Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Wed, 14 Dec 2022 09:01:31 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-tim-56485/ https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-tim-56485/#respond Fri, 01 Mar 2019 12:48:12 +0000 https://benh.vn/?p=56485 Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu trong điều trị suy tim. Suy tim thông thường được chia làm 4 độ, tùy theo mức độ suy tim mà chế độ ăn sẽ thay đổi theo.

Bài viết Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu trong điều trị suy tim. Suy tim thông thường được chia làm 4 độ, tùy theo mức độ suy tim mà chế độ ăn sẽ thay đổi theo.

Nguyên tắc dinh dưỡng

Suy tim giai đoạn 1 và 2

  • Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
  • Chất đạm: 1-1,2g/kg cân nặng lý tưởng/ngày
  • Chất béo: 15-20% tổng năng lượng
  • Hạn chế Natri
  • Tăng kali: 4000-5000g/ngày, tăng Magie
  • Hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức
  • Đủ vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B

Suy tim giai đoạn 3

  • Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa)
  • Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức
  • Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B
  • Nghỉ ngơi hợp lý sau ăn
  • Hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức
  • Tăng kali: 4000-5000mg/ngày, tăng Magie
  • Giảm Natri
  • Chất béo: 15-20% tổng năng lượng
  • Chất đạm: 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày
  • Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

Suy tim giai đoạn 4

  • Năng lượng: 25-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
  • Chất đạm: 0,8-1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày
  • Chất béo: 15-20% tổng năng lượng
  • Giảm Natri
  • Tăng kali: 4000-5000mg/ngày (chọn rau quả nhiều Kali)
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Nghỉ ngơi hợp lý sau ăn
  • Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B
  • Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức
  • Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa), kết hợp với ăn nhạt tuyệt đối (Nếu điện giải đồ bình thường)

Lời khuyên về dinh dưỡng

Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm nên dùng

  • Các loại: Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún phở…
  • Ăn đa dạng các loại thịt, trứng, cá, tô, cua, đậu phụ…
  • Sữa: Các loại sữa rút muối, sữa không giàu canxi, sữa đậu nành
  • Dầu thực vật: Dầu đậu nành, dầu vừng…
  • Quả chín: 200-400g/ngày, ăn đa dạng các loại quả
  • Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt là các loại rau lá)

Thực phẩm hạn chế dùng

  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối: Mỳ tôm, thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối…
  • Phủ tạng động vật: Tim, gan…
  • Mỡ động vật

Thực phẩm không nên dùng

  • Mì chính
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê

Cách chế biến món ăn

Giai đoạn suy tim nặng: Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ

Suy tim giai đoạn 1-2:

  • Dưới 5g muối/ngày
  • Quá trình chế biến cho thêm 4g muối = 4 thìa cà phê nước mắm (20ml)

Suy tim giai đoạn 3:

  • Dưới 4g muối/ngày
  • Quá trình chế biến cho thêm 3g muối = 3 thìa cà phê nước mắm (15ml)

Suy tim giai đoạn 4:

  • Dưới 3g muối/ngày
  • Quá trình chế biến cho thêm 2g muối = 2 thìa cà phê nước mắm (10ml)
  • Nhạt hoàn toàn: Không cho muối, mì chính, mắm, bột nêm trong quá trình chế biến

Thực đơn mẫu

Bệnh nhân cân nặng 53kg. Chẩn đoán: Suy tim giai đoạn II. Năng lượng: 1600 Kcal

Thực phẩm cho một ngày:

  • Gạo tẻ: 200g (4 nửa bát con cơm)
  • Bánh phở: 200g (1 lưng bát to)
  • Thịt nạc + Cá: 150g
  • Rau xanh: 300-350g (2 lưng bát con rau)
  • Quả chín: 150g
  • Dầu ăn: 20ml (4 thìa 5ml)
  • Sữa tươi: 130 ml
  • Muối: <4-5g/ngày hoặc thay thế bằng 4-5 thìa nước mắm (thìa 5ml)

Cách quy đổi lượng thức ăn sang đơn vị thường dùng (đơn vị thực phẩm)

Bữa sáng: Phở thịt bò + sữa

Bánh phở 200g             1 lưng bát to

Thịt bò 30g                 5-6 miếng mỏng

Sữa tươi                           130ml

Bữa trưa: Cơm, mọc sốt, đậu phụ rán, rau cải ngọt luộc, quả chín

Gạo tẻ 100g                             2 nửa bát con cơm

Thịt lợn nạc 30g                        2 viên mọc nhỏ

Đậu phụ 65g                              1 bìa đậu

Dầu ăn 10ml                             2 thìa 5ml

Rau cải ngọt 200g                1 miệng bát con

Chuối tiêu 120g                     1 quả trung bình

Bữa tối: Cơm, thịt lợn rim, tôm đồng rang, rau muống luộc, nước luộc rau

Gạo tẻ 100g                         2 nửa bát con cơm

Thịt lợn nạc 30g                   5-6 miếng mỏng

Tôm đồng 20g                          4-5 con to

Dầu ăn 10ml                              2 thìa 5ml

Rau muống 170g                   1 lưng bát con

Chú ý: Các món ăn chế biến nhạt hoàn toàn, lượng muối trong ngày 4-5g hoặc thay thế bằng 4-5 thìa nước mắm (Thìa 5ml)

Thực phẩm thay thế tương đương

  • Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với 100g thịt bò nạc hoặc thịt gà; 120g tôm hoặc cá nạc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng cút; 200g đậu phụ.
  • Nhóm chất bột đường: 100g gạo (2 lưng bát con cơm) tương đương với 100g miến; 100g bột mỳ; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250 bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
  • Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc, 8g vừng.
  • Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm.

Benh.vn (Theo BV Vinmec)

Bài viết Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-tim-56485/feed/ 0
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/#respond Mon, 04 Feb 2019 13:53:13 +0000 http://benh2.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/ Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng với mỗi loại bệnh có những phương thức điều trị khác nhau, tuy nhiên người bệnh lại có thể có những biểu hiện triệu chứng giống nhau.

Chính vì vậy, bản thân người bệnh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác giống như bị đè nặng bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra một hay hai bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

Triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim

Bình thường trái tim của chúng ta đập rất đều đặn 60-90 nhịp mỗi phút. Vậy khi nào gọi là bị rối loạn nhịp tim: đấy là khi tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, những biểu hiện thường gặp là:

  • Hồi hộp, cảm giác như trống đánh trong lồng ngực
  • Cảm giác tức nặng như bị vật nặng đè vào ngực.
  • Choáng váng, thấy mọi vật xung quanh như quay cuồng, nặng hơn có thể ngất, xỉu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi.

Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim, suy tim

Trái tim chúng ta có 4 lá van: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn lá van này hoạt động, đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh lý có thể làm cho van bị hẹp hoặc hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương van mà triệu chứng có thể gặp là:

  • Khó thở, khó thở ban đầu chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, sau nặng dần khó thở kể cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm đầu bằng.
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Cảm giác tức nặng ngực như có vật nặng đè vào khi hoạt động hoặc khi ra ngoài trời lạnh.
  • Hồi hộp đau trống ngực, bệnh nhân có cảm giác thấy tim đập nhanh, mạnh hoặc đập không đều, có thể có bỏ nhịp

Còn trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim thì còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Phù chân và mắt cá chân. Có thể có tràn dịch màng bụng làm bụng chướng.
  • Do cơ thể bị tích nước khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
  • Bệnh nhân có những cơn khó thở kịch phát: đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Lúc này, bạn cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời phải cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim bẩm sinh

Như tên gọi của bệnh “tim bẩm sinh” tức là những khiếm khuyết của tim đã xuất hiện từ lúc bạn còn trong bào thai. Bệnh có thể được phát hiện ngay lúc sinh ra, khi bạn lớn lên hoặc trong một số trường hợp đến tuổi trưởng thành mới tình cờ phát hiện ra bệnh do bệnh nhân không có triệu chứng biểu hiện nào.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể gặp là:

  • Khó thở nhẹ đến nhiều, làm hạn chế hoạt động, sinh hoạt bình thường
  • Biểu hiện của bệnh suy tim như đã trình bảy ở trên.
  • Trong các trường hợp bệnh tim bẩm sinh có tím, người bệnh có thể có tím da và niêm mạc, tím môi và đầu ngón chân, ngón tay. Có thể có ngón tay to như dùi trống.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh tim bẩm sinh có thể làm cho trẻ biếng ăn, bỏ bú, tăng cân chậm hay bị viêm phổi tái phát.

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng bao gồm:

  • Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp
  • Triệu chứng của suy tim (như đã trình bày)
  • Phù chân, bụng chướng dịch
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ có thể gây ra chết đột tử.

Các biểu hiện ngừng tuần hoàn

Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ.

Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ

đột quỵ

Đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng cảnh báo tắc động mạch cấp

Đau đột ngột chân hoặc tay: người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

Benh.vn

Bài viết Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-dau-hieu-canh-bao-benh-tim-mach-4274/feed/ 0
Ngày Tết cần cảnh giác với chứng bệnh suy tim https://benh.vn/ngay-tet-can-canh-giac-voi-chung-benh-suy-tim-6513/ https://benh.vn/ngay-tet-can-canh-giac-voi-chung-benh-suy-tim-6513/#respond Mon, 24 Dec 2018 05:47:27 +0000 http://benh2.vn/ngay-tet-can-canh-giac-voi-chung-benh-suy-tim-6513/ Tết đến, xuân về là thời điểm nhà nhà sum họp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng tim mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để ngày xuân được trọn vẹn, các quý ông không nên quá chén dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho bản thân và gia đình.

Bài viết Ngày Tết cần cảnh giác với chứng bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Tết đến, xuân về là thời điểm nhà nhà sum họp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ xảy ra các biến chứng tim mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để ngày xuân được trọn vẹn, các quý ông không nên quá chén dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho bản thân và gia đình.

Các nguyên nhân dẫn tới suy tim

Do quá vui mừng và phấn khích

Ông Đ.V.H  42 tuổi (Hà Nội)

Ông H khi đón người thân từ nước ngoài về quê ăn tết. Do lâu ngày mới gặp, quá phấn khích tiếp nên ông đã tiếp khách cả ngày tới tận khuya. Khi đi ngủ ông thấy người hồi hộp, tức ngực, khó thở và ngất xỉu.

Cấp cứu tại bệnh viện mới rõ ông bị suy tim ứ huyết cấp mà nguyên nhân là do hoạt động nhiều cộng với niềm vui quá chén, cũng may là ông đến viện sớm nên điều trị kịp thời.

 

Rượu bia, sinh hoạt thất thường…là nguyên nhân dẫn tới suy tim

Do nhiễm lạnh

Bệnh nhân P.M.T. 35 tuổi (Hải Dương), sau bữa cơm tất niên cùng anh em cơ quan. Khi ra về do bị lạnh đột ngột (từ trong phòng ấm ra ngoài trời lạnh) nên bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp và đã tử vong khi đến bệnh viện.

Ý kiến của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội khuyến cáo

“Những đợt nghỉ kéo dài như Tết Nguyên đán, số người bị bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch tăng cao hơn 19 lần so với ngày thường. Bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 30-55 do uống quá nhiều rượu bia.

Nguyên nhân gây bệnh do chế độ sinh hoạt thay đổi trong những ngày nghỉ, vui quá độ, uống quá chén là yếu tố quan trọng khởi phát bệnh và gây ra các biến chứng, thêm vào đó người bệnh lại trì hoãn không đi viện vào ngày nghỉ”

BS chuyên khoa I Nguyễn Văn Tuấn, khoa đột quỵ Bệnh viện 103 thống kê

“Chứng tim mạch ngày thường xảy ra ở người già 60-70 tuổi nhưng tết đến thường ở người trẻ 30-50 tuổi, thậm chí 20 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh ngoài yếu tố sinh hoạt thất thường trong ngày nghỉ, thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng (đặc điểm khí hậu giữa hai miền khác biệt).

Việc di chuyển từ Nam ra Bắc nghỉ tết hoặc ngược lại, nhiệt độ thay đổi làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch. Đó là chưa kể tình trạng nhiệt độ thay đổi giữa trong phòng và ngoài trời, nhất là ở cơ thể những người uống rượu cảm giác nóng mà ra ngoài trời lạnh thì rất nguy hiểm”

Qua đó, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn cảnh báo

“Những người không uống nhiều rượu bia thường xuyên, nhưng chè chén say sưa với lượng rượu bia lớn trong ngày tết thường có triệu chứng khó chịu ở ngực như hồi hộp, tức ngực, đôi khi ngất và suy tim ứ huyết cấp.

Những rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát cũng có thể xảy ra sau khi uống nhiều rượu ở người bình thường, đó là hội chứng được gọi là “hội chứng suy tim sau ngày nghỉ”. Vì vậy  “Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trước ngày đi làm không nên thức quá khuya. Tuyệt đối không uống quá nhiều rượu bia. Khi có dấu hiệu cần đi khám ngay”

Benh.vn (Tổng hợp)

Bài viết Ngày Tết cần cảnh giác với chứng bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngay-tet-can-canh-giac-voi-chung-benh-suy-tim-6513/feed/ 0
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin trong điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-nitroglycerin-trong-dieu-tri-va-du-phong-con-dau-that-nguc-49829/ https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-nitroglycerin-trong-dieu-tri-va-du-phong-con-dau-that-nguc-49829/#respond Mon, 26 Nov 2018 07:27:08 +0000 https://benh.vn/?p=49829 Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin trong điều trị các bệnh tim mạch. Những lưu ý khi sử dụng thuốc này.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin trong điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin trong điều trị các bệnh tim mạch. Những lưu ý khi sử dụng thuốc này.

Tác dụng và chỉ định của thuốc Nitroglycerin

Hi vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình dùng thuốc.

Benh.vn (Nguồn: Facebook Cach Dung Thuoc)

Bài viết Hướng dẫn sử dụng thuốc Nitroglycerin trong điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/huong-dan-su-dung-thuoc-nitroglycerin-trong-dieu-tri-va-du-phong-con-dau-that-nguc-49829/feed/ 0
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-suy-tim-2435/ https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-suy-tim-2435/#respond Sat, 22 Sep 2018 04:14:00 +0000 http://benh2.vn/trieu-chung-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-suy-tim-2435/ Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim.

Bài viết Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim.

I. Suy tim trái

1. Triệu chứng cơ năng

a. Khó thở

Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.

b. Ho

Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.

2. Triệu chứng thực thể

a. Khám tim

Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thường thấy có ba dấu hiệu:

– Nhịp tim nhanh.

– Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.

– Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to.

b. Khám phổi

– Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường nh “thủy triều dâng”.

– Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán

a. Xquang

– Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái. Trên phim thẳng: tâm thất trái giãn biểu hiện bằng cung dưới bên trái phồng và kéo dài ra.

– Cả hai phổi mờ nhất là vùng rốn phổi. Đôi khi có thể bắt gặp đường Kerley (do phù các khoảng kẽ của hệ thống bạch huyết của phổi) hoặc hình ảnh “cánh bướm” kinh điển ở hai rốn phổi trong trường hợp có phù phổi.

b. Điện tâm đồ

Thường chỉ thấy dấu hiệu tăng gánh các buồng tim bên trái: Trục trái, dày nhĩ trái, dày thất trái.

c. Siêu âm tim

Thường thấy kích thước các buồng tim trái (nhĩ trái, thất trái) giãn to. Ngoài ra siêu âm còn giúp ta biết được sự co bóp của các vách tim cũng như đánh giá được chính xác chức năng tâm thu của thất trái. Trong nhiều trường hợp siêu âm tim còn giúp cho ta khẳng định một số nguyên nhân đã gây ra suy tim trái.

– Thăm dò huyết động cho phép:

– Đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc đo chỉ số tim (bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái.

– Đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.

II. Suy tim phải

1. Triệu chứng cơ năng

a. Khó thở

Ít hoặc nhiều, nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.

b. Đau hạ sườn phải

Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

2. Triệu chứng thực thể

a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên

– Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan nhỏ đi khi đ ợc điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể nhỏ lại được nữa và trở nên cứng.

– Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.

– Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ ở ngoại biên, nên lượng Hemoglobin khử tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.

– Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ chướng…). Bệnh nhân thường đái ít (khoảng 200 – 500ml/ngày). Nước tiểu sậm màu.

b. Khám tim

– Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.

– Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy:

+ Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.

+ Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này thường rõ hơn (dấu hiệu Rivero-Carvalho).

+ Huyết áp động mạch tối đa bình thường, nhưng huyết áp tối thiểu thường tăng lên.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán

Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp động mạch phổi có những đặc điểm riêng của nó, còn trong đa số các trường hợp khác ta thấy:

a. X quang

– Trên phim tim phổi thẳng:

+ Cung dưới phải (tâm nhĩ phải) giãn.

+ Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm hoành trái, do tâm thất phải giãn.

+ Cung động mạch phổi cũng giãn to.

+ Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.

– Trên phim nghiêng trái: Thất phải to làm cho khoảng sáng sau xương ức bị hẹp lại.

b. Điện tâm đồ

Thường thấy các dấu hiệu của trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.

c. Siêu âm tim

Chủ yếu thấy kích thước thất phải giãn to. Trong nhiều trường hợp có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi.

Thăm dò huyết động: có thể thấy:

– Áp lực cuối tâm trương của thất phải tăng (thường là trên 12 mmHg).

– Áp lực động mạch phổi cũng thường tăng.

III. Suy tim toàn bộ

Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng:

1. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

2. Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.

3. Gan to nhiều..

4. Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng.

5. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt.

6. X quang: Tim to toàn bộ.

7. Điện tâm đồ: Có thể có biểu hiện dày hai thất.

IV. Đánh giá mức độ suy tim

Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trên y văn thế giới người ta thường hay dùng cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.

A. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA

Bảng 18-1.  Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.

Độ   Biểu hiện

I       Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần                như bình thường.

II      Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.

Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III      Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV      Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Trong thực tế lâm sàng, cách phân loại này rất tốt đối với suy tim trái, nhưng không thật thích hợp lắm đối với các bệnh nhân suy tim phải.

B. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng

Ở nước ta, số lượng các bệnh nhân suy tim phải thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các bệnh nhân bị suy tim. Vì vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc thường qui ước mức độ suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt nam như sau:

Bảng 18-2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng.

Độ  Biểu hiện

I      Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy.

II     Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.

III    Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi được điều trị gan có thể nhỏ lại.

IV    Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều mặc dù đã được điều trị.

Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/trieu-chung-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-suy-tim-2435/feed/ 0
Bệnh suy tim https://benh.vn/benh-suy-tim-5358/ https://benh.vn/benh-suy-tim-5358/#respond Thu, 06 Sep 2018 17:22:19 +0000 http://benh2.vn/benh-suy-tim-5358/ Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm cung cấp máu cho nhu cầu cơ thể. Qua thời gian do xơ vữa hẹp động mạch nuôi quả tim, tăng huyết áp, gánh nặng các bệnh van tim...

Bài viết Bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm cung cấp máu cho nhu cầu cơ thể. Qua thời gian do xơ vữa hẹp động mạch nuôi quả tim, tăng huyết áp, gánh nặng các bệnh van tim… dẫn đến suy tim, quá trình này không thể đảo ngược, tuy nhiên quá trình điều trị giúp kéo dài sự sống và cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

bệnh suy tim

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim

Suy tim có thể xảy ra mạn tính hoặc xuất hiện đột ngột gọi là suy tim cấp.

Suy tim mạn tính:

– Khó thở xảy ra khi gắng sức hoặc khi nằm.

– Mệt mỏi.

– Phù chân.

– Hồi hộp tim đập nhanh.

– Giảm khả năng gắng sức.

– Tăng cân do giữ nước.

Suy tim cấp:

– Triệu chứng tương tự suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh.

– Đột ngột khó thở, thở nhanh.

– Hồi hộp, nhịp tim nhanh.

– Đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây bệnh suy tim

Suy tim do rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm tổn thương và suy yếu khả năng co giãn của tim dẫn đến tim không thể duy trì bơm máu đủ theo nhu cầu cơ thể:

– Bệnh động mạch vành: Mạch vành là mạch cấp máu cho tim khi bị hẹp, tắc làm tổn thương tế bào cơ tim.

– Tăng huyết áp: Là áp lực của máu do tim bơm vào động mạch. Khi tăng huyết áp làm tim hoạt động nhiều hơn kéo dài dẫn đến dày thành tim do đó làm giảm khả năng giãn và co bóp đẩy máu đi.

– Bệnh van tim: Van tim có vai trò đóng mở để máu đi theo một chiều, các tổn thương van tim làm việc nhiều hơn dẫn đến suy yếu.

– Bệnh gây tổn thương cơ tim: Bệnh cơ tim bao gồm các tổn thương do nhiễm trùng, nghiện rượu, tác dụng phụ của thuốc và hoá chất, các bệnh tự miễn.

– Viêm cơ tim: viêm gây tổn thương các cơ tim thường do virus.

– Bệnh tim bẩm sinh: do các bất thường cấu trúc của tim làm tim hoạt động nhiều hơn để duy trì lượng máu nuôi cơ thể kéo dài dẫn đến suy tim.

– Rối loạn nhịp: rối loạn nhịp làm tim đập quá nhanh gây suy tim.

– Các bệnh khác: thiếu máu, bệnh cường giáp, suy giáp…

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy tim

Một yếu tố nguy cơ cũng có khả năng gây suy tim nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ suy tim:

– Tăng huyết áp.

– Bệnh động mạch vành.

– Đái tháo đường.

– Hội chứng ngừng thở khi ngủ.

– Bệnh tim bẩm sinh.

– Virus, rượu, thuốc có thể làm tổn thương cơ tim.

– Bệnh thận.

Chẩn đoán bệnh suy tim

Khai thác kỹ tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ và khả năng gắng sức.

Khám nghe tim phát hiện các nguyên nhân gây suy tim như tăng huyết áp, các bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh.

Khám phát hiện các dấu hiệu suy tim như: phù chi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to.

Thực hiện các xét nghiệm:

– Xét nghiệm máu: BNP trong chẩn đoán suy tim và theo dõi suy tim.

– Điện tâm đồ: Giúp chẩn đoán các rối loạn nhịp, các tổn thương cơ tim do nhồi máu cơ tim là các nguyên nhân gây suy tim.

– Siêu âm tim: Giúp đánh giá khả năng co bóp và giãn nở của tim đây là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi suy tim. Siêu âm tim còn giúp phát hiện các nguyên nhân gây suy tim như nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh.

– Chụp CT và cộng hưởng từ tim

+ Giúp xác định các nguyên nhân gây suy tim

+ Giúp đánh giá chính xác chức năng co bóp của tim

Phân loại suy tim: Tuỳ theo mức độ khó thở, theo mức độ gắng sức người ta chia làm 4 mức độ suy tim.

Biến chứng bệnh suy tim

– Tổn thương thận và suy thận: suy tim làm giảm lượng máu cung cấp cho thận thậm chí gây suy thận.

– Ảnh hưởng đến van tim: suy tim có giãn buồng tim có thể gây hở van tim.

– Tổn thương gan: suy tim làm ứ máu ngoại biên, ở gan làm tăng áp lực có thể dẫn đến xơ gan.

– Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: suy tim làm dòng máu chảy chậm có thể dẫn đến hình thành cục máu đông làm tăng nguy cơ tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, tắc các mạch tạng khác.

– Đột tử: suy tim có thể dẫn đến rối loạn nhịp gây đột tử.

Điều trị bệnh suy tim

Mục tiêu: kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể.

Digoxin.

Beta blocker.

Lợi tiểu.

Phẫu thuật và can thiệp tim mạch.

Điều trị các nguyên nhân gây suy tim:

Phẫu thuật cầu nối chủ vành.

Phẫu thuật thay van hoặc sửa chữa thay van.

Cấy máy phá rung.

Tái đồng bộ cơ tim.

Dụng cụ hỗ trợ thất.

Thay tim.

“Thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm triệu chứng suy tim và cải thiện tình trạng bệnh”

– Bỏ thuốc lá, thuốc lào: hút thuốc làm tổn thương hệ thống mạch máu là các nguyên nhân gây suy tim.

– Kiểm tra cân nặng hằng ngày.

– Chế độ ăn giảm muối. Ăn chế độ ăn nhiều muối gây giữ nước làm gánh nặng cho tim, khó thở, phù chân. bệnh nhân suy tim chế độ ăn giảm dưới 2000 mg mỗi ngày

– Duy trì trọng lượng khoẻ mạnh: nếu bạn thừa cân, chế độ ăn kiêng để đạt cân nặng lý tưởng.

– Hạn chế mỡ và cholesterol: Chế độ ăn nhiều mỡ và cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành là nguyên nhân dẫn đến suy tim.

– Hạn chế rượu và dịch: bạn không nên uống rượu nếu bạn đã bị suy tim. Nó có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp. Nếu bạn suy tim nặng các bác sĩ khuyên nên hạn chế lượng dịch.

– Hoạt động: hoạt động ở mức độ trung bình giữ cân nặng lý tưởng, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi bạn bắt đầu tập bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch.

– Giảm stress, khi bạn lo lắng nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. điều này làm suy tim nặng hơn.

– Ngủ: nếu khó thở về đêm bạn có thể để giường nghiêng cao đầu góc 45o.

Dự phòng bệnh suy tim

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: THA, bệnh mạch vành, bệnh van tim.. Thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống tích cực hơn.

– Bỏ thuốc lá.

– Kiểm soát tình trạng THA, rối loạn cholesterol máu, đái tháo đường.

– Hoạt động thể lực.

– Chế độ ăn khoẻ mạnh.

-Giữ cân nặng lý tưởng.

– Giảm stress.

CNTTCBTG – BV Bạch Mai

Bài viết Bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/benh-suy-tim-5358/feed/ 0
Sử dụng keo sinh học cải thiện tình trạng suy tim https://benh.vn/su-dung-keo-sinh-hoc-cai-thien-tinh-trang-suy-tim-6167/ https://benh.vn/su-dung-keo-sinh-hoc-cai-thien-tinh-trang-suy-tim-6167/#respond Fri, 13 Jul 2018 05:40:53 +0000 http://benh2.vn/su-dung-keo-sinh-hoc-cai-thien-tinh-trang-suy-tim-6167/ Dùng keo sinh học bơm trực tiếp vào các thành tim bước đầu cho thấy cải thiện tình trạng suy tim ở những người bị suy tim giai đoạn cuối.

Bài viết Sử dụng keo sinh học cải thiện tình trạng suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dùng keo sinh học bơm trực tiếp vào các thành tim bước đầu cho thấy cải thiện tình trạng suy tim ở những người bị suy tim giai đoạn cuối.

Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ đang sống chung với căn bệnh này. Trên thực tế, suy tim là một trong số lý do thông thường nhất khiến cho những người ở độ tuổi 65 trở lên phải vào bệnh viện. Có thể phải mất nhiều năm để bệnh suy tim phát triển song nếu không được điều trị kịp thời, suy tim có thể xấu đi.

Nghiên cứu sử dụng keo sinh học cải thiện tình trạng suy tim

Đối tượng nghiên cứu

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu trên 73 bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, trong đó có 35 bệnh nhân được phẫu thuật để tiêm loại keo sinh học có tác dụng làm vững chắc và giúp các thành tim có hình dạng hoạt động tối ưu. Nhóm bệnh nhân này thường không đáp ứng với các biện pháp trị liệu thông thường và khả năng tử vong rất cao. Nhóm bệnh nhân còn lại được trị liệu theo các biện pháp thông thường.

Kết quả nghiên cứu

Kết quả sau sáu tháng đánh giá cho thấy, nhóm bệnh nhân được tiêm keo sinh học đã cải thiện nồng độ oxy máu và khả năng gắng sức hơn so với nhóm bệnh nhân không được tiêm.

Các triệu chứng suy tim thường phát triển trong nhiều tuần hay nhiều tháng khi tim bắt đầu trở nên yếu hơn và ít có khả năng hơn trong việc bơm lượng máu cần thiết cho cơ thể.

Khi bị suy tim, điều đó không có nghĩa là tim bạn đã ngừng đập. Nó có nghĩa là tim không thực hiện quá trình bơm máu như nó phải làm. Tim vẫn làm việc, nhưng nhu cầu của cơ thể đối với máu và oxy không được đáp ứng. Suy tim có thể xấu đi nếu không được điều trị. Điều quan trọng là phải thực hiện theo những yêu cầu của bác sĩ và tiến hành những hoạt động lành mạnh hơn trong lối sống.

(Theo BS. Huỳnh Khiêm Huy – Tuổi trẻ/ HealthDay)

Bài viết Sử dụng keo sinh học cải thiện tình trạng suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-dung-keo-sinh-hoc-cai-thien-tinh-trang-suy-tim-6167/feed/ 0
Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây suy tim https://benh.vn/co-che-benh-sinh-va-nguyen-nhan-gay-suy-tim-2434/ https://benh.vn/co-che-benh-sinh-va-nguyen-nhan-gay-suy-tim-2434/#respond Sun, 29 Apr 2018 04:13:58 +0000 http://benh2.vn/co-che-benh-sinh-va-nguyen-nhan-gay-suy-tim-2434/ Khi cung lượng tim bị giảm xuống thì cơ thể phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của tim và của các hệ thống ngoài tim, để cố duy trì cung lượng này. Nhưng khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của nó.

Bài viết Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sinh lý bệnh

Chúng ta đã biết trong suy tim thường là cung lượng tim bị giảm xuống. Khi cung lượng tim bị giảm xuống thì cơ thể phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của tim và của các hệ thống ngoài tim, để cố duy trì cung lượng này. Nhưng khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của nó.

suy tim

A. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lượng tim

Qua nghiên cứu, người ta đã hiểu rõ được cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: Tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp của cơ tim và tần số tim.

                               Sức co bóp cơ tim

                                         ↓

Tiền gánh  →   Cung lượng tim       ←        Hậu gánh                                     

                                         ↑

                                    Tần số tim

1. Tiền gánh: (Preload)

– Tiền gánh được đánh giá bằng thể tích hoặc áp lực cuối tâm trương của tâm thất.

– Tiền gánh là yếu tố quyết định mức độ kéo dài sợi cơ tim trong thời kỳ tâm trương, trước lúc tâm thất co bóp. Tiền gánh phụ thuộc vào:

  • Áp lực đổ đầy thất, tức là lượng máu tĩnh mạch trở về tâm thất.
  • Độ giãn của tâm thất, nhưng ở mức độ ít quan trọng hơn.

2. Sức co bóp của cơ tim:

– Trước đây bằng thực nghiệm nổi tiếng của mình, Starling đã cho ta hiểu rõ được mối tương quan giữa áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương trong tâm thất với thể tích nhát bóp. Cụ thể là:

  • Khi áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương trong tâm thất tăng, thì sẽ làm tăng sức co bóp của cơ tim và thể tích nhát bóp sẽ tăng lên.
  • Nhưng đến một mức nào đó, thì bù áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương của tâm thất có tiếp tục tăng lên đi nữa, thì thể tích nhát bóp sẽ không tăng tương ứng mà thậm chí còn bị giảm đi.

– Qua đây ta có thể hiểu được một vấn đề quan trọng trong suy tim là: áp lực hoặc thể tích cuối tâm trương trong tâm thất tăng do các nguyên nhân khác nhau, sẽ làm thể tích nhát bóp tăng, nhưng sau một thời gian sẽ dẫn đến suy tim vì sức co bóp của cơ tim kém dần và khi đó thể tích nhát bóp sẽ giảm đi. Tim càng suy thì thể tích nhát bóp càng giảm.

3. Hậu gánh (Afterload):

Hậu gánh là sức cản của các động mạch đối với sự co bóp của tâm thất. Sức cản càng cao thì sự co bóp của tâm thất càng phải lớn. Nếu sức cản thấp quá có thể sẽ làm giảm sự co bóp của tâm thất, nhưng nếu sức cản tăng cao sẽ làm tăng công của tim cũng như tăng mức tiêu thụ ôxy của cơ tim, từ đó sẽ làm giảm sức co bóp của cơ tim và làm giảm lưu lượng tim.

4. Tần số tim:

Trong suy tim, lúc đầu nhịp tim tăng lên, sẽ có tác dụng bù trừ tốt cho tình trạng giảm thể tích nhát bóp và qua đó sẽ duy trì được cung lượng tim. Nhưng nếu nhịp tim tăng quá nhiều thì nhu cầu ôxy của cơ tim sẽ lại tăng lên, công của cơ tim cũng phải tăng cao và hậu quả là tim sẽ càng bị suy yếu đi một cách nhanh chóng.

B. Các cơ chế bù trừ trong suy tim

1. Cơ chế bù trừ tại tim:

– Giãn tâm thất: Giãn tâm thất chính là cơ chế thích ứng đầu tiên để tránh quá tăng áp lực cuối tâm trương của tâm thất. Khi tâm thất giãn ra, sẽ làm kéo dài các sợi cơ tim và theo luật Starling, sẽ làm tăng sức co bóp của các sợi cơ tim nếu dự trữ co cơ vẫn còn.

– Phì đại tâm thất: Tim cũng có thể thích ứng bằng cách tăng bề dày các thành tim, nhất là trong trường hợp tăng áp lực ở các buồng tim. Việc tăng bề dày của các thành tim chủ yếu là để đối phó với tình trạng tăng hậu gánh. Ta biết rằng khi hậu gánh tăng sẽ làm giảm thể tích tống máu, do đó để bù lại cơ tim phải tăng bề dày lên.

– Hệ thần kinh giao cảm được kích thích: Khi có suy tim, hệ thần kinh giao cảm được kích thích, lượng Catecholamin từ đầu tận cùng của các sợi giao cảm hậu hạch được tiết ra nhiều làm tăng sức co bóp của cơ tim và tăng tần số tim.

2. Bằng ba cơ chế thích ứng này, cung lượng tim sẽ được điều chỉnh lại gần với mức bình thường. Tuy nhiên các cơ chế này cũng chỉ có thể giải quyết trong một chừng mực nào đó mà thôi. Thực vậy, nếu tâm thất đã giãn đến mức tối đa và dự trữ co cơ bị giảm thì luật Starling sẽ trở nên rất ít hiệu lực. Cũng tương tự như vậy, phì đại các thành tim sẽ làm tăng công của tim. Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích lâu ngày cũng sẽ dẫn đến giảm mật độ cảm thụ bêta trong các sợi cơ tim và giảm dần đáp ứng với Catecholamin.

3. Cơ chế bù trừ ngoài tim:

Trong suy tim, để đối phó với việc giảm cung lượng tim, hệ thống mạch máu ở ngoại vi được co lại để tăng cường thể tích tuần hoàn hữu ích. Cụ thể có ba hệ thống co mạch ngoại vi được huy động:

– Hệ thống thần kinh giao cảm: Cường giao cảm sẽ làm co mạch ngoại vi ở da, thận và về sau ở khu vực các tạng trong ổ bụng và ở các cơ.

– Hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron: Việc tăng cường hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm và giảm tưới máu thận (do co mạch) sẽ làm tăng nồng độ Renin trong máu. Renin sẽ hoạt hóa Angiotensinogen và các phản ứng tiếp theo để tăng tổng hợp Angiotensin II. Chính Angiotensin II là một chất gây co mạch rất mạnh, đóng thời nó lại tham gia vào kích thích sinh tổng hợp và giải phóng Nor-adrenalin ở đầu tận cùng các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch và Adrenalin từ tủy thượng thận. Cũng chính Angiotensin II còn kích thích vỏ thượng thận tiết ra Aldosteron, từ đó làm tăng tái hấp thu Natri và nước ở ống thận.

– Hệ Arginin-Vasopressin: Trong suy tim ở giai đoạn muộn hơn, vùng dưới đồi – tuyến yên được kích thích để tiết ra Arginin – Vasopressin, làm tăng thêm tác dụng co mạch ngoại vi của Angiotensin II, đồng thời làm tăng tái hấp thu nước ở ống thận.

– Cả 3 hệ thống co mạch này đều nhằm mục đích duy trì cung lượng tim, nhưng lâu ngày chúng lại làm tăng tiền gánh và hậu gánh, tăng ứ nước và Natri, tăng công và mức tiêu thụ ôxy của cơ tim, tạo nên một “vòng luẩn quẩn” bệnh lý và làm cho suy tim ngày một nặng hơn.

– Ngoài ra, trong suy tim, nhằm cố gắng bù đắp lại việc co mạch khu trú hay toàn bộ nói trên, các hệ thống giãn mạch với Bradykinin, các Prostaglandin (PGI2, PGE2) và Yếu tố nhĩ làm tăng đào thải Natri (Atrial Natriuretic Peptid) viết tắt là APN, cũng được huy động song hiệu quả thường không nhiều.

C. Hậu quả của suy tim

Khi các cơ chế bù trừ (cơ chế thích ứng) nói trên bị vượt qua thì sẽ xảy ra suy tim với các hậu quả như sau:

1. Giảm cung lượng tim: cung lượng tim giảm sẽ gây:

– Giảm vận chuyển ôxy trong máu và giảm cung cấp ôxy cho các tổ chức ngoại vi.

– Có sự phân phối lại lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể: lưu lượng máu giảm bớt ở da, ở các cơ, ở thận và cuối cùng ở một số tạng khác để u tiên máu cho não và động mạch vành.

– Nếu cung lượng tim rất thấp thì lưu lượng nước tiểu được lọc ra khỏi ống thận cũng sẽ rất ít.

2. Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi:

– Suy tim phải: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất phải sẽ làm tăng áp lực ở nhĩ phải rồi từ đó làm tăng áp lực ở các tĩnh mạch ngoại vi và làm cho tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù, tím tái…

– Suy tim trái: Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất trái sẽ làm tăng áp lực nhĩ trái, rồi tiếp đến làm tăng áp lực ở tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi. Khi máu ứ căng ở các mao mạch phổi sẽ làm thể tích khí ở các phế nang bị giảm xuống, sự trao đổi ôxy ở phổi sẽ kém đi làm bệnh nhân khó thở. Đặc biệt khi áp lực mao mạch phổi tăng đến một mức nào đó sẽ phá vỡ hàng rào phế nang – mao mạch phổi và huyết tương sẽ có thể tràn vào các phế nang, gây ra hiện tượng phù phổi.

Phân loại và nguyên nhân

A. Phân loại suy tim

Có thể có nhiều cách phân loại suy tim khác nhau, dựa trên cơ sở:

1. Hình thái định khu: Suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ.

2. Tình trạng tiến triển: Suy tim cấp và suy tim mạn tính.

3. Lưu lượng tim: Suy tim giảm lưu lượng và suy tim tăng lưu lượng.

4. Suy tim do tăng tiền gánh và suy tim do tăng hậu gánh.

5. Tuy nhiên, trên lâm sàng người ta thường hay chia ra ba loại: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.

B. Nguyên nhân suy tim

1. Suy tim trái:

– Tăng huyết áp động mạch: là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy tim trái. Chính tăng huyết áp đã làm cản trở sự tống máu của thất trái tức là làm tăng hậu gánh.

– Một số bệnh van tim:

  • Hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau.
  • Hở van hai lá.

– Các tổn thương cơ tim:

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc hay nhiễm khuẩn.
  • Các bệnh cơ tim.

– Một số rối loạn nhịp tim: có ba loại rối loạn nhịp tim chủ yếu có thể đưa đến bệnh cảnh của suy tim trái:

  • Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là cơn rung nhĩ hay cơn cuồng động nhĩ.
  • Cơn nhịp nhanh thất.
  • Bloc nhĩ – thất hoàn toàn.

– Một số bệnh tim bẩm sinh:

  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Còn ống động mạch.
  • Ống nhĩ – thất chung…

– Chú ý: Trường hợp hẹp van hai lá, do tăng cao áp lực trong nhĩ trái và mao mạch phổi nên dẫn đến những triệu chứng giống như suy tim trái. Nhưng sự thực thì hẹp hai lá đơn thuần không gây được suy tim trái theo đúng nghĩa của nó vì hẹp hai lá đã tạo nên một sự cản trở dòng máu đi tới thất trái, làm cho áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương của thất trái lại bị giảm hơn bình thường; tâm thất trái không bị tăng gánh nên không suy được.

2. Suy tim phải:

– Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống:

  • Các bệnh phổi mạn tính : Hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi… dần dần đưa đến bệnh cảnh của tâm phế mạn.
  • Nhồi máu phổi gây ra bệnh cảnh tâm phế cấp.
  • Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.
  • Gù vẹo cột sống, các dị dạng lồng ngực khác.

– Các nguyên nhân tim mạch:

  • Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp động mạch phổi, tam chứng Fallot. Một số bệnh tim bẩm sinh khác có luồng shunt tráiđphải (thông liên nhĩ, thông liên thất vv…) đến giai đoạn muộn sẽ có biến chứng của tăng áp động mạch phổi và gây suy tim phải.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van ba lá.
  • Một số nguyên nhân ít gặp: u nhầy nhĩ trái, vỡ túi phình xoang Valsalva vào các buồng tim bên phải, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát vv…

– Chú ý: Trường hợp tràn dịch màng ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt sẽ có biểu hiện giống nh suy tim phải, nhưng thực chất đó chỉ là những trường hợp thiểu năng tâm trương chứ không phải suy tim phải theo đúng nghĩa của nó.

3. Suy tim toàn bộ:

– Thường gặp nhất là các trường hợp suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ.

– Các bệnh cơ tim giãn.

– Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.

– Cuối cùng cần phải nhắc đến một số nguyên nhân đặc biệt gây suy tim toàn bộ với “lưu lượng tăng”:

  • Cường giáp trạng.
  • Thiếu Vitamin B1.
  • Thiếu máu nặng.
  • Dò động – tĩnh mạch.

Viện Tim mạch – BV Bạch Mai

Bài viết Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/co-che-benh-sinh-va-nguyen-nhan-gay-suy-tim-2434/feed/ 0
Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim https://benh.vn/suy-tim-cap-va-phu-phoi-cap-do-tim-2437/ https://benh.vn/suy-tim-cap-va-phu-phoi-cap-do-tim-2437/#respond Fri, 19 Jan 2018 04:14:02 +0000 http://benh2.vn/suy-tim-cap-va-phu-phoi-cap-do-tim-2437/ Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim - Sinh lý bệnh, chẩn đoán, điều trị

Bài viết Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim – Sinh lý bệnh, chẩn đoán, điều trị

A. Sinh lý bệnh

1. Phù phổi cấp xảy ra khi áp lực của mao mạch phổi tăng quá ngưỡng gây thoát dịch ra khỏi lòng mạch vào trong khoảng kẽ và phế nang. Từ đó gây rối loạn trầm trọng sự trao đổi khí.

2. Việc tăng áp lực mao mạch phổi này chủ yếu gây ra là do tình trạng suy tim trái cấp và một số bệnh lý tắc nghẽn đường ra của của tĩnh mạch phổi đặc biệt là bệnh hẹp van hai lá.

B. Chẩn đoán

1. Triệu chứng lâm sàng:

a. Tình trạng khó thở nhiều, đôi khi dữ dội và đột ngột, phát triển nhanh chóng.

b. Kèm theo bệnh nhân lo lắng, vật vã, tím tái…

c. Một số ho ra máu hoặc thậm chí trào bọt hồng ra miệng.

d. Khám thấy bệnh nhân khó thở nhanh, nông. Nghe phổi có thể thấy ran rít, ran ngáy và đặc biệt là ran ẩm to nhỏ hạt hai bên phế trường (có thể diễn biến kiểu nước thuỷ triều dâng từ hai đáy phổi).

2. Chụp Xquang phổi:

a. Hình ảnh bóng tim to, huyết quản phổi tăng đậm.

b. Mờ hình cánh bướm lan toả từ hai rốn phổi.

c. Đôi khi thấy hình ảnh đường Kerley B.

d. Tiến triển theo tình trạng lâm sàng.

C. Điều trị

1. Các biện pháp hỗ trợ ban đầu:

a. Cung cấp ôxy đầy đủ.

b. Đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo nếu cần.

c. Để bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi.

d. Có thể tiến hành garô ba chi luân phiên hoặc chích máu nếu không có điều kiện thuốc men tốt.

2. Dùng thuốc:

a. Morphine sulphate là thuốc rất quan trọng vì làm giảm lo lắng cho bệnh nhân và giãn hệ tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch hệ thống. Morphine được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch 2-5mg mỗi lần và nhắc lại sau 10-25 phút nếu còn cho đến khi có tác dụng.

b. Furosemide làm giảm gánh nặng tuần hoàn và có hiệu lực tức thời giãn động mạch phổi nhanh khi tiêm tĩnh mạch. Liều ban đầu từ 20-40 mg tiêm thẳng tĩnh mạch sau đó có thể tăng liều và nhắc lại sau vài phút cho đến khi đáp ứng đầu đủ. Liều có thể tăng đến tối đa là 2000mg.

c. Nitroglycerin là thuốc giãn chủ yếu hệ tĩnh mạch làm giảm tiền gánh và có tác dụng hiệp đồng với Furosemide. Nên dùng đường truyền tĩnh mạch với liều bắt đầu là 10 mg/phút và tăng dần tuỳ theo đáp ứng.

d. Nitroprusside rất có hiệu quả điều trị phù phổi cấp ở bệnh nhân tăng huyết áp hoặc hở van tim cấp.

Khi dùng thuốc này cần theo dõi chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân dựa trên các thông số huyết động.

Liều khởi đầu là 0,25 mg/kg/phút.

e. Các thuốc tăng co bóp cơ tim được chỉ định sau khi đã dùng các biện pháp ban đầu trên và bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc sốc tim.

3. Chạy thận nhân tạo cấp hoặc siêu lọc máu được chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh thận hoặc không đáp ứng với lợi tiểu.

4. Theo dõi huyết động bằng ống thông tim phải (Swan-Ganz) có thể có ích ở bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị.

Theo dõi áp lực động mạch phổi và mao mạch phổi bít còn giúp phân biệt được nguyên nhân gây phù phổi cấp là do tim hay không phải do tim.

5. Chú ý và giải quyết các nguyên nhân nếu có thể.

Các nguyên nhân gây phù phổi cấp huyết động thường gặp là:

a. Tăng huyết áp.

b. Nhồi máu cơ tim cấp hoặc bệnh mạch vành cấp.

c. Hở van tim cấp (do NMCT, viêm nội tâm mạc…)

d. Các bệnh viêm cơ tim, bệnh cơ tim…

e. Các rối loạn nhịp tim mới xảy ra hoặc quá tải thể tích (truyền nhiều dịch quá) ở bệnh nhân đã có rối loạn chức năng thất trái.

Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Suy tim cấp và phù phổi cấp do tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/suy-tim-cap-va-phu-phoi-cap-do-tim-2437/feed/ 0
Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/ https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/#respond Sun, 04 Jun 2017 06:51:52 +0000 http://benh2.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/ Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia. Các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Bài viết Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia. Các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: medicinase.com)

Kết luận gây lo lắng cho người bệnh

Theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Italy, Anh và Hà Lan đăng tải trên tạp chí y học BMJ ngày 29/9, các loại thuốc giảm đau được kê đơn phổ biến cũng như không được bác sĩ kê đơn đều có liên quan tới nguy cơ làm gia tăng các ca nhập viện vì suy tim

Các loại dược phẩm nói trên được gọi là thuốc chống viêm không chứa chất steroid (NSAID), trong đó có một số thuốc chứa chất ức chế COX-2. Rất nhiều loại trong số này chủ yếu được sử dụng để giảm đau và chống viêm, song một vài loại được bào chế và sản xuất cách đây hơn một thế kỷ sau khi trải qua các cuộc kiểm tra độ an toàn ở mức rất nhỏ.

Thông qua các số liệu thu thập được từ gần 10 triệu người sử dụng 27 loại NSAID khác nhau tại bốn quốc gia gồm Đức, Anh, Hà Lan và Italy, cũng như dựa trên kết quả phân tích 92.163 ca nhập viện vì mắc chứng suy tim, các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng NSAID và chứng suy tim.

Cụ thể hơn

Theo đó, việc sử dụng NSAID ở mức độ vừa phải như hiện nay làm gia tăng nguy cơ các ca nhập viện vì suy tim nhiều hơn so với việc sử dụng chín loại thuốc khác trong quá khứ, gồm Diclofenac, Ibuprofen, Indomethacin, Ketorolac, Naproxen, Nimesulide, Piroxicam cùng hai loại chứa chất ức chế COX-2 là Etoricoxib và Rofecoxib, song Diclofenac là loại thuốc mà Hiệp hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo không nên kê đơn trong bất kỳ trường hợp nào. Trong khi đó, nếu sử dụng NSAID liều cao thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ người bệnh nhập viện vì suy tim.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu trong đời sống hàng ngày thay vì từ các thí nghiệm được đặt dưới các điều kiện kiểm soát gát gao, do đó sẽ không thể đưa ra được các kết luận chính xác về nguyên nhân và tác động của NSAID đối với chứng suy tim, cũng như chưa thể xác định được cụ thể loại thuốc nào và liều dùng thuốc như thế nào có thể dẫn tới nguy cơ suy tim cao nhất.

Tuy vậy, phát hiện mới này giúp cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa nguy cơ suy tim với các loại thuốc NSAID được sử dụng thường xuyên và đơn lẻ, cũng như các thuốc chứa chất ức chế COX-2./.

Benh.vn ( Theo Vietnam+)

Bài viết Phát hiện các loại thuốc giảm đau làm gia tăng nguy cơ suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phat-hien-cac-loai-thuoc-giam-dau-lam-gia-tang-nguy-co-suy-tim-8602/feed/ 0