • Rung thất mắt bé: biên độ sóng rung < 0,3 mv.
    • Nhịp tự thất hoặc đường đẳng điện.

Cấp cứu điều trị

  • Thực hiện các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn (hô hấp viện trợ, bóp tim…).
  • Phá rung bằng phương pháp sốc điện, chế độ không đồng bộ từ 200-360j.
  • Nếu là rung thất mắt bé thì cho thuốc adrenalin 1mg, tiêm vào tĩnh mạch trung ương, hoặc trực tiếp vào buồng tim, hoặc bơm qua ống nội khí quản để chuyển thành rung thất mắt lớn rồi tiến hành sốc điện.
  • Nếu không có máy sốc điện thì điều trị phục hồi nhịp xoang và chống tái phát bằng thuốc giống như cấp cứu nhịp nhanh thất.

Benh.vn

Bài viết Rối loạn nhịp thất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-nhip-that-48521/feed/ 0
Nguy cơ tử vong tăng cao liên quan đến nhịp tim https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-tang-cao-lien-quan-den-nhip-tim-7809/ https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-tang-cao-lien-quan-den-nhip-tim-7809/#respond Fri, 13 Jul 2018 06:28:30 +0000 http://benh2.vn/nguy-co-tu-vong-tang-cao-lien-quan-den-nhip-tim-7809/ Trong cuộc đời, mỗi người đều đã một đôi lần trải qua cảm giác tim mình đập loạn nhịp, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng ở những người bị rối loạn nhịp tim hay tim đập nhanh thì nguy cơ đột tử có thể xảy ra rất cao.

Bài viết Nguy cơ tử vong tăng cao liên quan đến nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong cuộc đời, mỗi người đều đã một đôi lần trải qua cảm giác tim mình đập loạn nhịp, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng ở những người bị rối loạn nhịp tim hay tim đập nhanh thì nguy cơ đột tử có thể xảy ra rất cao.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu thấy tim đập nhanh hơn 10 nhịp mỗi phút so với mức lý tưởng có nghĩa là nguy cơ tử vong tăng lên 9%. Từ lâu các bác sĩ đã nhận định người có nhịp tim chậm thường khỏe mạnh và sở hữu vóc dáng cân đối.

Nhịp tim càng nhanh nguy cơ tử vong càng cao

Telegraph đưa tin, các nhà khoa học từ Đại học Y Thanh Đảo, Sơn Đông (Trung Quốc) đã phát hiện tỷ lệ tử vong trong 20 năm tới của những người tim đập 80 nhịp một phút cao hơn 45% so với những ai có tim đập 45 nhịp. Với mỗi 10 nhịp tim cao hơn mức lý tưởng 45 nhịp một phút, khả năng bị đau tim sẽ tăng hơn 8%. Nếu tim đập 90 nhịp mỗi phút, nguy cơ tử vong gần như gấp đôi.

Theo Canadian Medical Association Journal, sau khi xem xét 46 nghiên cứu thực hiện trên 1,2 triệu tình nguyện viên trong vòng 21 năm, nhóm tác giả đã tìm thấy mối liên hệ giữa nhịp tim và cái chết.

Bảng nhịp tim tiêu chuẩn của nam giới theo độ tuổi.

Nhóm tác giả thừa nhận cần tiến hành nhiều nghiên cứu khác trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, song khẳng định “không có gì nghi ngờ về mối liên hệ giữa nhịp tim nhanh và tình trạng sức khỏe yếu”. “Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ để tâm hơn đến trái tim của mình, đồng thời chăm tập thể dục để làm chậm nhịp tim”, một trong các tác giả là tiến sĩ Zhang nói. Ông cho biết thêm các thông tin thu được có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tim.

Ghi nhận phát hiện trên, các tổ chức tim mạch của Anh khuyến cáo người dân hãy chú ý đến nhịp tim của mình. Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy tim đập quá nhanh hoặc xuất hiện hiện tượng đánh trống ngực.

Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta càng sống dưới nhiều áp lực. Nên dành thời gian chăm sóc cơ thể bằng việc ăn uống điều độ, chăm tập thể dục thể thao. Khi chiếc “máy điều hòa nhịp tim” còn hoạt động tốt, ta sẽ có những nhịp tim bình thường và khỏe mạnh và tăng tuổi thọ.

Benh.vn

Bài viết Nguy cơ tử vong tăng cao liên quan đến nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nguy-co-tu-vong-tang-cao-lien-quan-den-nhip-tim-7809/feed/ 0
Dầu cá không giúp giảm loạn nhịp tim https://benh.vn/dau-ca-khong-giup-giam-loan-nhip-tim-5975/ https://benh.vn/dau-ca-khong-giup-giam-loan-nhip-tim-5975/#respond Thu, 28 Jun 2018 06:37:15 +0000 http://benh2.vn/dau-ca-khong-giup-giam-loan-nhip-tim-5975/ Theo kết quả nghiên cứu trước đây, dầu cá có tác dụng giảm loạn nhịp tim. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các nhà khoa học Canada cho thấy dùng dầu cá liều cao thời gian dài không giúp phục hồi cũng như ngăn ngừa tình trạng rung nhĩ tái phát

Bài viết Dầu cá không giúp giảm loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo kết quả nghiên cứu trước đây, dầu cá có tác dụng giảm loạn nhịp tim. Tuy nhiên, theo báo cáo từ các nhà khoa học Canada cho thấy dùng dầu cá liều cao thời gian dài không giúp phục hồi cũng như ngăn ngừa tình trạng rung nhĩ tái phát.

có nên uống dầu cá khi mang thai

Trong nghiên cứu này, họ đã chọn được 337 bệnh nhân bị bệnh rung nhĩ cơn hoặc rung nhĩ kéo dài nhưng không có triệu chứng và không dùng thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm, một nhóm được dùng 4 gam dầu cá mỗi ngày trong thời gian 6 tháng và một nhóm chỉ dùng giả dược.

Kết quả theo dõi sau 16 tháng cho thấy tỉ lệ tái phát cơn rung nhĩ không khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhân. Xét nghiệm về tình trạng viêm và stress oxy hóa (hai yếu tố đánh giá hiệu quả của dầu cá) cũng thay đổi không đáng kể so với trước điều trị.

Từ những thí nghiệm trên cho thấy dầu cá không có tác dụng làm giảm loạn nhịp tim. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân có chức năng tim bị suy giảm nặng thì bổ sung dầu cá vẫn có lợi ích.

Benh.vn (Theo Tuoitre.vn)

Bài viết Dầu cá không giúp giảm loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-ca-khong-giup-giam-loan-nhip-tim-5975/feed/ 0
Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim https://benh.vn/cac-dau-hieu-chan-doan-benh-roi-loan-nhip-tim-5413/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-chan-doan-benh-roi-loan-nhip-tim-5413/#respond Sun, 27 May 2018 05:23:26 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-chan-doan-benh-roi-loan-nhip-tim-5413/ Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch. Loạn nhịp tim có thể chỉ là một sự khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch. Loạn nhịp tim có thể chỉ là một sự khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Quả tim có một hệ thống riêng để phát động và lan truyền các xung động điện học tới mọi vùng cơ tim. Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải và là chủ nhịp tự nhiên của quả tim. Nút xoang sẽ phát xung động điện học lan toả ra toàn bộ quả tim để chỉ huy hoạt động của tim. Đầu tiên, xung động sẽ chỉ huy hai tâm nhĩ co bóp đẩy máu xuống hai tâm thất ở dưới. Tiếp đến, xung động sẽ được truyền dẫn xuống chỉ huy hai tâm thất co bóp để đẩy máu vào hệ thống động mạch. Như vậy, trong một nhát bóp bình thường của tim, xung động sẽ đi từ nút xoang – nút nhĩ thất – bó His – các nhánh bó His – mạng Purkinje và sau đó lặp lại.

Khi cơ thể nghỉ ngơi, quả tim đập chậm lại và khi hoạt động, đặc biệt là hoạt động gắng sức, quả tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các bắp cơ. Nhịp tim bị rối loạn có thể là không đều hoặc quá nhanh hoặc quá chậm không phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

loạn nhịp tim

Nhịp tim bình thường

Nhịp tim bình thường là NHỊP XOANG. Tần số tim bình thường dao động trong khoảng 60-80 nhịp/ phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Con số này rất biến đổi tuỳ thuộc từng cá thể, nhiều người có nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn vẫn được coi là bình thường.

Nhịp tim biến đổi trong ngày tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể và là biểu hiện của sức khoẻ.

Nhịp tim chậm thường gặp ở những người luyện tập thể lực thường xuyên (các vận động viên). Một số người có nhịp tim rất chậm nhưng hoàn toàn bình thường đặc biệt khi ngủ.

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Loạn nhịp tim nhiều khi không gây triệu chứng. Trong trường hợp tim đập quá chậm, người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc ngất và xuất hiện các triệu chứng của suy tim như khó thở, phù mắt cá chân… Khi tim đập quá nhanh, triệu chứng thường gặp là hồi hộp, đánh trống ngực, nếu nặng có thể có biểu hiện suy tim.

Đánh trống ngực biểu hiện thường gặp nhất của loạn nhịp tim, là khi BẠN cảm thấy được tim mình đang đập mạnh. Cảm giác đánh trống ngực cũng xuất hiện ngay cả khi quả tim đang làm việc hoàn toàn bình thường. Lúc đó hoạt động điện học của tim không hề bị nhiễu loạn, chỉ đơn giản là tim co bóp mạnh hơn khiến bạn cảm nhận được.

Đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim có thể được mô tả rất khác nhau:

  • Cảm giác “hẫng hụt”, xuất hiện khi có một nhát bóp của tim đến sớm. Do thời gian được đổ đầy máu ngắn nên nhát bóp của tim chỉ bơm được một lượng máu rất ít gây ra cảm thấy hẫng hụt.
  • Cảm giác tim bị ngừng vài giây, thường theo sau bởi một nhịp đập mạnh, đôi khi như thể bị “đấm” vào ngực. Đây là biểu hiện của một lượng máu lớn được bơm ra khỏi quả tim sau thời gian đổ đầy dài hơn bình thường do tim ngừng đập trong chốc lát.
  • Nhiều cảm giác “hẫng hụt” liên tiếp, có thể đều hoặc không đều.

Đánh trống ngực rất thường gặp và phần lớn là lành tính. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây cần đi khám bệnh:

  • Đánh trống ngực kèm theo choáng ngất, thể hiện tình trạng lưu lượng tim bị sút giảm. Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay!
  • Đánh trống ngực kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.
  • Đánh trống ngực xuất hiện khi bạn mới sử dụng một loại thuốc nào đó.
  • Đánh trống ngực xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi kéo dài.
  • Đánh trống ngực kèm theo đau đầu và vã mồ hôi.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Nhìn chung, chúng ta không thể chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa trên mô tả triệu chứng và khám lâm sàng. Điện tâm đồ có thể cho thấy đặc điểm điện học của từng loại rối loạn nhịp. Tất nhiên, loạn nhịp tim phải xảy ra vào thời điểm điện tâm đồ được ghi thì mới đánh giá được. Khó khăn là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “bắt” được cơn rối loạn nhịp. Vì lý do này, nhiều thiết bị và phương pháp chuyên sâu hơn đã được áp dụng để chẩn đoán các rối loạn nhịp tim:

– Máy ghi điện tâm đồ liên tục (Holter): là thiết bị đã được sử dụng trong nhiều năm nay. Máy được đeo vào người với các điện cực gắn trên thành ngực, điện tâm đồ được ghi lại liên tục trong suốt thời gian 24 giờ hoặc dài hơn. Ưu điểm của thiết bị là giúp theo dõi điện tâm đồ liên tục, có thể ghi lại được những cơn rối loạn nhịp không gây triệu chứng hoặc vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

– “Máy ghi biến cố”: là một thiết bị có kích thước nhỏ bằng bao thuốc lá, có thể mang theo người mà không cần gắn các điện cực trên thành ngực. Với những điện cực nằm ngay trên máy, việc ghi điện tâm đồ sẽ được thực hiện khi ta áp thiết bị lên thành ngực và ấn nút. Thiết bị này rất thích hợp trong việc phát hiện những rối loạn nhịp chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.

– Thăm dò điện sinh lý học tim được áp dụng trong trường hợp các phương pháp trên không đem lại kết quả, được tiến hành tại bệnh viện chuyên sâu về tim mạch. Các bác sĩ sẽ sử dụng các ống thông nhỏ, đường kính vài mm, luồn vào quả tim theo đường mạch máu để ghi lại một cách chính xác hoạt động điện học của quả tim. Qua các ống thông, các bác sĩ có thể kích thích hệ thống dẫn truyền của tim bằng phần mềm máy tính để gây xuất hiện và đánh giá các rối loạn nhịp tim. Thêm vào đó, qua các ống thông, bác sĩ có thể sử dụng năng lượng sóng cao tần (sóng radio) để triệt đốt, điều trị khỏi hoàn toàn một số rối loạn nhịp tim.

Các nguyên nhân thường gặp gây rối loạn nhịp tim

– Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

– Stress, thiếu ngủ.

– Thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác.

– Một số loại thuốc: thuốc tim mạch, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc đông y…

– Tình trạng rối loạn điện giải: natri, kali, calci…

– Bệnh lý thực tổn hệ tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim…

– Bệnh nội tiết.

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

– Thay đổi lối sống: tránh các yếu tố kích thích, giảm stress…

– Dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim: Bạn cần đi khám và dùng thuốc đúng theo chỉ định của các bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc của bác sĩ.

– Cấy máy tạo nhịp tim: các máy tạo nhịp tim giúp điều trị hiệu quả các nhịp tim chậm.

– Điều trị bằng năng lượng sóng radio: Các bác sĩ sẽ dùng năng lượng điện để triệt đốt các ổ ngoại vị hoặc đường dẫn truyền bất thường gây rối loạn nhịp thông qua việc sử dụng các ống thông nhỏ luồn vào tim qua đường mạch máu.

– Cấy máy phá rung tự động: Đối với một số rối loạn nhịp tim nhanh gây nguy hiểm tính mạng, các bác sĩ sẽ cấy một thiết bị có thể phát hiện rất nhanh và tự động chấm dứt các rối loạn nhịp bằng dòng điện (shock điện tự động).

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-chan-doan-benh-roi-loan-nhip-tim-5413/feed/ 0