Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Tue, 15 Aug 2023 09:17:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 5 biến chứng nguy hiểm mẹ nào cũng sợ gặp phải khi đẻ thường https://benh.vn/5-bien-chung-nguy-hiem-me-nao-cung-so-gap-phai-khi-de-thuong-9210/ https://benh.vn/5-bien-chung-nguy-hiem-me-nao-cung-so-gap-phai-khi-de-thuong-9210/#respond Wed, 13 Jan 2021 07:03:17 +0000 http://benh2.vn/5-bien-chung-nguy-hiem-me-nao-cung-so-gap-phai-khi-de-thuong-9210/ Trong quá trình sinh thường, không thể không đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và giải pháp kịp thời cho những trường hợp này hầu hết là sinh mổ cấp cứu để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bài viết 5 biến chứng nguy hiểm mẹ nào cũng sợ gặp phải khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Giải pháp tốt nhất cho những biến chứng gặp phải trong quá trình đẻ thường là sinh mổ cấp cứu. Trong quá trình sinh thường, không thể không đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và giải pháp kịp thời cho những trường hợp này hầu hết là sinh mổ cấp cứu để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Rách âm đạo

Mặc dù các bác sĩ, ý tá luôn hỗ trợ tới mức tối đa để vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và âm đạo) càng mở rộng càng tốt như sử dụng kẹp, chất bôi trơn nhưng quá trình đầu em bé đi ra ngoài vẫn có thể gây ma sát và khiến vùng này bị xé rách.

“Rách âm đạo là một trong những nguy cơ khó có thể phòng ngừa khi đẻ thường. Mặc dù hiện tượng này sẽ khiến mẹ vô cùng đau đớn nhưng may mắn là cũng nhanh lành.”, chuyên gia sản khoa Mỹ Georgina Guedes nói.

Trong một số trường hợp, vùng này không thể mở đủ rộng và các bác sĩ buộc phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé dễ dàng chào đời hơn. Sau ca sinh, vùng bị rách sẽ được khâu lại và mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vết thương này sẽ lành sau sinh khoảng 3-5 ngày.

  biến chứng khi đẻ thường

Rách âm đạo là hiện tượng phổ biến khi đẻ thường. (ảnh minh họa)

Nhịp tim thai nhi giảm

“Trong quá trình chuyển dạ, nếu bác sĩ nhận thấy nhịp tim của thai nhi giảm hoặc có phân su trong nước ối (em bé đi đi đại tiện ra nước ối) thì cần mổ khẩn cấp ngay.”, tiến sĩ Tom Mokaya – bác sĩ sản khoa tai Bệnh viện Sunninghill nói.

Trong trường hợp này, nếu kéo dài có thể khiến bé bị suy thai và gây tổn thương não, thậm chí khiến thai nhi tử vong.

Mẹ bị cao huyết áp khi đẻ thường

Vì quá đau đớn do sinh nở hoặc rặn đẻ quá sức và căng thẳng có thể khiến người mẹ bị cao huyết áp trong quá trình chuyển dạ. Đây là mối lo với tất cả mẹ bầu bởi nó vô cùng nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, để an toàn cho sản phụ và thai nhi, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ nên sinh mổ.

Sản giật

Tiền sản giật là hội chứng nguy hiểm, có thể xảy ra từ tuần 20 thai kỳ. Tiền sản giật được phát hiện qua những dấu hiệu như người mẹ bị đau đớn, tầm nhìn mờ và protein trong nước tiểu… sau đó sẽ được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ để phòng ngừa rủi ro.

Tiền sản giật là tiền thân của hiện tượng sản giật. “Sản giật là cơn co giật hoặc co thắt ở phụ nữ mang thai mà không liên quan đến tình trạng ở não tồn tại trước đó. Sản giật xảy ra trong quá trình sinh nở có thể do sản phụ không được theo dõi chặt chẽ. Hậu quả của sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương, hôn mê thậm chí tử vong cả mẹ và con.”, tiến sĩ Tom Mokaya nói.

   

Sản giật và tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. (ảnh minh họa)

Thai nhi bị mắc kẹt khi đẻ thường

Hầu hết những ca thai nhi quá lớn trong quá trình mang thai những tuần cuối đều được bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Tuy nhiên không phải ai cũng chắc chắn được tình trạng của con mình và trong một số trường hợp như đầu em bé quá lớn, thai nhi ngôi ngược, mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc bất thường… đều có thể khiến em bé bị mắc kẹt trong tử cung.

“Trong trường hợp này, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp hút chân không, dùng kẹp để hỗ trợ đưa em bé ra và nếu không thể thì sẽ sử dụng phương pháp đẻ mổ.”, tiến sĩ Tom Mokaya nói.

Bài viết 5 biến chứng nguy hiểm mẹ nào cũng sợ gặp phải khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/5-bien-chung-nguy-hiem-me-nao-cung-so-gap-phai-khi-de-thuong-9210/feed/ 0
Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/ https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/#respond Thu, 02 Apr 2020 06:30:44 +0000 http://benh2.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/ Như hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa.

Bài viết Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hỏi: Đẻ thường có lợi ích gì so với đẻ mổ?

Trả lời:

Như hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa. Tôi xin đưa cho bạn một số lợi ích của việc đẻ thường, nếu không có chỉ định riêng của bác sĩ thì bạn có thể tự lựa chọn nhé.

– Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.

– Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.

– Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.

– Hầu hết các biện pháp sinh tự nhiên không có tính can thiệp, nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho mẹ và bé.

– Thai phụ sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh và hoàn toàn tỉnh táo

– Có thể cho bé bú ngay sau sinh vì vậy hạn chế được nguy cơ mất sữa

– Chồng có thể tham dự cùng bạn để kiểm soát cơn đau.

– Không cần phải gắn liền với các máy theo dõi, thông tiểu vì vậy có thể đi lại, tắm táp hoặc sử dụng toilet thay vì nằm yên trên giường.

– Ít có khả năng phải dùng các dụng cụ hỗ trợ để lôi em bé ra.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Bài viết Lợi ích của bà mẹ khi đẻ thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-ich-cua-ba-me-khi-de-thuong-3196/feed/ 0
Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/ https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/#respond Mon, 03 Dec 2018 07:40:59 +0000 http://benh2.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/ Trước đây, đa phần các sản phụ thường sinh nở bằng cách thông thường “sinh tự nhiên” và chỉ sinh mổ khi thai ngược, thai quá to… Nhưng ngày nay với mong muốn con sinh ra vào giờ đẹp, ngày đẹp lại không phải chui qua tử cung của người mẹ (quan niệm đẻ thường sẽ không thông minh) nên đa phần các bà mẹ chọn cách sinh mổ.

Bài viết Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước đây, đa phần các sản phụ thường sinh nở bằng cách thông thường “sinh tự nhiên” và chỉ sinh mổ khi thai ngược, thai quá to… Nhưng ngày nay với mong muốn con sinh ra vào giờ đẹp, ngày đẹp lại không phải chui qua tử cung của người mẹ (quan niệm đẻ thường sẽ không thông minh) nên đa phần các bà mẹ chọn cách sinh mổ.

Tuy nhiên, theo công bố từ ESPGHAN (tổ chức Y khoa của Châu Âu) chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa cho thấy trẻ sinh mổ có sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá đối với trẻ sinh thường.

Sự khác biệt của hệ miễn dịch

Trẻ sinh thường mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt

Bào thai được nuôi trong một môi trường vô khuẩn và cơ thể con người chỉ bắt đầu tiếp cận với vi trùng khi được sinh ra. Đối với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Hơn nữa, việc sinh qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn.

Trẻ sinh mổ mất 6 tháng để hệ miễn dịch hoạt động tốt

Trong khi đó, các bé sinh mổ lại sinh ra trong môi trường đảm bảo vô khuẩn nên khi ra đời tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh (môi trường bệnh viện), việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng, và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Bên cạnh đó, việc không qua ống sinh tự nhiên của mẹ, khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, có thể gây suy hô hấp hoặc các bệnh về hô hấp sau này.

Sự khác biệt của hệ tiêu hoá

Trẻ sinh thường thu nạp vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Trẻ sinh thường được thừa hưởng ở mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó hình thành vi khuẩn chí đường ruột giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng như chàm sữa, hen, dị ứng thức ăn, giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Mặt khác vi khuẩn đường ruột còn tham gia tổng hợp vitamin K, B rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ sinh mổ dễ bị nôn trớ, tiêu chảy…

Trẻ sinh mổ dễ nôn trớ, táo bón, tiêu chảy

Trẻ sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn tác động đến hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp như: nôn trớ, táo bón, kém phát triển, tiêu chảy… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm.

Lời kết

Theo thống kê cho thấy 50-55% trẻ sau sinh sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt gia tăng tỷ lệ ở trẻ sinh mổ. Bên cạnh đó, trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh mổ bởi trong quá trình chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.

Vì vậy, một lời khuyên hữu ích dành cho các bà mẹ là chọn sinh bằng phương pháp thông thường để trẻ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chỉ trong một số trường hợp bất khả kháng như đa thai, cạn ối, ngôi ngược… thì mới sử dụng phương pháp sinh mổ.

Benh.vn

Bài viết Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-mo-va-tre-sinh-thuong-6173/feed/ 0
Lợi ích của việc sinh thường https://benh.vn/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong-2845/ https://benh.vn/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong-2845/#respond Sat, 22 Sep 2018 04:22:07 +0000 http://benh2.vn/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong-2845/ Hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa. Nếu bạn chọn theo cách này, như một phần tất yếu của quá trình chuyển dạ là bạn sẽ phải chấp nhận những cơn đau và sự khó chịu.

Bài viết Lợi ích của việc sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hầu hết các bác sỹ khoa sản đều khuyên bạn rằng cách tốt nhất cho mẹ và bé là sinh thường, bạn chỉ nên sinh mổ khi có một số chỉ định cần thiết của bác sỹ sản khoa. Nếu bạn chọn theo cách này, như một phần tất yếu của quá trình chuyển dạ là bạn sẽ phải chấp nhận những cơn đau và sự khó chịu. Nhưng với sự chuẩn bị tâm lý và hỗ trợ của các bác sĩ, bạn sẽ cảm thấy như được tăng thêm sức mạnh để hoàn thành thiên chức này của phụ nữ.

Sau đây là những lợi íchi của việc sinh tự nhiên.

Em bé được sinh thường

Lợi ích cho bé

Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.

Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.

Khi đẻ thường, trẻ được “rèn luyện” lần đầu tiên khi chào đời, giúp trẻ có khả năng thích ứng nhanh hơn sau khi chào đời.

Khi đẻ thường, trẻ được “thừa hưởng” hệ vi khuẩn có lợi từ âm đạo của người mẹ nên hệ vi khuẩn chí cũng hình thành sớm, trẻ có xu hướng khỏe mạnh hơn, ít mắc bệnh nhiễm trùng, tiêu hóa và dị ứng hơn so với nhóm trẻ đẻ mổ.

Lợi ích cho mẹ

Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.

Hầu hết các biện pháp sinh tự nhiên không có tính can thiệp, nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho mẹ và bé.

Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Với một số phụ nữ, việc được chủ động giúp giảm bớt ý thức về cơn đau.

Thai phụ sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh và hoàn toàn tỉnh táo

Có thể cho bé bú ngay sau sinh vì vậy hạn chế được nguy cơ mất sữa

Chồng có thể tham dự cùng bạn để kiểm soát cơn đau.

Không cần phải gắn liền với các máy theo dõi, thông tiểu vì vậy có thể đi lại, tắm táp hoặc sử dụng toilet thay vì nằm yên trên giường.

Ít có khả năng phải dùng các dụng cụ hỗ trợ để lôi em bé ra.

Bài viết Lợi ích của việc sinh thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/loi-ich-cua-viec-sinh-thuong-2845/feed/ 0
Dù sinh thường hay sinh mổ bà bầu cũng phải biết điều này https://benh.vn/du-sinh-thuong-hay-sinh-mo-ba-bau-cung-phai-biet-dieu-nay-8604/ https://benh.vn/du-sinh-thuong-hay-sinh-mo-ba-bau-cung-phai-biet-dieu-nay-8604/#respond Fri, 31 Aug 2018 06:51:54 +0000 http://benh2.vn/du-sinh-thuong-hay-sinh-mo-ba-bau-cung-phai-biet-dieu-nay-8604/ Tất cả các bà mẹ đều có chung một tâm lý lo lắng, sợ hãi khi ngày sinh càng đến gần và nhất là khi chuẩn bị vào phòng sinh. Tâm lý của các mẹ thường rất phức tạp, một mặt nôn nao khi biết chỉ trong phút chốc nữa sẽ được gặp mặt và ôm bé vào lòng, mặt khác thường ở Việt Nam người nhà sẽ đợi ở bên ngoài nên bà mẹ có cảm giác một mình đối mặt với sự lo lắng…

Bài viết Dù sinh thường hay sinh mổ bà bầu cũng phải biết điều này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước khi vào phòng sinh thường mẹ bầu cần làm gì?

Tất cả các bà mẹ đều có chung một tâm lý lo lắng, sợ hãi khi ngày sinh càng đến gần và nhất là khi chuẩn bị vào phòng sinh. Tâm lý của các bà bầu thường rất phức tạp, một mặt nôn nao khi biết chỉ trong phút chốc nữa sẽ được gặp mặt và ôm bé vào lòng, mặt khác thường ở Việt Nam người nhà sẽ đợi ở bên ngoài nên bà mẹ có cảm giác một mình đối mặt với sự lo lắng… do đó điều cần thiết là các bà mẹ phải chuẩn bị trước về sức khỏe và cả tinh thần trước khi vào phòng sinh.

– Tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình, và đặt lòng tin vào đội ngũ bác sĩ, y tá để có một tâm lý ổn định, thoải mái ngay trước khi sinh.

– Bình tĩnh và hãy nghĩ rằng bạn không phải là người duy nhất sinh con trên thế giới này, mọi người làm được thì bạn cũng sẽ làm được. Hãy hít thở sâu và làm theo những lời khuyên của đội ngũ bác sĩ.

– Thời gian trước sinh cần chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mọc, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ… duy trì thể lực, sức khỏe một cách tốt nhất vì bạn cần biết rằng trong quá trình sẽ tốn sức do đó sự chuẩn bị về sức khỏe là không thừa.

– Các vật dụng cá nhân, nữ trang như nhẫn, vòng, khuyên tai, lắc… nên tháo ra để thoải mái, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé trong trường hợp bạn ẵm bế bé thì những nữ trang có thể gây xước da.

Lưu ý khi sinh mổ

lưu ý khi sinh con

Tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trung bình cứ 100 trẻ sinh ra thì có gần 40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ. Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi. So với sinh thường, việc chăm sóc và hồi phục sau khi sinh mổ đòi hỏi mẹ phải chú ý hơn nhiều

Tư thế nằm

Mẹ có biết rằng, sau khi sinh mổ, nằm nghiêng là tư thế thích hợp nhất hay không? Nằm nghiêng sang một bên và đặt một cái gối sau lưng sao cho cơ thể hợp thành với giường một góc 20-30 độ. Tư thế này sẽ giúp mẹ bớt đau hơn nhiều so với nằm ngửa do nó sẽ giảm tối đa những va chạm không cần thiết tạo nên những cơn đau của mẹ.

Vận động nhẹ nhàng

Tuy là sau khi sinh mổ mẹ sẽ rất mệt mỏi nhưng mẹ cũng đừng nằm quá lâu trên giường nhé! Nằm lâu trên giường sẽ làm sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, gây nguy hiểm. Vì vậy thời gian đầu sau khi mổ, ngoài việc nghỉ ngơi mẹ cũng nên kết hợp với động tác vận động nhẹ nhàng. Một ngày sau khi mổ, mẹ nên ngồi dậy, vận động tay chân và đi lại trong phòng. Những vận động này còn giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, tránh nguy cơ dính ruột.

Benh.vn (Nguồn phunutoday)

Bài viết Dù sinh thường hay sinh mổ bà bầu cũng phải biết điều này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/du-sinh-thuong-hay-sinh-mo-ba-bau-cung-phai-biet-dieu-nay-8604/feed/ 0
Khi nào nên sinh mổ https://benh.vn/khi-nao-nen-sinh-mo-2495/ https://benh.vn/khi-nao-nen-sinh-mo-2495/#respond Wed, 29 Aug 2018 04:15:12 +0000 http://benh2.vn/khi-nao-nen-sinh-mo-2495/ Tỷ lệ sinh mổ có xu hướng ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Bên cạnh những trường hợp liên quan tới nguyên nhân y khoa, còn có rất nhiều trường hợp sinh mổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng phương pháp này chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề trước và trong thời gian sinh nở.

Bài viết Khi nào nên sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tỷ lệ sinh mổ có xu hướng ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Bên cạnh những trường hợp liên quan tới nguyên nhân y khoa, còn có rất nhiều trường hợp sinh mổ theo yêu cầu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng phương pháp này chỉ thực sự cần thiết nếu mẹ hoặc thai có một số vấn đề trước và trong thời gian sinh nở.

Tỷ lệ sinh mổ tại Việt Nam ngày càng tăng (ảnh minh họa)

Trong sinh thường, bé “chui” qua ống sinh một cách giản đơn và khỏe mạnh, vì đó là con đường tự nhiên do tạo hóa mang lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng xảy ra bình thường và tự nhiên.

Tại Việt Nam ở các bệnh viện và thành phố lớn, trung bình trong một trăm trẻ sinh ra, khoảng 35-40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Một số nghiên cứu ngoài bệnh viện, cho thấy tỷ lệ sinh mổ khoảng 10%.

Những trường hợp định trước sinh mổ

Bác sĩ có thể lên kế hoạch cho ca sinh mổ khi phát hiện chỉ định sinh mổ trước khi chuyển dạ. Lí do sinh mổ có thể là một hoặc nhiều trường hợp sau đây:

– Bé không quay đầu xuống khi gần đến ngày sinh.

– Mẹ có bệnh lý về tim mạch mà tình trạng có thể trở nên tệ hơn do quá trình chuyển dạ.

– Mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn có thể gây lây nhiễm cho bé trong khi sinh thường.

– Mang thai nhiều bé cùng một lúc.

– Mẹ sinh mổ nhiều lần trước đây.

– Mẹ bị phẫu thuật tử cung trước đó.

Sinh mổ không định trước

Tuy nhiên, đôi khi vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dạ dẫn tới quyết định mổ lấy thai. Các chỉ định thường liên quan tới:

– Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn.

– Bé có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậm.

– Bé có kích thước quá to, mẹ không thể sinh thường.

– Các vấn đề liên quan tới nhau thai (nhau thai là một cơ quan nuôi dưỡng bé trong bụng mẹ), có thể là nguyên nhân gây băng huyết cho phụ sản nếu sinh thường.

Ảnh hưởng đến mẹ và bé

Mẹ và bé thường cảm thấy ổn thỏa sau khi sinh mổ. Trên thực tế, một số bà mẹ còn lựa chọn gây tê tại chỗ để có thể tỉnh táo đón chờ giây phút bé chào đời, và có thể bên cạnh bé ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, so với các bà mẹ sinh thường, những bà mẹ sinh mổ thường có quá trình phục hồi sức khỏe chậm hơn.

Trước đây, không có tài liệu ghi nhận về sự khác biệt rõ ràng giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Thế nhưng, nghiên cứu gần đây ở Phần Lan cho thấy các phản ứng bảo vệ miễn dịch của trẻ sinh mổ không nhanh nhạy và hiệu quả bằng ở những trẻ sinh thường.

Trẻ sinh mổ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ, khi trẻ “chui” qua ống sinh và được tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ. Các vi khuẩn có lợi được “cấy” vào đường ruột và nhờ vậy, hệ miễn dịch sớm được “thức tỉnh” do tiếp xúc với các vi khuẩn.

Ngược lại, trẻ sinh mổ do không được tiếp xúc với vi khuẩn đường sinh mẹ, các vi khuẩn có lợi đường ruột bifidobacteria phát triển không vượt trội và phải tới 6 tháng sau tỷ lệ khu trú của vi khuẩn này mới bắt kịp các trẻ sinh thường. Đó có thể là l‎ý do vì sao trẻ sinh mổ thường bị các bệnh nhiễm khuẩn và dị ứng hơn trẻ sinh thường.

Tuy nhiên, tạo hóa luôn có cách giải quyết tốt nhất: đó là sữa mẹ. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non cung cấp một lượng kháng thể dồi dào. Sữa mẹ cũng chứa nhiều các vi khuẩn có lợi. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã giúp bé có được sự bảo vệ miễn dịch tốt nhất giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh

Bài viết Khi nào nên sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khi-nao-nen-sinh-mo-2495/feed/ 0
Những yếu tố tiên lượng cho một cuộc đẻ https://benh.vn/nhung-yeu-to-tien-luong-cho-mot-cuoc-de-2911/ https://benh.vn/nhung-yeu-to-tien-luong-cho-mot-cuoc-de-2911/#respond Fri, 15 Jun 2018 04:23:20 +0000 http://benh2.vn/nhung-yeu-to-tien-luong-cho-mot-cuoc-de-2911/ Tiên lượng cuộc đẻ là sự đánh giá của thầy thuốc sau khi thăm khám một sản phụ để dự đoán một cuộc đẻ sắp tới sẽ diễn ra bình thường hay khó khăn, có phải can thiệp không và can thiệp bằng cách nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, phòng ngừa tai biến có thể xảy ra trước, trong và sau khi đẻ.

Bài viết Những yếu tố tiên lượng cho một cuộc đẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khái niệm chung

Tiên lượng cuộc đẻ là sự đánh giá của thầy thuốc sau khi thăm khám một sản phụ để dự đoán một cuộc đẻ sắp tới sẽ diễn ra bình thường hay khó khăn, có phải can thiệp không và can thiệp bằng cách nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, phòng ngừa tai biến có thể xảy ra trước, trong và sau khi đẻ.

các yếu tố tiên lượng 1 cuộc đẻ

Tiên lượng cuộc đẻ để không xảy ra tai biến cho mẹ và bé

Tiên lượng cuộc đẻ không dễ, đòi hỏi thầy thuốc phải có kiến thức và kinh nghiệm, thái độ nghiêm túc trong khám và theo dõi sản phụ mới có thể tiên lượng được tốt, không để xảy ra tai biến.

Quan niệm một cuộc đẻ bình thường

– Sản phụ đẻ tự nhiên theo đường dưới sau cuộc chuyển dạ xảy ra bình thường.

– Trong chuyển dạ không phải can thiệp bất cứ thuốc gì, thủ thuật hoặc phẫu thuật nào.

– Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, khi đẻ và sau khi đẻ.

Cụ thể:

  • Mẹ khỏe mạnh không có bệnh cấp hoặc mãn tính, không có dị tật và di chứng (toàn thân, sinh dục, không có tiền sử đẻ khó, băng huyết…)
  • Không có biến cố trong có thai lần này.
  • Tuổi thai 38-42 tuần
  • Thai một, ngôi chỏm
  • Chuyển dạ tự nhiên
  • Cơn co tử cung bình thường theo tiến triển cuộc chuyển dạ
  • Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kỳ chuyển dạ
  • Ối bình thường (không đa ối, thiểu ối, nước ối không có phân su, không vỡ ối non…)
  • Thời gian chuyển dạ bình thường 16-18 giờ
  • Thời gian rặn đẻ < 60 phút
  • Thai sổ tự nhiên không can thiệp (trừ cắt tầng sinh môn)
  • Không phải dùng thuốc gì kể cả thở oxy
  • Cân nặng trẻ >2500gr. Apga phút đầu –> 8đ.
  • Không có gì xảy ra cho mẹ trong suốt thời kỳ hậu sản.

Thế nào là yếu tố tiên lượng

Là các yếu tố được phát hiện khi hỏi sản phụ, thăm khám và theo dõi giúp người thầy thuốc đánh giá, dự đoán về diễn biến của cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ, các dữ kiện trong phạm vi bình thường là yếu tố tiên lượng tốt. Ngược lại nếu trong dữ kiện thu nhập được có những dấu hiệu, chỉ số không bình thường thì cuộc đẻ có thể gặp khó nhăn, tai biến có thể xảy ra.

Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ

1. Yếu tố tiên lượng có sẵn từ trước

a. Về phía mẹ

– Tình trạng bệnh lí mẹ có từ trước lúc có thai: bệnh tim phổi, gan, thận, cao huyết áp, thiếu máu, sốt rét, suy dinh dưỡng và cả bệnh phụ khoa: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, sa sinh dục, rò tiết niệu.

– Các bệnh cấp hoặc mãn tính mắc phải khi có thai: nhiễm độc thai nghén, sốt, viêm ruột thừa, xoắn ruột.

– Các dị tậy di chứng khi còn bé: Dị dạng sinh dục, tử cung, vách ngăn âm đạo, tử cung đôi, có vách ngăn. Khung chậu hẹp, méo, chấn thương, bại liệt …

– Mẹ quá trẻ < 18 tuổi, lớn tuổi > 35 tuổi.

– Mẹ đẻ nhiều lần > 4 con, tiền sử nặng nề, thai nghén, sinh đẻ, đã điều trị vô sinh, đã sảy thai liên tiếp, đẻ non, thai lưu, con ngạt, Forrceps, mổ đẻ cũ…

– Các yếu tố di truyền của mẹ hay bố

b. Về phía con

– Đa thai: Sinh đôi, sinh ba

– Ngôi thai bất thường: Mặt, trán, ngang, ngược

– Thai to: To bình thường, bệnh lý, dị dạng, thai non tháng, suy dinh dưỡng, suy thai mãn, thai già tháng

– Các bệnh lý bẩm sinh khác của thai nhi khi trong bụng mẹ.

c. Về phía phần phụ

– Rau bám thấp, tiền đạo, bong non, canxi hóa.

– Dây rốn ngắn, thắt nút, sa dây rau.

2. Yếu tố phát sinh trong chuyển dạ

a. Toàn thân

– Lo lắng, sợ hãi, kêu la

– Mệt mỏi, đói lả, kiệt sức vì không ăn được.

– Thay đổi mạch, huyết áp do nguyên nhân tâm lý sợ sệt

b. Cơn co tử cung

– Cơn co thường xuất phát từ một điểm hay sừng trái tử cung từ trên xuống, cường độ giảm dần, thời gian co giảm dần, lúc đầu cơn co ngắn, thưa, yếu. Về sau mạnh, dài, mau.

cơn co tử cung

Các rối loạn cơn co tử cung có thể gặp phải trong cuộc chuyển dạ: Tăng hoặc giảm co bóp, cường độ; tăng trương lực cơ bản

– Các rối loạn cơn co tử cung:

  • Rối loạn tăng co bóp, tăng cường độ (cơn co mạnh)
    • Tăng tần số (cơn co mau)
    • Tăng cả hai (cơn co mạnh và mau)
  • Tăng trương lực cơ bản do co thắt trong hội chứng rau bong non
    • Do giãn căng đa thai, đa ối.
    • Do co bóp tăng kéo dài (lạm dụng Oxitocin )
  • Rối loạn giảm co bóp, giảm cường độ (cơn co yếu)
    • Giảm tần số (cơn co thưa)
    • Giảm cơn co toàn bộ (Cơn co yếu và thưa)

– Thường tăng co có nguyên nhân thực thể, nếu không tìm được thì do rối loạn cơ năng có thể dùng thuốc không kết quả phải mổ lấy thai.

c. Xóa mở cổ tử cung

– Bình thường cổ tử cung xóa mở dần từ 1- 10cm

  • Vị trí cổ tử cung ở chính giữa, mật độ mềm mỏng, xóa hết thì ôm lấy đầu ối hoặc ngôi thai.
  • Mở con so 1-3 cm trung bình 8 giờ
  • 3-10 cm trung bình 7 giờ
  • Không thuận lợi khi cổ tử cung cứng, phù nề, lệch lỗ trong co thắt, cổ tử cung không mở.

d. Đầu ối

– Tiên lượng tốt khi đầu ối dẹt, màng ối không quá dày, ối vỡ đúng lúc, không đa ối, thiểu ối. Nước ối trong không lẫn phân su.

– Tiên lượng không tốt : Đầu ối phồng quả Lê, màng ối dày, vỡ ối non, vỡ ối sớm kèm theo có sa dây râu, nhiễm khuẩn, nước ối có phân su.

e. Tim thai

– Bình thường 120-140 l/p

– Suy thai khi < 120 l/p hoặc > 160 l/p

f. Độ lọt của ngôi thai

– Thuận lợi khi ngôi thai chuyển dần từ trên xuống dưới. Con so thường lọt sớm tháng cuối, con rạ lọt khi chuyển dạ.

– Tiên lượng không tốt: Ngôi cao chờm khớp vệ, ngôi thai không tiến triển, tiến triển đến mức nào rồi dừng lại.

– Độ lọt ngừng trệ nếu:

  • Cơn co thưa yếu
  • Ối vỡ làm ngôi không bình chỉnh tốt
  • Cổ tử cung không mở
  • Ngôi thế không thuận lợi
  • Yếu tố kín đáo: Dây rau ngắn, cuốn cổ, bám thấp.

g. Tai biến trong khi chuyển dạ

– Rau tiền đạo trung tâm: Phải mổ dù con sống hay chết.

– Rau tiền đạo bán trung tâm: Hầu hết phải mổ

– Rau bám mép: Bấm ối để cầm máu

– Rau bong non: Khi không có dấu hiệu choáng, theo dõi bấm ối, theo dõi đẻ đường dưới. Khi có choáng trương lực cơ tăng thì mổ hồi sức chống choáng

– Dọa vỡ tử cung: Forceps khi đủ điều kiện hoặc mổ lấy thai

– Vỡ tử cung: Hồi sức mổ bảo tồn khi cần thiết và có điều kiện

– Sa dây ra : Mổ cấp cứu.

– Sa chi: Đẩy chi lên. Nếu có yếu tố khác thì mổ lấy thai.

Kết luận: Tiên lượng cuộc đẻ thật khó nhưng bắt buộc người thầy thuốc sản khoa phải thực hiện đầy đủ để tránh tai biến cho cả mẹ và con.

Dự phòng: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân, xây dựng mạng lưới Y tế cho cộng đồng, chăm sóc Bà mẹ trẻ em, thực hiện tốt đăng ký quản lý thai nghén.

Bài viết Những yếu tố tiên lượng cho một cuộc đẻ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-yeu-to-tien-luong-cho-mot-cuoc-de-2911/feed/ 0
Cách tốt nhất để dễ sinh thường, bạn đã biết chưa? https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-de-sinh-thuong-ban-da-biet-chua-8907/ https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-de-sinh-thuong-ban-da-biet-chua-8907/#respond Thu, 05 Oct 2017 06:57:32 +0000 http://benh2.vn/cach-tot-nhat-de-de-sinh-thuong-ban-da-biet-chua-8907/ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất về cơ thể và tinh thần để vượt cạn dễ hơn. Cùng Benh.vn tìm hiểu về cách vận động cho bà bầu giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn.

Bài viết Cách tốt nhất để dễ sinh thường, bạn đã biết chưa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất về cơ thể và tinh thần để vượt cạn dễ hơn. Cùng Benh.vn tìm hiểu về cách vận động cho bà bầu giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn.

  

Bài viết Cách tốt nhất để dễ sinh thường, bạn đã biết chưa? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cach-tot-nhat-de-de-sinh-thuong-ban-da-biet-chua-8907/feed/ 0
Một số nguy cơ khi bé bị sinh mổ https://benh.vn/mot-so-nguy-co-khi-be-bi-sinh-mo-2803/ https://benh.vn/mot-so-nguy-co-khi-be-bi-sinh-mo-2803/#respond Mon, 05 Sep 2016 04:21:16 +0000 http://benh2.vn/mot-so-nguy-co-khi-be-bi-sinh-mo-2803/ Mổ lấy thai nếu đúng chỉ định sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi. Tuy nhiên, mổ lấy thai cũng là nguyên nhân của những tai biến khác đối với trẻ như hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.

Bài viết Một số nguy cơ khi bé bị sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mổ lấy thai nếu đúng chỉ định sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi. Tuy nhiên, mổ lấy thai cũng là nguyên nhân của những tai biến khác đối với trẻ như hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh.

Nguy cơ gặp phải ghi sinh mổ

Mổ lấy thai chủ động không qua chuyển dạ thì nguy cơ hội chứng suy hô hấp cấp cao gấp 2,6 lần, có chuyển dạ rồi mới mổ lấy thai nguy cơ này cao gấp 1,9 lần so với sinh thường. Trong khi hội chứng suy hô hấp cấp và sinh non là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ sinh mổ còn bị suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường. Nguyên nhân là khi sinh mổ, trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu tiên sau sinh vì điều kiện vệ sinh vô trùng chặt chẽ khi mổ, trẻ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và vi khuẩn chủ yếu từ môi trường bệnh viện (khi bé nằm trong bệnh viện).

mo_lay_thai

Lợi ích cho bé khi mẹ đẻ thường

Trong khi đó, nếu sinh thường thì trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể người mẹ khi đi qua đường âm đạo (vi khuẩn có sẵn ở âm đạo, phân) và môi trường xung quanh.

Trước khi ra đời, đường tiêu hóa của trẻ vô khuẩn. Đối với trẻ sinh thường, chỉ vài giờ sau khi sinh, loại vi khuẩn mà trẻ tiếp xúc khi đi qua âm đạo thường gặp là Bifidobacteria đã đến bám vào thành bộ máy tiêu hóa của trẻ sơ sinh, tạo nên một hàng rào bảo vệ không để những vi khuẩn gây bệnh đến sau có thể bám vào những chỗ này.

Sự có mặt của các vi khuẩn “thân thiện” này giúp thành lập hệ thống miễn dịch, tạo đề kháng tốt cho trẻ và rất cần thiết cho sự phát triển cũng như điều hòa hệ thống miễn dịch của trẻ. Trong khi trẻ sinh mổ phải mất sáu tháng mới có được hệ vi khuẩn đường ruột giống như trẻ sinh thường. Sự chậm trễ này khiến trẻ sinh mổ dễ mắc một số bệnh như tiêu chảy, dị ứng (trong đó có hen suyễn).

Một nghiên cứu mới nhất của Tiến sỹ Caroline Roduit, thuộc bệnh viện Kinderspital Zurich, Zurich, Thụy Sỹ cho biết nguyên nhân nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn ở trẻ sinh mổ có thể nằm chố thiếu thời gian cần thiết cho các thay đổi về hooc-môn và sinh lý xảy ra trong quá trình sinh nở bình thường. Quá trình này là cực kỳ quan trọng đối với hệ miễn dịch và phổi của trẻ khi trưởng thành.

Lời kết

Sinh mổ sẽ khiến thời điểm hoạt động lần đầu tiên của các vi khuẩn kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ bị lùi lại.

Vì sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, tốt nhất các sản phụ là không nên lạm dụng mổ lấy thai. Chỉ nên sử dụng khi cuộc sinh ngả âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ hoặc con hoặc cả hai mẹ con.

Bài viết Một số nguy cơ khi bé bị sinh mổ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mot-so-nguy-co-khi-be-bi-sinh-mo-2803/feed/ 0