Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 15 Jan 2024 07:52:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những sai lầm thường gặp khi uống thuốc https://benh.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-uong-thuoc-48836/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-uong-thuoc-48836/#respond Wed, 03 Jan 2024 08:47:59 +0000 https://benh.vn/?p=48836 Uống thuốc mãi mà bệnh vẫn không khỏi thậm chí còn nặng hơn trước, rất có thể bạn đã mắc một số sai lầm chết người dưới đây. Cùng Benh.vn tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi uống thuốc mà rất nhiều người vẫn thường xuyên làm.

Bài viết Những sai lầm thường gặp khi uống thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Uống thuốc mãi mà bệnh vẫn không khỏi thậm chí còn nặng hơn trước, rất có thể bạn đã mắc một số sai lầm chết người dưới đây. Cùng Benh.vn tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi uống thuốc mà rất nhiều người vẫn thường xuyên làm.

sai lầm khi uống thuốc 1

Uống thuốc đúng cách không phải ai cũng biết (ảnh minh họa)

1. Nghiền hoặc bẻ viên thuốc

Đây là sai lầm rất thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Có nhiều dạng thuốc không nên nhai, bẻ hoặc nghiền viên. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc, có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị, nguy hiểm hơn có thể gây độc cho người sử dụng.

2. Tự thêm hoặc bớt liều dùng

Việc tùy tiện thay đổi liều dùng khiến hiệu quả điều trị của thuốc bị thay đổi, dẫn đến bệnh tình mãi không khỏi (trong trường hợp bớt liều) hoặc gây độc cho cơ thể (trong trường hợp thêm liều).

Đặc biệt, khi thuốc sử dụng là kháng sinh, việc thêm hoặc bớt liều lượng còn có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

3. Uống thuốc với sữa, trà, cafe…

Canxi có trong sữa có thể làm cản trở hấp thu của một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại. Ngoài ra, các loại nước hoa quả, trà, cafe hay rượu đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộ độc.

Cách đúng nhất là uống thuốc với nước lọc ấm (Nên uống nhiều nước khi uống thuốc).

4. Hút thuốc trong thời gian dùng thuốc

Thuốc lá có nhiều tác động xấu đến các thành phần thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, bạn sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả tối đa khi uống thuốc.

Hãy tạm thời ngừng hút khi bạn đang sử dụng thuốc.

hút thuốc lá

Thuốc lá tương tác với rất nhiều loại thuốc

5. Không uống theo thời gian quy định

Thời gian uống thuốc rất quan trọng để thuốc phát huy tác dụng tối đa, đặc biệt là những loại thuốc mà thời điểm uống thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và độc tính như corticoid,…

Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã uống thuốc vào những giờ cố định đúng theo hướng dẫn sử dụng và đồng đều giữa các ngày. Ví dụ, nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng hôm trước thì không nên uống liều tương ứng vào buổi tối ngày hôm sau.

6. Trộn nhiều thuốc uống cùng lúc

Mỗi loại thuốc đều có thành phần hóa học cụ thể. Khi trộn các thành phần hóa học khác nhau uống chung có thể gây ra các tác dụng phụ, tạo ra các chất mới có hại cho sức khỏe.

7. Nằm để uống thuốc

Với tư thế này, thuốc có thể bị dính vào thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản.

Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc và không nên nằm ngay sau khi uống thuốc.

8. Vận động ngay sau khi uống thuốc

Vừa uống thuốc xong đã vận động ngay là điều không nên làm. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan có chức năng hấp thu thuốc không được cung cấp lượng máu đầy đủ, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thu và thuốc mới phát huy tác dụng. Do đó, nên tránh vận động từ 30-60 phút sau khi uống thuốc.

sai lầm khi uống thuốc 2

Tập thể dục ngay sau khi uống thuốc có thể làm giảm hấp thu của thuốc 

9. Chỉ uống theo hướng dẫn sử dụng

Mặc dù những thông tin được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng là hoàn toàn chính xác, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn có thể tự ý uống theo hướng dẫn trong bao bì mà không cần đi bệnh viện.

Tình trạng bệnh lý và cơ thể của mỗi người là khác nhau. Do đó chỉ khi đi khám và được bác sĩ kê đơn, bạn mới có thể có được đơn thuốc cũng như cách dùng phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Bài viết Những sai lầm thường gặp khi uống thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-uong-thuoc-48836/feed/ 0
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nên tránh https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-khi-dung-thuoc-nen-tranh-5036/ https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-khi-dung-thuoc-nen-tranh-5036/#respond Mon, 01 Aug 2022 05:15:38 +0000 http://benh2.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-khi-dung-thuoc-nen-tranh-5036/ Dưới đây là những sai lầm phổ biến của người Việt chúng ta khi dùng thuốc

Bài viết Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nên tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dùng thuốc cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia bác sỹ, dược sỹ vì thuốc là sản phẩm đặc thù, vừa có thể chữa bệnh nếu dùng đúng cách, vừa có thể gây hại cho cơ thể nếu dùng sai cách. Sau đây là một số những các dùng thuốc sai lầm phổ biến mà người Việt thường mắc phải.

Dùng thuốc sai cách – Bẻ nhỏ viên thuốc để dễ uống

Việc làm này có thể gây ra những vấn đề nếu thuốc bạn đang dùng là loại giải phóng chậm hoặc tác dụng kéo dài. Những loại thuốc này thường được bao trong một lớp vỏ tan chậm để thuốc được giải phóng từ từ. Nếu lớp vỏ này bị phá vỡ, cơ thể sẽ nhận được một lượng thuốc lớn ngay một lúc.

Không nên bẻ nhỏ thuốc để uống (Ảnh minh họa)

Một trong những thuốc hay bị dùng sai nhất theo kiểu này là thuốc điều trị huyết áp dùng một lần mỗi ngày có chứa diltiazem HCL hoặc isosorbide mononitrate, có tác dụng trong 24h. Nhiều người già thấy viên thuốc to khó uống. Nhưng việc bẻ nhỏ viên thuốc có thể khiến huyết áp tụt đột ngột, gây ngất. Thông thường người bệnh sẽ uống thuốc trên gác vào buổi sáng và bị ngã khi xuống nhà.

Các thuốc động kinh cũng là một nhóm thuốc tác dụng kéo dài khác mà việc bẻ hoặc nghiền nhỏ viên thuốc có thể dẫn đến ra liều cao gây độc. Nếu ban không thể nuốt được viên thuốc, hãy hỏi bác sĩ xem có dạng nào khác không.

Dùng thuốc sai cách – Dán cao, sau đó đi tắm

Miếng dán trên da thường được dùng để đưa nhiều loại thuốc vào cơ thể như thuốc giảm đau, hoóc môn và thuốc chống say tàu xe. Ưu điểm của miếng dán là thuốc được hấp thu chậm và ổn định.

dung_thuoc_sai_cach_2

Kiểm tra độ an toàn của nước tắm, phích nước nóng, chăn điện và thậm chí là phơi nắng nếu bạn đang dùng miếng dán trên da (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu vùng quanh miếng dán bị quá nóng, các mạch máu sẽ giãn ra và thuốc có thể đi vào cơ thể quá nhiều. Trong phần lớn các trường hợp, điều này dẫn tới ngứa xung quanh miếng dán do keo dán kích ứng da ấm, hoặc những tác dụng phụ do tăng nhẹ nống độ thuốc trong cơ thể, vì dụ như dùng miếng dán oestrogen trong khi phơi nắng có thể gây cơn bốc hỏa.

Những trong trường hợp thuốc giảm đau fentanyl, lượng thuốc vào cơ thể quá nhiều một lúc có thể gây chết người. Năm 2011, một phụ nữ 67 tuổi ở Leicester, Anh đã chết sau khi tắm nước nóng trong lúc dán miếng dán fentanyl. Hãy kiểm tra độ an toàn của nước tắm, phích nước nóng, chăn điện và thậm chí là phơi nắng nếu bạn đang dùng miếng dán trên da.

Dùng thuốc sai cách – Dùng không hết liệu trình

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) phải “kêu trời” vì thói quen dùng thuốc sai cách của các bà mẹ.

dung_thuoc_sai_cach_3
Không nên ngừng uống thuốc khi chưa đủ liệu trình (Ảnh minh họa)

“Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp sợ “hại người” và việc làm này rất nhiều người mắc phải. Không dùng đủ liều thuốc là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”, TS. Nguyễn Tiến Dũng nói. Tiến sĩ giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn.

“Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc”, TS.Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.

Cũng theo ông, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.

Dùng thuốc sai cách – Uống thuốc và tập luyện

dung_thuoc_sai_cach_4

Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc luyện tập trong khi dùng thuốc (Ảnh minh họa)

Bất kỳ loại thuốc giảm đau nào dùng trước khi tập luyện cũng sẽ che khuất cái đau và làm tăng nguy cơ chấn thương. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã thấy rằng uống ibuprofen trước khi tập nặng, như chạy nhanh hoặc đua xe, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Danh sách những phối hợp “xấu” giữa thuốc và tập luyện còn rất dài. Ví dụ các thuốc chẹn beta cản trở không cho huyết áp tăng lên khi tập luyện, mà sự gia tăng huyết áp này lại rất cần thiết để đưa thêm máu tới các cơ quan – bao gồm não – khi gắng sức. Nếu không, bạn có thể bị ngất.

Hay một thuốc khác là kháng sinh ciprofloxacin – thường dùng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, như salmonella hoặc campylobacter – có thể làm gân bị yếu gân, dẫn đến tổn thương gân, thậm chí đứt gân nếu bạn thực hiện động tác mạnh hoặc nâng vật nặng.

Việc bắt đầu tập nặng đột ngột khi đang dùng statins (nhóm thuốc điều trị cholesterol cao) có thể làm tăng nguy cơ bị đau cơ. Nguyên nhân có thể là do thuốc phá vỡ các ti thể – nhà máy sản xuất năng lượng cho tế bào – ở các cơ.

Trong nhiều trường hợp, tập luyện có thể cải thiện tình trạng bệnh mà thuốc đang phải đối phó, vì thế đừng bỏ tập. Nhưng hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần thay đổi việc tập luyện hay không.

Dùng thuốc sai cách – Sử dụng quá nhiều thuốc dạng kem

dung_thuoc_sai_cach_5

Sử dụng quá liều thuốc dạng kem có thể gây tử vong (Ảnh minh họa)

Kem và nước bôi ít gây tác dụng phụ, nhưng nếu chứa hoạt chất chúng vẫn có thể gây quá liều. Đã có những trường hợp tử vong liên quan với bôi quá nhiều kem chứa thuốc giảm đau tại chỗ như methyl salicylate (một thuốc tương tự aspirin có trong một số sản phẩm xoa bóp cơ), nhất là khi kết hợp với những dạng thuốc giảm đau khác như thuốc viên hoặc miếng dán. Với paracetamol, uống thêm một viên thuốc cũng có thể dẫn đến nguy cơ chết người.

Bôi quá nhiều kem steroid để điều trị những bệnh như chàm (eczema) có thể khiến da bị mỏng và nứt nẻ. Kem estrogen và progesterone cũng khiến nồng độ hoóc môn tăng cao quá mức khi bôi, dẫn đến những triệu chứng đau đau vùng nhũ hoa.

Vì thế việc điều trị bằng kem bôi cũng giống như mọi dạng thuốc khác, cần bôi đúng liều lượng và đúng số lần như được hướng dẫn..

Dùng thuốc sai cách – Pha sai công thức khi uống oresol để điều trị mất nước

Không ít người cho rằng gói oresol theo chỉ định pha vào 1l nước thì chúng ta có thể chia nửa gói ra và pha vào 0,5ml mỗi lần để uống dần. Đây là cách làm sai vì các thành phần trong thuốc cũng như liều lượng đã được tính toán trong 1l nước và nếu không uống hết thì chúng ta nên bỏ đi không nên để qua đêm hoặc chia nhỏ gói ra pha uống.

Dùng thuốc sai cách – Uống thuốc giảm đau để trị cảm lạnh hoặc cúm

dung_thuoc_sai_cach_6

Uống thuốc giảm đau để trị cảm cúm khiến các triệu chứng kéo dài hơn (Ảnh minh họa)

Điều trị thực sự khiến các triệu chứng kéo dài hơn.

Ibuprofen có tác dụng giảm viêm và với tác dụng này, nó cũng có thể ảnh hưởng tới một phần quan trọng của đáp ứng cơ thể với nhiễm trùng.

Ví dụ trong trường hợp cảm lạnh, đáp ứng viêm gây chảy nước mũi nước mắt sẽ rửa sạch nhiễm trùng, vì thế ngăn cản những hiện tượng này có lẽ không phải là điều mà cơ thể mong muốn.

Sử dụng paracetamol để giảm đau nhức và sốt cũng không phải là một ý hay nếu bạn bị cúm. Vi rút sẽ không nhân lên được nhanh trong nhiệt độ cao – đó là một trong những lý do mà cơ thể tạo ra cơn sốt để tiêu diệt chúng.

Do các thuốc giảm đau thường làm hạ sốt, nên việc dùng thuốc về lý thuyết sẽ làm vi rút lây lan nhiều hơn bình thường. Trên thực tế, một nhóm các nhà nghiên cứu Canada đã tính toán rằng sẽ giảm được 5% số trường hợp bị cúm nếu chúng ta ngừng uống những thuốc này khi bị nhiễm trùng.

Dùng thuốc sai cách – Bôi kem steroid trên da xây sát

Bác sĩ thường kê đơn kem bôi chứa steroid (corticoid) để giảm viêm trong những trường hợp phát ban ngứa hoặc côn trùng đốt.

Những nếu bạn cào gãi chỗ ngứa và khiến da bị sây xát, bạn không được bôi thuốc vào vùng đó. Steroids làm giảm miễn dịch vì chúng làm giảm nồng độ của các chất gây viêm. Vấn đề là cơ thể cần những chất này để chống lại vi khuẩn hoặc vi rút, vì thế nếu da bị trầy xước, việc bôi kem steroid sẽ làm vết thương dễ nhiễm trùng.

Dùng thuốc sai cách – Lạm dụng paracetamol

paracetamol_benhvn

Tuyệt đối không tự ý dùng thêm paracetamol (Ảnh minh họa)

Lượng paracetamol nhiều nhất mà bạn có thể dùng trong 24h là 4g – chủ yếu ở dạng viên 500mg uống không quá 2 viên mỗi lần.

Bất kỳ lượng nào thêm vào cũng có thể dẫn tới tổn thương gan.

Mọi người thường nghĩ rằng “thêm một viên thuốc có sao đâu” – nhưng với paracetamol, nó có thể giết chết bạn.

Lý do là vì thuốc tích lũy trong gan. Một phân tích của Trường Đại học Edinburgh trên 161 bệnh nhân bị quá liều paracetamol thấy rằng một số chỉ uống thêm 2 hoặc 3 viên so với liều khuyến cáo tối đa trong 4 hoặc 5 ngày để tự điều trị những vấn đề như đau răng hoặc đau lưng trước khi phải nhập viện.

Bài viết Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nên tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-khi-dung-thuoc-nen-tranh-5036/feed/ 0
Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây https://benh.vn/sai-lam-chet-nguoi-cua-cha-me-khi-cho-con-dung-thuoc-tay-8579/ https://benh.vn/sai-lam-chet-nguoi-cua-cha-me-khi-cho-con-dung-thuoc-tay-8579/#respond Tue, 04 Dec 2018 06:51:26 +0000 http://benh2.vn/sai-lam-chet-nguoi-cua-cha-me-khi-cho-con-dung-thuoc-tay-8579/ Dùng thuốc tây cho con - Điều này không có gì sai, nhưng thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đã không sử dụng thuốc đúng cách dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, càng cho con uống, bệnh càng nặng thêm, gây khó khăn cho bác sĩ khi con nhập viện.

Bài viết Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dùng thuốc tây cho con – Điều này không có gì sai, nhưng thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đã không sử dụng thuốc đúng cách dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, càng cho con uống, bệnh càng nặng thêm, gây khó khăn cho bác sĩ khi con nhập viện.

Cứ hễ cảm là lập tức cho trẻ uống thuốc là 1 thói quen sai lầm

Ngưng kháng sinh khi chưa hết liệu trình

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai: “Kháng sinh cần phải được uống đúng và uống đủ liều, liên tục trong một tuần ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã giảm để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn”. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, thực tế nhiều cha mẹ xót con khi thấy bé quấy khóc nên thấy tình trạng ho của con giảm là tự ý ngưng thuốc khi chưa theo hết liệu hình.

Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ. Nếu lần sau trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thì tỉ lệ trẻ phải dùng đến kháng sinh phổ rộng, thế hệ sau, bất chấp chúng đắt tiền hơn và đôi khi có nhiều tác dụng phụ hơn khi bị nhiễm khuẩn thông thường cũng gia tăng vì nhiều liệu pháp kháng sinh phổ hẹp thông thường trong hướng dẫn y học không còn hiệu quả nữa.

Tự ý đổi thuốc

Để cho kết quả điều trị tốt, kháng sinh cần đủ thời gian để đạt nồng độ tại nơi cần điều trị. Tuy nhiên, với tâm lý nóng vội xuất phát từ việc lo lắng cho trẻ, cha mẹ thường tự ý đổi thuốc khi thấy trẻ uống thuốc hai, ba ngày rồi mà thấy các triệu chứng bệnh chưa giảm. Việc đổi thuốc kháng sinh liên tục không chỉ gia tăng tình trạng kháng thuốc ở trẻ vì dùng không đúng, không đủ liều mà còn gia tăng nguy cơ chọn sai kháng sinh bởi mỗi kháng sinh chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định.

Do đó, việc kê toa kháng sinh gì, liều lượng và thời gian bao lâu, khi nào cần phối hợp thuốc… phải do bác sĩ chỉ định để mang lại liệu quả cao và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Cứ hễ cảm là lập tức cho trẻ uống thuốc

Trẻ bị cảm lạnh thì có đến 90% là do lây nhiễm virus, trong đó virus cúm có thể tự nó đến và đi mà không cần phải chữa. Thường là mất khoảng 5-7 ngày virus này sẽ bị cơ thể đào thải. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không thể kiên nhẫn nhìn con bị cảm từ 5-7 ngày được nên đã lập tức đưa trẻ đi khám và điều trị bằng thuốc. Đây thực sự là một sai lầm.

Theo nghiên cứu của TS Chinh, ở châu Âu và nhiều nước khác từ lâu đã khuyến cáo không cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc cảm lạnh.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là trong mọi trường hợp trẻ bị cảm đều không cần dùng thuốc, mà phải theo tình hình thực tế. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 ℃ thì vẫn phải cho uống thuốc hạ sốt, ngăn ngừa sốt cao khiến trẻ bị co giật. Nếu bị cảm lạnh mà kèm theo các biểu hiện khác, có mầm bệnh khác, thì buộc phải đi khám để chữa bệnh thay vì áp dụng phương pháp này.

Benh.vn (Theo Khoevadep)

Bài viết Sai lầm chết người của cha mẹ khi cho con dùng thuốc tây đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/sai-lam-chet-nguoi-cua-cha-me-khi-cho-con-dung-thuoc-tay-8579/feed/ 0
Dùng thuốc nam tự điều trị: Cánh tay bệnh nhân lúc nhúc ấu trùng https://benh.vn/dung-thuoc-nam-tu-dieu-tri-canh-tay-benh-nhan-luc-nhuc-au-trung-9506/ https://benh.vn/dung-thuoc-nam-tu-dieu-tri-canh-tay-benh-nhan-luc-nhuc-au-trung-9506/#respond Fri, 03 Jun 2016 07:08:57 +0000 http://benh2.vn/dung-thuoc-nam-tu-dieu-tri-canh-tay-benh-nhan-luc-nhuc-au-trung-9506/ Người Việt có thói quen rất xấu là ngại đi bệnh viện mà tự mình điều trị. Điều này dẫn đến những tổn thương trên cơ thể, thậm chí để lại những hậu quả khôn lường. Vừa qua, một bệnh nhân bị nhọt ở vùng cánh tay do tự đi “bốc thuốc nam” về đắp dẫn đến chảy dịch mủ thối bởi hàng trăm con ấu trùng sống ký sinh.

Bài viết Dùng thuốc nam tự điều trị: Cánh tay bệnh nhân lúc nhúc ấu trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Người Việt có thói quen rất xấu là ngại đi bệnh viện mà tự mình điều trị. Điều này dẫn đến những tổn thương trên cơ thể, thậm chí để lại những hậu quả khôn lường. Vừa qua, một bệnh nhân bị nhọt ở vùng cánh tay do tự đi “bốc thuốc nam” về đắp dẫn đến chảy dịch mủ thối bởi hàng trăm con ấu trùng sống ký sinh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết bệnh viện vừa thực hiện phẫu thuật làm sạch ổ áp xe nhiễm trùng cánh tay cho bệnh nhân Lý Phúc K, 51 tuổi, trú tại Minh Khương, Hàm Yên, Tuyên Quang.

Bệnh nhân nhập viện từ ngày 31/5 trong tình trạng đau nhức vùng cánh tay phải kèm theo chảy dịch mủ thối và nhiều ấu trùng đang sống ký sinh tại vị trí ổ nhiễm trùng.

Hiện, bệnh nhân tỉnh, giảm hẳn cảm giác đau do ấu trùng bò trong cơ và tiếp tục được điều trị, theo dõi, chăm sóc sau mổ tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Khuyến cáo của bác sĩ

Qua đó, bác sỹ Hải khuyến cáo: Việc tự ý sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi trùng, vi khuẩn phát triển trên các vết thương hở. Người bệnh không nên tự ý đi “bốc thuốc nam” ở các “thầy lang” về để uống, bôi hoặc rửa vết thương mà nên đến các cơ sở y tế sớm để được khám bệnh và điều trị bệnh.

Rất nhiều ấu trùng được lấy ra từ cánh tay ông K

Thiết nghĩ, đây không chỉ là bài học cho riêng ông K mà là tất cả những ai đã và đang tự điều trị bệnh cho bản thân, đặc biệt là sử dụng thuốc nam bừa bãi.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Dùng thuốc nam tự điều trị: Cánh tay bệnh nhân lúc nhúc ấu trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-thuoc-nam-tu-dieu-tri-canh-tay-benh-nhan-luc-nhuc-au-trung-9506/feed/ 0