Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Fri, 22 Mar 2019 06:46:34 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/ https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/#respond Tue, 05 Mar 2019 07:20:34 +0000 https://benh.vn/?p=57225 Rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bài viết Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì. Cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Bao lâu mới nên có thai lại sau sinh mổ?

Nên đợi tối thiểu là 2 năm sau sinh mổ lần đầu thì mới nên có thai lại. Có rất nhiều lý do phải giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh như vậy bởi:

Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Những nguy cơ khi sinh mổ nhiều lần

Nguy cơ cho mẹ

  • Nguy cơ bục vết mổ cũ. Nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh là dưới 1 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt
  • Nguy cơ bị nhau cài răng lược, rau tiền đạo. Thường xảy ra ở phụ nữ mổ đẻ nhiều lần
  • Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ. Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm, tuy nhiên trường hợp này thường hiếm gặp

Nguy cơ cho con

Tình trạng nhau tiền đạo, nhau cài răng lược có thể gây ra các nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

Những lưu ý khi mang thai lần 2 sau sinh mổ

  • Nếu nghi ngờ có thai cần tới các cơ sở y tế để siêu âm, kiểm tra sức khỏe thai nhi.
  • Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo không.
  • Cần thông báo cho bác sĩ lý do tại sao phải sinh mổ lần thứ nhất, thời gian, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất và các tiền sử có liên quan tới vết mổ.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó có biện pháp phòng tránh
  • Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh 10 ngày để được kiểm tra và tư vấn
  • Trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung, mẹ bầu còn có thể phải đối mặt với tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.

Nếu có thai quá sớm sau đẻ mổ

Cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Nếu thai nhi < 10 tuần tuổi thì cân nhắc tùy theo nhu cầu của bệnh nhân nên giữ lại hay không. Nếu điều kiện sức khỏe và kinh tế cho phép, mẹ quyết định giữ lại thai cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống sát sao hơn. Đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của con, sớm phát hiện các nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu. Chủ động mổ lấy thai khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu. Theo dõi sát sao suốt thai kỳ vì vẫn có nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối. Nếu bệnh nhân muốn bỏ thai thì với tuổi thai nhỏ vẫn có thể đình chỉ thai nghén.

Nếu thai nhi > 12 tuần, bác sĩ sẽ thường khuyên bệnh nhân nên giữ thai vì thai đã lớn và nguy cơ phá thai trên sẹo mổ cũ rất nguy hiểm.

Như vậy, nếu có kế hoạch sinh em bé thứ 2 sau khi mổ đẻ, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cơ thể mình đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc mang thai hay chưa.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Nếu đẻ mổ, sau bao lâu mới nên có thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/neu-de-mo-sau-bao-lau-moi-nen-co-thai-57225/feed/ 0
Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/ https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/#respond Fri, 26 Oct 2018 07:25:19 +0000 http://benh2.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/ Những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn cả. Những tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ.

Bài viết Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn cả. Những tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ.

sinh mổ lần 3

Thai phụ sinh mổ lần 3 có nguy cơ gặp nhiều tai biến và rủi ro

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu tại vùng bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Vết thương sinh mổ thường mất ít nhất 2-3 tháng để liền sẹo và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần sinh kế tiếp.

Các chuyên gia khuyên rằng những phụ nữ đã từng mổ đẻ trước đó thì tốt nhất nên để 3-5 năm sau mới tiếp tục sinh con và cũng chỉ nên mổ đẻ 2 lần là thích hợp. Tuy nhiên, nếu các cặp vợ chồng vẫn có ý định mang thai và sinh con lần 3 thì trước khi mang thai cần sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc về việc sinh nở; đặc biệt những thai phụ đã có 2 lần sinh mổ thì lần thứ 3 cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ để đề phòng tai biến sản khoa.

Những nguy cơ phải đối mặt khi thai phụ sinh mổ lần 3

Nguy cơ nhiễm trùng cao

Khi sinh mổ, chị em có khả năng nhiễm trùng vết mổ, tử cung, vùng chậu do vậy chị em cần nằm viện theo dõi lâu hơn cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sau sinh rất lớn.

Thời gian nằm viện lâu

Sản phụ sinh thường thường nằm viện 1-2 ngày nhưng các mẹ sinh mổ thường nằm viện 3-7 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe và vết mổ. Viện phí và các khoản sinh hoạt phí sẽ cao hơn nhiều mẹ sinh thường.

Chấn thương các cơ quan khác trong khi sinh mổ

Tai biến hoặc rủi ro trong khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sản phụ như xước, rách các cơ quan ở ruột, bàng quang, nhiễm trùng cổ tử cung, hình thành cục máu đông,… khiến chị em phải nhập viện để điều trị sau sinh mổ.

Mất nhiều máu

Sản phụ sinh mổ phải đối mặt với tình trạng mất một lượng lớn máu do vậy quá trình hồi phục sức khỏe của chị em kéo dài và cần được bổ sung dinh dưỡng tích cực để sớm bù đắp lượng máu đã mất.

Phục hồi vết thương lâu

Mẹ sinh mổ cần tĩnh dưỡng hoàn toàn 2-4 tuần để vết mổ chóng lành; điều này có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé mới sinh và các sinh hoạt khác trong gia đình nếu như bạn không có người hỗ trợ.

sinh mổ lần 3

Thời gian phục hồi vết thương sau sinh mổ thường khá dài

Ảnh hưởng quá trình cho con bú

Việc mổ đẻ khiến cơ thể người mẹ phải tiếp nhận nhiều loại thuốc như thuốc gây tê/gây mê, kháng sinh,… nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình kích thích sản sinh sữa mẹ để cho con bú.

Sinh mổ lần 3 có cần chờ cơn đau chuyển dạ xuất hiện?

Nếu chị em đã từng mổ đẻ 2 lần trước đó thì lần sinh thứ 3 chắc chắn cũng được chỉ định sinh mổ vì nếu đẻ thường nguy cơ bục vết mổ rất cao. Khi thai đã được 38-39 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai cho bà bầu luôn mà không chờ đến khi chuyển dạ vì khi chuyển dạ, các cơn co thắt có thể ảnh hưởng đến vết mổ cũ.

Việc chỉ định khi nào mổ sẽ được bác sĩ quyết định nhằm ngăn ngừa những rủi ro lớn nhất có thể xảy ra dựa trên tình trạng vết mổ cũ, sự phát triển của thai, độ dày mỏng của thành tử cung… Những thai phụ mà thai làm tổ trên vết mổ cũ, khoảng cách giữa lần sinh thứ 2 và thứ 3 dưới 16 tháng, sẹo có dấu hiệu sưng tấy sẽ được chỉ định mổ sớm.

Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu?

Thông thường, khoảng cách giữa lần mang thai thứ 3 và sinh mổ thứ 2 nên cách nhau ít nhất 2 năm, khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn. Nếu chị em mang thai ít hơn 2 năm thì nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất lớn (gấp 3 lần).

Sinh mổ lần 3, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Mặc dù đã trải qua 2 lần sinh nở trước đó, nhưng đến lần sinh mổ thứ 3, chị em vẫn cần ghi nhớ những chú ý dưới đây trước khi đi sinh để cuộc sinh thuận lợi.

  • Chọn bệnh viện sinh từ sớm: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ lần 3 thường sinh sớm do với ngày dự kiến sinh và cũng biết trước kế hoạch sinh mổ của mình. Việc đăng ký bệnh viện sinh ngay từ đầu giúp thai phụ được theo dõi cả quá trình thai sản.
  • Chuẩn bị đồ dùng cho bé và mẹ sinh mổ: Mẹ sinh mổ sẽ phải nằm viện từ 3-5 ngày tùy tình trạng sức khỏe nhưng lâu hơn so với các mẹ sinh thường vì vậy chị em cần chuẩn bị đồ đi sinh nhiều hơn một chút.
  • Không ăn uống trước khi mổ đẻ: Trước khi sinh mổ 8 tiếng, thai phụ cần làm rỗng dạ dày do vậy không được ăn uống bất cứ thứ gì. Thậm chí một vài ngày trước khi sinh chỉ nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa vì trong quá trình phẫu thuật, mẹ bầu sẽ được gây tê/gây mê nếu dạ dày chứa nhiều đồ ăn có thể dẫn tới tình trạng trào ngược phổi gây tắc đường thở, nguy hiểm hơn là tử vong.

Benh.vn (Nguồn Khám phá/eva)

Bài viết Những nguy hiểm gặp phải khi thai phụ sinh mổ lần 3? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-nguy-hiem-gap-phai-khi-thai-phu-sinh-mo-lan-3-9912/feed/ 0
Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/ https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/#respond Mon, 11 Jun 2018 04:52:20 +0000 http://benh2.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/ “Điếc không sợ súng” là câu nói chỉ những bà mẹ sinh mổ nhưng không tuân thủ khoảng thời gian giữa hai lần sinh. Mang thai sớm sau sinh mổ có thể do vỡ kế hoạch, do thiếu hiểu biết... nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và em bé sau này.

Bài viết Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
“Điếc không sợ súng” là câu nói chỉ những bà mẹ sinh mổ nhưng không tuân thủ khoảng thời gian giữa hai lần sinh. Mang thai sớm sau sinh mổ có thể do vỡ kế hoạch, do thiếu hiểu biết… nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và em bé sau này.

Qua bài viết dưới đây, Benh.vn hy vọng các cặp vợ chồng sẽ có những thông tin hữu ích, để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc gia đình.

Đẻ thường (sinh tự nhiên)

  • Trong khi sinh, thai phụ phải dùng sức rặn đẻ để thúc thai nhi ra ngoài.
  • Khi đầu thai nhi đã tụt xuống gần cổ tử cung, thai phụ phải lấy hơi để rặn thai nhi ra ngoài.

Đẻ mổ (tác động của y khoa)

  • Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ rạch một đường chừng hơn 10 cm trên da, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung.
  • Chỉ trong vài giây, em bé được đưa ra khỏi túi ối kèm theo dây rốn và cả nhau thai.

Khoảng cách an toàn giữa hai lần đẻ mổ

  • Thời gian tốt nhất là từ 3 đến 5 năm mới sinh con tiếp theo.
  • Sau 3 đến 5 năm cơ thể người mẹ mới phục hồi tốt sau thai kỳ và nuôi con nhỏ, khoảng thời gian đó đủ để liền vết sẹo ở tử cung người mẹ.

Khoảng cách an toàn giữa 2 lần đẻ mổ là từ 3 đến 5 năm (ảnh minh họa)

Hậu quả mang thai sớm sau khi mổ

Nguy cơ cho mẹ

  • Gây nguy cơ nứt vỡ tử cung.
  • Nguy cơ rạn vết thương, nứt và xuất huyết rất cao.
  • Nguy cơ phải bỏ thai.
  • Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

Nguy cơ cho con

  • Gây sinh non, trẻ nhẹ ký, vàng da, thính giác kém.
  • Trẻ kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi lớn lên.

Chị N.N (Hà Nội) sinh mổ, khoảng cách giữa hai lần sinh là 7 tháng.

“Lần sinh con đầu lòng, chị N.H (25 tuổi) phải sinh mổ vì cạn nước ối… Tuy nhiên vì nghĩ cho con bú không có thai nên chị chẳng áp dụng biện pháp ngừa thai nào. Đến khi con được 9 tháng, chị thấy người mệt mỏi, kém ăn… đi khám và phát hiện mang thai hơn 2 tháng.

Khi thai được 5 tháng, bác sĩ cảnh báo có thể chị phải sinh mổ vào khoảng tuần thứ 36 bởi nếu đợi đến lúc chuyển dạ, có thể vết mổ cũ sẽ bị toạc… gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con khiến hai vợ chồng chị ăn không ngon, ngủ không yên….

Kết quả đúng như dự đoán, đứa con thứ hai của chị chào đời khi được 37 tuần tuổi do chị bị rạn vết mổ. Bé sinh sớm hơn bình thường 3 tuần và bị nhẹ cân…..vì vậy cháu yếu hơn so với đứa trẻ bình thường khác”

Ý kiến của chuyên gia y tế

Theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Sơn Thạch (giám đốc bệnh viện Hùng Vương TP HCM)

“Nhân viên y tế không thể khuyên các cặp vợ chồng nên bỏ hay giữ thai sau khi sinh mổ…. Vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của các cặp vợ chồng.

Thai phụ khi phát hiện mình mang thai trong vòng 1-2 năm sau khi sinh mổ, cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn hay không…

Việc sớm phát hiện các dấu hiệu đe dọa và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai.

Đồng thời, thai phụ cũng được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng”.

Khuyến cáo

Ngày nay với sự tiến bộ của y học và sự phát triển về chất lượng của các vật tư trong y khoa, dần dần khoảng cách giữa các lần sinh đã được rút ngắn. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho các bà mẹ và bé sau này các bác sĩ khuyên những bà mẹ sinh mổ chỉ nên sinh 2 lần và khoảng thời gian tốt nhất giữa hai lần sinh là từ 3 đến 5 năm. Không khuyến khích các ông bố bà mẹ sinh con trước thời gian kể trên

Sau khi sinh mổ, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp tránh thai để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

Benh.vn

Bài viết Cảnh báo việc mang thai sớm sau sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/canh-bao-viec-mang-thai-som-sau-sinh-mo-4231/feed/ 0