Benh.vn https://benh.vn Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng. Mon, 07 Aug 2023 07:27:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3 https://benh.vn/wp-content/uploads/2021/04/cropped-logo-benh-vn_-1-32x32.jpg Benh.vn https://benh.vn 32 32 Những bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết nồm, ẩm https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-thoi-tiet-nom-am-6665/ https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-thoi-tiet-nom-am-6665/#respond Wed, 01 Mar 2023 05:50:29 +0000 http://benh2.vn/nhung-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-thoi-tiet-nom-am-6665/ Sau tết nguyên đán, miền bắc trời mưa phùn, độ ẩm thường ở mức 90% nên không khí ẩm ướt, gây khó khăn trong sinh hoạt và khiến cho nấm mốc, virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển, nguy cơ gây bệnh cao.

Bài viết Những bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết nồm, ẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Sau tết nguyên đán, miền bắc trời mưa phùn, độ ẩm thường ở mức 90% nên không khí ẩm ướt, gây khó khăn trong sinh hoạt và khiến cho nấm mốc, virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển, nguy cơ gây bệnh cao.

Các bệnh thường gặp trong thời tiết nồm, ẩm

Tại Hà Nội, số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em đến khám tại các bệnh viện tăng 30% so với ngày thường, trong đó nổi bật là nhóm trẻ mắc các bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen…

Theo tư vấn của các bác sĩ, những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát. Vì vậy, cha mẹ cần tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bên cạnh đó cần hạn chế các nguy cơ khiến cho trẻ bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh mùa nồm, ẩm cho trẻ

  • Đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà.
  • Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt.

ve-sinh-nha-cua

Vệ sinh nhà cửa, môi trưởng sạch sẽ khi thời tiết nồm ẩm

  • Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga (có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ).
  • Cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin, hạn chế đồ ăn béo.
  • Đêm ngủ, nếu trẻ ra mồ hôi cần lau khô bằng khăn xô, tránh để lưng trẻ ướt trẻ sẽ bị nhiễm lạnh.
  • Khi thấy trẻ ho tiếng nặng, sốt, hắt hơi liên tục…cần đưa trẻ đi khám ngay (lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ).
  • Cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây lan bệnh cho các bạn.

Ngoài ra thời tiết nồm ẩm còn sinh ra các bệnh về da như gây ngứa, nổi mề đay. Những người bị xương khớp thấy các khớp sưng đau, người mỏi mệt, ê ẩm…

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết mưa phùn, nồm ẩm sẽ tiếp tục kéo dài nên người dân cần giữ vệ sinh môi trường, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thể bằng cách bổ sung nhiều vitamin C (có thể là thuốc hoặc từ các loại hoa quả). Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh cổ họng, răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày, người lớn cần tập thể dục thường xuyên…

Bài viết Những bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết nồm, ẩm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-benh-thuong-gap-o-tre-em-khi-thoi-tiet-nom-am-6665/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá và cách phòng tránh tác hại https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-sap-co-mua-da-va-cach-phong-tranh-tac-hai-9259/ https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-sap-co-mua-da-va-cach-phong-tranh-tac-hai-9259/#respond Sat, 25 Nov 2017 07:04:14 +0000 http://benh2.vn/dau-hieu-nhan-biet-sap-co-mua-da-va-cach-phong-tranh-tac-hai-9259/ Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá và dự báo và phòng tránh tác hại mưa đá do cơ quan chức năng đưa ra

Bài viết Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá và cách phòng tránh tác hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá và dự báo và phòng tránh tác hại mưa đá do cơ quan chức năng đưa ra.

mua_da

Mưa đá xảy ra khi nào ?

Theo ông Nguyễn Văn Huy, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, trong thực tế mưa đá thường chỉ xảy ra trong các cơn dông tố mạnh và đi kèm với mưa rào cường độ lớn trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Hình dạng, kích thước của viên nước đóng băng trong mưa đá thường rất khác nhau, hay gặp nhất là hình cầu, nón, thấu kính lồi, khối đa diện và một vài hình thù dị dạng khác; đường kính từ khoảng 0,5mm tới vài ba chục mm; trọng lượng từ vài gam đến vài trăm gam. Mưa đá thường chỉ xảy ra khi có dông, song không phải trong cơn dông nào cũng có mưa đá. Tần suất xuất hiện mưa đá trong cơn dông chỉ vào khoảng 10%.

Mưa đá rơi trong khí quyển với vận tốc rất lớn. Vận tốc rơi tăng tỷ lệ với kích thước, trọng lượng của viên đá và dao động trong khoảng 30 – 60m/s, cá biệt có thể tới 90m/s. Với vận tốc như vậy, các cục băng rơi xuống các đồ vật hay thảm thực vật có thể để lại những dấu vết và gây ra nhưng tiếng ồn tương đương với tiếng tầu hỏa hay xe tải nặng, hoặc xe bánh xích đi qua cầu.

Phòng tránh thiệt hại do mưa đá

Ông Huy cũng cho biết, không như bão, lũ lụt hay các thiên tai khác, phòng chống, hạn chế tác hại của mưa đá được thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết và nỗ lực của mỗi người dân và gia đình. Với khả năng hiện nay vấn đề dự báo mưa đá, nhất là dự báo chính xác khu vực xảy ra mưa đá trước một khoảng thời gian tương đối là rất khó.

Cơ quan Khí tượng Thủy văn mới chỉ có thể dựa vào sự phát triển của các đám mây dông để cảnh báo trước 1- 2 giờ trước khi mưa đá xảy ra. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ thực hiện được ở những nơi có trạm quan trắc khí tượng hoặc có sóng radar thời tiết. Còn ở Kon Tum do chưa có sóng radar thời tiết, cả tỉnh lại chỉ có hai trạm đo khí tượng nên chỉ có thể cảnh báo sớm khả năng xảy ra mưa đá dựa vào các hình thế thời tiết, ảnh mây và những biến động bất thường của yếu tố thời tiết quan trắc được tại các trạm khí tượng chứ chưa thể chỉ ra chính xác thời gian và địa điểm xảy ra mưa đá.

Theo cảnh báo từ cơ quan khí tượng, mưa đá là hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm và chỉ giảm dần khi mùa mưa đến, tức là khoảng hết tháng 5. Người dân có thể nhận biết được mưa đá chuẩn bị xảy ra dựa vào một vài đặc điểm như: ban ngày có giông mạnh, mây đen kịt trên bầu trời; ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột…

Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh là lúc mưa đá đã kéo đến. Mọi người cần tìm ngay cho mình chỗ nấp an toàn.

Có cách nào phòng tránh tác hại của mưa đá?

Như trên đã đề cập, việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Chúng ta cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra.

Mưa đá thường xảy ra ở các vùng núi, bán sơn địa, nhưng người dân ở các vùng này hầu hết đều còn khó khăn, không có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố mà chủ yếu là mái lá, mái ngói, mái tôn và fibro xi măng. Hầu hết các trận mưa đá có kích cỡ hạt đá nhỏ nên chỉ gây hư nát hoa màu, không ảnh hưởng nhiều đến nhà dân, chỉ một số ít viên đá lớn và nặng rơi lọt xuống các mái nhà có chất lượng kém. Tuy nhiên, các trận mưa đá vừa xảy ra tại Lào Cai có kích cỡ viên đá quá lớn khiến hầu hết nhà dân đều đã bị hỏng mái, chỉ trừ nhà có mái đúc bê tông. Như vậy, với hoa màu thì hầu như không có biện pháp nào chống lại mưa đá, còn giải pháp bền vững nhất cho mái nhà dân là mái đúc bê tông kiên cố.

Bài viết Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá và cách phòng tránh tác hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/dau-hieu-nhan-biet-sap-co-mua-da-va-cach-phong-tranh-tac-hai-9259/feed/ 0
Tại sao có hiện tượng mưa đá https://benh.vn/tai-sao-co-hien-tuong-mua-da-9257/ https://benh.vn/tai-sao-co-hien-tuong-mua-da-9257/#respond Wed, 22 Nov 2017 07:04:12 +0000 http://benh2.vn/tai-sao-co-hien-tuong-mua-da-9257/ Thời tiết hiện tại của Việt Nam đôi khi xuất hiện mưa đá ở các vùng núi phía Bắc . Hãy cùng xem mưa đá là gì và lý giải hiện tượng mưa đá

Bài viết Tại sao có hiện tượng mưa đá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết hiện tại của Việt Nam đôi khi xuất hiện mưa đá ở các vùng núi phía Bắc . Hãy cùng xem mưa đá là gì và lý giải hiện tượng mưa đá

Mưa đá là gì ?

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 – 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Tại sao có mưa đá?

Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất tạo nên mưa đá

Một cách tổng quát hơn

Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.

Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp “áo nước” của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể “tung hứng” các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.

Tuy nhiên, không phải cứ bầu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên trong cơn bão mới là yếu tố quyết định kích cỡ của chúng.

Sự hình thành các hạt đá

Tại nơi cơn bão xuất hiện, không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Khi đạt đến độ cao nhất định, luồng không khí này lạnh đi, hơi nước trong các hạt nước bốc hơi ngưng tụ lại thành một đám mây bão. Cuối cùng, sự đông kết được tạo thành trong các đám mây, đầu tiên giống như các vẩy tuyết, sau đó giống như các hạt mưa.

Nếu các hạt mưa này lại bị bắt lại vào luồng không khí chuyển động lên trên một lần nữa, nó sẽ tiếp tục di chuyển vượt lên trên mức đóng băng, và trở thành một quả bóng nhỏ bằng nước đá. Hạt nước đá này tiếp nhận thêm các hạt đá nhỏ li ti trong môi trường xung quanh, và cuối cùng, khi đã đủ nặng, nó rơi xuống, và rồi lại bị giữ lại trong sự hoạt động hỗn loạn của không khí.

Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi quan sát mặt cắt ngang một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi “khứ hồi”.

Những cơn mưa đá nổi tiếng

Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160km/h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12cm hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750 gram, có đường kính khoảng 20cm.

Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 – 30 phút.

Benh.vn st.

Bài viết Tại sao có hiện tượng mưa đá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/tai-sao-co-hien-tuong-mua-da-9257/feed/ 0
Những căn bệnh đặc trưng khi nhiệt độ giảm đột ngột và tuyệt chiêu phòng bệnh https://benh.vn/nhung-can-benh-dac-trung-khi-nhiet-do-giam-dot-ngot-va-tuyet-chieu-phong-benh-7621/ https://benh.vn/nhung-can-benh-dac-trung-khi-nhiet-do-giam-dot-ngot-va-tuyet-chieu-phong-benh-7621/#respond Mon, 06 Nov 2017 06:24:47 +0000 http://benh2.vn/nhung-can-benh-dac-trung-khi-nhiet-do-giam-dot-ngot-va-tuyet-chieu-phong-benh-7621/ Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh. Khi nhiệt độ giảm, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể con người dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn virus hơn. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt lưu ý giữ gìn sức khỏe vào thời tiết này.

Bài viết Những căn bệnh đặc trưng khi nhiệt độ giảm đột ngột và tuyệt chiêu phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh. Khi nhiệt độ giảm, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể con người dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn virus hơn. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt lưu ý giữ gìn sức khỏe vào thời tiết này.

Các căn bệnh đặc trưng khi nền nhiệt giảm đột ngột

Bệnh hô hấp do hệ miễn dịch suy yếu

Khi nền nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng giao mùa, đau rát họng…

Nhiệt độ giảm đột ngột là thủ phạm gây nên các bệnh về hô hấp

Nguyên nhân do khi nhiệt độ giảm, hệ miễn dịch suy yếu, các loại vi-rút tấn công cơ thể dễ dàng hơn. Đặc biệt đối với trẻ em và người già, hệ miễn dịch kém nên dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh hô hấp. Vì vậy, gia đình cần chú trọng giữ ấm cơ thể cho trẻ và nhắc nhở người già.

Bệnh huyết áp do áp suất khí quyển giảm

Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Texas, nhiệt độ giảm đột ngột ảnh hưởng lớn đến huyết áp. Nguyên nhân do áp suất khí quyển giảm khiến huyết áp con người cũng thay đổi.

Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các mạch máu co lại dễ tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp.

Bệnh tim mạch do ảnh hưởng và tác động của huyết áp

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột chúng ta sẽ thấy số lượng bệnh nhân tim mạch gia tăng tại các tỉnh thành, đặc biệt là những người cao tuổi.

Nguyên nhân một phần do sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể chưa kịp đáp ứng, mặt khác do nhiệt độ giảm đột ngột sẽ gây ảnh hưởng tới huyết áp và dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Ngoài các bệnh kể trên, khi nhiệt độ giảm đột ngột còn gây ra các bệnh: dị ứng thời tiết, thay đổi lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan hô hấp.

Bệnh xương khớp do độ ẩm trong không khí cao

Khi nhiệt độ giảm đột ngột, áp suất khí quyển cũng giảm khiến các mô nở, gây áp lực lên các khớp làm đau khớp.

Nhiệt độ giảm đột ngột gia tăng các bệnh về xương khớp 

Ngoài ra, độ ẩm không khí tăng lên cũng là nguyên nhân gây sưng khớp. Cùng với đó là hiện tương cao huyết áp do mạch máu bị thu nhỏ, khiến máu khó lưu thông, dịch khớp thay đổi thường gây đau khớp nhất là trước cơn bão.

Tuyệt chiêu phòng bệnh

Luôn giữ ấm cơ thể đề phòng cảm lạnh

Có một phương pháp rất đơn giản để bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ giảm đột ngột là giữ ấm cơ thể bất cứ lúc nào (đặc biệt là phần mũi họng, ngực, cổ gáy…) để tránh bị càm lạnh. Vì vậy, khi đi ra đường vào các thời điểm sáng sớm hoặc đêm tối, luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể và để sẵn một chiếc áo khoác mỏng trong cốp xe.

Lưu ý các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh: tay, chân, ngực, cổ… cần được bảo vệ cẩn thận. Đối với những người đang ngồi trong điều hòa, nên mở cửa từ từ trước khi ra ngoài để tránh sốc nhiệt.

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất

Để có đủ năng lượng và sức đề kháng chống lại bệnh tật, cần có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp tăng cường vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng. Ngoải ra cần tương cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: ngũ cốc, thịt, cá, trứng…

Giữ ấm cơ thể là phương pháp tối ưu khi nhiệt độ giảm đột ngột

Bên cạnh đó cần bổ sung một số loại gia vị có tác dụng giữ ấm cho cơ thể như gừng, tỏi, không ăn nhiều muối, các đồ uống có cồn vì chúng ảnh hưởng đến huyết áp, gia tăng các bệnh tim mạch.Đặc biệt không uống nước lạnh mà sử dụng nước ấm để bảo vệ hệ hô hấp, tránh một số bệnh về họng.

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Điều này không chỉ tốt cho người bệnh mà cả những người bình thường để có một sức khỏe dẻo dai.

Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường…không nên đi tập thể dục quá sớm (trước 5h). Ngoài ra cần tập cần khới động 10 – 15 phút.

Vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ để phòng bệnh

Để phòng các bệnh về đường hô hấp, chúng ta nên tạo thói quen rửa tay hàng ngày, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, đánh răng và súc miệng nước muối thường xuyên để tránh viêm họng, viêm đường hô hấp…Đặc biệt cần giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tiêmphòng đầy đủ các bệnh về hô hấp và truyền nhiễm để bảo vệ sức khỏe khi nền nhiệt giảm đột ngột.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Những căn bệnh đặc trưng khi nhiệt độ giảm đột ngột và tuyệt chiêu phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/nhung-can-benh-dac-trung-khi-nhiet-do-giam-dot-ngot-va-tuyet-chieu-phong-benh-7621/feed/ 0
Sự thay đổi thời tiết liên quan đến sức khỏe con người https://benh.vn/su-thay-doi-thoi-tiet-lien-quan-den-suc-khoe-con-nguoi-8046/ https://benh.vn/su-thay-doi-thoi-tiet-lien-quan-den-suc-khoe-con-nguoi-8046/#respond Tue, 18 Aug 2015 06:33:07 +0000 http://benh2.vn/su-thay-doi-thoi-tiet-lien-quan-den-suc-khoe-con-nguoi-8046/ Dường như mối liên quan giữa điều kiện thời tiết và sức khỏe của con người đã được biết đến từ xa xưa, ví dụ, trời lạnh có thể gây ra vấn đề về bệnh tim mạch, các cơn bão từ gây ra chứng đau đầu, khi thời tiết ẩm ướt sẽ làm bệnh thấp khớp nặng thêm? Các nhà khoa học đã cố gắng để tách những mặc định từ thực tế và đi đến một số kết luận quan trọng.

Bài viết Sự thay đổi thời tiết liên quan đến sức khỏe con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Dường như mối liên quan giữa điều kiện thời tiết và sức khỏe của con người đã được biết đến từ xa xưa, ví dụ, trời lạnh có thể gây ra vấn đề về bệnh tim mạch, các cơn bão từ gây ra chứng đau đầu, khi thời tiết ẩm ướt sẽ làm bệnh thấp khớp nặng thêm? Các nhà khoa học đã cố gắng để tách những mặc định từ thực tế và đi đến một số kết luận quan trọng.

Trạng thái cơ thể con người thay đổi tùy theo thời tiết – đó là một thực tế không cần phải chứng minh thêm, nhưng những hiện tượng khác, thì mọi người nhìn nhận như thế nào, theo dấu hiệu hay theo quan niệm dân gian?

Các kết quả thu được trong nghiên cứu khoa học đã khẳng định: cơ thể con người phản ứng với ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong khí quyển. Và ngay cả khi rất nhiều hiện tượng chưa được nghiên cứu đầy đủ và được chứng minh về mặt khoa học, chúng ta sẽ nói về những mối liên quan được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực này.

Thời tiết lạnh và những vấn đề về bệnh tim mạch

Vào mùa đông, không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm và bệnh hô hấp cấp tính, mà còn tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. So với mùa xuân hoặc mùa hè, trong mùa lạnh tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 40%.

Theo nghiên cứu do các chuyên gia tại Trường Y thuộc Đại học Pennsylvania tiến hành, nguy cơ đau tim tăng đáng kể khi bạn làm việc ngoài trời, ví dụ như dọn tuyết. Trời lạnh làm tăng huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ đau tim. Trường hợp làm việc gắng sức trong mùa lạnh, làm tăng nhu cầu oxy của cơ thể, đó là lý do tại sao chúng ta bắt đầu hít  vào nhiều không khí hơn.

“Khi làm việc phải vận dụng đến cơ bắp, chúng ta hít không khí lạnh vào, và tim phải làm việc vất vả hơn và tiêu thụ nhiều oxy hơn,” Sinouey Lawrence, Giám đốc Viện các bệnh tim mạch của trường Y nêu trên cho biết.

Bão từ và những cơn đau đầu

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa tại Nhật Bản đã nghiên cứu tác động các hoạt động của mặt trời đối với cơ thể con người. Họ đặc biệt quan tâm tìm hiểu liệu các cơn bão từ có thể gây đau đầu và làm tình trạng cơ thể xấu đi.

Theo tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kazuhito Kimoto, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ rõ ràng giữa thay đổi thời tiết và sự xuất hiện của các cơn đau đầu. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 28 người  bị chứng đau nửa đầu tham gia thử nghiệm  trong 1 năm ghi nhật ký về những cảm giác đau đớn. Sau đó, các nhà khoa học đã so sánh những ghi nhận của bệnh nhân với các dữ liệu thời tiết do trạm thời tiết trong khu vực cung cấp, và họ nhận thấy khi áp suất khí quyển giảm xuống thì nó tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân tham gia thử nghiệm.

Một nghiên cứu khác tìm thấy một mối liên hệ giữa những thay đổi trong áp suất khí quyển với sự gia tăng doanh thu của các loại thuốc giảm đau. Theo giả định của các nhà khoa học, giảm áp suất khí quyển dẫn đến sự rối loạn chức năng tiền đình, mà thường đi kèm với những cơn chóng mặt và đau nửa đầu.

Thời tiết ẩm ướt và bệnh khớp

Mặc dù có nhiều giả thuyết theo đó có những liên quan trực tiếp giữa thời tiết mưa gió với bệnh viêm khớp, hiện tượng này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh một cách khoa học. Các nhà khoa học đã phân tích các kết quả thu được trong 9 nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết đến tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp nặng thêm và đã không xác định được bất kỳ sự ổn định thường xuyên nào.

Vì vậy, tại sao có giả định này? Theo  nhận định của các nhà khoa học, tất cả đều do  một số niềm tin mặc định, theo đó khi mưa chúng ta tin rằng sẽ gây đau ở các khớp, chúng ta nhớ về những ngày mưa khi tình trạng sức khỏe xấu đi đáng kể và chúng ta bỏ qua thời điểm khi chúng ta cảm thấy tốt lên.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những kết luận này là chưa đủ và họ cho rằng khi xem xét mối liên hệ giữa thời tiết xấu và đau các khớp, đã không tính đến tất cả các yếu tố cần thiết như: bệnh nhân khi đó đang ở ngoài đường hay ở trong nhà, thời điểm đó họ đang làm gì, ăn mặc ra sao….

Benh.vn (Theo Alina Tanyko – ĐKN)

Bài viết Sự thay đổi thời tiết liên quan đến sức khỏe con người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/su-thay-doi-thoi-tiet-lien-quan-den-suc-khoe-con-nguoi-8046/feed/ 0
Truy tìm những nguyên nhân gây nắng nóng bất thường tại châu Á https://benh.vn/truy-tim-nhung-nguyen-nhan-gay-nang-nong-bat-thuong-tai-chau-a-7117/ https://benh.vn/truy-tim-nhung-nguyen-nhan-gay-nang-nong-bat-thuong-tai-chau-a-7117/#respond Thu, 04 Jun 2015 06:14:55 +0000 http://benh2.vn/truy-tim-nhung-nguyen-nhan-gay-nang-nong-bat-thuong-tai-chau-a-7117/ Theo dự báo của các chuyên gia về khí hậu thì thời tiết năm 2015 sẽ diễn ra vô cùng khắc nghiệt trên khắp các châu lục. Trong đó khu vực châu Á gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...nắng nóng kéo dài không chỉ gây xáo trộn đến cuộc sống mà còn khiến cho rất nhiều người phải bỏ mạng....Vậy, nguyên nhân “khác thường” của thời tiết năm nay là gì?

Bài viết Truy tìm những nguyên nhân gây nắng nóng bất thường tại châu Á đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
Theo dự báo của các chuyên gia về khí hậu thì thời tiết năm 2015 sẽ diễn ra vô cùng khắc nghiệt trên khắp các châu lục. Trong đó khu vực châu Á gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…nắng nóng kéo dài không chỉ gây xáo trộn đến cuộc sống mà còn khiến cho rất nhiều người phải bỏ mạng….Vậy, nguyên nhân “khác thường” của thời tiết năm nay là gì?

Sự bất thường về nhiệt độ diễn ra tại các quốc gia nào

Tại Ấn Độ, số người chết vì nắng nóng đã vượt quá con số 1.100. Đây là đợt nắng nóng kỷ lục trong vòng ba thập niên qua, với nền nhiệt cao hơn 5 độ so với nền nhiệt trung bình.

Dưới sức nóng gần 50 0 C, mặt đường ở Ấn Độ bị chảy nhựa

Tại các vùng đồi núi, nhiệt độ cũng ở mức tương tự. Cái nắng như thiêu đốt làm chảy nhựa trên một con đường lớn ở thủ đô New Delhi, khiến những vạch sang đường màu trắng chuyển thành màu đen.

IB Times dẫn lời B K Yadav, giám đốc Trung tâm Khí tượng Ấn Độ cho biết “Tại thủ đô Ấn Độ, dự kiến nắng nóng còn tiếp tục kéo dài 4 ngày nữa. Nhiệt độ ở Pakistan lên tới 50 độ C, và các đợt nắng nóng từ đó kéo sang Ấn Độ.

Theo nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Hyderabad của Viện nghiên cứu khí hậu Potsdam, Đức cho biết thành phố Hyderabad ở miền nam Ấn Độ hàng năm chỉ có 5 ngày nắng nóng, tuy nhiên, trong tương lai, dự kiến số ngày nắng nóng sẽ lên tới 40 ngày.

Đi tìm nguyên nhân

Nguyên nhân được cho là do El Nino cùng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, con người cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng nắng nóng và khô hạn bất thường.

Các chuyên gia nói rằng El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ mặt nước biển ở Thái Bình Dương ấm lên, gây ra thời tiết nóng nực khắp châu Á. El Nino là hiện tượng thay đổi đáng kể nhiệt độ trên mặt biển ở vành đai nhiệt đới của Thái Bình Dương, nó xảy ra mỗi 2-7 năm khi các cơn gió mậu dịch (gió mạnh thổi liên tục từ đông nam hoặc đông bắc về hướng xích đạo) bắt đầu suy yếu. El Nino chính là thủ phạm khiến nhiệt độ tăng, gây ra mưa bão, lụt lội và hanh khô.

Chất thải công nghiệp và nông nghiệp, khí nhà kính…gây ảnh hưởng đến khí hậu

Chủ tịch Trung tâm biến đổi khí hậu thuộc Viện khoa học Ấn Độ chia sẻ “Trong vài trăm năm qua, nhiệt độ nóng lên khoảng 0,8 độ, con người sẽ phải chịu đựng các đợt nắng nóng nhiều hơn, ngay cả khi không xảy ra El Nino. El Nino làm tăng nhiệt độ không khí và do đó, gây thêm rắc rối cho sự nóng lên toàn cầu”.

Vì sao con người lại gây ảnh hưởng đến khí hậu?

Sự nóng lên toàn cầu do yếu tố con người khiến 2014 trở thành năm nóng nhất được ghi nhận, xu thế này sẽ tiếp tục năm 2015 do El Nino đến sớm, theo dự đoán của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) Mỹ.

Nồng độ khí cacbon dioxide (CO2) trung bình toàn cầu trong khí quyển vượt mức báo động, ở mức 400 phần triệu (ppm) vào tháng 3/2015. Tốc độ tăng nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển giai đoạn năm 2012-2014 là 2,25 ppm mỗi năm. CO2 là loại khí nhà kính mạnh khiến toàn cầu nóng lên. Nồng độ CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Các đại dương trên thế giới đang hấp thụ C02 khiến độ pH của nước biển thay đổi và có tính axit cao hơn, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nguồn lợi thủy sản trên thế giới.

Theo NOAA, tháng 2/2015 ghi nhận nhiều khu vực đại dương và đất liền có nhiệt độ cao hơn 0,82 độ C so với trung bình tháng trong vòng 136 năm. Nhiệt độ trung bình tháng 2 toàn cầu trong thế kỷ 20 là 12,1 độ C.

Theo số liệu nghiên cứu Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp Ấn Độ của giáo sư Prasada Rao, đại học Kerala, nam Ấn Độ cho thấy tháng 2/1998 cũng ghi nhận mức nhiệt cao hơn trung bình 0,86 độ C. Đây là năm xảy ra hiện tượng El Nino, gây ra trận đại hồng thủy gây ảnh hưởng tới 110 triệu người và thiệt hại gần 100 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.

Hải Yến – Benh.vn

Bài viết Truy tìm những nguyên nhân gây nắng nóng bất thường tại châu Á đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Benh.vn.

]]>
https://benh.vn/truy-tim-nhung-nguyen-nhan-gay-nang-nong-bat-thuong-tai-chau-a-7117/feed/ 0