Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Sat, 30 Dec 2023 03:49:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Đường sọc nâu mẹ bầu nào cũng có trên bụng tiết lộ điều gì? https://benh.vn/duong-soc-nau-me-bau-nao-cung-co-tren-bung-tiet-lo-dieu-gi-8811/ https://benh.vn/duong-soc-nau-me-bau-nao-cung-co-tren-bung-tiet-lo-dieu-gi-8811/#respond Fri, 29 Dec 2023 06:55:44 +0000 http://benh2.vn/duong-soc-nau-me-bau-nao-cung-co-tren-bung-tiet-lo-dieu-gi-8811/ Một trong những thay đổi không phải mẹ bầu nào cũng mong đợi nữa là xuất hiện đường sọc nâu ở giữa bụng và ngày càng đậm hơn theo thời gian mang bầu. Đường sọc nâu còn được gọi là đường linea nigra luôn luôn có trên bụng mỗi người nhưng chỉ khi mang thai ở quý thứ 2 thai kỳ mới thực sự rõ nét.

Bài viết Đường sọc nâu mẹ bầu nào cũng có trên bụng tiết lộ điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Mang thai đem đến nhiều thay đổi cho cơ thể người phụ nữ, một số điều khiến mẹ mong đợi, thích thú như bụng bầu lớn lên từng ngày nhưng cũng có những thay đổi làm chị em phiền lòng như lông mọc ở nhiều nơi khác nhau.

Một trong những thay đổi không phải mẹ bầu nào cũng mong đợi nữa là xuất hiện đường sọc nâu ở giữa bụng và ngày càng đậm hơn theo thời gian mang bầu. Đường sọc nâu còn được gọi là đường linea nigra luôn luôn có trên bụng mỗi người nhưng chỉ khi mang thai ở quý thứ 2 thai kỳ mới thực sự rõ nét.

Đường linea nigra không phải có màu đen mà là màu nâu, thường rộng từ ½-1cm. (ảnh minh họa)

Vậy tại sao lại có sự xuất hiện của đường sọc nâu này và nó có tiết lộ điều gì đặc biệt?

Đường linea nigra là gì

Đường linea nigra là một đường thẳng chạy dọc xuống giữa bụng bầu của mẹ xuống gần vùng kín, đôi khi kéo dài lên trên rốn và tới khung xương sườn. Linea nigra có nguồn gốc từ tiếng Latin, ý chỉ đường màu đen.

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do khi mang thai do sự gia tăng sản xuất estrogen, khiến cơ thể cũng sản xuất nhiều melanin. Chính melanin là một sắc tố làm cho da tối màu và sậm màu hơn, thường xảy ra quanh núm ti, môi âm hộ, âm vật và đường sọc giữa bụng.

Khi nào nhìn rõ đường linea nigra

Hầu hết phụ nữ mang bầu sẽ dễ dàng nhận thấy hiện tượng đường sọc nâu trên bụng khoảng quý thứ 2 thai kỳ, mặc dù đường này đã có mặt từ trước đó.

Đường linea nigra không phải có màu đen mà là màu nâu, thường rộng từ ½-1cm. Nếu mẹ bầu có làn da càng tối thì đường này sẽ càng sậm màu hơn.

 

Bạn sẽ không thể ngăn chặn được đường linea nigra xảy ra vì đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của thai kỳ. (ảnh minh họa)

Có thể làm gì với đường linea nigra không

Bạn sẽ không thể ngăn chặn được đường linea nigra xảy ra vì đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của thai kỳ. Sau khi sinh em bé, đường này sẽ dần dần biến mất, mặc dù trong một số trường hợp hiếm hoi vẫn tồn tại.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến đường linea nigra đậm màu hơn, vì vậy tốt hơn hết phần da bụng khi mang bầu nên được che cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho da.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung đầy đủ folate trong thai kỳ có thể giúp kiểm soát đường linea nigra. Mẹ cũng cần bổ sung folate ngay từ trước khi mang bầu để phòng ngừa khuyết tật thần kinh như tật nứt đốt sống. Những thực phẩm giàu folate bao gồm rau lá xanh, đậu lăng, nước cam tươi, nấm…

Dựa vào đường linea nigra có thể dự đoán được giới tính thai nhi

Có quan niệm cho rằng nếu đường sọc nâu kéo dài từ xương mu đến rốn sẽ là một bé gái còn nếu đường này tiếp tục kéo dài lên khung xương sườn thì đó là một bé trai. Một quan niệm khác thì cho rằng chỉ những người mẹ mang bầu con trai mới có đường linea nigra trên bụng.

Thực tế thì những quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Mỗi người phụ nữ mang bầu đều có 50% cơ hội mang bầu bé trai và 50% cơ hội mang bầu bé gái.

Không có đường linea nigra khi mang bầu có sao không

Trên thực tế không phải tất cả phụ nữ khi mang bầu đều nhận thấy đường sọc nâu linea nigra đặc biệt nếu mẹ có làn da trắng. Hiện tượng này không báo hiệu bất cứ điều gì khác thường, chỉ đơn giản là vấn đề vật lý của cá nhân bạn và cách cơ thể đáp ứng với sự tăng lên của estrogen và melanin khi mang bầu.

Ngoài ra, những phụ nữ có làn da sẫm màu sẽ dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện rõ rệt của đường sọc nâu trên bụng hơn người có làn da sáng. Điều quan trọng là sự xuất hiện của đường sọc này không gây hại gì cho em bé. Hơn nữa, việc xuất hiện của đường linea nigra cũng không báo hiệu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh bình thường hay không. Nếu mẹ có bất cứ vấn đề thắc mắc gì về thai kỳ và em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết Đường sọc nâu mẹ bầu nào cũng có trên bụng tiết lộ điều gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/duong-soc-nau-me-bau-nao-cung-co-tren-bung-tiet-lo-dieu-gi-8811/feed/ 0
Những thay đổi cơ thể khi mang thai khiến bà bầu “xấu hổ” https://benh.vn/nhung-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-khien-ba-bau-xau-ho-9141/ https://benh.vn/nhung-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-khien-ba-bau-xau-ho-9141/#respond Sun, 24 Jun 2018 07:02:00 +0000 http://benh2.vn/nhung-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-khien-ba-bau-xau-ho-9141/ Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi. Dưới đây là những thay đổi thường gặp mà đôi khi có thể khiến các mẹ bầu xấu hổ:

Bài viết Những thay đổi cơ thể khi mang thai khiến bà bầu “xấu hổ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi. Dưới đây là những thay đổi cơ thể khi mang thai thường gặp mà đôi khi có thể khiến các mẹ bầu xấu hổ:

Mùi âm đạo

Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ có mùi cơ thể mạnh hơn khi mang thai. Đôi khi, phụ nữ mang thai sẽ có mùi âm đạo dễ nhận thấy. Đó là do sự gia tăng hàm lượng oestrogen trong ba tháng cuối khiến âm đạo tiết dịch nhiều hơn gây ra mùi khó chịu.

Trướng bụng và đầy hơi

Trong thai kỳ, bạn sẽ trải qua những thay đổi hormon. Nó sẽ làm giảm tốc độ tiêu hóa bằng cách không chỉ gây trướng bụng mà còn gây đầy hơi cho thai phụ. Tử cung phát triển có thể gây áp lực lên dạ dày, điều này khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể bị ợ hơi và trung tiện.

Trướng bụng khi mang thai (ảnh minh họa)

Rỉ nước tiểu

Nhiều phụ nữ mang thai khi hắt hơi, ho hay cười có hiện tượng rỉ nước tiểu. Tình trạng này có thể khiến các bà bầu xấu hổ.

Ngực tiết sữa

Ngực tiết sữa là dấu hiệu cơ thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho em bé. Hàm lượng cao hormon prolactin đặc biệt vào cuối thai kỳ có thể khiến chất lỏng như sữa chảy ra từ núm vú, chủ yếu khi bị kích thích.

Trĩ

Trĩ là tình trạng phổ biến của phụ nữ mang thai. Chúng thường xảy ra cùng với táo bón và căng thẳng. Nó có thể thai phụ cảm thấy mệt mỏi cùng với đau cũng như ngứa hậu môn. Cảm giác táo bón cũng có thể khiến bạn bị kích thích và có thể tạo ra những khoảnh khắc “đỏ mặt” trong thai kỳ.

Hay phải vào nhà vệ sinh

Mang thai có thể gây ra tình trạng táo bón tại một số thời điểm. Hormon thai nghén khiến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa trong khoảng 8 tuần.

Nổi mụn

Mặt bị nổi đầy mụn là tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Các bà bầu có thể bị nổi mụn như những thiếu nữ tuổi dậy thì.

Ngực to hơn

Khi bạn mang thai, ngực sẽ phát triển hơn để chuẩn bị sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ. Khi ngực phát triển, khu vực nhạy cảm này sẽ bắt đầu căng hơn, tạo ra cảm giác ngứa. Nhiều phụ nữ không thể hết ngứa ở núm vú bị sưng lên.

Nôn và buồn nôn

Nôn và buồn nôn khiến bạn trở nên ốm yếu. Gần 85% phụ nữ bị buồn nôn trong thai kỳ. Thai phụ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn ở bất cứ nơi nào.

Nôn, buồn nôn khi mang thai (ảnh minh họa)

Thay đổi tâm trạng

Lo lắng về tương lai và việc sắp trở thành mẹ là tâm trạng rất thường trong thai kỳ. Tâm trạng lo lắng cũng có thể dẫn đến giấc ngủ chập chờn và những giấc mơ kỳ lạ. Phụ nữ mang thai bắt đầu cảm thấy bất an khiến họ có những phản ứng khác thường bất chấp xung quanh

Benh.vn (Nguồn SKĐS)

Bài viết Những thay đổi cơ thể khi mang thai khiến bà bầu “xấu hổ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thay-doi-co-the-khi-mang-thai-khien-ba-bau-xau-ho-9141/feed/ 0
Những thay đổi của hệ thống thận – tiết niệu trong thai kỳ bình thường https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-he-thong-than-tiet-nieu-trong-thai-ky-binh-thuong-2032/ https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-he-thong-than-tiet-nieu-trong-thai-ky-binh-thuong-2032/#respond Wed, 20 Jun 2018 04:06:20 +0000 http://benh2.vn/nhung-thay-doi-cua-he-thong-than-tiet-nieu-trong-thai-ky-binh-thuong-2032/ Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ phải đối diện với nhiều thay đổi về sinh lý, cả bên trong lẫn bên ngoài. Hệ thống thận-tiết niệu cũng là một trong những cơ quan có sự thay đổi trong thời kỳ này. Cùng Benh.vn tìm hiểu những thay đổi về giải phẫu, chức năng và thể dịch ở thận trong 9 tháng mang thai nhé.

Bài viết Những thay đổi của hệ thống thận – tiết niệu trong thai kỳ bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>

Thay đổi về giải phẫu hệ thận-tiết niệu trong thai kỳ

– Kích thước thận tăng lên trong thai kỳ: trên siêu âm và X quang phát hiện chiều dài của thận tăng lên khoảng 1 cm so với trước lúc có thai. Kích thước của thận về bình thường sau khi sinh.

– Giãn đài bể thận và niệu quản: thường được phát hiện bằng siêu âm và chụp bể thận, điều này chứng tỏ một tình trạng ứ nước do tắc nghẽn đường bài niệu. Sự ứ nước này thường nhẹ, được gọi là giãn đài bể thận – niệu quản “sinh lý “ trong thai kỳ.

Người ta thấy rằng trong thai kỳ có một sự giảm trương lực cơ trơn của hệ thống đường dẫn nước tiểu (có thể do vai trò của các Hormone giãn mạch như các Prostaglandines, Estrogenes và Prolactine) cộng thêm với sự chèn ép cơ học 2 niệu quản do tử cung lớn là nguyên nhân của tình trạng ứ nước này. Sự ứ đọng nước tiểu này là một điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng ngược dòng, mà mức độ của nó có thể từ một nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng cho đến một viêm đài bể thận nặng nề. Một số ít trường hợp khá hiếm, sự ứ đọng nước tiểu này có thể gây cơn đau quặn thận.

Những thay đổi về hình thái của thận có thể tồn tại cho đến 12 tuần sau khi sinh. Do vậy các thăm dò về hình thái của hệ tiết niệu thông thường (không phải trường hợp cấp cứu) thì được khuyên nên làm sau sinh ít nhất 12 tuần.

bệnh thận thai kỳ

Trong thai kỳ, mẹ bầu có nhiều thay đổi ở hệ thống thận – tiết niệu

Chức năng thận

Những thay đổi về chức năng thận cũng có thể xảy ra trong thai kỳ. So với khi không có thai, lưu lượng lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận trong khi có thai tăng lên khá sớm, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, và có thể đạt đến mức từ 30 đến 50% trên giá trị bình thường vào cuối tháng thứ 3.

Chính tình trạng tăng lưu lượng lọc cầu thận này sẽ làm tăng thải các chất cặn bã và dẫn đến làm giảm nồng độ Creatinine máu khoảng từ 35 đến 44% so với giá trị bình thường.

Như vậy, những chỉ số về sinh hoá thường được xem là bình thường ở người phụ nữ không có thai thì vẫn có thể phản ánh một sự suy giảm chức năng thận trong thai kỳ.

Ở phụ nữ có thai, một nồng độ Creatinine máu trên 80 μmol/l (0,8 mg/dl) và nồng độ Urê máu trên 5 mmol/l (13mg/dl) là có thể biểu hiện một suy giảm chức năng thận trong thai kỳ (theo Marshall D. Lindheimer và Adrian I. Katz).

  • Proteine niệu

Do tăng lưu lượng máu đến thận trong quá trình mang thai, cho nên sẽ làm tăng lượng Proteine niệu thải ra. Cùng một mức độ tổn thương thận như nhau thì trong thai kỳ, lượng Proteine niệu thải ra sẽ tăng lên gấp đôi.

  • Chức năng ống thận

Độ thanh thải toàn phần và độ thanh thải từng phần đối với Urat tăng lên, làm cho giá trị bình thường của Urat máu giảm xuống. Do vậy, một nồng độ Urat máu tăng trên 5mg/dl hoặc trên 298 μmol/l sẽ được nghi ngờ bệnh lý.

Máu có xu hướng kiềm hoá nhẹ, pH = 7,42 – 7,44.

Thay đổi về thể dịch

Phù là triệu chứng rất thường gặp trong thai kỳ.

Lượng nước toàn bộ trong cơ thể tăng lên, trong một thai kỳ bình thường người mẹ thường tăng cân toàn bộ khoảng 12,5 kg. Lượng nước toàn bộ tăng khoảng từ 6 đến 9 lít, trong đó từ 4 đến 7 lít là do tăng thể tích khoảng kẽ và huyết tương.

Sự điều hoà thẩm thấu của thận thay đổi khá sớm trong thai kỳ, ngưỡng thẩm thấu của thận đối với sự khát và đối với sự tiết Vasopressin đều giảm khoảng 10 mOsmol/l mỗi loại. Kết quả là nồng độ Natri máu bị giảm, trị số bình thường của Natri máu trong thai kỳ khoảng 130 mmol/l. Nồng độ trên 140 mmol/l được xem là tăng Natri máu.

Tốc độ giáng hoá của Vasopressin tăng gấp 4 lần bình thường do bánh nhau tiết ra men Vasopressinase, nhất là trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Có 2 hình thái kết hợp bệnh thận và thai nghén

– Bệnh thận-tiết niệu xảy ra trên một thai phụ mà trước khi mang thai chưa có.

– Thai nghén ở bệnh nhân bị một bệnh lý thận mạn tính.

Benh.vn

Bài viết Những thay đổi của hệ thống thận – tiết niệu trong thai kỳ bình thường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-thay-doi-cua-he-thong-than-tiet-nieu-trong-thai-ky-binh-thuong-2032/feed/ 0
Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7 https://benh.vn/nhung-bien-doi-cua-me-va-thai-nhi-o-tuan-thu-7-5477/ https://benh.vn/nhung-bien-doi-cua-me-va-thai-nhi-o-tuan-thu-7-5477/#respond Sun, 22 Apr 2018 05:24:39 +0000 http://benh2.vn/nhung-bien-doi-cua-me-va-thai-nhi-o-tuan-thu-7-5477/ Trong quá trình mang thai (9 tháng 10 ngày), từng mốc thời gian đều mang những dấu ấn quan trọng liên quan đến sự phát triển của thai nhi: 7 tuần có tim thai, 12 tuần đo độ mờ sau gáy, 24 tuần các chức năng đã hình thành đầy đủ…

Bài viết Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trong quá trình mang thai (9 tháng 10 ngày), từng mốc thời gian đều mang những dấu ấn quan trọng liên quan đến sự phát triển của thai nhi: 7 tuần có tim thai, 12 tuần đo độ mờ sau gáy, 24 tuần các chức năng đã hình thành đầy đủ…

Song hành cùng sự phát triển của thai nhi là những thay đổi ở cơ thể người mẹ, về tâm sinh lý khi mang thai.

Vậy, mang thai ở tuần thứ 7 có điều gì khác biệt?

Những thay đổi của thai nhi

Có thể nghe thấy tim thai bằng máy siêu âm. Thai nhi lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3 cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu nhỏ. Ở tuổi thai này, qua máy siêu âm bác sỹ đã nghe thấy được tim thai.

Một cảm giác nhè nhẹ, sung sướng khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng sẽ là những động lực lớn tiếp sức cho người mẹ.

Có thể nghe thấy tim thai bằng máy siêu âm ở tuần thứ 7 của thai kỳ

Phát triển mắt, tai, lưỡi

Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và bắt đầu có màu. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền từ mẹ và bố.

Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.

Những thay đổi ở cơ thể người mẹ

Bụng to hơn

Mang thai ở tuần thứ 7, các bà mẹ đã quen dần với những thay đổi trong cơ thể: nôn, buồn nôn… Các mẹ cũng đã cảm nhận được thai nhi trong bụng khi bé bắt đầu “lộ” rõ. Lúc này, vùng bụng đã dầy và to lên nhưng thoạt nhìn, người khác sẽ khó nhận biết bởi lúc này bụng bầu vẫn còn được che giấu bởi xương chậu.

Tuy nhiên, khi diện một bộ đồ bó, quần jean hoặc chiếc váy ôm sát eo đi ra phố, chúng ta sẽ không còn cảm thấy thoải mái và tự tin như trước.

bụng bầu tuần 7

Mang thai ở tuẩn thứ 7 bụng đã bắt đầu “lộ” hơn

Hiện tượng chuột rút

Tuần thứ 7 của thai kỳ thỉnh thoảng xuất hiện hiện tượng chuột rút, gây đau ở phần bụng dưới và cảm giác khó chịu như trước khi có kinh nguyệt – Đây cũng là hiện tượng bình thường của thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu thấy đau liên tục, hoặc âm đạo bị chảy máu hãy đi khám bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bệnh cho phù hợp.

Đầu vú lớn và thâm lại

Tuần thứ 7, hai đầu vú sẽ to hơn và thâm lại, có thể xuất hiện cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú (nốt Montgomery). Những mụn này có tác dụng giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa.

Lời khuyên hữu ích là tránh nắn bóp hay nặn bỏ những nốt này bởi chúng thực sự có ích.

Ngoài ra, do tác động của các hooc môn trong thời kỳ thai nghén khiến da mặt sẽ nổi rất nhiều mụn, da có thể dầu hơn. Vì vậy, chúng ta cần rửa mặt thường xuyên, hạn chế trang điểm và lựa chọn những loại mỹ phẩm dành cho bà bầu để không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tuần thứ 7 của thai kỳ hai đầu vú sẽ to hơn và thâm lại

Âm đạo tiết nhiều dịch hơn

Tuần thứ 7, âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn, điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, khi dịch có mùi khó chịu, chuyển màu vàng, tấy rát… cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để điều trị ngay.

Lời khuyên hữu ích là thai phụ nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để tránh viêm nhiễm.

Lưu ý: thời gian đầu thai kỳ, một nút nhầy sẽ bịt kín ống tử cung, giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung và mất đi vào cuối thai kỳ.

Những thay đổi về cảm xúc

Quen dần với việc mang thai

Ở tuần thứ 7, các mẹ đã quen dần với việc mang thai, tuy nhiên do thể trạng mệt mỏi (cảm giác buồn nôn, ốm nghén vẫn còn) nên tinh thần có thể bị sa sút.

Ngoài ra, cơ thể có thể xuất hiện những triệu chứng: đau nhức ngực, mệt mỏi hoặc choáng váng (giống thời điểm trước kỳ kinh nguyệt).

Tính khí thất thường

Tính khí thất thường, khó tính, lúc buồn lúc vui…(do tác động của thai nhi) là nét đặc trưng của bà bầu.

Tuy nhiên, theo thống kê, hầu hết các bà mẹ sau 3 tháng đầu mang thai sẽ trở về trạng thái bình thường nên thai phụ cần tin tưởng để chuẩn bị tâm lý thật tốt chờ đón ngày em bé chào đời.

Tuần thứ 7, tính khí người mẹ lúc buồn, lúc vui do tác động của thai nhi

Những điều cần lưu ý khi mang thai ở tuần thứ 7

  • Xây dựng chế độ ăn đẩy đủ các dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất… trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
  • Tập các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai như: đi bộ, bơi, các bài tập yoga giúp việc tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tìm một lớp dạy các kỹ năng dành cho các bà mẹ tương lai.

Lời kết

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt vời nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, người mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc: cảm giác hồi hộp chờ đợi, cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào…

Một trong những mốc thời gian quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi là vào tuần thứ 7 của thai kỳ, bác sỹ đã nghe được tim thai qua máy siêu âm. Điều đó khẳng định trong cơ thể người mẹ đã hình thành một mầm sống mới. Sự hình thành của em bé dẫn đến những thay đổi về cơ thể của người mẹ như: bụng to hơn, hai đầu vú thâm đen do tuyến sữa bắt đầu hoạt động, xuất hiện chuột rút…

Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu, do tác động của hiện tượng ốm nghén khiến tinh thần của người mẹ sa sút, thể lực suy giảm…Vì vậy, các bà mẹ cần đảm bảo chế ăn uống đầy đủ dưỡng chất và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời.

Benh.vn

Bài viết Những biến đổi của mẹ và thai nhi ở tuần thứ 7 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-bien-doi-cua-me-va-thai-nhi-o-tuan-thu-7-5477/feed/ 0
Sự thay đổi của tử cung trong thai kỳ https://benh.vn/su-thay-doi-cua-tu-cung-trong-thai-ky-2472/ https://benh.vn/su-thay-doi-cua-tu-cung-trong-thai-ky-2472/#respond Mon, 16 Apr 2018 04:14:43 +0000 http://benh2.vn/su-thay-doi-cua-tu-cung-trong-thai-ky-2472/ Trước khi mang thai, tử cung rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 50 gam, đo được 65mm chiều cao và 45 mm chiều rộng và có sức chứa từ 2 đến 3 cm khối. Từ đầu thời kỳ mang thai tử cung bắt đầu gia tăng thể tích nhưng việc gia tăng này chỉ được nhìn thấy chính thức từ bên ngoài vào khoảng giữa tháng thứ 4, đầu tháng thứ 5 của thai kỳ.

Bài viết Sự thay đổi của tử cung trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Trước khi mang thai, tử cung rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 50 gam, đo được 65mm chiều cao và 45 mm chiều rộng và có sức chứa từ 2 đến 3 cm khối. Từ đầu thời kỳ mang thai tử cung bắt đầu gia tăng thể tích nhưng việc gia tăng này chỉ được nhìn thấy chính thức từ bên ngoài vào khoảng giữa tháng thứ 4, đầu tháng thứ 5 của thai kỳ.

Tử cung có sự thay đổi lớn khi mang thai

Sự thay đổi của tử cung trong 9 tháng mang thai

Vậy tử cung có sự thay đổi như thế nào trong 9 tháng mang thai của người phụ nữ?

Tháng thứ nhất của thai kỳ: Hình dạng của tử cung không có sự to lên đáng kể, được ví như một quả quýt lớn.

Tháng thứ 2 của thai kỳ: Tử cung đã to lên như một quả cam.

Tháng thứ 3: Thai phụ có thể nhìn thấy nó hiện rõ ở phía trên vùng mu, tuy nhiên người ngoài nhìn vào vẫn khó nhận biết được cái bụng có sự thay đổi này của thai phụ ở tháng thứ 3 này.

Tháng thứ 4: Sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đã đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn.

Tháng thứ 5: Tử cung đã cao tới rốn.

Vào tháng thứ 7: Tử cung cao vượt lên rốn từ 4 đến 5 cm và ngày càng cao lên trong khoang bụng.

Đến tháng thứ 8: Tử cung cao đến giữa chỏm xương ức và rốn.

Tử cung lúc chuẩn bị sinh

Tử cung đạt đến mức cao nhất vào lúc chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, thai phụ có thể có cảm giác tử cung bắt đầu đi xuống lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở. Sức ép của bụng giảm xuống, hô hấp dễ dàng hơn, bạn có cảm giác nhẹ nhõm. Đó là dấu hiệu đứa con đang xuống và việc sinh đẻ đến gần.

Đến kỳ hạn, tử cung cân nặng từ 1200 đến 1500 gam. Sức chứa của nó là từ 4 đến 5 lít. Chiều cao từ 32 đến 33 cm và chiều dài từ 24 đến 25 cm. Những con số này là những con số trung bình và chúng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo từng phụ nữ và số lần mang thai của họ.Tuy nhiên chúng có thể làm điểm mốc để xác định tuổi của bào thai và theo dõi sự phát triển của nó.

Tử cung chiếm chỗ ở phía ngoài trong khi gia tăng thể tích đồng thời ở phía trong nó cũng đẩy lùi và ép tất cả các cơ quan xung quanh nó như dạ dày, ruột, bàng quang…

Tóm lại

Nhìn chung, việc gia tăng thể tích của tử cung tiếp tục mà không gây khó khăn nào nhờ tính cách đàn hồi của các thành bụng đang căng ra và các cơ quan cũng thích ứng tốt với vị trí mới của chúng. Từ lâu người ta tin rằng nhiều rối loạn liên quan đến bào thai như khó thở, táo bón, nôn mửa và giãn tĩnh mạch đều do sức ép. Điều này không giải thích được tất cả vì nhiều rối loạn xuất hiện ngay ở thời kỳ đầu mang thai, ngay khi tử cung còn ít phát triển. Vì vậy hiện nay, người ta cho rằng những rối loạn đó phần lớn liên quan đến sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai.

Tư thế của thai phụ thay đổi dần dần khi tử cung gia tăng thể tích: vùng thắt lưng trũng xuống thân hình ưỡn lên. Họ có xu hướng ngã người ra phía sau để cân bằng với trọng lượng kéo họ về phía trước. Hình dáng của họ cũng khác tùy theo tình trạng của thành bụng: nếu các cơ của họ vững chắc chúng sẽ tạo thành một cái đai tốt để nâng đỡ tử cung. Ngược lại nếu các cơ của họ bị giảm, thành bụng giãn ra khó chống đỡ lại sức ép của tử cung đang ngã về phía trước. Người ta có thể chống lại được điều này bằng cách tập các bài tập thể dục lúc lắc xương chậu để giúp cho cơ bụng chắc hơn và vùng thắt lưng thoải mái hơn.

Benh.vn (Theo Mang thai)

Bài viết Sự thay đổi của tử cung trong thai kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-thay-doi-cua-tu-cung-trong-thai-ky-2472/feed/ 0