Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 02 Jul 2023 10:54:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Bệnh suy thận mạn https://benh.vn/benh-suy-than-man-5844/ https://benh.vn/benh-suy-than-man-5844/#respond Sun, 12 Aug 2018 07:34:44 +0000 http://benh2.vn/benh-suy-than-man-5844/ Định nghĩa suy thận mạn: là sự giảm mức lọc cầu thận (MLCT) dưới mức bình thường (< 60 ml/phút) trên 3 tháng trở lên, thường xuyên, không hồi phục và là hậu quả của các tổn thương thận mạn tính gây nên.

Bài viết Bệnh suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Cơ thể người bình thường có hai quả thận, mỗi quả thận có khoảng 1 triệu nephron- đơn vị lọc cầu thận hoạt động để đảm bảo nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Hàng ngày có khoảng 180 lít dịch được lọc qua thận nhưng có 99% nước được tái hấp thu lại và chỉ có 1,5 – 2,0 lit nước tiểu được tạo thành mỗi ngày. Ngoài chức năng lọc và tái hấp thu các chất, thận còn có chức năng nội tiết quan trọng khác.

Khi chức năng thận bị suy giảm, tất cả các quá trình trên bị rối loạn làm xuất hiện nhiều biến chứng đa dạng ở các mức độ khác nhau mà điển hình là hội chứng urê máu cao.

– Định nghĩa suy thận mạn: là sự giảm mức lọc cầu thận (MLCT) dưới mức bình thường (< 60 ml/phút) trên 3 tháng trở lên, thường xuyên, không hồi phục và là hậu quả của các tổn thương thận mạn tính gây nên.

Bệnh nhân khi đã được chẩn đoán có bệnh thận mạn và có suy thận mạn thì bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều trị và theo dõi định kỳ sẽ giúp hạn chế các biến chứng và hạn chế được tốc độ suy giảm chức năng thận đến giai đoạn cuối.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh suy thận mạn

Nguyên nhân gây suy thận mạn: rất đa dạng. Hiện nay nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn là do đái tháo đường và tăng huyết áp, sau đó là các tổn thương tại thận nguyên phát hoặc thứ phát khác. Tổn thương tại thận thường gặp bao gồm các bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch thận và một số bệnh hệ thống, di truyền…

Cơ chế bệnh: do xơ hoá tổ chức cầu thận và ống kẽ thận không hồi phục từ đó dẫn đến giảm các chức năng lọc của cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận, đồng thời giảm sản xuất một số chất như erythropoietin, tiền vitamin D, renin và một số hormon khác…

Phân loại giai đoạn bệnh suy thận mạn

Mức độ suy giảm chức năng thận được đánh giá dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT) được tính theo nhiều công thức khác nhau. Mức lọc cầu thận là lượng nước tiểu đầu trong 1 phút. Trong thực hành các thầy thuốc lâm sàng tính mức lọc cầu thận theo công thức Cockcroft – Gault dựa vào tuổi, cân nặng và nồng độ creatinin máu của bệnh nhân:

Chức năng thận giảm được coi là suy thận khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút. Theo cách phân loại của Hội Thận học Hoa Kỳ thì suy thận mạn khi bệnh thận mạn ở giai đoạn 3 trở lên (bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4, 5), tiến triển và không hồi phục. Khi mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15 ml/phút không hồi phục được coi là suy thận mạn giai đoạn cuối hay bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Các giai đoạn của bệnh thận mạn được phân loại như sau:

– Bệnh thận mạn giai đoạn 1: MLCT > 90 ml/ph.

– Bệnh thận mạn giai đoạn 2: MLCT 60 – 89 ml/ph.

– Bệnh thận mạn giai đoạn 3: MLCT 30 – 59 ml/ph.

– Bệnh thận mạn giai đoạn 4: MLCT từ 15 – 29 ml/ph.

– Bệnh thận mạn giai đoạn 5: MLCT < 15 ml/ph.

Suy thận mạn còn được xếp loại thành 4 giai đoạn (theo Nguyễn Văn Xang) như sau:

– Suy thận mạn giai đoạn 1: khi MLCT từ dưới 60 – 41 ml/ph.

– Suy thận mạn giai đoạn 2: khi MLCT từ 21 – 40 ml/ph.

– Suy thận mạn giai đoạn 3: khi MLCT từ 5 – 20 ml/ph (3ª: 11- 20 ml/ph, 3b: 5- 10ml/ph).

– Suy thận mạn giai đoạn 4: khi MLCT < 5 ml/ph.

Chẩn đoán bệnh suy thận mạn

Chẩn đoán suy thận mạn dựa vào

Lâm sàng: có rối loạn đường tiêu hoá các mức độ, tăng huyết áp, thiếu máu, rối loạn tiểu tiện, tiểu ít hoặc nhiều, đau tức hai hố thắt lưng là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân suy thận. Những triệu chứng gợi ý như mệt mỏi, chán ăn, buôn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da xanh, tăng huyết áp, tiểu ít…

Tiền sử : mắc bệnh thận trên 3 tháng, tái phát và tiến triển tăng dần.

Xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy có suy thận, có hoặc không rối loạn điện giải, thiếu máu, rối loạn calci – phospho.

Siêu âm hai thận thường teo nhỏ hơn bình thường, trong trường hợp tắc nghẽn có thể thấy thận to, ứ nước trên siêu âm.

Chẩn đoán giai đoạn suy thận mạn dựa vào tiền sử bệnh và mức lọc cầu thận.

Chẩn đoán biến chứng:

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đa dạng của nhiều hệ cơ quan: rối loạn cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, biến chứng tim mạch, biến chứng tiêu hoá, biến chứng hô hấp, biến chứng nội tiết, huyết học, cơ xương khớp, thần kinh và tâm thần…Ở giai đoạn cuối hay bệnh thận giai đoạn cuối bệnh nhân thường rất nặng, có thể hôn mê và tử vong trong hội chứng urê máu cao nếu không được lọc máu kịp thời.

Điều trị bệnh suy thận mạn

Cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng hiện có cũng như giai đoạn suy thận để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhân đến trong tình trạng nặng của hội chứng urê máu cao, có rối loạn điện giải nặng đặc biệt kali máu cao > 6,5 mmol/L, và hoặc urê máu > 35 mmol/L, hoặc tình trạng toan máu nặng nề, hoặc biểu hiện phù phổi cấp cần chỉ định lọc máu cấp cứu. Xác định lại giai đoạn suy thận mạn sau khi bệnh nhân đã cấp cứu xong. Nếu mức lọc cầu thận trong khoảng 15 – 60 ml/ph tiến hành điều trị bảo tồn chức năng thận, nhằm hạn chế tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Thay thế thận

Điều trị thay thế thận suy được tiến hành khi mức lọc cầu thận < 15 ml/ph không phục hồi. Tuỳ thuộc vào tình trạng chung của người bênh, vào hoàn cảnh gia đình và xã hội của người bệnh cũng như tuỳ thuộc vào chỉ định và chống chỉ định của từng phương pháp thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Ghép thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất đối với người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Có thể ghép thận của người sống hoặc thận của người chết não. Có thể ghép thận của người cùng huyết thống hoặc thận của người không cùng huyết thống. Hiệu quả của điều trị phụ thuộc vào sự phù hợp tổ chức nhiều hay ít giữa người cho và người nhận thận, tuỳ thuộc vào sự tuân thủ chế độ điều trị và sinh hoạt của người bệnh, tuỳ thuộc vào các biến chứng có thể gặp trong quá trình điều trị chống thải ghép lâu dài.

Lọc máu là phương pháp phổ biến nhất , thường tiến hành để chờ đợi cơ hội ghép thận. Có hai phương pháp lọc máu là thận nhân tạo và lọc màng bụng chu kỳ. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm bổ sung cho nhau và luân chuyển cho nhau được. Lựa chọn phương pháp nào tuỳ thuộc vào chỉ định và chống chỉ định của từng phương pháp và tuỳ thuộc vào nguyện vọng của người bệnh sau khi được thầy thuốc tư vấn.

Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần được điều trị toàn diện như duy trì huyết áp tối ưu 130/80 – 140/90 mmHg, điều trị thiếu máu tốt với mức Hb 11 – 12 g/dl, và cân bằng nước điện giải hợp lý, bổ sung calci và vitamin D3 giúp phòng ngừa cường cận giáp thứ phát và phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng …để có được chất lượng sống tốt.

Khuyến cáo với bệnh nhân suy thận mạn

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm tổn thương thận và xác định giai đoạn bệnh thận mạn tính, dựa vào đó sẽ có biện pháp điều trị và chế độ ăn uống phù hợp, giúp hạn chế được tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối. Khi người bệnh được chẩn đoán bị mắc bệnh thận mạn nên khám và theo dõi ở cơ sở y tế chuyên khoa Thận Tiết niệu để được tư vấn điều trị phù hợp, hiệu quả, giúp kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống khi chức năng thận đã bị suy giảm.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-suy-than-man-5844/feed/ 0
Hi hữu Bà mẹ suy thận giai đoạn cuối sinh con an toàn https://benh.vn/hi-huu-ba-me-suy-than-giai-doan-cuoi-sinh-con-an-toan-9345/ https://benh.vn/hi-huu-ba-me-suy-than-giai-doan-cuoi-sinh-con-an-toan-9345/#respond Sat, 29 Jul 2017 07:05:54 +0000 http://benh2.vn/hi-huu-ba-me-suy-than-giai-doan-cuoi-sinh-con-an-toan-9345/ Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, hàng năm cướp đi sinh mạng khoảng 12 triệu người trên thế giới...Do đó, đối với những bệnh nhân suy thận tuổi đời còn trẻ phải lọc máy thường xuyên để giữ lấy tính mạng thường chọn giải pháp không sinh nở. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của bệnh nhân và tập thể các bác sĩ, một kỳ tích đã đến với một bệnh nhân 30 tuổi. Em bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh trong niềm vui vỡ òa của tập thể các bác sĩ và gia đình bệnh nhân. 

Bài viết Hi hữu Bà mẹ suy thận giai đoạn cuối sinh con an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, hàng năm cướp đi sinh mạng khoảng 12 triệu người trên thế giới…Do đó, đối với những bệnh nhân suy thận tuổi đời còn trẻ phải lọc máy thường xuyên để giữ lấy tính mạng thường chọn giải pháp không sinh nở. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của bệnh nhân và tập thể các bác sĩ, một kỳ tích đã đến với một bệnh nhân 30 tuổi. Em bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh trong niềm vui vỡ òa của tập thể các bác sĩ và gia đình bệnh nhân. 

Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận sinh con trên thế giới

Theo thống kê của chương trình nghiên cứu Đa trung tâm của Châu Âu trong hơn 10 năm tại một số quốc gia như Bỉ, Đan mạch, Pháp, Anh…. ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo được đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con thì chỉ có 52% trẻ được sinh và sống bình thường.

Tại Việt Nam, cụ thể là Bệnh viện Bạch Mai, đây là bệnh nhân thứ 3 có thai đang chạy thận nhân tạo chu kỳ sinh con an toàn.

Kết thúc viên mãn

Chị Nguyễn Thị Mơ suy thận từ 7 năm nay (cuối 2009 – 2017), chạy thận chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình. Khi phát hiện có thai do “lỡ kế hoạch”, chị và gia đình đã đến Bệnh viện Bạch Mai thăm khám, xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ.

Trong bối cảnh thai đã lớn trên nền bệnh nhân chạy thận nhân tạo 7 năm, việc đình chỉ thai cũng có thể nguy cơ cho người bệnh. Do đó, sau nhiều cuộc hội chẩn, cân nhắc kỹ lưỡng của bác sĩ cộng với thể trạng của thai phụ và sự quyết tâm của chị Mơ và gia đình, bệnh nhân đã được nhập viện để điều trị, theo dõi thai chờ ngày sinh nở.

Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con, các bác sĩ Khoa Thận nhân tạo đã phối hợp chặt chẽ với bác sĩ khoa Sản theo dõi từng ngày điều chỉnh tăng cân, theo dõi từng chỉ số, tình trạng nước ối, siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi, rau thai… Đến tuần thứ 33 (tuổi thai cho phép đối với thai nhi trên nền sản phụ suy thận mạn tính), các bác sĩ đã thống nhất chỉ định mổ lấy thai.

Kết quả, ngày 4.4, bé Bảo Châu nặng 2,2 kg chào đời và được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Nhi và ra viện sau đó 6 ngày trong niềm vui tột cùng của gia đình và tập thể thầy thuốc khoa Thận Nhân tạo, Khoa Sản và Khoa Nhi. Một kết quả tốt đẹp không phụ sự nỗ lực của gia đình bệnh nhân và các thầy thuốc.

Khuyến cáo của chuyên gia

Qua trường hợp bệnh nhân hy hữu trên, TS Nguyễn Hữu Dũng Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, các bệnh nhân suy thận khi quyết định sinh con cần hết sức cân nhắc và phải được theo dõi, tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để có thể quản lý và duy trì thai nghén an toàn cho cả mẹ và con.

TS. Nguyễn Hữu Dũng tâm sự: “Người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ có thai khó hơn cả trăm lần và rất khó duy trì được thai nghén đến khi đủ tuổi thai. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, lọc máu sẽ được thực hiện với một quy trình đặc biệt và có sự kết hợp theo dõi với nhiều chuyên khoa. Bởi lẽ, với bệnh nhân suy thận, các độc tố trong máu thường cao nên thai nhi khó có thể phát triển bình thường được”.

Bài viết Hi hữu Bà mẹ suy thận giai đoạn cuối sinh con an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hi-huu-ba-me-suy-than-giai-doan-cuoi-sinh-con-an-toan-9345/feed/ 0
Chế độ ăn cho người bị suy thận mạn https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-suy-than-man-2705/ https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-suy-than-man-2705/#respond Sun, 16 Apr 2017 08:19:21 +0000 http://benh2.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-suy-than-man-2705/ Đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa được chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc sẽ có chế độ ăn kiêng khem chặt chẽ. Thường bệnh nhân phải được bác sĩ kiểm tra xét nghiệm máu và đánh giá mức độ tồn đọng các chất cần thải để đề nghị chế độ ăn thích hợp cho từng bệnh nhân và cũng tùy theo nguyên nhân gây suy thận mà có những lưu ý riêng.

Bài viết Chế độ ăn cho người bị suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa được chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc sẽ có chế độ ăn kiêng khem chặt chẽ. Thường bệnh nhân phải được bác sĩ kiểm tra xét nghiệm máu và đánh giá mức độ tồn đọng các chất cần thải để đề nghị chế độ ăn thích hợp cho từng bệnh nhân và cũng tùy theo nguyên nhân gây suy thận mà có những lưu ý riêng.

Do vậy, đây chỉ là câu trả lời những gì chung cho bệnh nhân suy thận mạn nặng mà chưa xét đến những vấn đề trên.

1. Ăn nhạt, hạn chế tối đa việc thêm muối hoặc nước mắm vào thức ăn, không ăn thức ăn kho, hoặc mắm, hoặc các loại động vật khô như cá khô, mực khô.

2. Giảm ăn trái cây, nhất là những trái cây chứa nhiều potassium (Kali) như chuối, cam, quít, bưởi, nho…

3. Giảm ăn đạm động vật (thịt, cá, tôm…) tăng cường đạm thực vật (các loại đậu), thay đổi tùy theo cân nặng và tình trang dinh dưỡng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho giới hạn cụ thể. Người trung bình có cân nặng khoảng 50 Kg, thì chỉ được ăn trong vòng 150g thịt/ngày.

4. Lượng nước uống sẽ tiết chế tùy theo lượng nước tiểu mà bệnh nhân tiểu được.

5. Trừ bệnh nhân tiểu đường hoặc béo phì, vẫn cần tiết chế đường, những bệnh nhân khác không kiêng ăn tinh bột (cơm, bánh mì…).

Chế độ ăn có thể thay đổi không chỉ tùy từng bệnh nhân và đặc biệt trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn nặng, mà chế độ ăn sẽ còn thay đổi ở những thời điểm khác nhau (mỗi tháng). Nếu cần biết cụ thể cho từng trường hợp, người bênh nên đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm và xin tư vấn về chế độ ăn cụ thể hơn.

Benh.vn

Bài viết Chế độ ăn cho người bị suy thận mạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-suy-than-man-2705/feed/ 0
Nghiên cứu hấp phụ máu HA130 trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo https://benh.vn/nghien-cuu-hap-phu-mau-ha130-tren-benh-nhan-chay-than-nhan-tao-4089/ https://benh.vn/nghien-cuu-hap-phu-mau-ha130-tren-benh-nhan-chay-than-nhan-tao-4089/#respond Wed, 25 Jan 2017 04:49:28 +0000 http://benh2.vn/nghien-cuu-hap-phu-mau-ha130-tren-benh-nhan-chay-than-nhan-tao-4089/ Nghiên cứu hiệu quả phối hợp thận nhân tạo và hấp phụ máu HA 130 để điều trị các biến chứng suy thận mạn.

Bài viết Nghiên cứu hấp phụ máu HA130 trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Nghiên cứu hiệu quả phối hợp thận nhân tạo và hấp phụ máu HA 130 để điều trị các biến chứng suy thận mạn.

Tóm tắt

Mục tiêu

Đánh giá tác dụng giảm một số chất ở trong máu bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thân nhân tạo chu kỳ như photphate, axit uric, PTH, β2M và theo dõi các biến chứng xảy ra khi phối hợp hai phương pháp HD và HP .

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

25 bệnh nhân lọc máu chu kỳ (13 nam và 12 nữ) từ 21 đến 72 tuổi lọc máu tuần 3 lần (2 lần HD và 1 lần HD + HP dùng quả HA 130) kéo dài 3 tuần liên tục.

Phương pháp

Mô tả cắt ngang, tiến cứu.

Kết quả nghiên cứu

Trước và sau điều trị, nồng độ trung bình của các chất thay đổi như sau: phospho 1.78 ± 0.54 giảm xuống 0.82 ± 0.22 (p < 0.001), axit uric 476 ± 104.37 giảm xuống 154.71 ± 52.10 (p < 0.001), PTH 49.01 ± 53.10 giảm xuống 32.44 ± 70.04 (µmol/l) (p < 0.001), β2M 44.76 ± 14.50 giảm 41.91 ± 16.26 mg/l (p < 0.05).

Về đông máu tiểu cầu giảm 13.38%, PT tiamr 15.04%, APTT tăng 69.71%. Không xuất hiện các biểu hiện dị ứng nhanh và chậm, huyết áp trước điều trị 149.6/87.5 mmHg sau 150.2/88.5 mmHg, tần số tim 75.8 và 77.3 lần/ph.

Kết luận

Kết hợp HD + HP đào thải rất có ý nghĩa thống kê PTH, axit uric, photpho, tác dụng hấp phụ β2M có xu hướng giảm chậm hơn và sử dụng quả lọc HA 130 an toàn.

I. Đặt vấn đề

Hấp phụ máu (Haemoperfusion HP) có khả năng hấp phụ có chọn lọc các độc tố của hội chứng urê máu cao, các chất có trọng lượng phân tử trung bình và trọng lượng phân tử cao sinh ra trong quá trình điều trị thận nhân tạo (Hemodialysis HD) kéo dài ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Điều trị phối hợp giữa thận nhân tạo (HD) và hấp phụ máu (HP) có thể loại bỏ nhiều loại độc tố urê máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, làm giảm các biến chứng nắn hạn hoặc dài hạn, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân lọc máu.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nếu chỉ thực hiện kỹ thuật thận nhân tạo đơn thuần thì các biến chứng trung và dài hạn sẽ xuất hiện do  không đào thải hoặc đào thải kém các độc tố urê máu có trọng lượng phân tử trung bình và phân tử cao. Tháng 1 năm 2007, Bệnh viện Xinhua ở Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng một thiết bị hấp phụ máu, sử dụng nhựa trung tính, lỗ to có tên gọi là HA 130.

Khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai

Cột nhựa hấp phụ HA 130 do Jafron Zhuhai Lizhu Group, Biological Material Co.Ltd, Quảng Đông, Trung Quốc sản xuất. Có 51 bệnh nhân tự nguyện đã sử dụng điều trị thận nhân tạo phối hợp với hấp phụ đem lại kết quả tốt, giải quyết những biến chứng dài hạn trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ.

Đến nay, rất nhiều bệnh viện ở Trung quốc đã sử dụng kỹ thuật lọc máu kết hợp với quả lọc hấp phụ để điều trị những biến chứng của bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ. tại Việt Nam lần đầu tiên khoa Thận nhân tạo áp dụng điều trị phối hợp thận nhân tạo (HD) và hấp phụ máu (HP) với mục tiêu nghiên cứu là:

1. Đánh giá tác dụng giảm một số chất ở trong máu bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo chu kỳ như phosphate, axit ric, parathyroid hormon (PTH), Beta 2 microglobuline (β2M).

2. Theo dõi các biến chứng xảy ra khi phối hợp hai phương pháp HD và HP.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Từ tháng 4 năm 2012, đã có 25 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tự nguyện tham gia nghiên cứu phối hợp HD + HP trong đố có 13 nam và 12 nữ, tuổi từ 21 đến 72.

Các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân bao gồm: bệnh nhân đã ổn định về mặt lâm sàng thời gian thận nhân tạo trên 6 tháng, thể tích nước tiểu tồn dư < 500ml/24h, đường vào mạch máu: AVF, không có các chống chỉ định hấp phụ máu, không có các bệnh lý ác tính.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu.

Các bệnh nhân được lọc máu 3 lần 1 tuần: trong đó 2 lần HD và một lần còn lại được điều trị bằng phối hợp HD + HP. Phác đồ này kéo dài trong 3 tuần liên tục

2.2.1 Thu thập dữ liệu lâm sàng

– Thu thập các dữ liệu: tuổi, giới, chẩn đoán và thời gian lọc máu

– Theo dõi: huyết áp, nhịp tim, các biểu hiện dị ứng trước, trong và sau mỗi lần HD + HP.

2.3. Phân tích số liệu: các phân tích đều được thực hiện nhờ sử dụng phần mềm SPSS.

III. Kết quả nghiên cứu

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:

– Giới tính: 13 nam (52%) và 12 nữ (48%)

– Tuổi: tuổi của bệnh nhân từ 21 đến 72 trong đó nhiều nhất là từ 51 – 60 tuổi (8 bệnh nhân). Tuổi trung bình: 50,2 tuổi.

– Năm lọc máu: thời gian lọc máu củ bệnh nhân tham gia nghiên cứu từ 1-3 năm chiếm 52%. Năm lọc máu trung bình 4,2 năm.

– Nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối: Viêm cầu thận mạn: 15, THA, 5, VTBT mạn tính: 2, Lupus ban đỏ hệ thống 2, ĐTĐ: 1 trường hợp.

– tình trạng bệnh nhân trước và sau lọc máu: 92% bệnh nhaann sau lọc máu tình trạng bình thường, thoải mái, 2 bệnh nhân cảm giác mệt sau lọc, 4 bệnh nhân có giảm ngứa nhưng không hết. Không có dị ứng và xuất huyết.

– Tình trạng quả lọc sau lọc: 90,68% là quả lọc trắng; 6,66% có một vài sợi đông 2,66% có nhiều sợi đông. Không có đông quả lọc và quả hấp phụ.

– Huyết áp: trước điều trị là 149.6/87.5 mmHg, sau điều trị là 150.2/88.5 mmHg. Tần số tim trung bình trước điều trị là 75.8 lần/ph, sau điều trị 77.3 lần/ph.

– Không thấy xuất hiện các biểu hiện dị ứng chậm, dị ứng nhanh hay các dấu hiệu xuất huyết ở 25 bệnh nhân điều trị HD + HP.

Bảng 1. Thay đổi về huyết học trước và sau điều trị HD + HP

n = 25 x 3 Trước điều trị

X (1+2+3)

Sau điều trị

X (1+2+3)

P Tỷ lệ %
Hồng cầu (T/1) 3.73 ± 0.50 4.51 ± 5.51 < 0,05 17.29 ↑
Hemoglobin (g/l) (Hb) 107.84 ± 13.90 110.42 ± 15.97 < 0,01 2.33 ↑
Hematocrit (Hct) 0.338 ± 0.08 0.344 ± 0.05 < 0,01 2.94 ↑
Bạch cầu (G/l) 6.797 ± 2.262 7.212 ± 2.900 < 0,01 5.68 ↑
Tiểu cầu (G/l) 191.98 ± 33.66 166.28 ± 45.26 < 0,01 ↓13.38

Nhận xét: Hồng cầu, Hemoglobin, Hematocrit, Bạch cầu tăng, Sau lọc có ý nghĩa thống kê do máu cô đặc. Tiểu cầu giảm. Có ý nghĩa thống kê do hấp phụ (P < 0,01)

3.3 Các thay đổi về đông máu

Bảng 2. Thay đổi về đông máu trước và sau điều trị HD + HP

  Trước điều trị Sau điều trị p Tỷ lệ %
Prothrombin % 88.78 ± 11.92 75.43 ± 17.42 < 0,01 ¯15.04
APTT (giây) 29.96 ± 11.15 98.93 ± 35.31 < 0,01 69.71­
APTT bệnh/chứng 1.091 ± 0.389 3.404 ± 1.191 < 0,01 67.95­
Fibrinogen (g/l) 3.80 ± 0.97 4.08 ± 1.45 < 0,01 6.86­

Nhận xét: Tỷ lệ Prothrombin giảm từ 88.78% xuống 75.43%, rất có ý nghĩa thống kê, p < 0.01. APTT và APTT bệnh/chứng tăng tới 69.71% và 67.95% với p rất có ý nghĩa. Fibrinogen tăng 6.86%, p < 0.001.

3.4 Các thay đổi về sinh hoá

Bảng 3: Thay đổi về sinh hoá

Thông số xét nghiệm Trước điều trị Sau điều trị

x

p Tỷ lệ %
Ure (mmol/l) 22.48 ± 6.04 8.99 ± 3.38 0.001 ¯60.0
Creatinin (µmol/l) 872.02 ± 198.45 388.32 ± 135.68 0.001 ¯55.47
Acid Uric (µmol/l) 476.14 ± 104.37 154.71 ± 52.10 0.001 ¯67.51
Protein toàn phần (g/l) 74.90 ± 5.43 76.33±6.86 ↑<0.01 1.90↑
Albumin (g/l) 39.74 ± 3.21 39.69 ± 3.27 >0.05 ¯0.12
Natri (mmol/l) 138.60 ± 4.52 139.71 ± 17.83 0.57 0.79­
Kali (mmol/l) 4.41 ± 0.65 3.64 ± 3.59 0.734 ¯17.46
Clo (mmol/l) 98.22 ± 3.86 99.06 ± 2.54 0.01 0.84­
Canxi (mmol/l) 2.25 ± 0.21 2.55 ± 0.21 0.030 11.76­
Canxi ion (mmol/l) 1.01 ± 0.13 1.09 ± 0.15 0.593 7.33­
Photpho (mmol/l) 1.78 ± 0.54 0.82 ± 0.22 0.001 ¯54.28

Nhận xét:. Acid uric: trước lọc là 476.14 ± 104.37 µmol/l sau điều trị là 154.71 µmol/l ± 52.10(p<0.001). Photpho: Trước 1.78 ± 0.54, Sau điều trị là 0.82 mmol/l ± 0.23 (p < 0.001). Protein máu sau điều trị tăng lên 1.90%, (p<0.01 ) nhưng albumin máu lại giảm xuống 0.12%.

3.5 Các chất có trọng lượng phân tử trung bình (bảng 6)

Bảng 4: Các chất có trọng lượng phân tử trung bình 

  lần 1 lần 2 lần 3 So sánh

trước lọc 1 và sau lọc 3

  X1 X2 X3 P (X1 – X3)
Beta2 trước lọc 44.76 ± 14.50 42.28 ± 13.51 42.63 ± 16.26  
Beta2 sau lọc 46.89 ± 16.35 47.76 ± 13.86 41.91 ± 16.26 < 0.05
PTH trước lọc 47.70 ± 46.84 45.27 ± 52.08 43.23 ± 61.33  
PTH sau lọc 26.68  ±33.86 25.00 ± 54.94 20.68 ± 53.20 < 0.001

Nhận xét: PTH thay đổi trước lọc và sau lọc rất có ý nghĩa thống kê  (P < ,001). β2M trước lọc và sau lọc, lần 1 và lần 2 tăng, lần 3 bắt đầu giảm. Nếu so sánh trước lọc lần 1 và lần 3 sự giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

IV. BÀN LUẬN

Với 25 bệnh nhân được điều trị phối  hợp  HD+HP, tuần 1 lần, kéo dài 3 tuần liên tục, kết  quả thu được cho thấy:

4.1 Về độ an toàn của quả hấp phụ HA130

Không thấy có những thay đổi về mạch, huyết áp, cũng như các phản ứng dị ứng chậm và dị ứng nhanh.

Khi sử dụng phương pháp hấp phụ với quả hấp phụ HA130 có nguy cơ chảy máu tăng lên thể hiện bằng tỷ lệ prothrombine giảm thấp, APTT và APTT  bệnh/chứng tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm thấp (Bảng 1+2)

Theo Shun-Jie Chen và cộng sự, 2011 [3], trên 51 bệnh nhân điều trị phối hợp HD + HP trong 2 năm, mỗi tuần 1 lần, sử dụng quả HA130 thấy lúc mới bắt đầu điều trị bằng phối hợp HD + HP có 3 bệnh nhân huyết áp giảm thấp, 2 bệnh nhân bị ngứa và phát ban toàn thân phải sử dụng dexamethasone 5mg tĩnh mạch, có 2 bệnh nhân xuất hiện các chấm xuất huyết ở mặt trong cẳng tay; không thấy giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu xuống mức có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

4.2 Về tác dụng điều trị

4.2.1 Khi phối hợp HD và HP với quả hấp phụ HA130 thấy parathyroidhormon PTH) giảm rất có ý nghĩa thống kê, 33,81%; acid uric giảm 67,51%; photpho cũng giảm rất có ý nghĩa thống kê, tới 54,28% (Bảng 3+4).

Đây là điều mà phương pháp thận nhân tạo đơn thuần không đạt được. Theo Shun-Jie Chen và cộng sự năm 2011 [14] nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân:

– Nhóm 1 có 51 bệnh nhân được sử dụng kết hợp HD và HP, hấp phụ máu sử dụng quả HA130 của Zhuhai Li Zhu Group., Guangdong, China. Tuần 1 lần HD + HP, 2 lần còn  lại trong tuần chỉ HD đơn thuần bằng quả lọc Rexeed 15L.

– Nhóm 2 có 49 bệnh nhân lọc máu chu kỳ, tuần HD 3 lần, mỗi lần 4 giờ bằng quả lọc Rexeed 15L.

Sau 2 năm theo dõi:

– Kết quả thu nhận được ở nhóm dùng HD + HP iPTH giảm tới 12,77%, β2M giảm 13,88%; trong khi đó ở nhóm 2 là nhóm chỉ HD đơn thuần thì iPTH tăng 12,67% và β2M tăng 8,32%.

– Ngoài làm giảm iPTH và β2M, ở nhóm 1 (HD + HP) còn thấy leptin giảm 31,34%, CRP giảm 20,58%, IL-6 giảm 13,47% và TNF-α giảm 12,56%; trong  khi các chất có trọng lượng phân tử trung bình và trọng lượng phân tử cao ở nhóm 2 đều tăng lên, với p <  0,01.

– Trong nghiên cứu của chúng tôi, PTH giảm rõ rệt sau mỗi lần lọc (P < 0,001). Còn β2M sau mỗi lần lọc, lần 1 và lần 2 tăng lên. Nhưng đến lần 3 bắt đầu giảm. Nếu so sánh β2M trước lọc lần 1 và sau lọc lần 3 có xu hướng giảm rõ rệt (P< 0,05) [Bảng 4].

4.2.2. Ure, Creatinin, Kali máu giảm theo qui luật của thận nhân tạo.. Ure giảm 60%, creatinine giảm 55,47% và kali giảm 17,46% . Sự khác  biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001) (Bảng 3).

4.2.3. Albumine không có sự thay đổi trước và sau lọc (P > 0,05) (Bảng 3). Trong đó Protein máu lại tăng lên, có lẽ do sau lọc máu bị cô lại. Điều đó rõ ràng quả hấp phụ không ảnh hưởng Protein và Albumin nhiều.

4.2.4. Beta 2 microglobuline trước lọc và sau lọc, lần 1 và lần 2 tăng nhẹ, từ lần 3 bắt đầu giảm. Nếu so sánh trước lọc lần 1 và sau lọc lần 3 sự giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (Bảng 4).

Điều đó phù hợp với các tác giả S.J. Chen và cộng sự năm 2011 [3]. Sau 2 năm nghiên cứu thì Beta 2 microglobulin ở nhóm sử dụng phương pháp HD + HP đã giảm 13,88%, còn ở nhóm chỉ sử dụng phương pháp HD đơn thuần thì β2M lại tăng lên 8,32%, cụ thể ở nhóm HD + HP sau 2 năm β2M là 58,3 ± 7,0 mg/l, còn nhóm HP đơn thuần β2M là 70,3 ± 10,1 mg/l, với p < 0,01.

Ngoài việc giảm thấp các chất có trọng lượng phân tử trung bình và cao nói trên, nghiên cứu của tác giả S.J Chen [3] còn cho thấy về lâm sàng chỉ số huyết áp, nhịp tim, mức Hb, chỉ số khối lượng thất trái (LVMI), phân số tống máu (EF), chỉ số khối lượng thân thể (BMI)… cũng tốt hơn ở nhóm kết hợp HD và HP so với nhóm chỉ HD đơn thuần.

Theo Bộ Y tế, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2010 [11] thì hấp phụ máu có 6 chỉ định điều trị:

– Ngộ độc thuốc hay chất độc cấp tính.

– Hội chứng ure máu cao đặc biệt với nổi mày đay và tăng huyết áp.

– Viêm gan nặng, đặc biệt bệnh lý gan – não và tăng bilirubine máu do suy gan nặng.

– Hội chứng nhiễm trùng hay viêm hệ thống.

– Các bệnh tự miễn.

– Các bệnh lý khác như: tâm thần phân liệt, cơn cường giáp…

Chống chỉ định sử dụng kỹ thuật  hấp phụ máu khi bệnh nhân nhạy cảm với điều trị HP hay các vật liệu liên quan.

V. KẾT LUẬN

Với 25 bệnh nhân gồm 13 nam và 12 nữ, tuổi từ 21 đến 72, thời gian lọc máu trung bình là 50,56 tháng. Mỗi tuần được điều trị HD + HP 1 lần, 2 lần còn lại sử dụng thận nhân tạo, kéo dài trong 3 tuần liên tục, chúng tôi có những kết luận sau:

1. Sử dụng quả hấp phụ HA130 an toàn, bệnh nhân dung nạp tốt.

2. Quả hấp phụ HA 130 đào thải rất có ý nghĩa thống kê đối với:

Parathyroid hormon (PTH) (47,70 pmol/l – 20,68 pmol/l) (P < 0,001),

Acid uric (476,14 mmol/l – 154,71 mmol/l) (P < 0,001)

Phospho (1,785 mmol/l – 0,816 mmol/l) (P < 0,001)

Ure (22,48 mmol/l – 8,99 mmol/l) (P < 0,001)

Creatinin (872,02 μmol/l – 388,32 μmol/l(P < 0,001).

3. Tác dụng hấp phụ với Beta 2 Microglobulin có xu hướng giảm chậm.

Sau lần lọc thứ 3 mới đạt được kết quả giảm, có ý nghĩa thống kê (P(T1 44,76 mg/l – S3 41,91 mg/l) < 0,05).

Benh.vn

Bài viết Nghiên cứu hấp phụ máu HA130 trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nghien-cuu-hap-phu-mau-ha130-tren-benh-nhan-chay-than-nhan-tao-4089/feed/ 0
Hi hữu: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc máu đã sinh con an toàn https://benh.vn/hi-huu-benh-nhan-suy-than-giai-doan-cuoi-loc-mau-da-sinh-con-an-toan-7695/ https://benh.vn/hi-huu-benh-nhan-suy-than-giai-doan-cuoi-loc-mau-da-sinh-con-an-toan-7695/#respond Wed, 03 Feb 2016 06:26:16 +0000 http://benh2.vn/hi-huu-benh-nhan-suy-than-giai-doan-cuoi-loc-mau-da-sinh-con-an-toan-7695/ Bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ, có thai sinh con có rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc BV Bạch Mai, cơ quan Bảo hiểm Y tế - lãnh đạo Khoa Thận nhân tạo và Khoa Phụ - Sản đã có nhiều cuộc hội chẩn, cùng với sự quyết tâm của Yến và gia đình, các bác sĩ rất tự tin và quyết tâm giữ thai chờ ngày sinh nở.

Bài viết Hi hữu: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc máu đã sinh con an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
TS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Chương trình nghiên cứu Đa trung tâm của Châu Âu trong hơn 10 năm tại một số quốc gia như Bỉ, Đan mạch, Pháp, Anh,…. ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con thì chỉ có 52% trẻ được sinh và sống bình thường. Ở Việt Nam chưa có báo cáo nào bệnh nhân có thai trong khi chạy thận nhân tạo chu kỳ sinh con.

Kỳ tích 40 năm mới có 1 lần

Khó là vậy nhưng điều thần kỳ đã đến với chị Hoàng Ngọc Yến, 31 tuổi, ở Lĩnh Nam, Hà Nội. Ngày 6/9/2015, chị Yến đã được mổ đẻ an toàn và đặt tên cho con trai là Xuân Bảo. Nhớ lại những tháng ngày mòn mỏi mong chờ không chút hy vọng, chị Yến kể: Năm 2008, khi mới 24 tuổi, Yến lấy chồng rồi có thai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang bởi Yến bị cao huyết áp, phát hiện suy thận khi thai 16 tuần tuổi, thai đã không giữ được và phải lọc máu. Từ cái ngày đầu tiên (13/5/2008) lọc máu đến nay, chị Yến nghĩ mình không còn hy vọng được làm mẹ nữa. Yến sống gắn bó với khoa thận nhân tạo vì phải chạy thận chu kỳ 3 lần/tuần. Bảy năm sau, chị Yến được phát hiện có thai, vợ chồng và gia đình đôi bên không biết nên mừng hay nên lo bởi niềm vui song hành cùng nỗi lo: làm thế nào giữ được thai khi bản thân mẹ đang mang bệnh mạn tính.

Biết là vô cùng khó khăn và nguy hiểm nhưng nỗi khát khao được làm mẹ khiến Yến không lùi bước. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ, có thai sinh con có rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và con. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc BV Bạch Mai, cơ quan Bảo hiểm Y tế – lãnh đạo Khoa Thận nhân tạo và Khoa Phụ – Sản đã có nhiều cuộc hội chẩn, cùng với sự quyết tâm của Yến và gia đình, các bác sĩ rất tự tin và quyết tâm giữ thai chờ ngày sinh nở.

TS. Nguyễn Hữu Dũng, cho biết: Người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mạn tính, phải lọc máu chu kỳ giữ thai khó khăn hơn cả trăm lần. Lịch sử 40 năm hình thành và phát triển của Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai đến nay mới ghi nhận 05 bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thai. Trong đó: 1 trường hợp thai lưu khi 7 tuần tuổi; 1 trường hợp phải đình chỉ thai nghén khi thai được 4 tuần tuổi; 1 trường hợp sảy thai  lúc 14 tuần, 01 trường hợp có thai 19 tuần –  phát hiện suy thận, lọc máu được 4 tuần thì sảy thai; 1 trường hợp có thai 30 tuần – suy thận, lọc máu 2 tuần, bệnh nhân đẻ thường.

Khó khăn không lùi bước

Niềm vui không chỉ của gia đình mà của toàn thể tập thể bác sĩ bệnh viện Bạch Mai

Để biến khát vọng của Hoàng Ngọc Yến thành hiện thực, một quy trình đặc biệt do một nhóm bác sĩ có kinh nghiệm trực tiếp xây dựng dành riêng cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ mang thai sinh con. Bởi lẽ, với bệnh nhân suy thận, các độc tố trong máu cao hơn người bình thường, sự phát triển của thai nhi rất khó khăn. Bên cạnh đó, người mẹ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc: thuốc huyết áp, thuốc chống đông…

Thai phụ lại không đi tiểu được nên dẫn đến tăng cân. Đây là cái khó đầu tiên mà các bác sĩ thận nhân tạo phải đối diện: Phải theo dõi sát sao chỉ số cân nặng của thai phụ vì nó liên quan đến việc rút nước trong buổi lọc. Chỉ cần 1 sai sót nhỏ có thể dẫn ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Cái khó thứ hai là: Nồng độ PH trong máu bệnh nhân cần phải duy trì rất ổn định, PH cao có thể kích hoạt sảy thai. Ở những bệnh nhân lọc máu chu kỳ có thai phải lọc theo một chế độ đặc biệt. Thông thường là 3 lần/tuần, khi có thai phải lọc 6 lần/tuần, từ 3 – 4 tiếng/lần. Do thời gian lọc gấp đôi nên Nồng độ PH rất cao. Vì vậy phải điều chỉnh nồng độ bicarbonat trong dịch lọc thấp hơn bình thường. Việc này không hề đơn giản.

Cái khó thứ ba là việc lựa chọn thuốc cho mẹ: chọn thuốc điều trị huyết áp cho mẹ thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi; Điều trị thiếu máu, điều trị tăng huyết áp, điều trị suy dinh dưỡng, điều trị rối loạn chuyển hoá can xi – phospho, dự phòng tiền sản giật, thúc đẩy sự phát triển của phổi thai nhi…

Trăm việc, ngàn khó nhưng không bó nổi sự quyết tâm của thai phụ Ngọc Yến và những người thầy thuốc tận tâm. Các Bs. Phan Thế Cường, Nguyễn Thu Hải, Hồ Hà Linh… khoa Thận nhân tạo phối hợp chặt chẽ với bác sĩ khoa Sản theo dõi từng ngày, điều chỉnh tăng cân, theo dõi huyết áp, tình trạng nước ối, siêu âm theo dõi sự phát triển của bánh rau, của thai nhi. PGS. TS. Phạm Bá Nha, trưởng khoa Phụ – Sản đã trực tiếp theo dõi diễn biến trong quá trình thai nghén và điều trị cho Ngọc Yến.

PGS Nha cho biết: Đối với các thai phụ suy thận chạy thận chu kỳ việc theo dõi tình trạng thai nghén là rất khó khăn do tình trạng toàn thân của người mẹ rất xấu, huyết áp cao, có nhiều biến loạn toàn thân nên ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng thai kỳ. Đặc biệt khi chạy thận thì những biến loạn này càng nhiều nên cần cân nhắc và điều chỉnh rất chính xác khi lọc thận và việc theo dõi, điều chỉnh về thai nghén cũng yêu cầu rất khắt khe. Khi thai được 24 tuần, sản phụ Yến xuất hiện ra máu và được chẩn đoán là Polype cổ tử cung. Chị buộc phải nằm viện nội trú tại khoa Phụ – Sản và hàng ngày lọc thận tại khoa Thận Nhân tạo.

Kết quả không phụ lòng người, ngày 6/9/2015, bé trai Xuân Bảo đã chào đời trong niềm vui của gia đình và tập thể thầy thuốc khoa Thận Nhân tạo, Khoa Phụ – Sản. Cháu bé sinh mổ ở tuần thai thứ 31 do có biểu hiện suy thai với trọng lượng ước chỉ 1500g. Với nỗ lực của các thầy thuốc Khoa Thận Nhân tạo, khoa Phụ – Sản và khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cháu bé đã được chăm sóc, nuôi dưỡng và ra viện khoẻ mạnh với trọng lượng 2100gr sau hơn 1 tháng ra đời..

“Mừng lắm! Con gái tôi sinh cháu, gia đình tôi mừng lắm. Lo thì chẳng lo được vì đã có bác sĩ lo rồi. Chúng tôi chỉ biết là rất mừng thôi. Cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm”. Lời tâm sự giản dị của bà Phạm Thị Nhuyền, thôn 1, xã Ngọc Hội. Huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang, mẹ sản phụ Ngọc Yến khiến chúng tôi cũng vui lây niềm vui của gia đình họ.

Đỗ Hằng

Bài viết Hi hữu: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc máu đã sinh con an toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hi-huu-benh-nhan-suy-than-giai-doan-cuoi-loc-mau-da-sinh-con-an-toan-7695/feed/ 0