Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sun, 21 Apr 2024 08:53:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/#respond Sat, 20 Apr 2024 04:44:14 +0000 http://benh2.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/ Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong danh sách kháng sinh trị bệnh viêm đường hô hấp (viêm tai mũi họng, viêm phổi) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì azithromycin được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những công bố nghiên cứu mới nhất về tác dụng phụ của kháng sinh người ta chú ý nhiều đến azithromycin và những biến cố nguy hiểm.

azithromycin

Tâm điểm nhằm vào azithromycin

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Vanderbilt (bang Tennessee, Hoa Kỳ) đã điều tra 348.000 đơn thuốc có azithromycin. Toàn bộ số đơn thuốc này được kê trong khoảng thời gian từ năm 1992 – 2006. Vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là biểu hiện lạ thường và tác dụng phụ nguy hại cho người đã dùng azithromycin. Nhiều tác dụng phụ được nhà sản xuất ghi mập mờ, ít chú trọng thì rất nhiều người bệnh gặp phải. Tác dụng phụ đáng ngại nhất có liên quan đến bệnh tim mạch. Chưa rõ do sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu hay là do sự đặc thù của tác dụng phụ, nhưng loại kháng sinh thông thường này đã gây ra nhiều cái chết tim mạch cao hơn hẳn so với những người dùng kháng sinh nhóm beta lactam hay không dùng kháng sinh.

Nhằm loại trừ các yếu tố gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ tính toán dịch tễ. Kết quả đưa ra, những người dùng kháng sinh azithromycin có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người không dùng loại kháng sinh này là 2,5 lần. Nguy cơ tử vong là chết vì bệnh tim mạch. Với những người không có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ tử vong của người dùng azithromycin là (47/1 triệu), còn với người có nguy cơ tim mạch thì tỷ lệ chết tăng thêm 257/1 triệu. Như vậy, ngay cả với người bình thường cũng có hiện tượng chết vì bệnh tim mạch do azithromycin gây ra.

Chú ý tác dụng phụ

Azithromycin là một kháng sinh phổ rộng nằm trong nhóm macrolid. Cơ chế tác dụng của thuốc nằm ở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh muốn sinh sản, phát triển và gây bệnh, chúng cần có protein. Nhưng azithromycin đã tác động vào quá trình này và làm ngừng hãm sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Khi có mặt trong cơ thể, azithromycin gắn vào đơn phân 50S của ribosom. Sự gắn kết này làm sai lạc hoạt động tổng hợp protein của ribosom. Do đó, quá trình tổng hợp không diễn ra được và vi khuẩn bị ngừng phát triển và suy yếu.

Thuốc ngấm dễ dàng vào các mô của hệ hô hấp như phổi, phế quản, tai, mũi, họng. Vì thế, thuốc thích hợp điều trị các bệnh hệ hô hấp. Thuốc lại rất có tác dụng với các vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, những mầm bệnh thường gặp của viêm đường hô hấp nên thuốc hay được dùng ưu tiên trong nhóm bệnh này.

Tác dụng phụ thường gặp ở đây là phát ban ngoài da, sưng nề dị ứng, khó thở, khó nuốt, đau bụng, buồn nôn. Một tác dụng phụ ít khi được chú ý đó là tác dụng phụ trên hệ tim mạch. Thuốc có biểu hiện gây ra rối loạn nhịp tim đến mức nghiêm trọng và tử vong, mặc dù tỷ lệ không lớn nhưng chúng ta cần cảnh giác với tác dụng phụ này.

Ngoài azithromycin, nhiều kháng sinh thông thường kháng cũng ẩn chứa các nguy cơ. Ví dụ như penicillin nằm trong nhóm beta lactam có thể dễ dàng gây dị ứng đến sốc thuốc, gentamicin, streptomycin, tobramycin có thể dễ dàng gây điếc và rối loạn tiền đình nghiêm trọng, quinolon có thể làm rối loạn sự phát triển của sụn đến đứt gân gót chân…

Hiểu đúng về cách dùng

Với các kháng sinh thông thường, chúng ta cần hết sức chú ý trong sử dụng. Mục tiêu cuối cùng đó là bệnh thì lui mà sức khỏe thì được bảo toàn. Những lưu ý sau cần hết sức quan tâm:

  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh dùng mà không có ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ mà với người thông thường khó mà biết hết được.
  • Thời gian dùng kháng sinh trong một liệu trình phải theo đúng khuyến cáo của từng loại thuốc. Thời gian này đủ để tiêu diệt vi khuẩn và hồi phục sức khỏe. Nếu sau một liều dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bệnh không hết, chúng ta không nên vội vàng kê thêm một đợt dùng tiếp theo mà cần kiểm tra lại cách dùng thuốc để đảm bảo không có sự tương tác có hại với thuốc điều trị. Kiểm tra lại sức khỏe người bệnh để có chẩn đoán đúng bệnh. Kiểm tra lại mầm bệnh để đánh giá lại căn nguyên vi khuẩn. Những động tác này vừa đảm bảo điều trị được đúng bệnh lại vừa đảm bảo không tổn hại sức khỏe bệnh nhân.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, cần hết sức chú ý các biến đổi và các bất thường xảy ra. Rất có thể tác dụng phụ mà người bệnh gặp là ít xảy ra. Tác dụng phụ xảy ra cũng có sự khác nhau giữa người này và người khác. Vì thế, cần lưu ý mọi tác dụng và xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định có dùng tiếp hay không.
  • Với người bệnh bị các bệnh nặng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tim, suy thận, mọi biến đổi đe dọa tính mạng sống cần được khám và kiểm tra trực tiếp mà không nên tư vấn từ xa. Tác dụng phụ đe dọa tính mạng sống đó là khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, ngất. Chúng ta cần lưu ý, rối loạn nhịp tim có thể thông thường nhưng có thể gây ra đột tử nhanh không kịp trở tay.

Benh.vn (theo SKĐS)

Bài viết Dùng kháng sinh azithromycin có thể gây ảnh hưởng trên tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dung-khang-sinh-azithromycin-co-the-gay-anh-huong-tren-tim-mach-3835/feed/ 0
Thuốc chống muỗi và những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe https://benh.vn/kem-gel-chong-muoi-nhung-nguy-hiem-khon-luong-7485/ https://benh.vn/kem-gel-chong-muoi-nhung-nguy-hiem-khon-luong-7485/#respond Fri, 30 Jun 2023 06:22:06 +0000 http://benh2.vn/kem-gel-chong-muoi-nhung-nguy-hiem-khon-luong-7485/ Muỗi, côn trùng luôn là sự khó chịu của không chỉ cho người dân thành phố. Trước tình hình bệnh dịch sốt sốt huyết bùng phát, nhiều gia đình đã chọn mua những sản phẩm thuốc xịt muỗi, kem thoa chống muỗi... được bày bán khá nhiều trên thị trường như một giải pháp phòng chống muỗi tiện dụng. Thế nhưng, khi sử dụng các sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý công dụng sao cho an toàn đối với sức khỏe và phù hợp với gia đình.

Bài viết Thuốc chống muỗi và những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Muỗi, côn trùng luôn là sự khó chịu của không chỉ cho người dân thành phố. Trước tình hình bệnh dịch sốt sốt huyết bùng phát, nhiều gia đình đã chọn mua thuốc chống muỗi dạng xịt, kem thoa chống muỗi… được bày bán khá nhiều trên thị trường như một giải pháp phòng chống muỗi tiện dụng. Thế nhưng, khi sử dụng các sản phẩm này, người tiêu dùng cần lưu ý công dụng sao cho an toàn đối với sức khỏe và phù hợp với gia đình.

xit-chong-muoi-cam-tay
Xịt chống muỗi cầm tay rất phổ biến

Một số tác dụng phụ mà các loại kem, gel chống muỗi có thể mang lại

Các loại xịt, bôi chống muỗi chứa nhiều loại hóa chất có thể gây kích ứng trên da, thậm chí nếu lạm dụng có thể gây hậu quả khôn lường.

Nguy cơ viêm da dị ứng

Trên thị trường hiện nay có nhiều các sản phẩm chống muỗi với cách cách thức sử dụng khác nhau. Loại diệt muỗi đốt nhanh, bình xịt, đèn diệt muỗi, đuổi muỗi bằng sóng siêu âm, có loại dùng ở dạng bôi kem, gel; loại miếng dán chống muỗi…

Các sản phẩm này đa phần dùng các nguyên liệu bằng hoá chất nên ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thành phần chính của các loại sản phẩm này là chứa DEET với tỷ lệ thấp nhất là 15% cùng các loại hóa chất khác. Đối với trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm này do hệ thống chức năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt trong khói nhang có chứa nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp nếu sử dụng trong thời gian dài.

Nếu trường hợp bất khả kháng phải bôi thuốc cho trẻ thì chúng ta nên tuân thủ đúng các quy định trong phần hướng dẫn sử dụng. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa phải tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.

viem-da-di-ung
Viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất

Những người viêm da cơ địa, có làn da rất dễ mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các loại sản phẩm này. Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ như da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.

Gây tổn hại đến đường hô hấp

Bất kỳ loại thuốc chống muỗi nào cũng được tạo thành từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Khi dùng những loại bình xịt chống muỗi cho vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Lúc này chúng ta nên xịt trước ra tay rồi mới nên thoa vào vùng mặt, cổ chú ý tránh các vùng như mắt, mũi, miệng…

benh-ho-hap

Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất

Khi các loại thuốc muỗi tiếp xúc với các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… cơ thể có nguy cơ sẽ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này.

Thường thì bệnh nhân rất ngứa và khi có mủ thì bị đau. Khi các sẩn lặn đi thường để lại các vết mất sắc tố hoặc tăng sắc tố sau viêm nhưng thường là tăng sắc tố. Một số bệnh nhân khác bị những vết trắng lẫn vết thâm. Các vết thâm thường tồn tại rất dai dẳng và nếu cứ bị muỗi đốt liên tục thì các vết thâm xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu gãi hoặc chà xát nhiều thì các vết thâm còn bị dày lên sần sùi trông rất xấu.

Nghiêm trọng hơn, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến dị ứng cơ địa, nhiễm trùng, sưng tấy, viêm da…

Cách sử dụng thuốc chống muỗi an toàn

Các sản phẩm xịt chống muỗi cần được sử dụng đúng cách, đặc biệt là xịt muỗi có chứa lượng nhỏ hóa chất diệt côn trùng. Các loại xịt da chống muỗi phổ biến trên thị trường có thể được tham khảo trong đường link: https://benh.vn/review-6-loai-xit-chong-muoi-tot-nhat-cho-be-78965/

Trong đó có những sản phẩm xịt da chống muỗi cho bé an toàn hơn so với các sản phẩm khác. Các chế phẩm chống muỗi có hóa chất cần dùng thận trọng như sau.

xit-muoi-len-da-tay
Không nên xịt thẳng xịt muỗi lên da tay mà nên xịt vào lòng bàn tay và xoa vào vị trí cần chống muỗi
  • Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt
  • Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho 1 vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm chống muỗi cho trẻ em dưới 5 tuổi vì da các bé rất nhạy cảm, rất dễ bị dị ứng.
  • Có thể bôi thuốc lên chăn, chiếu, màn… những nơi xung quanh vị trí sinh hoạt để tăng tác dụng đuổi muỗi mà không phải xịt thuốc trực tiếp lên cơ thể.
  • Không sử dụng nhanh chống muỗi khi nhà có trẻ nhỏ
  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi khi thực sự cần thiết, khi đi chơi xa, du lịch…
  • Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở.

Bài viết Thuốc chống muỗi và những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/kem-gel-chong-muoi-nhung-nguy-hiem-khon-luong-7485/feed/ 0
Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/ https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/#respond Fri, 16 Jun 2023 13:00:42 +0000 http://benh2.vn/ngo-doc-thuoc-4297/ Các phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reactions - ADR, có hại và xảy ra không mong muốn khi dùng đúng liều). Nguyên nhân có thể do bản thân thuốc, do tác dụng qua lại giữa các thuốc dùng đồng thời hoặc giữa thuốc với thức ăn hoặc do một số yếu tố đặc biệt của cơ thể người bệnh.

Bài viết Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Các thuốc bao gồm thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền (thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc y học dân tộc). Mặc dù thuốc dùng để chữa bệnh nhưng tất cả các thuốc đều có thể gây ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.

Khái niệm ngộ độc thuốc

Ngộ độc thuốc là một khái niệm rộng bao gồm:

  • Các tác dụng có hại do dùng quá liều thuốc
  • Các tác dụng phụ có hại khi dùng đúng liều lượng (side efects, các tác dụng có hại và không phải là tác dụng chính của thuốc).
  • Các phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reactions – ADR, có hại và xảy ra không mong muốn khi dùng đúng liều). Nguyên nhân có thể do bản thân thuốc, do tác dụng qua lại giữa các thuốc dùng đồng thời hoặc giữa thuốc với thức ăn hoặc do một số yếu tố đặc biệt của cơ thể người bệnh.

Một số quan niệm sai phổ biến là các thuốc y học cổ truyển là “thảo dược” từ “ tự nhiên”, “lành tính”, “không độc hoặc ít độc”. Thực tế các thuốc y học cổ truyền có rất nhiều thành phần phức tạp chưa biết đến, việc đánh giá, quản lý và sử dụng còn rất lỏng lẻo và nhiều bất cập.

ngo-doc-thuoc

Biểu hiện ngộ độc thuốc

Biểu hiện của ngộ độc thuốc rất đa dạng, có thể từ nhẹ (như buồn ngủ, hơi mệt, …) đến nặng, (như khó thở, tụt huyết áp, loạn nhịp tim…. thậm chí có thể tử vong)

Xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau khi hoặc khi đang dùng thuốc. Các biểu hiện này có thể là các biểu hiện mới xuất hiện, không phải các biểu hiện bệnh bạn đang bị hoặc có thể bạn chỉ thấy bệnh nặng hơn.

Bạn cần nghĩ tới ngộ độc thuốc khi thấy có các yếu tố sau:

  • Dùng thuốc với số lượng nhiều hơn thường thấy
  • Người dùng thuốc đang trong tình trạng buồn chán, có mâu thuẫn, có ý tưởng tự sát, bức xúc.
  • Nhầm lẫn khi dùng thuốc: nhầm thuốc với đồ ăn, thức uống, nhầm lẫn giữa các thuốc với nhau.
  • Một số lượng lớn thuốc bị mất hoặc bị hao hụt không rõ lý do (căn cứ vào tổng lượng thuốc mua về, số lượng dùng hàng ngày).

Chẩn đoán ngộ độc thuốc

Để chẩn đoán ngộ độc thuốc thì cần lưu ý ở cả phía bệnh nhân, người nhà và thầy thuốc khi thăm khám bệnh.

Người bệnh và gia đình hoặc người đi cùng

Mang theo hoặc cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến việc dùng thuốc của bệnh nhân dẫn tới ngộ độc: đơn thuốc, lọ thuốc, vỉ thuốc (kể cả đã bóc hết thuốc), viên thuốc các thông tin về bệnh phải dùng thuốc.

Các thông tin về việc dùng thuốc của người bệnh rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhanh chóng và giảm các xét nghiệm không cần thiết.

Các bác sỹ lưu ý khi khám ngộ độc thuốc

Các bác sĩ dựa trên các thông tin hỏi bệnh, khám, các thông tin về việc dùng thuốc, kết hợp với các kết quả xét nghiệm (gồm các xét nghiệm thông thường và xét nghiệm xác định thuốc đã gây ra ngộ độc) và theo dõi sẽ cho ra hướng chẩn đoán ngộ độc thuốc.

Điều trị ngộ độc thuốc

Điều trị ngộ độc thuốc cần lưu ý sơ cứu tại chỗ và xử lý đúng quy trình để giải độc tại các cơ sở y tế.

Sơ cứu khi ngộ độc thuốc

Tùy theo từng trường hợp bạn sẽ cần áp dụng các biện pháp khác nhau. Xin xem cụ thể ở bài giới thiệu về ngộ độc.

Gọi điện tới trung tâm chống độc, thông báo cho bác sĩ đã kê đơn và dược sĩ liên quan. Trường hợp nặng, gọi cấp cứu, nhân viên y tế hoặc người hỗ trợ gần nhất hoặc mang theo bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Điều trị ngộ độc thuốc tại cơ sở y tế

Bác sĩ sẽ quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết tùy theo từng loại ngộ độc và tình trạng người bệnh:

  • Tạm ngừng hoặc ngừng hẳn thuốc nghi ngờ gây ra tác dụng có hại, tác dụng phụ (trong trường hợp dùng thuốc đúng liều cho phép)
  • Các biện pháp tẩy độc nếu người bệnh đến sớm sau ngộ độc. Áp dụng tùy theo từng bệnh nhân, ví dụ uống nước sau đó gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt tính.
  • Các biện pháp tăng thải chất độc ra khỏi cơ thể: ví dụ lợi tiệu, lọc máu …
  • Dùng thuốc giải độc với một số trường hợp.
  • Chữa các dấu hiệu triệu chứng của bệnh nhân đang có: ví dụ giảm đau, chống nôn.

Phòng tránh ngộ độc thuốc

Tìm hiểu và tuân thủ các dùng thuốc an toàn

Sau khi đã dùng thuốc theo đơn tại nhà, bạn cần khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể điều chỉnh về đơn thuốc sao cho hiệu quả và an toàn. Trong khi đang dùng thuốc, nếu có bất cứu diễn biến bất thường nào bạn cũng cần thông báo lại cho bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc tới khám lại. Nếu cần cấp cứu bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh nhân ngộ độc thuốc do tự sát, bị bệnh tâm thần hoặc có biểu hiện nghi ngờ bệnh tâm thần (ví dụ: mất ngủ kéo dài, thường xuyên buồn chán không rõ lý do) cần được khám chuyên khoa tâm thần. Những người bị bệnh tâm thần rõ, vẫn có ý tưởng tự sát tiếp, đã tự tử nhiều lần cần được chuyển sang chuyên khoa tâm thần điều trị với sự đi cùng và giám sát của nhân viên y tế trong khi vận chuyển.

ngo-doc-thuoc-cam

Hướng dẫn giúp phòng tránh ngộ độc thuốc

1. Trước khi dùng thuốc hoặc dùng thêm một thuốc mới, bạn cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ, dược sĩ:

  • Quá trình bệnh tật của bạn đang bị, các trạng thái đặc biệt của cơ thể bạn (đặc biệt là có thai, cho con bú).
  • Các bệnh bạn đã bị trước đây (bao gồm các bệnh dị ứng)
  • Các thuốc và các biện pháp chữa trị bạn mới hoặc đang áp dụng. Lưu ý bao gồm tất cả các thuốc bạn tự mua và bạn mua theo đơn, các vitamin, các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng (thường gọi là thực phẩm chức năng).

2. Cần chủ động hỏi bác sĩ, dược sĩ

  • Các câu hỏi liên quan đến thuốc bạn sẽ dùng, diễn biến bệnh tật khi dùng thuốc, cách theo dõi khi dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt…
  • Có thể ghi sẵn các câu hỏi để tránh quên và ghi chép lại khi được trả lời. Bạn cũng có thể cần người đi cùng nếu bạn nghĩ không hiểu hết, không nhớ được các thông tin (đặc biệt người già, trẻ em, người mắc bệnh tâm thần, người hay quên).

3. Tìm hiểu các thông tin về thuốc:

  • Tên biệt dược (tên thương mại), tên gốc (tên hóa chất) của thuốc. Ví dụ biệt dược Losec có hoạt chất là omeprazole.
  • Thành phần của thuốc: ví dụ trong 1 viên thuốc Losec 20mg có thành phần là omeprazole với hàm lượng 20mg.
  • Chỉ định và chống chỉ định của thuốc
  • Cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc.
  • Các tác động qua lại của thuốc với thuốc khác, với thức ăn, đồ uống, thuốc lá.
  • Tác dụng có hại, tác dụng phụ của thuốc.
  • Khả năng cơ thể của bạn trở nên quen thuốc, phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc.
  • Quá liều thuốc: biểu hiện, cách xử trí.
  • Liều dùng, cách dùng thuốc.
  • Cách bảo quản thuốc
  • Hạn sử dụng của thuốc
  • Bạn có thể tìm các thông tin trên từ bác sĩ, dược sĩ, tờ rơi trong hộp thuốc, vỉ thuốc …, sách báo thư viện, internet,…

4. Đánh giá việc dùng thuốc của bạn:

Cán bộ Y-Dược giúp bạn đánh giá việc dùng thuốc và có nên thay đổi việc dùng thuốc hay không. Đặc biệt, người bác sĩ trực tiếp khám và chữa bệnh cho bạn là người giúp bạn có quyết định chính xác nhất.

5. Đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng

Đọc nhãn mác mỗi khi bạn mua thuốc, kể cả thuốc không mua theo đơn.

Đọc kỹ nhãn mác mỗi lần trước khi dùng thuốc, đảm bảo đúng tất cả 5 điều sau:

  • Đúng tên thuốc
  • Đúng người bệnh
  • Đúng số lượng
  • Đúng thời gian
  • Đúng cách dùng

6. Khi đang dùng thuốc, không tự ngừng thuốc hoặc thay đổi việc dùng thuốc, khác với những gì đã được hướng dẫn.

7. Thông báo ngay khi cần thiết khi thấy dấu hiệu bất thường:

Nếu bạn thấy nghi ngờ có tác dụng có hại, có diễn biến bất thường hoặc cần biết thêm thông tin gì liên quan đến việc dùng thuốc, hãy thông báo và hỏi bác sĩ, dược sĩ, trung tâm chống độc hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/ngo-doc-thuoc-4297/feed/ 0
Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/ https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/#respond Wed, 01 Feb 2023 09:06:05 +0000 http://benh2.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/ Bệnh cao là bệnh điều trị kéo dài. Hàng năm căn bệnh này đã lấy đi hàng trăm sinh mạng, điều đáng nói là không thể hoàn toàn khống chế căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc trị cao huyết áp cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Bài viết Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Bệnh cao huyết áp là bệnh lý điều trị kéo dài. Hàng năm căn bệnh này đã lấy đi hàng trăm sinh mạng, điều đáng nói là không thể hoàn toàn khống chế căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc trị cao huyết áp cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Ho do sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

ho_benhvn

Theo thống kê ho là một trong các tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhóm ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, ước tính có khoảng 10 đến 15% các bệnh nhân cao huyết áp có biểu hiện ho khi dùng thuốc này. Một số thuốc nhóm ức chế men chuyển trên thị trường bao gồm Coversyl, Lotensin, Monopril, Prinivil, Zestril, Accupril, Altace, Vasotec, Capoten,…

Khi biểu hiện của ho nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ về việc thay đổi loại thuốc.

Mệt mỏi và chóng mặt do thuốc huyết áp

Khi mới dùng thuốc cao huyết áp, bệnh nhân có thể có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt nhất là đối với người cao tuổi. Nếu biểu hiện này nhanh chóng biến mất và tình trạng được cải thiện, bạn vẫn có thể sử dụng. Thông thường mệt mỏi và chóng mặt sẽ dần mất đi sau 3 đến 5 tuần dùng thuốc. Nếu tình trạng này kéo dài hơn. Bạn cần tư vấn của bác sỹ và cần thay đổi thuốc.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn dùng thuốc huyết áp nhóm lợi tiểu thì bạn sẽ thấy số lần đi tiểu của bạn tăng lên do vậy bạn không nên uống thuốc vào buổi tối mà nên uống vào ban ngày để không bị mất ngủ.

Chứng loạn nhịp tim

Nhóm thuốc lợi tiểu giúp làm giảm hàm lượng kali trong máu thường được kê cho những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp còn có thể dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim.

loan_nhip_tim

Suy giảm chức năng tình dục

Khó cương cứng là rắc rối của các quý ông dùng thuốc điều trị huyết áp. Theo các nhà chuyên môn thì đa phần thuốc điều trị cao huyết áp đều có mặt trái này, thậm chí nó còn là nguyên nhân gây bất lực.

Các quý ông cho rằng có thể dùng Viagra để khắc phục sự cố này tuy nhiên lạm dụng Viagra có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe dẫn đến các rối loạn về tim mạch.

Trữ nước

Khi sử dụng các loại thuốc cao huyết áp dạng đối kháng calci như Amlodipine hoặc Nifedipine, bệnh nhân thường có những biểu hiện như phù chân. Nguyên nhân là do cơ chế trữ nước của thuốc trong cơ thể gây ra.

Dị ứng

Mặc dù bị dị ứng với thuốc cao huyết áp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện như phù nhiều ở mặt, cổ, tắc đường thở.

Một số trường hợp có thể gây nên tình trạng khó thở. Trường hợp này cần thiết phải đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

Bài viết Mặt trái của thuốc điều trị cao huyết áp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/mat-trai-cua-thuoc-dieu-tri-cao-huyet-ap-2019/feed/ 0
Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/ https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/#respond Mon, 19 Sep 2022 05:44:28 +0000 http://benh2.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/ Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi của đã dẫn đến tình trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng không thể lường trước được.

Bài viết Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện, bừa bãi của đã dẫn đến tình trạng mầm bệnh kháng lại với thuốc kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể gây nên những phản ứng có hại về tiêu hóa mà người dùng không thể lường trước được.

Biểu hiện thuốc kháng sinh gây hại hệ tiêu hóa

Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa vì ngoài tiêu diệt vi khuẩn có hại, nó cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi của đường tiêu hóa.

 khang_sinh_co_hai_tieu_hoa

Tại sao kháng sinh lại có hại trên đường tiêu hóa

Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, các vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi cùng chịu tác dụng của thuốc, bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.

Các tác dụng có hại của kháng sinh trên đường tiêu hóa

Sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn… nhưng thường đáng lo ngại nhất là tiêu chảy. Có khi có trường hợp xảy ra khá nặng vì kháng sinh có thể làm viêm ruột non, ruột già nhầy có màng giả. Khi đó, kháng sinh sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột non, ruột già làm gia tăng tiết chất nhầy và phát sinh ra các màng giả. Tác dụng kháng khuẩn phổ rộng của kháng sinh làm đảo lộn vi khuẩn chỉ ở ruột, tiêu diệt cả vi khuẩn thường trú cần thiết của môi trường ở ruột già và gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột.

Các loại kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt phần lớn những vi khuẩn gây bệnh, còn những vi khuẩn tồn tại là những chủng loại đã có độ kháng mạnh với các kháng sinh đó nên việc tiêu diệt chúng sẽ rất khó khăn; đặc biệt trong các trường hợp tiêu chảy nặng vì viêm ruột già nhầy có màng giả do kháng sinh thường phát sinh chủng loại vi khuẩn Clostridium difficile không những khó nuôi cấy vi khuẩn mà còn khó tiêu diệt chúng. Ngoài ra còn có sự phát sinh thêm nấm, thường là loại Candida albicans cũng do môi trường sinh thái của ruột bị đảo lộn.

Cách cải thiện tác hại đường tiêu hóa do kháng sinh

 nuoc_hoa_qua_benhvn

Để xử lý những vấn đề về tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn. Tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè… và các thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn

Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.

Trong khi đó, dưới dạng bào tử – một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.

Bài viết Kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/khang-sinh-co-the-gay-hai-cho-he-tieu-hoa-6358/feed/ 0
Rối loạn cương dương có thể do những loại thuốc nào https://benh.vn/roi-loan-cuong-duong-co-the-do-nhung-loai-thuoc-nao-5888/ https://benh.vn/roi-loan-cuong-duong-co-the-do-nhung-loai-thuoc-nao-5888/#respond Wed, 06 May 2020 05:35:35 +0000 http://benh2.vn/roi-loan-cuong-duong-co-the-do-nhung-loai-thuoc-nao-5888/ Rối loạn cương dương là tình trạng “cậu nhỏ” nam giới khó cương cứng hoặc thời gian cương dương không đủ lâu để thực hiện quá trình giao hợp. Những loại thuốc kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở nam giới.

Bài viết Rối loạn cương dương có thể do những loại thuốc nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Rối loạn cương dương là tình trạng “cậu nhỏ” nam giới khó cương cứng hoặc thời gian cương dương không đủ lâu để thực hiện quá trình giao hợp. Những loại thuốc kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở nam giới.

dan-ong-uong-nhieu-thuoc

Nhiều loại thuốc có thể gây chứng rối loạn cương dương

Thuốc chống trầm cảm gây rối loạn cương dương

Trầm cảm là một căn bệnh có thể gây rối loạn cương dương. Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và thậm chí là đau kéo dài. Một trong số những dạng chính của các thuốc chống trầm cảm, cũng được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có trong các loại thuốc Celexa, Prozac, Zoloft và Lexapro.

Thuốc chẹn beta cho người huyết áp cao làm tăng rối loạn cương dương

Huyết áp cao gây tổn thương cho các mạch máu bao gồm mạch máu ở cậu nhỏ, gây nên rối loạn cương. Thuốc chẹn beta, một trong những loại thuốc phổ biến nhất được kê cho những người bị huyết áp cao cũng có thể gây rối loạn cương. Các thuốc nằm trong danh mục này gồm Sectral, Lopressor, Cogard và Tenormin.

tram-cam-nam-gioi

Trầm cảm là một căn bệnh có thể gây rối loạn cương dương.

Giống như thuốc chống trầm cảm, những thuốc này có thể ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh trong não, đặc biệt là epinephrine (adrenaline). Trong trường hợp đặc biệt, chúng làm trung hòa các tác dụng kích thích của phân tử, làm giảm hứng thú của một người. Một số bằng chứng chỉ ra rằng các thuốc chẹn beta cũng làm rối loạn những khu vực hệ thần kinh khiến cho nam giới cương dương.

Thuốc chẹn H2 điều trị các bệnh về dạ dày

Danh sách gồm các thuốc trị ợ nóng phổ biến Zantac và pepcid. Chúng được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa như loét dạ dày, thực quản ăn mòn và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Phần lớn nhóm thuốc này gây rối loạn cương dương khi dùng ở liều cao và thuốc Tagamet (cimetidine) có khả năng gây rắc rối cho nam giới nhiều nhất. Cùng với rối loạn cương và giảm ham muốn, chúng cũng có thể làm giảm số lượng tinh trùng của đàn ông.

thuoc-chen-h2-chua-dau-da-day

Mặc dù những thuốc này có vẻ gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục, nhưng việc dùng chúng là quan trọng để điều trị bệnh. Ngoài ra, bằng cách nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong điều trị, giảm liều hoặc sử dụng bổ sung, bất cứ ai sử dụng những thuốc này cũng có thể có đời sống tình dục khỏe trở lại.

Benzodiazepin điều trị lo âu, mất ngủ

Benzodiazepine, loại thuốc phổ biến không chỉ được dùng để điều trị lo âu mà còn dùng để điều trị co giật và mất ngủ, có thể gây rối loạn cương dương và vì vậy gây lo lắng hơn. Lo lắng được cho là gây rối loạn cương dương, vì mức độ căng thẳng gia tăng có hại cho cơ thể và dẫn tới giảm ham muốn tình dục.

benzodiazepine

Các thuốc benzodiazepine như Xanax, Ativan, Valium và Librium, có thể giúp làm giảm lo lắng của nam giới thông qua tác dụng giảm đau, nhưng chúng cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục cũng như khả năng duy trì cương dương.

Thuốc kháng histamin

thuoc-khang-histamin

Thuốc kháng histamin có thể gây rối loạn cương dương.

Có hàng triệu nam giới bị dị ứng nhưng một số trong những loại thuốc phổ biến này như Benadryl và Dramamine cũng có thể gây rối loạn cương dương. Chưa biết rõ các thuốc này gây ảnh hưởng ra sao, nhưng bản kê những tác dụng phụ của nó chỉ ra rằng nó có thể thay đổi các hệ thần kinh của nam giới phản ứng với kích thích xung quanh cậu nhỏ. Điều này có vẻ là tạm thời, nam giới sẽ có cảm giác trở lại dần sau khi ngừng sử dụng.

Bài viết Rối loạn cương dương có thể do những loại thuốc nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/roi-loan-cuong-duong-co-the-do-nhung-loai-thuoc-nao-5888/feed/ 0
Hóa trị bệnh ung thư và những tác dụng phụ https://benh.vn/hoa-tri-benh-ung-thu-va-nhung-tac-dung-phu-9197/ https://benh.vn/hoa-tri-benh-ung-thu-va-nhung-tac-dung-phu-9197/#respond Thu, 26 Sep 2019 22:03:03 +0000 http://benh2.vn/hoa-tri-benh-ung-thu-va-nhung-tac-dung-phu-9197/ Phương pháp hóa trị trở thành một phương thức không thể thiếu trong việc điều trị hầu hết các loại bệnh ung thư, đặc biệt những bệnh ung thư ở giai đoạn lan rộng và giai đoạn di căn.

Bài viết Hóa trị bệnh ung thư và những tác dụng phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Phương pháp hóa trị trở thành một phương thức không thể thiếu trong việc điều trị hầu hết các loại bệnh ung thư, đặc biệt những bệnh ung thư ở giai đoạn lan rộng và giai đoạn di căn.

Với khởi đầu là các hóa chất mang tính độc cho tế bào. Ngày nay, mặc dù có sự bổ sung thuốc hoóc-môn, thuốc miễn dịch, thuốc điều trị nhắm trúng đích… nên dù tác động chủ yếu trên tế bào ung thư, các chất này cũng làm ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành của cơ thể, gây ra các tác động bất lợi hay còn gọi là tác dụng phụ. Hóa trị có rất nhiều tác dụng phụ nhưng thường gặp nhất trong điều trị là các nhóm sau:

tác dụng phụ của hóa trị ung thư

Bệnh nhân hóa trị ung thư (ảnh minh họa)

Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên

Các thuốc chống ung thư có thể làm chết các tế bào máu ngoại biên: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; một dòng, hai dòng hay cả ba dòng, gây ra những bệnh lý tương ứng sau:

Thiếu máu: thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu (epoetin alfa, bêta, darbepoetin alfa), sulfate sắt uống. Sử dụng thuốc pemetrexed phải dùng kèm với vitamin B và acid folic. Cần duy trì Hb của bệnh nhân ở mức 10 – 12g/dl.

Giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu hạt: làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tính mạng.

Giảm bạch cầu hạt độ IV (Neutrophile dưới 500/mm3) kèm sốt là một cấp cứu nội khoa cần nhập viện, cách ly bảo vệ, sử dụng kháng sinh mạnh, phổ rộng truyền TM như nhóm carbapenem (imipenem, meropenem), piperacillin-tazobactam, cefepime.

Ngoài ra, cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu (filgrastim) cùng các biện pháp hỗ trợ khác giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng giảm bạch cầu hạt nguy hiểm (dưới 1.000/mm3). Các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt: nhóm taxane (docetaxel, phác đồ TAC), cytarabine, topotecan.

Cách phòng ngừa tác dụng phụ: nếu bệnh nhân được chỉ định các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt nói trên, bác sĩ cần đặc biệt chú ý. Sau mỗi đợt hóa trị, phải kiểm tra công thức máu trong khoảng thời gian 10 – 14 ngày để xác định mức độ giảm bạch cầu. Nhắc nhở bệnh nhân tái khám ngay khi có sốt trên 38,5 độ C hay lạnh run hoặc thấy khó chịu khác thường.

Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nên cân nhắc sử dụng thêm filgrastim hoặc giảm liều, đổi thuốc hay phác đồ khác cho bệnh nhân.

Giảm tiểu cầu: cũng thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị.

Buồn nôn và nôn ói

Các thuốc thường gặp gây nôn ói cao: (carmustin, cisplatin, cyclophosphamide > 1500 mg/m2); trung bình (doxorubicin, epirubicin, oxaliplatin, ifosfamide).

Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi xảy ra nôn vì khi đã nôn rồi thì khó kiểm soát triệu chứng.

Phòng ngừa: sử dụng trước, trong và sau hóa trị với các thuốc kháng receptor serotonin 5HT3 như nhóm setron (ondansetron, granisetron, palonosetron), benzamide (metoclopramide), corticosteroid (dexamethasone)…

Suy nhược, mệt mỏi

Rất thường gặp sau khi truyền thuốc hóa trị ung thư. Có thể làm bệnh nhân suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Ở những bệnh nhân trước đó có phẫu thuật hay xạ trị, tình trạng này có thể nặng hơn.

Thường liên quan đến các tình trạng thực thể của bệnh nhân như thiếu máu, nhiễm trùng, trầm cảm và đau đớn. Nên xác định có các tình trạng này hay không? Nếu có, cần điều trị thích hợp.

Rụng tóc

Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều rau hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài. Có thể uống rượu vang để tăng cảm giác thèm ăn.

Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư). Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, đó là tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng… làm rụng tóc (thường gặp nhất), rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.

Rụng tóc rất ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể hồi phục sau khi kết thúc việc hóa trị. Việc tư vấn và trấn an cho bệnh nhân về tác dụng phụ này là cần thiết để bệnh nhân an tâm điều trị.

Các thuốc chống ung thư thường gây rụng tóc: cyclophosphamide, docetaxel, doxorubicin, epirubicin…

bệnh ung thư ở trẻ em

Tác dụng phụ gây rụng tóc của hóa trị ung thư (ảnh minh họa)

Viêm niêm mạc miệng

Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ hoặc do các thuốc như methotrexate, capecitabin, 5-fluorouracil, cisplatin, carboplatin…

Biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng, làm bệnh nhân đau đớn hạn chế ăn uống.

Điều trị: kết hợp điều trị giảm đau, giữ vệ sinh răng miệng, không để khô miệng, sử dụng thuốc kháng nấm (mycostatin, fluconazole), thuốc chống virút Herpes…

Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều rau hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài. Có thể uống rượu vang để tăng cảm giác thèm ăn.

Độc tính trên thần kinh ngoại biên

Cảm giác từ nhẹ đến nặng gồm tê, bị châm chích, tê mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến phần còn lại của các chi.

Thường gặp khi điều trị với các thuốc thuộc nhóm Vinca alkaloids (vincristine, vinblastine, vinorelbine), muối platin (cisplatin, carboplatin, oxaliplatin), nhóm taxane (paclitaxel, docetaxel). Oxaliplatin còn gây ra cảm giác đau tê, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ vật lạnh, tình trạng này gặp trên 90% số bệnh nhân.

Hiện nay, chưa có thuốc nào được chứng minh làm giảm tác dụng phụ này. Vì vậy, nếu tác dụng phụ trở nên nặng, bệnh nhân không chấp nhận được, cần cân nhắc việc giảm liều hoặc đổi sang thuốc khác.

Độc tính trên tim

Nhóm fluoropyrimidine, nhóm anthracycline, trastuzumab.

Phòng ngừa: nếu có chỉ định sử dụng các thuốc này, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh tim mạch, khám lâm sàng tim mạch, làm siêu âm tim trước điều trị cũng như theo dõi sát chức năng tim mạch trong quá trình điều trị. Trường hợp xảy ra biến cố tim mạch, tùy mức độ mà cân nhắc việc giảm liều, tạm ngưng hoặc ngưng hẳn các thuốc trên.

Bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài các mô thức điều trị ung thư truyền thống (phẫu trị, xạ trị, hóa trị), các nhà khoa học vẫn đang đi sâu tìm kiếm, nghiên cứu các phương thức mới điều trị ung thư hiệu quả hơn.

Theo SKĐS

Bài viết Hóa trị bệnh ung thư và những tác dụng phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/hoa-tri-benh-ung-thu-va-nhung-tac-dung-phu-9197/feed/ 0
Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/#respond Thu, 27 Dec 2018 08:06:07 +0000 http://benh2.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/ Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Những loại thuốc không kê đơn dưới đây có thể là nguyên nhân.

1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng hormon của phụ nữ bằng cách làm giảm sự bài tiết các hormon androgen (bao gồm testosterone). Testosteron chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục ở cả hai giới và ảnh hưởng trực tiếp tới khoái cảm khi giao hợp.

2. Aspirin

Những loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin có thể làm thay đổi hormon của bạn và làm giảm ham muốn tình dục.

3. Thuốc trị nghẹt mũi

Thuốc trị nghẹt mũi có thể gây buồn ngủ. Mặc dù thuốc này giúp bạn thở dễ hơn nhưng lại có thể gây khô âm đạo.

4. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng của bạn, giúp giảm triệu chứng trầm cảm nhưng lại có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng thuốc trầm cảm có ham muốn thấp hơn do sản sinh ít testosteron hơn.

5. Thuốc chống tiêu chảy

Loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới khả năng ham muốn do ảnh hưởng tới hệ trục não-ruột

6. Thuốc trị rụng tóc

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị hói đầu ở nam giới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục và sức khỏe chung.

7. Thuốc kháng histamin

Các thuốc kháng histamin, thuốc trị cúm và cảm lạnh không kê đơn cũng là những thuốc làm giảm ham muốn. Chúng giúp giảm tình trạng dị ứng của bạn nhưng có thể gây giảm ham muốn tình dục tạm thời.

BS Thu Vân

Bài viết Những loại thuốc không kê đơn có thể ảnh hưởng tới ham muốn tình dục đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-loai-thuoc-khong-ke-don-co-the-anh-huong-toi-ham-muon-tinh-duc-9356/feed/ 0
Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/ https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/#respond Wed, 15 Aug 2018 09:43:31 +0000 http://benh2.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/ Diclofenac là một thuốc chống viêm khớp có tác dụng rất mạnh. Nó có thể làm giảm đau gần như hoàn toàn với người bệnh viêm khớp điển hình, nhất là với người bị viêm khớp mới dùng thuốc giảm đau lần đầu. Tuy nhiên, thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Bài viết Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Diclofenac là một thuốc chống viêm khớp có tác dụng rất mạnh. Nó có thể làm giảm đau gần như hoàn toàn với người bệnh viêm khớp điển hình, nhất là với người bị viêm khớp mới dùng thuốc giảm đau lần đầu. Tuy nhiên, thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Sở dĩ thuốc có tác dụng giảm đau trong viêm khớp là vì thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp một lớp chất trung gian hóa học điển hình của viêm khớp là prostaglandin (PG). Không có các chất PG, quá trình viêm giảm dần và hiện tượng đau được giảm gần như hoàn toàn. Không có gì khó hiểu khi thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm khớp, dù đó là viêm do bất kể nguyên nhân gì. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên uống, dung dịch tiêm và kem bôi. Vì thế, thuốc được ưa chuộng trên thị trường và được biết đến với nhiều tên khác nhau như voltaren, diclofenac và nhiều tên khác.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Có lẽ nhắc tới diclofenac hoặc bất kỳ một thành viên nào khác của họ hàng nhà thuốc chống viêm không phải steroid (NSAID) thì tác dụng phụ quen thuộc đó là viêm loét tiêu hóa, viêm loét dạ dày và thiếu máu thận. Điều này hoàn toàn liên quan tới cơ chế tác dụng chính của thuốc.

Trên đường tiêu hóa

Tác dụng phụ viêm loét ống tiêu hóa liên quan với lớp chất prostaglandin (PG). Các PG được biết đến là các chất trung gian hóa học của viêm đồng thời cũng là các chất có tác dụng tạo lớp màng nhầy bảo vệ trên bề mặt dạ dày và các phần khác của ống tiêu hóa. Sự ức chế tổng hợp các chất này ở khớp cũng diễn ra luôn cả ở ống tiêu hóa. Cho nên người bệnh dễ bị chứng viêm loét tiêu hóa do thiếu hụt chất nhầy bảo vệ.

Trên thận

Một khía cạnh khác liên quan tới PG đó là tình trạng thiếu máu thận. Các chất PG vốn được biết đến có vai trò nhất định điều hòa hoạt động máu thận, giúp mạch máu thận giãn ra, cung cấp đủ máu tới thận đến mức cần thiết. Với sự xuất hiện của diclofenac, mạch máu thận bị co lại do thiếu các chất giãn mạch PG cần thiết.

Trên tim mạch

Đặc biệt gần đây, người ta đã phải thay đổi quan điểm sử dụng với diclofenac bởi tác dụng phụ liên quan đến tim mạch. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang cảnh báo phải thu hồi diclofenac khỏi thị trường

Tác dụng phụ được các nhà nghiên cứu cảnh báo đó là nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch hệ trọng khác. Người ta đã nghiên cứu và tìm thấy mối liên quan giữa việc dùng thuốc này và biến chứng trên tim mạch. Cụ thể, thuốc là nguyên nhân gây ra nguy cơ đông máu trong lòng mạch gây tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột qụy não, các biến chứng nặng đe dọa tử vong. Hiện các nhà nghiên cứu đang đưa ra chống chỉ định dùng diclofenac ở những người có phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành hoặc phải đặt stent động mạch vành.

Những người thực hiện nghiên cứu cho biết, diclofenac gây ra nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn so với thuốc thông thường khác tới 40%, đặc biệt với người bị tiền sử tim mạch, đang bị bệnh lý tim mạch hoặc đã điều trị các bệnh liên quan đến mạch vành thì nguy cơ này đặc biệt cao và có mối liên quan rất chặt chẽ.

Hiện nay, không chỉ các nhà nghiên cứu mà giới chức y tế ở Canada đang xem xét thu hồi thuốc này trên thị trường trong tương lai.

Chúng ta cần làm gì?

Trước khi có thêm bằng chứng xác đáng về những tác dụng phụ này, chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng diclofenac để kiểm soát bệnh viêm khớp. Hạn chế dùng thuốc diclofenac ở những người đầu tiên điều trị bệnh viêm khớp. Nếu như bệnh nhân là người chưa dùng thuốc chống viêm khớp bao giờ thì không nên chọn diclofenac như hàng thuốc ưu tiên. Nếu đang dùng diclofenac thì nên giảm liều và tiến tới thay thế thuốc khác. Hạn chế dùng diclofenac kéo dài. Không nên dùng diclofenac quá 2 tuần liên tục và tuyệt đối không dùng liều tối đa trong 3 ngày liên tục.

Trên những đối tượng nguy cơ cao

Bệnh nhân bị bệnh viêm loét đường tiêu hóa nói chung cần hạn chế dùng diclofenac. Nên lựa chọn các thuốc khác như các thuốc ức chế COX chọn lọc để điều trị.

Đối với bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đã điều trị thì không dùng diclofenac. Nên dùng ibuprofen và naproxen như là thuốc thay thế, mặc dù hiệu lực chống viêm thì không mạnh bằng.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào trên hệ thống tim mạch hoặc thần kinh thì cần tái khám ngay lập tức. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: đau tức ngực, huyết áp tăng, đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức.

Benh.vn (Theo SKĐS)

Bài viết Các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chống viêm khớp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/cac-tac-dung-phu-nguy-hiem-cua-thuoc-chong-viem-khop-3802/feed/ 0
Phản ứng phụ của thuốc không thể chủ quan https://benh.vn/phan-ung-phu-cua-thuoc-khong-the-chu-quan-5806/ https://benh.vn/phan-ung-phu-cua-thuoc-khong-the-chu-quan-5806/#respond Sun, 06 May 2018 05:34:02 +0000 http://benh2.vn/phan-ung-phu-cua-thuoc-khong-the-chu-quan-5806/ Khi bị bệnh, thuốc là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn không nên bỏ qua.

Bài viết Phản ứng phụ của thuốc không thể chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi bị bệnh, thuốc là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn không nên bỏ qua.

1. Tuyến vú phát triển ở nam giới

Một loại thuốc chữa rụng tóc trên thị trường có một tác dụng phụ độc đáo, đó là gây ra hiện tượng “nữ hóa tuyến vú”, có nghĩa là khả năng phát triển ngực cho con bú ở nam giới và chỉ có cách ngừng thuốc mới hết tác dụng phụ này.

Propecia và Finasteride là một ví dụ, để điều trị hói tóc ở nam giới. Loại thuốc này đã được chứng minh có khả năng làm tăng testosterone và estrogen đồng thời làm giảm nồng độ của DHT ( một hóc môn sinh dục nam). Sự gia tăng estrogen tạo ra một tác dụng phụ gọi là gynecomastia-chứng nở ngực ở một số người đàn ông, cùng với tăng mỡ trong cơ thể và mất ham muốn tình dục.

Một loại thuốc chữa rụng tóc trên thị trường có một tác dụng phụ độc đáo, đó là gây ra hiện tượng “nữ hóa tuyến vú”.

2. Mất trí nhớ

Mặc dù tỉ lệ mất trí nhớ là cực kỳ hiếm, song một số loại thuốc theo toa cũng có thể gây mất trí nhớ. Đây là trường hợp đối với một số người dùng Mirapex (cùng gốc với pramipexole). Mirapex được phát triển vào năm 1997 để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson và chứng chân không yên (RLS). Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, trong đó có mất trí nhớ. Một số bệnh nhân báo cáo mất trí nhớ ngắn hạn, chẳng hạn như không nhớ những gì họ đã làm ngày hôm trước.

Mất trí nhớ cũng có thể xảy ra với bệnh nhân dùng statins, một nhóm thuốc làm giảm cholesterol. Duane Graveline, một cựu phi công đang sử dụng Lipitor cho biết ông không nhận ra người vợ của mình sau khi trở về từ một chuyến đi ngắn. Sau đó, ông bị mất trí nhớ về toàn bộ quãng thời gian tốt nghiệp trung học của mình. 2

3. Cái chết

Đối với bệnh nhân viêm khớp, đó là một rủi ro mà họ có thể gặp phải khi dùng Celebrex. Celebrex có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ có thể dẫn đến tử vong. Phản ứng nghiêm trọng với da hoặc dạ dày và ruột ​​chẳng hạn như chảy máu và loét, có thể xảy ra mà không có cảnh báo và có thể gây tử vong.

Dùng Celebrex có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ có thể dẫn đến tử vong.

4. Giảm kích thước của “quý ông”

Liệu pháp thay thế testosterone được sử dụng ở những bệnh nhân có lượng testosterone thấp. Liệu pháp này có thể giải quyết những tác động của sự mất cân bằng nội tiết tố, nhưng không phải không có khả năng xảy ra tác dụng phụ. Trong khi điều trị, ít đàn ông biết về tác dụng phụ làm giảm kích thước tinh hoàn của họ. Ở đàn ông trẻ tuổi có thể bị giảm số lượng tinh trùng trong khi dùng liệu pháp thay thế testosterone dẫn đến giảm khả năng sinh sản.

5. Ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ,…

Một loại thuốc trên thị trường, EvaMist – điều trị các triệu chứng mãn kinh có thể gây nên các bệnh như: ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối, và mất trí nhớ.

6. Muốn tự sát

Bạn đang cố gắng để bỏ thuốc lá? Có một loại thuốc có thể giúp bạn làm điều đó. Vấn đề duy nhất là nó cũng có thể làm cho bạn muốn tự tử. Đó là trường hợp của thuốc Chantix: Một số bệnh nhân đã cho biết khi dùng, thậm chí cả sau khi đã ngưng dùng Chantix để bỏ hút thuốc, họ có những thay đổi trong hành vi, bị kích động, tâm trạng chán nản, suy nghĩ muốn tự tử.

7. Ảo giác

Bạn có thể gặp phải ảo giác khi dùng một loại thuốc bất hợp pháp như cần sa hoặc một loại thuốc giảm đau nặng như morphine. Tuy nhiên, một số loại thuốc kê toa không đồng nhất sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn như ảo ​​giác thị giác và thính giác.

Lariam (cùng gốc với mefloquine) được phát minh bởi các nhà nghiên cứu tại Walter Reed Army – Viện Nghiên cứu ngăn chặn và xử lý ổ dịch sốt rét trong quân đội Mỹ. gần đây Lariam được dùng thường xuyên với các binh sĩ được triển khai ở nước ngoài cũng như nhiều khách du lịch.

Lariam mang một số tác dụng phụ nghiêm trọng – một trong số đó là ảo giác. Cả binh sĩ và khách du lịch đã báo cáo trải qua ảo giác đáng sợ cũng như các hành vi bạo lực tâm thần ngay sau khi dùng thuốc. Từ đầu những năm 2000, FDA đã yêu cầu kiểm tra tiền sử trầm cảm và rối loạn tâm thần ở bệnh nhân trước khi dùng Lariam.

Plavix có tác dụng ngăn các cơn đau tim hoặc đột quỵ nhưng có thể khiến bạn ho ra máu.

8. Ho ra máu hoặc nôn có màu như bã cà phê

Plavix được phát minh để ngăn các cơn đau tim hoặc đột quỵ do tiểu cầu trong máu dính lại với nhau và hình thành cục máu đông. Điều này có vẻ tốt đẹp cho đến khi bạn bị nôn ra máu như bã cà phê. Theo trang web sản phẩm, Plavix nói chung là dung nạp tốt, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.

9. Mất vị giác

Hầu hết các thuốc không có vị tuyệt vời nhưng một số thuốc không chỉ để lại một hương vị xấu mà hoàn toàn có thể làm sai lệch vị giác.

Vị giác không phải là giác quan duy nhất có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Vasotec (cùng gốc enalapril) là một loại thuốc được điều chế để điều trị cao huyết áp và suy tim xung huyết. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến cả năm giác quan của bạn. Vasotec có thể làm bạn mất khứu giác, vị giác, cũng như ù tai và vấn đề về mắt như mờ mắt và khô mắt. Tất cả được cho là tác dụng phụ nhỏ, nhưng nếu bạn đã trải qua cùng một lúc, bạn cần phải xem xét.

Bài viết Phản ứng phụ của thuốc không thể chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/phan-ung-phu-cua-thuoc-khong-the-chu-quan-5806/feed/ 0